Nhật Thực Lai
Chương 1: Dấu hiệu
Tôi nằm trên mặt đường bê tông lạnh ngắt. Trong con hẻm vắng vẻ nằm cách xa trường học, nơi có rất ít sinh viên vãng lai ngoại trừ con nhỏ thích không gian tĩnh mịch như tôi. Chân tay tôi cứng ngắc, tôi rất muốn cử động dù chỉ là nhúc nhích năm đầu ngón tay nhưng việc duy nhất tôi có thể làm lúc này chỉ là chớp mắt, các hình ảnh trước mắt tôi cứ nhòe dần đi nếu tôi không làm thế, tôi sợ mình sẽ chìm vào giấc ngủ dài không định trước được thời gian thức giấc. Hoặc cũng có thể, hiện giờ tôi đang nằm ngủ nướng trên tấm nệm êm ái bố mua tặng tôi nhân dịp sinh nhật, có phải tôi đang bị bóng đè không?
Không, tôi biết cái đầu tôi vẫn còn hoạt động, tôi đang trên đường về nhà cùng cô bạn thân, nghe cô nàng kể lể về anh chàng bạn trai con bé mới quen, học trên bọn tôi một khóa. Các ký ức của tôi đang tái hiện lại, đứt quãng như chiếc màn hình bị nhiễu sóng. Tôi vẫn có thể hiểu được chuyện gì đang diễn ra khi cố gắng lắp ghép lại các khung hình rời rạc đó để tạo nên một câu chuyện hoàn chỉnh. Bạn tôi chạy tới chỗ hẹn với anh chàng khóa trên, còn tôi trở về nhà một mình, đi qua con hẻm, có tiếng động cơ xe hơi nổ sau lưng tôi. Đó là âm thanh cuối cùng tôi nghe được khi cú va chạm diễn ra, chiếc xe đó tông thẳng vào lưng tôi còn tôi thì nằm sấp dưới đất.
[Chúc bạn đọc sách vui vẻ tại www.gacsach.com - gác nhỏ cho người yêu sách.]
Giờ tôi có thể trông thấy vũng máu chảy ra từ đầu mình. Một vũng lớn cứ lan dần, lan dần ngay cả khi lan tới chân ai đó, không biết người này đứng đấy từ khi nào mà giờ tôi mới trông thấy theo đường máu lan. Tôi nghĩ người này là chủ xe, cỡ giầy lớn nên có thể là nam, anh ta lỡ tông phải tôi nên tới đây để giúp chứ không bỏ chạy như những tên khốn khác. Nhưng lạ thật, chân người này vẫn đứng nguyên tại đó cho tới lúc máu của tôi bủa vây đôi giầy da. Cứ như thể anh ta đang chờ đợi, chờ cho tới lúc tôi bước đến thế giới bên kia. Nếu thực sự là vậy thì anh ta sắp thành công rồi, tôi không chịu nổi nữa, sức lực cuối cùng của tôi đang dồn hết vào đôi mắt cũng đã tiêu tan. Ngay cả khi bóng tối đang dần bao phủ tầm nhìn của tôi, đôi chân kia cũng chẳng hề nhúc nhích.
Tôi đang đứng trong một thế giới toàn là màu đen, ngoại trừ tấm thân đang phát sáng của mình. Ở nơi này, tôi mới lấy lại được sức lực, tôi có thể bước đi, tay tôi có thể khua khoắng, tôi có thể làm được hầu hết mọi việc với thân thể của mình ngay cả suy nghĩ. Tay tôi ôm lấy đầu, tôi ước gì mình không thể tiếp tục nghĩ ngợi nữa bởi các ký ức trong đầu tôi nói với tôi rằng, tôi đã chết. Tôi không sợ chết, chỉ là tôi chưa chào tạm biệt bố, chưa chào tạm biệt bạn bè nên tôi cảm thấy tiếc nuối, buồn tủi. Chưa bao giờ tôi nghĩ mình sẽ chết bất ngờ như thế này, điều tốt là tôi sẽ chẳng phải hoàn thành đống luận văn dang dở và điều tệ là tôi chẳng thể xem nốt mấy tập phim truyền hình dài tập mình đang theo dõi, chẳng thể đọc nốt mấy cuốn truyện dài hàng trăm trang mà tôi đang đánh dấu ở trang thứ mấy chục.
Nơi đây không chỉ có mình tôi lang thang vô định. Tôi trông thấy một tấm thân phát sáng khác đang đứng trước mặt mình. Tôi thấy người này rất quen, đôi mắt ấy, nụ cười ấy sao mà giống hệt tôi, nhưng dáng dấp lại cao và già dặn hơn tôi nhiều. Tôi nhớ ra rồi, tôi nhận ra bà ấy, bà là mẹ tôi, bà đã mất vì căn bệnh ung thư phổi khi tôi vào trung học. Căn bệnh quái ác đó khiến bà không nói được vì đau bởi vậy tôi chỉ in khuôn mặt bà vào tâm trí. Chắc bà cũng vậy, bà nhận ra tôi nên lúc này môi bà đang mỉm cười.
- Mẹ!
Đó là câu đầu tiên tôi muốn nói khi gặp lại bà sau nhiều năm xa cách. Tôi cứ nghĩ nước mắt mình sẽ tuôn ra như mưa rào mùa hạ, tôi sẽ sà vào lòng bà và nói rằng con yêu mẹ nhưng suy cho cùng đó là ý tưởng của một học sinh trung học. Giờ tôi đã lớn, tôi vẫn yêu bà nhưng cách thể hiện của tôi sẽ khác đi, khác đi rất nhiều. Tôi muốn cho bà thấy bộ dạng chín chắn, trưởng thành, cho bà thấy sản phẩm dạy dỗ của ông bố đáng kính.
Giờ thì tôi thỏa nguyện rồi. Bà không tới ôm tôi, vuốt ve đầu tôi mà chỉ đứng nguyên tại đó giữ nụ cười luôn nở trên môi. Bà cũng biết tôi không còn nhỏ nữa. Tay bà không còn để trước bụng, bà hất tay về phía tôi như thể muốn xua đuổi tôi đi. Phải chăng tôi đã sai khi cố tỏ ra là mình đã khôn lớn. Phải chăng tôi đã vô tình khiến bà nghĩ rằng tôi đang lạnh nhạt với bà. Nếu thực sự là vậy thì tôi cần giải thích, tôi gắng sức chạy tới chỗ bà nhưng càng chạy thì thân hình phát sáng của bà càng lùi ra xa. Không phải bà rời đi mà là tôi đang lùi dần, có lực hút nào đó đang kéo tôi rời khỏi bà, rời khỏi thế giới này.
Ngón tay là bộ phận duy nhất trên cơ thể tôi có thể cử động lúc bấy giờ. Tôi cảm thấy các đầu ngón tay yếu ớt đó đang mài nhẹ vào một thứ thô rát hệt như lớp vải trên chiếc áo sơ mi. Có tiếng bíp kêu đều đều bên tai tôi. Cánh tay phải của tôi thì lạnh ngắt. Hình như tôi biết mình đang ở đâu rồi. Tôi chưa muốn tỉnh lại mặc dù tôi có thể nhận thấy màu trăng trắng của ánh sáng đèn điện trong phòng len lỏi qua khóe mắt. Tôi vẫn tiếc giấc mơ ban nãy. Tôi còn chưa được nghe giọng nói của bà.
- Trần Khả Ngân.
Có ai đó đang gọi tên tôi. Đó là giọng nói mà tôi chưa từng nghe lần nào trong số tất cả những người mà tôi quen. Giọng anh ta nghe thật dịu làm sao, tôi tự hỏi có phải anh ta đang định ru tôi ngủ thêm một giấc nữa không. Tôi quyết định mở mắt bởi tôi chẳng thích thú gì khi có người lạ nhìn ngó khi mình đang ngủ. Mắt tôi chưa quen với ánh sáng nên nó cứ mở ra chút lại khép vào ngay, vài lần như vậy tôi mới có thể tiếp nhận các hình ảnh trước mặt một cách rõ nét được.
Chiếc đồng hồ treo trên tường đối diện giường bệnh là thứ đầu tiên tôi nhìn thấy. Kim giờ chỉ đúng số mười hai, kim phút chỉ số tám còn kim giây thì tôi không dám nhìn, tôi sợ đầu mình sẽ choáng mất. Bây giờ là tám giờ, sáng hay tối thì tôi chịu bởi rèm cửa sổ đã được kéo kín mít.
- Chào em.
Tiếng tích tắc của kim đồng hồ không còn thu hút tôi nữa bởi giọng nói khiến tôi phải mở mắt kia lại cất lên. Mải nghĩ xem giờ là sáng hay tối nên tôi quên mất ý định tỉnh dậy của mình. Đầu tôi hơi nghiêng sang chỗ anh ta. Một người đàn ông mặc áo blouse trắng đang ngồi vắt chân trên ghế mỉm cười với tôi. Khuôn mặt chín chắn, ẩn chứa thăng trầm kia là mẫu người mà cô bạn thân của tôi rất thích. Còn đối với tôi, anh ta chỉ là một kẻ phá đám giấc ngủ của người khác.
Bác sĩ chỉnh chiếc cà vạt, chân không còn vắt vẻo trên ghế nữa mà chuyển sang tư thế chững chạc như thể sắp thông báo với bệnh nhân của mình rằng cô đã mắc phải căn bệnh nan y vô phương cứu chữa:
- Anh khiến em tỉnh giấc hả?
- Phải.
Tôi trả lời cụt ngủn mà chẳng cần suy nghĩ lấy nửa giây. Một phần vì sự thực đúng là như vậy, một phần vì câu hỏi của anh ta không như tôi nghĩ. Tôi muốn anh ta vào ngay vấn đề chính. Hỏi những câu mà bác sĩ nên nói với bệnh nhân chứ không phải mấy câu xã giao mất thì giờ thế này.
Nhìn thẻ tên nhỏ ghim trước túi áo trên ngực anh ta, tôi hỏi:
- Bác sĩ Quân. Vết thương của em không nặng chứ. Liệu có máu tụ hay chấn thương cột sống hay thứ gì đại loại như vậy không. Em chỉ mới sống được có một phần ba cuộc đời nên anh đừng có giấu giếm để em khỏi lãng phí khoảng thời gian ngắn ngủi còn lại.
Quân chỉnh lại thẻ tên trên ngực cho ngay ngắn bởi anh ta biết tôi tìm thấy tên anh ta ở đâu. Có vẻ như anh ta rất thích thú trước câu nói của tôi bởi miệng anh ta không khép lại được:
- Để anh đoán nhé. Em thuộc tuýp người “bất cần đời" phải không? Theo cách nói của giới trẻ ấy.
Tôi lắc đầu, chẳng biết đó có phải câu nói mang tính hài hước của anh ta không nhưng tôi chẳng thấy nó hài ở đâu cả:
- Kiểu người dám đối mặt với sự thật.
- Hiểu rồi. - Tới giờ Quân mới ngưng cười. Nhăn trán vài lần trước khi trở lại trạng thái nghiêm túc. - Anh muốn làm rõ một vấn đề trước khi tuyên bố tình trạng của em. Giờ em thấy thế nào, các giác quan vẫn bình thường chứ?
Điều đầu tiên tôi dám chắc là tai không bị lãng vì tôi có thể nghe được câu hỏi của bác sĩ. Sau đó tôi chớp mắt liên hồi để chắc là mình vẫn nhận ra đủ loại màu sắc từ trắng, đen, tới xanh lá. Mũi tôi hít một hơi dài gắng sức ngửi mùi hương đặc trưng của thuốc men trong bệnh viện.
- Thính giác, thị giác, khứu giác của em đều ổn. - Tôi tự cấu vào cánh tay mình rồi khẽ kêu một tiếng làm anh ta lại có cớ cười cợt. - Xúc giác cũng ổn nốt. Anh có thể mua thứ gì đó lên đây nếu muốn biết vị giác của em có hoạt động không.
Quân đút tay vào túi quần, rút di động ra thực hiện thao tác nào đấy tôi không thể đoán được. Anh ta nói:
- Anh hiểu câu này nghĩa là em đang đói. Lát nữa bố em sẽ mang cho con gái cưng rất nhiều đồ ăn ngon đấy. Phận sự của anh tới đây là hết rồi.
Trước khi rời đi, anh ta đặt danh thiếp lên mặt bàn cạnh giường bệnh, để lại thông tin liên hệ cho tôi:
- Hiện giờ thì em ổn. Nhưng bất cứ lúc nào thấy bất ổn có thể gọi cho anh.
Khi cánh cửa phòng bệnh khép lại. Tôi cầm lấy danh thiếp của bác sĩ và thầm mong sẽ chẳng bao giờ phải liên lạc với anh ta. Vậy mà chẳng hiểu sao tay tôi lại không nghe lời chủ, tự động đút danh thiếp vào trong túi áo. Chắc là một phần nào đó trong tôi lo rằng ngày nào tôi còn ngồi trên giường bệnh, mặc bộ quần áo màu trắng rộng thùng thình này thì ngày đó bệnh của tôi còn có cơ hội phát tác. Tôi dự định lát nữa khi bố mang đồ ăn tới tôi sẽ nằng nặc đòi ông làm đơn xuất viện.
Cửa phòng kêu cạch một tiếng. Tôi không nghĩ bố mình đến sớm vậy vì bác sĩ mới nhắn cho ông cách đây không lâu. Tôi ngó nghiêng, chờ xem ai đó sẽ xuất hiện sau bức tường ngăn cách phòng bệnh với hành lang dẫn ra ngoài khi tiếng cạch kia kêu thêm một lần nữa.
Tôi giật nảy người khi con nhỏ đó nhảy phắt ra hù họa mình. Là Linh, đứa bạn thân duy nhất mà tôi có. Đứa bạn luôn kề cạnh bên tôi từ khi học mẫu giáo cho tới ngày vào Đại học. Khoảng thời gian là đứa trẻ thò lò mũi xanh cho tới lúc trở thành sinh viên, chúng tôi đã thay đổi rất nhiều. Về ngoại hình, hồi nhỏ chúng tôi đều trung thành với tóc cột đuôi ngựa, thỉnh thoảng hai đứa ngồi tết cái đuôi thành lọn cho nhau; khi lớn lên, chính xác là vào thời điểm văn hóa Hàn ập vào Việt Nam thì mái tóc của Linh đã được cắt ngắn ngang vai, lại xoăn bồng bềnh còn tôi thì không thích cột tóc nữa.
Gặp nhau trong bệnh viện, ngoài cười một tràng ra thì hai đứa bọn tôi chẳng biết làm gì hơn. Linh mang theo một lô một lốc nào là hoa tươi, đồ ăn vặt, hoa quả để trong túi bọc ni lông. Nó nhẫn tâm tháo dỡ mấy bông hoa vàng chóe trên lọ còn chưa héo úa ra để đặt bó hoa mà nó mới mua cho tôi vào trước khi đem túi quà vặt đặt lên giường.
Linh ngồi kế bên tôi, nói nhỏ như sợ ai nghe thấy:
- Mặc kệ cái chế độ dinh dưỡng sặc mùi lý thuyết của đám bác sĩ mà thưởng thức đồ ăn hảo hạng của sinh viên đi.
Tôi nháy mắt liền với nó:
- Ăn mừng vì mình tai qua nạn khỏi nào.
Bỗng nhiên, mặt mũi con bé ỉu xìu đi trông thấy. Tôi biết nó định nói gì nhưng không kịp ngăn miệng nó lại:
- Nếu hôm đó mình cùng về với cậu thì đã không xảy ra chuyện.
Không để Linh tự trách mình nữa. Tôi vừa cho viên kẹo dẻo vào miệng, ngấu nghiến ăn vừa tựa vào vai nó:
- Sao cậu không nghĩ nếu hôm đó cậu đi cùng thì cũng nằm một chỗ trên giường giống mình lúc này. Quên chuyện đáng tiếc này đi, kể cho mình xem tiến độ hẹn hò với anh chàng khóa trên thế nào rồi.
Cố tình đánh trúng tâm lý của Linh, tôi biết thừa nó sẽ tươi tỉnh lên khi động tới chuyện bạn trai và hẹn hò. Đúng như tôi dự đoán, Linh cởi giày, ngồi khoanh chân gọn gàng trên giường, miệng liến thoắng:
- Anh Quang rất tốt bụng, kỹ năng chăm sóc bạn gái không chê vào đâu được. Khi mình nói bụng mình đang đánh trống, anh ấy sẽ chạy tới hàng quán nào đó và quay về sau mười phút với suất Pizza trên tay.
Nước miếng tôi không chảy tùm lum vì may mắn là tôi ghét Pizza. Nuốt miếng kẹo dẻo vào trong bụng sau khi nghiền nát nó tôi tự hỏi đồ ăn trong cái bệnh viện này đáng sợ ra sao.
Tôi tư vấn cho Linh. Cứ khi nào nó bắt đầu hẹn hò với một anh chàng nào đó tôi đều đưa ra điều nghi vấn trước khi nó chia tay rồi tới khóc lóc ướt hết áo tôi:
- Cậu có nghĩ anh ta coi cậu như em gái không.
Và lần tư vấn nào cũng vậy. Linh dựa vào hoàn cảnh éo le của tôi mà phủ định mấy lời nói chẳng có chút trọng lượng nào phát ra từ miệng tôi:
- Xem cô gái chưa từng yêu đương xin làm bác sĩ tư vấn tình yêu kìa.
Đó là cách chúng tôi kết thúc câu chuyện về con trai và hẹn hò. Nói đúng hơn lý do câu chuyện kết thúc là tại tôi im bặt. Tôi đang ở ngưỡng tuổi đôi mươi và đúng như Linh nói, lịch sử hẹn hò của tôi hoàn toàn trống rỗng chứ không dày đặc như nó. Tôi đã từ chối rất nhiều lời mời chỉ với cùng một cái cớ duy nhất là tôi không thích cậu cho nên tôi cứ mãi độc thân cho tới tận bây giờ. Tôi không biết tình yêu là gì, hương vị của nó ra sao nhưng tôi đủ thông minh để hiểu chỉ khi hai phía đều có cùng cảm xúc mới thắp sáng được thứ gọi là chân tình. Nếu tôi không bắt gặp chân tình tôi cũng chẳng muốn hao phí thời gian của bản thân chỉ để có một người nhảy cùng trong buổi vũ hội tổ chức ở trường.
- Xin lỗi. - Linh nuốt gọn đống đồ ăn vặt mà nó mang tới để bồi dưỡng cho tôi trước khi lên tiếng. - Lại động vào yếu điểm của cậu rồi. Cậu thấy lòng đau như cắt thì mau cho phép chàng trai nào đó bước vào cuộc sống của mình đi.
Tôi ngả lưng vào chiếc gối dựa đầu giường:
- Ngoài mấy vết xây xát do vụ tai nạn ra thì mình chẳng thấy nơi nào đau nữa cả.
- Nhắc tới vụ tai nạn mới nhớ. - Linh nói. - Bố cậu lo cho cậu lắm đấy. Khi biết cậu được người đi đường đưa tới bệnh viện bác gần như phát hoảng suốt trên đường từ đồn cảnh sát tới chỗ này.
- Ông ấy tới đây, đứng nhấp nhổm chừng vài phút rồi lại đi ngay chứ gì.
Thấy vẻ mặt chết điếng của Linh thì tôi biết điều mình đoán hoàn toàn đúng. Bố tôi luôn như vậy, ngay cả cái đêm mà mẹ mất ông cũng vì công việc mà không ở bên bà. Tôi tự hỏi mấy vụ án tại đồn cảnh sát có gì thú vị mà khiến ông không thể dứt ra. Và tôi ghét ông vì điều đó.
Tôi lại hỏi Linh:
- Người đi đường tốt bụng kia là ai vậy. Cậu có biết không?
- Cậu và mình đều biết anh ta đấy. - Câu nói của Linh khiến tôi phải huy động não bộ tới mức tối đa để rà soát xem người mà tôi và nó quen biết là ai nhưng rồi tôi cũng phải chịu thua mà lắc đầu. Khi đó Linh nói. - Cái tên học cùng chúng ta các môn chính trị. Cái tên mà ngày nào cũng ngồi sau chúng ta nghe lén chúng ta nói chuyện.
Đầu tôi gật gà gật gù như con lật đật bởi tôi nhớ ra cậu ấy rồi. Yeun Baek - một cậu bạn có khuôn mặt hơi ngố lại đi cắt kiểu mái bằng ngắn cũn thành ra lại càng ngố hơn. Mỗi lần đăng ký tín chỉ cậu ta đều gọi cho tôi và năn nỉ tôi nói cho cậu ta biết kỳ này tôi và Linh học lớp nào để cậu ta bám theo. Nhiều lúc tôi nghĩ cậu ta đang có ý gì đó với Linh nhưng tôi chẳng nói với nó vì thể nào nó cũng cho tôi một bài tựa như chưa từng có người yêu mà lại đi tư vấn yêu đương. Vì không nói được với Linh nên tôi chỉ có thể cổ động cậu ta. Tôi chẳng dám tưởng tượng cậu ta sẽ xoay xở với Linh thế nào khi đứng trước mặt nó bởi tiếng Việt của cậu hơi khó nghe một chút, cộng thêm bản tính nhút nhát nữa thì đúng là tương lai mịt mù.
- Gửi lời cảm ơn của mình đến cậu ấy nhé. - Tôi nói. - Khi được phép trở lại trường mình sẽ phải đãi Yeun Baek một bữa rồi.
Linh giơ chiếc đồng hồ đeo tay của nó lên cho tôi xem:
- Cậu hãy vui vì không phải đi học trong buổi thuyết giảng của thầy Dương.
Tôi tự trả lời câu hỏi về thời gian mà ban nãy thắc mắc:
- Giờ là buổi sáng.
- Nhìn cậu giống hệt tù nhân bị giam lỏng. - Linh chạy vù qua cửa sổ, giật rèm sang hai bên khiến ánh nắng lan tỏa vào căn phòng. - Xin chào ngày mới và tạm biệt cậu nhé.
Khi Linh rời đi căn phòng lại trở về trạng thái buồn tủi. Bố tôi vẫn chưa đến, tôi đoán ông lại đang bận xử lý một vụ án nào đấy tại sở và khi gặp tôi vào chiều nay hoặc muộn hơn nữa ông sẽ nói to cái lý do đó cho tôi nghe. Những lúc không được bố quan tâm tôi lại nhớ về mẹ. Nếu mẹ còn sống chắc chắn bà sẽ làm trái ngược hết với các hành động của bố. Khi tôi bị tai nạn, bà sẽ bỏ lại công việc mà tới viện chăm tôi cả ngày, ôm tôi vào lòng rồi nói rằng con sẽ khỏe lại nhanh thôi. Tôi nhớ lại giấc mơ đẹp ban nãy, trong giấc mơ đó tôi đã gặp bà.
Liệu có tồn tại thế giới bên kia - nơi các linh hồn thuộc về? Tôi biết đó chỉ là chuyện mê tín nhưng tôi vẫn muốn tin là nó có thực. Ít ra những người đã chết sẽ không hoàn toàn chết, họ vẫn tồn tại quanh ta chỉ có điều ta không thấy họ thôi, họ không còn hiện hữu trước mắt ta nhưng họ luôn dõi theo ta từng giây, từng phút.
Không, tôi biết cái đầu tôi vẫn còn hoạt động, tôi đang trên đường về nhà cùng cô bạn thân, nghe cô nàng kể lể về anh chàng bạn trai con bé mới quen, học trên bọn tôi một khóa. Các ký ức của tôi đang tái hiện lại, đứt quãng như chiếc màn hình bị nhiễu sóng. Tôi vẫn có thể hiểu được chuyện gì đang diễn ra khi cố gắng lắp ghép lại các khung hình rời rạc đó để tạo nên một câu chuyện hoàn chỉnh. Bạn tôi chạy tới chỗ hẹn với anh chàng khóa trên, còn tôi trở về nhà một mình, đi qua con hẻm, có tiếng động cơ xe hơi nổ sau lưng tôi. Đó là âm thanh cuối cùng tôi nghe được khi cú va chạm diễn ra, chiếc xe đó tông thẳng vào lưng tôi còn tôi thì nằm sấp dưới đất.
[Chúc bạn đọc sách vui vẻ tại www.gacsach.com - gác nhỏ cho người yêu sách.]
Giờ tôi có thể trông thấy vũng máu chảy ra từ đầu mình. Một vũng lớn cứ lan dần, lan dần ngay cả khi lan tới chân ai đó, không biết người này đứng đấy từ khi nào mà giờ tôi mới trông thấy theo đường máu lan. Tôi nghĩ người này là chủ xe, cỡ giầy lớn nên có thể là nam, anh ta lỡ tông phải tôi nên tới đây để giúp chứ không bỏ chạy như những tên khốn khác. Nhưng lạ thật, chân người này vẫn đứng nguyên tại đó cho tới lúc máu của tôi bủa vây đôi giầy da. Cứ như thể anh ta đang chờ đợi, chờ cho tới lúc tôi bước đến thế giới bên kia. Nếu thực sự là vậy thì anh ta sắp thành công rồi, tôi không chịu nổi nữa, sức lực cuối cùng của tôi đang dồn hết vào đôi mắt cũng đã tiêu tan. Ngay cả khi bóng tối đang dần bao phủ tầm nhìn của tôi, đôi chân kia cũng chẳng hề nhúc nhích.
Tôi đang đứng trong một thế giới toàn là màu đen, ngoại trừ tấm thân đang phát sáng của mình. Ở nơi này, tôi mới lấy lại được sức lực, tôi có thể bước đi, tay tôi có thể khua khoắng, tôi có thể làm được hầu hết mọi việc với thân thể của mình ngay cả suy nghĩ. Tay tôi ôm lấy đầu, tôi ước gì mình không thể tiếp tục nghĩ ngợi nữa bởi các ký ức trong đầu tôi nói với tôi rằng, tôi đã chết. Tôi không sợ chết, chỉ là tôi chưa chào tạm biệt bố, chưa chào tạm biệt bạn bè nên tôi cảm thấy tiếc nuối, buồn tủi. Chưa bao giờ tôi nghĩ mình sẽ chết bất ngờ như thế này, điều tốt là tôi sẽ chẳng phải hoàn thành đống luận văn dang dở và điều tệ là tôi chẳng thể xem nốt mấy tập phim truyền hình dài tập mình đang theo dõi, chẳng thể đọc nốt mấy cuốn truyện dài hàng trăm trang mà tôi đang đánh dấu ở trang thứ mấy chục.
Nơi đây không chỉ có mình tôi lang thang vô định. Tôi trông thấy một tấm thân phát sáng khác đang đứng trước mặt mình. Tôi thấy người này rất quen, đôi mắt ấy, nụ cười ấy sao mà giống hệt tôi, nhưng dáng dấp lại cao và già dặn hơn tôi nhiều. Tôi nhớ ra rồi, tôi nhận ra bà ấy, bà là mẹ tôi, bà đã mất vì căn bệnh ung thư phổi khi tôi vào trung học. Căn bệnh quái ác đó khiến bà không nói được vì đau bởi vậy tôi chỉ in khuôn mặt bà vào tâm trí. Chắc bà cũng vậy, bà nhận ra tôi nên lúc này môi bà đang mỉm cười.
- Mẹ!
Đó là câu đầu tiên tôi muốn nói khi gặp lại bà sau nhiều năm xa cách. Tôi cứ nghĩ nước mắt mình sẽ tuôn ra như mưa rào mùa hạ, tôi sẽ sà vào lòng bà và nói rằng con yêu mẹ nhưng suy cho cùng đó là ý tưởng của một học sinh trung học. Giờ tôi đã lớn, tôi vẫn yêu bà nhưng cách thể hiện của tôi sẽ khác đi, khác đi rất nhiều. Tôi muốn cho bà thấy bộ dạng chín chắn, trưởng thành, cho bà thấy sản phẩm dạy dỗ của ông bố đáng kính.
Giờ thì tôi thỏa nguyện rồi. Bà không tới ôm tôi, vuốt ve đầu tôi mà chỉ đứng nguyên tại đó giữ nụ cười luôn nở trên môi. Bà cũng biết tôi không còn nhỏ nữa. Tay bà không còn để trước bụng, bà hất tay về phía tôi như thể muốn xua đuổi tôi đi. Phải chăng tôi đã sai khi cố tỏ ra là mình đã khôn lớn. Phải chăng tôi đã vô tình khiến bà nghĩ rằng tôi đang lạnh nhạt với bà. Nếu thực sự là vậy thì tôi cần giải thích, tôi gắng sức chạy tới chỗ bà nhưng càng chạy thì thân hình phát sáng của bà càng lùi ra xa. Không phải bà rời đi mà là tôi đang lùi dần, có lực hút nào đó đang kéo tôi rời khỏi bà, rời khỏi thế giới này.
Ngón tay là bộ phận duy nhất trên cơ thể tôi có thể cử động lúc bấy giờ. Tôi cảm thấy các đầu ngón tay yếu ớt đó đang mài nhẹ vào một thứ thô rát hệt như lớp vải trên chiếc áo sơ mi. Có tiếng bíp kêu đều đều bên tai tôi. Cánh tay phải của tôi thì lạnh ngắt. Hình như tôi biết mình đang ở đâu rồi. Tôi chưa muốn tỉnh lại mặc dù tôi có thể nhận thấy màu trăng trắng của ánh sáng đèn điện trong phòng len lỏi qua khóe mắt. Tôi vẫn tiếc giấc mơ ban nãy. Tôi còn chưa được nghe giọng nói của bà.
- Trần Khả Ngân.
Có ai đó đang gọi tên tôi. Đó là giọng nói mà tôi chưa từng nghe lần nào trong số tất cả những người mà tôi quen. Giọng anh ta nghe thật dịu làm sao, tôi tự hỏi có phải anh ta đang định ru tôi ngủ thêm một giấc nữa không. Tôi quyết định mở mắt bởi tôi chẳng thích thú gì khi có người lạ nhìn ngó khi mình đang ngủ. Mắt tôi chưa quen với ánh sáng nên nó cứ mở ra chút lại khép vào ngay, vài lần như vậy tôi mới có thể tiếp nhận các hình ảnh trước mặt một cách rõ nét được.
Chiếc đồng hồ treo trên tường đối diện giường bệnh là thứ đầu tiên tôi nhìn thấy. Kim giờ chỉ đúng số mười hai, kim phút chỉ số tám còn kim giây thì tôi không dám nhìn, tôi sợ đầu mình sẽ choáng mất. Bây giờ là tám giờ, sáng hay tối thì tôi chịu bởi rèm cửa sổ đã được kéo kín mít.
- Chào em.
Tiếng tích tắc của kim đồng hồ không còn thu hút tôi nữa bởi giọng nói khiến tôi phải mở mắt kia lại cất lên. Mải nghĩ xem giờ là sáng hay tối nên tôi quên mất ý định tỉnh dậy của mình. Đầu tôi hơi nghiêng sang chỗ anh ta. Một người đàn ông mặc áo blouse trắng đang ngồi vắt chân trên ghế mỉm cười với tôi. Khuôn mặt chín chắn, ẩn chứa thăng trầm kia là mẫu người mà cô bạn thân của tôi rất thích. Còn đối với tôi, anh ta chỉ là một kẻ phá đám giấc ngủ của người khác.
Bác sĩ chỉnh chiếc cà vạt, chân không còn vắt vẻo trên ghế nữa mà chuyển sang tư thế chững chạc như thể sắp thông báo với bệnh nhân của mình rằng cô đã mắc phải căn bệnh nan y vô phương cứu chữa:
- Anh khiến em tỉnh giấc hả?
- Phải.
Tôi trả lời cụt ngủn mà chẳng cần suy nghĩ lấy nửa giây. Một phần vì sự thực đúng là như vậy, một phần vì câu hỏi của anh ta không như tôi nghĩ. Tôi muốn anh ta vào ngay vấn đề chính. Hỏi những câu mà bác sĩ nên nói với bệnh nhân chứ không phải mấy câu xã giao mất thì giờ thế này.
Nhìn thẻ tên nhỏ ghim trước túi áo trên ngực anh ta, tôi hỏi:
- Bác sĩ Quân. Vết thương của em không nặng chứ. Liệu có máu tụ hay chấn thương cột sống hay thứ gì đại loại như vậy không. Em chỉ mới sống được có một phần ba cuộc đời nên anh đừng có giấu giếm để em khỏi lãng phí khoảng thời gian ngắn ngủi còn lại.
Quân chỉnh lại thẻ tên trên ngực cho ngay ngắn bởi anh ta biết tôi tìm thấy tên anh ta ở đâu. Có vẻ như anh ta rất thích thú trước câu nói của tôi bởi miệng anh ta không khép lại được:
- Để anh đoán nhé. Em thuộc tuýp người “bất cần đời" phải không? Theo cách nói của giới trẻ ấy.
Tôi lắc đầu, chẳng biết đó có phải câu nói mang tính hài hước của anh ta không nhưng tôi chẳng thấy nó hài ở đâu cả:
- Kiểu người dám đối mặt với sự thật.
- Hiểu rồi. - Tới giờ Quân mới ngưng cười. Nhăn trán vài lần trước khi trở lại trạng thái nghiêm túc. - Anh muốn làm rõ một vấn đề trước khi tuyên bố tình trạng của em. Giờ em thấy thế nào, các giác quan vẫn bình thường chứ?
Điều đầu tiên tôi dám chắc là tai không bị lãng vì tôi có thể nghe được câu hỏi của bác sĩ. Sau đó tôi chớp mắt liên hồi để chắc là mình vẫn nhận ra đủ loại màu sắc từ trắng, đen, tới xanh lá. Mũi tôi hít một hơi dài gắng sức ngửi mùi hương đặc trưng của thuốc men trong bệnh viện.
- Thính giác, thị giác, khứu giác của em đều ổn. - Tôi tự cấu vào cánh tay mình rồi khẽ kêu một tiếng làm anh ta lại có cớ cười cợt. - Xúc giác cũng ổn nốt. Anh có thể mua thứ gì đó lên đây nếu muốn biết vị giác của em có hoạt động không.
Quân đút tay vào túi quần, rút di động ra thực hiện thao tác nào đấy tôi không thể đoán được. Anh ta nói:
- Anh hiểu câu này nghĩa là em đang đói. Lát nữa bố em sẽ mang cho con gái cưng rất nhiều đồ ăn ngon đấy. Phận sự của anh tới đây là hết rồi.
Trước khi rời đi, anh ta đặt danh thiếp lên mặt bàn cạnh giường bệnh, để lại thông tin liên hệ cho tôi:
- Hiện giờ thì em ổn. Nhưng bất cứ lúc nào thấy bất ổn có thể gọi cho anh.
Khi cánh cửa phòng bệnh khép lại. Tôi cầm lấy danh thiếp của bác sĩ và thầm mong sẽ chẳng bao giờ phải liên lạc với anh ta. Vậy mà chẳng hiểu sao tay tôi lại không nghe lời chủ, tự động đút danh thiếp vào trong túi áo. Chắc là một phần nào đó trong tôi lo rằng ngày nào tôi còn ngồi trên giường bệnh, mặc bộ quần áo màu trắng rộng thùng thình này thì ngày đó bệnh của tôi còn có cơ hội phát tác. Tôi dự định lát nữa khi bố mang đồ ăn tới tôi sẽ nằng nặc đòi ông làm đơn xuất viện.
Cửa phòng kêu cạch một tiếng. Tôi không nghĩ bố mình đến sớm vậy vì bác sĩ mới nhắn cho ông cách đây không lâu. Tôi ngó nghiêng, chờ xem ai đó sẽ xuất hiện sau bức tường ngăn cách phòng bệnh với hành lang dẫn ra ngoài khi tiếng cạch kia kêu thêm một lần nữa.
Tôi giật nảy người khi con nhỏ đó nhảy phắt ra hù họa mình. Là Linh, đứa bạn thân duy nhất mà tôi có. Đứa bạn luôn kề cạnh bên tôi từ khi học mẫu giáo cho tới ngày vào Đại học. Khoảng thời gian là đứa trẻ thò lò mũi xanh cho tới lúc trở thành sinh viên, chúng tôi đã thay đổi rất nhiều. Về ngoại hình, hồi nhỏ chúng tôi đều trung thành với tóc cột đuôi ngựa, thỉnh thoảng hai đứa ngồi tết cái đuôi thành lọn cho nhau; khi lớn lên, chính xác là vào thời điểm văn hóa Hàn ập vào Việt Nam thì mái tóc của Linh đã được cắt ngắn ngang vai, lại xoăn bồng bềnh còn tôi thì không thích cột tóc nữa.
Gặp nhau trong bệnh viện, ngoài cười một tràng ra thì hai đứa bọn tôi chẳng biết làm gì hơn. Linh mang theo một lô một lốc nào là hoa tươi, đồ ăn vặt, hoa quả để trong túi bọc ni lông. Nó nhẫn tâm tháo dỡ mấy bông hoa vàng chóe trên lọ còn chưa héo úa ra để đặt bó hoa mà nó mới mua cho tôi vào trước khi đem túi quà vặt đặt lên giường.
Linh ngồi kế bên tôi, nói nhỏ như sợ ai nghe thấy:
- Mặc kệ cái chế độ dinh dưỡng sặc mùi lý thuyết của đám bác sĩ mà thưởng thức đồ ăn hảo hạng của sinh viên đi.
Tôi nháy mắt liền với nó:
- Ăn mừng vì mình tai qua nạn khỏi nào.
Bỗng nhiên, mặt mũi con bé ỉu xìu đi trông thấy. Tôi biết nó định nói gì nhưng không kịp ngăn miệng nó lại:
- Nếu hôm đó mình cùng về với cậu thì đã không xảy ra chuyện.
Không để Linh tự trách mình nữa. Tôi vừa cho viên kẹo dẻo vào miệng, ngấu nghiến ăn vừa tựa vào vai nó:
- Sao cậu không nghĩ nếu hôm đó cậu đi cùng thì cũng nằm một chỗ trên giường giống mình lúc này. Quên chuyện đáng tiếc này đi, kể cho mình xem tiến độ hẹn hò với anh chàng khóa trên thế nào rồi.
Cố tình đánh trúng tâm lý của Linh, tôi biết thừa nó sẽ tươi tỉnh lên khi động tới chuyện bạn trai và hẹn hò. Đúng như tôi dự đoán, Linh cởi giày, ngồi khoanh chân gọn gàng trên giường, miệng liến thoắng:
- Anh Quang rất tốt bụng, kỹ năng chăm sóc bạn gái không chê vào đâu được. Khi mình nói bụng mình đang đánh trống, anh ấy sẽ chạy tới hàng quán nào đó và quay về sau mười phút với suất Pizza trên tay.
Nước miếng tôi không chảy tùm lum vì may mắn là tôi ghét Pizza. Nuốt miếng kẹo dẻo vào trong bụng sau khi nghiền nát nó tôi tự hỏi đồ ăn trong cái bệnh viện này đáng sợ ra sao.
Tôi tư vấn cho Linh. Cứ khi nào nó bắt đầu hẹn hò với một anh chàng nào đó tôi đều đưa ra điều nghi vấn trước khi nó chia tay rồi tới khóc lóc ướt hết áo tôi:
- Cậu có nghĩ anh ta coi cậu như em gái không.
Và lần tư vấn nào cũng vậy. Linh dựa vào hoàn cảnh éo le của tôi mà phủ định mấy lời nói chẳng có chút trọng lượng nào phát ra từ miệng tôi:
- Xem cô gái chưa từng yêu đương xin làm bác sĩ tư vấn tình yêu kìa.
Đó là cách chúng tôi kết thúc câu chuyện về con trai và hẹn hò. Nói đúng hơn lý do câu chuyện kết thúc là tại tôi im bặt. Tôi đang ở ngưỡng tuổi đôi mươi và đúng như Linh nói, lịch sử hẹn hò của tôi hoàn toàn trống rỗng chứ không dày đặc như nó. Tôi đã từ chối rất nhiều lời mời chỉ với cùng một cái cớ duy nhất là tôi không thích cậu cho nên tôi cứ mãi độc thân cho tới tận bây giờ. Tôi không biết tình yêu là gì, hương vị của nó ra sao nhưng tôi đủ thông minh để hiểu chỉ khi hai phía đều có cùng cảm xúc mới thắp sáng được thứ gọi là chân tình. Nếu tôi không bắt gặp chân tình tôi cũng chẳng muốn hao phí thời gian của bản thân chỉ để có một người nhảy cùng trong buổi vũ hội tổ chức ở trường.
- Xin lỗi. - Linh nuốt gọn đống đồ ăn vặt mà nó mang tới để bồi dưỡng cho tôi trước khi lên tiếng. - Lại động vào yếu điểm của cậu rồi. Cậu thấy lòng đau như cắt thì mau cho phép chàng trai nào đó bước vào cuộc sống của mình đi.
Tôi ngả lưng vào chiếc gối dựa đầu giường:
- Ngoài mấy vết xây xát do vụ tai nạn ra thì mình chẳng thấy nơi nào đau nữa cả.
- Nhắc tới vụ tai nạn mới nhớ. - Linh nói. - Bố cậu lo cho cậu lắm đấy. Khi biết cậu được người đi đường đưa tới bệnh viện bác gần như phát hoảng suốt trên đường từ đồn cảnh sát tới chỗ này.
- Ông ấy tới đây, đứng nhấp nhổm chừng vài phút rồi lại đi ngay chứ gì.
Thấy vẻ mặt chết điếng của Linh thì tôi biết điều mình đoán hoàn toàn đúng. Bố tôi luôn như vậy, ngay cả cái đêm mà mẹ mất ông cũng vì công việc mà không ở bên bà. Tôi tự hỏi mấy vụ án tại đồn cảnh sát có gì thú vị mà khiến ông không thể dứt ra. Và tôi ghét ông vì điều đó.
Tôi lại hỏi Linh:
- Người đi đường tốt bụng kia là ai vậy. Cậu có biết không?
- Cậu và mình đều biết anh ta đấy. - Câu nói của Linh khiến tôi phải huy động não bộ tới mức tối đa để rà soát xem người mà tôi và nó quen biết là ai nhưng rồi tôi cũng phải chịu thua mà lắc đầu. Khi đó Linh nói. - Cái tên học cùng chúng ta các môn chính trị. Cái tên mà ngày nào cũng ngồi sau chúng ta nghe lén chúng ta nói chuyện.
Đầu tôi gật gà gật gù như con lật đật bởi tôi nhớ ra cậu ấy rồi. Yeun Baek - một cậu bạn có khuôn mặt hơi ngố lại đi cắt kiểu mái bằng ngắn cũn thành ra lại càng ngố hơn. Mỗi lần đăng ký tín chỉ cậu ta đều gọi cho tôi và năn nỉ tôi nói cho cậu ta biết kỳ này tôi và Linh học lớp nào để cậu ta bám theo. Nhiều lúc tôi nghĩ cậu ta đang có ý gì đó với Linh nhưng tôi chẳng nói với nó vì thể nào nó cũng cho tôi một bài tựa như chưa từng có người yêu mà lại đi tư vấn yêu đương. Vì không nói được với Linh nên tôi chỉ có thể cổ động cậu ta. Tôi chẳng dám tưởng tượng cậu ta sẽ xoay xở với Linh thế nào khi đứng trước mặt nó bởi tiếng Việt của cậu hơi khó nghe một chút, cộng thêm bản tính nhút nhát nữa thì đúng là tương lai mịt mù.
- Gửi lời cảm ơn của mình đến cậu ấy nhé. - Tôi nói. - Khi được phép trở lại trường mình sẽ phải đãi Yeun Baek một bữa rồi.
Linh giơ chiếc đồng hồ đeo tay của nó lên cho tôi xem:
- Cậu hãy vui vì không phải đi học trong buổi thuyết giảng của thầy Dương.
Tôi tự trả lời câu hỏi về thời gian mà ban nãy thắc mắc:
- Giờ là buổi sáng.
- Nhìn cậu giống hệt tù nhân bị giam lỏng. - Linh chạy vù qua cửa sổ, giật rèm sang hai bên khiến ánh nắng lan tỏa vào căn phòng. - Xin chào ngày mới và tạm biệt cậu nhé.
Khi Linh rời đi căn phòng lại trở về trạng thái buồn tủi. Bố tôi vẫn chưa đến, tôi đoán ông lại đang bận xử lý một vụ án nào đấy tại sở và khi gặp tôi vào chiều nay hoặc muộn hơn nữa ông sẽ nói to cái lý do đó cho tôi nghe. Những lúc không được bố quan tâm tôi lại nhớ về mẹ. Nếu mẹ còn sống chắc chắn bà sẽ làm trái ngược hết với các hành động của bố. Khi tôi bị tai nạn, bà sẽ bỏ lại công việc mà tới viện chăm tôi cả ngày, ôm tôi vào lòng rồi nói rằng con sẽ khỏe lại nhanh thôi. Tôi nhớ lại giấc mơ đẹp ban nãy, trong giấc mơ đó tôi đã gặp bà.
Liệu có tồn tại thế giới bên kia - nơi các linh hồn thuộc về? Tôi biết đó chỉ là chuyện mê tín nhưng tôi vẫn muốn tin là nó có thực. Ít ra những người đã chết sẽ không hoàn toàn chết, họ vẫn tồn tại quanh ta chỉ có điều ta không thấy họ thôi, họ không còn hiện hữu trước mắt ta nhưng họ luôn dõi theo ta từng giây, từng phút.
Tác giả :
Vương Hà