Nhụ Mộ
Chương 49
Edit: Dú
—————————————–
Buổi chiều ngày 30, Lý Gia Đồ theo ba mẹ về nhà ông bà nội ở khu nội thành cũ, ăn bữa cơm tất niên với chú dì và các em họ.
Lý Quân Trác vẫn là người phụ trách nấu cơm như trước. Lúc ông bận bịu ở trong bếp, chú hai vẫn chưa đưa vợ con mình về nhà. Ông và chú út một người ở phòng bếp nấu ăn, một người ở phòng cách róc cá thành miếng.
Phái nữ trong nhà thì vo bánh trôi. Lý Gia Đồ ngồi bên cạnh bà nội, ngắm nhìn đôi tay đã già nua khô gầy, đầy nếp nhăn đang vo cái bánh trôi to bằng nửa nắm tay của bà, bột nếp vương vãi trên tay bà, trông như một nơi đất đai khô cằn đượm tuyết trắng.
Cô em họ vẫn còn học tiểu học, dù nghỉ đông vẫn bị đống bài tập học thêm ngập đầu. Bà nội chỉ có bằng cấp tiểu học cũng chẳng hiểu vì sao cháu gái mình lại làm nhiều bài tập tới vậy, thương xót nhìn cô bé ngồi trên ghế, làm bài tập tiếng Anh trên sô pha, cảm thán, “Hồi Đồ Đồ còn nhỏ có nhiều bài tập như thế đâu."
“Sao giống Đồ Đồ được ạ? Nếu Tinh Tinh có thể thông minh được một nửa Đồ Đồ, con cũng sẽ mặc con bé vui chơi không quản rồi." Dì út vừa nói đùa với bà nội vừa ấp một cái bánh trôi xinh xắn trong tay, bỏ vào đĩa, “Một lớp nhiều học sinh như thế, sao giáo viên có thể quản lý hết được. Nếu không học thêm bên ngoài thì không theo nổi bài giảng trên lớp mất. Tinh Tinh à, có cái gì không biết thì cứ hỏi anh Đồ nhé."
Cô em họ nhìn anh mình một cái, lại vùi đầu vào tiếp tục làm bài tập tiếng Anh. Mẹ cô bé dùng tay kéo cổ áo cô bé lên, nhấc người vào số pha rồi quở trách, “Đừng cúi sát đầu như vậy, sẽ bị cận thị đó. Đến phòng ông nội mà làm bài."
Cô bé không cam lòng lắm, “Con không đi đâu."
Bình thường cả nhà Lý Gia Đồ không về nhà ông nội nên hiểu biết về những chuyện xảy ra ở bên này không nhiều lắm. Mẹ cậu vừa vo bánh trôi vừa hỏi, “Bây giờ Duệ Duệ sao rồi? Thành tích ở trường có được không?"
“Aiz, hình như không ổn lắm. Lần trước em có nói chuyện với mẹ thằng bé, nghe nói môn Toán không đạt chỉ tiêu, 120 điểm Toán mà chỉ thi có sáu mươi mấy điểm, khiến mẹ nó tức không chịu nổi. Thằng bé rất thích chơi máy tính, mỗi tối vừa về nhà cái là chơi game, chẳng tự giác học chút nào." Dì út vừa định thở dài, bỗng thấy ông nội bước ra từ phòng bếp thì ngậm miệng.
Ông nội vừa nghe thấy hai đứa con dâu đang nhắc tới cháu trai bảo bối của mình, lạnh lùng hừ một tiếng, “Tự giác thế nào? Làm mẹ mà chỉ biết chơi mạt chược, đương nhiên là con cái sẽ học theo rồi. Bình thường nhắc nhở con trai vài câu, nó đều đáp lại ‘Không phải suốt ngày mẹ đều chơi mạt chược sao?’ Hừ, còn dạy con thế nào nữa!"
Dì út ngại ngùng cười, cúi đầu trao đổi một ánh nhìn đầy xấu hổ với mẹ cậu.
Cậu em họ của Lý Gia Đồ mới lên lớp 8, là một đứa trẻ sinh non. Hồi cậu ta vừa được sinh ra, vì ngay từ đầu dì hai đã từ chối việc nuôi bằng sữa mẹ, cho nên sau đó khi muốn mớm sữa thì không còn sữa mẹ, phải uống bằng sữa bò để lớn. Ông nội rất thương yêu đứa cháu trai này, khi ấy luôn thức dậy rất sớm đến cửa hàng bán sữa mua lô sữa đầu tiên, còn dắt cả cậu đi cùng.
Cách nhà ông nội hai con đường là một trường tiểu học cực kì nổi tiếng trong nội thành. Nghe nói là vì liên quan đến hộ khẩu thuộc địa phương nên Lý Gia Duệ không được đến trường tiểu học này, cho nên ông nội vẫn giận dì hai vì không để cháu trai nhập hộ khẩu của mình rất lâu về sau.
Ông nội e ngại dì hai không có văn hóa này không phải ngày một ngày hai, khi ấy chẳng mang chút hòa nhã nào với con dâu. Dì hai từng lén nói với mẹ của Lý Gia Đồ, rằng nếu không phải dì sinh được một thằng con trai thì bây giờ đã sớm bị đá ra khỏi cửa.
Sau đó, một người già sáu mươi tuổi là ông nội mang danh nghĩa mời rượu biếu thuốc mà nhét một phong bì rất dày vào, ngồi trong phòng làm việc của hiệu trưởng trường tiểu học kia những hai buổi chiều, ngay cả nước cũng chưa uống mới có thể cho cháu mình học ở trường đó.
Tuy ông nội rất thương Lý Gia Đồ nhưng với cậu em họ này thì rất mực cưng chiều. Hồi cậu nhóc còn học tiểu học, ngày nào ông cũng đưa đón, trên đường tan học về, cậu nhóc thích cái gì ngon, thích cái gì chơi hay đều không nói hai liền đã mua cho. Khi chú hai và dì hai phát hiện ra thì đã không kịp uốn nắn nữa rồi. Cậu em trai họ này lúc còn nhỏ, đi học mà không được thỏa mãn yêu cầu gì sẽ khóc lóc, thỉnh thoảng sẽ yên lặng rơi nước mắt, hoặc có khi sẽ náo loạn để mọi người đều biết.
Cậu em họ này là nam sinh thích khóc nhất mà Lý Gia Đồ từng gặp, khiến sau này khi cậu nhìn thấy con trai khóc cũng chẳng thấy kì lạ gì. Một người em họ như vậy, học tại một trường tiểu học không tệ nhưng lại chẳng thi lên cấp ba cho tốt, đậu vào một trường cấp hai bình thường ở nội thành.
Đến lúc này, giữa ông nội và con dâu thứ vẫn không thể hòa giải với nhau. Đáy lòng dì hai vẫn luôn oán giận ông nội và bà nội quá cưng chiều con mình, mà ông nội thì lén trách móc tất cả đều do cử chỉ và lời nói của vợ chồng con thứ không làm gương được cho con, còn đổ lỗi đến việc trước đây Lý Gia Duệ không được uống sữa mẹ nữa.
“Con nhìn Đồ Đồ xem bây giờ nó thế nào? Ba mẹ dạy rất tốt, chẳng giống như vậy chút nào." Ông nội nhắc đến cháu trai, vẫn tức giận và bất bình thay, “Ba mẹ mà chỉ biết uống rượu, đánh bài thì sao con cái có thể học tập tốt được? Nên mới nói đấy, đúng là kẻ không có văn hóa nó thế!"
Dì hai chỉ có bằng cấp hai, trước đây còn xuất thân từ một tiệm làm đẹp nên ông nội vẫn luôn xem thường dì. Lúc nói sau lưng dì hai, ông luôn gọi dì là người không có văn hóa, mà hình như cho tới tận bây giờ ông cũng chưa từng nghĩ đến cảm nhận của bà nội.
Lý Gia Đồ ngồi bên cạnh cô em họ Tinh Tinh, dạy cô bé làm bài tiếng Anh thì thấy dì út hết sức vui mừng. Lúc ông nội phàn nàn, thương xót cháu trai mình rồi rời đi, dì cười tủm tỉm dạy con gái mình, “Tinh Tinh này, cố gắng học hành nhé. Có cái gì không biết cứ hỏi anh con. Anh ở trường học rất giỏi đó, luôn đạt hạng nhất. Con phải học tập ở anh đấy, biết chưa?"
“Vâng!" Tinh Tinh dùng sức gật đầu, ngẩng mặt dùng giọng nói non nớt hỏi Lý Gia Đồ, “Anh ơi, từ này ghép như thế nào ạ?"
Lý Gia Đồ nghiêng đầu nhìn đề bài quá dễ trong sách bài tập của cô bé, kiên nhẫn giảng giải, không phản bác lại lời của dì út. Nên nói ra nhỉ? Khi nào thì cậu mới có thể nói cho những bậc trưởng bối chưa biết chuyện này, rằng thật ra thành tích của mình đã không còn đứng số một số hai như ngày trước nữa rồi?
Nhưng cậu chưa từng chủ động nói cho người lớn biết tình hình học tập của mình. Sự hiểu biết của họ đối với cậu đều là được mẹ cậu tiết lộ vào ngày lễ Tết khi mọi người quây quần tám chuyện với nhau.
Từ trước đến nay, trong miệng của ba mẹ, Lý Gia Đồ luôn đứng thứ nhất, rất tự giác, chưa bao giờ cần ba mẹ dạy dỗ. Thậm chí ba mẹ còn cảm thấy đắc chí vì cậu không phải bỏ ra quá nhiều sức lực mà vẫn đạt được thành tích tốt, kiêu ngạo nói với chú dì, “Lý Gia Đồ đi thi chưa từng căng thẳng, nó bảo cứ như làm bài tập mà thôi."
Quả thật Lý Gia Đồ đã từng nói ra lời như vậy, nhưng khi ấy cậu còn quá nhỏ, không biết khiêm tốn, nói rất nhiều lời trong lòng.
Tuy bây giờ hình như ba mẹ rất ít nhắc đến cậu với các chú dì, nhưng cậu vẫn là tấm gương của các em. Ngay cả đồng nghiệp trong đơn vị của ba khi gặp ông, nhắc đến con mình cũng đều nói, “Có thể giỏi bằng một nửa Lý Gia Đồ là tốt rồi."
Người mẹ luôn nghĩ đến thanh danh của con mình như mẹ cậu, chỉ sẵn lòng nói lên những chuyện đáng kiêu hãnh ra bên ngoài, còn những việc khiến cậu lúng túng thì không đề cập tới một chữ. Lý Gia Đồ chỉ có thể không ngừng lắng nghe những trưởng bối chưa biết chuyện, vẫn xem cậu là cậu của trước kia.
Dì hai luôn bị ông nội nói đến mức không chịu nổi đã về tới nhà ba mẹ chồng trước chồng và con. Đối với con trai mình, hình như dì chưa từng hết lời để nói.
Dì hai nhanh chóng gia nhập nhóm làm bánh trôi, nhắc đến con trai mình thì tức giận bất bình lắm, cực kì đau xót, “Em cũng đã cố tình chiếm máy tính, không cho nó lên mạng. Còn nó thì sao? Trốn trong phòng lấy điện thoại lên mạng! Kiếm nhiều tiền như thế để nó đi học thêm vậy mà chẳng khởi sắc chút nào! Một học kỳ rồi mà thi bốn môn đều trật lất! Môn tốt nhất là tiếng Anh cũng chỉ đạt 95 điểm!"
“Vậy chẳng phải là giáo viên dạy thêm tiếng Anh không tệ sao?" Mẹ Lý Gia Đồ nói, “Mới học được nửa học kỳ mà thành tích đã lên rồi."
Nhắc đến chuyện này, dì hai càng tức giận hơn, “Chị không biết cô giáo đó thôi, cực kì vô trách nhiệm. Em đưa tiền học hai tháng, cô ta chỉ dạy có mấy buổi mà chẳng giảng bài gì cả, chỉ biết đưa bài tập cho học sinh làm. Em đây gọi cho cô ta, nói đề bài tập thì con trẻ mang về nhà cũng có thể làm, cô ta làm như vậy không phải là cố ý lãng phí thời gian dạy à! Ai biết lại bị Duệ Duệ nghe được, nó khóc lóc với em, nói tại sao em lại có thể nói cô của nó như thế! Ôi, em đã tiêu tiền để nó đi học thêm là để cho nó có cái mà nghe giảng. Một cái bàn, một cái ghế, ngồi ở đó làm bài tập thì em còn phải tìm giáo viên làm gì?"
Dì út mở to mắt, “Duệ Duệ lại khóc nữa à?"
“Thật sự là chị chưa từng thấy đứa nào như vậy, khóc cái gì chứ!" Người làm mẹ nhắc đến con mình, nắm chặt cái bánh trôi trong tay, xem ra không thể đặt bánh vào đĩa được nữa.
Dù trước giờ cơm đã mang không khí như vậy nhưng đến khi những người được nhắc tới đều trở về, mọi người vẫn quây quần bên nhau, hoàn thuận ăn bữa cơm tất niên.
Lý Gia Duệ ăn xong thì trốn vào phòng ông nội ngủ. Lúc tiệc mừng tết Âm lịch sắp bắt đầu, Lý Gia Đồ bị mẹ ra lệnh kêu em họ ra ăn hoa quả. Cậu em họ nằm sấp trên giường lười biếng ngồi dậy, trên mặt hằn vết ngủ.
Cô em họ Tinh Tinh còn đang làm đống bài tập vĩnh viễn không thể hoàn thành nổi. Vì để tránh cảnh người lớn tám chuyện với nhau, Lý Gia Đồ ngồi cùng cô bé trong thư phòng. Không bao lâu sau, cậu nghe thấy dì hai khuyên bảo con trai mình, “Con học anh họ mình nhiều hơn đi, đừng vừa rời máy cái đã mệt rã rời như thế. Nhìn Tinh Tinh xem, đến học sinh tiểu học còn biết chăm chỉ, thế mà con thì sao?"
Lý Gia Đồ không nghe thấy cậu ta trả lời như thế nào.
Cậu lấy chiếc điện thoại còn 80% pin ra, bên trong đã có nhiều tin nhắn chưua đọc, đều là những tin nhắn chúc mừng năm mới đến từ nhóm bạn học và bạn bè trên mạng. Ban đầu cậu còn đọc một hai cái, nhưng không bất ngờ lắm vì hầu hết nội dung các tin nhắn đều cóp nhặt như nhau. Những người bình thường có quan hệ khá tốt với cậu thì không gửi loại tin nhắn ảo này.
Tô Đồng không gọi điện lại cho cậu.
Vào dịp lễ Tết, hình như mọi người đều bận bịu, hoặc là bận du sơn ngoạn thủy trong cuộc sống đời thực, hoặc là bận bay lên trời chui xuống đất trong thế giới Internet, ngay cả tin nhắn nói chuyện trong nhóm cũng ít đi rất nhiều. Rời trường rồi, nội dung bàn luận về giáo viên cũng tuyệt tích, cô chủ nhiệm gửi tin chúc đám học trò năm tới thuận lợi trong nhóm lớp, bên dưới có vài học sinh thường online đáp lại, sau đó thì yên ắng hẳn.
Vòng bạn bè của Tô Đồng không cập nhật gì, dòng thời gian hay trạng thái bạn bè cũng không có cái mới. Lý Gia Đồ suy nghĩ vài lần, muốn gửi tin nhắn hỏi anh trước đó tìm cậu là vì chuyện gì, nhưng cuối cùng vẫn từ bỏ. Dù rằng số lần cậu nhớ tới Tô Đồng còn nhiều gấp mấy lần số lần buông xuôi kia.
—————————————–
Buổi chiều ngày 30, Lý Gia Đồ theo ba mẹ về nhà ông bà nội ở khu nội thành cũ, ăn bữa cơm tất niên với chú dì và các em họ.
Lý Quân Trác vẫn là người phụ trách nấu cơm như trước. Lúc ông bận bịu ở trong bếp, chú hai vẫn chưa đưa vợ con mình về nhà. Ông và chú út một người ở phòng bếp nấu ăn, một người ở phòng cách róc cá thành miếng.
Phái nữ trong nhà thì vo bánh trôi. Lý Gia Đồ ngồi bên cạnh bà nội, ngắm nhìn đôi tay đã già nua khô gầy, đầy nếp nhăn đang vo cái bánh trôi to bằng nửa nắm tay của bà, bột nếp vương vãi trên tay bà, trông như một nơi đất đai khô cằn đượm tuyết trắng.
Cô em họ vẫn còn học tiểu học, dù nghỉ đông vẫn bị đống bài tập học thêm ngập đầu. Bà nội chỉ có bằng cấp tiểu học cũng chẳng hiểu vì sao cháu gái mình lại làm nhiều bài tập tới vậy, thương xót nhìn cô bé ngồi trên ghế, làm bài tập tiếng Anh trên sô pha, cảm thán, “Hồi Đồ Đồ còn nhỏ có nhiều bài tập như thế đâu."
“Sao giống Đồ Đồ được ạ? Nếu Tinh Tinh có thể thông minh được một nửa Đồ Đồ, con cũng sẽ mặc con bé vui chơi không quản rồi." Dì út vừa nói đùa với bà nội vừa ấp một cái bánh trôi xinh xắn trong tay, bỏ vào đĩa, “Một lớp nhiều học sinh như thế, sao giáo viên có thể quản lý hết được. Nếu không học thêm bên ngoài thì không theo nổi bài giảng trên lớp mất. Tinh Tinh à, có cái gì không biết thì cứ hỏi anh Đồ nhé."
Cô em họ nhìn anh mình một cái, lại vùi đầu vào tiếp tục làm bài tập tiếng Anh. Mẹ cô bé dùng tay kéo cổ áo cô bé lên, nhấc người vào số pha rồi quở trách, “Đừng cúi sát đầu như vậy, sẽ bị cận thị đó. Đến phòng ông nội mà làm bài."
Cô bé không cam lòng lắm, “Con không đi đâu."
Bình thường cả nhà Lý Gia Đồ không về nhà ông nội nên hiểu biết về những chuyện xảy ra ở bên này không nhiều lắm. Mẹ cậu vừa vo bánh trôi vừa hỏi, “Bây giờ Duệ Duệ sao rồi? Thành tích ở trường có được không?"
“Aiz, hình như không ổn lắm. Lần trước em có nói chuyện với mẹ thằng bé, nghe nói môn Toán không đạt chỉ tiêu, 120 điểm Toán mà chỉ thi có sáu mươi mấy điểm, khiến mẹ nó tức không chịu nổi. Thằng bé rất thích chơi máy tính, mỗi tối vừa về nhà cái là chơi game, chẳng tự giác học chút nào." Dì út vừa định thở dài, bỗng thấy ông nội bước ra từ phòng bếp thì ngậm miệng.
Ông nội vừa nghe thấy hai đứa con dâu đang nhắc tới cháu trai bảo bối của mình, lạnh lùng hừ một tiếng, “Tự giác thế nào? Làm mẹ mà chỉ biết chơi mạt chược, đương nhiên là con cái sẽ học theo rồi. Bình thường nhắc nhở con trai vài câu, nó đều đáp lại ‘Không phải suốt ngày mẹ đều chơi mạt chược sao?’ Hừ, còn dạy con thế nào nữa!"
Dì út ngại ngùng cười, cúi đầu trao đổi một ánh nhìn đầy xấu hổ với mẹ cậu.
Cậu em họ của Lý Gia Đồ mới lên lớp 8, là một đứa trẻ sinh non. Hồi cậu ta vừa được sinh ra, vì ngay từ đầu dì hai đã từ chối việc nuôi bằng sữa mẹ, cho nên sau đó khi muốn mớm sữa thì không còn sữa mẹ, phải uống bằng sữa bò để lớn. Ông nội rất thương yêu đứa cháu trai này, khi ấy luôn thức dậy rất sớm đến cửa hàng bán sữa mua lô sữa đầu tiên, còn dắt cả cậu đi cùng.
Cách nhà ông nội hai con đường là một trường tiểu học cực kì nổi tiếng trong nội thành. Nghe nói là vì liên quan đến hộ khẩu thuộc địa phương nên Lý Gia Duệ không được đến trường tiểu học này, cho nên ông nội vẫn giận dì hai vì không để cháu trai nhập hộ khẩu của mình rất lâu về sau.
Ông nội e ngại dì hai không có văn hóa này không phải ngày một ngày hai, khi ấy chẳng mang chút hòa nhã nào với con dâu. Dì hai từng lén nói với mẹ của Lý Gia Đồ, rằng nếu không phải dì sinh được một thằng con trai thì bây giờ đã sớm bị đá ra khỏi cửa.
Sau đó, một người già sáu mươi tuổi là ông nội mang danh nghĩa mời rượu biếu thuốc mà nhét một phong bì rất dày vào, ngồi trong phòng làm việc của hiệu trưởng trường tiểu học kia những hai buổi chiều, ngay cả nước cũng chưa uống mới có thể cho cháu mình học ở trường đó.
Tuy ông nội rất thương Lý Gia Đồ nhưng với cậu em họ này thì rất mực cưng chiều. Hồi cậu nhóc còn học tiểu học, ngày nào ông cũng đưa đón, trên đường tan học về, cậu nhóc thích cái gì ngon, thích cái gì chơi hay đều không nói hai liền đã mua cho. Khi chú hai và dì hai phát hiện ra thì đã không kịp uốn nắn nữa rồi. Cậu em trai họ này lúc còn nhỏ, đi học mà không được thỏa mãn yêu cầu gì sẽ khóc lóc, thỉnh thoảng sẽ yên lặng rơi nước mắt, hoặc có khi sẽ náo loạn để mọi người đều biết.
Cậu em họ này là nam sinh thích khóc nhất mà Lý Gia Đồ từng gặp, khiến sau này khi cậu nhìn thấy con trai khóc cũng chẳng thấy kì lạ gì. Một người em họ như vậy, học tại một trường tiểu học không tệ nhưng lại chẳng thi lên cấp ba cho tốt, đậu vào một trường cấp hai bình thường ở nội thành.
Đến lúc này, giữa ông nội và con dâu thứ vẫn không thể hòa giải với nhau. Đáy lòng dì hai vẫn luôn oán giận ông nội và bà nội quá cưng chiều con mình, mà ông nội thì lén trách móc tất cả đều do cử chỉ và lời nói của vợ chồng con thứ không làm gương được cho con, còn đổ lỗi đến việc trước đây Lý Gia Duệ không được uống sữa mẹ nữa.
“Con nhìn Đồ Đồ xem bây giờ nó thế nào? Ba mẹ dạy rất tốt, chẳng giống như vậy chút nào." Ông nội nhắc đến cháu trai, vẫn tức giận và bất bình thay, “Ba mẹ mà chỉ biết uống rượu, đánh bài thì sao con cái có thể học tập tốt được? Nên mới nói đấy, đúng là kẻ không có văn hóa nó thế!"
Dì hai chỉ có bằng cấp hai, trước đây còn xuất thân từ một tiệm làm đẹp nên ông nội vẫn luôn xem thường dì. Lúc nói sau lưng dì hai, ông luôn gọi dì là người không có văn hóa, mà hình như cho tới tận bây giờ ông cũng chưa từng nghĩ đến cảm nhận của bà nội.
Lý Gia Đồ ngồi bên cạnh cô em họ Tinh Tinh, dạy cô bé làm bài tiếng Anh thì thấy dì út hết sức vui mừng. Lúc ông nội phàn nàn, thương xót cháu trai mình rồi rời đi, dì cười tủm tỉm dạy con gái mình, “Tinh Tinh này, cố gắng học hành nhé. Có cái gì không biết cứ hỏi anh con. Anh ở trường học rất giỏi đó, luôn đạt hạng nhất. Con phải học tập ở anh đấy, biết chưa?"
“Vâng!" Tinh Tinh dùng sức gật đầu, ngẩng mặt dùng giọng nói non nớt hỏi Lý Gia Đồ, “Anh ơi, từ này ghép như thế nào ạ?"
Lý Gia Đồ nghiêng đầu nhìn đề bài quá dễ trong sách bài tập của cô bé, kiên nhẫn giảng giải, không phản bác lại lời của dì út. Nên nói ra nhỉ? Khi nào thì cậu mới có thể nói cho những bậc trưởng bối chưa biết chuyện này, rằng thật ra thành tích của mình đã không còn đứng số một số hai như ngày trước nữa rồi?
Nhưng cậu chưa từng chủ động nói cho người lớn biết tình hình học tập của mình. Sự hiểu biết của họ đối với cậu đều là được mẹ cậu tiết lộ vào ngày lễ Tết khi mọi người quây quần tám chuyện với nhau.
Từ trước đến nay, trong miệng của ba mẹ, Lý Gia Đồ luôn đứng thứ nhất, rất tự giác, chưa bao giờ cần ba mẹ dạy dỗ. Thậm chí ba mẹ còn cảm thấy đắc chí vì cậu không phải bỏ ra quá nhiều sức lực mà vẫn đạt được thành tích tốt, kiêu ngạo nói với chú dì, “Lý Gia Đồ đi thi chưa từng căng thẳng, nó bảo cứ như làm bài tập mà thôi."
Quả thật Lý Gia Đồ đã từng nói ra lời như vậy, nhưng khi ấy cậu còn quá nhỏ, không biết khiêm tốn, nói rất nhiều lời trong lòng.
Tuy bây giờ hình như ba mẹ rất ít nhắc đến cậu với các chú dì, nhưng cậu vẫn là tấm gương của các em. Ngay cả đồng nghiệp trong đơn vị của ba khi gặp ông, nhắc đến con mình cũng đều nói, “Có thể giỏi bằng một nửa Lý Gia Đồ là tốt rồi."
Người mẹ luôn nghĩ đến thanh danh của con mình như mẹ cậu, chỉ sẵn lòng nói lên những chuyện đáng kiêu hãnh ra bên ngoài, còn những việc khiến cậu lúng túng thì không đề cập tới một chữ. Lý Gia Đồ chỉ có thể không ngừng lắng nghe những trưởng bối chưa biết chuyện, vẫn xem cậu là cậu của trước kia.
Dì hai luôn bị ông nội nói đến mức không chịu nổi đã về tới nhà ba mẹ chồng trước chồng và con. Đối với con trai mình, hình như dì chưa từng hết lời để nói.
Dì hai nhanh chóng gia nhập nhóm làm bánh trôi, nhắc đến con trai mình thì tức giận bất bình lắm, cực kì đau xót, “Em cũng đã cố tình chiếm máy tính, không cho nó lên mạng. Còn nó thì sao? Trốn trong phòng lấy điện thoại lên mạng! Kiếm nhiều tiền như thế để nó đi học thêm vậy mà chẳng khởi sắc chút nào! Một học kỳ rồi mà thi bốn môn đều trật lất! Môn tốt nhất là tiếng Anh cũng chỉ đạt 95 điểm!"
“Vậy chẳng phải là giáo viên dạy thêm tiếng Anh không tệ sao?" Mẹ Lý Gia Đồ nói, “Mới học được nửa học kỳ mà thành tích đã lên rồi."
Nhắc đến chuyện này, dì hai càng tức giận hơn, “Chị không biết cô giáo đó thôi, cực kì vô trách nhiệm. Em đưa tiền học hai tháng, cô ta chỉ dạy có mấy buổi mà chẳng giảng bài gì cả, chỉ biết đưa bài tập cho học sinh làm. Em đây gọi cho cô ta, nói đề bài tập thì con trẻ mang về nhà cũng có thể làm, cô ta làm như vậy không phải là cố ý lãng phí thời gian dạy à! Ai biết lại bị Duệ Duệ nghe được, nó khóc lóc với em, nói tại sao em lại có thể nói cô của nó như thế! Ôi, em đã tiêu tiền để nó đi học thêm là để cho nó có cái mà nghe giảng. Một cái bàn, một cái ghế, ngồi ở đó làm bài tập thì em còn phải tìm giáo viên làm gì?"
Dì út mở to mắt, “Duệ Duệ lại khóc nữa à?"
“Thật sự là chị chưa từng thấy đứa nào như vậy, khóc cái gì chứ!" Người làm mẹ nhắc đến con mình, nắm chặt cái bánh trôi trong tay, xem ra không thể đặt bánh vào đĩa được nữa.
Dù trước giờ cơm đã mang không khí như vậy nhưng đến khi những người được nhắc tới đều trở về, mọi người vẫn quây quần bên nhau, hoàn thuận ăn bữa cơm tất niên.
Lý Gia Duệ ăn xong thì trốn vào phòng ông nội ngủ. Lúc tiệc mừng tết Âm lịch sắp bắt đầu, Lý Gia Đồ bị mẹ ra lệnh kêu em họ ra ăn hoa quả. Cậu em họ nằm sấp trên giường lười biếng ngồi dậy, trên mặt hằn vết ngủ.
Cô em họ Tinh Tinh còn đang làm đống bài tập vĩnh viễn không thể hoàn thành nổi. Vì để tránh cảnh người lớn tám chuyện với nhau, Lý Gia Đồ ngồi cùng cô bé trong thư phòng. Không bao lâu sau, cậu nghe thấy dì hai khuyên bảo con trai mình, “Con học anh họ mình nhiều hơn đi, đừng vừa rời máy cái đã mệt rã rời như thế. Nhìn Tinh Tinh xem, đến học sinh tiểu học còn biết chăm chỉ, thế mà con thì sao?"
Lý Gia Đồ không nghe thấy cậu ta trả lời như thế nào.
Cậu lấy chiếc điện thoại còn 80% pin ra, bên trong đã có nhiều tin nhắn chưua đọc, đều là những tin nhắn chúc mừng năm mới đến từ nhóm bạn học và bạn bè trên mạng. Ban đầu cậu còn đọc một hai cái, nhưng không bất ngờ lắm vì hầu hết nội dung các tin nhắn đều cóp nhặt như nhau. Những người bình thường có quan hệ khá tốt với cậu thì không gửi loại tin nhắn ảo này.
Tô Đồng không gọi điện lại cho cậu.
Vào dịp lễ Tết, hình như mọi người đều bận bịu, hoặc là bận du sơn ngoạn thủy trong cuộc sống đời thực, hoặc là bận bay lên trời chui xuống đất trong thế giới Internet, ngay cả tin nhắn nói chuyện trong nhóm cũng ít đi rất nhiều. Rời trường rồi, nội dung bàn luận về giáo viên cũng tuyệt tích, cô chủ nhiệm gửi tin chúc đám học trò năm tới thuận lợi trong nhóm lớp, bên dưới có vài học sinh thường online đáp lại, sau đó thì yên ắng hẳn.
Vòng bạn bè của Tô Đồng không cập nhật gì, dòng thời gian hay trạng thái bạn bè cũng không có cái mới. Lý Gia Đồ suy nghĩ vài lần, muốn gửi tin nhắn hỏi anh trước đó tìm cậu là vì chuyện gì, nhưng cuối cùng vẫn từ bỏ. Dù rằng số lần cậu nhớ tới Tô Đồng còn nhiều gấp mấy lần số lần buông xuôi kia.
Tác giả :
Miêu đại phu