Nghiễn Áp Quần Phương
Quyển 1 - Chương 15: Một người làm quan cả họ được nhờ
- Bắc Minh hữu Ngư, kì danh vi côn. Côn chi đại, bất tri kỳ thiên lý dã. Hóa nhi vi điểu, kỳ danh vi Bằng. Bằng chi bối, bất tri kỳ kỷ thiên lý dã. Nộ nhi phi, kỳ dực nhược thùy thiên chi vân. (Tại biển Bắc có con cá Côn, lớn không biết mấy nghìn dặm. Cá này hóa ra chim Bằng: lưng của chim Bằng lớn cũng không biết mấy nghìn dặm. Vỗ cánh mà bay, cánh nó sè ra như mây che rợp một phương trời) (1)
Đây là trường học của Vệ phu nhân, đầu giờ Thìn, ánh mặt trời sáng rỡ.
Một vị tiên sinh tóc bạc đang đọc “Trang Tử", vô cùng mê mẩn, khỏi nói cũng biết, ông chính là Dữu lão tiên sinh trong truyền thuyết.
Ánh mặt trời chiếu lên mái tóc bạc của ông, tóc trắng tựa tuyết. Khi ông rung đùi đắc ý, từng đạo ánh sáng trắng hiện lên làm đám đồ đệ lóa mắt, tim run lên. Nhất là vị buồn ngủ nhưng chưa được ngủ đủ, nhìn mái tóc của lão tiên sinh lấp loáng mà sâu ngủ chạy loạn, muốn đi mà đi không hết, vô cùng khó chịu.
Lão tiên sinh thoải mái đọc như quên đi tất cả. Đọc xong một đoạn mới ngẩng mái đầu lóng lánh, bắt đầu hỏi từng vấn đề.
Đầu tiên là:
- Tể Tể, trò nói xem “Nộ nhi phi, kỳ dực nhược thùy thiên chi vân", những lời này khiến trò nghĩ tới cái gì?
Hoàn Tể cào cào đầu, ngượng ngùng cười cười nói:
- Trò nghĩ đến một thứ
- Là cái gì?
- Con chim rất lớn
Rầm! Vương Hiến Chi đang gà gật đập đầu vào bàn học. Đây vốn chỉ là trùng hợp nhưng lão tiên sinh lại thích soi mói, lúc này nghiêm mặt giáo huấn:
- Vương Hiến Chi, lúc đọc sách phải chuyên tâm, chăm chú. Quan trọng là lòng phải rộng mở, phải tinh thuần, không được suy nghĩ linh tinh. Như thế học vấn sẽ tăng cao.
Vương Hiến Chi giận dữ:
- Hiến Chi nào có không tinh thuần? Hiến Chi căn bản chẳng nghĩ gì cả!
Bổn thiếu gia chỉ là đang ngủ gật thôi!
Vẫn là Tạ Huyền thông minh, biết tình thế không ổn, vội đứng dậy nói:
- Tiên sinh, trò xin trả lời vấn đề khi nãy thay Tự Thanh.
Tạ Huyền không tệ, thời điểm mấu chốt đã xông pha cứu bạn học ra khỏi nơi nước sôi lửa bỏng.
Ta ở ngoài cửa mà dựng ngón cái.
- Vậy trò trả lời đi.
Giọng lão tiên sinh vẫn còn tức giận. Nhưng đệ tử chủ động xin trả lời, ông là tiên sinh không thể không nghe, cũng không thể nói:
- Trò đứng đó chờ, chờ ta và Hiến Chi tranh cãi xong rồi nói.
Chỉ thấy Tạ Huyền hào hùng nói:
- Những lời này khiến trò nghĩ đến anh hùng trong thiên hạ, sứ quân thao luyện, tướng và binh cùng chung bầu rượu.
Ta vừa nghe đã cảm thấy thật khâm phục. Binh thư đọc nhiều thật tốt, xem bạn học Tạ Huyền của chúng ta đi, nói thật có khí thế, đầy khí phách. Ta còn tưởng tiên sinh sẽ khen ngợi hắn, ai ngờ ông còn giận dữ hơn khi nãy nói:
- Anh hùng trong thiên hạ sao nghe như muốn che cả bầu trời? Vừa nghe đã thấy hẹp hòi, Tào A Man (Tào Tháo) chẳng qua chỉ là kẻ kiêu hùng, lòng dạ hẹp hòi. Sao dám so với hai chữ “côn bằng". (Cá Côn, chim Bằng ở đoạn đầu)
Ta lại càng phục sát đất. Nếu nói khí thế thì Tạ Huyền vẫn kém xa lão tiên sinh. Đến ngay cả Tào Tháo mà Tạ Huyền kính ngưỡng mà ở trong miệng Dữu lão tiên sinh chẳng qua chỉ là kẻ hẹp hòi thích đánh lộn, không phải là nhân vật đáng tôn trọng.
Lúc này, Vương Hiến Chi lười nhác mở miệng:
- Theo trò thấy, chỉ có tiên sinh mới xứng với hai chữ “côn bằng" này.
Lão tiên sinh nghe vậy lập tức chuyển giận thành vui nhưng vẫn khiêm tốn nói một câu:
- Hiến Chi quá khen, ta chẳng qua chỉ là một lão hủ mà thôi.
Ta dựa vào cửa sổ, lẳng lặng chờ nghe Vương Hiến Chi nói tiếp. Theo hiểu biết thô sơ mấy ngày qua đúc kết lại, tiểu tử này thuộc loại nói năng độc địa, lời nói có thể giết người. Mà theo ta đoán, loại người mắt cao hơn đầu như hắn tuyệt đối sẽ không khen tặng vị tiên sinh hắn khinh thường như vậy được.
Quả nhiên, lời kế tiếp của hắn là:
- Côn Bằng kia rõ ràng là cá nhưng chốc lát lại biến thành chim, còn bay được trên trời, không bay rơi vào nước lại biến thành cá. Đổi tới đổi lui như vậy giống hệt tắc kè hoa, làm cho người ta nhìn mà hoa mắt. Cho nên trò nói, vẫn là tiên sinh mới nhận nổi hai chữ Côn bằng này.
Mọi người đều kinh ngạc.
Đây chẳng phải là sự khiêu khích trắng trợn sao? Nhìn qua cửa sổ, ta thấy Hoàn Tể đang lặng lẽ lau mồ hôi.
Ta tưởng lão tiên sinh sẽ giận tím mặt, chưa biết chừng còn vứt sách mà đi, lúc đi tuyên bố: hoặc là Vương Hiến Chi đi hoặc là ông đi. Tóm lại có Vương thì không có Dữu mà có Dữu thì không có Vương.
Ta đứng ngoài cửa sổ, vừa sợ vừa buồn cười. Ai bảo lão tiên sinh lại mang họ Dữu, càng dễ bị châm chọc.
Ngay lúc tim ai nấy đều vọt lên cuống họng thì lão tiên sinh đột nhiên cười lớn, tiếng cười sang sảng như chuông đồng.
Ông cười không quan trọng nhưng đám đệ tử đều bị tiếng cười của ông mà hóa đá.
Cười xong, lão tiên sinh nói:
- Hiến Chi, ta thích sự thông minh của trò. Ta ở quan trường nhiều năm, gặp đủ kẻ âm hiểm dối trá, trước mặt nịnh hót, sau lưng đâm lén. Giờ ở cùng những người trẻ tuổi, đơn thuần như các trò thật thoải mái. Đây cũng là nguyên nhân khi đó ta nhận lời Vệ phu nhân đến đây giảng bài.
Ông nói vậy lại khiến Vương Hiến Chi ngượng ngùng, vội đứng lên giải thích:
- Đạ tạ tiên sinh không trách tội, Hiến Chi cũng là nhất thời mau miệng, tiên sinh chớ để trong lòng.
- Không sao! Không sao.
Lão tiên sinh đi đến bên Vương Hiến Chi, vỗ vỗ vai hắn:
- Vi sư đã 80 tuổi chẳng lẽ còn so đo với hậu bối hơn mười tuổi sao? Ta coi các trò như cháu của mình vậy.
Lão tiên sinh nói thân thiết như vậy, vẻ kiêu ngạo bướng bỉnh trên mặt Vương Hiến Chi hoàn toàn biến mất.
Lão tiên sinh rất thành khẩn mà nói với học trò:
- Ta biết người đời đều gọi ta là tắc kè hoa, bọn họ tưởng rằng đang vũ nhục ta mà đâu biết, theo ta thấy, đây chính là khen ngợi ta.
Các bạn học nhìn nhau, thì ra đây là khen ngợi?
Chỉ thấy lão tiên sinh bước đến trước bàn, vung bút viết một chữ lớn trên giấy Tuyên Thành, thổi thổi rồi đưa cho các đệ tử xem:
- Các trò xem, đây là chữ gì?
- Chữ “quyền".
Mọi người đáp.
- Vậy các trò hiểu chữ này thế nào?
Si Siêu giơ tay, thấy tiên sinh gật đầu thì đứng lên trả lời:
- Quyền chính là quyền lực, quyền thế, quyền mưu… còn… trò mới chỉ nghĩ được chút này thôi
Lão tiên sinh ra hiệu cho Si Siêu ngồi xuống, cười nói:
- Không sai, các trò có bổ sung gì không?
Hoàn Tể đứng lên nói:
- Còn cả quyền lực, quyền lợi nữa.
- Ừm, cái này cũng đúng, còn muốn bổ sung không?
Lão tiên sinh lại hỏi hai người còn lại.
Cả hai đều lắc đầu.
Lão tiên sinh có chút tiếc nuối nhưng lại đắc ý nói:
- Người đời đều lí giải chữ quyền như vậy, hơn nữa chỉ biết như thế mà thôi, thực sự quá hạn hẹp. Đây cũng là nguyên nhân ta bị người đời lên án. Thực ra chữ quyền còn có một nghĩa – ít nhất theo ý ta – là nghĩa quan trọng hơn cả, chính là quyền biến, thích ứng, cân nhắc.
Bài giảng phát triển sang ý mới lạ, đương nhiên đệ tử thích nghe. Lúc này đến Vương Hiến Chi cũng bớt vẻ lông bong, nghiêm cẩn lắng nghe.
Lão tiên sinh giải thích:
- Vì sao ta lại cho rằng chữ quyền này quan trọng hơn quyền lực? Bởi vì nếu không quyền biến, không biết tự thích nghi, không biết cân nhắc thì không thể nắm được quyền lực, có được cũng sẽ bỏ lỡ.
Mọi người nghe xong đều gật đầu.
Si Siêu lại giơ tay:
- Trò đã hiểu, cái gọi là tắc kè hoa thực sự chính là quyền biến, chính là không ngừng thay đổi bản thân để có thể sinh tồn trong mọi hoàn cảnh khác nhau.
Lão tiên sinh mỉm cười bổ sung:
- Không chỉ là cầu được sinh tồn mà còn phải cầu được cuộc sống thật tốt.
Nói đến đây, vẻ mặt ông rất thỏa mãn, ông cụ 80 tuổi nhưng tinh quang trong mắt vẫn rạng ngời.
Si Siêu được thuyết phục, lúc này lại đưa ra rất nhiều vấn đề khác, lão tiên sinh nhất nhất giải thích theo cách rất tinh diệu.
Khó trách ông có thể lăn lộn trong quan trường mấy chục năm như vậy. Nghe nói xuất thân của ông không cao quý, tuy rằng cũng là họ Dữu nhưng không liên quan đến gia tộc họ Dữu quyền thế Tứ Xuyên kia. Ở triều đại phân biệt giai cấp, bậc cao không có chỗ cho nhà nghèo, ông có thể làm đến Trung thư lệnh đã là một kỳ tích.
Người có thể tạo nên kì tích tất có chỗ hơn người. Nghĩ lại, những kẻ sĩ tự cho thanh cao, luôn khinh bỉ ông, chèn ép thanh danh của ông chỉ e là vì lòng ghen tỵ mà thôi. Một người xuất thân nghèo khó mà quyền thế địa vị đều cao hơn bọn họ quả thực là sự đả kích rất lớn, nhìn đã thấy phiền lòng. Nhưng lại chẳng làm gì, điều duy nhất làm được chính là bôi nhọ thanh danh của ông.
Bàn luận xong, Dữu lão tiên sinh ra bài tập:
- Hôm nay chúng ta sẽ viết chữ “quyền" này, các trò dựa và sự hiểu biết của bản thân mà viết chữ này.
Viết xong nộp lên, lão tiên sinh xem qua rồi cùng học sinh bình luận. Lần này Si Siêu thắng, Vương Hiến Chi lại kém nhất.
Vương Hiến Chi không phục, vội khiếu nại.
Lão tiên sinh nói:
- Trong lòng trò ghét quyền thế, thanh cao, cao ngạo cho nên lúc viết chữ này không có tình cảm mà chỉ chán ghét, như thế sao viết đẹp được.
Mọi người cười Si Siêu:
- Nói vậy thì ra Si Siêu yêu nhất là “quyền"?
Si Siêu khảng khái thừa nhận:
- Đúng vậy, theo ta thấy, quyền thế là thứ tốt nhất trên đời. Nam nhân tay nắm đại quyền mới là nam nhân có sức hút nhất.
- Khó trách giờ A Siêu không thu hút, thì ra vì tay chưa nắm quyền.
- Ta mà không thu hút? Rõ ràng là điên đảo chúng sinh!
Mấy người lại đùa giỡn vui vẻ.
Buổi học này từ giương cung bạt kiếm thành thầy trò vui vẻ. Vừa kịch tính lại vừa là hài kịch.
Mà Si Siêu từ đây trở nên hâm mộ Dữu lão tiên sinh, lập chí muốn đem tinh thần tắc kè hoa phát dương quang đại.
Lúc tan học, hắn cố ý bước lên, khẩn cầu nói với Dữu lão tiên sinh:
- Đệ tử còn có một số nghi vấn, đêm nay có thể đến nhà tiên sinh thỉnh giáo?
Lão tiên sinh vui vẻ đồng ý, vì thế hai thầy trò thân thiết cùng đi về
Đây là trường học của Vệ phu nhân, đầu giờ Thìn, ánh mặt trời sáng rỡ.
Một vị tiên sinh tóc bạc đang đọc “Trang Tử", vô cùng mê mẩn, khỏi nói cũng biết, ông chính là Dữu lão tiên sinh trong truyền thuyết.
Ánh mặt trời chiếu lên mái tóc bạc của ông, tóc trắng tựa tuyết. Khi ông rung đùi đắc ý, từng đạo ánh sáng trắng hiện lên làm đám đồ đệ lóa mắt, tim run lên. Nhất là vị buồn ngủ nhưng chưa được ngủ đủ, nhìn mái tóc của lão tiên sinh lấp loáng mà sâu ngủ chạy loạn, muốn đi mà đi không hết, vô cùng khó chịu.
Lão tiên sinh thoải mái đọc như quên đi tất cả. Đọc xong một đoạn mới ngẩng mái đầu lóng lánh, bắt đầu hỏi từng vấn đề.
Đầu tiên là:
- Tể Tể, trò nói xem “Nộ nhi phi, kỳ dực nhược thùy thiên chi vân", những lời này khiến trò nghĩ tới cái gì?
Hoàn Tể cào cào đầu, ngượng ngùng cười cười nói:
- Trò nghĩ đến một thứ
- Là cái gì?
- Con chim rất lớn
Rầm! Vương Hiến Chi đang gà gật đập đầu vào bàn học. Đây vốn chỉ là trùng hợp nhưng lão tiên sinh lại thích soi mói, lúc này nghiêm mặt giáo huấn:
- Vương Hiến Chi, lúc đọc sách phải chuyên tâm, chăm chú. Quan trọng là lòng phải rộng mở, phải tinh thuần, không được suy nghĩ linh tinh. Như thế học vấn sẽ tăng cao.
Vương Hiến Chi giận dữ:
- Hiến Chi nào có không tinh thuần? Hiến Chi căn bản chẳng nghĩ gì cả!
Bổn thiếu gia chỉ là đang ngủ gật thôi!
Vẫn là Tạ Huyền thông minh, biết tình thế không ổn, vội đứng dậy nói:
- Tiên sinh, trò xin trả lời vấn đề khi nãy thay Tự Thanh.
Tạ Huyền không tệ, thời điểm mấu chốt đã xông pha cứu bạn học ra khỏi nơi nước sôi lửa bỏng.
Ta ở ngoài cửa mà dựng ngón cái.
- Vậy trò trả lời đi.
Giọng lão tiên sinh vẫn còn tức giận. Nhưng đệ tử chủ động xin trả lời, ông là tiên sinh không thể không nghe, cũng không thể nói:
- Trò đứng đó chờ, chờ ta và Hiến Chi tranh cãi xong rồi nói.
Chỉ thấy Tạ Huyền hào hùng nói:
- Những lời này khiến trò nghĩ đến anh hùng trong thiên hạ, sứ quân thao luyện, tướng và binh cùng chung bầu rượu.
Ta vừa nghe đã cảm thấy thật khâm phục. Binh thư đọc nhiều thật tốt, xem bạn học Tạ Huyền của chúng ta đi, nói thật có khí thế, đầy khí phách. Ta còn tưởng tiên sinh sẽ khen ngợi hắn, ai ngờ ông còn giận dữ hơn khi nãy nói:
- Anh hùng trong thiên hạ sao nghe như muốn che cả bầu trời? Vừa nghe đã thấy hẹp hòi, Tào A Man (Tào Tháo) chẳng qua chỉ là kẻ kiêu hùng, lòng dạ hẹp hòi. Sao dám so với hai chữ “côn bằng". (Cá Côn, chim Bằng ở đoạn đầu)
Ta lại càng phục sát đất. Nếu nói khí thế thì Tạ Huyền vẫn kém xa lão tiên sinh. Đến ngay cả Tào Tháo mà Tạ Huyền kính ngưỡng mà ở trong miệng Dữu lão tiên sinh chẳng qua chỉ là kẻ hẹp hòi thích đánh lộn, không phải là nhân vật đáng tôn trọng.
Lúc này, Vương Hiến Chi lười nhác mở miệng:
- Theo trò thấy, chỉ có tiên sinh mới xứng với hai chữ “côn bằng" này.
Lão tiên sinh nghe vậy lập tức chuyển giận thành vui nhưng vẫn khiêm tốn nói một câu:
- Hiến Chi quá khen, ta chẳng qua chỉ là một lão hủ mà thôi.
Ta dựa vào cửa sổ, lẳng lặng chờ nghe Vương Hiến Chi nói tiếp. Theo hiểu biết thô sơ mấy ngày qua đúc kết lại, tiểu tử này thuộc loại nói năng độc địa, lời nói có thể giết người. Mà theo ta đoán, loại người mắt cao hơn đầu như hắn tuyệt đối sẽ không khen tặng vị tiên sinh hắn khinh thường như vậy được.
Quả nhiên, lời kế tiếp của hắn là:
- Côn Bằng kia rõ ràng là cá nhưng chốc lát lại biến thành chim, còn bay được trên trời, không bay rơi vào nước lại biến thành cá. Đổi tới đổi lui như vậy giống hệt tắc kè hoa, làm cho người ta nhìn mà hoa mắt. Cho nên trò nói, vẫn là tiên sinh mới nhận nổi hai chữ Côn bằng này.
Mọi người đều kinh ngạc.
Đây chẳng phải là sự khiêu khích trắng trợn sao? Nhìn qua cửa sổ, ta thấy Hoàn Tể đang lặng lẽ lau mồ hôi.
Ta tưởng lão tiên sinh sẽ giận tím mặt, chưa biết chừng còn vứt sách mà đi, lúc đi tuyên bố: hoặc là Vương Hiến Chi đi hoặc là ông đi. Tóm lại có Vương thì không có Dữu mà có Dữu thì không có Vương.
Ta đứng ngoài cửa sổ, vừa sợ vừa buồn cười. Ai bảo lão tiên sinh lại mang họ Dữu, càng dễ bị châm chọc.
Ngay lúc tim ai nấy đều vọt lên cuống họng thì lão tiên sinh đột nhiên cười lớn, tiếng cười sang sảng như chuông đồng.
Ông cười không quan trọng nhưng đám đệ tử đều bị tiếng cười của ông mà hóa đá.
Cười xong, lão tiên sinh nói:
- Hiến Chi, ta thích sự thông minh của trò. Ta ở quan trường nhiều năm, gặp đủ kẻ âm hiểm dối trá, trước mặt nịnh hót, sau lưng đâm lén. Giờ ở cùng những người trẻ tuổi, đơn thuần như các trò thật thoải mái. Đây cũng là nguyên nhân khi đó ta nhận lời Vệ phu nhân đến đây giảng bài.
Ông nói vậy lại khiến Vương Hiến Chi ngượng ngùng, vội đứng lên giải thích:
- Đạ tạ tiên sinh không trách tội, Hiến Chi cũng là nhất thời mau miệng, tiên sinh chớ để trong lòng.
- Không sao! Không sao.
Lão tiên sinh đi đến bên Vương Hiến Chi, vỗ vỗ vai hắn:
- Vi sư đã 80 tuổi chẳng lẽ còn so đo với hậu bối hơn mười tuổi sao? Ta coi các trò như cháu của mình vậy.
Lão tiên sinh nói thân thiết như vậy, vẻ kiêu ngạo bướng bỉnh trên mặt Vương Hiến Chi hoàn toàn biến mất.
Lão tiên sinh rất thành khẩn mà nói với học trò:
- Ta biết người đời đều gọi ta là tắc kè hoa, bọn họ tưởng rằng đang vũ nhục ta mà đâu biết, theo ta thấy, đây chính là khen ngợi ta.
Các bạn học nhìn nhau, thì ra đây là khen ngợi?
Chỉ thấy lão tiên sinh bước đến trước bàn, vung bút viết một chữ lớn trên giấy Tuyên Thành, thổi thổi rồi đưa cho các đệ tử xem:
- Các trò xem, đây là chữ gì?
- Chữ “quyền".
Mọi người đáp.
- Vậy các trò hiểu chữ này thế nào?
Si Siêu giơ tay, thấy tiên sinh gật đầu thì đứng lên trả lời:
- Quyền chính là quyền lực, quyền thế, quyền mưu… còn… trò mới chỉ nghĩ được chút này thôi
Lão tiên sinh ra hiệu cho Si Siêu ngồi xuống, cười nói:
- Không sai, các trò có bổ sung gì không?
Hoàn Tể đứng lên nói:
- Còn cả quyền lực, quyền lợi nữa.
- Ừm, cái này cũng đúng, còn muốn bổ sung không?
Lão tiên sinh lại hỏi hai người còn lại.
Cả hai đều lắc đầu.
Lão tiên sinh có chút tiếc nuối nhưng lại đắc ý nói:
- Người đời đều lí giải chữ quyền như vậy, hơn nữa chỉ biết như thế mà thôi, thực sự quá hạn hẹp. Đây cũng là nguyên nhân ta bị người đời lên án. Thực ra chữ quyền còn có một nghĩa – ít nhất theo ý ta – là nghĩa quan trọng hơn cả, chính là quyền biến, thích ứng, cân nhắc.
Bài giảng phát triển sang ý mới lạ, đương nhiên đệ tử thích nghe. Lúc này đến Vương Hiến Chi cũng bớt vẻ lông bong, nghiêm cẩn lắng nghe.
Lão tiên sinh giải thích:
- Vì sao ta lại cho rằng chữ quyền này quan trọng hơn quyền lực? Bởi vì nếu không quyền biến, không biết tự thích nghi, không biết cân nhắc thì không thể nắm được quyền lực, có được cũng sẽ bỏ lỡ.
Mọi người nghe xong đều gật đầu.
Si Siêu lại giơ tay:
- Trò đã hiểu, cái gọi là tắc kè hoa thực sự chính là quyền biến, chính là không ngừng thay đổi bản thân để có thể sinh tồn trong mọi hoàn cảnh khác nhau.
Lão tiên sinh mỉm cười bổ sung:
- Không chỉ là cầu được sinh tồn mà còn phải cầu được cuộc sống thật tốt.
Nói đến đây, vẻ mặt ông rất thỏa mãn, ông cụ 80 tuổi nhưng tinh quang trong mắt vẫn rạng ngời.
Si Siêu được thuyết phục, lúc này lại đưa ra rất nhiều vấn đề khác, lão tiên sinh nhất nhất giải thích theo cách rất tinh diệu.
Khó trách ông có thể lăn lộn trong quan trường mấy chục năm như vậy. Nghe nói xuất thân của ông không cao quý, tuy rằng cũng là họ Dữu nhưng không liên quan đến gia tộc họ Dữu quyền thế Tứ Xuyên kia. Ở triều đại phân biệt giai cấp, bậc cao không có chỗ cho nhà nghèo, ông có thể làm đến Trung thư lệnh đã là một kỳ tích.
Người có thể tạo nên kì tích tất có chỗ hơn người. Nghĩ lại, những kẻ sĩ tự cho thanh cao, luôn khinh bỉ ông, chèn ép thanh danh của ông chỉ e là vì lòng ghen tỵ mà thôi. Một người xuất thân nghèo khó mà quyền thế địa vị đều cao hơn bọn họ quả thực là sự đả kích rất lớn, nhìn đã thấy phiền lòng. Nhưng lại chẳng làm gì, điều duy nhất làm được chính là bôi nhọ thanh danh của ông.
Bàn luận xong, Dữu lão tiên sinh ra bài tập:
- Hôm nay chúng ta sẽ viết chữ “quyền" này, các trò dựa và sự hiểu biết của bản thân mà viết chữ này.
Viết xong nộp lên, lão tiên sinh xem qua rồi cùng học sinh bình luận. Lần này Si Siêu thắng, Vương Hiến Chi lại kém nhất.
Vương Hiến Chi không phục, vội khiếu nại.
Lão tiên sinh nói:
- Trong lòng trò ghét quyền thế, thanh cao, cao ngạo cho nên lúc viết chữ này không có tình cảm mà chỉ chán ghét, như thế sao viết đẹp được.
Mọi người cười Si Siêu:
- Nói vậy thì ra Si Siêu yêu nhất là “quyền"?
Si Siêu khảng khái thừa nhận:
- Đúng vậy, theo ta thấy, quyền thế là thứ tốt nhất trên đời. Nam nhân tay nắm đại quyền mới là nam nhân có sức hút nhất.
- Khó trách giờ A Siêu không thu hút, thì ra vì tay chưa nắm quyền.
- Ta mà không thu hút? Rõ ràng là điên đảo chúng sinh!
Mấy người lại đùa giỡn vui vẻ.
Buổi học này từ giương cung bạt kiếm thành thầy trò vui vẻ. Vừa kịch tính lại vừa là hài kịch.
Mà Si Siêu từ đây trở nên hâm mộ Dữu lão tiên sinh, lập chí muốn đem tinh thần tắc kè hoa phát dương quang đại.
Lúc tan học, hắn cố ý bước lên, khẩn cầu nói với Dữu lão tiên sinh:
- Đệ tử còn có một số nghi vấn, đêm nay có thể đến nhà tiên sinh thỉnh giáo?
Lão tiên sinh vui vẻ đồng ý, vì thế hai thầy trò thân thiết cùng đi về
Tác giả :
Lam Tích Nguyệt