Nhiếp Chính Vương Gạ Vợ Mỗi Ngày
Chương 75: Nhiếp chính vương sắc phong Thế tử
Biên tập: Thị Mộc
Tàn dương dần ngả về Tây.
Sắc trời sắp tối hãy còn đọng lại một chút ấm ám của mặt trời, xuyên qua cửa sổ phủ xuống căn phòng.
Dưới sắc trời mờ nhạt, khuôn mặt của Kiều Dư ánh lên vầng sáng nhu hoà, vừa mềm mại vừa ấm áp, thoạt nhìn đẹp động lòng người.
Nguỵ Đình cứ ngắm nhìn nàng như thế, tâm can mềm tới mức tan ra…
Có nàng, có con, đây chính là viên mãn lớn nhất của đời hắn!
Thời gian êm đềm trôi chậm như không nỡ đánh tan sự tĩnh lặng của một nhà bốn người này.
Bỗng, tiếng khóc nỉ non của trẻ con chợt phá vỡ sự yên tĩnh ngắn ngủi ấy.
Kiều nhị phu nhân nghe thấy liền dẫn theo mấy tỳ nữ tiến vào, “Trong phòng tối vậy sao con không gọi người tới châm đèn?"
Tối tới mức không còn thấy rõ đồ đạc luôn rồi!
Nguỵ Đình vội sai người châm đèn lên, sau khi ánh sáng ấm áp rọi sáng căn phòng, Kiều nhị phu nhân bèn đi tới bên giường, quan sát hai đứa trẻ một chút.
“Chắc là đói bụng rồi, con để vú nuôi bồng nó đi."
“Mẫu thân," Kiều Dư gọi Kiều nhị phu nhân lại, “Con… muốn tự nuôi bọn nhỏ."
“Ta không đồng ý," Kiều nhị phu nhân kiên định nói: “Bọn nhỏ tới hai đứa lận, A Dư, từ trước tới giờ cơ thể của con vẫn luôn yếu ớt. Nếu con tự nuôi bọn nhỏ thì con sẽ suy dinh dưỡng mất."
Trong trí nhớ của bà, A Dư vẫn luôn là đứa con gái ốm yếu hay bệnh năm đó. Từ khi còn bé, tính một năm thì nàng đã có nửa năm sống nhờ vào thuốc. Cơ địa như vậy làm sao có thể đồng thời cung cấp đủ sữa cho hai đứa trẻ được chứ?
“Mẫu thân, con không sao mà. Mấy năm nay được sư phụ điều dưỡng nên cơ thể của con đã khoẻ lên rất nhiều rồi." Kiều Dư nói.
“Việc này không thể thương lượng!" Kiều nhị phu nhân quả quyết, “Chuyện nuôi con không phải ngày một ngày hai, nếu con tự nuôi bọn nhỏ bằng sữa của mình thì cũng nuôi mất nửa năm. Tới lúc đó nếu con suy dinh dưỡng thì bọn ta biết làm thế nào hả?"
Đối với Kiều nhị phu nhân mà nói, công việc nuôi nấng cháu ngoại đương nhiên không quan trọng bằng việc con gái của bà khoẻ mạnh!
Nguỵ Đình cũng nói: “A Dư, nghe lời nhạc mẫu đi."
Cuối cùng, hai đứa trẻ vẫn được vú nuôi cho bú.
Vì thế mà Kiều Dư có hơi chán nản.
Thấy nàng rầu rĩ, Nguỵ Đình cân nhắc một chút rồi nói: “Được rồi, nàng đừng xụ mặt thế. Hay là nàng đặt tên cho bọn nhỏ, được không?"
Kiều Dư bỗng trợn mắt, “Chàng nghiêm túc đấy à?"
“Đã bao giờ ta gạt nàng chưa?"
“Ta không thèm," Kiều Dư trịnh trọng đáp: “Đặt tên cho con vốn là việc phụ thân như chàng nên làm, đừng hòng đùn đẩy cho ta."
Từ trước tới giờ, chuyện khiến nàng đau đầu nhất chính là đặt tên cho cái gì đó.
Kiều nhị phu nhân thừa biết đức hạnh của con gái mình, cũng nói: “Vương gia đặt tên đi, nếu để con bé đặt thì mấy cái tên linh tinh như Tiểu Hoa hay Tiểu Ngư cũng thành tên của bọn nhỏ mất."
Nghĩ tới cháu ngoại của mình bị gán cái tên tấu hài như vậy, Kiều nhị phu nhân không nhẫn tâm.
“Mẫu thân!" Kiều Dư xấu hổ tới mức đỏ mặt, buồn bực dỗi bà.
Nhớ lại thời điểm nàng mới tới phủ Nhiếp chính vương cũng lấy tên Tiểu Ngư cho mình, Nguỵ Đình không nhịn được cười, “Hiểu con không ai ngoài mẹ, xem ra câu này chẳng sai chút nào."
Kiều Dư trừng mắt nhìn hắn, “Chàng còn không đặt tên đi?"
Nguỵ Đình thu lại nụ cười.
Nghiêm túc suy nghĩ một lát, hắn nói: “Con trai đặt là Nguỵ Tầm, con gái thì… đặt là Nguỵ Mộ Kiều, được không?"
“Nguỵ Tầm, Nguỵ Mộ Kiều," Kiều nhị phu nhân đọc lại hai cái tên này một lần, sau đó nhìn thoáng qua Kiều Dư, “Đây mới là tên hay nè."
Tuy cúi thấp đầu như trốn tránh ánh mắt của bà và Nguỵ Đình nhưng nàng vẫn cứng miệng bảo: “Vậy thì lấy tên đó đi, cũng qua loa đại khái thôi mà."
Sau khi nói xong, khoé môi của Kiều Dư không khỏi cong lên.
Cứ như vậy, tên của bọn nhỏ được đặt xong.
Sau khi có con, Nguỵ Đình vô cùng mừng rỡ nên đã bãi triều ba ngày, chỉ ở nhà bầu bạn với Kiều Dư.
Trên dưới Tây Kinh đều biết Nhiếp chính vương phi sinh được một đôi long phượng thai, Nhiếp chính vương vô cùng yêu thương bọn nhỏ.
Chỉ trong một thời gian ngắn, người tới phủ Nhiếp chính vương để tặng quà nối dài không dứt.
Sau khi bọn nhỏ xong lễ tắm ba ngày [1], Nguỵ Đình cầm hai cuộn thánh chỉ về phủ.
“A Dư, nhìn xem." Hắn đặt hai cuộn thánh chỉ tới trước mặt nàng.
Thấy chất lụa màu vàng ánh kim, khoé mắt của Kiều Dư giật giật, “Chàng lại làm gì thế?"
Việc cần viết thánh chỉ dường như không phải là việc nhỏ!
Nguỵ Đình thản nhiên đáp: “Nàng xem rồi sẽ biết."
Kiều Dư: “Ta có cần phải quỳ xuống tiếp chỉ không?"
“Không cần, nàng trực tiếp mở ra xem là được."
Lúc này, Kiều Dư mới nhận lấy thánh chỉ từ tay hắn, sau đó mở ra đọc nội dung bên trong.
Chờ sau khi biết được, cả người Kiều Dư không khỏi chấn động.
Hai thánh chỉ, một là sắc phong Nguỵ Tầm làm Thế tử, một là sắc phong Nguỵ Mộ Kiều làm Phượng Nghi Quận chúa.
“Con vẫn còn nhỏ mà chàng đã sắc phong cho chúng như vậy… Vinh quang này có phải hơi lớn rồi không?"
Nguỵ Đình không để ý đáp: “Con của Nhiếp chính vương ta, đương nhiên nhận nổi."
…
Chuyện Nguỵ Đình sắc phong cho con không hề giấu diếm, tin tức rất nhanh đã truyền khắp Tây Kinh.
Người tức nhất khi biết được tin này chính là Tiêu gia.
Thừa Ân bá Tiêu Văn Sơn oán hận nói: “Chỉ là cục thịt mới sinh được ba ngày mà đã sắc phong làm Thế tử Quận chúa! Nguỵ Đình hắn đúng là đùa cợt hoàng quyền, ôn dịch của triều đình mà!"
Sự bất kham trong lòng Tiêu Văn Sơn cũng dễ lý giải. Nữ nhi của lão là đương kim Thái hậu, cháu ngoại lại là đương kim Hoàng đế nhưng lão thì sao? Cùng lắm chỉ là Bá tước tam phẩm.
Thế mà hai đứa nhỏ mới sinh được ba ngày kia lại có thể ngồi lên đầu lão [2]. Thân là nhà ngoại của Thái hậu và Hoàng đế, Tiêu Văn Sơn vô cùng ấm ức!
Tiêu Như Mặc phe phẩy cây quạt xếp trong tay mình, đôi mắt loé ra sự khinh thường đối với vị phụ thân này của gã, chỉ biết ở nhà mắng vài câu chứ chẳng làm được tích sự gì!
Nếu như vị phụ thân này biết mưu tính một chút thì Tiêu gia gã cũng chẳng rơi xuống cái vị trí nửa vời như vậy.
Tiêu Như Mặc cất bước rời đi, không muốn nghe Tiêu Văn Sơn vô dụng chửi đổng nữa.
Không bao lâu sau, một con bồ câu đưa thư bay ra khỏi Tiêu phủ, sải cánh hướng về phía Nam.
…
Thời điểm Vân Châu nhận được tin tức đã là một ngày sau khi Trình Hi lấy Bùi Linh Lung về phủ.
Hôm thành hôn đó, tân lang ngủ riêng ở thư phòng, để tân nương cô độc cả đêm.
“Thiếu phu nhân, Thiếu chủ đã tới thư phòng ngủ, không tới phòng hoa chúc ạ." Tỳ nữ của Kiều Uyển vui sướng báo tin này cho nàng ta nghe.
Sau khi biết được, Kiều Uyển chỉ nhạt nhẽo đáp: “Ta biết rồi."
Trình Hi có tới phòng hoa chúc với Bùi Linh Lung hay không, đối với nàng ta mà nói đã không còn ý nghĩa gì nữa.
Sau khi trở về từ Tây Kinh, nàng ta và Trình Hi chẳng còn tiếp xúc thân mật để có con nối dõi. Kiều Uyển biết, trong thư phòng của Trình Hi có treo tranh vẽ Kiều Dư…
Nàng ta đi một vòng lớn tới vậy mà trái tim của Trình Hi vẫn ở chỗ Kiều Dư, vẫn luôn thuộc về thê tử kiếp trước của y.
Có lẽ ngay từ khi bắt đầu, lựa chọn cướp hôn phu với Kiều Dư của nàng ta đã là một sai lầm.
…
Rất nhanh, tiệc đầy tháng của Thế tử Nguỵ Tầm và tiểu Quận chúa Nguỵ Mộ Kiều đã tới.
Hôm đó, phủ Nhiếp chính vương nhận không ít thiệp mừng từ các nhà trong thành, họ mang theo quà cáp long trọng tới phủ chúc mừng.
Trần Bình đích thân túc trực ngoài cửa phủ, nghênh đón từng đợt khách quý tới chung vui.
Bỗng, một đợt tiếng vó ngựa dồn dập từ xa truyền tới. Rất nhanh, một vị tiểu công tử mặc y phục màu xanh lam xuất hiện trước tầm mắt của mọi người.
Thoạt nhìn vị tiểu công tử kia khá trẻ tuổi, dáng vẻ chỉ độ mười một mười hai tuổi nhưng rất tuấn tú, vừa nhìn đã biết cậu là con nhà có giáo dưỡng.
Vị tiểu công tử kia đánh ngựa tới trước phủ Nhiếp chính vương. Cậu nhìn bảng hiệu ngoài cổng lớn một cái rồi quay người xuống ngựa, muốn đi vào Vương phủ.
“Vị công tử này, thoạt nhìn ngài rất lạ mặt, không biết ngài là quý tử nhà ai? Có thể trình thiệp mời trước không ạ?" Trần Bình vừa ngăn đón vừa nói.
_____
[1] Lễ tắm ba ngày (tên khác: ngày thứ ba tắm tẩy trần): ngày thứ ba sau khi sinh ra, đứa trẻ phải được người thân làm nghi thức tắm rửa, mời bà con dòng họ tới để chúc phúc. Ý nghĩa của truyền thống này một là gột rửa dơ bẩn, tiêu trừ tai ương; hai là cầu phúc, xin sự may mắn (Xem thêm Baidu).
[2] Giải thích vì sao con trai và con gái của Nguỵ Đình lại có thể ngồi trên đầu Tiêu Văn Sơn:
– Thế tử, Quận chúa là danh phận chính thức mà triều đại nhà Thanh công nhận dành cho người thừa kế hợp pháp của hai tước vị “Thân vương" cùng “Quận vương", cả hai đều là siêu phẩm tước vị (trên cả nhất phẩm) (Theo wikipedia.org).
– Mà Tiêu Văn Sơn chỉ là một Bá tước tam phẩm, cho nên theo lễ nghi thì lão vẫn phải hành lễ khi gặp con của Nguỵ Đình – Thế tử Quận chúa trên cả nhất phẩm.
Tàn dương dần ngả về Tây.
Sắc trời sắp tối hãy còn đọng lại một chút ấm ám của mặt trời, xuyên qua cửa sổ phủ xuống căn phòng.
Dưới sắc trời mờ nhạt, khuôn mặt của Kiều Dư ánh lên vầng sáng nhu hoà, vừa mềm mại vừa ấm áp, thoạt nhìn đẹp động lòng người.
Nguỵ Đình cứ ngắm nhìn nàng như thế, tâm can mềm tới mức tan ra…
Có nàng, có con, đây chính là viên mãn lớn nhất của đời hắn!
Thời gian êm đềm trôi chậm như không nỡ đánh tan sự tĩnh lặng của một nhà bốn người này.
Bỗng, tiếng khóc nỉ non của trẻ con chợt phá vỡ sự yên tĩnh ngắn ngủi ấy.
Kiều nhị phu nhân nghe thấy liền dẫn theo mấy tỳ nữ tiến vào, “Trong phòng tối vậy sao con không gọi người tới châm đèn?"
Tối tới mức không còn thấy rõ đồ đạc luôn rồi!
Nguỵ Đình vội sai người châm đèn lên, sau khi ánh sáng ấm áp rọi sáng căn phòng, Kiều nhị phu nhân bèn đi tới bên giường, quan sát hai đứa trẻ một chút.
“Chắc là đói bụng rồi, con để vú nuôi bồng nó đi."
“Mẫu thân," Kiều Dư gọi Kiều nhị phu nhân lại, “Con… muốn tự nuôi bọn nhỏ."
“Ta không đồng ý," Kiều nhị phu nhân kiên định nói: “Bọn nhỏ tới hai đứa lận, A Dư, từ trước tới giờ cơ thể của con vẫn luôn yếu ớt. Nếu con tự nuôi bọn nhỏ thì con sẽ suy dinh dưỡng mất."
Trong trí nhớ của bà, A Dư vẫn luôn là đứa con gái ốm yếu hay bệnh năm đó. Từ khi còn bé, tính một năm thì nàng đã có nửa năm sống nhờ vào thuốc. Cơ địa như vậy làm sao có thể đồng thời cung cấp đủ sữa cho hai đứa trẻ được chứ?
“Mẫu thân, con không sao mà. Mấy năm nay được sư phụ điều dưỡng nên cơ thể của con đã khoẻ lên rất nhiều rồi." Kiều Dư nói.
“Việc này không thể thương lượng!" Kiều nhị phu nhân quả quyết, “Chuyện nuôi con không phải ngày một ngày hai, nếu con tự nuôi bọn nhỏ bằng sữa của mình thì cũng nuôi mất nửa năm. Tới lúc đó nếu con suy dinh dưỡng thì bọn ta biết làm thế nào hả?"
Đối với Kiều nhị phu nhân mà nói, công việc nuôi nấng cháu ngoại đương nhiên không quan trọng bằng việc con gái của bà khoẻ mạnh!
Nguỵ Đình cũng nói: “A Dư, nghe lời nhạc mẫu đi."
Cuối cùng, hai đứa trẻ vẫn được vú nuôi cho bú.
Vì thế mà Kiều Dư có hơi chán nản.
Thấy nàng rầu rĩ, Nguỵ Đình cân nhắc một chút rồi nói: “Được rồi, nàng đừng xụ mặt thế. Hay là nàng đặt tên cho bọn nhỏ, được không?"
Kiều Dư bỗng trợn mắt, “Chàng nghiêm túc đấy à?"
“Đã bao giờ ta gạt nàng chưa?"
“Ta không thèm," Kiều Dư trịnh trọng đáp: “Đặt tên cho con vốn là việc phụ thân như chàng nên làm, đừng hòng đùn đẩy cho ta."
Từ trước tới giờ, chuyện khiến nàng đau đầu nhất chính là đặt tên cho cái gì đó.
Kiều nhị phu nhân thừa biết đức hạnh của con gái mình, cũng nói: “Vương gia đặt tên đi, nếu để con bé đặt thì mấy cái tên linh tinh như Tiểu Hoa hay Tiểu Ngư cũng thành tên của bọn nhỏ mất."
Nghĩ tới cháu ngoại của mình bị gán cái tên tấu hài như vậy, Kiều nhị phu nhân không nhẫn tâm.
“Mẫu thân!" Kiều Dư xấu hổ tới mức đỏ mặt, buồn bực dỗi bà.
Nhớ lại thời điểm nàng mới tới phủ Nhiếp chính vương cũng lấy tên Tiểu Ngư cho mình, Nguỵ Đình không nhịn được cười, “Hiểu con không ai ngoài mẹ, xem ra câu này chẳng sai chút nào."
Kiều Dư trừng mắt nhìn hắn, “Chàng còn không đặt tên đi?"
Nguỵ Đình thu lại nụ cười.
Nghiêm túc suy nghĩ một lát, hắn nói: “Con trai đặt là Nguỵ Tầm, con gái thì… đặt là Nguỵ Mộ Kiều, được không?"
“Nguỵ Tầm, Nguỵ Mộ Kiều," Kiều nhị phu nhân đọc lại hai cái tên này một lần, sau đó nhìn thoáng qua Kiều Dư, “Đây mới là tên hay nè."
Tuy cúi thấp đầu như trốn tránh ánh mắt của bà và Nguỵ Đình nhưng nàng vẫn cứng miệng bảo: “Vậy thì lấy tên đó đi, cũng qua loa đại khái thôi mà."
Sau khi nói xong, khoé môi của Kiều Dư không khỏi cong lên.
Cứ như vậy, tên của bọn nhỏ được đặt xong.
Sau khi có con, Nguỵ Đình vô cùng mừng rỡ nên đã bãi triều ba ngày, chỉ ở nhà bầu bạn với Kiều Dư.
Trên dưới Tây Kinh đều biết Nhiếp chính vương phi sinh được một đôi long phượng thai, Nhiếp chính vương vô cùng yêu thương bọn nhỏ.
Chỉ trong một thời gian ngắn, người tới phủ Nhiếp chính vương để tặng quà nối dài không dứt.
Sau khi bọn nhỏ xong lễ tắm ba ngày [1], Nguỵ Đình cầm hai cuộn thánh chỉ về phủ.
“A Dư, nhìn xem." Hắn đặt hai cuộn thánh chỉ tới trước mặt nàng.
Thấy chất lụa màu vàng ánh kim, khoé mắt của Kiều Dư giật giật, “Chàng lại làm gì thế?"
Việc cần viết thánh chỉ dường như không phải là việc nhỏ!
Nguỵ Đình thản nhiên đáp: “Nàng xem rồi sẽ biết."
Kiều Dư: “Ta có cần phải quỳ xuống tiếp chỉ không?"
“Không cần, nàng trực tiếp mở ra xem là được."
Lúc này, Kiều Dư mới nhận lấy thánh chỉ từ tay hắn, sau đó mở ra đọc nội dung bên trong.
Chờ sau khi biết được, cả người Kiều Dư không khỏi chấn động.
Hai thánh chỉ, một là sắc phong Nguỵ Tầm làm Thế tử, một là sắc phong Nguỵ Mộ Kiều làm Phượng Nghi Quận chúa.
“Con vẫn còn nhỏ mà chàng đã sắc phong cho chúng như vậy… Vinh quang này có phải hơi lớn rồi không?"
Nguỵ Đình không để ý đáp: “Con của Nhiếp chính vương ta, đương nhiên nhận nổi."
…
Chuyện Nguỵ Đình sắc phong cho con không hề giấu diếm, tin tức rất nhanh đã truyền khắp Tây Kinh.
Người tức nhất khi biết được tin này chính là Tiêu gia.
Thừa Ân bá Tiêu Văn Sơn oán hận nói: “Chỉ là cục thịt mới sinh được ba ngày mà đã sắc phong làm Thế tử Quận chúa! Nguỵ Đình hắn đúng là đùa cợt hoàng quyền, ôn dịch của triều đình mà!"
Sự bất kham trong lòng Tiêu Văn Sơn cũng dễ lý giải. Nữ nhi của lão là đương kim Thái hậu, cháu ngoại lại là đương kim Hoàng đế nhưng lão thì sao? Cùng lắm chỉ là Bá tước tam phẩm.
Thế mà hai đứa nhỏ mới sinh được ba ngày kia lại có thể ngồi lên đầu lão [2]. Thân là nhà ngoại của Thái hậu và Hoàng đế, Tiêu Văn Sơn vô cùng ấm ức!
Tiêu Như Mặc phe phẩy cây quạt xếp trong tay mình, đôi mắt loé ra sự khinh thường đối với vị phụ thân này của gã, chỉ biết ở nhà mắng vài câu chứ chẳng làm được tích sự gì!
Nếu như vị phụ thân này biết mưu tính một chút thì Tiêu gia gã cũng chẳng rơi xuống cái vị trí nửa vời như vậy.
Tiêu Như Mặc cất bước rời đi, không muốn nghe Tiêu Văn Sơn vô dụng chửi đổng nữa.
Không bao lâu sau, một con bồ câu đưa thư bay ra khỏi Tiêu phủ, sải cánh hướng về phía Nam.
…
Thời điểm Vân Châu nhận được tin tức đã là một ngày sau khi Trình Hi lấy Bùi Linh Lung về phủ.
Hôm thành hôn đó, tân lang ngủ riêng ở thư phòng, để tân nương cô độc cả đêm.
“Thiếu phu nhân, Thiếu chủ đã tới thư phòng ngủ, không tới phòng hoa chúc ạ." Tỳ nữ của Kiều Uyển vui sướng báo tin này cho nàng ta nghe.
Sau khi biết được, Kiều Uyển chỉ nhạt nhẽo đáp: “Ta biết rồi."
Trình Hi có tới phòng hoa chúc với Bùi Linh Lung hay không, đối với nàng ta mà nói đã không còn ý nghĩa gì nữa.
Sau khi trở về từ Tây Kinh, nàng ta và Trình Hi chẳng còn tiếp xúc thân mật để có con nối dõi. Kiều Uyển biết, trong thư phòng của Trình Hi có treo tranh vẽ Kiều Dư…
Nàng ta đi một vòng lớn tới vậy mà trái tim của Trình Hi vẫn ở chỗ Kiều Dư, vẫn luôn thuộc về thê tử kiếp trước của y.
Có lẽ ngay từ khi bắt đầu, lựa chọn cướp hôn phu với Kiều Dư của nàng ta đã là một sai lầm.
…
Rất nhanh, tiệc đầy tháng của Thế tử Nguỵ Tầm và tiểu Quận chúa Nguỵ Mộ Kiều đã tới.
Hôm đó, phủ Nhiếp chính vương nhận không ít thiệp mừng từ các nhà trong thành, họ mang theo quà cáp long trọng tới phủ chúc mừng.
Trần Bình đích thân túc trực ngoài cửa phủ, nghênh đón từng đợt khách quý tới chung vui.
Bỗng, một đợt tiếng vó ngựa dồn dập từ xa truyền tới. Rất nhanh, một vị tiểu công tử mặc y phục màu xanh lam xuất hiện trước tầm mắt của mọi người.
Thoạt nhìn vị tiểu công tử kia khá trẻ tuổi, dáng vẻ chỉ độ mười một mười hai tuổi nhưng rất tuấn tú, vừa nhìn đã biết cậu là con nhà có giáo dưỡng.
Vị tiểu công tử kia đánh ngựa tới trước phủ Nhiếp chính vương. Cậu nhìn bảng hiệu ngoài cổng lớn một cái rồi quay người xuống ngựa, muốn đi vào Vương phủ.
“Vị công tử này, thoạt nhìn ngài rất lạ mặt, không biết ngài là quý tử nhà ai? Có thể trình thiệp mời trước không ạ?" Trần Bình vừa ngăn đón vừa nói.
_____
[1] Lễ tắm ba ngày (tên khác: ngày thứ ba tắm tẩy trần): ngày thứ ba sau khi sinh ra, đứa trẻ phải được người thân làm nghi thức tắm rửa, mời bà con dòng họ tới để chúc phúc. Ý nghĩa của truyền thống này một là gột rửa dơ bẩn, tiêu trừ tai ương; hai là cầu phúc, xin sự may mắn (Xem thêm Baidu).
[2] Giải thích vì sao con trai và con gái của Nguỵ Đình lại có thể ngồi trên đầu Tiêu Văn Sơn:
– Thế tử, Quận chúa là danh phận chính thức mà triều đại nhà Thanh công nhận dành cho người thừa kế hợp pháp của hai tước vị “Thân vương" cùng “Quận vương", cả hai đều là siêu phẩm tước vị (trên cả nhất phẩm) (Theo wikipedia.org).
– Mà Tiêu Văn Sơn chỉ là một Bá tước tam phẩm, cho nên theo lễ nghi thì lão vẫn phải hành lễ khi gặp con của Nguỵ Đình – Thế tử Quận chúa trên cả nhất phẩm.
Tác giả :
Thúy Bì Ngọc Mễ