Nhất Phẩm Giang Sơn
Quyển 4 - Chương 140: Lại không kìm nổi

Nhất Phẩm Giang Sơn

Quyển 4 - Chương 140: Lại không kìm nổi

- Ngươi nói xem Quả nhân nên ban thưởng cho ngươi thế nào?
Quan gia mỉm cười nhìn Trần Khác nói.

- Chẳng phải Quan gia đã ban thưởng rồi sao?
Trần Khác giả bộ không rõ, đáp.

- Đó là ban thưởng của việc dẹp yên Lĩnh Nam.
Quan gia lắc đầu nói tiếp:
- Thực ra Quả nhân đã muốn gặp ngươi từ lâu, nhưng sư phụ của ngươi ngăn cản. Ông ấy nói, dựa vào bản lĩnh của ngươi, thi đậu tiến sĩ giáp nhị không thành vấn đề, hay là đợi sau kỳ thi mùa xuân hãy nói sau… Quả nhân đã chấp nhận. Sở dĩ thay đổi chủ ý là nghe Tích Nhi nói ngươi gặp chút nguy hiểm.

- Vi thần tạ Quan gia ưu ái. Trong khoảng thời gian này, thần luôn căng như dây đàn, thật sự rất vất vả.
Trần Khác thật lòng nói.

- Vẫn phải cẩn thận hơn một chút. Ngươi cũng biết thân phận của đối phương chứ?
Quan gia chậm rãi hỏi.

- Chắc là người của bọn Vô Ưu Động.

- Vô Ưu Động…
Vẻ mặt hiền lành của Quan gia đột nhiên đỏ bừng lên, giận dữ nói:
- Thật là láo xược.

Triệu Tông Tích nãy giờ yên lặng, chợt hỏi.
- Thúc phụ cũng biết Vô Ưu Động?

- Quả nhân đã ở Kinh thành này hơn bốn mươi năm, tiếng tăm của Vô Ưu Động ta cũng đã nghe qua vài lần rồi.

- Nghe nói những người sống trong đường cống ngầm dưới thành Biện Lương, rất hay cướp bóc lừa gạt và bắt cóc người, không chuyện ác nào không làm, nhiều đời Khai Phong Phủ doãn đều không thể tiêu diệt chúng.
Trần Khác đáp.

- Kinh thành phồn hoa, ác thiện đều có, nhưng lại khoan dung cho những kẻ côn đồ như thế tồn tại, thật khiến cho người ta khó mà tưởng tượng được.
Triệu Tông Tích căm giận nói.

- Nghe nói ngày xưa cũng không có người xấu xa như vậy.
Quan gia chậm rãi đáp:
- Xem ra Phủ doãn nhiệm kỳ này bất lực.

- Vương phủ doãn là vị quân tử có đức, nhưng thống trị kinh sư, chỉ nghĩ không đắc tội với mọi người là không được rồi.
Triệu Tông Tích không giấu giếm nói.

- Ừm.
Quan gia giống như một bậc trưởng lão nhìn rõ trò đời, dường như không có gì có thể thật sự xáo trộn thánh tâm. Ông nhìn Trần Khác nói:
- Là lỗi của Quả nhân. Chuyện này Trẫm không thể không quản, nếu không sau này bọn chúng sẽ ngày càng hoành hành.

- Quan gia thánh minh.
Trần Khác nịnh bợ đáp.

- Thật sự thánh minh thì đã không thể có sự tồn tại của Vô Ưu Động.
Quan gia tự giễu cợt mình, cười nói:
- Quả nhân đã không cầu tận như lòng người, nhưng mong có thể tạm là được..

- Tạm, cũng không phải dễ dàng.
Trần Khác cảm kích nói.

- Ồ..
Quan gia bất ngờ liếc nhìn Trần Khác một cái, cười nói:
- Ngươi nhỏ tuổi như vậy mà sao nói như ông cụ non thế?

- Vi thần chỉ là nói theo cảm nghĩ thôi. MỘT chút việc nhỏ mà đã khiến cho vi thần như muốn nổ tung cái đầu. Ngẫm lại Quan gia mỗi ngày đều phải đối mặt với bao nhiêu chuyện phiền não khắp trong ngoài nước, cảm thấy thật không dễ dàng gì.
Trần Khác đáp.

- Ưm.
Quan gia ôm đầu cười nói:
- Tri ngã giả vị ngã tâm ưu, bất tri ngã giả vị ngã hà cầu (một câu thơ trong Kinh Thi, dịch nghĩa: Người hiểu ta thì cho rằng trong lòng ta có muộn phiền, người không hiểu ta thì cho rằng ta đứng ở vị trí này còn mong ước gì nữa). Không ngờ hôm nay quả nhân còn gặp được một người tri kỷ.

- Vi thần lo sợ vi thần không hiểu tâm tư của Hoàng đế, chỉ là suy nghĩ chuyện này theo tâm tư của người bình thường thôi.
Trần Khác vò đầu đáp.

- Quả nhân lẽ nào không phải là người bình thường sao?
Quan gia mỉm cười nói:
- Tiểu tri kỷ, sự việc sông Lục tháp, chắc chắn trong lòng ngươi có điều muốn nói. Bây giờ có thể nói hết ra với Quả nhân rồi.

- Vi thần không có lời nào để nói cả.
Trần Khác lại lắc đầu đáp.

- Không có lời nào để nói cả? Là không muốn nói với Quả nhân, hay là có điều gì lo lắng?
Quan gia lại cười hỏi.

- Không, đây chính là lời thần muốn nói.
Trần Khác trầm giọng trả lời.

- Không có lời nào để nói, Sắc mặt Quan gia ngưng lại, rồi thở dài nói:
- Thật sự khiến người ta không nói được gì.
Một hồi lâu sau ông mới chậm rãi nói tiếp:
- Năm nay là năm cực kỳ u ám, Hà Đông, Hà Bắc, Kinh Đông, Kinh Tây, Hồ Bắc, Tây vv… đều bị nạn hồng thủy tấn công, mấy trăm vạn người trôi dạt khắp nơi, tất cả đều phải lấy cứu tế làm chính.

- Vi thần không hiểu về chính trị, không dám nói bừa. Duy chỉ có một chuyện không hiểu, xin nhờ Quan gia chỉ giáo.
Trần Khác đừng dậy chắp tay nói.

- Hỏi đi.

- Thần từ nhỏ nghe nói cái gọi là kỹ năng học nghề mỗi người tự có cách nghiên cứu riêng, khác nghề như cách núi. Vì sao quan viên của Đại Tống ta không hiểu biết về kế toán mà lại làm Tam ti quan, không hiểu biết về thủy lợi mà lại làm quan quản lý về sông ngòi, không hiểu biết về quân sự mà lại làm Xu Mật quan, không hiểu dân chính mà làm quan phụ mẫu? Làm trị thủy không được mấy năm, trong quá trình chuyển đổi lại đi quản lý thuế vụ, qua mấy năm tiếp lại làm quan xây dựng?

- Giống như khó khăn của sông Lục Tháp lần này, căn bản không phải là thiên tai, mà là do con người tạo ra! Các tướng công đều chưa từng thấy địa thế nông sâu cao thấp thế của dòng sông, lại không hiểu biết gì về công trình trị thủy, chỉ ngồi trong chính sự đường xem một loạt các phương án, nghe vài lần giảng giải mà dám quyết định hồi hà (do trước đó Hoàng Hà đổi dòng nên bây giờ phải làm cho nó quay lại hướng chảy bạn đầu) hay không, chọn dùng phương pháp nào. Sự việc không phải chính mắt thấy tai nghe, không hiểu rõ nội tình thì có thể đoán biết được chăng, niềm tin của bọn họ rốt cuộc từ đâu đến? Giang sơn này không phải của đại thần mà là của Quan gia. Bọn họ lỗ mãng vậy, Quan gia sao cũng có thể vậy sao?

Trần Khác nói một hơi liên tiếp, đều là những lời mà Quan gia chưa bao giờ nghe thấy, khiến Triệu Trinh sửng sốt. Ông từ nhỏ đã được giáo dục theo cách của đế vương, được dạy rằng, phải giao việc quốc gia cho những quan chức có năng lực xử lý. Nhưng thế nào được gọi là một vị quan có năng lực? Mà một vị quan có năng lực, có thật là không gì không thể không? Ví dụ như Văn Ngạn Bác và Phú Bật, hai người được công nhận là những vị quan có thể xử lý quốc vụ, hơn nữa đều có lý lịch xán lạn. Nhưng lần này biểu hiện của hai người trong việc trị thủy có thể coi là năng lực vô cùng thấp kém, không phải chính là bởi vì người ngoài nghề sao.

Quan gia cảm thấy, một vấn đề vô cùng đơn giản, lại liên quan đến một vấn đề quan trọng, đã bị tiền nhân xem nhẹ. Nhưng mà Trần Khác này chỉ một câu thôi đã như gạt đi màn sương mù đánh thức chính mình. Ông trầm ngâm một hồi rồi mới nói:
- Quả nhân xem sách sử, đều cảm thấy say mê vô tận với cách biết dùng người của Tần Hoàng Hán Vũ, Quang Vũ Trinh Quan, cùng với Thái tổ hoàng đế của ta.
Ngừng một lát, ông tự giêu cợt mình cười nói:
- Như vậy Quả nhân là người bình thường ngồi vào đế vị, tuy mỗi lần dùng người đều phải suy nghĩ trước những điều có thể, nhưng mỗi lần sơ suất thì phải làm thế nào? làm thế nào?

- Vi thần cho rằng dân chúng đều biết, vỡ nồi tìm thợ làm nồi, đổ tường tìm thợ xây, muốn sinh con phải tìm bà đỡ… Giao việc cho người có chuyên môn, kết quả luôn có thể làm cho người ta cảm thấy mãn nguyện.
Trần Khác trầm giọng nói:
- Vấn đề thủy lợi, đồng ruộng, xây dựng, thuế vụ, tài chính, quan sự của quốc gia còn khó khăn hơn ngàn vạn lần so với những vấn đề mà dân chúng gặp phải, như vậy càng cần hơn nữa có chuyên gia các mặt tới xử lý.

- Chẳng lẽ Lý Trọng Xương không phải chuyên gia sao?

Trần Khác cười lạnh lùng đáp:
- Chỉ lý thuyết suông như Triệu Quát mà thôi. Loại người này cũng có thể sử dụng, nó chứng minh rằng triều đình đang thiếu hụt chuyên gia thật sự.

- Vậy ngươi nói Trẫm nên làm thế nào để phát hiện chuyên gia trong các lĩnh vực?
Thái độ của Triệu Trinh vô cùng nghiêm túc.

- Không ai sinh ra mà đã biết ngay được, sở dĩ có được kinh nghiệm và bản lĩnh đều là sau này nhờ học tập và thực tiễn mà có được. Vì vậy vi thần cho rằng nên bắt đầu từ hai mặt này. Thứ nhất là phát hiện nhân tài từ những thợ thủ công và những vị lão quan có kinh nghiệm phong phú. Thứ hai là tiến hành đào tạo chuyên nghiệp cho quan viên.
Trần Khác ngừng một lát rồi nói tiếp:
- Kỳ thi tuyển tiến sĩ, nói trắng ra là, thi thì là môn văn hóa, chọn ra thì là văn học gia. Văn học gia làm về học vấn thì không vấn đề gì, nhưng trong kinh sử đều không dạy chúng thần về thủy lợi, nông chính, kế toán, tài chính thuế vụ…. Những môn này cần thiết phải bổ sung thêm mới có thể thực hiện việc chuyển từ nhà văn thành quan lại đạt chuẩn.

- Vi thần nhất thời kích động nói xằng nói bậy.
Cuối cùng Trần Khác cúi đầu thật thấp, nói:
- Nhưng đây thật sự là vấn đề mà vi thần ngày đêm suy nghĩ sau vấn đề về sông Lục Tháp.


Sau khi rời Hoàng cung, Triệu Tông Tích giống như không quen biết, quan sát Trần Khác, nói:
- Huynh thật ngoài dự đoán, cứ tưởng huynh sẽ mắng cho đám người đó một trận, nhưng huynh lại không. Cứ tưởng huynh không quan tâm mấy chuyện này, không ngờ huynh lại suy nghĩ cao xa vậy, lại còn giảng giải một mớ đạo lý như thế.

- Ta thì hiểu đạo lý gì chứ. Chỉ cảm thấy sự việc vốn là như vậy thôi, không biết các ngươi vì sao lại không nghĩ như vậy.
Trần Khác lắc đầu đáp.

- ……
Triệu Tông Tích suy nghĩ rồi nói:
- Đây chắc là hậu quả của việc chê bai các trường phái khác, độc tôn trường phái Nho gia đây mà.

- Chắc là vậy nhỉ.
Trần Khác miễn cưỡng đáp:
- Nói như vậy thì không thay đổi được rồi.

- Ngược lại, bây giờ mà thay đổi thì thật đúng lúc.
Triệu Tông Tích suy nghĩ rồi nói:
- Bộ Hán nho kia đã không còn ai tin nữa rồi. Bây giờ đám học giả đó đều đang tìm kiếm chân lý của Nho học. Huynh có “tự điển" trong tay, coi như là có quyền phát ngôn, có thể đưa ra chủ trương của mình để tranh luận với họ. Khi những người tin tưởng nhiều lên rồi, lời nói của huynh sẽ trở thành chân lý.

- Cái này xem ra rất thú vị đấy.
Trần Khác vuốt cằm cười nói:
- Tán gẫu so với làm quan vui hơn nhiều.

- Tán gẫu cái gì…
Triệu Tông Tích suýt ngã vào vũng nước, y hạ giọng nói:
- Nhưng bất luận thế nào, hôm nay huynh đã át Quan gia rồi. Quan gia yêu tài tiếc tài, ta thấy chức quan này của huynh không làm không được rồi.

- Nó xằng nói bậy mà thôi, không tính đâu.
Trần Khác lắc lắc đầu, không cho lời nói của Quan gia là thật.

Hai người đi ra tới Tuyên Đức môn, sau khi lên xe, Trần Khác mới hỏi nhỏ:
- Đúng rồi, ngươi có biết hôn sự của cha ta và vị kia rốt cuộc kéo dài tới khi nào không?

Triệu Tông Tích lặng lẽ cười đáp:
- Chuyện này…huynh đã hỏi đúng người rồi.
Nói rồi hắn viết lên tay Trần Khác.

- Mùa xuân năm nay, Quan gia nói với Tể phụ: Trẫm ở trong cung, xung quanh đều là người của Hoàng hậu. Tháng trước lại nói với cha ta: việc phế hậu thế nào? Cha ta đáp rằng các hạng tiểu nhân, còn không đành lòng làm, Điện hạ đứng đầu muôn người, há có thể làm hư vậy chứ? Quan gia không đề cập đến chuyện này nữa.

Trần Khác biết rằng cái gọi là “há có thể làm như vậy" chính là chỉ quan gia. Năm nay đã phế truất một vị Hoàng hậu, nhưng sau khi Quách Hoàng hậu bị phế không lâu thì Hoàng đế lại thấy hối hận, lại muốn đưa bà trở về, nhưng đã bị người khác hại chết…Với trái tim mềm yếu của Quan gia, sao có thể để Tào hoàng hậu dẫm vào vết xe đổ của Quách hoàng hậu được?

Trần Khác không khỏi liếc mắt nhìn Triệu Tông Tích. Y đã nói ra một chuyện bí ẩn như thế này, liệu có phải có ý muốn thông qua mình để chuyển những lời nói này tới tai Hoàng hậu muội muội?

Tuy nhiên Triệu Tông Tích xưa nay đối với hắn rất thú vị, cho dù có ý niệm này thì cũng là con cháu Vương công, có trí tuệ chính trị được dưỡng thành từ nhỏ, không thể đòi hỏi trọn vẹn được.

- Nói như vậy là không lâu nữa sẽ được uống rượu mừng của họ rồi.
Trần Khác vui vẻ cười nói.

- Con cái uống rượu mừng của cha, sao cứ cảm thấy kỳ kỳ thế nào?
Triệu Tông Tích lắc đầu cười mãi.

- Ôi, ngươi lại đưa ta đi đâu vậy?

- Đến rồi khắc biết.
5/5 của 1 đánh giá

Bình luận

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi
Nguyen 2 năm trước
Đã ra chap mới rồi nhé mọi người, link đây nha: bit.ly/newchap247

Truyện cùng thể loại