Nhất Phẩm Giang Sơn
Quyển 4 - Chương 180: Vua của ứng thí
Bởi vì thời Tống không thi ở phủ huyện cho nên lấy thi Giải là cuộc thi cấp thứ nhất, bất cứ kẻ nào phù hợp với điều kiện, được thẩm tra đủ tư cách đều có thể ghi danh, cho nên nhân số vô cùng khủng bố. Trường thi Quốc Tử Giám có hơn sáu ngàn thí sinh tham gia, nghe nói trường thi ở phủ Khai Phong nhân số có thể vượt qua mười ngàn.
Cho nên dù có bốn chỗ tắm, một trăm người đồng thời tắm rửa, nhưng đến khi tất cả mọi người kiểm tra xong rồi xếp thành hàng ở quảng trường thì cũng đã quá giờ Ngọ.
Sau khi đốt pháo, vị Chí công (xưng hô đối với quan chủ khảo, tỏ rõ chí công vô tư) bày ra hương án, lần này thi Hương ở Quốc Tử Giám chủ khảo là Tạ học sĩ, đội mũ mềm có đuôi (mũ làm từ lụa mềm, có hai đuôi vải thả xuống phía sau mũ, khi di chuyển đuôi vải phất phơ, được quan văn và học sĩ ưa dùng), mặc quan bào màu đỏ thẫm đang đứng trước mặt các thí sinh.
Sau khi thắp hương trước cho Chí Thánh tiên sư, Tạ học sĩ liền đứng dậy, dùng hai thanh che nắng trên mặt. Vị Thư biện (chuyên xử lý văn thư) quỳ thỉnh Đại đế tam giới phục ma Quan thánh Đế quân (*) vào trường thi trấn áp, mời Chu tướng quân (*) đến tuần tra trường thi. Bỏ ra mấy thanh che nắng, Tạ học sĩ lại hành lễ. Thư biện lại thỉnh Thất khúc Văn Xương khai hóa Tử Đồng Đế quân (*) vào trường thi làm chủ, mời Khôi Tinh lão gia đến soi sáng. Sau khi thỉnh tất cả quỷ thần đến rồi, Tạ học sĩ nói lời giáo huấn với thí sinh, dĩ nhiên là những lời như trân trọng cơ hội, dụng tâm thi cử, vv…
(*) Đại đế tam giới phục ma Quan thánh Đế quân: tức Quan Vũ, ông được mọi người tôn sùng cúng bái, tương truyền ông dụng thần oai trừ tà khử quái, tiêu diệt yêu ma.
* Chu tướng quân: chỉ Chu Thương, là nhân vật hư cấu trong Tam Quốc diễn nghĩa. Ông là một trong bộ ba thần thánh, cùng với Quan Vũ và con nuôi là Quan Bình, hiển thánh giúp dân.
* Thất khúc Văn Xương khai hóa Tử Đồng Đế quân: là hợp nhất của Văn Xương Đế quân và Tử Đồng Đế quân - thần chủ quản công danh phúc lộc của sĩ nhân.
* Khôi Tinh là vị thần Thủ Hộ của học trò và người đi thi.
Khó khăn chịu đựng được đến lúc Tạ học sĩ diễn giải xong mới mở phong đề thi công khai. Y mở ống trụ bọc vải vàng dán đầy niêm phong ra, đề thi Giải tại Quốc Tử Giám vào năm Gia Hữu đầu tiên rốt cuộc đã được công bố.
Tất cả các thí sinh đều nhón chân, hy vọng nhìn thấy đề thi quyết định vận mệnh của chính mình, nhưng khoảng cách xa như thế thì vô ích. Dù vậy nhưng mọi người cũng không cần sốt ruột, bởi vì nhóm giám khảo đang sao chép lại đề thi, sau đó sẽ dán ở nhiều chỗ trong trường thi. Nhiệm vụ hiện tại của bọn họ là bước vào cổng trong tiến đến trường thi chính thức.
Vào cổng trong đã thấy một bức tường màu trắng thật dài, trên tường có dán hơn trăm tờ bố cáo chi chít, ghi chú rõ ràng từng trường thi, số chỗ ngồi của mỗi thí sinh. Bọn Trần Khác đọc bảng cáo thị ghi chữ “Thu" để tìm chỗ ngồi, sau đó họ chúc nhau may mắn rồi mỗi người một hướng.
Trần Khác đi theo bản chỉ dẫn tới chỗ ngồi của mình. Thi Tỏa thính được tiến hành trong viện tử làm việc của quan viên Quốc Tử Giám, trên cửa dán bố cáo “Nghiêm cấm ồn ào", chung quanh còn có cấm quân gác. Bên ngoài có tổng cộng mười gian trường thi, ở mỗi trường thi có bốn mươi thí sinh.
Trần Khác được phân tới trường thi đông sương, đứng ở cửa lĩnh bài thi đặt ở trong túi. Vừa đi vào trường thi hắn không khỏi vui vẻ, phòng truyền đạt tựa như tổ ong khác hẳn so với thời Minh Thanh, nó giống với thời hiện đại của hắn hơn. Bốn mươi bộ bàn ghế được sắp đặt gọn gàng, ở góc phải mỗi chiếc bàn đều dán một tờ giấy viết tên họ, quê quán, niên giáp của thí sinh nên không ai có thể ngồi loạn.
Trần Khác ngồi ở vị trí cuối cùng, hắn đặt hòm thi xuống, treo túi bên cạnh bàn, lấy bút, mực và nghiên ra từ trong túi, sau đó hắn lại lấy ra chén đựng nước đựng nước ấm lấy từ chỗ cấp nước. Thứ nhất nó có thể làm dịu cổ họng, thứ hai là có thể mài mực rất tốt.
Sau khi ngồi xuống, Trần Khác có chút cảm thán, kiếp trước hắn là giám đốc, hiểu rõ để chuẩn bị một hoạt động lớn cỡ này có biết bao gian khổ. Quan viên đời Tống lại có thể tổ chức chu đáo chặt chẽ như thế thì năng lực quả thật hơn người.
Tuy nhiên lúc này không phải thời điểm để cảm thán. Thừa dịp thí sinh chưa vào chỗ, hắn khẩn trương lấy ra một chút đồ ăn lấp đầy bụng. Chờ hắn ăn xong một nửa con vịt tương, sáu miếng điểm tâm, cái bụng no căng thì phát hiện trong phòng đã ngồi đầy thí sinh cũng đang ăn uống. Quả thật tất cả mọi người đều đói bụng.
Lúc này quan viên phụ trách giám khảo tiến vào, phía sau y còn có hai gã quan viên mặc áo xanh cấp thấp đi theo, sau đó còn có ba gã quân mặc áo mạng... Bốn mươi thí sinh, sáu gã giám thị, còn có lưu động tuần tra, hoàn toàn là tư thế đề phòng cướp.
Nhóm thí sinh khẩn trương thu dọn sạch sẽ bàn rồi ngồi nghiêm chỉnh.
Giám khảo lại một lần nữa tuyên bố lại kỷ luật của trường thi, như là không được chụm đầu ghé tai, không được nhìn chung quanh, không được tự tiện rời khỏi chỗ ngồi, bất luận hành động gì trước hết cũng phải báo cáo. Sau đó đề thi mới được dán bức tường bên cạnh.
Khoa cử đời Tống phân ra các khoa tiến sĩ, cửu kinh, học cứu, minh kinh, minh pháp. Nhưng tham gia thi Tỏa thính hiển nhiên đều là thi tiến sĩ. Bởi vậy đề thi được dán lên cũng chính là đề thi tiến sĩ: thi thơ, phú, luận – mỗi phần làm một bài, ứng đáp về ngũ đạo, thi mười thiếp Luận Ngữ, “mặc nghĩa" (viết trả lời) mười điều về Lễ Ký và Xuân Thu. Mặc kệ có phải là thi Tỏa thính hay không thì đề thi đều giống nhau, đề tài trải rộng tương đối kinh người.
Có nhiều đề mục như vậy hiển nhiên không thể chỉ trong một ngày mà trả lời hết, cho nên kỳ thi kéo dài ba ngày. Trong vòng ba ngày, thí sinh ngoại trừ vệ sinh cá nhân thì không được rời khỏi trường thi.
Trần Khác vốn tưởng rằng thời gian ba ngày rất dư dả, ai ngờ chưa kịp bắt đầu trả lời đề thi thì đã là hoàng hôn. Hơn nữa ở triều Đường, thí sinh được thắp nến. Nhưng tới triều đại này, vì tránh thí sinh thừa dịp trời tối mà gian dối nên không được thắp nến. Có nghĩa là nếu như trời tối phải dừng bút, đợi cho đến hừng đông mới có thể bắt đầu trả lời.
Vì thời gian quý giá cho nên phải nắm chặt thời gian. Nhìn qua tất cả đề mục một lần, dựa theo nguyên tắc trước dễ sau khó, trước tiên Trần Khác làm hết mười thiếp Luận Ngữ.... Cái gọi là “Thiếp", gọi đầy đủ là “Thiếp kinh", tức là tả một đoạn trong kinh điển. Đây xem như là câu cơ sở nhất trong đề thi, cũng là cơ sở giám khảo chấm thi. Đầu tiên phải thẩm tra, nếu thí sinh không viết được Luận Ngữ thì có thể thấy ngày thường họ bỏ ít hay nhiều công phu, còn những câu sau không cần xem nữa...
Đối với người đã thấy là không quên được như Trần Tam Lang mà nói, đây hiển nhiên chỉ là chuyện nhỏ. Hắn chấp bút, không cần viết bản nháp mà trực tiếp viết trên bài thi. Sau khi hắn viết xong sáu điều thì phát hiện thấy mọi thứ đã không còn rõ, sợ viết chữ hỏng ảnh hưởng đến bài thi, Trần Khác đành phải gác bút. Không phải hắn suy nghĩ nhiều, mà là sau khi nộp bài thi, trước khi sao bài sẽ có người chuyên môn xem xét các vết bẩn, chữ viết tháu, lỗi hoặc kí hiệu đặc thù trên bài thi, nếu có thì bài thi sẽ bị ghi lại bằng bút xanh viết vào một bảng danh sách, đến tư cách được chấm bài cũng không có.
Những thí sinh khác cũng lục đục buông bút, quan giám khảo ở cửa thắp một ngọn đèn. Ánh đèn mờ tối, người ta chỉ có thể thấy hình dạng chung chung, không đến mức phải té ngã hoặc là làm đổ nghiên mực, nhưng không ai nhìn rõ được bài thi của mình, càng đừng nói đến làm bài thi.
Dựa vào ánh sáng này, giám khảo nói cứ tự tiện ăn cơm, ngủ, muốn đến nhà vệ sinh thì xếp hàng mà đi.
Trần Khác đi nhà xí, sau khi trở về liền trải chăn đệm dưới bàn, quay đầu liền ngủ. Hắn là một người thông minh, nhiều nam nhân ngủ trong phòng như vậy, tiếng ngáy có thể tấu thành bản giao hưởng. Nếu không giành thời gian đi ngủ trước, đến lúc cả trường thi chìm vào giấc ngủ thì đảm bảo đi tong, ngày mai còn có tinh thần nào để làm bài nữa?
Trần Khác đi ngủ sớm là một trong số ít thí sinh không chịu ảnh hưởng. Chờ hắn tỉnh lại, dụi mắt thì thấy bên ngoài trời đã sáng, lại nhìn vào trường thi thì có một nửa người thức dậy trả lời đề thi, nửa còn lại vẫn đang ngủ, giờ phút này chắc đang chìm trong mộng đẹp.
Sau khi đi ra nhà vệ sinh, múc nước rửa mặt, ăn miếng điểm tâm do tiểu quận chúa tự tay làm, Trần Khác mới tỉnh táo trở lại trường thi, bắt đầu một ngày thi. Khi hắn làm xong “Thiếp kinh đề", giám khảo mới kêu mấy người đang ngủ dậy...
Tiếp theo là đề “mặc nghĩa". “mặc nghĩa" tức là viết trả lời kinh nghĩa, tổng cộng mười điều. Cái này cũng không khó, chỉ cần nhớ kỹ “Thập tam kinh chú sơ" là có thể trả lời... Những năm gần đây, “Thập tam kinh chú sơ" bị nhóm học giả phê phán đến thương tích đầy mình, nhưng trong cuộc thi khoa cử vẫn lấy làm đáp án tiêu chuẩn, bằng không bài thi này sẽ không được phê.
Đối với người đọc thuộc lòng, mặc nghĩa cũng không quá khó khăn, không đến một buổi sáng Trần Khác đã hoàn thành. Nhưng khó khăn còn ở phía sau, thơ, phú, luận – mỗi phần một bài, ứng đáp ngũ đạo. Thường thì luận thi phú mới chính là trọng điểm, còn về phần sách luận... Một đám ngông cuồng mà luận quốc chính thì chỉ có thể làm trò cười cho thiên hạ.
Nhưng quyền cân nhắc của quan chủ khảo thi Hương rất lớn, nếu chẳng may não hỏng mà xem trọng sách luận, không viết tốt thì coi như xong đời, cho nên cũng không thể qua loa được.
Cũng may Trần Khác đã tiếp nhận mười năm giáo dục chính quy ở trường học, mọi hình thức thi đều có thể thông thạo.
Thừa dịp tinh thần đang tốt, hắn quyết định làm ba bài “thơ, phú, luận" trước. Cái gọi là “luận" chính là giám khảo ra một đoạn kinh điển, thí sinh trình bày và phát huy nghị luận. Nhưng việc này bởi vì mỗi người mỗi ý, không thể đánh giá cao thấp cho nên trong quá trình chấm bài thi cũng không quá coi trọng, chỉ cần quan điểm không quá cực đoan là được rồi.
Trọng điểm là thơ và phú, vì dễ dàng cho bình phán, thơ là cách luật thơ, phú là luật phú, hơn nữa yêu cầu vô cùng hà khắc. Tỷ như phú, từ đời Đường, thi khoa cử hay dùng luật phú. Nhưng luật phú đời Tống lại khác với đời Đường, nó không chỉ có hạn vận, hơn nữa phải hạn dùng thứ tự của vận; không chỉ phải chú ý “khởi, thừa, chuyển, hợp" (bắt đầu, kế tiếp, chuyển tiếp, kết thúc), hơn nữa phải bát vận thông suốt thấu đáo, vô cùng nghiêm khắc. Chỉ cần một chữ vô ý liền bị truất tư cách, đã có người đem nó so sánh với điền từ, nhưng trên thực tế nó so với điền từ còn khó hơn.
Ứng thí cách luật thơ cũng tương tự, khảo nghiệm toàn diện về khả năng văn học và kiến thức cơ bản của thí sinh.
Hơn nữa, thơ, phú cũng không phải tự do ra đề mà là tìm kiếm xuất xứ đề mục từ “Thập tam kinh", không thể tùy ý tự nghĩ. Việc này làm phát sinh một vấn đề, thí sinh không thể học thuộc lòng toàn bộ “Thập tam kinh", khả năng đề đưa ra từ đâu cũng không thể biết chứ đừng nói đến phá đề. Ở trường thi lại không được đặt câu hỏi, chỉ có thể nhắm mắt đáp cho qua...
Chuyện này coi như là một chuyện tốt, trước khi Khánh Lịch cải cách, những quan chủ khảo vì thể hiện học vấn của mình nên lấy đề từ tiểu thuyết, cổ nhân văn tập, hoặc di hợp kinh chú khiến thí sinh há hốc mồm. Cũng may Khánh Lịch tân chính quy định thơ, phú, luận chỉ có thể ra đề theo “Thập tam kinh", bằng không Trần Khác cũng chỉ có thể khẩn cầu ông trời phù hộ ...
Đề bài của cuộc thi này là “Thiên đức Thanh Minh thi". Có người nói thi thơ chính là dùng để ca tụng công đức, nếu không ba trăm năm lưỡng Tống (Nam Tống và Bắc Tống), mấy trăm ngàn bài ứng thí thơ tại sao cho tới nay tên bài gần như không lưu truyền? Lần này cũng không ngoại lệ.
Ứng thí thơ không phải thơ từ bình thường, nó là một trong những mục sàng lọc, càng là thơ thiếu sót tư tưởng nội dung lại càng phải trau chuốt về hình thức nghệ thuật. Làm ra thơ nhất định phải hợp quy củ, sát đề, dùng vận, đối vế, không thể phạm một chút sai lầm, còn phải viết mỹ miều mới có thể trổ hết tài năng.
Tỷ như bài thơ này, yêu cầu lấy “Chữ thanh bằng trong đề là vận, giới hạn trong ngũ ngôn lục vận" . Nếu thí sinh dùng vận sai lầm thì mọi chuyện đều kết thúc, trực tiếp bị truất.
Cũng may đối với người trải qua huấn luyện nghiêm khắc như Trần Khác mà nói, hắn thiếu đi linh cảm nghệ thuật, song lại khéo thanh vận cách luật. Tại cuộc thi cứng nhắc này có thể nghênh ngang che dấu yếu điểm, tựa như cuộc thi chuyên môn thiết lập riêng cho hắn.
Cho nên dù có bốn chỗ tắm, một trăm người đồng thời tắm rửa, nhưng đến khi tất cả mọi người kiểm tra xong rồi xếp thành hàng ở quảng trường thì cũng đã quá giờ Ngọ.
Sau khi đốt pháo, vị Chí công (xưng hô đối với quan chủ khảo, tỏ rõ chí công vô tư) bày ra hương án, lần này thi Hương ở Quốc Tử Giám chủ khảo là Tạ học sĩ, đội mũ mềm có đuôi (mũ làm từ lụa mềm, có hai đuôi vải thả xuống phía sau mũ, khi di chuyển đuôi vải phất phơ, được quan văn và học sĩ ưa dùng), mặc quan bào màu đỏ thẫm đang đứng trước mặt các thí sinh.
Sau khi thắp hương trước cho Chí Thánh tiên sư, Tạ học sĩ liền đứng dậy, dùng hai thanh che nắng trên mặt. Vị Thư biện (chuyên xử lý văn thư) quỳ thỉnh Đại đế tam giới phục ma Quan thánh Đế quân (*) vào trường thi trấn áp, mời Chu tướng quân (*) đến tuần tra trường thi. Bỏ ra mấy thanh che nắng, Tạ học sĩ lại hành lễ. Thư biện lại thỉnh Thất khúc Văn Xương khai hóa Tử Đồng Đế quân (*) vào trường thi làm chủ, mời Khôi Tinh lão gia đến soi sáng. Sau khi thỉnh tất cả quỷ thần đến rồi, Tạ học sĩ nói lời giáo huấn với thí sinh, dĩ nhiên là những lời như trân trọng cơ hội, dụng tâm thi cử, vv…
(*) Đại đế tam giới phục ma Quan thánh Đế quân: tức Quan Vũ, ông được mọi người tôn sùng cúng bái, tương truyền ông dụng thần oai trừ tà khử quái, tiêu diệt yêu ma.
* Chu tướng quân: chỉ Chu Thương, là nhân vật hư cấu trong Tam Quốc diễn nghĩa. Ông là một trong bộ ba thần thánh, cùng với Quan Vũ và con nuôi là Quan Bình, hiển thánh giúp dân.
* Thất khúc Văn Xương khai hóa Tử Đồng Đế quân: là hợp nhất của Văn Xương Đế quân và Tử Đồng Đế quân - thần chủ quản công danh phúc lộc của sĩ nhân.
* Khôi Tinh là vị thần Thủ Hộ của học trò và người đi thi.
Khó khăn chịu đựng được đến lúc Tạ học sĩ diễn giải xong mới mở phong đề thi công khai. Y mở ống trụ bọc vải vàng dán đầy niêm phong ra, đề thi Giải tại Quốc Tử Giám vào năm Gia Hữu đầu tiên rốt cuộc đã được công bố.
Tất cả các thí sinh đều nhón chân, hy vọng nhìn thấy đề thi quyết định vận mệnh của chính mình, nhưng khoảng cách xa như thế thì vô ích. Dù vậy nhưng mọi người cũng không cần sốt ruột, bởi vì nhóm giám khảo đang sao chép lại đề thi, sau đó sẽ dán ở nhiều chỗ trong trường thi. Nhiệm vụ hiện tại của bọn họ là bước vào cổng trong tiến đến trường thi chính thức.
Vào cổng trong đã thấy một bức tường màu trắng thật dài, trên tường có dán hơn trăm tờ bố cáo chi chít, ghi chú rõ ràng từng trường thi, số chỗ ngồi của mỗi thí sinh. Bọn Trần Khác đọc bảng cáo thị ghi chữ “Thu" để tìm chỗ ngồi, sau đó họ chúc nhau may mắn rồi mỗi người một hướng.
Trần Khác đi theo bản chỉ dẫn tới chỗ ngồi của mình. Thi Tỏa thính được tiến hành trong viện tử làm việc của quan viên Quốc Tử Giám, trên cửa dán bố cáo “Nghiêm cấm ồn ào", chung quanh còn có cấm quân gác. Bên ngoài có tổng cộng mười gian trường thi, ở mỗi trường thi có bốn mươi thí sinh.
Trần Khác được phân tới trường thi đông sương, đứng ở cửa lĩnh bài thi đặt ở trong túi. Vừa đi vào trường thi hắn không khỏi vui vẻ, phòng truyền đạt tựa như tổ ong khác hẳn so với thời Minh Thanh, nó giống với thời hiện đại của hắn hơn. Bốn mươi bộ bàn ghế được sắp đặt gọn gàng, ở góc phải mỗi chiếc bàn đều dán một tờ giấy viết tên họ, quê quán, niên giáp của thí sinh nên không ai có thể ngồi loạn.
Trần Khác ngồi ở vị trí cuối cùng, hắn đặt hòm thi xuống, treo túi bên cạnh bàn, lấy bút, mực và nghiên ra từ trong túi, sau đó hắn lại lấy ra chén đựng nước đựng nước ấm lấy từ chỗ cấp nước. Thứ nhất nó có thể làm dịu cổ họng, thứ hai là có thể mài mực rất tốt.
Sau khi ngồi xuống, Trần Khác có chút cảm thán, kiếp trước hắn là giám đốc, hiểu rõ để chuẩn bị một hoạt động lớn cỡ này có biết bao gian khổ. Quan viên đời Tống lại có thể tổ chức chu đáo chặt chẽ như thế thì năng lực quả thật hơn người.
Tuy nhiên lúc này không phải thời điểm để cảm thán. Thừa dịp thí sinh chưa vào chỗ, hắn khẩn trương lấy ra một chút đồ ăn lấp đầy bụng. Chờ hắn ăn xong một nửa con vịt tương, sáu miếng điểm tâm, cái bụng no căng thì phát hiện trong phòng đã ngồi đầy thí sinh cũng đang ăn uống. Quả thật tất cả mọi người đều đói bụng.
Lúc này quan viên phụ trách giám khảo tiến vào, phía sau y còn có hai gã quan viên mặc áo xanh cấp thấp đi theo, sau đó còn có ba gã quân mặc áo mạng... Bốn mươi thí sinh, sáu gã giám thị, còn có lưu động tuần tra, hoàn toàn là tư thế đề phòng cướp.
Nhóm thí sinh khẩn trương thu dọn sạch sẽ bàn rồi ngồi nghiêm chỉnh.
Giám khảo lại một lần nữa tuyên bố lại kỷ luật của trường thi, như là không được chụm đầu ghé tai, không được nhìn chung quanh, không được tự tiện rời khỏi chỗ ngồi, bất luận hành động gì trước hết cũng phải báo cáo. Sau đó đề thi mới được dán bức tường bên cạnh.
Khoa cử đời Tống phân ra các khoa tiến sĩ, cửu kinh, học cứu, minh kinh, minh pháp. Nhưng tham gia thi Tỏa thính hiển nhiên đều là thi tiến sĩ. Bởi vậy đề thi được dán lên cũng chính là đề thi tiến sĩ: thi thơ, phú, luận – mỗi phần làm một bài, ứng đáp về ngũ đạo, thi mười thiếp Luận Ngữ, “mặc nghĩa" (viết trả lời) mười điều về Lễ Ký và Xuân Thu. Mặc kệ có phải là thi Tỏa thính hay không thì đề thi đều giống nhau, đề tài trải rộng tương đối kinh người.
Có nhiều đề mục như vậy hiển nhiên không thể chỉ trong một ngày mà trả lời hết, cho nên kỳ thi kéo dài ba ngày. Trong vòng ba ngày, thí sinh ngoại trừ vệ sinh cá nhân thì không được rời khỏi trường thi.
Trần Khác vốn tưởng rằng thời gian ba ngày rất dư dả, ai ngờ chưa kịp bắt đầu trả lời đề thi thì đã là hoàng hôn. Hơn nữa ở triều Đường, thí sinh được thắp nến. Nhưng tới triều đại này, vì tránh thí sinh thừa dịp trời tối mà gian dối nên không được thắp nến. Có nghĩa là nếu như trời tối phải dừng bút, đợi cho đến hừng đông mới có thể bắt đầu trả lời.
Vì thời gian quý giá cho nên phải nắm chặt thời gian. Nhìn qua tất cả đề mục một lần, dựa theo nguyên tắc trước dễ sau khó, trước tiên Trần Khác làm hết mười thiếp Luận Ngữ.... Cái gọi là “Thiếp", gọi đầy đủ là “Thiếp kinh", tức là tả một đoạn trong kinh điển. Đây xem như là câu cơ sở nhất trong đề thi, cũng là cơ sở giám khảo chấm thi. Đầu tiên phải thẩm tra, nếu thí sinh không viết được Luận Ngữ thì có thể thấy ngày thường họ bỏ ít hay nhiều công phu, còn những câu sau không cần xem nữa...
Đối với người đã thấy là không quên được như Trần Tam Lang mà nói, đây hiển nhiên chỉ là chuyện nhỏ. Hắn chấp bút, không cần viết bản nháp mà trực tiếp viết trên bài thi. Sau khi hắn viết xong sáu điều thì phát hiện thấy mọi thứ đã không còn rõ, sợ viết chữ hỏng ảnh hưởng đến bài thi, Trần Khác đành phải gác bút. Không phải hắn suy nghĩ nhiều, mà là sau khi nộp bài thi, trước khi sao bài sẽ có người chuyên môn xem xét các vết bẩn, chữ viết tháu, lỗi hoặc kí hiệu đặc thù trên bài thi, nếu có thì bài thi sẽ bị ghi lại bằng bút xanh viết vào một bảng danh sách, đến tư cách được chấm bài cũng không có.
Những thí sinh khác cũng lục đục buông bút, quan giám khảo ở cửa thắp một ngọn đèn. Ánh đèn mờ tối, người ta chỉ có thể thấy hình dạng chung chung, không đến mức phải té ngã hoặc là làm đổ nghiên mực, nhưng không ai nhìn rõ được bài thi của mình, càng đừng nói đến làm bài thi.
Dựa vào ánh sáng này, giám khảo nói cứ tự tiện ăn cơm, ngủ, muốn đến nhà vệ sinh thì xếp hàng mà đi.
Trần Khác đi nhà xí, sau khi trở về liền trải chăn đệm dưới bàn, quay đầu liền ngủ. Hắn là một người thông minh, nhiều nam nhân ngủ trong phòng như vậy, tiếng ngáy có thể tấu thành bản giao hưởng. Nếu không giành thời gian đi ngủ trước, đến lúc cả trường thi chìm vào giấc ngủ thì đảm bảo đi tong, ngày mai còn có tinh thần nào để làm bài nữa?
Trần Khác đi ngủ sớm là một trong số ít thí sinh không chịu ảnh hưởng. Chờ hắn tỉnh lại, dụi mắt thì thấy bên ngoài trời đã sáng, lại nhìn vào trường thi thì có một nửa người thức dậy trả lời đề thi, nửa còn lại vẫn đang ngủ, giờ phút này chắc đang chìm trong mộng đẹp.
Sau khi đi ra nhà vệ sinh, múc nước rửa mặt, ăn miếng điểm tâm do tiểu quận chúa tự tay làm, Trần Khác mới tỉnh táo trở lại trường thi, bắt đầu một ngày thi. Khi hắn làm xong “Thiếp kinh đề", giám khảo mới kêu mấy người đang ngủ dậy...
Tiếp theo là đề “mặc nghĩa". “mặc nghĩa" tức là viết trả lời kinh nghĩa, tổng cộng mười điều. Cái này cũng không khó, chỉ cần nhớ kỹ “Thập tam kinh chú sơ" là có thể trả lời... Những năm gần đây, “Thập tam kinh chú sơ" bị nhóm học giả phê phán đến thương tích đầy mình, nhưng trong cuộc thi khoa cử vẫn lấy làm đáp án tiêu chuẩn, bằng không bài thi này sẽ không được phê.
Đối với người đọc thuộc lòng, mặc nghĩa cũng không quá khó khăn, không đến một buổi sáng Trần Khác đã hoàn thành. Nhưng khó khăn còn ở phía sau, thơ, phú, luận – mỗi phần một bài, ứng đáp ngũ đạo. Thường thì luận thi phú mới chính là trọng điểm, còn về phần sách luận... Một đám ngông cuồng mà luận quốc chính thì chỉ có thể làm trò cười cho thiên hạ.
Nhưng quyền cân nhắc của quan chủ khảo thi Hương rất lớn, nếu chẳng may não hỏng mà xem trọng sách luận, không viết tốt thì coi như xong đời, cho nên cũng không thể qua loa được.
Cũng may Trần Khác đã tiếp nhận mười năm giáo dục chính quy ở trường học, mọi hình thức thi đều có thể thông thạo.
Thừa dịp tinh thần đang tốt, hắn quyết định làm ba bài “thơ, phú, luận" trước. Cái gọi là “luận" chính là giám khảo ra một đoạn kinh điển, thí sinh trình bày và phát huy nghị luận. Nhưng việc này bởi vì mỗi người mỗi ý, không thể đánh giá cao thấp cho nên trong quá trình chấm bài thi cũng không quá coi trọng, chỉ cần quan điểm không quá cực đoan là được rồi.
Trọng điểm là thơ và phú, vì dễ dàng cho bình phán, thơ là cách luật thơ, phú là luật phú, hơn nữa yêu cầu vô cùng hà khắc. Tỷ như phú, từ đời Đường, thi khoa cử hay dùng luật phú. Nhưng luật phú đời Tống lại khác với đời Đường, nó không chỉ có hạn vận, hơn nữa phải hạn dùng thứ tự của vận; không chỉ phải chú ý “khởi, thừa, chuyển, hợp" (bắt đầu, kế tiếp, chuyển tiếp, kết thúc), hơn nữa phải bát vận thông suốt thấu đáo, vô cùng nghiêm khắc. Chỉ cần một chữ vô ý liền bị truất tư cách, đã có người đem nó so sánh với điền từ, nhưng trên thực tế nó so với điền từ còn khó hơn.
Ứng thí cách luật thơ cũng tương tự, khảo nghiệm toàn diện về khả năng văn học và kiến thức cơ bản của thí sinh.
Hơn nữa, thơ, phú cũng không phải tự do ra đề mà là tìm kiếm xuất xứ đề mục từ “Thập tam kinh", không thể tùy ý tự nghĩ. Việc này làm phát sinh một vấn đề, thí sinh không thể học thuộc lòng toàn bộ “Thập tam kinh", khả năng đề đưa ra từ đâu cũng không thể biết chứ đừng nói đến phá đề. Ở trường thi lại không được đặt câu hỏi, chỉ có thể nhắm mắt đáp cho qua...
Chuyện này coi như là một chuyện tốt, trước khi Khánh Lịch cải cách, những quan chủ khảo vì thể hiện học vấn của mình nên lấy đề từ tiểu thuyết, cổ nhân văn tập, hoặc di hợp kinh chú khiến thí sinh há hốc mồm. Cũng may Khánh Lịch tân chính quy định thơ, phú, luận chỉ có thể ra đề theo “Thập tam kinh", bằng không Trần Khác cũng chỉ có thể khẩn cầu ông trời phù hộ ...
Đề bài của cuộc thi này là “Thiên đức Thanh Minh thi". Có người nói thi thơ chính là dùng để ca tụng công đức, nếu không ba trăm năm lưỡng Tống (Nam Tống và Bắc Tống), mấy trăm ngàn bài ứng thí thơ tại sao cho tới nay tên bài gần như không lưu truyền? Lần này cũng không ngoại lệ.
Ứng thí thơ không phải thơ từ bình thường, nó là một trong những mục sàng lọc, càng là thơ thiếu sót tư tưởng nội dung lại càng phải trau chuốt về hình thức nghệ thuật. Làm ra thơ nhất định phải hợp quy củ, sát đề, dùng vận, đối vế, không thể phạm một chút sai lầm, còn phải viết mỹ miều mới có thể trổ hết tài năng.
Tỷ như bài thơ này, yêu cầu lấy “Chữ thanh bằng trong đề là vận, giới hạn trong ngũ ngôn lục vận" . Nếu thí sinh dùng vận sai lầm thì mọi chuyện đều kết thúc, trực tiếp bị truất.
Cũng may đối với người trải qua huấn luyện nghiêm khắc như Trần Khác mà nói, hắn thiếu đi linh cảm nghệ thuật, song lại khéo thanh vận cách luật. Tại cuộc thi cứng nhắc này có thể nghênh ngang che dấu yếu điểm, tựa như cuộc thi chuyên môn thiết lập riêng cho hắn.
Tác giả :
Tam Giới Đại Sư