Nhất Phẩm Giang Sơn
Quyển 4 - Chương 123: Thái học thể thịnh hành
Sau nửa tháng nhàn nhã, tự tại mấy người Trần Khác bị Trần Hy Lượng đuổi đi. Trước tiên đến quan phủ làm xong một loạt các thủ tục, ngày mùng một tháng ba này, đã hẹn với huynh đệ Tô gia, đi đến Thái học báo danh.
Lúc đầu, Trần Hy Lượng nghĩ cho việc đến trường thi của bọn họ thuận tiện, cố ý định cư ở nam thành, cho nên nhà của Trần Khác cách học nhai (con phố tập trung các trương học) nơi tập trung Thái học, Quốc Tử Giám, trường thi Hương chỉ khoảng hai dặm, đối với mấy đôi chân sắt mà nói, bước vài bước là đến.
Học nhai dài vài dặm, Thái học, Quốc Tử Giám và trường thi Hương, lần lượt nằm từ trái sang phải. Ở rất nhiều triều đại, Quốc Tử Giám và Thái học là một, từ thời Tống khi mới bắt đầu, cũng chỉ thiết lập có Quốc Tử Giám, chỉ nhận con cháu của quan viên thất phẩm trở lên, các chế độ điều lệ thiếu hoàn thiện. Nói trắng ra, chẳng qua là nơi để đám con nhà quan lấy được tư cách ‘giải thí’ của Quốc Tử Giám để tham gia kì thi Cống viện (thi hội, thi Hương) của Lễ bộ.
Cuộc cải cách giáo dục năm Khánh Lịch, mở rộng trường học giáo dục, với ngôi trường Quốc Tử Giám nhỏ hẹp, không đủ để chứa hết các học giả, bèn tấu xin xây dựng Thái học ở viện Tích Khánh ở phía đông, thu nhận con em của quan viên bát phẩm trở xuống và con em ưu tú của dân thường. Hai trăm học trò nội trú ưu tú nhất trong đó sẽ được nhà nước bao ăn uống. Các học trò ngoại trú còn lại, tự lo ăn uống, nhưng cũng sẽ không thu học phí.
Ngoài học trò ngoại trú, còn có một loại là học trò phụ, chính là những những người ngoại tịch được gửi gắm như Trần Khác, Tô Thức, Tống Đoan Bình, lấy tư cách lăn lộn thi cử để đạt mục đích xếp lớp theo học. Địa vị này thì chỉ cần nghĩ là biết…
Cho nên, cũng có lí giải được vẻ mặt xem thường của Học lục (chức quan) ở Thái học đó. Y cũng không lật xem hồ sơ của mấy người bọn họ, chỉ xem qua mấy dòng đánh giá của phủ Khai Phong, hạ mí mắt nói:
- Đừng có cho là có thể kiếm sống qua ngày thì có thể vào trường đạt được giải thí (kỳ thi do châu phủ tổ chức), bọn ta sẽ không để cặn bã làm ảnh hưởng đến danh dự của Thái học. Các ngươi phải xem kỹ các quy định tại Thái học đã được phát, kẻ nào không tuân thủ, khai trừ. Nếu như trong một tháng có ba lần lên bảng, cũng trực tiếp cuốn gói về nhà là vừa…
Quyền lực của Học lục vô cùng lớn, nắm giữ việc chấp hành học quy, các quy định thi cử, giống như Chủ nhiệm giáo vụ của đời sau. Nếu như đắc tội với y, sau này sẽ không có ngày tốt, cho nên, mấy người Trần Khác tuy rằng khó chịu, cũng chỉ có thể nhẫn nhịn.
Cũng may gã Học lục này cũng không muốn phí nhiều lời với bọn họ, liền để một tên trợ giảng lấy danh sách ra, phân bọn họ vào học trai (lớp học) để xếp lớp. Thái học phân thành nhiều trai, mỗi trai có khoảng ba mươi học trò, chọn ra một trai trưởng. Trai trưởng của Thái học do học trò đảm nhiệm, nhưng so với quyền lực của lớp trưởng ở hậu thế thì lớn hơn nhiều. Đại khái là làm lớp trưởng, kiêm bí thư chi đoàn, kiêm lớp phó học tập, kiêm lớp phó kỉ luật…
Trợ giảng chọn ra lớp có “nhân số" tương đối ít, dẫn đám người Trần Khác đi vào sân trường.
Điều kiện trong Thái học vô cùng tốt, dưới cây hòe cao lớn, là từng dãy lớp học cao rộng, đi trên mặt đường được rải đá xanh, bên tai truyền đến tiếng đọc bài lanh lảnh, thật là làm tâm tình người ta vui vẻ.
Lúc này đang là giờ đọc buổi sáng, đến trước học trai nào đó, trợ giảng dẫn một người trong bọn họ hướng Học dụ (chức danh) báo danh.
Trần Khác được phân đến ‘tính thiện trai’, trợ giảng cũng dẫn hắn vào như vậy, giao cho một lão Học dụ râu tóc đã hoa râm, nhìn thấy lại có học trò xếp vào lớp, lão Học dụ đó oán hận nói ngay trước mặt Trần Khác:
- Tháng trước đảm bảo thế nào với ta, tại sao tháng này mới ngày đầu tiên lại nhét người vào nữa rồi?
- Trai của ông ít người, trai khác gần năm mươi người hết rồi.
Trợ giảng kia nói lấy lệ:
- Kỳ thi lớn trong năm, luôn là như vậy, nhịn vài hôm là qua rồi.
- Sẽ làm vướng víu chân ta nữa!
Từ cuộc cải cách chính sách mới năm Khánh Lịch đến nay, không những học trò có thi cử, giáo viên cũng có khảo hạch, mọi mặt ưu đãi đều do việc đoạt được giải quyết định.
- Sao có thể chứ,
Trợ giảng cười nói:
- Hơn nữa, ông sao biết cậu ta không phải là thiên lí mã.
- Nó?
Lão Học dụ nhìn tướng mạo cao to lực lưỡng của Trần Khác, bĩu môi nói:
- Khoa cử chứ không phải là thi sức trâu…
Oán giận thì cứ oán giận, nhưng mệnh lệnh cấp trên không thể nào vi phạm, lão Học dụ đó chỉ có thể thu học trò xen lớp đó. Lão để Trần Khác ngồi ở cuối dãy, không thèm để ý đến nữa.
Sau khi Trần Khác ngồi xuống, hai mắt nhìn đăm đăm, không có sách học, cũng không có ai nói với hắn phải học cái gì. Vừa đúng lúc thời gian đọc bài trước kết thúc, Học dụ bắt đầu lên lớp. Bởi vì là năm có kì thi lớn, đương nhiên sẽ không dạy lại kiến thức cơ bản như “Thập tam kinh", mà lấy việc dạy ứng thí làm chính. Bài học hôm nay là đàm luận về cách “luận". Dựa theo lệ thường, Học dụ sẽ đưa ra một chủ đề trước, để học trò làm bài luận, sau đó sẽ diễn giải.
Trần Khác thầm nói, vậy ta cứ làm theo vậy. Hắn bèn mài mực, cầm bút lên, rất nhanh viết bừa một bài. Nói là viết bừa, nhưng hắn từ nhỏ đến lớn, sinh hoạt cùng học tập cùng với bát đại gia của Đường Tống như Tô Tuân, Tô Thức, Tô Triệt, Âu Dương Tu, Tăng Củng…, cho dù viết bừa cũng không tệ hơn so với người thường.
Hắn vốn có sự tự tin này.
Thời gian một nén nhang, đã viết xong một bài văn hơn một ngàn chữ. Trần Khác gác bút, khẽ thở ra một hơi.
Động tác của hắn làm cho lão Học dụ đó chú ý. Trong một khoảng thời gian ngắn như vậy, những học trò khác chỉ mới viết mở đầu, thậm chí có người chưa có chữ nào, còn đang bí ở đó. Học dụ không khỏi hiếu kì, bèn đứng lên, đi đến thu bài của hắn, cầm đến bên bục giảng xem, không khỏi khẽ gật đầu, nét chữ này thật đẹp….
Trần Khác hơi xì một tiếng hãnh diện, thầm nghĩ chuyện nhỏ, nhìn thấy bài văn gần đạt đến trình độ của bát đại gia, còn không kích động đến nước mắt nước mũi giàn dụa sao? Sau đó, cảm thấy vô cùng hổ thẹn đối với với sự ngạo mạn trước đó? Hố hố hố…
Ai biết được..trên mặt Học dụ đó, không chỉ không kích động chút nào, ngược lại, lắc đầu liên tục, chỉ xem một nửa, thì bỏ xuống, giống như xem tiếp thì sẽ lãng phí thời gian vậy.
Trần Khác trừng to mắt, sao có thể chứ? Ngay cả lão đầu Âu Dương cũng nói, văn chương của ta có thể so với Tằng Tử Cố, sao lại không vào được mắt của vị Học dụ này?
Học trò khác còn đang làm bài, hắn cũng không thể hỏi, quả thực sắp tức nghẹn đến chết rồi….
Khó khăn lắm mới chịu được đến khi các học trò khác nộp bài, Học dụ lại xem qua một lượt, chọn ra mấy bài văn mẫu, đọc lên:
- Doanh tần chấn căng quyết huân, lặc thái sơn, sàm trâu dịch, xuyết chi phù, khan hội kê...
………….
…………..
Với học vấn của Trần Khác, dường như nghe không hiểu, bài văn này rốt cục viết cái gì chứ.
Uổng cho hắn ở thời đại này đèn sách hơn mười năm, biết được cái này là văn chương của ‘Thái học thể’ đại danh lừng lẫy, không khỏi thầm rên. Nếu mỗi ngày đều phải học cái này, còn không khó chịu hơn táo bón sao?
Nhưng hắn cũng biết, những năm gần đây, Thái học thể rất thịnh hành. Bởi vì sau cuộc cải cách chính sách mới năm Khánh Lịch, thể Tây côn truy cầu hoa lệ, trống rỗng không ý nghĩa bị phủ định triệt để, thể loại cổ văn trọng lí luận, bình dị được đề xướng, trở thành phong cách mới trong nền giáo dục, nhưng đám học trò trong Thái học phần lớn là theo đuổi ‘Thái học thể’ liền chuyển đổi sao cho phù hợp. Loại văn chương này, là sản phẩm uốn cong thành thẳng được hình thành trong quá trình phê phán sự hoa mĩ mà vô dụng của thể Tây côn. Văn phong này loại bỏ những chỗ bình dân để trở thành cao quý, hoàn toàn đối lập với thể văn biền ngẫu.
Kết quả hình thành một thể loại văn chương kì lạ, khó hiểu. Loại văn phong này, cách nghị luận của ai kì lạ, nghị luận của ai, bài văn của ai xa vời, khó hiểu, thì bài văn của người đó là tuyệt hảo. Mà liên tiếp vài kì thi, bất kể là ‘phú’, ‘luận’, ‘sách’, thể loại văn chương nào đều lấy đây làm tiêu chuẩn để đánh giá. Làm cho địa vị của hệ thống Thái học thể càng thêm củng cố.
Nhưng Trần Khác từ khi bắt đầu học sách đến giờ, mọi vị sư trưởng mà hắn học…bất luận là Trần Hy Lượng, Tô Tuân, hay là Vương Phương, Âu Dương Tu đều phản đối Thái học thể. Bọn họ cho rằng thể loại này không bình dân, dễ hiểu như cổ văn, lại thiếu đi sự hoa lệ, nhã nhặn của thể biền ngẫu, hoàn toàn trống rỗng, không sâu sắc được như thể biền ngẫu, quả thật là không có chỗ nào hay ho. Cho nên, Trần Khác đến bây giờ, vẫn chưa viết qua một bài văn thể Thái học nào.
Hắn cuối cùng cũng hiểu, cha và Tô Lão Tuyền nhất định muốn bọn họ phải đến Thái học học một thời gian. Cho dù thể Thái học có đáng ghét đi nữa, cũng phải dùng thể loại văn chương này đi thi. Cho dù thi xong là vứt đi ngay, nhưng bây giờ cũng phải học.
Ngay cả Âu Dương Tu cũng nói, nếu ta làm quan chủ khảo thì không nói. Nhưng đổi lại là người khác, vẫn là phải nhắm mắt nhắm mũi mà học. Âu Dương Tu còn lấy bản thân mình năm đó ra làm ví dụ…Nhớ năm đó, lão kiên quyết không viết văn biền ngẫu, kết quả rớt mấy lần, sau đó ráng nhịn mà cố học mới thi đậu. Từ đó đến giờ, lão không viết lại một bài văn biền ngẫu nào, hoàn toàn xem nó như viên gạch kê cửa.
Quả nhiên, Học dụ cầm bài văn của Trần Khác lên cuối cùng, nói:
- Học trò mới đến, viết văn như một nước trắng, vừa xem hiểu ngay, cứ như là bài làm của một đứa trẻ vừa mới đi học. Bài văn viết như vậy, ngay cả thi cũng không cần nữa, quan chấm thi chắc chắn chỉ liếc sơ qua là vứt ngay!
Dừng một chút, nói:
- Nhưng mà chữ thì viết không tệ.
Được rồi, được rồi, ngươi thắng rồi, ta cắm đầu cắm cổ vào học thôi, cũng không có chuyện gì khó. Ví dụ như câu 'Doanh tần chấn căng quyết huân, lặc thái sơn, sàm trâu dịch, xuyết chi phù, khan hội kê...' đó, kì thật là Tần Thủy Hoàng tự mang công trạng của mình khắc trên Thái Sơn, Dịch Sơn, Chi Phù Sơn và Hội Kê Sơn. Lặc, sàm, xuyết, khan đều có nghĩa là ‘khắc’. Nhưng người ta dùng một loạt từ này, chính là không dùng cái từ thông tục nhất kia thôi.
Cho nên, cái gọi là Thái học thể chính là không nói tiếng người, làm sao để người ta xem không hiểu, cái này đối với Trần Khác mà nói thực tại chính là ưu thế… Nói đến việc nhận biết các từ ngữ kì lạ, ngóc ngách, ai có thể hơn được so với người từng soạn “tự điển" chứ?
Thế là, lúc buổi chiều học làm phú, Trần Khác dùng ngôn ngữ thông thường viết thành bài văn, sau đó lại đem từ ngữ trong đó đổi hết thành từ ngữ kì lạ của tám đời trở lại mà chưa ai dùng qua.
Lần này, Học dụ cầm bài trên tay, vừa xem liền trợn to mắt choáng váng. Một phần ba chữ trong đó không biết, một phần ba chữ trong đó không rõ, một phần ba câu không hiểu. Đây rốt cục là hay hay là không hay?
Theo lí mà nói, xem như là vô cùng tốt…Nhưng không thể làm văn mẫu để đọc, bởi vì đọc cũng không đọc được, Học dụ suýt khóc thét.
Buổi tối vừa trở về, Học dụ liền ôm lấy “Tự điển" tra hết những chữ không biết, không khỏi vừa kinh ngạc vừa ca thán, đột nhiên…lão ngẩn ra:
- Trần Khác, tác giả của “Tự điển", cũng gọi bằng cái tên này ư!
Lúc đầu, Trần Hy Lượng nghĩ cho việc đến trường thi của bọn họ thuận tiện, cố ý định cư ở nam thành, cho nên nhà của Trần Khác cách học nhai (con phố tập trung các trương học) nơi tập trung Thái học, Quốc Tử Giám, trường thi Hương chỉ khoảng hai dặm, đối với mấy đôi chân sắt mà nói, bước vài bước là đến.
Học nhai dài vài dặm, Thái học, Quốc Tử Giám và trường thi Hương, lần lượt nằm từ trái sang phải. Ở rất nhiều triều đại, Quốc Tử Giám và Thái học là một, từ thời Tống khi mới bắt đầu, cũng chỉ thiết lập có Quốc Tử Giám, chỉ nhận con cháu của quan viên thất phẩm trở lên, các chế độ điều lệ thiếu hoàn thiện. Nói trắng ra, chẳng qua là nơi để đám con nhà quan lấy được tư cách ‘giải thí’ của Quốc Tử Giám để tham gia kì thi Cống viện (thi hội, thi Hương) của Lễ bộ.
Cuộc cải cách giáo dục năm Khánh Lịch, mở rộng trường học giáo dục, với ngôi trường Quốc Tử Giám nhỏ hẹp, không đủ để chứa hết các học giả, bèn tấu xin xây dựng Thái học ở viện Tích Khánh ở phía đông, thu nhận con em của quan viên bát phẩm trở xuống và con em ưu tú của dân thường. Hai trăm học trò nội trú ưu tú nhất trong đó sẽ được nhà nước bao ăn uống. Các học trò ngoại trú còn lại, tự lo ăn uống, nhưng cũng sẽ không thu học phí.
Ngoài học trò ngoại trú, còn có một loại là học trò phụ, chính là những những người ngoại tịch được gửi gắm như Trần Khác, Tô Thức, Tống Đoan Bình, lấy tư cách lăn lộn thi cử để đạt mục đích xếp lớp theo học. Địa vị này thì chỉ cần nghĩ là biết…
Cho nên, cũng có lí giải được vẻ mặt xem thường của Học lục (chức quan) ở Thái học đó. Y cũng không lật xem hồ sơ của mấy người bọn họ, chỉ xem qua mấy dòng đánh giá của phủ Khai Phong, hạ mí mắt nói:
- Đừng có cho là có thể kiếm sống qua ngày thì có thể vào trường đạt được giải thí (kỳ thi do châu phủ tổ chức), bọn ta sẽ không để cặn bã làm ảnh hưởng đến danh dự của Thái học. Các ngươi phải xem kỹ các quy định tại Thái học đã được phát, kẻ nào không tuân thủ, khai trừ. Nếu như trong một tháng có ba lần lên bảng, cũng trực tiếp cuốn gói về nhà là vừa…
Quyền lực của Học lục vô cùng lớn, nắm giữ việc chấp hành học quy, các quy định thi cử, giống như Chủ nhiệm giáo vụ của đời sau. Nếu như đắc tội với y, sau này sẽ không có ngày tốt, cho nên, mấy người Trần Khác tuy rằng khó chịu, cũng chỉ có thể nhẫn nhịn.
Cũng may gã Học lục này cũng không muốn phí nhiều lời với bọn họ, liền để một tên trợ giảng lấy danh sách ra, phân bọn họ vào học trai (lớp học) để xếp lớp. Thái học phân thành nhiều trai, mỗi trai có khoảng ba mươi học trò, chọn ra một trai trưởng. Trai trưởng của Thái học do học trò đảm nhiệm, nhưng so với quyền lực của lớp trưởng ở hậu thế thì lớn hơn nhiều. Đại khái là làm lớp trưởng, kiêm bí thư chi đoàn, kiêm lớp phó học tập, kiêm lớp phó kỉ luật…
Trợ giảng chọn ra lớp có “nhân số" tương đối ít, dẫn đám người Trần Khác đi vào sân trường.
Điều kiện trong Thái học vô cùng tốt, dưới cây hòe cao lớn, là từng dãy lớp học cao rộng, đi trên mặt đường được rải đá xanh, bên tai truyền đến tiếng đọc bài lanh lảnh, thật là làm tâm tình người ta vui vẻ.
Lúc này đang là giờ đọc buổi sáng, đến trước học trai nào đó, trợ giảng dẫn một người trong bọn họ hướng Học dụ (chức danh) báo danh.
Trần Khác được phân đến ‘tính thiện trai’, trợ giảng cũng dẫn hắn vào như vậy, giao cho một lão Học dụ râu tóc đã hoa râm, nhìn thấy lại có học trò xếp vào lớp, lão Học dụ đó oán hận nói ngay trước mặt Trần Khác:
- Tháng trước đảm bảo thế nào với ta, tại sao tháng này mới ngày đầu tiên lại nhét người vào nữa rồi?
- Trai của ông ít người, trai khác gần năm mươi người hết rồi.
Trợ giảng kia nói lấy lệ:
- Kỳ thi lớn trong năm, luôn là như vậy, nhịn vài hôm là qua rồi.
- Sẽ làm vướng víu chân ta nữa!
Từ cuộc cải cách chính sách mới năm Khánh Lịch đến nay, không những học trò có thi cử, giáo viên cũng có khảo hạch, mọi mặt ưu đãi đều do việc đoạt được giải quyết định.
- Sao có thể chứ,
Trợ giảng cười nói:
- Hơn nữa, ông sao biết cậu ta không phải là thiên lí mã.
- Nó?
Lão Học dụ nhìn tướng mạo cao to lực lưỡng của Trần Khác, bĩu môi nói:
- Khoa cử chứ không phải là thi sức trâu…
Oán giận thì cứ oán giận, nhưng mệnh lệnh cấp trên không thể nào vi phạm, lão Học dụ đó chỉ có thể thu học trò xen lớp đó. Lão để Trần Khác ngồi ở cuối dãy, không thèm để ý đến nữa.
Sau khi Trần Khác ngồi xuống, hai mắt nhìn đăm đăm, không có sách học, cũng không có ai nói với hắn phải học cái gì. Vừa đúng lúc thời gian đọc bài trước kết thúc, Học dụ bắt đầu lên lớp. Bởi vì là năm có kì thi lớn, đương nhiên sẽ không dạy lại kiến thức cơ bản như “Thập tam kinh", mà lấy việc dạy ứng thí làm chính. Bài học hôm nay là đàm luận về cách “luận". Dựa theo lệ thường, Học dụ sẽ đưa ra một chủ đề trước, để học trò làm bài luận, sau đó sẽ diễn giải.
Trần Khác thầm nói, vậy ta cứ làm theo vậy. Hắn bèn mài mực, cầm bút lên, rất nhanh viết bừa một bài. Nói là viết bừa, nhưng hắn từ nhỏ đến lớn, sinh hoạt cùng học tập cùng với bát đại gia của Đường Tống như Tô Tuân, Tô Thức, Tô Triệt, Âu Dương Tu, Tăng Củng…, cho dù viết bừa cũng không tệ hơn so với người thường.
Hắn vốn có sự tự tin này.
Thời gian một nén nhang, đã viết xong một bài văn hơn một ngàn chữ. Trần Khác gác bút, khẽ thở ra một hơi.
Động tác của hắn làm cho lão Học dụ đó chú ý. Trong một khoảng thời gian ngắn như vậy, những học trò khác chỉ mới viết mở đầu, thậm chí có người chưa có chữ nào, còn đang bí ở đó. Học dụ không khỏi hiếu kì, bèn đứng lên, đi đến thu bài của hắn, cầm đến bên bục giảng xem, không khỏi khẽ gật đầu, nét chữ này thật đẹp….
Trần Khác hơi xì một tiếng hãnh diện, thầm nghĩ chuyện nhỏ, nhìn thấy bài văn gần đạt đến trình độ của bát đại gia, còn không kích động đến nước mắt nước mũi giàn dụa sao? Sau đó, cảm thấy vô cùng hổ thẹn đối với với sự ngạo mạn trước đó? Hố hố hố…
Ai biết được..trên mặt Học dụ đó, không chỉ không kích động chút nào, ngược lại, lắc đầu liên tục, chỉ xem một nửa, thì bỏ xuống, giống như xem tiếp thì sẽ lãng phí thời gian vậy.
Trần Khác trừng to mắt, sao có thể chứ? Ngay cả lão đầu Âu Dương cũng nói, văn chương của ta có thể so với Tằng Tử Cố, sao lại không vào được mắt của vị Học dụ này?
Học trò khác còn đang làm bài, hắn cũng không thể hỏi, quả thực sắp tức nghẹn đến chết rồi….
Khó khăn lắm mới chịu được đến khi các học trò khác nộp bài, Học dụ lại xem qua một lượt, chọn ra mấy bài văn mẫu, đọc lên:
- Doanh tần chấn căng quyết huân, lặc thái sơn, sàm trâu dịch, xuyết chi phù, khan hội kê...
………….
…………..
Với học vấn của Trần Khác, dường như nghe không hiểu, bài văn này rốt cục viết cái gì chứ.
Uổng cho hắn ở thời đại này đèn sách hơn mười năm, biết được cái này là văn chương của ‘Thái học thể’ đại danh lừng lẫy, không khỏi thầm rên. Nếu mỗi ngày đều phải học cái này, còn không khó chịu hơn táo bón sao?
Nhưng hắn cũng biết, những năm gần đây, Thái học thể rất thịnh hành. Bởi vì sau cuộc cải cách chính sách mới năm Khánh Lịch, thể Tây côn truy cầu hoa lệ, trống rỗng không ý nghĩa bị phủ định triệt để, thể loại cổ văn trọng lí luận, bình dị được đề xướng, trở thành phong cách mới trong nền giáo dục, nhưng đám học trò trong Thái học phần lớn là theo đuổi ‘Thái học thể’ liền chuyển đổi sao cho phù hợp. Loại văn chương này, là sản phẩm uốn cong thành thẳng được hình thành trong quá trình phê phán sự hoa mĩ mà vô dụng của thể Tây côn. Văn phong này loại bỏ những chỗ bình dân để trở thành cao quý, hoàn toàn đối lập với thể văn biền ngẫu.
Kết quả hình thành một thể loại văn chương kì lạ, khó hiểu. Loại văn phong này, cách nghị luận của ai kì lạ, nghị luận của ai, bài văn của ai xa vời, khó hiểu, thì bài văn của người đó là tuyệt hảo. Mà liên tiếp vài kì thi, bất kể là ‘phú’, ‘luận’, ‘sách’, thể loại văn chương nào đều lấy đây làm tiêu chuẩn để đánh giá. Làm cho địa vị của hệ thống Thái học thể càng thêm củng cố.
Nhưng Trần Khác từ khi bắt đầu học sách đến giờ, mọi vị sư trưởng mà hắn học…bất luận là Trần Hy Lượng, Tô Tuân, hay là Vương Phương, Âu Dương Tu đều phản đối Thái học thể. Bọn họ cho rằng thể loại này không bình dân, dễ hiểu như cổ văn, lại thiếu đi sự hoa lệ, nhã nhặn của thể biền ngẫu, hoàn toàn trống rỗng, không sâu sắc được như thể biền ngẫu, quả thật là không có chỗ nào hay ho. Cho nên, Trần Khác đến bây giờ, vẫn chưa viết qua một bài văn thể Thái học nào.
Hắn cuối cùng cũng hiểu, cha và Tô Lão Tuyền nhất định muốn bọn họ phải đến Thái học học một thời gian. Cho dù thể Thái học có đáng ghét đi nữa, cũng phải dùng thể loại văn chương này đi thi. Cho dù thi xong là vứt đi ngay, nhưng bây giờ cũng phải học.
Ngay cả Âu Dương Tu cũng nói, nếu ta làm quan chủ khảo thì không nói. Nhưng đổi lại là người khác, vẫn là phải nhắm mắt nhắm mũi mà học. Âu Dương Tu còn lấy bản thân mình năm đó ra làm ví dụ…Nhớ năm đó, lão kiên quyết không viết văn biền ngẫu, kết quả rớt mấy lần, sau đó ráng nhịn mà cố học mới thi đậu. Từ đó đến giờ, lão không viết lại một bài văn biền ngẫu nào, hoàn toàn xem nó như viên gạch kê cửa.
Quả nhiên, Học dụ cầm bài văn của Trần Khác lên cuối cùng, nói:
- Học trò mới đến, viết văn như một nước trắng, vừa xem hiểu ngay, cứ như là bài làm của một đứa trẻ vừa mới đi học. Bài văn viết như vậy, ngay cả thi cũng không cần nữa, quan chấm thi chắc chắn chỉ liếc sơ qua là vứt ngay!
Dừng một chút, nói:
- Nhưng mà chữ thì viết không tệ.
Được rồi, được rồi, ngươi thắng rồi, ta cắm đầu cắm cổ vào học thôi, cũng không có chuyện gì khó. Ví dụ như câu 'Doanh tần chấn căng quyết huân, lặc thái sơn, sàm trâu dịch, xuyết chi phù, khan hội kê...' đó, kì thật là Tần Thủy Hoàng tự mang công trạng của mình khắc trên Thái Sơn, Dịch Sơn, Chi Phù Sơn và Hội Kê Sơn. Lặc, sàm, xuyết, khan đều có nghĩa là ‘khắc’. Nhưng người ta dùng một loạt từ này, chính là không dùng cái từ thông tục nhất kia thôi.
Cho nên, cái gọi là Thái học thể chính là không nói tiếng người, làm sao để người ta xem không hiểu, cái này đối với Trần Khác mà nói thực tại chính là ưu thế… Nói đến việc nhận biết các từ ngữ kì lạ, ngóc ngách, ai có thể hơn được so với người từng soạn “tự điển" chứ?
Thế là, lúc buổi chiều học làm phú, Trần Khác dùng ngôn ngữ thông thường viết thành bài văn, sau đó lại đem từ ngữ trong đó đổi hết thành từ ngữ kì lạ của tám đời trở lại mà chưa ai dùng qua.
Lần này, Học dụ cầm bài trên tay, vừa xem liền trợn to mắt choáng váng. Một phần ba chữ trong đó không biết, một phần ba chữ trong đó không rõ, một phần ba câu không hiểu. Đây rốt cục là hay hay là không hay?
Theo lí mà nói, xem như là vô cùng tốt…Nhưng không thể làm văn mẫu để đọc, bởi vì đọc cũng không đọc được, Học dụ suýt khóc thét.
Buổi tối vừa trở về, Học dụ liền ôm lấy “Tự điển" tra hết những chữ không biết, không khỏi vừa kinh ngạc vừa ca thán, đột nhiên…lão ngẩn ra:
- Trần Khác, tác giả của “Tự điển", cũng gọi bằng cái tên này ư!
Tác giả :
Tam Giới Đại Sư