Ngọn Gió Mùa Thu
Chương 25: Bí mật
Trở lại với ngôi biệt thự màu tím có một nàng công chúa đôi mi lúc nào cũng thấm đẫm nét sầu tư. Từ hôm ấy đợi người không gặp, Diệp Tri Thu sốt nhẹ kéo dài suốt 3 ngày. Khi hết bệnh, vẻ mặt vẫn rất ủ dột, không thích nói cười như xưa.
Điềm Mật, Lam Hân Đồng và Lam Tĩnh Hiên đến thăm cô rất thường xuyên. Nhớ lần đầu tiên hay tin cô bệnh, bọn họ ba người hối hả chạy đến.
Diệp Tri Thu bệnh như vẫn tỉnh táo, chỉ là sốt nhẹ thôi, hơi đau đầu, cái mũi bị ngạt, lâu lâu có ho khan vài tiếng.
Thấy mọi người lo lắng, cô trấn an: “Không sao đâu mà, bệnh nhẹ chút thôi, đảm bảo ba ngày sau hết liền!" kèm theo nụ cười lúm đồng tiền. Nhưng ai tinh ý có thể nhìn ra, nét cười chỉ đọng trên môi, đáy mắt u buồn đã vạch trần sự mâu thuẫn đó.
Hôm qua, tiểu thư nhỏ trở về, dáng vẻ trước nay chưa từng gặp. Tuy rằng tiểu thư nhỏ này không thích chưng diện cho lắm, nhưng vẫn gọn gàng, sạch sẽ mọi lúc, mọi nơi; cớ đâu hôm ấy, tiểu thư nhỏ trở về trong hình dáng thê thảm lắm, quần áo nhăn nhúm, lấm lem, mái tóc dài không còn đen mượt vì ướt nước mưa mà bết lại. Không biết diễn tả như thế nào, cũng không hiểu vì sao, chưa kịp hỏi một câu nào thì tiểu thư nhỏ đã đi thẳng lên phòng.
Dì Trần và chú Trần lo lắng lắm, muốn gọi cho Diệp Hoài Sơn về xem sao. Nhưng dì Trần ngăn lại, nói để dì tìm hiểu, đồng phận nữ dễ nói chuyện hơn.
Sự tìm hiểu của dì Trần đến được đáp án, nhưng chung quy vẫn có gì đó chưa đúng ở đây!
Khi dì Trần khi cho Diệp Tri Thu uống thuốc hạ sốt đã hỏi cô: “Tiểu Thu, nói nhỏ dì Trần nghe dì Trần không nói lại với ai đâu, sao hôm trước con lại bỏ học trốn ra đó đứng đến trưa vậy?"
Diệp Tri Thu thấy dì Trần dụ dỗ mình như hồi còn nhỏ, mỗi khi cô làm chuyện gì sai, không dám nói với ai, thì dì Trần lại nói ‘nói nhỏ với dì, dì không nói lại với ai đâu’, hôm nay cô đã lớn rồi mà còn sử dụng chiêu này sao?
Diệp Tri Thu cười cười, nắm bàn tay gầy guộc chai sần nhưng ấm áp như bàn tay mẹ của dì Trần, cô nói: “À….um….Không có gì đâu dì. Chuyện hôm đó là vầy: trước đó con đi giữa đường làm rớt một vật rất quan trọng, hôm nào con cũng quay lại đó tìm, mong có người nhặt được thấy con thành tâm sẽ trả lại, nhưng đợi hoài không được. Hôm trời mưa đó là hôm thứ 3, người ta thường nói ‘Chuyện bất quá tam’, nên con nghĩ chắc mất luôn rồi, tìm về không được nên hơi khổ sở, luyến tiếc chút thôi dì à!"
Diệp Tri Thu vẫn không nói thật với dì Trần, cô biết dì thương cô lắm. Nói ra chỉ e làm dì buồn bả theo. Và với tâm lí của một người con gái lần đầu biết yêu, có ai chưa từng giấu bí mật này trước mặt cha mẹ không?
Dì Trần nửa tin nửa ngờ, nhưng không khỏi trách móc trước tiên: “Tiểu Thu này, con có thiếu cái gì đâu mà phải vì một vật khổ sở tìm kiếm như vậy. Nếu mất thì mua cái khác con à. À…mà đó là cái gì mà quan trọng vậy con? Nói dì biết cái gì, để dì kêu lão Trần đi mua ngay cho nhé!"
Diệp Tri Thu lúc này có cảm giác mình là đứa nhỏ hư hỏng, dám nói dối lừa gạt cha mẹ vậy. Cô cúi đầu, trong đầu không ngừng lưu chuyển các ý tưởng, đã nói dối một lần thì sẽ kéo theo một chuỗi lời nói dối: “Dì Trần, không cần phiền vậy đâu. Con nghĩ thông rồi, cái gì của mình thì có mất cũng tự tìm về thôi, không tìm nữa. Hi..Hi.."
Cố gắng cười, nhưng trong lòng tràn đầy chua xót. Có thật sẽ quay về không?
Dì Trần yêu thương chưa bao giờ ép buộc Diệp Tri Thu điều gì, nghe cô nói vậy, nghĩ rằng chắc vật đó cô cảm thấy hết hứng thú với nó rồi, nên không cần tìm nữa.
Nói đi cũng phải nói lại, với linh cảm của một người luôn xem cô là con gái, bà cảm thấy tiểu Thu có vấn đề gì rồi. Nhưng với sự hiểu biết về Diệp Tri Thu, dì Trần chọn cách lặng yên, âm thầm ‘điều tra’.
Kể từ khi đó, Diệp Tri Thu vẫn cố tỏ ra bình thường trước mặt mọi người. Nhưng ai biết được, mỗi khi về phòng, sau khi cánh cửa được khép lại, cô lại chống đỡ không nổi nữa. Ngã lên giường và khóc. Cô không cam tâm, cô vẫn hi vọng, không biết có mãnh lực nào thôi thúc mach bảo rằng, nhất định sẽ gặp lại!
Nói thì nói vậy, nhưng trong lòng đầy ấp tâm sự, nên Diệp Tri Thu bất cứ lúc nào cũng có thể tức cảnh sinh tình, xuất khẩu thành thơ. Cô đem tâm tư của mình viết thành những dòng thơ vào một quyển sổ xinh xắn. Cô chưa bao giờ nhận thấy mình thật sự có thiên phú như thế, cảm giác như toàn bộ tinh hoa văn học mà cô lĩnh hội được đều dồn nén, được cơ hội bộc lộ và thế là ‘bùng nổ’.
Nhưng đến lúc giấy không gói được lửa, mọi chuyện Diệp Tri Thu ôm mối tương tư sớm muộn cũng bị phát hiện, không ngờ đến sớm hơn cô nghĩ.
Hôm đó đã là hai tuần sau ngày ‘tàn tạ’ nhất của Diệp Tri Thu, hàng ngày cô vẫn đến trường đều đều sau ba ngày nghỉ vì bệnh. Vào ngày này, ngay đúng tiết học của cô giảng viên dạy Mác – Triết, cô Chu Lệ.
Diệp Tri Thu như lẽ thường xuất hiện ở lớp học trước giờ học thường là 10 -15 phút. Hầu như ngày nào cũng vậy, chỗ cô vẫn hay ngồi hôm nào cũng có quà và thư tình. Không lầm lẫn được, vì chỗ này ngoại trừ Lam Hân Đồng và Diệp Tri Thu ra thì không ai ngồi. Bởi các bạn nữ thì luôn truyền tai nhau câu chuyện ‘Hồ ly’ của các cô, nên chán ghét không thèm tranh.
Còn nói có phải của Lam Hân Đồng không, thì câu trả lời là không phải. Lam Hân Đồng cũng có, nhưng của Diệp Tri Thu nhiều hơn, vả lại trên bìa thư đều viết những hàng chữ thật to, sắc màu rực rỡ, bút tích khoa trương đến nỗi không thể khoa trương hơn được: Diệp Tri Thu, anh yêu em! (Phía dưới là tên họ đối phương.)
Nhiều lúc không thèm liếc mắt một cái. Diệp Tri Thu vẫn không tránh đi chỗ ngồi đó, bởi lẽ đi đâu cũng vậy thôi. Nhưng cô cũng không tùy tiện nhận quà. Vì cô nghĩ, nhận của người ta là nhất định phải trả, thiếu nợ không tốt. Nên lần nào có quà đầy ấp hộc bàn, thì khi tiết học kết thúc quà vẫn y chỗ cũ, Diệp Tri Thu chưa hề chạm vào.
Nhưng những món quà và thư tình vẫn mãi không vơi, con người rất kì lạ, cái gì càng khó sở hữu lại càng muốn chiếm dụng cho bằng được.
Điềm Mật nghe Lam Hân Đồng nói về chuyện của Diệp Tri Thu, cũng đùa rằng: “Tiểu Thu, bạn không lấy để mình lấy, coi có thứ gì chơi được không, bỏ đi thì lãng phí. Bạn chẳng nghe nói ‘Tiết kiệm là quốc sách’ hay sao?"
Hôm nay có cơ hội, Điềm Mật được nghỉ tiết ở lớp mình, nhưng sánh sớm vẫn kèo nài đòi theo 2 cô bạn học chung, xem có gì vui.
Điềm Mật cũng không xa lạ với các bạn trong lớp, cô đến trong sự tán dương của các bạn nam. Có người rát thích Điềm Mật, bởi cô dễ gần, nói chuyện hào sảng như những chàng trai. Có ai chọc ghẹo, cô không e ngại mà trả đũa, nhưng không mất đi phần đáng yêu.
Vào chỗ ngồi gần hai cô bạn, Điềm Mật vẫn nói chuyện không ngừng. Diệp Tri Thu thấy bạn quá ồn ào, tìm cách chọc bạn: “Mật Mật yêu mến, bạn không nghe nói cô giảng viên này khó lắm à, vào tiết học không chép bài là bị phạt đứng đó. Bạn không đem tập sách, cẩn thận…hi..hi"
Điềm Mật đương nhiên biết, nhưng không ngờ mình lại có duyên với cô giáo này ghê, lần đầu học chui mà cũng vào đúng tiết dạy của cô.
Điềm Mật vội quay sang hỏi Diệp Tri Thu có tập sách gì đó cho cô mượn tạm, giả vờ chép bài với người ta.
Diệp Tri Thu thực hiện được ý đồ, dọa sợ Điềm Mật, xem mặt cô bạn hơi tái, thực tức cười. Điềm Mật thấy vậy chứ nhát gan lắm. Cô bỉm môi xem thường, mở cặp da lấy ra một quyển vở trắng đưa cho Điềm Mật.
Lúc này cô giảng viên đi vào lớp, cả lớp đứng dậy chào. Điềm Mật liếc thấy Diệp Tri Thu đưa mình có quyển vở, không đưa viết, làm sao viết bài. Mà cô giáo đã vào lớp, sợ bị phạt lắm, Điềm Mật thừa lúc cả lớp còn đang nhốn nháo chưa ổn định, quay qua lấy cặp da của Diệp Tri Thu mở ra lấy viết. Các cô rất thân nhau, hành động này không là gì cả, như là thói quen.
Diệp Tri Thu thấy nhưng mặc kệ bạn, Điềm Mật mở cặp da, lục lọi lấy viết thì cô phát hiện có một quyển bìa cứng, trông rất đẹp. Như phát hiện lục địa mới, Điềm Mật vội rút ra, đưa ra trước mặt hỏi Diệp Tri Thu: “Tiểu Thu, bạn cũng chơi trò này, quyển ‘tự bạch’ phải không? Để mình viết vào nhé!"
Rất hồn nhiên, tự cho suy nghĩ của mình là đúng, Điềm Mật giở ra quyển sổ tay. Khi Diệp Tri Thu kịp có phản ứng thì cô bạn đã làm xong hết thảy. Cô vội đè lại tay Điềm Mật, nói nhỏ: “Mật Mật, đây không phải tự bạch, bạn muốn viết, mình mua cái khác cho bạn viết." nói xong, gấp lại quyển sổ. Cất vào trong cặp da.
Điềm Mật, Lam Hân Đồng và Lam Tĩnh Hiên đến thăm cô rất thường xuyên. Nhớ lần đầu tiên hay tin cô bệnh, bọn họ ba người hối hả chạy đến.
Diệp Tri Thu bệnh như vẫn tỉnh táo, chỉ là sốt nhẹ thôi, hơi đau đầu, cái mũi bị ngạt, lâu lâu có ho khan vài tiếng.
Thấy mọi người lo lắng, cô trấn an: “Không sao đâu mà, bệnh nhẹ chút thôi, đảm bảo ba ngày sau hết liền!" kèm theo nụ cười lúm đồng tiền. Nhưng ai tinh ý có thể nhìn ra, nét cười chỉ đọng trên môi, đáy mắt u buồn đã vạch trần sự mâu thuẫn đó.
Hôm qua, tiểu thư nhỏ trở về, dáng vẻ trước nay chưa từng gặp. Tuy rằng tiểu thư nhỏ này không thích chưng diện cho lắm, nhưng vẫn gọn gàng, sạch sẽ mọi lúc, mọi nơi; cớ đâu hôm ấy, tiểu thư nhỏ trở về trong hình dáng thê thảm lắm, quần áo nhăn nhúm, lấm lem, mái tóc dài không còn đen mượt vì ướt nước mưa mà bết lại. Không biết diễn tả như thế nào, cũng không hiểu vì sao, chưa kịp hỏi một câu nào thì tiểu thư nhỏ đã đi thẳng lên phòng.
Dì Trần và chú Trần lo lắng lắm, muốn gọi cho Diệp Hoài Sơn về xem sao. Nhưng dì Trần ngăn lại, nói để dì tìm hiểu, đồng phận nữ dễ nói chuyện hơn.
Sự tìm hiểu của dì Trần đến được đáp án, nhưng chung quy vẫn có gì đó chưa đúng ở đây!
Khi dì Trần khi cho Diệp Tri Thu uống thuốc hạ sốt đã hỏi cô: “Tiểu Thu, nói nhỏ dì Trần nghe dì Trần không nói lại với ai đâu, sao hôm trước con lại bỏ học trốn ra đó đứng đến trưa vậy?"
Diệp Tri Thu thấy dì Trần dụ dỗ mình như hồi còn nhỏ, mỗi khi cô làm chuyện gì sai, không dám nói với ai, thì dì Trần lại nói ‘nói nhỏ với dì, dì không nói lại với ai đâu’, hôm nay cô đã lớn rồi mà còn sử dụng chiêu này sao?
Diệp Tri Thu cười cười, nắm bàn tay gầy guộc chai sần nhưng ấm áp như bàn tay mẹ của dì Trần, cô nói: “À….um….Không có gì đâu dì. Chuyện hôm đó là vầy: trước đó con đi giữa đường làm rớt một vật rất quan trọng, hôm nào con cũng quay lại đó tìm, mong có người nhặt được thấy con thành tâm sẽ trả lại, nhưng đợi hoài không được. Hôm trời mưa đó là hôm thứ 3, người ta thường nói ‘Chuyện bất quá tam’, nên con nghĩ chắc mất luôn rồi, tìm về không được nên hơi khổ sở, luyến tiếc chút thôi dì à!"
Diệp Tri Thu vẫn không nói thật với dì Trần, cô biết dì thương cô lắm. Nói ra chỉ e làm dì buồn bả theo. Và với tâm lí của một người con gái lần đầu biết yêu, có ai chưa từng giấu bí mật này trước mặt cha mẹ không?
Dì Trần nửa tin nửa ngờ, nhưng không khỏi trách móc trước tiên: “Tiểu Thu này, con có thiếu cái gì đâu mà phải vì một vật khổ sở tìm kiếm như vậy. Nếu mất thì mua cái khác con à. À…mà đó là cái gì mà quan trọng vậy con? Nói dì biết cái gì, để dì kêu lão Trần đi mua ngay cho nhé!"
Diệp Tri Thu lúc này có cảm giác mình là đứa nhỏ hư hỏng, dám nói dối lừa gạt cha mẹ vậy. Cô cúi đầu, trong đầu không ngừng lưu chuyển các ý tưởng, đã nói dối một lần thì sẽ kéo theo một chuỗi lời nói dối: “Dì Trần, không cần phiền vậy đâu. Con nghĩ thông rồi, cái gì của mình thì có mất cũng tự tìm về thôi, không tìm nữa. Hi..Hi.."
Cố gắng cười, nhưng trong lòng tràn đầy chua xót. Có thật sẽ quay về không?
Dì Trần yêu thương chưa bao giờ ép buộc Diệp Tri Thu điều gì, nghe cô nói vậy, nghĩ rằng chắc vật đó cô cảm thấy hết hứng thú với nó rồi, nên không cần tìm nữa.
Nói đi cũng phải nói lại, với linh cảm của một người luôn xem cô là con gái, bà cảm thấy tiểu Thu có vấn đề gì rồi. Nhưng với sự hiểu biết về Diệp Tri Thu, dì Trần chọn cách lặng yên, âm thầm ‘điều tra’.
Kể từ khi đó, Diệp Tri Thu vẫn cố tỏ ra bình thường trước mặt mọi người. Nhưng ai biết được, mỗi khi về phòng, sau khi cánh cửa được khép lại, cô lại chống đỡ không nổi nữa. Ngã lên giường và khóc. Cô không cam tâm, cô vẫn hi vọng, không biết có mãnh lực nào thôi thúc mach bảo rằng, nhất định sẽ gặp lại!
Nói thì nói vậy, nhưng trong lòng đầy ấp tâm sự, nên Diệp Tri Thu bất cứ lúc nào cũng có thể tức cảnh sinh tình, xuất khẩu thành thơ. Cô đem tâm tư của mình viết thành những dòng thơ vào một quyển sổ xinh xắn. Cô chưa bao giờ nhận thấy mình thật sự có thiên phú như thế, cảm giác như toàn bộ tinh hoa văn học mà cô lĩnh hội được đều dồn nén, được cơ hội bộc lộ và thế là ‘bùng nổ’.
Nhưng đến lúc giấy không gói được lửa, mọi chuyện Diệp Tri Thu ôm mối tương tư sớm muộn cũng bị phát hiện, không ngờ đến sớm hơn cô nghĩ.
Hôm đó đã là hai tuần sau ngày ‘tàn tạ’ nhất của Diệp Tri Thu, hàng ngày cô vẫn đến trường đều đều sau ba ngày nghỉ vì bệnh. Vào ngày này, ngay đúng tiết học của cô giảng viên dạy Mác – Triết, cô Chu Lệ.
Diệp Tri Thu như lẽ thường xuất hiện ở lớp học trước giờ học thường là 10 -15 phút. Hầu như ngày nào cũng vậy, chỗ cô vẫn hay ngồi hôm nào cũng có quà và thư tình. Không lầm lẫn được, vì chỗ này ngoại trừ Lam Hân Đồng và Diệp Tri Thu ra thì không ai ngồi. Bởi các bạn nữ thì luôn truyền tai nhau câu chuyện ‘Hồ ly’ của các cô, nên chán ghét không thèm tranh.
Còn nói có phải của Lam Hân Đồng không, thì câu trả lời là không phải. Lam Hân Đồng cũng có, nhưng của Diệp Tri Thu nhiều hơn, vả lại trên bìa thư đều viết những hàng chữ thật to, sắc màu rực rỡ, bút tích khoa trương đến nỗi không thể khoa trương hơn được: Diệp Tri Thu, anh yêu em! (Phía dưới là tên họ đối phương.)
Nhiều lúc không thèm liếc mắt một cái. Diệp Tri Thu vẫn không tránh đi chỗ ngồi đó, bởi lẽ đi đâu cũng vậy thôi. Nhưng cô cũng không tùy tiện nhận quà. Vì cô nghĩ, nhận của người ta là nhất định phải trả, thiếu nợ không tốt. Nên lần nào có quà đầy ấp hộc bàn, thì khi tiết học kết thúc quà vẫn y chỗ cũ, Diệp Tri Thu chưa hề chạm vào.
Nhưng những món quà và thư tình vẫn mãi không vơi, con người rất kì lạ, cái gì càng khó sở hữu lại càng muốn chiếm dụng cho bằng được.
Điềm Mật nghe Lam Hân Đồng nói về chuyện của Diệp Tri Thu, cũng đùa rằng: “Tiểu Thu, bạn không lấy để mình lấy, coi có thứ gì chơi được không, bỏ đi thì lãng phí. Bạn chẳng nghe nói ‘Tiết kiệm là quốc sách’ hay sao?"
Hôm nay có cơ hội, Điềm Mật được nghỉ tiết ở lớp mình, nhưng sánh sớm vẫn kèo nài đòi theo 2 cô bạn học chung, xem có gì vui.
Điềm Mật cũng không xa lạ với các bạn trong lớp, cô đến trong sự tán dương của các bạn nam. Có người rát thích Điềm Mật, bởi cô dễ gần, nói chuyện hào sảng như những chàng trai. Có ai chọc ghẹo, cô không e ngại mà trả đũa, nhưng không mất đi phần đáng yêu.
Vào chỗ ngồi gần hai cô bạn, Điềm Mật vẫn nói chuyện không ngừng. Diệp Tri Thu thấy bạn quá ồn ào, tìm cách chọc bạn: “Mật Mật yêu mến, bạn không nghe nói cô giảng viên này khó lắm à, vào tiết học không chép bài là bị phạt đứng đó. Bạn không đem tập sách, cẩn thận…hi..hi"
Điềm Mật đương nhiên biết, nhưng không ngờ mình lại có duyên với cô giáo này ghê, lần đầu học chui mà cũng vào đúng tiết dạy của cô.
Điềm Mật vội quay sang hỏi Diệp Tri Thu có tập sách gì đó cho cô mượn tạm, giả vờ chép bài với người ta.
Diệp Tri Thu thực hiện được ý đồ, dọa sợ Điềm Mật, xem mặt cô bạn hơi tái, thực tức cười. Điềm Mật thấy vậy chứ nhát gan lắm. Cô bỉm môi xem thường, mở cặp da lấy ra một quyển vở trắng đưa cho Điềm Mật.
Lúc này cô giảng viên đi vào lớp, cả lớp đứng dậy chào. Điềm Mật liếc thấy Diệp Tri Thu đưa mình có quyển vở, không đưa viết, làm sao viết bài. Mà cô giáo đã vào lớp, sợ bị phạt lắm, Điềm Mật thừa lúc cả lớp còn đang nhốn nháo chưa ổn định, quay qua lấy cặp da của Diệp Tri Thu mở ra lấy viết. Các cô rất thân nhau, hành động này không là gì cả, như là thói quen.
Diệp Tri Thu thấy nhưng mặc kệ bạn, Điềm Mật mở cặp da, lục lọi lấy viết thì cô phát hiện có một quyển bìa cứng, trông rất đẹp. Như phát hiện lục địa mới, Điềm Mật vội rút ra, đưa ra trước mặt hỏi Diệp Tri Thu: “Tiểu Thu, bạn cũng chơi trò này, quyển ‘tự bạch’ phải không? Để mình viết vào nhé!"
Rất hồn nhiên, tự cho suy nghĩ của mình là đúng, Điềm Mật giở ra quyển sổ tay. Khi Diệp Tri Thu kịp có phản ứng thì cô bạn đã làm xong hết thảy. Cô vội đè lại tay Điềm Mật, nói nhỏ: “Mật Mật, đây không phải tự bạch, bạn muốn viết, mình mua cái khác cho bạn viết." nói xong, gấp lại quyển sổ. Cất vào trong cặp da.
Tác giả :
Ngọc Diệp