Nhất Phẩm Giang Sơn
Quyển 1 - Chương 26: Trong sách tự có Nhan Như Ngọc
Đại Tống khai quốc đã lâu, tuy vẫn có thể gọi là quốc thái dân an, nhưng bên dưới sự rực rỡ gấm hoa ấy, các vấn đề nội bộ lại đang dần bại lộ, tài chính quốc gia xuất hiện thu không bù đủ chi, chiến tranh đối ngoại lại liên tục thất bại.
Đặc biệt là bảy năm trước, Lý Nguyên Hạo của tộc Đảng Hạng chiếm cứ khu Thiểm Tây và Hà Sáo, ngang nhiên tuyên bố độc lập, thành lập đế quốc Tây Hạ.
Từ bất cứ góc độ nào mà nói, triều Tống đều không thể dễ dàng tha thứ. Vì thế hai năm sau, hai quân chiến ở Diên An, quân Tống thất bại. Năm sau đó, Hàn Kỳ thống lĩnh quân Tống lại thất bại ở Lục Bàn Sơn. Năm thứ ba, hai bên giao chiến ở Trấn Nhung, quân Tống vẫn đại bại.
Tây Hạ mặc dù thắng, nhưng bắt người cướp của chiếm đoạt của cải, dựa theo hòa ước trước đó, sẽ thông qua mậu dịch để lấy số của cải so sánh, thì thật sự là mất nhiều hơn được. Ngoài ra, do trong nhân dân mậu dịch bị gián đoạn khiến cho dân chúng Tây Hạ “không trà uống, áo quần đắt", tiếng than khắp nơi, hơn nữa quan hệ Tây Hạ và nước Liêu cũng càng tồi tệ, vì thế Tây Hạ chủ động đề xuất nghị hòa.
Năm Khánh Lịch thứ tư, hai nước cuối cùng cũng đã đạt được hiệp ước. Hòa ước quy định: Hạ hủy bỏ đế hiệu, xưng thần với Tống trên danh nghĩa, triều Tống mỗi năm phải cống cho Tây Hạ năm mươi ngàn lượng bạc, lụa một trăm ba mươi nghìn xấp, trà hai trăm nghìn cân, đôi bên bãi binh.
Mà sau hiệp ước Thiền Uyên, nước Liêu vẫn bình an vô sự, cũng nhân dịp “tụ binh U Yến, tuyên bố Nam Hạ". Sau cùng dựa vào trí tuệ, dũng cảm của Phú Bật, triều Tống mới có thể dùng cách “nộp bạc tăng lợi, lụa một trăm ngàn hai xấp" để giải quyết .
Thất bại trên chiến trường, bị bắt giao nộp thuế tuổi, triệt để phân chia quốc thổ, đều kích thích các quan lại trẻ tuổi. Dưới sự đồng cảm sâu sắc nỗi sỉ nhục của các đại thần kích động trong phe cải cách, vào năm Khánh Lịch thứ ba, bãi Lã Di Giản, lệnh cho Chương Đắc Tượng, Yến Thù, Cổ Xương Triều, Hàn Kỳ, Phạm Trọng Yêm, Phú Bật cùng chấp chính, mà Âu Dương Tu, Thái Tương, Vương Tố, Dư Tĩnh cũng làm gián quan, yêu cầu đòi đổi lấy “Hưng trí thái bình", bởi vì niên hiệu Khánh Lịch, vì thế lần này cải cách được xưng là “Khánh Lịch tân chính".
Bởi Phạm Trọng Yêm, Phú Bật, Hàn Kỳ, Âu Dương Tu,... là chủ đạo tân chính (cải cách chính trị), đều là những người nổi tiếng, tài hoa hơn người, cũng bởi vì vua và dân đều cảm nhận được sự ô nhục, vì thế tân chính vừa bắt đầu đã được người trong thiên hạ ký thác kì vọng. Giống như Tô Tuân, Trần Hi Lượng cũng là học trò mang trong lòng ý chí cứu nước, hận không thể lập tức xuất sĩ, nghe mệnh lệnh dưới trướng của Phạm công, vì tân chính hiến chút công sức hèn mọn.
Mới đó đã được một năm, tân chính oanh liệt là thế mà lại chết non, sao có thể không khiến ba người không đau đớn được?
Ba người cũng không thể lí giải, quan gia sao có thể thay đổi nhanh chóng đến như vậy? Xưa nay Hạ tướng công danh tiếng là thế, sao có thể làm nên chuyện vô sỉ hãm hại người khác? Phạm công, Phú công, Âu Dương Công đều là bậc quân tử, sao có thể kết bè đảng được?
Thế cục phức tạp, ý đồ thật của biểu tượng không còn là thứ mà ba người trẻ tuổi có thể chạm đến được, bọn họ như rơi xuống mây mù, hụt hẫng mê man, chỉ có thể lấy rượu giải sầu, vừa uống vừa chửi, vừa chửi vừa khóc, ầm ĩ đến chạng vạng, Tống Phụ mới đỡ Tô Tuân say khướt về nhà trọ nghỉ ngơi.
Trần Hi Lượng là người rất nghiêm túc, lại lo cho an nguy của con, vì thế không uống nhiều, tiễn hai người xong lại trở về phòng, nhìn thấy Lục Lang đã tỉnh, tuy còn có chút suy yếu, nhưng trẻ con bình phục rất nhanh, chỉ cần vài ngày là có thể hoạt bát trở lại.
Tảng đá lớn trong lòng cuối cùng cũng đã được giải thoát, y nghĩ tới chuyện quát mắng với Tam Lang tối qua, không tránh khỏi cảm giác áy náy, cũng không thấy thằng bé ở trong phòng:
- Tam Lang đâu?
- Trở về phòng phía đông rồi.
Nhị lang nói:
- Nó nói việc gấp tòng quyền, còn xong việc thì tòng mệnh.
- Thằng tiểu tử này, lại còn chiếu tướng ta.
Trần Hi Lượng cười nói:
- Gọi nó tới đây cho ta… Mà thôi, hay để ta tự đi vậy.
…..
Trần Khác đang ngủ ngon, nghe thấy tiếng mở khóa liền mở mắt, nhìn thấy Trần Hi Lượng một tay bưng nến, một tay mang túi giấy dầu vào trong.
Trần Khác ngồi dậy, Trần Hi Lượng cắm nến trên mặt rương, mở túi giấy dầu ra, một mùi hương mê người tỏa ra.
Nhờ ánh sáng nến, Trần Khác nhìn thấy đó là một nửa con vịt quay, bụng lập tức réo lên âm thanh sôi sùng sục.
- Đói rồi đúng không…
Trần Hi Lượng nói bằng giọng dịu dàng
- Ăn nhanh đi.
-…
Trần Khác nhìn vào phòng chính.
Trần Hi Lượng biết, nó muốn hỏi Nhị Lang và Ngũ Lang cũng ăn cái này sao, lòng không khỏi càng nhẹ nhàng nói:
- Mọi người ăn hết rồi, cái này để phần cho con.
Trần Khác không khách khí thêm nữa, giơ tay xé một chân ngỗng, nhai ngấu nghiến. Từ tối hôm qua đến nay chưa ăn một miếng gì vào miệng, nó đói lắm rồi, chỉ trong nháy mắt, chiếc chân ngỗng to như thế chỉ còn lại một cái xương trắng, nó tước liền một miếng da liền thịt to, dùng sức mà nhét vào miệng.
- Ăn từ từ, đều là của con hết mà.
Trần Hi Lượng thấy được, dáng vẻ ăn này của nó không chỉ vì đói mà còn vì ấm ức, trong lòng cười thầm, từ bên hông gỡ xuống một cái ống trúc:
- Uống ít nước cho xuôi, không lại bị nghẹn.
Trần Khác gật gật đầu, tiếp tục cắn một miếng to… Chỉ chốc lát sau, một nửa con ngỗng đã nằm trong bụng, nó ăn đến mức tay và miệng đều là mỡ, lúc này mới cầm chiếc ống trúc lên uống hai ngụm nước đầy, hai mắt đăm đăm, sợ hãi nhìn Trần Hi Lượng, trong lòng hét lớn:
- Khốn, sao lại là rượu?!
- Có vấn đề gì sao?
Nhìn thấy nó không còn vẻ mặt hờ hững, Trần Hi Lượng trong lòng thấy vui lên, cầm ống trúc uống một ngụm, nói:
- Rượu ngon biết bao…
Trần Khác trừng trừng nhìn cha, một lúc lâu sau mới thốt ra một câu:
- Nhạt quá…
- Phù..
Trần Hi Lượng suýt tí nữa thì phun chỗ rượu kia ra, cất tiếng cười to nói:
- Con ta đúng là không tầm thường.
Vì thế mới mười tuổi cha đã cho con uống rượu?
Trần Khác lườm nói:
- Cha muốn trêu con có phải không?
- Vẫn chưa hiểu sao, nhóc!
Trần Hi Lượng vỗ vỗ bờ vai của hắn:
- Đây là coi ngươi là người lớn đó.
- Sao có thể biến thành người lớn trong chốc lát thế được?
Trần Khác nhìn y, cứ như thể cha mình đang bị ai đó chiếm hữu cơ thể vậy?
Thực ra, Trần Hi Lượng không hề uống say, cũng không bị cái gì đó chiếm hữu cơ thể, lần này, y cũng đã suy nghĩ khá cặn kẽ.
Nho gia có câu “tùy người tùy giáo trình", đối với những đứa trẻ có tâm tính và trí tuệ hơn người, nếu dùng phương pháp dạy như những trẻ bình thường khác sẽ làm mất đi khả năng thiên phú của nó, sẽ khiến nó giống như phần đông những người khác.
Đối với những đứa kì dị hoặc không tầm thường, người làm cha như Trần Hi Lượng đương nhiên sớm đã biết rõ, nhưng không lập tức “vừa nghe thấy đã nói, vừa nhìn thấy đã làm", phải đợi sau khi đã nắm bắt được trí lực, tính cách, cảm hứng… mới nói đến chuyện tùy người mới lập phương pháp dạy.
Dựa theo trí khôn, Tam Lang không còn nghi ngờ gì nữa thuộc vào loại “thượng trí" mà Khổng Tử đã gọi, đương nhiên sẽ không thể yêu cầu học như những đứa trẻ khác, nên nâng cao độ khó, thêm lượng kiến thức, để nó có thể phát huy hết mức khả năng tiềm ẩn, như vậy mới có thể duy trì khả năng của nó, không được để nó quá tự mãn, không chịu tiến thủ.
Từ đặc điểm này, Tam Lang thuộc người có cá tính riêng, tuy có chút bướng bỉnh, nhưng không thuộc loại bất lương. Bản thân Trần Hi Lượng cũng không thuộc người khí phách, đương nhiên không hề muốn làm mất đi cá tính của con, nhưng nhất định phải khiến nó bỏ tính kích động, các tật xấu miệt thị, bảo nó phải suy xét cẩn thận, nên nghe ý kiến của người khác rồi mới hành động.
Xét về khía cạnh sở thích, Trần Hi Lượng đã nhìn thấy được, đứa nhỏ này đúng là có cảm tình rất mãnh liệt đối với tiền tài, điều này đương nhiên không đáng khen, nhưng “Nhan Hồi tốt nhân, Tử Lộ tốt dũng, Tử Cống tốt thương, Giáp cầu tốt chính", Khổng Tử vừa có thể dựa vào những sở thích không giống nhau, để xây dựng nên bốn khoa đức hạnh, ngôn ngữ, chính sự, văn học, khiến cho các sở trường đều được phát huy một cách hoàn hảo. Chính mình sao không thể tự xác định đúng hướng chỉ dẫn, thích tiền mà không tham tiền tài, nuôi dưỡng “Kế tướng" (tướng tính toán) cho quốc gia sau này, đó cũng đáng gọi là thành công rồi.
…..
- Ý định cho con uống ngụm rượu này, chính là muốn nói với con, từ nay về sau cha coi con như người lớn.
Trần Hi Lượng bình tĩnh nhìn Trần Khác nói:
- Nhưng hành vi của con, nhất định cũng phải giống như người lớn, nếu con làm ta thất vọng, thì rất tiếc, con lại tiếp tục làm tiểu Tam Lang của ta.
- Dạ vâng.
Trần Khác hai mắt sáng lên, không biết vì sao cha lại chuyển đổi tính khí nhanh thế, nhưng dẫu sao mọi chuyện như thế là tốt, hắn quả thực không chịu nổi nữa, toàn bị coi là trẻ con, thế là liền gật mạnh đầu.
- Như thế là chúng ta sẽ nói chuyện như những người lớn với nhau.
Trần Hi Lượng treo ống trúc bên hông, đương nhiên chỉ có một ngụm rượu tượng trưng đó thôi, không phải là dẫn dắt con vào tửu giới:
- Tam Lang, con định sau này sẽ thế nào?
- Nói thật hay nói dối ạ?
Trần Khác có chút không chắc chắn nói.
- Đương nhiên là nói thật.
- Theo cá nhân mà nói, con hi vọng lấy thật nhiều vợ, sống một cuộc sống hạnh phúc.
Trần Khác nói:
- Nói rộng ra, sau này sẽ để cha và các anh lấy thật nhiều vợ, để mọi người được sống hạnh phúc…
-….
Trần Hi Lượng đau đầu, cố nén giận kích động nói:
- Ngoài gia đình ta ra, sau này con có định làm gì cho thiên hạ không?
- Thiên hạ ư…
Mệnh đề này đối với Trần Khác mà nói qua mơ hồ. Ở thời đại hắn sống, mục đích phấn đấu của mọi người đa phần đều mong sống cho tốt, đối với chuyện quốc gia đại sự, hầu như chỉ sau khi cơm no chè say, hay lúc tức giận vui cười mới nói vài câu thôi. Vì thế sau khi tới thế giới này, ngoài việc muốn biết thời đại này có là thời thái bình hay không, cẩn thận suy xét lại thế cục thiên hạ, còn lại thời gian đều là suy nghĩ làm cách nào để thoát khỏi tình trạng nghèo khó…
Y thực sự cũng không phải cơm không đủ ăn, nhưng lại là người có lòng nghĩ tới thiên hạ, vì thế vấn đề của Trần Hi Lượng vẫn đang bị bỏ ngỏ.
-……
Trần Hi Lượng trong lòng buồn bực, nghe Tô Lão Tuyền nói, Tô Thức nhà người ta khi mới tám tuổi, nghe mẫu thân kể Phạm Bàng hi sinh vì nghĩa, vì thế đã có ý chí phải dũng cảm như thế, trung vì nước, so sánh với cảnh giới đứa con của mình, thật dung tục quá đi.
“Dựa vào khả năng mà soạn giáo trình", y hít thở sâu nói:
- Vậy con chuẩn bị thế nào để thực hiện mục tiêu đây?
- Không biết, con vẫn chưa biết nhiều đến thể giới này lắm.
Trần Khác có chút mê man nói:
- Tương lai làm như thế nào, cũng không để ý.
- Vậy là tốt rồi, vậy là tốt rồi…
Trần Hi Lượng thở dài, ra vẻ thần bí nói:
- Ta chỉ cho con một con đường, con có muốn nghe không?
- Nói.
“Nói thêm vài chữ sẽ chết sao…"
Trần Hi Lượng buồn bực trợn hai mắt, thở sâu nói:
- Đọc sách đi.
- Đọc sách?
- Đây không phải là những gì ta nói, mà là Hoàng Đế Chân Tông triều ta đã nói.
Trần Hi Lượng nói với chính mình mấy lần câu “dựa theo trình độ mà dạy, dựa theo trình độ mà dạy" mới khắc phục được bực bội, nói ra những lời dung tục như thế:
- Hoàng đế Chân Tông đã từng làm một bài thơ “Khuyên học thi", viết rằng:
“Nhà giàu không cần mua ruộng tốt, trong sách vốn đã có biết bao của cải.
Sống ổn định không có nghĩa phải sống trong nhà cao cửa rộng, trong sách vốn đã có nhà bằng vàng.
Ra cửa không xe cũng đừng buồn, bởi trong sách cũng có hàng tá xe.
Cưới vợ không nhan sắc cũng đừng tủi, đọc sách cũng thấy được ngàn mĩ nhân.
Nam nhi nếu muốn toại ý chí, chỉ cần tu tâm đọc lục kinh…"
Đặc biệt là bảy năm trước, Lý Nguyên Hạo của tộc Đảng Hạng chiếm cứ khu Thiểm Tây và Hà Sáo, ngang nhiên tuyên bố độc lập, thành lập đế quốc Tây Hạ.
Từ bất cứ góc độ nào mà nói, triều Tống đều không thể dễ dàng tha thứ. Vì thế hai năm sau, hai quân chiến ở Diên An, quân Tống thất bại. Năm sau đó, Hàn Kỳ thống lĩnh quân Tống lại thất bại ở Lục Bàn Sơn. Năm thứ ba, hai bên giao chiến ở Trấn Nhung, quân Tống vẫn đại bại.
Tây Hạ mặc dù thắng, nhưng bắt người cướp của chiếm đoạt của cải, dựa theo hòa ước trước đó, sẽ thông qua mậu dịch để lấy số của cải so sánh, thì thật sự là mất nhiều hơn được. Ngoài ra, do trong nhân dân mậu dịch bị gián đoạn khiến cho dân chúng Tây Hạ “không trà uống, áo quần đắt", tiếng than khắp nơi, hơn nữa quan hệ Tây Hạ và nước Liêu cũng càng tồi tệ, vì thế Tây Hạ chủ động đề xuất nghị hòa.
Năm Khánh Lịch thứ tư, hai nước cuối cùng cũng đã đạt được hiệp ước. Hòa ước quy định: Hạ hủy bỏ đế hiệu, xưng thần với Tống trên danh nghĩa, triều Tống mỗi năm phải cống cho Tây Hạ năm mươi ngàn lượng bạc, lụa một trăm ba mươi nghìn xấp, trà hai trăm nghìn cân, đôi bên bãi binh.
Mà sau hiệp ước Thiền Uyên, nước Liêu vẫn bình an vô sự, cũng nhân dịp “tụ binh U Yến, tuyên bố Nam Hạ". Sau cùng dựa vào trí tuệ, dũng cảm của Phú Bật, triều Tống mới có thể dùng cách “nộp bạc tăng lợi, lụa một trăm ngàn hai xấp" để giải quyết .
Thất bại trên chiến trường, bị bắt giao nộp thuế tuổi, triệt để phân chia quốc thổ, đều kích thích các quan lại trẻ tuổi. Dưới sự đồng cảm sâu sắc nỗi sỉ nhục của các đại thần kích động trong phe cải cách, vào năm Khánh Lịch thứ ba, bãi Lã Di Giản, lệnh cho Chương Đắc Tượng, Yến Thù, Cổ Xương Triều, Hàn Kỳ, Phạm Trọng Yêm, Phú Bật cùng chấp chính, mà Âu Dương Tu, Thái Tương, Vương Tố, Dư Tĩnh cũng làm gián quan, yêu cầu đòi đổi lấy “Hưng trí thái bình", bởi vì niên hiệu Khánh Lịch, vì thế lần này cải cách được xưng là “Khánh Lịch tân chính".
Bởi Phạm Trọng Yêm, Phú Bật, Hàn Kỳ, Âu Dương Tu,... là chủ đạo tân chính (cải cách chính trị), đều là những người nổi tiếng, tài hoa hơn người, cũng bởi vì vua và dân đều cảm nhận được sự ô nhục, vì thế tân chính vừa bắt đầu đã được người trong thiên hạ ký thác kì vọng. Giống như Tô Tuân, Trần Hi Lượng cũng là học trò mang trong lòng ý chí cứu nước, hận không thể lập tức xuất sĩ, nghe mệnh lệnh dưới trướng của Phạm công, vì tân chính hiến chút công sức hèn mọn.
Mới đó đã được một năm, tân chính oanh liệt là thế mà lại chết non, sao có thể không khiến ba người không đau đớn được?
Ba người cũng không thể lí giải, quan gia sao có thể thay đổi nhanh chóng đến như vậy? Xưa nay Hạ tướng công danh tiếng là thế, sao có thể làm nên chuyện vô sỉ hãm hại người khác? Phạm công, Phú công, Âu Dương Công đều là bậc quân tử, sao có thể kết bè đảng được?
Thế cục phức tạp, ý đồ thật của biểu tượng không còn là thứ mà ba người trẻ tuổi có thể chạm đến được, bọn họ như rơi xuống mây mù, hụt hẫng mê man, chỉ có thể lấy rượu giải sầu, vừa uống vừa chửi, vừa chửi vừa khóc, ầm ĩ đến chạng vạng, Tống Phụ mới đỡ Tô Tuân say khướt về nhà trọ nghỉ ngơi.
Trần Hi Lượng là người rất nghiêm túc, lại lo cho an nguy của con, vì thế không uống nhiều, tiễn hai người xong lại trở về phòng, nhìn thấy Lục Lang đã tỉnh, tuy còn có chút suy yếu, nhưng trẻ con bình phục rất nhanh, chỉ cần vài ngày là có thể hoạt bát trở lại.
Tảng đá lớn trong lòng cuối cùng cũng đã được giải thoát, y nghĩ tới chuyện quát mắng với Tam Lang tối qua, không tránh khỏi cảm giác áy náy, cũng không thấy thằng bé ở trong phòng:
- Tam Lang đâu?
- Trở về phòng phía đông rồi.
Nhị lang nói:
- Nó nói việc gấp tòng quyền, còn xong việc thì tòng mệnh.
- Thằng tiểu tử này, lại còn chiếu tướng ta.
Trần Hi Lượng cười nói:
- Gọi nó tới đây cho ta… Mà thôi, hay để ta tự đi vậy.
…..
Trần Khác đang ngủ ngon, nghe thấy tiếng mở khóa liền mở mắt, nhìn thấy Trần Hi Lượng một tay bưng nến, một tay mang túi giấy dầu vào trong.
Trần Khác ngồi dậy, Trần Hi Lượng cắm nến trên mặt rương, mở túi giấy dầu ra, một mùi hương mê người tỏa ra.
Nhờ ánh sáng nến, Trần Khác nhìn thấy đó là một nửa con vịt quay, bụng lập tức réo lên âm thanh sôi sùng sục.
- Đói rồi đúng không…
Trần Hi Lượng nói bằng giọng dịu dàng
- Ăn nhanh đi.
-…
Trần Khác nhìn vào phòng chính.
Trần Hi Lượng biết, nó muốn hỏi Nhị Lang và Ngũ Lang cũng ăn cái này sao, lòng không khỏi càng nhẹ nhàng nói:
- Mọi người ăn hết rồi, cái này để phần cho con.
Trần Khác không khách khí thêm nữa, giơ tay xé một chân ngỗng, nhai ngấu nghiến. Từ tối hôm qua đến nay chưa ăn một miếng gì vào miệng, nó đói lắm rồi, chỉ trong nháy mắt, chiếc chân ngỗng to như thế chỉ còn lại một cái xương trắng, nó tước liền một miếng da liền thịt to, dùng sức mà nhét vào miệng.
- Ăn từ từ, đều là của con hết mà.
Trần Hi Lượng thấy được, dáng vẻ ăn này của nó không chỉ vì đói mà còn vì ấm ức, trong lòng cười thầm, từ bên hông gỡ xuống một cái ống trúc:
- Uống ít nước cho xuôi, không lại bị nghẹn.
Trần Khác gật gật đầu, tiếp tục cắn một miếng to… Chỉ chốc lát sau, một nửa con ngỗng đã nằm trong bụng, nó ăn đến mức tay và miệng đều là mỡ, lúc này mới cầm chiếc ống trúc lên uống hai ngụm nước đầy, hai mắt đăm đăm, sợ hãi nhìn Trần Hi Lượng, trong lòng hét lớn:
- Khốn, sao lại là rượu?!
- Có vấn đề gì sao?
Nhìn thấy nó không còn vẻ mặt hờ hững, Trần Hi Lượng trong lòng thấy vui lên, cầm ống trúc uống một ngụm, nói:
- Rượu ngon biết bao…
Trần Khác trừng trừng nhìn cha, một lúc lâu sau mới thốt ra một câu:
- Nhạt quá…
- Phù..
Trần Hi Lượng suýt tí nữa thì phun chỗ rượu kia ra, cất tiếng cười to nói:
- Con ta đúng là không tầm thường.
Vì thế mới mười tuổi cha đã cho con uống rượu?
Trần Khác lườm nói:
- Cha muốn trêu con có phải không?
- Vẫn chưa hiểu sao, nhóc!
Trần Hi Lượng vỗ vỗ bờ vai của hắn:
- Đây là coi ngươi là người lớn đó.
- Sao có thể biến thành người lớn trong chốc lát thế được?
Trần Khác nhìn y, cứ như thể cha mình đang bị ai đó chiếm hữu cơ thể vậy?
Thực ra, Trần Hi Lượng không hề uống say, cũng không bị cái gì đó chiếm hữu cơ thể, lần này, y cũng đã suy nghĩ khá cặn kẽ.
Nho gia có câu “tùy người tùy giáo trình", đối với những đứa trẻ có tâm tính và trí tuệ hơn người, nếu dùng phương pháp dạy như những trẻ bình thường khác sẽ làm mất đi khả năng thiên phú của nó, sẽ khiến nó giống như phần đông những người khác.
Đối với những đứa kì dị hoặc không tầm thường, người làm cha như Trần Hi Lượng đương nhiên sớm đã biết rõ, nhưng không lập tức “vừa nghe thấy đã nói, vừa nhìn thấy đã làm", phải đợi sau khi đã nắm bắt được trí lực, tính cách, cảm hứng… mới nói đến chuyện tùy người mới lập phương pháp dạy.
Dựa theo trí khôn, Tam Lang không còn nghi ngờ gì nữa thuộc vào loại “thượng trí" mà Khổng Tử đã gọi, đương nhiên sẽ không thể yêu cầu học như những đứa trẻ khác, nên nâng cao độ khó, thêm lượng kiến thức, để nó có thể phát huy hết mức khả năng tiềm ẩn, như vậy mới có thể duy trì khả năng của nó, không được để nó quá tự mãn, không chịu tiến thủ.
Từ đặc điểm này, Tam Lang thuộc người có cá tính riêng, tuy có chút bướng bỉnh, nhưng không thuộc loại bất lương. Bản thân Trần Hi Lượng cũng không thuộc người khí phách, đương nhiên không hề muốn làm mất đi cá tính của con, nhưng nhất định phải khiến nó bỏ tính kích động, các tật xấu miệt thị, bảo nó phải suy xét cẩn thận, nên nghe ý kiến của người khác rồi mới hành động.
Xét về khía cạnh sở thích, Trần Hi Lượng đã nhìn thấy được, đứa nhỏ này đúng là có cảm tình rất mãnh liệt đối với tiền tài, điều này đương nhiên không đáng khen, nhưng “Nhan Hồi tốt nhân, Tử Lộ tốt dũng, Tử Cống tốt thương, Giáp cầu tốt chính", Khổng Tử vừa có thể dựa vào những sở thích không giống nhau, để xây dựng nên bốn khoa đức hạnh, ngôn ngữ, chính sự, văn học, khiến cho các sở trường đều được phát huy một cách hoàn hảo. Chính mình sao không thể tự xác định đúng hướng chỉ dẫn, thích tiền mà không tham tiền tài, nuôi dưỡng “Kế tướng" (tướng tính toán) cho quốc gia sau này, đó cũng đáng gọi là thành công rồi.
…..
- Ý định cho con uống ngụm rượu này, chính là muốn nói với con, từ nay về sau cha coi con như người lớn.
Trần Hi Lượng bình tĩnh nhìn Trần Khác nói:
- Nhưng hành vi của con, nhất định cũng phải giống như người lớn, nếu con làm ta thất vọng, thì rất tiếc, con lại tiếp tục làm tiểu Tam Lang của ta.
- Dạ vâng.
Trần Khác hai mắt sáng lên, không biết vì sao cha lại chuyển đổi tính khí nhanh thế, nhưng dẫu sao mọi chuyện như thế là tốt, hắn quả thực không chịu nổi nữa, toàn bị coi là trẻ con, thế là liền gật mạnh đầu.
- Như thế là chúng ta sẽ nói chuyện như những người lớn với nhau.
Trần Hi Lượng treo ống trúc bên hông, đương nhiên chỉ có một ngụm rượu tượng trưng đó thôi, không phải là dẫn dắt con vào tửu giới:
- Tam Lang, con định sau này sẽ thế nào?
- Nói thật hay nói dối ạ?
Trần Khác có chút không chắc chắn nói.
- Đương nhiên là nói thật.
- Theo cá nhân mà nói, con hi vọng lấy thật nhiều vợ, sống một cuộc sống hạnh phúc.
Trần Khác nói:
- Nói rộng ra, sau này sẽ để cha và các anh lấy thật nhiều vợ, để mọi người được sống hạnh phúc…
-….
Trần Hi Lượng đau đầu, cố nén giận kích động nói:
- Ngoài gia đình ta ra, sau này con có định làm gì cho thiên hạ không?
- Thiên hạ ư…
Mệnh đề này đối với Trần Khác mà nói qua mơ hồ. Ở thời đại hắn sống, mục đích phấn đấu của mọi người đa phần đều mong sống cho tốt, đối với chuyện quốc gia đại sự, hầu như chỉ sau khi cơm no chè say, hay lúc tức giận vui cười mới nói vài câu thôi. Vì thế sau khi tới thế giới này, ngoài việc muốn biết thời đại này có là thời thái bình hay không, cẩn thận suy xét lại thế cục thiên hạ, còn lại thời gian đều là suy nghĩ làm cách nào để thoát khỏi tình trạng nghèo khó…
Y thực sự cũng không phải cơm không đủ ăn, nhưng lại là người có lòng nghĩ tới thiên hạ, vì thế vấn đề của Trần Hi Lượng vẫn đang bị bỏ ngỏ.
-……
Trần Hi Lượng trong lòng buồn bực, nghe Tô Lão Tuyền nói, Tô Thức nhà người ta khi mới tám tuổi, nghe mẫu thân kể Phạm Bàng hi sinh vì nghĩa, vì thế đã có ý chí phải dũng cảm như thế, trung vì nước, so sánh với cảnh giới đứa con của mình, thật dung tục quá đi.
“Dựa vào khả năng mà soạn giáo trình", y hít thở sâu nói:
- Vậy con chuẩn bị thế nào để thực hiện mục tiêu đây?
- Không biết, con vẫn chưa biết nhiều đến thể giới này lắm.
Trần Khác có chút mê man nói:
- Tương lai làm như thế nào, cũng không để ý.
- Vậy là tốt rồi, vậy là tốt rồi…
Trần Hi Lượng thở dài, ra vẻ thần bí nói:
- Ta chỉ cho con một con đường, con có muốn nghe không?
- Nói.
“Nói thêm vài chữ sẽ chết sao…"
Trần Hi Lượng buồn bực trợn hai mắt, thở sâu nói:
- Đọc sách đi.
- Đọc sách?
- Đây không phải là những gì ta nói, mà là Hoàng Đế Chân Tông triều ta đã nói.
Trần Hi Lượng nói với chính mình mấy lần câu “dựa theo trình độ mà dạy, dựa theo trình độ mà dạy" mới khắc phục được bực bội, nói ra những lời dung tục như thế:
- Hoàng đế Chân Tông đã từng làm một bài thơ “Khuyên học thi", viết rằng:
“Nhà giàu không cần mua ruộng tốt, trong sách vốn đã có biết bao của cải.
Sống ổn định không có nghĩa phải sống trong nhà cao cửa rộng, trong sách vốn đã có nhà bằng vàng.
Ra cửa không xe cũng đừng buồn, bởi trong sách cũng có hàng tá xe.
Cưới vợ không nhan sắc cũng đừng tủi, đọc sách cũng thấy được ngàn mĩ nhân.
Nam nhi nếu muốn toại ý chí, chỉ cần tu tâm đọc lục kinh…"
Tác giả :
Tam Giới Đại Sư