Ngộ Xà
Quyển 2 - Chương 63
Editor: Phác Hồng
Quý Cửu phán đoán không sai, ngay từ đầu quân Hung Nô đã nóng lòng chiến thắng, thế nên cứ đầu mỗi tháng đều trận to trận nhỏ công thành, cách hai ngày lại có một trận. Quý Cửu vui vẻ nhìn loại cục diện này, thậm chí y ước gì bọn quân địch đều đần độn lao vào tường thành đập đầu chảy máu. Các tướng sĩ của y mấy năm nay đã luyện được tám ngàn trường cung thủ. Tuy không phải mỗi người đều là thiện xạ nhưng trong trận chiến thủ thành lại là nhóm trường cung thủ phát huy tốt nhất. Càng không bàn về đội trường thương, cán thương được đặc chế dài hơn bình thường, đối phó quân địch công thành chính là lấy một địch mười.
Vậy nên một khi quân Hung Nô dừng lại, Quý Cửu sẽ sai người đi quấy rối, hi vọng có thể dụ bọn chúng đánh tiếp.
Nói cho cùng, trận chiến này nhìn như y bị động thủ thành, trên thực tế người muốn đánh nhất chính là y.
Nhưng trận chiến càng kéo dài, người Hung Nô cũng nhạy bén đánh hơi được mùi vị bẫy rập. Liều mạng không có lợi, huống chi, thống soái trong thành không tính cùng liều mạng mà chỉ muốn tiêu hao sinh lực bọn họ. Một khi nhận ra được điểm ấy, quân đội Hung Nô lui tới năm mươi dặm, đóng quân dựng trại, tái mưu chiến cuộc.
Quý Cửu nhìn bọn chúng lui binh, nghe hồi báo của nhóm trinh sát thì chỉ nhíu mày, không hề nói gì.
Quân mã nghỉ dưỡng sức, Quý Cửu tạm thời không có gì làm, mỗi ngày lang thang khắp nơi, chốc đến chuồng ngựa chốc lại vòng tới bãi cỏ khô. Quá đáng hơn, y chui vào chồng cỏ đánh một giấc say.
Các tướng lĩnh tìm kiếm khắp nơi, mãi chẳng thấy bóng dáng y đâu, chỉ có Trầm Giác ngửi mùi vị đến thẳng bãi cỏ khô, trong chồng cỏ chất cao cao đào ra được một vị đại tướng quân ngủ say như chết.
Trầm Giác biết y thực sự mệt, trông không có việc gì nhưng chỉ là thoạt nhìn thế thôi, vành mắt tím bầm chả lừa được ai đâu. Hắn đành cầm kiếm, ngồi trên đống cỏ khô khác canh chừng cho y.
Quý Cửu tỉnh ngủ, biết Trầm Giác ngồi bên cạnh cũng không thiết mở mắt, cào cỏ khô chung quanh đắp lên người thay chăn, sau đó vẫn không nhúc nhích. Tựa hồ đang run nhưng bởi vì y nhắm hai mắt nên Trầm Giác không biết y đang suy nghĩ gì.
Thật lâu sau mới nghe Quý Cửu hỏi: “Thân Hải lai lịch thế nào?"
Trầm Giác không nghĩ y sẽ hỏi về Thân Hải, ấp úng không biết nên nói hay không. Quý Cửu chẳng thèm động mí mắt, trực tiếp quẳng ra đáp án chính y phỏng đoán, “Hậu nhân Trầm gia?"
Trầm Giác cảm thấy trán đầy mồ hôi lạnh. Trầm Giác lau qua loa, đáp: “Đúng vậy."
Quý Cửu nói: “Nói nghe một chút."
Trầm Giác nói.
Bà cố của Thân Hải vốn là nha đầu hầu hạ Trầm Thanh Hiên. Mặt khác, từ khi chuyện của Trầm Thanh Hiên và Y Mặc truyền ra ngoài, hai nha đầu khác không muốn ở lại hầu hạ vì cảm thấy ghê tởm lại sợ Y Mặc là yêu quái sẽ ăn các nàng. Trong viện của Trầm Thanh Hiên chỉ để lại ba người nha đầu chăm sóc ăn uống sinh hoạt thường ngày, hai người kia đi chỉ còn lại một tiểu nha đầu, năm ấy vừa tròn mười ba. Nha đầu ấy gọi là Thanh Bình, Trầm Thanh Hiên bảo nếu nàng sợ thì có thể đến trướng phòng lấy mười lượng bạc rồi về nhà. Nhưng Thanh Bình không muốn đi, ở lại trung thành tận tâm hầu hạ Trầm Thanh Hiên và Trầm Giác khi ấy vẫn còn nhỏ.
Sau Trầm Thanh Hiên mất, Trầm Giác được Y Mặc mang đi, chỉ còn mỗi nha đầu ấy trông nom khoảng sân vắng, mỗi ngày vẫn quét dọn theo lẽ thường. Thúc thúc của Trầm Giác là Trầm Trinh khi về nhà thấy nàng trung trinh ôn thiện, dáng người cũng không tệ nên mặc kệ nàng lớn tuổi vẫn cưới nàng. Thanh Bình trở thành thiếp thất, sinh được hai người con, đều là trai cả.
Sau đó Trầm gia gặp nạn, Y Mặc cứu bọn họ, Trầm gia đổi họ Thân.
Thân Hải này chính là tằng tôn của Thanh Bình. Bởi vì Thanh Bình từ nhỏ đã hầu hạ Trầm Thanh Hiên nên biết được rất nhiều chuyện. Tuy Trầm gia không còn nhưng nàng thường hay xem chuyện này như chuyện xưa mà kể cho con cháu nàng nghe, con cháu cưới vợ, nàng lại kể cháu dâu nghe. Mãi đến năm bảy mươi ba tuổi nàng mất mới không còn kể rằng nàng đã từng hầu hạ hai người, một người và một yêu quái, tuy đều là nam tử nhưng lại tốt biết bao.
Thuở nhỏ Thân Hải biết hắn nên họ Trầm, tổ tiên đã từng rạng rỡ nên thề phải rửa oan cho Trầm gia, làm cho cửa nhà hiển hách. Hắn lúc ấy thi triển mọi thủ đoạn trở thành mưu sĩ tâm phúc của Hoàng đế.
Quý Cửu không đáp, thật lâu mới nói: “Hoàng thượng biết không?"
Trầm Giác nói: “Biết."
“Về sau cách xa Thân Hải một chút." Quý Cửu nói.
“Vì sao?"
Quý Cửu bấy giờ mới chịu mở mắt, ngồi dậy mang theo một đầu đầy cỏ dại, vừa chỉnh trang vừa nói: “Tâm tư người này quá nặng, Hoàng đế dùng hắn nhưng không tin hắn, càng sẽ không thành toàn hắn. Đời này hắn không có khả năng rửa oan khuất cho Trầm gia. Ngươi có lòng thì nhắc nhở hắn để hậu nhân vào quan trường, tâm nguyện đời này không thành, có lẽ Hoàng đế sẽ thành toàn cho hậu nhân hắn."
Trầm Giác không đáp.
Quý Cửu thấy vậy liền cười: “Ngươi muốn nói gì? Muốn hỏi vì sao ta không giúp phải không? Nói thật, ta không thể giúp hắn. Nếu Hoàng thượng không biết lai lịch của hắn thì ta có thể ít nhiều trợ lực. Nhưng Hoàng thượng đã biết hắn tiếp cận người là vì rửa oan, ta lại không thể giúp."
Quý Cửu nói xong thì đứng lên, buộc chặt áo choàng rồi đi về hướng quân doanh. Có một lời Quý Cửu chưa nói nhưng cũng không muốn nói.
Phải biết, sở dĩ cả nhà Trầm gia bị sao trảm (1) không ngoài là vật hi sinh cho các hoàng tử trong cung tranh đoạt đế vị. Mà đương kim thánh thượng cũng sinh ra trong cuộc chiến tranh đoạt hoàng quyền.
Đây là tâm bệnh của Hoàng đế. Hoàng đế sẽ không vì một Thân Hải mà bày ra cục nhọt trong lòng để người trong thiên hạ thỏa thê nhìn.
Thế nên, mục đích của Thân Hải rất khó đạt được. Nhưng chỉ cần hắn không ngừng kiên trì, có lẽ, vị Hoàng đế kế tiếp sẽ giúp Trầm gia sửa lại án oan.
Phải biết, đương kim thánh thượng chỉ có một vị hoàng tử, tức thái tử.
Việc này có lẽ tương lai hoàng đế sẽ tự mình nói cho Trầm Giác nhưng nhất định khi đó Đế vương đã động tâm, đã chịu tin tưởng hắn. Hiện tại còn chưa biết.
Quý Cửu không bận tâm chuyện của Trầm Giác, chuyện phong lưu giữa Trầm Giác và Hoàng đế có liên can gì đến y? Nếu hai bên tình nguyện thì tương lai thế nào hãy mặc cho số phận đi.
Mùa đông còn chưa qua, trên thành và dưới thành, đại quân song phương giằng co công phòng.
Dưới thành, quân tốt khiêu chiến cùng kèn lệnh trợ uy đang chửi ầm lên, mắng lính thủ thành rùa đen rúc đầu, chỉ biết trốn trong thành mà không dám ra đây đánh giết.
Trên thành, quân tốt đáp lại cùng nổi trống trợ uy, cũng mắng to đánh trả, mắng bọn chúng ăn gian nói dối, nói qua năm sẽ vào thành mà đến bây giờ còn rúc ngoài thành không dám tiến vào.
Trận chiến nước bọt cũng là chiến, tướng lĩnh hai bên đều biết binh sĩ cần khích lệ, mắng chiến cũng không thể khinh thường. Có lẽ biết đây là một trận ác chiến nên thống soái đôi bên đều biểu hiện vô cùng bình tĩnh hòa nhã.
Cứ vậy mà qua hết năm.
Thế nên trên thành lại có từ mới để mắng chiến, có khát nước không, có đói bụng không, có muốn ăn sủi cảo người Hán của bọn ta hay không. Vỏ trứng gà vàng óng vàng ánh, nhân bánh có thịt heo hành tây thơm nức mũi. Còn có rượu cất lâu năm, uống vừa ngon vừa đã, nhắm mắt vào liền trông thấy mỹ cô nương.
Vừa nói xong, toàn bộ quan binh thủ thành cười vang vang, có vài người tính tình hoạt bát liền khản giọng hát mấy khúc dâm tục. Ca từ đều là ơi chàng ới thiếp, cô em trắng trẻo, cô em non mềm…
Năm còn chưa qua, bọn họ đã bắt đầu vui mừng. Ban đầu chỉ một người mắng chiến, trên dưới gân giọng mắng lẫn nhau. Về sau một người không áp được nên mọi người trên cổng thành đều cùng mắng. Người Hung Nô cũng không kiềm được tính khí, mười mấy người xông lên chửi mắng, bởi vì không thông Hán ngữ, mắng cũng nghe không hiểu, trong lúc nhất thời trên thành dưới thành đều hân hoan, vui sướng hoa chân múa tay.
Quý Cửu nghe bọn chúng náo nhiệt mắng bèn lên cổng thành xem “chiến", vì ở Hung Nô hai năm nên hiểu được một ít tiếng Hung Nô. Tại một câu nguyền rủa tổ tiên của đối phương, Quý Cửu cầm lấy thiết cung được đặc chế từ huyền hắc thiết, nặng ba mươi cân. Quý Cửu kéo cung, vũ tiễn thượng huyền, nheo mắt, phi tiễn lưu tinh phá vỡ dòng khí, rít gào xuyên qua cổ họng người nọ đang không ngừng huyên náo.
Tướng sĩ thủ thành bên cạnh thoạt tiên sửng sốt, tiếp đó cao giọng hoan hô, tiếng hoan hô trước còn loạn sau dần đều nhịp, thay phiên hô: Uy vũ!
Ngàn vạn tướng sĩ cùng nhau hò reo, trong một khoảnh khắc đất trời rung chuyển!
Hơn mười người mắng trận trong quân Hung Nô vội vã nâng thi thể đồng bạn rời đi.
Hung Nô như cũ vẫn không công thành.
Đêm ba mươi tết, Quý Cửu vận mười mấy xe rượu đến chia đều cho mấy vạn binh sĩ, một người vừa vặn một bát, nhiều hơn thì chẳng có.
Quân sĩ trong doanh đứng xếp hàng, lần lượt uống bát rượu nóng của riêng mình. Quý Cửu đem rượu lên trên thành, vẫn là mỗi người một bát. Từ đầu đến cuối cũng chỉ một câu: Đánh xong trận này sẽ cầu Hoàng đế thưởng rượu, mọi người tha hồ uống. Nhưng tối nay, chỉ có thể uống một bát.
Quý Cửu trở lại phòng, xa xa văng vẳng tiếng pháo; y lấy ra một hồ lô rượu, bên trong là xuân tửu người nọ đưa đến, ủ bốn mươi năm, tửu lượng như y cũng sẽ say.
Y uống một ngụm, ngậm trong miệng nhưng chẳng toan nuốt, cứ ngậm mãi, rượu lạnh trở nên ấm áp, rồi chậm rãi nuốt xuống. Ngọt lành nhưng sao lại đau khổ.
Y không nỡ uống, uống hai ngụm đã dừng.
Y muốn để dành cho đến khi hoàn thành trách nhiệm mới thống khoái say một trận, hoặc có lẽ… trường túy bất tỉnh.
Song song với mùa đông dai dẳng là cục diện bế tắc. Đầu xuân năm sau vẫn như cũ.
Quý Cửu ngồi trên bậc thang của cổng thành, nặng nề tâm sự. Nhưng khi Trầm Giác đến hỏi, Quý Cửu nói một câu không đầu không đuôi: “Không đúng lắm." Rồi lại không nói chỗ nào không đúng lắm.
Quá an tĩnh.
An tĩnh như vậy không phải điều Quý Cửu muốn, càng không phải tác phong của quân Hung Nô. Xưa nay, triều đại nào cũng đều có tướng quân xuất binh sát phạt nhưng phần lớn công cốc trở về. Bởi vì kia là tộc du mục, nhắm thắng sẽ đánh, nhắm bại sẽ chạy. Không cần làm ruộng trồng dâu nên chẳng có bất kỳ liên lụy. Chỉ cần nơi nào có nước có cỏ, đất đai phì nhiêu thì sẽ di gia đến đó.
Quý Cửu ngồi bất động, không biết đang nghĩ điều gì.
Trầm Giác đứng một hồi cũng ngồi bên cạnh y nhìn tướng sĩ trên thành, một lát mới nói: “Tướng quân nghĩ điều gì?"
Quý Cửu nói: “Mấy năm nay, chúng ta sẵn sàng ra trận, người Hung Nô đang chấn chỉnh bộ tộc. Lần này Hữu hiền vương thân chinh nhưng vì sao chỉ có sáu vạn binh mã?" Quý Cửu nói xong thì nhìn về phía Trầm Giác, nghiêm túc hỏi hắn: “Bày dáng vẻ chúa chủ Trung Nguyên mà dẫn chưa đến mười vạn đại quân tiến đến công thành, ngươi tin sao?"
Trầm Giác nhanh chóng nghĩ tới, hỏi: “Có viện quân?"
Quý Cửu gật đầu: “Nhất định còn có binh lực nhưng chúng ta không biết ở nơi nào."
Trầm Giác tiến đến bên tai y, hỏi: “Ta đi điều tra?"
Quý Cửu lắc đầu: “Không cần."
“Vì sao không cần?"
“Cho dù biết ở đâu nhưng trước mắt chúng ta bị ngăn trở bởi sáu vạn quân mã, như thế nào giết hết?" Quý Cửu nhàn nhạt nói: “Nếu ta là hắn thì đã đem lượng lớn quân mã mai phục sau lưng cánh quân tiên phong, chỉ cần chúng ta khinh thường đánh ra, bọn họ lập tức hợp quân bao vây."
Quý Cửu nói xong thì chợt cười, lẩm bẩm: “Ban đầu ta chỉ muốn tiêu hao sinh lực bọn họ, hiện tại xem ra, không tùy tiện đánh vậy mà lại đúng."
Trở về doanh trại, Quý Cửu bày bản đồ, đổi chủ ý chỉ vào bức vẽ nói với Trầm Giác: “Ngươi thăm dò dọc dãy núi này, hơn năm ngày cũng được…" Đoạn Quý Cửu nói: “Nếu không an toàn thì lập tức quay về."
Trầm Giác khẽ cười, trầm giọng nói: “Tuy ta không có bản lãnh gì nhưng chút chuyện ấy không làm khó được ta." Nói xong liền vội vàng rời đi.
Năm ngày sau Trầm Giác trở lại, sắc mặt ngưng trọng, một đường vọt vào doanh trại của Quý Cửu, tiến đến bên tai y nói: “Quân mai phục khoảng chừng tám vạn kỵ binh, cộng thêm sáu vạn ngoài thành là mười bốn vạn."
Quý Cửu nghe vậy lại vững bụng. Người Hung Nô chấn chỉnh bộ tộc, mài đao soàn soạt chờ cuộc chiến này; ngày thắng trận, kỵ binh nhập thành, màu mỡ trong thành chính là chiến lợi phẩm. Uy danh của vị Đại Thiền Vu mới tại vị vô cùng hưng thịnh, bộ tộc bên ngoài hàng phục bên trong bất phục đành thành thực đi theo, sống chết thần phục Thiền Vu. Thế nên, trận chiến này không đơn giản là ý nghĩa du liệp mà chân chính liên quan đến hưng thịnh vinh nhục của vương đình Hung Nô.
“Tướng quân." Trầm Giác ở phía sau y, hỏi: “Đánh hay không đánh?"
Quý Cửu đáp: “Đánh!"
Đánh là nhất định phải đánh, nhưng đánh như thế nào lại là vấn đề. Mười bốn vạn kỵ binh, cơ động linh hoạt, lính Hung Nô thiện kỵ xạ, nếu thật sự giáp đánh, Quý Cửu tính thế nào kết quả đều là bên mình tổn binh hao tướng vượt qua đối phương.
Con buôn không làm chuyện lỗ vốn, tướng quân nơi sa trường càng không thể làm. Bởi vì trong tay bọn họ chính là mạng người.
Lại thêm một tháng, xuân về hoa nở.
Cổng thành đóng chặt mấy tháng đột nhiên mở rộng, một tràng nhân mã đông nghịt xông ra, người đầu lĩnh toàn thân khôi giáp đen huyền, ngồi nghiêm chỉnh trên ngựa, cờ xí phất tung đại danh tự, “Quý".
Nguyên soái đích thân ra khỏi thành. Mật thám Hung Nô vội vàng trở về doanh báo tin.
Quý Cửu dẫn ba vạn tinh binh xông thẳng đến doanh trại Hung Nô, sau một ngày chém giết đại quân lui về phía tây. Phía tây có một gò núi, trên gò chồng chất loạn thạch, cây cối thưa thớt, nhìn từ xa tựa như phượng hoàng nghểnh cổ hót vang, nên gọi là gò Phượng Minh. Quý Cửu dẫn binh lui đến gò núi này, ban đêm gió thốc lửa cháy, khắp núi đồi là nghìn trùng bó đuốc bốc cháy. Màn đêm trên đỉnh gò đơn độc được chiếu rọi đỏ rực, ngay cả cờ xí thêu chữ “Quý" cũng hóa đỏ như máu, cảnh tượng huyền ảo ma quỷ tựa như phượng hoàng niết bàn.
Quý Cửu đứng tại nơi cao nhất, cúi nhìn những binh sĩ theo y tới, hỏi: “Sợ hay không?"
“Không sợ!"
“Lương thảo có thể duy trì một tháng, nơi này không có nguồn nước." Quý Cửu nhếch khóe môi: “Sợ hay không!"
“Không sợ!"
“Bọn chúng dám công tới thì phải giết bằng được!" Quý Cửu nói: “Không có thịt thì giết ngựa bọn chúng lót dạ, không có nước thì uống máu bọn chúng, đúng không?!"
“Đúng!"
Quý Cửu cười.
Đơn độc anh dũng chiến đấu là cục diện tướng lãnh nào cũng không muốn đối mặt, bởi vì thông thường nó đại biểu tử vong. Mà Quý Cửu thản nhiên dồn chính mình vào tuyệt cảnh.
Quân Hung Nô bao vây dưới chân núi, chúng càng không ngừng xông lên đều lần lượt bị lính dụng nỏ bức lui về. Gò núi đầy vụn đá không thích hợp cưỡi ngựa lao nhanh, chúng còn phải đối mặt thừng gạt ngựa bố trí dưới khe đá. Thường thì khi rơi xuống, bọn chúng đều bị lính dụng nỏ bắn thành lũ nhím đầm đìa máu tươi.
Nửa tháng trôi qua, thi thể dưới gò chất thành núi, xác ngựa bị đá tảng long gãy chân ngày càng nhiều.
Đêm nay Quý Cửu kiểm kê nhân số, ba vạn quân mã ra khỏi thành chỉ còn lại một nửa. Mà quân Hung Nô dưới gò gấp hai lần bọn họ.
Các binh sĩ sa sầm nét mặt, ánh mắt ngày càng tàn bạo, nhuộm đầy huyết quang. Đó mới là chiến tranh, đánh bức người thành loài lang sói.
Quý Cửu đang đợi Hữu hiền vương Da Luật Đức Ách xuất binh. Tám vạn kỵ binh mai phục vốn muốn tiến đến bao vây hòng tiêu diệt, nhưng hiện tại Quý Cửu tin chắc Da Luật Đức Ách đang do dự.
Dựa đá tảng gặm lương khô, trong tướng lĩnh có người hỏi y: “Nếu gã Hữu hiền vương kia không xuất binh thì làm sao đây?"
Quý Cửu đáp: “Hắn sẽ xuất."
“Vì sao?"
“Hắn không quẳng được cái danh này." Quý Cửu cười nói: “Da Luật Đức Ách là dũng sĩ của bọn chúng. Hiện tại thống soái đối phương đứng ngay tại gò núi cách hắn trăm dặm, bên người chỉ có hơn vạn binh lực, mà hắn cũng không dám xuất binh chém giết… Chuyện này truyền ra ngoài, cả đời hắn không thể ngẩng đầu."
“Dù biết rõ đây là bẫy rập?"
“Dù biết rõ đây là bẫy rập." Quý Cửu nói, thả mẩu bánh cứng ngắc trong tay xuống, vừa cời lửa vời nhàn nhạt nói: “Cuộc chiến tiến hành đến hôm nay đã không còn âm mưu quỷ kế. Chúng ta đến gò Phượng Minh, âm mưu chính là dương mưu. Ngươi lo lắng hắn không xuất binh, kỳ thật cũng có đạo lý, nhưng là…"
“Nhưng là gì?"
“Nhưng khả năng rất lớn hắn sẽ xuất binh, ta không nghĩ có lý do gì tốt hơn để ta bỏ qua cơ hội lần này." Quý Cửu nói.
Huống hồ y ở tại đây, thống soái quân địch đơn độc trên gò núi cách chỉ trăm dặm, điều này rất cám dỗ. Ngay cả Quý Cửu cũng sâu sắc cảm thấy, nếu đổi ngược vị trí thì chính y cũng sẽ mạo hiểm.
Xưa nay, trên chiến trường không hề có tướng quân nắm chắc thắng lợi, bất luận là ai. Chỉ cần thắng bại chia năm đã đáng giá để họ đánh cược, thậm chí đôi khi còn phải cá cược cơ hội phần ngàn. Mỗi một tướng quân đều là tay cờ bạc.
Quý Cửu cũng vậy, Da Luật Đức Ách cũng vậy.
Mười ngày sau, Da Luật Đức Ách xuất binh.
Tám vạn kỵ binh liên hợp hơn bốn vạn quân còn lại chặt chẽ bao vây gò Phượng Minh, vây kín đến nỗi nước chảy không lọt, cái gọi là thập diện mai phục không hơn gì dạng này.
Đại chiến xé toạc bức màn máu tanh.
Quý Cửu cũng không cần chỉ huy, bởi vì tướng sĩ trên gò Phượng Minh đều biết đây là trận chiến sống còn, bất kỳ lơi lỏng đều trở thành đòn trí mạng. Bọn họ chỉ có thể dùng cái chết vật lộn lẫn nhau, khiến mỗi một mũi tên đều chuẩn xác bắn vào trái tim của kẻ địch, mỗi một tảng đã lăn xuống đều phải đập trúng đầu kẻ địch, mỗi một trường thương đều phải đâm xuyên ngực kẻ địch.
Đại đa số trong bọn họ đều là những binh lính vô cùng phổ thông, không có quân hàm, nhưng trong trận chiến thảm khốc này không một ai lùi bước. Không một lực lượng cá nhân nào có thể làm nghiêng lệch chiến cục hiện nay, ngay cả Quý Cửu cũng không thể. Bọn họ đều là người thường, bảo hộ quốc gia, chỉ thế thôi, nhưng tất cả đều quên sống chết đem tánh mạng huy hoàng đốt đến cực hạn.
Bởi vì bọn họ không thể lui, bách tính trong thành cần bọn họ, thê nhi ở nhà cần bọn họ, còn có phụ mẫu ngậm đắng nuốt cay dưỡng dục bọn họ, hết thảy đều cần bọn họ bảo hộ.
Tánh mạng con người là ý nghĩa lớn nhất, có lẽ, trong lòng mỗi người đều có lòng tin bảo hộ.
Tu ngã qua mâu, dữ tử đồng cừu! (2)
Ngày dần sáng, cách đó không xa truyền đến tiếng trống. Nhịp trống kịch liệt sục sôi cùng với tiếng nhịp bước của ngàn vạn binh sĩ, dường như ngay cả đất đai cũng bị chấn động.
Song phương đang lúc chém giết không hẹn mà cùng ngừng lại, lúc này sinh ra một loại ăn ý, bọn họ xoay người nhìn về phương xa.
Quân mã đen huyền tràn đến từ bốn phương tám hướng, tuy lao nhanh nhưng trật tự rõ ràng tiến đến gò Phượng Minh. Từ đông nam đến tây bắc, quân mã đen huyền vây kín bọn họ tựa như mây đen che trời, trùm kín một nỗi ác mộng lên quân Hung Nô.
Tiếng trống vẫn dồn dập âm vang, mỗi một nhịp tựa như nện vào đầu tim của mọi người. Quý Cửu đứng trên một khối quái thạch cao dị thường, giễu cợt cười với Da Luật Đức Ách đã đánh đến sườn núi, âm thanh hệt như ma quỷ, tuyên cáo:
“Ngươi thua!"
Cùng lúc lời y rơi xuống đất, trống trận ngân vang âm cuối cùng, Trầm Giác hợp vây trong hàng tướng lĩnh rút bội kiếm, mũi kiếm chỉ thẳng vào đại quân Hung nô đang bị vây kín, vung tay hô to: Giết!
Không chết không thôi.[1] sao trảm: chém đầu và tịch biên gia sản
[2] Tu ngã qua mâu, dữ tử đồng cừu: Sửa sang giáo mác để cùng người chung một mối thù, được trích trong bài Vô y 1 trong Kinh thi đã chú thích ở trước.
Quý Cửu phán đoán không sai, ngay từ đầu quân Hung Nô đã nóng lòng chiến thắng, thế nên cứ đầu mỗi tháng đều trận to trận nhỏ công thành, cách hai ngày lại có một trận. Quý Cửu vui vẻ nhìn loại cục diện này, thậm chí y ước gì bọn quân địch đều đần độn lao vào tường thành đập đầu chảy máu. Các tướng sĩ của y mấy năm nay đã luyện được tám ngàn trường cung thủ. Tuy không phải mỗi người đều là thiện xạ nhưng trong trận chiến thủ thành lại là nhóm trường cung thủ phát huy tốt nhất. Càng không bàn về đội trường thương, cán thương được đặc chế dài hơn bình thường, đối phó quân địch công thành chính là lấy một địch mười.
Vậy nên một khi quân Hung Nô dừng lại, Quý Cửu sẽ sai người đi quấy rối, hi vọng có thể dụ bọn chúng đánh tiếp.
Nói cho cùng, trận chiến này nhìn như y bị động thủ thành, trên thực tế người muốn đánh nhất chính là y.
Nhưng trận chiến càng kéo dài, người Hung Nô cũng nhạy bén đánh hơi được mùi vị bẫy rập. Liều mạng không có lợi, huống chi, thống soái trong thành không tính cùng liều mạng mà chỉ muốn tiêu hao sinh lực bọn họ. Một khi nhận ra được điểm ấy, quân đội Hung Nô lui tới năm mươi dặm, đóng quân dựng trại, tái mưu chiến cuộc.
Quý Cửu nhìn bọn chúng lui binh, nghe hồi báo của nhóm trinh sát thì chỉ nhíu mày, không hề nói gì.
Quân mã nghỉ dưỡng sức, Quý Cửu tạm thời không có gì làm, mỗi ngày lang thang khắp nơi, chốc đến chuồng ngựa chốc lại vòng tới bãi cỏ khô. Quá đáng hơn, y chui vào chồng cỏ đánh một giấc say.
Các tướng lĩnh tìm kiếm khắp nơi, mãi chẳng thấy bóng dáng y đâu, chỉ có Trầm Giác ngửi mùi vị đến thẳng bãi cỏ khô, trong chồng cỏ chất cao cao đào ra được một vị đại tướng quân ngủ say như chết.
Trầm Giác biết y thực sự mệt, trông không có việc gì nhưng chỉ là thoạt nhìn thế thôi, vành mắt tím bầm chả lừa được ai đâu. Hắn đành cầm kiếm, ngồi trên đống cỏ khô khác canh chừng cho y.
Quý Cửu tỉnh ngủ, biết Trầm Giác ngồi bên cạnh cũng không thiết mở mắt, cào cỏ khô chung quanh đắp lên người thay chăn, sau đó vẫn không nhúc nhích. Tựa hồ đang run nhưng bởi vì y nhắm hai mắt nên Trầm Giác không biết y đang suy nghĩ gì.
Thật lâu sau mới nghe Quý Cửu hỏi: “Thân Hải lai lịch thế nào?"
Trầm Giác không nghĩ y sẽ hỏi về Thân Hải, ấp úng không biết nên nói hay không. Quý Cửu chẳng thèm động mí mắt, trực tiếp quẳng ra đáp án chính y phỏng đoán, “Hậu nhân Trầm gia?"
Trầm Giác cảm thấy trán đầy mồ hôi lạnh. Trầm Giác lau qua loa, đáp: “Đúng vậy."
Quý Cửu nói: “Nói nghe một chút."
Trầm Giác nói.
Bà cố của Thân Hải vốn là nha đầu hầu hạ Trầm Thanh Hiên. Mặt khác, từ khi chuyện của Trầm Thanh Hiên và Y Mặc truyền ra ngoài, hai nha đầu khác không muốn ở lại hầu hạ vì cảm thấy ghê tởm lại sợ Y Mặc là yêu quái sẽ ăn các nàng. Trong viện của Trầm Thanh Hiên chỉ để lại ba người nha đầu chăm sóc ăn uống sinh hoạt thường ngày, hai người kia đi chỉ còn lại một tiểu nha đầu, năm ấy vừa tròn mười ba. Nha đầu ấy gọi là Thanh Bình, Trầm Thanh Hiên bảo nếu nàng sợ thì có thể đến trướng phòng lấy mười lượng bạc rồi về nhà. Nhưng Thanh Bình không muốn đi, ở lại trung thành tận tâm hầu hạ Trầm Thanh Hiên và Trầm Giác khi ấy vẫn còn nhỏ.
Sau Trầm Thanh Hiên mất, Trầm Giác được Y Mặc mang đi, chỉ còn mỗi nha đầu ấy trông nom khoảng sân vắng, mỗi ngày vẫn quét dọn theo lẽ thường. Thúc thúc của Trầm Giác là Trầm Trinh khi về nhà thấy nàng trung trinh ôn thiện, dáng người cũng không tệ nên mặc kệ nàng lớn tuổi vẫn cưới nàng. Thanh Bình trở thành thiếp thất, sinh được hai người con, đều là trai cả.
Sau đó Trầm gia gặp nạn, Y Mặc cứu bọn họ, Trầm gia đổi họ Thân.
Thân Hải này chính là tằng tôn của Thanh Bình. Bởi vì Thanh Bình từ nhỏ đã hầu hạ Trầm Thanh Hiên nên biết được rất nhiều chuyện. Tuy Trầm gia không còn nhưng nàng thường hay xem chuyện này như chuyện xưa mà kể cho con cháu nàng nghe, con cháu cưới vợ, nàng lại kể cháu dâu nghe. Mãi đến năm bảy mươi ba tuổi nàng mất mới không còn kể rằng nàng đã từng hầu hạ hai người, một người và một yêu quái, tuy đều là nam tử nhưng lại tốt biết bao.
Thuở nhỏ Thân Hải biết hắn nên họ Trầm, tổ tiên đã từng rạng rỡ nên thề phải rửa oan cho Trầm gia, làm cho cửa nhà hiển hách. Hắn lúc ấy thi triển mọi thủ đoạn trở thành mưu sĩ tâm phúc của Hoàng đế.
Quý Cửu không đáp, thật lâu mới nói: “Hoàng thượng biết không?"
Trầm Giác nói: “Biết."
“Về sau cách xa Thân Hải một chút." Quý Cửu nói.
“Vì sao?"
Quý Cửu bấy giờ mới chịu mở mắt, ngồi dậy mang theo một đầu đầy cỏ dại, vừa chỉnh trang vừa nói: “Tâm tư người này quá nặng, Hoàng đế dùng hắn nhưng không tin hắn, càng sẽ không thành toàn hắn. Đời này hắn không có khả năng rửa oan khuất cho Trầm gia. Ngươi có lòng thì nhắc nhở hắn để hậu nhân vào quan trường, tâm nguyện đời này không thành, có lẽ Hoàng đế sẽ thành toàn cho hậu nhân hắn."
Trầm Giác không đáp.
Quý Cửu thấy vậy liền cười: “Ngươi muốn nói gì? Muốn hỏi vì sao ta không giúp phải không? Nói thật, ta không thể giúp hắn. Nếu Hoàng thượng không biết lai lịch của hắn thì ta có thể ít nhiều trợ lực. Nhưng Hoàng thượng đã biết hắn tiếp cận người là vì rửa oan, ta lại không thể giúp."
Quý Cửu nói xong thì đứng lên, buộc chặt áo choàng rồi đi về hướng quân doanh. Có một lời Quý Cửu chưa nói nhưng cũng không muốn nói.
Phải biết, sở dĩ cả nhà Trầm gia bị sao trảm (1) không ngoài là vật hi sinh cho các hoàng tử trong cung tranh đoạt đế vị. Mà đương kim thánh thượng cũng sinh ra trong cuộc chiến tranh đoạt hoàng quyền.
Đây là tâm bệnh của Hoàng đế. Hoàng đế sẽ không vì một Thân Hải mà bày ra cục nhọt trong lòng để người trong thiên hạ thỏa thê nhìn.
Thế nên, mục đích của Thân Hải rất khó đạt được. Nhưng chỉ cần hắn không ngừng kiên trì, có lẽ, vị Hoàng đế kế tiếp sẽ giúp Trầm gia sửa lại án oan.
Phải biết, đương kim thánh thượng chỉ có một vị hoàng tử, tức thái tử.
Việc này có lẽ tương lai hoàng đế sẽ tự mình nói cho Trầm Giác nhưng nhất định khi đó Đế vương đã động tâm, đã chịu tin tưởng hắn. Hiện tại còn chưa biết.
Quý Cửu không bận tâm chuyện của Trầm Giác, chuyện phong lưu giữa Trầm Giác và Hoàng đế có liên can gì đến y? Nếu hai bên tình nguyện thì tương lai thế nào hãy mặc cho số phận đi.
Mùa đông còn chưa qua, trên thành và dưới thành, đại quân song phương giằng co công phòng.
Dưới thành, quân tốt khiêu chiến cùng kèn lệnh trợ uy đang chửi ầm lên, mắng lính thủ thành rùa đen rúc đầu, chỉ biết trốn trong thành mà không dám ra đây đánh giết.
Trên thành, quân tốt đáp lại cùng nổi trống trợ uy, cũng mắng to đánh trả, mắng bọn chúng ăn gian nói dối, nói qua năm sẽ vào thành mà đến bây giờ còn rúc ngoài thành không dám tiến vào.
Trận chiến nước bọt cũng là chiến, tướng lĩnh hai bên đều biết binh sĩ cần khích lệ, mắng chiến cũng không thể khinh thường. Có lẽ biết đây là một trận ác chiến nên thống soái đôi bên đều biểu hiện vô cùng bình tĩnh hòa nhã.
Cứ vậy mà qua hết năm.
Thế nên trên thành lại có từ mới để mắng chiến, có khát nước không, có đói bụng không, có muốn ăn sủi cảo người Hán của bọn ta hay không. Vỏ trứng gà vàng óng vàng ánh, nhân bánh có thịt heo hành tây thơm nức mũi. Còn có rượu cất lâu năm, uống vừa ngon vừa đã, nhắm mắt vào liền trông thấy mỹ cô nương.
Vừa nói xong, toàn bộ quan binh thủ thành cười vang vang, có vài người tính tình hoạt bát liền khản giọng hát mấy khúc dâm tục. Ca từ đều là ơi chàng ới thiếp, cô em trắng trẻo, cô em non mềm…
Năm còn chưa qua, bọn họ đã bắt đầu vui mừng. Ban đầu chỉ một người mắng chiến, trên dưới gân giọng mắng lẫn nhau. Về sau một người không áp được nên mọi người trên cổng thành đều cùng mắng. Người Hung Nô cũng không kiềm được tính khí, mười mấy người xông lên chửi mắng, bởi vì không thông Hán ngữ, mắng cũng nghe không hiểu, trong lúc nhất thời trên thành dưới thành đều hân hoan, vui sướng hoa chân múa tay.
Quý Cửu nghe bọn chúng náo nhiệt mắng bèn lên cổng thành xem “chiến", vì ở Hung Nô hai năm nên hiểu được một ít tiếng Hung Nô. Tại một câu nguyền rủa tổ tiên của đối phương, Quý Cửu cầm lấy thiết cung được đặc chế từ huyền hắc thiết, nặng ba mươi cân. Quý Cửu kéo cung, vũ tiễn thượng huyền, nheo mắt, phi tiễn lưu tinh phá vỡ dòng khí, rít gào xuyên qua cổ họng người nọ đang không ngừng huyên náo.
Tướng sĩ thủ thành bên cạnh thoạt tiên sửng sốt, tiếp đó cao giọng hoan hô, tiếng hoan hô trước còn loạn sau dần đều nhịp, thay phiên hô: Uy vũ!
Ngàn vạn tướng sĩ cùng nhau hò reo, trong một khoảnh khắc đất trời rung chuyển!
Hơn mười người mắng trận trong quân Hung Nô vội vã nâng thi thể đồng bạn rời đi.
Hung Nô như cũ vẫn không công thành.
Đêm ba mươi tết, Quý Cửu vận mười mấy xe rượu đến chia đều cho mấy vạn binh sĩ, một người vừa vặn một bát, nhiều hơn thì chẳng có.
Quân sĩ trong doanh đứng xếp hàng, lần lượt uống bát rượu nóng của riêng mình. Quý Cửu đem rượu lên trên thành, vẫn là mỗi người một bát. Từ đầu đến cuối cũng chỉ một câu: Đánh xong trận này sẽ cầu Hoàng đế thưởng rượu, mọi người tha hồ uống. Nhưng tối nay, chỉ có thể uống một bát.
Quý Cửu trở lại phòng, xa xa văng vẳng tiếng pháo; y lấy ra một hồ lô rượu, bên trong là xuân tửu người nọ đưa đến, ủ bốn mươi năm, tửu lượng như y cũng sẽ say.
Y uống một ngụm, ngậm trong miệng nhưng chẳng toan nuốt, cứ ngậm mãi, rượu lạnh trở nên ấm áp, rồi chậm rãi nuốt xuống. Ngọt lành nhưng sao lại đau khổ.
Y không nỡ uống, uống hai ngụm đã dừng.
Y muốn để dành cho đến khi hoàn thành trách nhiệm mới thống khoái say một trận, hoặc có lẽ… trường túy bất tỉnh.
Song song với mùa đông dai dẳng là cục diện bế tắc. Đầu xuân năm sau vẫn như cũ.
Quý Cửu ngồi trên bậc thang của cổng thành, nặng nề tâm sự. Nhưng khi Trầm Giác đến hỏi, Quý Cửu nói một câu không đầu không đuôi: “Không đúng lắm." Rồi lại không nói chỗ nào không đúng lắm.
Quá an tĩnh.
An tĩnh như vậy không phải điều Quý Cửu muốn, càng không phải tác phong của quân Hung Nô. Xưa nay, triều đại nào cũng đều có tướng quân xuất binh sát phạt nhưng phần lớn công cốc trở về. Bởi vì kia là tộc du mục, nhắm thắng sẽ đánh, nhắm bại sẽ chạy. Không cần làm ruộng trồng dâu nên chẳng có bất kỳ liên lụy. Chỉ cần nơi nào có nước có cỏ, đất đai phì nhiêu thì sẽ di gia đến đó.
Quý Cửu ngồi bất động, không biết đang nghĩ điều gì.
Trầm Giác đứng một hồi cũng ngồi bên cạnh y nhìn tướng sĩ trên thành, một lát mới nói: “Tướng quân nghĩ điều gì?"
Quý Cửu nói: “Mấy năm nay, chúng ta sẵn sàng ra trận, người Hung Nô đang chấn chỉnh bộ tộc. Lần này Hữu hiền vương thân chinh nhưng vì sao chỉ có sáu vạn binh mã?" Quý Cửu nói xong thì nhìn về phía Trầm Giác, nghiêm túc hỏi hắn: “Bày dáng vẻ chúa chủ Trung Nguyên mà dẫn chưa đến mười vạn đại quân tiến đến công thành, ngươi tin sao?"
Trầm Giác nhanh chóng nghĩ tới, hỏi: “Có viện quân?"
Quý Cửu gật đầu: “Nhất định còn có binh lực nhưng chúng ta không biết ở nơi nào."
Trầm Giác tiến đến bên tai y, hỏi: “Ta đi điều tra?"
Quý Cửu lắc đầu: “Không cần."
“Vì sao không cần?"
“Cho dù biết ở đâu nhưng trước mắt chúng ta bị ngăn trở bởi sáu vạn quân mã, như thế nào giết hết?" Quý Cửu nhàn nhạt nói: “Nếu ta là hắn thì đã đem lượng lớn quân mã mai phục sau lưng cánh quân tiên phong, chỉ cần chúng ta khinh thường đánh ra, bọn họ lập tức hợp quân bao vây."
Quý Cửu nói xong thì chợt cười, lẩm bẩm: “Ban đầu ta chỉ muốn tiêu hao sinh lực bọn họ, hiện tại xem ra, không tùy tiện đánh vậy mà lại đúng."
Trở về doanh trại, Quý Cửu bày bản đồ, đổi chủ ý chỉ vào bức vẽ nói với Trầm Giác: “Ngươi thăm dò dọc dãy núi này, hơn năm ngày cũng được…" Đoạn Quý Cửu nói: “Nếu không an toàn thì lập tức quay về."
Trầm Giác khẽ cười, trầm giọng nói: “Tuy ta không có bản lãnh gì nhưng chút chuyện ấy không làm khó được ta." Nói xong liền vội vàng rời đi.
Năm ngày sau Trầm Giác trở lại, sắc mặt ngưng trọng, một đường vọt vào doanh trại của Quý Cửu, tiến đến bên tai y nói: “Quân mai phục khoảng chừng tám vạn kỵ binh, cộng thêm sáu vạn ngoài thành là mười bốn vạn."
Quý Cửu nghe vậy lại vững bụng. Người Hung Nô chấn chỉnh bộ tộc, mài đao soàn soạt chờ cuộc chiến này; ngày thắng trận, kỵ binh nhập thành, màu mỡ trong thành chính là chiến lợi phẩm. Uy danh của vị Đại Thiền Vu mới tại vị vô cùng hưng thịnh, bộ tộc bên ngoài hàng phục bên trong bất phục đành thành thực đi theo, sống chết thần phục Thiền Vu. Thế nên, trận chiến này không đơn giản là ý nghĩa du liệp mà chân chính liên quan đến hưng thịnh vinh nhục của vương đình Hung Nô.
“Tướng quân." Trầm Giác ở phía sau y, hỏi: “Đánh hay không đánh?"
Quý Cửu đáp: “Đánh!"
Đánh là nhất định phải đánh, nhưng đánh như thế nào lại là vấn đề. Mười bốn vạn kỵ binh, cơ động linh hoạt, lính Hung Nô thiện kỵ xạ, nếu thật sự giáp đánh, Quý Cửu tính thế nào kết quả đều là bên mình tổn binh hao tướng vượt qua đối phương.
Con buôn không làm chuyện lỗ vốn, tướng quân nơi sa trường càng không thể làm. Bởi vì trong tay bọn họ chính là mạng người.
Lại thêm một tháng, xuân về hoa nở.
Cổng thành đóng chặt mấy tháng đột nhiên mở rộng, một tràng nhân mã đông nghịt xông ra, người đầu lĩnh toàn thân khôi giáp đen huyền, ngồi nghiêm chỉnh trên ngựa, cờ xí phất tung đại danh tự, “Quý".
Nguyên soái đích thân ra khỏi thành. Mật thám Hung Nô vội vàng trở về doanh báo tin.
Quý Cửu dẫn ba vạn tinh binh xông thẳng đến doanh trại Hung Nô, sau một ngày chém giết đại quân lui về phía tây. Phía tây có một gò núi, trên gò chồng chất loạn thạch, cây cối thưa thớt, nhìn từ xa tựa như phượng hoàng nghểnh cổ hót vang, nên gọi là gò Phượng Minh. Quý Cửu dẫn binh lui đến gò núi này, ban đêm gió thốc lửa cháy, khắp núi đồi là nghìn trùng bó đuốc bốc cháy. Màn đêm trên đỉnh gò đơn độc được chiếu rọi đỏ rực, ngay cả cờ xí thêu chữ “Quý" cũng hóa đỏ như máu, cảnh tượng huyền ảo ma quỷ tựa như phượng hoàng niết bàn.
Quý Cửu đứng tại nơi cao nhất, cúi nhìn những binh sĩ theo y tới, hỏi: “Sợ hay không?"
“Không sợ!"
“Lương thảo có thể duy trì một tháng, nơi này không có nguồn nước." Quý Cửu nhếch khóe môi: “Sợ hay không!"
“Không sợ!"
“Bọn chúng dám công tới thì phải giết bằng được!" Quý Cửu nói: “Không có thịt thì giết ngựa bọn chúng lót dạ, không có nước thì uống máu bọn chúng, đúng không?!"
“Đúng!"
Quý Cửu cười.
Đơn độc anh dũng chiến đấu là cục diện tướng lãnh nào cũng không muốn đối mặt, bởi vì thông thường nó đại biểu tử vong. Mà Quý Cửu thản nhiên dồn chính mình vào tuyệt cảnh.
Quân Hung Nô bao vây dưới chân núi, chúng càng không ngừng xông lên đều lần lượt bị lính dụng nỏ bức lui về. Gò núi đầy vụn đá không thích hợp cưỡi ngựa lao nhanh, chúng còn phải đối mặt thừng gạt ngựa bố trí dưới khe đá. Thường thì khi rơi xuống, bọn chúng đều bị lính dụng nỏ bắn thành lũ nhím đầm đìa máu tươi.
Nửa tháng trôi qua, thi thể dưới gò chất thành núi, xác ngựa bị đá tảng long gãy chân ngày càng nhiều.
Đêm nay Quý Cửu kiểm kê nhân số, ba vạn quân mã ra khỏi thành chỉ còn lại một nửa. Mà quân Hung Nô dưới gò gấp hai lần bọn họ.
Các binh sĩ sa sầm nét mặt, ánh mắt ngày càng tàn bạo, nhuộm đầy huyết quang. Đó mới là chiến tranh, đánh bức người thành loài lang sói.
Quý Cửu đang đợi Hữu hiền vương Da Luật Đức Ách xuất binh. Tám vạn kỵ binh mai phục vốn muốn tiến đến bao vây hòng tiêu diệt, nhưng hiện tại Quý Cửu tin chắc Da Luật Đức Ách đang do dự.
Dựa đá tảng gặm lương khô, trong tướng lĩnh có người hỏi y: “Nếu gã Hữu hiền vương kia không xuất binh thì làm sao đây?"
Quý Cửu đáp: “Hắn sẽ xuất."
“Vì sao?"
“Hắn không quẳng được cái danh này." Quý Cửu cười nói: “Da Luật Đức Ách là dũng sĩ của bọn chúng. Hiện tại thống soái đối phương đứng ngay tại gò núi cách hắn trăm dặm, bên người chỉ có hơn vạn binh lực, mà hắn cũng không dám xuất binh chém giết… Chuyện này truyền ra ngoài, cả đời hắn không thể ngẩng đầu."
“Dù biết rõ đây là bẫy rập?"
“Dù biết rõ đây là bẫy rập." Quý Cửu nói, thả mẩu bánh cứng ngắc trong tay xuống, vừa cời lửa vời nhàn nhạt nói: “Cuộc chiến tiến hành đến hôm nay đã không còn âm mưu quỷ kế. Chúng ta đến gò Phượng Minh, âm mưu chính là dương mưu. Ngươi lo lắng hắn không xuất binh, kỳ thật cũng có đạo lý, nhưng là…"
“Nhưng là gì?"
“Nhưng khả năng rất lớn hắn sẽ xuất binh, ta không nghĩ có lý do gì tốt hơn để ta bỏ qua cơ hội lần này." Quý Cửu nói.
Huống hồ y ở tại đây, thống soái quân địch đơn độc trên gò núi cách chỉ trăm dặm, điều này rất cám dỗ. Ngay cả Quý Cửu cũng sâu sắc cảm thấy, nếu đổi ngược vị trí thì chính y cũng sẽ mạo hiểm.
Xưa nay, trên chiến trường không hề có tướng quân nắm chắc thắng lợi, bất luận là ai. Chỉ cần thắng bại chia năm đã đáng giá để họ đánh cược, thậm chí đôi khi còn phải cá cược cơ hội phần ngàn. Mỗi một tướng quân đều là tay cờ bạc.
Quý Cửu cũng vậy, Da Luật Đức Ách cũng vậy.
Mười ngày sau, Da Luật Đức Ách xuất binh.
Tám vạn kỵ binh liên hợp hơn bốn vạn quân còn lại chặt chẽ bao vây gò Phượng Minh, vây kín đến nỗi nước chảy không lọt, cái gọi là thập diện mai phục không hơn gì dạng này.
Đại chiến xé toạc bức màn máu tanh.
Quý Cửu cũng không cần chỉ huy, bởi vì tướng sĩ trên gò Phượng Minh đều biết đây là trận chiến sống còn, bất kỳ lơi lỏng đều trở thành đòn trí mạng. Bọn họ chỉ có thể dùng cái chết vật lộn lẫn nhau, khiến mỗi một mũi tên đều chuẩn xác bắn vào trái tim của kẻ địch, mỗi một tảng đã lăn xuống đều phải đập trúng đầu kẻ địch, mỗi một trường thương đều phải đâm xuyên ngực kẻ địch.
Đại đa số trong bọn họ đều là những binh lính vô cùng phổ thông, không có quân hàm, nhưng trong trận chiến thảm khốc này không một ai lùi bước. Không một lực lượng cá nhân nào có thể làm nghiêng lệch chiến cục hiện nay, ngay cả Quý Cửu cũng không thể. Bọn họ đều là người thường, bảo hộ quốc gia, chỉ thế thôi, nhưng tất cả đều quên sống chết đem tánh mạng huy hoàng đốt đến cực hạn.
Bởi vì bọn họ không thể lui, bách tính trong thành cần bọn họ, thê nhi ở nhà cần bọn họ, còn có phụ mẫu ngậm đắng nuốt cay dưỡng dục bọn họ, hết thảy đều cần bọn họ bảo hộ.
Tánh mạng con người là ý nghĩa lớn nhất, có lẽ, trong lòng mỗi người đều có lòng tin bảo hộ.
Tu ngã qua mâu, dữ tử đồng cừu! (2)
Ngày dần sáng, cách đó không xa truyền đến tiếng trống. Nhịp trống kịch liệt sục sôi cùng với tiếng nhịp bước của ngàn vạn binh sĩ, dường như ngay cả đất đai cũng bị chấn động.
Song phương đang lúc chém giết không hẹn mà cùng ngừng lại, lúc này sinh ra một loại ăn ý, bọn họ xoay người nhìn về phương xa.
Quân mã đen huyền tràn đến từ bốn phương tám hướng, tuy lao nhanh nhưng trật tự rõ ràng tiến đến gò Phượng Minh. Từ đông nam đến tây bắc, quân mã đen huyền vây kín bọn họ tựa như mây đen che trời, trùm kín một nỗi ác mộng lên quân Hung Nô.
Tiếng trống vẫn dồn dập âm vang, mỗi một nhịp tựa như nện vào đầu tim của mọi người. Quý Cửu đứng trên một khối quái thạch cao dị thường, giễu cợt cười với Da Luật Đức Ách đã đánh đến sườn núi, âm thanh hệt như ma quỷ, tuyên cáo:
“Ngươi thua!"
Cùng lúc lời y rơi xuống đất, trống trận ngân vang âm cuối cùng, Trầm Giác hợp vây trong hàng tướng lĩnh rút bội kiếm, mũi kiếm chỉ thẳng vào đại quân Hung nô đang bị vây kín, vung tay hô to: Giết!
Không chết không thôi.[1] sao trảm: chém đầu và tịch biên gia sản
[2] Tu ngã qua mâu, dữ tử đồng cừu: Sửa sang giáo mác để cùng người chung một mối thù, được trích trong bài Vô y 1 trong Kinh thi đã chú thích ở trước.
Tác giả :
Tố Ngân