Ngược Về Thời Lê Sơ (Nam Việt Hải Quốc)
Chương 198: Mosin Nagant

Ngược Về Thời Lê Sơ (Nam Việt Hải Quốc)

Chương 198: Mosin Nagant

Lúc này tại Đông Kinh củaNam Việt không khí thật thanh bình yên vui không hề có dấu hiệu nào cho thấy quốc gia của họ đang bước vào chiến tranh cả. Thế nhưng trong phòng làm việc của Vương gia thì không khí lại khác hẳn, Nguyên Hãn đang cắm cúi vẽ vẽ, xóa xóa, hắn thừa biết cuộc chiến hao người tốn của này còn lâu mới kết thúc, Nam Việt phải cần vũ khí mạnh hơn, ưu việt hơn hẳn mới mong tránh khỏi quá nhiều thiệt hại trong cuộc chiến hao người tốn của này. Trong lúc Viện khoa Học quân sự đang nghiên cứu về các cải tiến nâng cao công suất của tuabin hơi thì Nguyên Hãn cũng không rảnh rang gì, hắn đang vẽ lại thiết kế khẩu Mosin Nagant về khẩu súng này hắn chả có lạ gì cả dù có nhắm hai mắt lại Nguyên Hãn cũng có thể dễ dàng vẽ ra.... thật ra nếu chỉ dựa vào khoan cắt bàng các máy móc dựa vào thủy lợi thì có chết Nguyên Hãn cũng không đưa thiết kế này ra. Đơn giản vì chế tạo nó quá mất công sức không thể trang bị phổ biến cho 10 vạn người trong thời gian ngắn được. Thế nhưng từ lúc có Tuabin hơi nước thì mọi chuyện đã chuyển biến ngoạn mục. Hàng ngày, hàng giờ đang có các cỗ máy hơi nước thi nhau ra đời đấy. Thêm vào đó là 4 đập thủy lợi hoàn thành thế nên hắn hoàn toàn có hi vọng vào việc đại trà trang Mosin Nagant cho binh sĩ.

Cấu tạo của Mosin so với các súng hiện nay của Nam Việt có thể nói là một trời một vực, ít nhất kể cả thuốc nổ kém hiện đại thì nó cũng có thể bắn xa tới 200m tầm tinh chuẩn phải là 1000m trong 500m thì xuyên táo là bình thường. Ngoài ra nếu thiết kế ổ đạn kép thì có thể lên tới 10 viên đạn. Nó sẽ thay thế toàn bộ vũ khí của Nam Việt.. thế nhưng độ phức tạp so với trình độ công nghệ hiện nay thì quả là khá khó khăn để phổ biến. Riêng cái khóa nòng xoay là cả vấn đề rồi, chế tạo rất mất công.

Sự phức tạp của khóa nòng bởi vì cách hoạt động hiệu quả của nó, khi xạ thủ lên đạn các móc của khoá nòng sẽ đi qua các khe phía sau khoang chứa đạn của nòng súng để nạp đạn vào vị trí, sau đó khóa nòng sẽ xoay để các móc này cố định vị trí, khóa viên đạn cố định tại vị trí để nó không bị lệch hay giật khi bắn. Các móc của khóa nòng sẽ giữ vị trí cố định cho đến khi được tác động cho dù là dùng tay xoay hay bởi bộ phận tự động như bệ khóa nòng. Sau khi viên đạn được bắn đi hay muốn lấy viên đạn ra thì khóa nòng sẽ xoay để các móc tách ra khỏi vị trí khóa và rút ra qua các khe. Vậy nên xạ thủ không tốn công dùng tay nhét đạn vào nòng rồi khóa lại, do đó tốc độ bắn rất cao, phải ngang bằng với súng xôn xoay và súng côn hộp của Nguyên Hãn. Nhưng tầm bắn, uy lực và độ chính xác thì cao hơn nhiều. Ngoài ra hộp đạn có lò xo đẩy, trọng lượng lại nhẹ nên mỗi binh sĩ có thể mang theo 5 băng đạn, vị chi 60 viên đạn đủ cho binh sĩ tác chiến.

Mặc dù thời gian để chế tạo một khẩu Mosin Nagant thì có thể chế tạo 5 khẩu súng khác thế nhưng Nội Các và chính phủ nhất trí là binh quý tinh không quý đa. Nhân khẩu Nam việt chỉ có bấy nhiêu nếu lấy số lượng mà đi so sánh thì không bị người khác đè bẹp mới thực sự là ngạc nhiên. Vậy nên 3 tháng cuối năm nếu dốc toàn lực thì Nam Việt cũng chỉ có thể chế được hai vạn khẩu M80 mà thôi, như vậy số quân dùng các loại súng cũ vẫn là 7 vạn đấy.

Sáng ngày 14 tháng 9 vùng biển Thanh Đảo yên bình bỗng trở nên bất ổn, từ phía xa chân trời xuất hiện từng cốt khói đen bốc lên trời. Tiếp theo là hạm đội Nam Việt xuất hiện với tiền phong là 7 chiếc hộ tống Hạm đi đi giữa kèm 20 chiếc Tuần Dương Hạm hai cánh. Theo sau là 3 khu trục hạm thép khổng lồ. Cách tầm 7km hai mươi bảy hạm với hơn 400 khẩu pháo đã khai hỏa. Với khoảng cách này thì độ chuẩn xác là không hề đáng tim cậy. Tuy nói tầm bắn của cả Dương Lăng hải quân và Nguyên Hãn đều vượt qua 7km thế nhưng nếu để nói có thể tấn công chính xác từng vị trí trên Chiến Hạm đối phương thì phải vào vị trí 3km. Kể cả hiện đại cũng không khá hơn là bao, trừ khi dùng tên lửa hành trình có định hướng.

Thế nhưng tấn công một loạt thuyền đang túm tụm trong cảng là chuyện khác, chỉ cần điều chỉnh tầm pháo tương đối rồi chĩa về phía quân cảng Thanh Đảo mà bắn loạn là được. Tất cả đều là đạn cháy với hi vọng tiêu diệt động lực của các chiến Hạm đang đậu trong quân cảng, chỉ cần một số thuyền bị cháy buồm không thể di chuyển thì đội hình của Bắc Minh sẽ rối loạn không thể tạo ra phản công hiệu quả.

Không phải quân Bắc Minh không bố trí tuần duyên hạm canh phòng tấn công bất ngờ từ quân địch, họ bố trí gần mười Tuần Duyên Hạm tiến hành tuần tra 30km xung quanh quân cảng, thế nhưng số thuyền này không thể chạy thoát khỏi Hộ Tống Hạm và Lôi Hạm với tốc độ lên tới gần 23 và 25 hải lý một giờ. Bảy chiếc Hộ Tống Hạm và 5 chiếc Lôi Hạm chia nhau mà càn quét các Tuần Duyên Hạm bé nhỏ của Bắc Minh. Kết quả thì không phải nói rồi, quân cảng trở thành điếc, mù trong cả một ngày trời đến lúc bị tấn công họ còn bàng hoàng không biết quân địch ở đâu ra. Trong chiến dịch càn quét thì Lôi Hạm tỏ ra hiệu quả hơn nhiều Tuần Dương Hạm. Vì trung bình lãnh đến 10 quả đạn đại bác đủ loại của quân Nam Minh thì Tuần Duyên Hạm Bắc Minh mới có dấu hiệu chìm. Thế nhưng chỉ cần một quả ngư lôi trúng đích thì nó sẽ chìm nghỉm sau 15 phút. Đây mới là sự khác biệt, vì ngư lôi tấn công vào vị trí mép ngấn nước của Chiến Hạm, chỉ cần đục thủng thì nước sẽ tràn vào ngay lập tức. Với 50kg thuốc nổ thì ngay cả bọc thép cũng bị đục thủng huống hồ các thuyền của Bắc Minh và đa phần thuyền Nam Việt không bọc thép vị trí này. Chỉ có các thuyền đáy thép và Lôi Hạm toàn thép của Nam Việt mới có khả năng chống ngư lôi tốt hơn một chút mà thôi.
5/5 của 1 đánh giá

Bình luận

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi
Nguyen 2 năm trước
Đã ra chap mới rồi nhé mọi người, link đây nha: bit.ly/newchap247

Truyện cùng thể loại