Nhất Phẩm Giang Sơn
Quyển 7 - Chương 337: Mất vuốt chỉ còn đường lui

Nhất Phẩm Giang Sơn

Quyển 7 - Chương 337: Mất vuốt chỉ còn đường lui

Tuy triều đình không thích những nhà ăn bổng lộc tranh giành lợi ích với người dân nhưng xã hội đã bị thương nhiệp hóa rồi, chỗ nào cũng có con cháu của thương nhân lên ngôi. Không có chuyện chỉ vì một người thi đậu tiến sĩ thì cả nhà phải đóng cửa kinh doanh. Huống chi bổng lộc của các quan tầng trung ở Biện Kinh còn không đủ để nuôi sống cả gia đình, triều đình cũng không có khả năng tăng lương bổng thì chỉ có thể buôn bán đối với gia đình quan viên, cũng chỉ có thể đưa ra thái độ ngầm ủng hộ, không cổ vũ, không phản đối.
Nhưng đối với quan to lộc hậu, không được phép đoạt lợi với người dân. Điều này vẫn mang tính trói buộc, những dòng họ trực hệ công khanh cả triều đình không được kinh doanh… Tuy nhiên triều đình cũng không cấm quan tham gia cổ phần thu lợi. Cho nên nhà ai cũng có “bà con xa" là phú thương lớn, tùy ý nhập điểm cổ phần, như vậy hằng năm có thể ngồi mà ăn hoa hồng.
Mặc dù Trần Khác không được tính là quan lớn nhưng cũng có vạn người nhìn vào, hắn tuyệt đối không thể dính vào buôn bán được. Thực ra hắn sớm đã không tham gia vào bất kỳ chuyện kinh doanh nào, bao gồm của những công việc kinh doanh dưới cờ, đăng kí ông chủ, chưởng quầy ở quan phủ cũng không có bất cứ quan hệ thân thiết gì đến hắn. Trần Khác chỉ tham gia cổ phần trong đó thôi chứ tuyệt đối không cầm đầu.
Nói đây là hành động bất đắc dĩ cũng được, nói là chiến lược của Trần Khác cũng tốt, tóm lại là trò chơi tự mình dùng tiền của mình để cho người khác làm ông chủ ngược lại cũng đảm bảo người quản lý mười tám là không dối trên lừa dưới, chỉ làm trung gian kiếm lời. Bởi vì làm ăn vốn là bọn họ.
Cho nên vấn đề nợ nần lớn của Trần Khác cũng không phải quá lo lắng. Bởi vì thứ nhất hắn cũng không thực sự xuất tiền mà là bỏ vốn từ tài khoản của tiền hiệu Biện Kinh, mà hắn cũng không phải là người đi vay mà chính là trên người các nhà buôn, cho nên mười tám quản sự càng sốt ruột hơn mình, khẳng định phải tận tâm tận lực làm lớn mạnh kinh doanh, tranh thủ sớm thoát khỏi món nợ nần lớn này.
Hơn nữa hắn không lo lắng về vấn đề khống chế, bởi vì thông qua sắp xếp quyền lợi cổ phần phức tạp chỉ có tập đoàn tài chính Thanh Thần và Lam Mạo thương hội cùng lúc phản đối thì hắn mới mất quyền quyết sách. Nếu một quyết định mà làm cho hai tổ chức đều phản đối thì nhất định là buôn bán thua lỗ, không làm cũng được.
Trần Khác tin, mấy lọai chiến hạm thiết kế này có người Nhất Tứ Nhạc Nghiệp cầm lái, có người của tập đoàn Thanh Thần giám sát, không cần bản thân mình phải làm thêm việc gì nữa, có thể buôn bán ở nơi này tiền đồ rộng mở ngàn dặm rồi.
Về phần công việc của Tiểu Muội và Nguyệt Nga, đơn giản là nhìn chằm chằm vào túi tiền của nhà mình, để tránh tình trạng tập đoàn Thanh Thần và Thương hội Lam Mạo cấu kết với nhau, trong khi chính mình ngược lại không hề phát giác điều gì. Xem như hắn trù tính đến miếng vá cuối cùng… Xử lý xong phiền hà ở nhà, cuối cùng Trần Khác cũng có thể nhẹ nhàng mà ra trận, làm một cuộc lớn rồi.
- Cái gọi là làm lớn một cuộc, chỉ e là phải tốn tiền thôi.
Chu Định Khôn không cười được:
- Đại nhân, hôm đó người vừa mới bảo đảm, sẽ không tiêu tiền bậy bạ nữa mà.
- Nhưng ngươi cũng nói, tiền cần phải tiêu thì không nên tiết kiệm mà.
Trong thư phòng, Trần Khác cườit tủm tỉm nói:
- Có phải ngươi nói vậy không?
- Vâng…
Vẻ mặt của Chu Định Khôn đau khổ nói:
- Trước tiên là nói muốn làm gì đi?
- Ừ.
Trần Khác gật đầu, kéo vuông góc tay bên, Trần Tín liền đi tới hỏi:
- Đại nhân có gì chỉ bảo?
- Thẩm tiên sinh đã đến chưa?
Trần Khác hỏi.
- Đến rồi, đang đợi bên ngoài tiền sảnh.
- Mau mời ông ta vào.
Trần Khác nói xong lại đứng lên nói tiếp:
- Thôi hãy để ta đi.
Hắn bước nhanh vào phòng trà, Thẩm Quát nghe thấy có tiếng động liền khẩn trương đứng dậy hành lễ nói:
- Hạ quan bái kiến đại nhân.
- Tồn Trung huynh, để huynh phải chờ lâu rồi.
Trần Khác đi đến, thân thiết vỗ vai y nói:
- Nhưng huynh cũng để ta đợi lâu rồi đấy.
- Hổ thẹn…
Thẩm Quát xấu hổ cười nói:
- Hạ quan không đáng làm người.
Năm ngoái khi rời khỏi
Đại Lý, Trần Khác vốn muốn cho Thẩm Quát đến kinh thành để làm quan, tiếc rằng y xem xét thế cuộc đã cự tuyệt ý tốt của Trần Khác, để tránh khỏi thành môn thất hỏa, tai bai vạ gió.
Tuy lý do của y cũng rất chu toàn… Y nói tự mình nhận thức sâu sắc, biết trên chốn quan trường, tiến sĩ mới là đạo lý cứng rắn, cho nên tạm thời y không muốn làm quan lần nữa, muốn chuyên tâm học hành hai năm, đợi thi được tiến sĩ rồi nói sau.
Đương nhiên Trần Khác khó mà có thể nói được gì nữa, đành căn dặn y, khi nào rảnh nên xem nhiều một chút những cuốn sách hắn cho, mặt khác cũng nhờ y giúp một chuyện. Thẩm Quát rất có cảm tình với Trần Khác, nói hai người là người tài quý mến người tài cũng không quá, bởi vì không muốn gây ra phiền toái, cự tuyệt ý tốt của đối phương thì cũng đã cảm thấy tội lỗi sâu sắc đương nhiên là đồng ý.
Dùng tám tháng, Thẩm Quát làm xong chuyện mà Trần Khác nhờ giúp, vốn muốn nhân lúc rảnh tham gia hôn lễ giao cho hắn, ai ngờ trên đường đi lại lâm bệnh làm trễ mất mấy ngày, đợi tới khi đuổi đến kinh thành thì hôn lễ đã xong được năm ngày… Thế nên Trần Khác mới nói ông ta để hắn đợi lâu.
- Đã lâu không gặp, sao lại xa lạ như vậy?
Trần Khác nắm tay đưa y vào thư phòng nói:
- Chúng ta vào trong nói chuyện.
Hai người vào thư phòng, ngồi xuống. Chu Định Khôn ngồi ở một bên. Bởi vì có nhiều hơn một người hơn nữa lại giống với tổ tiên họ hàng mình nên Thẩm Quát cũng không biết nên nói thế nào.
- Vị này chính là bằng
hữu tốt của tôi, Chu tiên sinh.
Trần Khác giới thiệu với
y nói:
- Huynh đệ của anh ta,
chính là Chu Định Càn.
- Ồ.
Thẩm Quát và Chu Định
Càn không ít lần tiếp xúc với nhau nên chỉ một thoáng là hiểu liền. Nếu như Chu Định Càn là tâm phúc của Trần Khác thì Chu tiên sinh này cũng không có vấn đề gì cả:
- Hân hạnh, hân hạnh.
Ba người hàn huyên vài câu, Trần Khác đánh tan không khí ảm đạm nói:
- Tồn Trung huynh
trong thư nói, kĩ thuật in chữ rời đã có cải tiến lớn, ta tìm một tài chủ đến, huynh nói với ông ta xem rốt cục là có gì tiến bộ. Nếu như có thể thuyết phục được lão, Chu huynh mua sẽ thiết kế của huynh, ở Biện Kinh thiết lập xưởng in chữ rời.
Nói đến kĩ thuật in là một trong bốn phát minh lớn của Trung Quốc, chính là xuất hiện trong thời đại này. Nhưng bất kỳ một phát minh nào khi mới ra đời, đều có thể phải trai qua cục diện không người ủng hộ. Trần Khác hỏi người bên cạnh có biết kĩ thuật in hay không cũng không ngoại lệ, đáp án lấy được đều là sự phủ định.
Nhưng Trần Khác nhớ rất rõ, Tất Thăng chính là người của thời đại này hơn nữa còn là người đã lớn tuổi rồi, hẳn là đã phát minh ra loại kĩ thuật có thể thay đổi thế giới, cho nên hắn cảm thấy mở rộng kĩ thuật in ra chính là bụng làm thì dạ chịu, không thể đổ trách nhiệm cho người khác.
Khi hắn đến lúc có đủ lực lượng, liền sai người đi tìm Tất Thăng trong cả nước nhưng sự tích về cuộc đời của Tất Thăng không có trong sử sách. Chỉ có vài thập niên sau trong “Mộng khê bút đàm" do Thẩm Quát viết có ghi chép lại.
Vả lại Thẩm Quất chỉ miêu tả Tất Thăng là một người áo vải, quê quán, cuộc đời cũng không nói rõ cho nên cũng tương đương như chưa nói gì. Trần Khác như tìm kim đáy bể vậy.
Nhưng hắn tin nếu là người áo vải thì không có việc dùng là miếng cơm manh áo, chỉ đơn thuần là vì yêu thích mà ham nghiên cứu in ấn mà thôi. Cho nên Tất Thăng nhất định là làm việc trong ngành sản xuất in ấn, chỉ có người thành thạo kỹ thuật in, mới có thể biết được khuyết điểm của kĩ thuật in ấn, từ đó mới có cải tiến được.
Chỉ có điều văn hóa Triều Tống phát triển hưng thịnh, cả nước mỗi châu mỗi huyện đều có xưởng in muốn tìm được người này cũng gặp rất nhiều khó khăn.
Mãi đến mùa đông năm ngoái, mới tìm được vị đại phát minh ở Kỳ Châu huyện Anh Sơn sinh thời không tiếng tăm, sau khi chết vinh quang nghìn đời. Nhưng đáng tiếc là Tất Thăng đã qua đời sáu năm rồi…
Tuy nhiên may mắn chính là, Tất Thăng cũng không có mang những phát minh của mình đi xuống phần mộ và ông đã không cầu lợi truyền lại cho đệ tử của mình là Vương Đại Sơn.
Vì thế người Trần Khác đã phái đi, đã dẫn Vương Đại Sơn và tất cả công cụ đến thành thành Đông Xuyên.
Trần Khác lập tức ra lệnh cho gã chế tác in chữ, Vương Đại Sơn đã dùng bùn làm thành từng khuôn mẫu, ở một mặt khắc lên một chữ đơn ngược, sau đó dùng lửa nung cho rắn lại từng chữ in rời bùn là xong.
Lúc đó Trần Khác đang cầm những chữ khắc bùn đó trong lòng vô vùng vui sướng, in rời so với bản khắc in ưu việt hơn rất nhiều, thật sự là cao hơn rất nhiều. Có được thứ đồ chơi nhỏ này, hắn sẽ có thể mang lại ảnh hưởng sâu sắc tới tư tưởng của người Tống triều.
Nhưng kết quả dùng thử lại dội cho một gáo nước lạnh vào đầu hắn. Sự thật đã chứng minh chất lượng của kĩ thuật in không bằng bản khắc, chữ in bằng bùn không thể sử dụng được nhiều lần, việc cải thiện hiệu quả cũng không rõ ràng là mấy, giá cả cũng giảm rất ít.
Thấy ông ta khoác lác về kĩ thuật thần kì, kết quả như vậy khiến cho bọn Thẩm Quát, Tô Tụng vô cùng thất vọng, Trần Khác thì kiên trì nói:
- Khẳng định là in rời mạnh hơn bản khắc, cứ cho là chữ in bằng bùn, sau khi số lượng tăng lên, ưu điểm sẽ hiện rõ hơn.

Bởi vì khuyết điểm của bản khắc thật sự quá lớn. Một là tốn thời gian, tốn công sức, tốn nguyên liệu mỗi một trang đều cần một bản. Cứ cho là thiếu một hàng chữ cũng phải khắc ra một bản khác. Cho nên số lượng và trình độ thuần thục của công nhân bản khắc trực tiếp hạn chế sự phát triển của ngành xuất bản.
Thứ hai, rất nhiều bản in lưu giữ không tiện, một quyển Luận ngữ thì cần cả một phòng bản khắc, một thư xã có thể có bản khắc của mấy chục cuốn sách đây.
Thứ ba, chữ có sai cũng không thể sửa lại một cách dễ dàng được.
Điểm này kĩ thuật in rời có thể dễ dàng hạn chế được.
Về vấn đều của bản thân kĩ thuật in rời, Trần Khác không hề quan tâm bởi vì hắn có Thẩm Quát và Tô Tụng, hai nhà khoa học nhà phát minh tuyệt vời thiên cổ là cao thủ giải quyết vấn đề.
Hơn nữa hắn cũng có suy nghĩ cải tiến tổng thể, một là bộ chữ chì in rời cao cấp, một là chữ mộc in rời sơ cấp. Từ chữ in rời bằng bùn đến hai loại chữ in rời này, trên mặt lý thuyết thì không có trở ngại gì quan trọng, mấu chốt là xem bọn họ có biến lý thuyết thành thực thế hay không mà thôi.
Trần Khác giao nhiệm vụ trông coi việc chế tạo chữ chì in rời cho Tô Tụng, nhiệm vụ làm chữ mộc thì giao cho Thẩm Quát.
Trong thư phòng Trần Phủ, Thẩm Quát nói tới thành quả nghiên cứu của y.
- Trải qua sự thực nghiệm của hạ quan và Vương Đại Sơn, đã phát hiện ra chữ mộc in rời rắn chắc và bền hơn nhiều so với chữ in rời bằng bùn. Hơn nữa việc lấy tài liệu cũng tương đối dễ dàng, phí tổn cũng không cao, việc chế tạo đơn giản, nhanh chóng, là có thể mở rộng kĩ thuật in chữ rời. Nhưng khuyết điểm là vật liệu bằng gỗ, hoa văn độ thưa dày không đều, khắc khá khó khăn, nếu dính nước sẽ bị biến dạng, vả lại nếu như để dược phẩm dính vào thì lại càng không dễ tách ra được.
- Mấy tháng nay, hạ quan đã thí nghiệm không dưới trăm loại vật liệu gỗ khác nhau, cuối cùng thì cũng chọn được gỗ đường lê để khắc chữ gỗ. Bởi vì loại gỗ này hoa văn đủ tinh mịn, lại chắc, cứng điêu khắc rất tiện hơn nữa không ra nước, có thể giữ được trong một thời gian dài. Xem như một loại nguyên liệu lý tưởng.
Nói xong y lấy từ túi ra mấy thanh gỗ, đưa cho Trần Khác và Chu Định Khôn nói:
- Đây là gỗ đường lê, sau khi trải qua sự dầm mưa dãi nắng của tự nhiên sẽ tự khô ráo, gặp nước sẽ không dễ bị biến dạng. Có thể dùng làm khuôn chữ, đầu tiên là cưa thành một mảnh dài, nhỏ, sau đó lấy có thể viết chữ điêu khắc lên bên trên được.
Trần Khác cầm trong tay nhìn một chút, những cũng không thấy manh mối gì, liền cười nói:
- Ngươi cảm thấy, loại gỗ khắc chữ này có thể nhanh hơn bản khắc kia bao nhiêu?
- Thứ cho hạ quan nói thẳng, e là không nhanh hơn bao nhiêu.
Thẩm Quát lắc đầu nói:
- Chữ in rời đương nhiên là nhanh hơn so với bản khắc gấp mấy lần, nhưng chữ in rời thì phải sắp xếp, chỉ e tác dụng cũng không nhiều. Cả một biển sách, một mặt sắp chữ, một mặt in ấn, vừa lâu, hơn nữa bản chữ in rời ắt không đủ dùng. Đó là điều không tiện đầu tiên. Sau khi in xong, làm rỗng in lại, lại phải sắp xếp lại, đây là điều không tiện thứ hai. Cái này thì bản khắc không mắc phải, chữ in rời chưa chắc đã thắng bản khắc. Hạ quan nghĩ chữ in rời của Tất Thăng không thể mở rộng vì có hai khuyết điểm trên.
- Chính là ý này.
Trần Khác gật đầu, trước kia chính hắn còn sùng bái cái gọi là Tứ đại phát minh. Hắn mỉm cười nhìn về phía Thẩm Quát nói:
- Tuy nhiên Tồn Trung huynh khẳng định là có cách.
- Hạ quan cũng không có thượng sách gì.
Thẩm Quát nói:
- Đơn giản là chiết trung.
- Chiết trung?
Trần Khác cười nói:
- Là sao?
- Chính là đem chữ in rời và bản khắc kết hợp lại với nhau.
Thẩm Quát nói:
- Điểm không tiện của bản khắc chủ yếu là ở chỗ tiêu tốn thời gian và công sức, còn lại thì cũng không có gì.
Dừng lại một chút y lại nói:
- Cho nên hạ quan thiết
nghĩ, liệu có thể đổi thành loại in chữ rời hoàn toàn tương đồng với in trực tiếp, sau đó lại phục chế thành bản khắc. Như vậy, mặc dù trình tự làm việc có thêm một bước nhưng có thể khắc phục hai điểm bất tiện lớn nhất của bản khắc và chữ in rời.
- Ý kiến hay.
Trần Khác gật đầu nói:
- Tồn Trung huynh, ý này đúng là hay lắm, chỉ có điều không biết hiệu quả thực tế thế nào?
- Hạ quan thí nghiệm dùng bùn quánh ấn xuống, sau đó đúc khuôn thành bản chì, hiệu quả rất hài lòng.
Thẩm Quát lấy tư cách là nhà khoa học cẩn thận, nghiêm túc nói:
- Nhưng cứ như vậy, bản bùn sẽ vỡ, chỉ dùng được một lần duy nhất không thể bảo tồn. Mà bản chì một khi đã hư hỏng thì cũng không có cách nào đúc khuôn được, phải in lại, lại cần sắp chữ một lần nữa, vẫn là không thể thập toàn thập mỹ. Hạ quan nghĩ tìm cách có thể đúc khuôn bản chì mà lại không bị vỡ, chỉ có điều còn chưa rõ…
- Cái này cũng hay.
Trần Khác ngược lại cũng đã thấy thỏa mãn:
- Bản bùn dễ vỡ, ngay sau khi chúng ta sắp chữ, hơn một vài công đoạn, cũng không mất thêm bao nhiêu thời gian.
- Như vậy, so với bản khắc lúc nãy càng chiếm đất.
Thẩm Quát cười khổ nói.
- Sao có thể cố gắng hết sức như ý ngươi?
Trần Khác khoát tay nói:
- Ngươi tiếp tục nghiên cứu, Chu Viên Ngoại trước tiên dùng cách này để in, đợi có cách mới chúng ta lại đổi mới kĩ thuật là được.
- Cũng được.
Thẩm Quát nhận thấy sự vội vã của Trần Khác liền nói:
- Hạ quan còn nghĩ ra một loại giá sắp chữ. Lấy 30 quyển sách thấy hằng ngày làm căn cứ, dựa theo tần suất sử dụng văn tự mà phân chia thành mười lăm loại, sau đó lại quy nạp và phân chia thành ba loại lớn là chữ thường dùng, chữ dự bị và chữ hiếm dùng đặt ở ba góc trên kệ, giá ba chân phân ba bộ phận trái, giữa, phải. Chính mặt giữa chia làm hai tư bàn, hai mươi tư bàn này lại chia làm ba tầng tám bàn trên, giữa, dưới. Tám bàn ở giữa đặt các chữ thường dùng, tám bàn trên và tám bàn dưới đặt chữ dự bị. Hai bên chia làm sáu mươi tư bàn đặt chữ hiếm dùng. Các loại chữ in rời đều sắp xếp phân bộ theo “Bộ thủ kiểm tự pháp" trong “từ điển" của đại nhân. Khi đánh chữ, người lấy chữ đứng thẳng giữa, sát giá lấy chữ, khá là tiện lợi, có thể nâng cao tốc độ sắp chữ in rời.
- Không hổ là Tồn Trung huynh.
Trần Khác vỗ tay tán dương:
- Phương pháp của huynh đã vượt qua mong muốn của ta rồi…
Thẩm Quát đồng ý đợi tới khi xưởng in đi vào quỹ đạo mới rời kinh, Trần Khác sắp xếp cho ông ta ở lại nhà mình. Thẩm Quát do dự một chút rồi ấp úng nói:
- Hay là cho hạ quan ở dịch quán đi, đại nhân người mới kết hôn, hạ quan không tiện làm phiền.
Mặc dù Trần Khác nói không có gì đáng ngại, nhưng Thẩm Quát vẫn kiên quyết ở dịch quán. Bất đắc dĩ Trần Khác đành phải để cho y đi.
- Người này, hình như không muốn thân mật quá với đại nhân.
Thẩm Quát đi rồi, Chu Định Khôn có chút khó chịu nói.
- Bình thường, lúc này những người có lý trí chút, đều sẽ giữ khoảng cách với ta.
Trần Khác lại cười lơ đễnh nói:
- Chỉ có điều trên đời này chỉ có ta mới tán thưởng y, cho y sân chơi phát triển tài hoa, cho nên y vẫn không thể cùng ta phân rõ giới hạn.
Nói xong hắn nhìn Chu Định Khôn nói:
- Ngươi thấy thế nào đối với phát minh mới của y?
- Vị Thẩm đại nhân này kỳ tài quả là không ít.
Chu Định Khôn nói:
- Phát minh này linh hoạt, nhanh lẹ làm người ta phải tán thưởng không ngừng.
Dừng lại một chút y lại nói tiếp:
- Nhưng cứ cho là chúng ta dựa vào kĩ thuật này, thống nhất ngành xuất bản của Biện Kinh, vậy có được cái gì?
Chu Định Khôn chỉ hứng đối với việc buôn bán ở hải ngoại, hay kinh doanh tài chính chứ nghiệp xuất bản này lời lãi ít thật sự nó không có lọt được vào mắt xanh của y.
- Mọi việc không thể chỉ tính lợi nhỏ.
Trần Khác lắc đầu nói:
- Chuyện này, liên quan đến thiên thu muôn đời bất kể phí tổn là bao nhiêu cũng phải làm tốt.
- Vậy thì được rồi.
Dù sao thì Chu Định Khôn cũng chỉ là phòng thu chi, cụ thể phải làm gì vẫn là nghe ông chủ:
- Ngày mai tôi sẽ đi mua một xưởng in ấn, để gây sức ép cho Thẩm đại nhân.
- Một nhà không đủ, ít nhất phải mười nhà.
Trần Khác lắc đầu nói.
Hắn thiết nghĩ, một nhà xưởng quy mô vài trăm người, có phân xưởng khuôn chữ viết, có nơi sắp chữ, có trường học tự viên, có phân xưởng đóng sách, dây chuyền sản xuất phân công hợp lý. Đây chính là cách duy nhất để nâng cao hiệu quả sản xuất.
- Đại nhân vẫn thật sự dự định, thống nhất ngành xuất bản của Biện Kinh?
Chu Định Khôn cười nói:
- Cài này cắt giảm kế hoạch chi tiêu, lại phao phí.
- Lúc không tôi đãi, lão Chu à.
Trần Khác đứng dậy, nói với tâm phúc của mình, những lời nói có chân ý:
- Người muốn làm nên chuyện, cần phải có kỳ ngộ nhưng cơ hội trôi qua thì không lấy lại được… nếu không biết nắm bắt, muốn khởi sự cũng khó khăn.
- Đại nhân là muốn, in “Thượng thư ngụy kinh khảo" ra sao?
Chu Định Khôn chợt nói.
- Đúng.
Trần Khác gật đầu nói:
- Vấn đề biện ngụy (*) nếu chỉ dựa vào những lời nói trên kinh diên thì, không thể đi sâu vào lòng người được. Vẫn phải đem khảo chứng in thành sách để cho thiên hạ đọc kĩ, chỉ cần ta cố gắng xem kỹ, vậy cuốn “Thượng thư" bị ta bác bỏ dĩ nhiên sẽ đứng không vững.
- (*):Biện ngụy là chỉ một loại phương pháp tiến hành phân biệt nhận rõ đối với sách cổ hoặc nội dung, từ đó phân biệt thật giả.

- Chuyện này, bản khắc in ấn truyền thống hoàn toàn có thể đảm nhiệm.
Chu Định Khôn nói.
- Ta cần phải rèn sắt khi nóng, thì sau đó mới có thể công bố chuỗi các bài văn khác được.
Trần Khác lắc đầu nói:
- Sau này còn muốn làm báo, tạp chí, bản khắc này quá chậm.
- Đại nhân…
Chu Định Khôn thấy Trần Khác không phải trong chốc lát hứng khởi mà dường như vùi đầu vào khổ, y khó hiểu nói:
- Ngài làm thế nào cải sửa được học cứu?
Theo y thấy, tính cách của Trần Khác hẳn là thích phô trương không hợp với học cứu.
- Ta hỏi ngươi.
Trần Khác không trả lời trực tiếp mà hỏi:
- Người Nhất Tứ Nhạc Nghiệp các ngươi lưu vong ngàn năm tại sao không bị tan rã mà lại càng thêm đoàn kết?
- Bởi vì chúng ta có Lạp Bỉ, có “Thánh kinh".
Chu Định Khôn nghiêm mặt nói.
- Đúng.
Trần Khác vuốt cằm nói:
- Giáo lý đạo Do thái, giải thích thế giới quan của người Nhất Tứ Nhạc Nghiệp, giá trị quan và nhân sinh quan. Dưới sự giáo dục này, dân tộc lớn lên, đương nhiên là sẽ sinh ra lòng tin, đương nhiên là sẽ không dễ bị khổ cực đánh bại.
- Kiến thức của đại nhân quả là phi phàm.
Chu Định Khôn nghe thấy vậy, vô cùng khâm phục nói:
- Tầng đạo lý này, thuộc hạ lớn như vậy rồi mà chưa từng nghĩ tới. Chỉ e đây là mục đích Moses sáng tạo ra đạo Do Thái.
Nói xong y trừng mắt:
- Đại nhân muốn lập giáo?
- Có ý nghĩ như thế.
Trần Khác cũng không sợ gió lớn đau đầu lưỡi mà nói:
- Sau Hán nho suy vi, tư tưởng của Đạo Phật tung hoành, làm hại Hoa Hạ ta. Cho nên triều đình ta mới một lần nữa trọng Nho tôn Nho, ý đồ ngưng đọng lòng người. Nhưng mà dù sao thì Khổng Mạnh cũng cách xa thời chúng ta, một bộ phận Hán Nho kia cũng sớm không thể chứng minh được, cho nên Tống nho ta vẫn muốn chú trọng kinh điển, thành lập hệ tư tưởng Đại Tống, bây giờ là giai đoạn bách gia tranh minh, quần long vô thủ, vì sao ta lại không thể tranh một chuyến?
- Thiết nghĩ, bọn họ cũng không ra làm sao hết, căn bản là không chịu nổi trọng trách cải tạo con dân của Đại Tống ta. Cho nên ta tuy chán ghét làm học cứu nhưng để chấn hưng sự suy tàn của lòng người Hoa Hạ ta, cũng là bụng làm thì dạ chịu.
- Đại nhân không nói sớm.
Chu Định Ngôn phục sát đất nói:
- Thuộc hạ là dù đập nồi bán sắt, cũng dốc lòng ủng hộ.
- Làm sao có thể đập nồi bán sắt đây?
Trần Khác lắc đầu nói:
- Thị trường xuất bản của Đại Tống thực ra rất lớn, chỉ là giá thành bản khắc in ấn quá cao, rất nhiều nghĩ ra xuất bản sách thấy vậy đều chùn bước. Một khi chúng ta hạ giá thành xuống, tất nhiên sẽ có cuộc buôn bán nhận không hết.
Nói xong lại cười nói:
- Hơn nữa, còn có thể xuất bản một vài tiểu thuyết truyền kì nhạc kiếm, cái gì là tài tử giai nhân, Tùy Đường diễn nghĩa… đảm bảo là kiếm nhiều tiền.
- Đại nhân không cần bận tâm cái này.
Chu Định Khôn nói:
- Ngày mai tôi liền đi khảo sát nghề xuất bản Biện Kinh một chút để nhanh chóng chọn ra mười nhà để thu mua.
- Cuốn sách ‘Thượng thư ngụy kinh khảo" vẫn là ủy thác để bọn họ dùng bản khắc in ấn.
Trần Khác lo kéo dài nhiệt độ sẽ làm tiêu tan mất.
- Thuộc hạ cũng là ý này.
Chu Định Khôn gật đầu nói.
Chớp mắt đã vào tháng chín, trời chuyển lạnh, nhạn bay về phương nam.
Những bằng hữu cùng tuổi trước đó tới tham gia hôn lễ, cũng đã lần lượt rời kinh, làm cho người ta khó tránh khỏi cảm giác mất mát nhưng ở mảnh đất Biện Kinh thị phi này, cuộc sống của Trần Khác sao có thể đơn điệu?
Hắn bị nhóm Ngôn quan của Ngự Sử đài nộp sớ buộc tội rồi.
Đầu tiên, giám sát Ngự Sử tên là Trịnh Mậu, đã buộc tội hôn lễ của hắn là xa xỉ vô độ, tận dùng hàng hóa hiếm thấy, làm tổn hại đến hình tượng quan viên của triều đình, yêu cầu triều đình trừng phạt điều về quận ngoài.
Trần Khác không dám sơ xuất liền vội vã dâng tấu biện giải. Tiêu dùng của hôn lễ đều nghiêm khắc dựa theo lễ nghĩa, không vượt qua khuôn khổ, duy nhất có vẻ khoa trương là tiệc cưới, nhưng ai cũng biết gánh vác phần tiệc cưới này chính là người có quan hệ thầy trò với hắn ông chủ Nhất Phẩm Lầu. Ông ta thứ nhất cảm động nhớ nhung tình thụ nghiệp ngày trước, thứ hai là nghe nói quan gia cũng sẽ đến đương nhiên là toàn tâm toàn ý để cảm tạ quan gia kinh dao bạc phú và để dân nghỉ ngơi để nhân dân Đại Tống trải qua những ngày lành. Ngoài ra, cũng là để báo đáp ơn quan gia đã đặt tên cho cửa tiệm.
Quan gia và nhóm tướng công vốn ấn tượng vô cùng tốt đối với “Nhất phẩm toàn tịch", cũng không cảm thấy Trần Khác tài chủ lớn như vậy, xa xỉ một chút cũng chẳng có gì là không đúng, thấy Trần Khác dâng tấu lại hi hi cười.
Nhưng điều không ngờ được lại là, đây chỉ là lời dẫn, rất nhanh lại có mấy danh tướng gây khó dễ hơn nữa mức độ ngày càng nặng.
Tả Ti Gián Chu Bộ Đạo bộ buộc tội Trần Khác vi phạm lệnh cấm của triều đình, cấu kết với thương nhân, cuộc sống xa xỉ, gây ảnh hưởng không tốt, yêu cầu triều đình nghiêm khắc điều tra và nhìn thẳng sự thật.
Giám sát Ngự sử Phó Nghiêu Du buộc tội Trần Khác không căn cứ, phủ định “Thượng thư", coi rẻ tiên hiền, nói những lời dị đoan, cần chém…
Thị Ngự sử Lã Hối, buộc tội Trần Khác sau khi đảm nhiệm Hoàng gia Võ học Viện Phán lại chỉ lộ diện có một lần, không quan tâm, không hỏi thăm đến công việc của học viện, bỏ rơi nhiệm vụ không làm tròn trách nhiệm.
Thậm chí còn có Ngự Sử buộc tội hắn, trong lúc ở Đại Lý có chút tình cảm mờ ám với công chúa Đại Lý, hành vi không đứng đắn…
Trong thời gian hơn mười ngày, những lời buộc tội giống như mảnh tuyết bay đến tận bàn án của Trung Thư Tỉnh. Trong thời gian đó, vầng hào quang của Trần Khác bị mờ nhạt trở thành tên giặc mà ai cũng muốn hô đánh..
- Những lời nói của quan viên chính là như vậy, làm như không thấy với sự lao động vất vả và công lao của ngươi, ngược lại còn tỏ ra châm biếm.
Triệu Tông Tích phẫn nộ nói:
- Nếu nói đây không phải âm mưu, đánh chết ta cũng không tin.
- Xin bớt giận.
Trần Khác đã khôi phục trở lại sau nỗi sợ ban đầu cuối cùng quay lại an ủi Triệu Tông Tích:
- Muốn vu tội cho ai thì sợ gì không tìm thấy tội danh. Ta đây cây ngay không sợ chết đứng cứ để triều đình điều tra.
- Chỉ e triều đình không tra.
Giọng của Triệu Tông Tích căm giận nói:
- Hôm nay Chính Sự Đường có họp qua, ta nghe ý của Hàn tướng công là, ngươi có công lớn đấy, lại vừa mới kết hôn… Lúc này điều tra dù kết quả có thế nào cũng khiến người ta rét lạnh lòng người.
- Ông ta có lòng tốt như vậy sao?
Trần Khác không tin nói.
- Ta còn chưa nói xong.
Triệu Tông Tích phun một hơi nói:
- Cho nên ông ta chủ trương, trước là để thả ngươi về địa phương làm quan, thứ nhất là để tránh đầu gió, thứ hai là để luyện tập việc chính trị, vài năm cũng có tác dụng lớn.
- Thật biết nói chuyện.
Trần Khác cười lạnh nói:
- Nhưng đuôi hồ ly cũng lòi ra rồi.
- Đúng.
Triệu Tông Tích gật đầu nói:
- Mục đích của bọn họ chính là muốn đuổi ngươi khỏi kinh thành.
Dừng lại một chút lại oán hận nói:
- Để cho ta một thân một mình.
- Đúng vậy, chiêu thức ấy đúng là rút củi đáy nồi mà.
Trần Khác gật đầu nói:
- Ta phỏng chừng bọn họ đã phát động rồi. Vì để đạt được mục đích cần phải đẩy phần tử nguy hiểm như ta ở bên cạnh ngươi ra ngoài.
Sĩ phu triều Tống vô cùng chú trọng đến “khí tiết" một khi đã bị buộc tội thì tức là hắn không được lòng người nữa. Đến lúc này, cứ cho là không sai cũng phải nói lời giã từ, nếu không cái mũ “luyến sạn quyền vị " cài lên rồi ắt bị sĩ lâm phỉ thổ.
- Bọn chúng đừng hòng mơ tưởng.
Triệu Tông Tích cắn răng nói:
- Ta sẽ tranh đấu.
- Ngươi không thể tranh.
Trần Khác lắc đầu nói:
- Ngươi không tranh là tốt, nếu như tranh giành thì ngay cả ngươi cũng rơi vào cái bẫy đó.
- Ta không thể nhìn người bị bọn họ lừa mà cứ vờ như không biết chuyện gì!
Triệu Tông Tích quả quyết nói.
- Yên tâm đi, bọn họ không đuổi được ta đi đâu.
Trần Khác cười an ủi y:
- Ta đã sớm đề phòng chiêu thức ấy rồi.
- Ngươi có cách gì?
Triệu Tông Tích tin vào Trần Khác còn hơn vào chính bản thân mình.
- Ta viết một bản tấu chương, ngươi đi tìm người lấy danh nghĩa của ông ta dâng lên.
Đương nhiên là Trần Khác cũng có thể tìm người nhưng ở chung cùng người nhất lại là sống cùng với người đứng đầu thì phải thường ban ơn cho đối phương. Như thế mới khiến cho đối phương yên tâm được… điều này là do Tiểu Muội dạy cho hắn.
Triệu Tông Tích nhận lấy, mắt vừa nhìn đã thay đổi sắc mặt, mắng nói:
- Người bị chửi chưa thảm sao?
Cái này cũng chính là một tấu chương buộc tội, đối tượng bị buộc tội là Trần Khác, nói hắn học vấn và đạo đức bình thường. Hơn nữa có tổ chế quan nhân không chấm trạng nguyên. Ba năm trước vốn không được đứng đầu bảng nhưng vì Quan Gia làm việc thiên tư mới điểm cho hắn làm trạng nguyên. Sau đó lại nêu ra quan hệ cạp váy giữa Triệu Trinh và Trần Khác (lợi dụng quan hệ hôn nhân để cấu kết mưu cầu danh lợi).... cuối cùng thể hiện lời buộc tội đanh thép, hi vọng Quan gia tước trạng nguyên của hắn. Cứ cho là không thể tước trạng nguyên thì cũng phải tước cả quan chức của hắn, đưa hắn ra điều tra, để tiêu trừ ảnh hưởng xấu, cho khoa cử được công bằng… con rận nhiều không cắn.
Trần Khác lại cười nói:
- Huống hồ con rận này, là dùng để lấy độc trị độc.
Triệu Tông Tích là người thông minh, suy nghĩ cẩn thận liền hiểu ngay. Y trừng hai mắt nhìn chằm chằm vào Trần Khác nói:
- Ngươi tật to gan đấy!

- Ép quá nên có chút bất đắc dĩ thôi.
Trần Khác thở dài nói:
- Ta lại nghĩ về địa phương tiêu dao chốn này vài ba năm, hơn ở kinh thành mà nằm sấp làm thiếp.
- Vậy không được, nếu ngươi đi rồi ta biết làm sao.
Triệu Tông Tích vội vàng nói.
Thực ra kế sách của Trần Khác rất đơn giản, đơn giản chính là kéo Hoàng đế xuống nước. Đương nhiên chuyện to gan như vậy người bình thường không thể nghĩ ra được và dùng được. Trần Khác có được linh cảm từ tên trùm lưu manh đời sau Đỗ Nguyệt Sanh.
Lúc ấy cuộc chiến bảo vệ tài chính chính phủ quốc dân, nhị công tử Tưởng phụng mệnh đến bến Thượng Hải “đánh lão hổ". Nhưng vừa đến bến Thượng Hải liền bắt đứa con của Đỗ Nguyệt Sanh là Đỗ Duy Bình để lập uy. Đỗ Nguyệt Sanh bề ngoài tỏ ra thật thà nhận lỗi, nhưng bên trong ngược lại cho người vạch trần chuyện đứa con Khổng Tường Hi là Khổng Lệnh Khản đầu cơ trục lợi ra.
Ba tỉ muội của Tống gia, chỉ có Tống Ái Linh là có hai nam, hai nữ. Khổng Lệnh Khản là đứa con cả của cô ta, bởi vậy mà rất được Tống Mỹ Linh sủng ái. Kết quả Tưởng Kinh Quốc dưới sự áp chế của Tống Khánh Linh mà buộc phải thả người. Cuộc vận động đánh hổ oanh liệt được tuyên cáo đẻ non. Đỗ lưu manh cũng được giải thoát.
Tuy rằng Triệu Trinh là vị vua nhân từ thiên cổ nhưng cũng giống những ông vua khác muốn giữ gìn, bảo vệ quyền uy của mình. Lúc này, nếu để cho Trần Khác ra ngoài há chẳng khác nào tuyên bố với thiên hạ là đúng là quan gia làm việc thiên tư, đem việc tuyển chọn người tài đại lễ của quốc gia biến thành bữa yến tiệc thân thích của nhà mình.
Điều này dù có thế nào đi chăng nữa thì Triệu Trinh cũng không thể tiếp nhận được cho nên Trần Khác muốn đi cũng đi không được
- Bản tấu chương buộc tội này còn có tác dụng, chính là khiến cho Vương Giới Phủ đứng hoàn toàn về phía ta.
Trần Khác chỉ vào tấu chương nói. Vương An Thạch vốn không lọt vào pháp nhãn của đương kim Quan Gia, vậy mà trên bản tấu chương này lại dùng ví dụ năm đó của Vương An Thạch, chứng minh quan gia thật sự có làm việc đó. Ngươi nói xem y không hận chết người dâng tấu chương này sao?
- Chỉ là làm như vậy, thanh danh của người cuối cùng phải chịu tổn hại.
Triệu Tông Tích lo lắng nhìn Trần Khác nói:
- Ba người thành hổ, ngươi không biết rõ chân tướng sẽ cho rằng, danh trạng nguyên của ngươi thật sự là dựa vào quan hệ mà có.
- Không cần phải lo lắng.
Trần Khác cười ha ha nói:
- Mặc lửa cháy lan ra đồng cỏ, tự sẽ có biển nước cứu.
Nói xong hắn lấy tờ giấy trắng trên bàn ra nói:
- Ngươi viết mấy chữ đi.
- Viết chữ gì?
- Thượng thư ngụy kinh khảo, Chung dung chương cú, Đại học chương cú.
Trần Khác nói:
- Trước tiên hãy viết mười một chữ này đi, dùng trình độ cao nhất viết.
Trong thư phòng, các loại giấy Tuyên Thành thượng đẳng đều được chuẩn bị sẵn. Nghiên mực trong hộp cũng dùng loại bông tơ thượng đẳng ngâm, lúc này chỉ cần cho vào lư hương, đốt qua là tan chảy ngay.
Triệu Tông Tích nhấc bút, chấm mực, một nét bút viết xong mười một chữ này. Trần Khác cẩn thận nhận lấy, gật đầu tán thưởng:
- Trình độ ngày càng khá lên rồi.
- Viết vớ vẩn thôi.
Triệu Tông Tích lắc đầu, cười nóí:
- Ngươi cần những chữ này làm gì hả?
- Dán nó lến, treo ở trung đường.
Trần Khác cười nói:
- Có thể trừ tà trấn yêu.
- Ngươi nằm mơ đi, mắng chữ của ta xấu như Chung Qùy sao?
Triệu Tông Tích giả vờ giận giữ nói.
- Nói đùa thôi.
Trần Khác mỉm cười nói:
- Ta chuẩn bị ra mấy cuốn sách.
Trong lòng Tự nhủ, hậu thế xuất bản sách phát ra mảnh gì, đều là muốn trước tiên làm ồn tin tức lên, không biết mình là học sinh hay là thủy tổ của bọn họ đây?
- “Thượng thư ngụy kinh khảo", ta biết chính xác nên viết ra để người trong thiên hạ thấy, thị phi đúng sai, xem xong là hiểu ngay.
Triệu Tông Tích nói:
- Tuy nhiên “Trung dung chương cú" và “Đại học chương cú" là cái gì vậy?
- Ta không thể làm hỏng hết mà không xây dựng?
Trần Khác cười nói:
- Hủy đi một cuốn thì ta vẫn còn hai cuốn.
Trong thời đại này “Đại học" và “Trung dung" là hai cuốn trong “Lễ ký" và chưa độc lập thành văn. Tức là nói tứ thư ngũ kinh của đời sau gọi thì bây giờ chỉ có Nhị thư Ngũ kinh, thật ra hai cuốn kinh đã không tồn tại nữa…
- Cũng được, để người trong thiên hạ đọc, rốt cục là ngươi có thực học không vậy?
Tuy Trần Khác giải thích nhưng Triệu Tông Tích cũng không thể ý thức được ý nghĩa quan trọng của mấy quyển sách này.
Trần Khác cũng không giải thích nữa, gật cái đầu rồi cẩn thận cất kĩ bản vẽ của Triệu Tông Tích đi… nói xong chuyện với y hắn cũng sầu nói:
- Ngươi nói xem bọn họ đã chuẩn bị phát động, chúng ta phải ứng phó thế nào đây?
Trần Khác suy nghĩ một chút rồi đề nghị:
- Hay là xem một quẻ đi.
- Ngươi…
Triệu Tông Tích suýt nữa thì thổ cả huyết ra, nhưng đối với sự tôn kính Trần Khác y vẫn theo lời bói toán.
Kết quả là gặp dữ hóa lành, trời sinh thành. Tuy Triệu Tông Tích không tin lắm nhưng vẫn ủng hộ nói:
- Thật ra là điềm tốt.
- Thực ra vẫn phải xem thái độ quan gia,
Trần Khác thu ống thẻ lại nói:
- Xem có cách nào không, để quan gia đầy tinh thần mâu thuẫn với chuyện này, một khi đã sinh ra loại cảm xúc này thì dễ làm thôi.
- Ừ.
Triệu Tông Tích gật đầu nói:
- Vậy cụ thể chúng ta nên làm gì bây giờ?
- Ta tìm cho ngươi một người đi hỏi.
Trần Khác cười nói:
- Có một người thành thạo nhất rồi.
Vương Bàng hắt hơi một cái…
- Còn có một việc.
Triệu Thông Tích thở dài nói:
- Đúng là thời buổi rối loạn.
- Chuyện gì?
- Còn có thể là chuyện gì? Công trình trị thủy chứ sao.
Triệu Tông Tích cười khổ nói:
- Từ xưa tới nay người tận lực trị thủy, không ai như triều đình ta. Nhưng Hoàng Hà cứ hết lần này đến lần khác gây khó khăn cho triều ta…
- Lại là công trình trị thủy …
Trị thủy Hoàng Hà là câu chuyện số mệnh không thể trốn tránh của vương triều đại Tống. Nhưng từ sau vụ án sông Lục Tháp bốn năm về trước, thì một thời gian rất lâu đã không còn ai dám nhắc đến câu chuyện trị họa thủy nữa. Nhưng mà nước sông Hoàng Hà vẫn tràn lên thành lụt, dân chúng hai bên bờ sông vẫn sống trong cảnh khổ cực.
Nếu như nói có người nào đó vì chuyện này mà canh cánh trong lòng thì ăn ngủ không yên, như vậy không phải là Phú tướng công thì không còn ai khác nữa.
Đầu năm Gia Hựu, dưới sự ủng hộ của Văn Ngạn Bác và Phú Bật, ý đồ của triều đình là dùng Lục Tháp Hà để làm giảm nước sông Hoàng Hà, chặn chỗ đê vỡ, khiến cho dòng chảy về phía Bắc của Hoàng Hà khôi phục lại chảy về hướng đông.
Lúc mới bắt đầu cũng tốt, nhưng sau khi lấp lại chỗ đê vỡ, lưu lượng nước đột nhiên tăng lên, dòng nước cuồn cuộn chảy về thượng du, gây nên bi kịch Thương Hồ một lần nữavỡ đê.
Sau khi xảy ra tai nạn, căn bản là triều đình không thể cứu vãn được mà chỉ có thể mặc kệ nó khiến cho dòng hồng thủy muốn chảy về đâu thì chảy… Đương nhiên, tuần hoàn tất có quy luật của nó, dòng nước chảy về chỗ thấp, dòng chảy nhất định sẽ căn cứ vào địa lý, địa mạo, tự nó sẽ tìm ra biển.
Theo kết quả của tự nhiên, chính là Hoàng Hà phân nhánh- sau lần vỡ đê vào mùa hè năm nay thì Hoàng Hà trở thành con sông một dòng hai luồng. Tức là ở trung và hạ du phân ra thành một nhánh sông nhỏ về hướng đông, nó hạ tiếp giáp với đầu sông, ở chỗ giao nhau chảy ra biển chia sẻ dòng nước đến thượng du với có một dòng chảy phía bắc.
Sau khi Phú Bật biết tình hình này thì có đủ các cảm giác lẫn lộn. Dòng chảy phía đông không phải là mong muốn ban đầu của công trình Lục Tháp Hà sao? Lục Tháp Hà không ngăn được dòng nước, dòng chảy về hướng đông đến giảm… một trò đùa.
Nhưng bất kể là thế nào thì cũng là ông trời cho một cơ hội xem ngươi có muốn hay không thôi.
Lúc này đây, Phú tướng công không muốn giống năm Khánh Lịch thứ tám đó, bởi vì tâm tính đà điểu của các đại thần trong triều đình, họ đều bỏ qua khoảng thời gian trị thủy quý báu nên ông muốn bù lấp khuyết điểm năm Gia Hựu đầu tiên, trị thủy sông Hoàng Hà thật tốt.
Vì thế ông chịu đảm đương sức ép giải trừ quân bị, cuối cùng sắp xếp được kinh phí mấy triệu quan để chuẩn bị làm lớn một trận.
Nhưng là làm như thế nào? Không phải y nói là được, huống hồ là còn có vết xe đổ năm Gia Hựu dầu tiên, Phú tướng công trở nên hết sức thận trọng. Ông ta không thể chịu được công việc trị thủy lại một lần nữa bị thất bại, nhất định phải tìm được một phương pháp thi công chính xác.
Vì thế dưới dụ lệnh của triều đình, lệnh cho các đại thần ra sức nói, không ngần ngại về công việc trị thủy.
Trên thực tế nói thoải mái, thỏa thích là cùng một ý với cãi nhau.
đối với việc cuối cùng nên thi công như thế nào thì khắp triều đình đều ầm ĩ, bàn tới bàn lui. Có người nói, cần phải chặn dòng chảy hướng bắc, có người lại nói phải làm cong lòng sông, có người lại nói phải làm giảm dòng nước… tuy nhiên có một điểm nhất trí đó là đều hi vọng sông Hoàng Hà lại có thể khôi phục dòng chảy về hướng đông.
Điều này chủ yếu có hai nguyên nhân chính, một là dòng bắc lưu của Hoàng Hà khiến cho năm trăm dặm phòng tuyến Maginot - phía Đông bắt đầu từ Thương Châu về phía Tây đến Bảo Châu bị tắc nghẽn ao hồ khiến cho các quan văn triều Tống ăn không ngon ngủ không yên. Hai là, dòng bắc lưu của Hoàng Hà ảnh hưởng nghiêm trọng đến thủy nguồn sông Biện Thủy, còn tiếp tục uy hiếp luôn cả dòng vận chuyển.
5/5 của 1 đánh giá

Bình luận

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi
Nguyen 2 năm trước
Đã ra chap mới rồi nhé mọi người, link đây nha: bit.ly/newchap247

Truyện cùng thể loại