Như Hoa Như Sương Lại Như Gió
Quyển 1 - Chương 23: Trong trại huấn luyện (3)

Như Hoa Như Sương Lại Như Gió

Quyển 1 - Chương 23: Trong trại huấn luyện (3)

Type-er: Thống

Chiều tối ngày thứ ba, có bài thi dịch mã điện báo.

Bắt đầu từ trưa Tư Kỳ đã ở lại giảng đường, đương nhiên không phải do nàng tự nguyện. Tuy trước khi rời khỏi lớp học, huấn luyện viên Quảng không hề ra lệnh hay nhấn mạnh tính chấtép buộc, ngược lại còn nói với giọng nhẹ nhàng, hi vọng các học viên cố gắng ở lại lớp ôn bài cho đến khi cuộc thi bắt đầu, nhưng chính thái độ khác một trời một vực ấy lại khiến Tư Kỳ không thể không đặc biệt lưu ý.

Vì huấn luyện viên Quảng không cho phép ghi chép trên lớp nên họ buộc phải tự ghi nhớ trong đầu các kiến thức mình vừa học. Đồng thời, nàng cũng tự áng chừng cho điểm xem mình học được mấy phần. Ban đầu, các học viên đều ở lại lớp giống Tư Kỳ nhưng sau đó người đau bụng, kẻ đi vệ sinh, rồi đủ các lý do khác nên cuối cùng lần lượt rút hết khỏi giảng đường. Dần dần chỉ còn vài người thật thà bám trụ trên lớp học. Tăng Cữu Nhã là một trong số đó. Cô ta là người thiếu tự tin nhất, biểu hiện thấp thỏm bất an, việc cô ta liên tục tìm sự an ủi từ cô gái tết tóc hai bím ngồi sau và những tiếng ông ào do cô ta gây ra khiến những học viên khác cảm thấy vô cùng khó chịu. Tư Kỳ bịt chặt hai tai, tỏ rõ thái độ bực mình. Tăng Cữu Nhã nhận ra phản ứng của mọi người nên cố hạ giọng thật nhỏ, thì thào: “Ừ… nhưng tớ vẫn chưa chắc chắn."

“Không sao đâu. Chỉ là bài trắc nghiệm nhỏ thôi mà. Có gì đâu phải sợ? Hơn nữa, tổ mình luôn mạnh hơn tổ A, bài thi này họ có đau đầu thì đau chứ sao đến lượt chúng ta." Cô gái tết tóc nói chắc như đinh đóng cột, lấy mục tiêu đánh bại tổ A là mục đích phấn đấu. Nhưng tinh thần của Tăng Cữu Nhã vẫn ủ rũ như trước, cô gái đang định mở miệng nói tiếp thì học viên từng được huấn luyện viên Quảng khen ngợi lần trước bỗng nhiên đáp trả: “Đừng đứng đó nói không! Có bản lĩnh thì ba tháng sau sang tổ A tham quan, lúc đấy cậu sẽ biết bọn tớ có xứng hay không. Vì bài thi nhỏ mà lo lắng đến độ kia, chẳng trách huấn luyện viên phải phân biệt tổ A và tổ B."

“Cậu…" Cô gái tết tóc tức đến suýt thì đập bàn đứng dậy, nhưng nghĩ đối phương chẳng qua chỉ là bình hoa di động nên cô ta liền chế giễu: “Được rồi, đợi có kết quả thi, để xem rốt cuộc ai mới là mèo mù vớ cá rán." Nói xong, cô ta liếc mắt nhìn đối phương với vẻ khinh bỉ.

Nữ học viên có số hiệu 10 cũng lạnh lùng hừ mũi, không đèm đếm xỉa đến hai người họ nữa. Thấy vậy, Tăng Cữu Nhã lén giơ ngón cái lên khen bạn, mỉm cười rồi quay người đi. Cuộc tranh cãi của họ sẽ nhanh chóng co kết quả thôi.

Nửa tiếng sau, bài kiểm tra bắt đầu. Có điều, lần này khác với lần trước, huấn luyện viên gọi tên bốn học viên của mỗi tổ sang nơi khác dự thi, những người còn lại vẫn tiếp tục ngồi chờ ở giảng đường. Tư Kỳ không may phải thi trước cùng số 2 của tổ A, số 35 và số 40 của tổ C.

Địa điểm thi nằm đối diện giảng đường lợp ngói đỏ, đó là một căn phòng nhỏ. Giống với giảng đường, căn phòng này cũng không có cửa sổ, chỉ có vài chỗ không lợp ngói để đón ánh sáng tự nhiên trên mái nhà. Trong phòng có bốn chiếc bàn gỗ, trên mỗi bàn đều có một máy điện báo và máy đánh chữ bằng tiếng Anh. Theo mệnh lẹnh của huấn luyện viên Quảng, bốn học viên lần lượt ngồi vào bàn của mình. Tư Kỳ ngồi ở vị trí chính giữa, vừa đúng chổ ngồi có chùm ánh sáng màu vàng cam rọi vào máy đánh chữ. Ngồi giữa vô số những hạt bụi nhỏ li ti quần thảo không gian xung quanh, nàng bất giácngỡ mình đang trở về ngôi nhà xưa, lấy chổi lông gà đập tấm chăn mỏng dưới ánh nắng vàng như mật, từ tấm chăn bay ra những hạt bụi giống hệt cảnh tượng trước mắt. Đọt nhiên, nàng có cảm giác có người dùng vật khá nặng đập vào sống lưng mình. Ngoảnh lại thì thấy một tên lính đang cầm bang súng với vẻ rất huênh hoang, những cô gái khác cũng bị báng súng đập vào người đến hoảng sợ, họ run rẩy đứng nghiêm trước bàn.

“Các cô chỉ có ba phút." Huấn luyện viên Quảng ra lệnh.

Tư Kỳ không hiểu rốt cuộc âm mưu to lớn nào đang đươc che giấu sau lưng anh ta. Khi đeo tai nghe lên, điều duy nhất nàng có thể khẳng định là: “Mình tuyệt đối không được thua!" Nắm chặt ống nghe, nàng phân biệt được đó là tín hiệu báo rất có tiết tấu, thỉnh thoảng lại xuất hiện tiếng lẹt xẹt do nhiễu sóng, nhưng điều đó không đủ sức làm nhiễu loạn tín hiệu điện báo tình hình trong não nàng. Một phút rưỡi nhanh chóng trôi qua, nàng chưa kịp xử lý thông tin thì đã phải vội vàng quay sang máy đánh chữ mà mình còn chưa thành thạo. Theo quy định của huấn luyện viên, nàng buộc phải dùng ký tự tiếng Anh để thể hiện mật mã Morse. Cùng lúc thu nhận tín hiệu điện báo, các thí sinh tuyệt đối không được dùng bút chép lại mà chỉ có thể dùng máy đánh chữ gõ các ký tự sau khi đã phân tích xong.

Tư Kỳ vốn rất điềm tĩnh ứng phó với bài thi, nhưng thời gian quá cấp bách khiến nàng cũng bất giác cảm thấy bấn loạn. Vì cuống quá nên có một mã điện báo lẽ ra phải thể hiện bằng chữ P nàng lại gõ thành chữ J. Trong tích tắc, một lưỡi lửa xuyên thấu nàng, cảm giác đau buốt truyền từ đầu ngón tay đến bàn chân. Nàng kinh ngạc giơ tay lên, một nốt màu đỏ tươi như đang nhảy nhót trên đầu ngón tay. Nếu không có chùm ánh sáng đang chiếu thẳng vào máy đánh chữ thì nàng tuyệt đối không thể phát hiện trong máy đánh chữ lại giấu nữa cây kim. Chắc ba học viên còn lại đánh sai chữ nhiều hơn nàng, vì bên tai liên tục vang lên những tiếng rên khe khẽ. Tư Kỳ chưa kịp khai quật những ẩn giấu trong máy đánh chữ thì báng súng phía sau lại lần nữa đập mạnh vào sống lưng nàng. Cú đánh lần này đau đến nỗi nàng suýt không thể đứng thẳng được. Gắng nhịn đau, Tư Kỳ ngồi dậy thật thẳng, bởi những mũi kim đang nhắc nhỡ nàng, nếu lỡ tay sẽ thực sự không còn tương lai.

Ba phút trôi qua, Tư Kỳ trở lại giảng đường. Khi nàng và ba học viên còn lại bước ra khỏi “trường thi" thì cả bốn người không hẹn mà cùng thở phào một tiếng. Lúc này, biểu cảm của ba học viên kia hoàn toàn khác vớivẻ mặt lúc trước khi thi, họ trầm mặt một cách kỳ lạ. Bất luận các học viên kia hỏi han, dò la thế nào về đề thi thì học cũng lắc đầu bảo không biết, rồi giấu bàn tay sưng phù vào trong áo. Không lâu sau, bốn học viên nữa lại trở về giảng đường. Hai người trong số đó buồn bã ra mặt, họ ôm ngón tay khóc thút thít, hai người còn lại cúi đầu xuống, sau cổ lộ ra một vệt tím bầm. Ngay sau đó, bốn người khác bước ra, rồi lại bốn người trở về,… Tư Kỳngẩng đầu chờ đợi xem cuối cùng thì nàng phải nhận sự phán quyết như thế nào. Lần đầu tiên nàng có tâm lý dám đấu tranh. Khi những điều tưởng chừng đã nắm chắc trong tay bỗng chốc vụt bay mất, nàng buộc phải nỗ lực túm lấy những thứ có thể tranh giành trước mắt, dẫu chỉ là công việc đầy mỉa mai, nữ gián điệp.

Không cần đợi lâu, bài kiễm tra đã kết thúc. Huấn luyện viên Quảng dẫn bốn học viên tham gia kiểm tra cuối cùng bước vào giảng đường, nhân tiện đảo mắt một vòng rồi thong thả buông một câu tưởng chừng hoàn toàn không liên quan đến kết quả thi: “Số 19 và số 28 tổ B, số 45 tổ C, các cô có thể về nhà." Câu nói như lời bông đùa, chẳng ai dám tin, riêng Tư Kỳ lại thấy run rẩy vì nó. Thấy ba học viên bị mấy tên lính bắt đứng dậy và đi ra ngoài, dự cảm không lành trổi dậy mãnh liệt trong lòng nàng. “Nếu lần sau, ai trong các cô thi kém hơn bọn họ, tôi cũng sẽ mời người đó về nhà." Lời cảnh cáo cuối cùng trước khi rời khỏi lớp nghe không hề đáng sợ mà còn có vẻ hơi biếng nhác. Không biết có phải muốn cổ vũ tinh thần cho anh ta hay không mà đột nhiên bên ngoài lớp học vang lên ba tiếng súng. Tiếng nổ chói tai chẳng khác gì tiếng sáo gọi hồn lúc tinh mơ, nó vang vọng đến mức tất cả các nữ học viên đang ngồi tại chỗ lập tức cứng đờ toàn thân. Dù biết rõ phòng không có cửa sổ nhưng mọi người đều không thể kiềm chế, hướng mắt ra phía bức tường gần nơi tiếng súng phát ra nhất. Chỉ có Tư Kỳ không nhìn về hướng đó. Nàng nhìn huấn luyện viên Quảng. Anh ta vẫn thong thả bước đi, thậm chí lúc quay lưng, anh ta còn há miệng ngáp. Ba tiếng súng chẳng qua chỉ dài bằng một cái ngáp. Khi buồn ngủ, con người thường nãy sinh tâm lý tự nhiên. Và khi giết người cũng vậy.

Phòng lợp ngói xi măng của tổ B và phòng lợp ngói sứ xanh của tổ A đứng sừng sững đối diện nhau, nếu chỉ lướt qua vẻ bề ngoài để đoán thì lập tức sẽ biết được thân phận giàu nghèo. Trong phòng của tổ B có hai chiếc giường ván gỗ hao hao tấm phản, mười người ngủ chen chúc một giường. Tư Kỳ mang số hiệu 12, theo thứ tự nàng được phân nằm gần cửa. Ở cuối giường có một cánh cửa sổ. Nhà vệ sinh chung nằm ở phía đối diện khu nhà ở của ba tổ. Tuy giờ không còn là mùa hè nhưng mùi hôi thối bốc ra từ nhà xí vẫn thu hút không ít muỗi độc và nhặng xanh trên núi hoang xuống viến thăm, nhân tiện mang theo vô số vị khách không mời mà đến phòng ở của các học viên.

Tư Kỳ cố chịu đựng mùi thối lộng trời tỏa ra từ nhà xí, chỉ không thể chịu đựng nỗi bọn muỗi độc chuyên đi quấy rầy giấc ngủ lúc nữa đêm. Những học viên đen đủi bị phân nằm gầ kề nhà xí chẳng bao giờ được ngủ yên giấc. Mỗi khi đêm xuống, họ thường nằm nói chuyện đến khuya, vì như vậy mới có thể mệt quá mà thiếp đi. Nhưng đêm nay, người nào cũng mang nặng tâm sự. Từ khi bước vào căn phòng, nhìn thấy hai chiếc giường trống trơn, chẳng ai nói với ai câu nào. Mãi hồi lâu mới có người suýt xoa vì mười đầu ngón tay sưng vì nốt đỏ.

“Làm sao bây giờ? Tớ thấy ngón tay sưng lên thì phải." Tăng Cữu Nhã nhỏm người ngồi dậy khiến những người khác cũng bị ảnh hưởng tâm lý, người nào người nấy ngồi bật dậy kêu đau. Cô gái mặt tàn nhang số hiệu 23 nhanh chân chạy đến gần cửa sổ, tỉ mỉ quan sát vết thương dưới ánh trăng, đột nhiên cô ta ngạc nhiên kêu lên: “Sưng thật này. Lúc cầm đũa, tớ đã thấy khó chịu, nhưng nghĩ lát nữa sẽ khỏi. Phen này hay ho rồi, sưng chẳng khác gì quả táo."

“Có gì mà phải làm toáng lên thế? Cố chịu đi! Ai bảo chúng ta không được phân vào tổ A." Một người càu nhàu.

“Đừng nói nữa!" Cô gái tếttóc hai bím xoay người, thực sự không thể chịu nỗi nữa. “Không nhắc đến tổ A thì thôi, nhắc đến lại khiến tớ điên tiết. Tổ mình có tới hai mươi mấy người mà chỉ được ăn rau với cơm trắng, thật tức muốn đập đầu chết cho xong. Còn họ, sao mà sướng thế không biết, mỗi người một phần rau một phần canh. Chúng ta khẳng khác gì ăn mày cả! Chưa kể, phòng của họ…" Vừa nói, cô vừa đập rầm rầm xuống phản, vụn gỗ rơi lả tả xuống đất qua khe hở, mùi ẩm mốc bốc lên: “Thấy chưa? Ngay cả ván giường cũng mối mọt, vỗ một cái còn sợ sập! Căn phòng rách nát thế này, cái giường rách nát thế này mà nhét hai mươi người chúng ta vào, có khác gì nhốt lợn không? Ban đêm trở mình cũng sợ đè gãy tay người nằm bên cạnh. Thế mà giường tổ A toàn là giường mới, phòng ốc cũng mới toanh, trong phòng không bị mưa dột. Ngay cả băng vệ sinh, họ cũng được dùng loại giấy vải màn bọc giấy cỏ, còn chúng ta chỉ được dùng loại giấy có từ đời tám hoánh nào rồi, lại chỉ được phát có mấy cái. Chừng ấy dùng sao đủ? Phải xé một miếng thành mấy mảnh nhỏ mới miễn cưỡng tạm ổn. Tất cả những chuyện này, chúng ta đều có thể nhẫn nhịn, nhưng hôm nay, ngay cả những chuyện nhỏ nhặt như chia thuốc sát trùng, bọn tổ A cũng được xếp trước, họ dùng thừa mới tới lượt tổ B và C. Phân biệt như thế không chết người ta mới lạ! Cùng là học viên với nhau, chúng ta không phải là người sao?" Tóc hai bím lèm bèm một hồi, càng nói càng khiến các học viên khác hậm hực vì những đặc quyền mà tổ A được hưởng. Mỗi người chêm vào một câu, dần dần nỗi bất bình trở thành oán hận đến xương tủy.

“Thôi! Trông lên thì chẳng bằng ai, nhìn xuống lại chẳng ai bằng mình. Cậu nhìn tổ C mà xem, người ta còn dùng tro cỏ kia kìa. Các cậu ngồi đây oán trách, không khéo cũng có người đang hận mình đấy." Tăng Cữu Nhã nói một câu công bằng. Tóc hai bím nghĩ kỹ thấy cũng có lý, bất giác khẽ thở dài, cảm thán: “Đúng là bọn họ còn thảm hơn chúng ta!"

So với họ thì đãi ngộ của tổ C tồi tàn đến nỗi không nở nhìn. Ngay cả một người tự cảm thấy mình là người vô tâm, vô tâm như Ttóc hai bím, nghĩ đến cũng thấy rùng mình. Trong phút chốc, những lời oán trách, bàn luận cũng dần lắng xuống.

Đột nhiên Tăng Cữu Nhã hốt hoảng kêu lên: “Đúng rồi! Đúng rồi! Tớ nhớ trước đây có một người không biết bị cái gì đâm phải, ban đầu chỉ hỏi tấy đỏ nên chẳng chú ý, cuối cùng cả ngón tay đều bị nẫu thành nước. Các cậu bảo, liệu chúng ta có bị thế không?"

“Chắc không đâu…" Đám con gái cùng tái mét mặt, tuy miệng nói không sao nhưng trong lòng lại sợ khiếp vía.

“Có điều, sau bữa tối, tớ thấy số 40 của tổ C tới xin thuốc của tổ A. Số 2 của tổ A có vẻ là người tốt, cô ấy cho số 40 hết số thuốc còn lại." Một người chen vào nói.

“Thật à? Hay chúng ta cũng đi xin thuốc nhỉ?" Tăng Cữu Nhã nói vậy khiến số 23 đang rầu rĩ lập tức phấn chấn hẳn lên. Cô ta nhìn Tóc hai bím ở phía đối diện, cố ý nịnh nọt: “Số 14 này, cậu là lãnh tụ tinh thần của tổ B chúngmình, hay cậu sang tổ A lấy đan dược về tạo phúc cho chị em trong tổ đi. Ngoài cậu ra, tớ chẳng nghĩ ra ai là người có khí phách cả. Cậu không hổ danh là hào kiệt trong giớ nữ đấy."

“Có gì đáng sợ đâu!" Tóc hai bím đáp. Thực ra cô ta không muốn sang tổ A xin thuốc, chuốt khổ vào thân chút nào, nhưng lại bị số 23 chụp cho cái mũ cao ngất lên đầu, muốn thoái thác cũng không xong.

“Đi đi mà!" Các học viên khác cũng nhân cơ hội phụ họa, người cầu xin, kẻ dỗ dành. Tóc hai bím chẳng biết làm thế nào đành “phồng má giả bị sưng", chạy sang “doanh trại" của tổ A xin thuốc. Cô ta vừa đi, cả bọn liền yên tâm nằm xuống, đợi bạn mình chiến thắng khải hoàn.

Kết quả, chẳng thấy bóng dáng của Tóc hai bím đâu mà lại thấy ngay nữ quản lý chuyên phụ trách sinh hoạt hằng ngày của họ đến. Bà ta tầm ngoài tứ tuần, mặt mũi sáng sủa, chỉ có điều trông hơi hà khắc. Nhất là khi nói chuyện, bà ta yêu cầu đối phương phải nhìn mình không chớp mắt, mà ánh mắt của bà ta cũng vô cùng quái đản, khiến đối phương cảm thấy khó chịu như thể mình bị chọt mụn nhọt khắp người.Kẻ nào không vừa ý bà ta đương nhiên không thể sống bình yên được. Bởi vậy, khi quản lý vừa bước vào phòng, hầu như tất cả học viên đều quay sang nhìn bà ta không chớp mắt.

“Ai trong số các cô xúi giục số 14 sang tổ A xin thuốc sát trùng? Hay đó chỉ là ý của mình cô ta? Ai xúi giục tự giác đứng lên!" Quản lý đảo quanh một vòng, không ai nhận tội, tất cả đều cúi gầm mặt. Bà ta nói tiếp: “Lẽ nào là chủ ý của số 14, các cô đều không biết chuyện này?" Cả căn phòng im phăng phắc, không phủ định cũng không khẳng định. Quản lý hẳn là lường trước đáp án lững lờ giữa hai dòng nước của đám học viên, bà ta nói thêm một lần nữa, cuối cùng cũng không định truy xét đến cùng. Nhưng trước khi rời đi, bà ta bỏ lại một câu: “Đây là nơi có kỷ luật, các cô nên nhớ điều đó. Càng không nên bắt chước thói vô kỷ luật của số 14, tự tiện chạy sang tổ A làm loạn. Bây giờ huấn luyện viên Quảng còn đang nghĩ nên trừng phạt cô ta thế nào đấy. Các cô phải thông minh mà lấy đó làm gương!" Nói rồi, bà ta mạnh tay đóng cửa sầm lại. Cánh cửa rung lên bần bật, bụi trên bậu cửa rơi xuống như màng sương mỏng.

Cảnh ngộ của Tóc hai bím khiến mọi người vô thức nhớ tới số phận của ba người bạn đồng hành buộc phải ‘về nhà’.

“Họ… được về nhà thật…hay .. chết rồi…" Không biết ai đó cất tiếng hỏi, hoặc giả cô ta chỉ vô thức lầm bầm một mình. Nhưng câu nói đó lại chẳng khác gì lưỡi dao đâm thẳng vào tim những người còn lại. Thực ra, họ đều đã có đáp án , chỉ có điều chẳng ai dám đối diện. Đôi khi hồ đồ một chút sẽ dễ sống hơn, nhưng giờ đây, chẳng ai có thể vờ như không liên quan đến mình được nữa. Bởi Tóc hai bím vì họ mà phải chịu phạt, sống chết chưa biết như thế nào. Nếu cô ấy cũng ‘về nhà’ thì sau này họ phải làm thế nào? Không chỉ day dứt và ân hận với Tóc hai bím, họ còn lo lắng cho tương lai sau này của bản thân. Liệu sau này còn ai bị tống cổ ‘về nhà’ nữa không, trong đó liệu có bao gồm mình không? Nhìn xà nhà cũng nát trên đầu, nỗi nhớ quê hương lại cồn cào , dù trước đây, quê hương có ngàn vạn điều không tốt thì giờ đây, nó chính là vết sẹo ghi hằn trong đáy tim. Dần dần, những tiếng khóc bắt đầu khe khẽ cất lên, không biết do nhớ nhà hay do nghĩ đến cái chết.

Lúc này, Tư Kỳ mới nhẹ nhàng nhỏm dậy, buộc tóc gọn gàng rồi đi ra ngoài. Tiếng khóc ai oán khiến lòng nàng không chịu nỗi, đó là trạng thái cảm xúc mà nàng ghét nhất. Nàng đã thấm thía cảm giác đau khổ vì tuyệt vọng từ rất lâu rồi, bởi vậy giờ đây, nàng không muốn hâm nóng nó thêm lần nữa.

Nhớ lại hồi ở trong nhà lao, nàng đã tận mắt nhìn thấy một nữ phạm nhân bị bắt sinh con trong ngục. Cũng là phận đàn bà, cũng là người mẹ mà những nữ cai ngục không hề ra tay giúp đỡ phạm nhân kia. Kết quả, do quá mất sức trong quá trình sinh con nên đứa trẻ chỉ ra được nữa người, còn đôi chân bé nhỏ vẫn nằm trong bụng mẹ, nàng phải giúp cô ta kéo đứa bé ra từng chút một. Trong hoàn cảnh không có bất kỳ vật dụng sắt nhọn nào, nàng đành dùng răng cắn dây rốn trên người đứa trẻ. Nhưng sự nổ lực của nàng cũng không giúp đứa trẻ duy trì được sinh mệnh, đứa trẻ tội nghiệp ấy đã chết sau khi ra đời chỉ vài giờ đồng hồ. Khi ấy, Tư Kỳ nghĩ người mẹ kia chắc chắn sẽ phát điên lên vì đau đớn, kết quả cô ta chỉ lẳng lặng ôm thi thể lạnh lẽo của đứa con đã chết vào lòng, không ngừng vỗ về, nựng nịu như thể nó vẫn còn sống. Người mẹ đó không hề khóc, dù chỉ một lần, sau đó, còn có phạm nhân tới an ủi, nào ngờ cô ta chỉ cười, nói: “Đó là ông trời phù hộ, biết tôi không thể nuôi nó nên thương xót nó cho nó đi đầu thaivào bụng một phiếu phu nhân quyền quý nào đó. Chỉ tại tôi không có phúc phận, chứ nào dám oán hận ai."

Chẳng biết câu nói ấy có phải sự thể hiện của hành vi trốn chạy hiện thực hay không, hoặc đó chỉ là biểu hiện tiêu cực của tư tưởng tự an ủi mình, nhưng ít nhất trong khoảnh khắc đó, Tư Kỳ phát hiện, hóa ra nỗi đau của cô ta nhỏ bé đến múc không đáng nhắc tới. Trong cuộc đời mỗi người, có ai không trải qua những chuyện đau đớn sống không bằng chết? Ai nói cách nghĩ của nữ phạm nhân kia không phải một cách sống? Chỉ cần còn hi vọng là đủ!

Tác giả : Vương Thinh
5/5 của 1 đánh giá

Bình luận

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi
Nguyen 2 năm trước
Đã ra chap mới rồi nhé mọi người, link đây nha: bit.ly/newchap247

Truyện cùng thể loại