Nghề Nào Cũng Có Trạng Nguyên
Chương 5-2
- Giới hạn là ý gì?
Tiểu Vân không hiểu từ này nghĩa là gì. Cô còn quá nhỏ, mà mẫu thân lại nói với cô những đạo lý quá lớn, đa phần cô đều không hiểu.
- Ừm...mẹ không dùng đạo đức để yêu cầu con, tóm lại chính là: có cái nên làm, có cái không nên làm. Ý của câu này...
Con bé còn nhỏ như vậy, dạy thế nào đây? Bạch nương tử rất phiền não. Nói quá đơn giản, nó sẽ không để tâm; nói quá phức tạp, nó sẽ nghe không hiểu. Mà kiến thức trong bụng bà lại vô cùng có hạn, không đủ để truyền thụ hay giải đáp thắc mắc...
- Hở?
Tiểu Vân chớp mắt chờ đợi.
Bạch nương tử cố gắng suy nghĩ nhưng không nghĩ ra được cách giải thích nào chuẩn xác. Mặc dù bà luôn dạy Tiểu Vân đọc thuộc lòng một ít tác phẩm kinh điển nhưng lại không có năng lực giải thích_____dù sao năm đó sở dĩ bà gắng gượng học thuộc những câu văn chương này đều là vì yêu cầu công việc chứ không ai giải thích rõ cho bà.
- Tóm lại, đợi con lớn lên, học được nhiều kiến thức hơn, hiểu được nhiều đạo lý hơn, con sẽ hiểu ý mẹ.
Bạch nương tử cuối cùng chỉ có thể nói như vậy.
Lời nói không có trách nhiệm như thế hiển nhiên không thể khiến Tiểu Vân hài lòng. Cô cau mày hỏi:
- Học văn biết chữ chính là để nói đạo lý với người khác sao?
- Không. Nói chính xác là để con có cuộc sống tốt hơn. Khi con nhất thiết phải nói đạo lý thì con đã học được hết thảy, đủ để con ứng phó.
Bạch nương tử thở dài, nhẹ nhàng vuốt ve đầu trọc của nữ nhi, nói:
- Nắm đấm mạnh, giọng nói to chỉ có tác dụng ở trong thôn. Ra khỏi cái thôn hoang vắng chốn biên thùy này thì con nửa bước cũng khó đi. Khi con có cơ hội được đi xa, được leo cao, hiểu biết càng nhiều, con sẽ càng hiểu, đọc sách biết chữ mới là cội nguồn để vươn lên. Ít nhất, khi biết chữ, ở bên ngoài con sẽ không bị người ta lừa gạt ký giấy bán mình trong nháy mắt.
- Nam nhi dòng chính nhà thôn trưởng đều được đưa đến huyện thành đi học, cũng là vì vậy sao?
- Ừ. Con nghĩ xem, thôn trưởng và phú hộ của mỗi thôn, tại sao hễ có chút tiền đều đưa con mình đi học? Chẳng lẽ đi học có thể khiến những người kia cày thêm được vài mẫu ruộng sao? Tại sao họ không dùng tiền mua đất cất nhà tích trữ lương thực? Mà lại tốn rất nhiều rất nhiều tiền để cho con mình đi học?
- Là vì đi học có thể giúp họ thu hoạch nhiều hơn cả mua đất sao?
- Ừ, có thể nói như vậy.
- Là chỉ việc thi trạng nguyên sao?
Tiểu Vân đột nhiên nghĩ đến cô thường nghe Vương Đại Thành ba hoa nói đường ca nhà hắn trong thư viện ở huyện thành học hành rất tốt, sau này chắc chắn sẽ thi đậu trạng nguyên.
- Thi trạng nguyên quá khó, khó hơn cả lên trời. Đại Ung ba năm tổ chức một kỳ thi, học sinh giỏi nhất cả nước tụ tập ở kinh thành, trong mấy trăm mấy ngàn người chỉ lấy một trạng nguyên đứng đầu, con nói dễ lắm sao?
Bạch nương tử bật cười, hồi lâu mới nói với nữ nhi vẻ mặt đang nghi hoặc:
- Dù là nhà giàu có sinh ra và lớn lên ở kinh thành, ba tuổi học vỡ lòng, sáu tuổi đến thư viện nổi tiếng nhất học tứ thư ngũ kinh với giáo sư tài giỏi nhất, cần cù chăm chỉ không ngừng khổ luyện, thiên phú nỗ lực không ít nhưng cả đời cũng chưa chắc thi đậu được trạng nguyên.
- Ý mẹ là, thứ gọi là trạng nguyên, thôn Tiểu Quy chúng ta đừng hi vọng?
Bạch nương tử gật đầu đương nhiên, không chút mảy may khinh thường, đây đơn thuần là sự thật. Bà bình luận:
- Mẹ thấy trưởng tôn dòng chính nhà thôn trưởng rất tốt, đậu tú tài không thành vấn đề. Thi đậu tú tài, được công danh là có thể đảm bảo cho chi chính miễn đóng thuế. Cố gắng thêm chút nữa, bậc cao hơn, có lẽ có cơ hội thi đậu cử nhân. Muốn làm huyện lệnh huyện Vĩnh Định, thân phận cử nhân là đủ rồi.
Dù sao huyện Vĩnh Định là vùng đất ác mà các tiến sĩ thông thường tránh còn không kịp.
- Thì ra thôn trưởng thật sự muốn tôn tử ông ấy sau này làm huyện lệnh?
Tiểu Vân hiểu ra:
- Đây là chỗ tốt của đi học phải không? Thi cử nhân thi trạng nguyên, sau đó làm quan. Dân chúng trồng trọt, dù bản thân ăn không đủ no cũng phải nộp thuế cho quan gia, bọn họ nói thu bao nhiêu là thu bấy nhiêu, rõ ràng không hề tự tay cày bừa lao động mà có thể lấy đi lương thực trong tay các nhà nông.
- Không phải như thế, làm quan cũng không phải muốn làm gì thì làm____ôi, loại chuyện này không liên quan đến con, chúng ta đừng nói nhiều nữa. Quay lại chuyện đi học đi! Nếu con có sức, cùng lắm có thể cày bừa thêm vài mẫu ruộng; nhưng nếu con có kiến thức, con có thể làm được rất nhiều.
- Nữ nhi có thể thi trạng nguyên không?
Bạch nương tử ngẩn người, cười khổ lắc đầu.
- Mẹ bảo con đọc sách viết chữ không phải vì muốn con thi trạng nguyên.
- Nếu con đọc sách tốt hơn cả tôn tử của thôn trưởng, tốt hơn cả tú tài thôn Đại Thụ cũng không thể thi trạng nguyên sao?
- Không được. Tiểu Vân, con là nữ nhi.
Bạch nương tử trìu mến ôm lấy nữ nhi, nói nhỏ:
- Con không làm được trạng nguyên nhưng sau này con có thể làm mẫu thân của trạng nguyên, để nhi tử của con kiếm cho con một lệnh phong, được triều đình nuôi dưỡng, được người đời tôn kính. Cha con ấy, chí khí lớn, lúc con chưa ra đời đã nghĩ đến việc tích góp tiền cho con sau này đi học, nói là dù không phải nhi tử cũng có thể học văn biết chữ, sau này dạy cho đệ đệ. Sau khi con ra đời, cha con nói, khuê nữ này tướng tá thông minh, nhất định phải cho con đi học, sau này gả vào một gia đình tốt, dạy dỗ ra một đại trạng nguyên. Hiện tại mặc dù mẹ không có tiền cho con đến học đường nhưng sẽ cố hết sức để con học được nhiều kiến thức.
Tiểu Vân trước nay không phải người cảm tính, cho nên dù lúc này mẹ cô mặt đầy hồi ức, khóe mắt loang loáng ánh lệ, cô cũng không có tự giác “nắm tay nhìn nhau nước mắt rơi" (Trích “Vũ lâm linh" của Liễu Vĩnh thời Tống) mà chỉ bừng tỉnh nói:
- Cho nên, tối nay mẹ nói nhiều như vậy, ngay cả cha cũng lôi ra, chính là muốn con đọc sách học chữ chứ gì, đúng không? Kỳ thực dù mẹ không nói nhiều đến thế, con cũng có thể không đọc sách sao? Bảo con đọc thì con đọc, không cần đem cha ra dùng.
Nhìn ra ngoài cửa sổ, mặt trăng treo nghiêng nghiêng trên ngọn cây phía Tây, Tiểu Vân lại quay đầu nhìn mẹ, nói:
- Xem đi, hơn nửa đêm rồi, sáng mai làm sao mà thức?
Bạch nương tử kéo kéo khóe môi, cuối cùng cũng nhịn không được, gõ một cái lên đầu trọc nữ nhi, trầm giọng:
- Đi, lấy nước nóng trên bếp pha thêm ít nước lạnh rửa ráy tay chân rồi đi ngủ.
Thấy nữ nhi chạy vắt giò lên cổ, bà vội nói với theo:
- Đừng quên lấy nhành liễu đánh răng súc miệng!
- Biết-rồi-mà_____
Tiểu Vân chưa bao giờ cảm thấy mình đặc biệt thông minh, cùng lắm là cảm thấy người khác tương đối đần mà thôi, những chuyện rất dễ dàng nghĩ thông suốt mà có người cứ nghĩ tới nghĩ lui cũng nghĩ không thông, phiền não vò đầu bứt tai, nhờ người giúp đỡ; kết quả là người giúp đỡ kia nếu không phải đưa ra ý kiến càng tệ hại hơn thì chính là cả hai người cùng nhau nhăn mày ủ mặt, cuối cùng theo thói quen trông cậy vào nhà thôn trưởng. Người lớn tìm thôn trưởng, trẻ con thì tìm tôn tử của thôn trưởng.
Chuyện người lớn, Tiểu Vân không có quan điểm gì. Còn tranh chấp của trẻ con, trong mắt cô thì xử lý chả ra sao nhưng cô chưa từng nói lời phê bình ra khỏi miệng. Thân là nhà nghèo trong thôn, lại sớm mất đi người cha ruột có thể chống đỡ một mảnh trời cho hai mẹ con cô, Tiểu Vân rất biết ngậm miệng_____mẹ cô cũng vì điều này mới nói cô thông minh.
Cô không cảm thấy mình thông minh, điều cô khá tự hào là mình không rước họa về cho gia đình. Không hiếu thắng, không lắm mồm, không thu hút sự chú ý của người khác, tai họa đương nhiên sẽ ít. Cô thể hiện ra bên ngoài là một người an tĩnh giữ đúng bổn phận, nhìn như không chút mảy may tò mò với chuyện bên trong Thận Nghiêm Am, cũng không đi lung tung, người ta bảo đợi trong phòng chép kinh thư là cô có thể ngồi cả ngày ở đó, không hề nhìn ngó ngoài cửa sổ, cử chỉ ngoan ngoãn biết điều như thế cuối cùng cũng thông qua khảo nghiệm của các ni cô, thuận lợi theo mẫu thân vào Thận Nghiêm Am, bắt đầu cuộc sống mỗi ngày chép kinh Phật và được một bữa trưa no đủ.
Tiểu Vân ở Thận Nghiêm Am ăn được sáu bữa cơm trưa, người thôn Tiểu Quy mới phát hiện đôi mẫu tử Bạch gia đến làm việc ở Thận Nghiêm Am cực kỳ đáng sợ trong truyền thuyết. Tin tức này bỗng chốc trở thành đề tài nóng hổi trong thôn, thậm chí còn có người vì chứng thực mà sáng sớm chạy đến đường mòn nhỏ lên núi ra vẻ như đang cắt cỏ chỉ vì muốn nhìn xem mẫu tử Bạch gia có thật đi lên núi hay không; đợi khi thật sự thấy họ đi lên núi, người nọ liền vội vàng chạy về trong thôn báo cho mọi người biết.
- Tiểu Vân, hèn gì mấy ngày nay ta gánh nước đến nhà ngươi đều tìm không thấy ngươi. Ta còn tưởng ngươi chạy lên núi nhặt củi tìm rau dại rồi chứ.
Vào một buổi tối, Tiểu Phương đến nhà Tiểu Vân, nói cho Tiểu Vân biết hai mẹ con họ đã thành đề tài nóng trong thôn, đồng thời liên tục oán trách Tiểu Vân không xem cô như bạn thân.
- Hiện nay trời lạnh, mọi người buổi tối đều ở nhà đóng cửa sưởi ấm đi ngủ sớm, ta và mẹ ta sáng sớm trời còn chưa rạng đã lên núi, lúc xuống núi thì nhà nhà đều đóng cửa cả rồi, nhà ngươi cũng vậy, ta sao lại đặc biệt đi gõ cửa nhà ngươi chỉ để nói cho ngươi biết ta đi Thận Nghiêm Am?
- Vậy nếu mọi người không phát hiện thì ngươi sẽ không nói à?
- Thật ra ta tưởng mọi người biết từ lâu rồi.
- Các ngươi không nói thì làm sao mọi người biết?
- Nửa tháng trước mẹ ta đã nhắc đến việc đi làm ở Thận Nghiêm Am với Vương lão thẩm. Sau khi lão thẩm về trong thôn, không có đi nói khắp nơi à?
Tiểu Vân có chút kinh ngạc.
- Không có. Nữ nhi gả đến huyện thành của lão thẩm sắp sinh, nửa tháng trước lão thẩm đã ngồi xe lừa của nhà thôn trưởng đi rồi, đến nay vẫn chưa về.
Tiểu Phương bất mãn nói:
- Chuyện này, người khác không truyền đi giúp ngươi thì ngươi sẽ không nói à?
- Ta đương nhiên sẽ nói với ngươi. Đây lại không phải chuyện gì không thể nói, nhưng phải đợi đến ngày mẹ ta không cần đi làm, ta mới rảnh rỗi đi tìm ngươi. Thận Nghiêm Am một tháng cho mẹ ta nghỉ một ngày, ta định đến ngày đó sẽ đi nói với ngươi.
- Vậy à, vậy ta không giận ngươi nữa. Đúng rồi, thẩm đâu?
Tiểu Phương nghe giải thích, rất rộng lượng bỏ qua việc này, quay đầu nhìn trái nhìn phải, tìm được bóng dáng của Bạch nương tử.
- Mẹ ta ra phòng chứa củi phía sau tắm rồi.
- Lạnh thế này mà tắm cái gì!
Tiểu Phương vừa nghe đến chữ tắm thì rùng mình.
Hai mùa thu đông của thôn Tiểu Quy quả thực lạnh đến mức có thể đóng băng nước, phần lớn mọi người cả mùa đông đều không tắm, mỗi ngày rửa mặt rửa tay chân đã xem như rất thích sạch sẽ rồi.
- Dù sao cũng không thể thật sự không tắm suốt mùa đông chứ? Mẹ ta nói nhân lúc còn chưa quá lạnh, tắm nhiều một chút. Hơn nữa trong phòng chứa củi có đốt bếp lò, vừa nấu nước, vừa sưởi ấm, sẽ không bị bệnh.
- Nhưng cũng quá phí nước, còn phí củi nữa.
Tiểu Vân không hiểu từ này nghĩa là gì. Cô còn quá nhỏ, mà mẫu thân lại nói với cô những đạo lý quá lớn, đa phần cô đều không hiểu.
- Ừm...mẹ không dùng đạo đức để yêu cầu con, tóm lại chính là: có cái nên làm, có cái không nên làm. Ý của câu này...
Con bé còn nhỏ như vậy, dạy thế nào đây? Bạch nương tử rất phiền não. Nói quá đơn giản, nó sẽ không để tâm; nói quá phức tạp, nó sẽ nghe không hiểu. Mà kiến thức trong bụng bà lại vô cùng có hạn, không đủ để truyền thụ hay giải đáp thắc mắc...
- Hở?
Tiểu Vân chớp mắt chờ đợi.
Bạch nương tử cố gắng suy nghĩ nhưng không nghĩ ra được cách giải thích nào chuẩn xác. Mặc dù bà luôn dạy Tiểu Vân đọc thuộc lòng một ít tác phẩm kinh điển nhưng lại không có năng lực giải thích_____dù sao năm đó sở dĩ bà gắng gượng học thuộc những câu văn chương này đều là vì yêu cầu công việc chứ không ai giải thích rõ cho bà.
- Tóm lại, đợi con lớn lên, học được nhiều kiến thức hơn, hiểu được nhiều đạo lý hơn, con sẽ hiểu ý mẹ.
Bạch nương tử cuối cùng chỉ có thể nói như vậy.
Lời nói không có trách nhiệm như thế hiển nhiên không thể khiến Tiểu Vân hài lòng. Cô cau mày hỏi:
- Học văn biết chữ chính là để nói đạo lý với người khác sao?
- Không. Nói chính xác là để con có cuộc sống tốt hơn. Khi con nhất thiết phải nói đạo lý thì con đã học được hết thảy, đủ để con ứng phó.
Bạch nương tử thở dài, nhẹ nhàng vuốt ve đầu trọc của nữ nhi, nói:
- Nắm đấm mạnh, giọng nói to chỉ có tác dụng ở trong thôn. Ra khỏi cái thôn hoang vắng chốn biên thùy này thì con nửa bước cũng khó đi. Khi con có cơ hội được đi xa, được leo cao, hiểu biết càng nhiều, con sẽ càng hiểu, đọc sách biết chữ mới là cội nguồn để vươn lên. Ít nhất, khi biết chữ, ở bên ngoài con sẽ không bị người ta lừa gạt ký giấy bán mình trong nháy mắt.
- Nam nhi dòng chính nhà thôn trưởng đều được đưa đến huyện thành đi học, cũng là vì vậy sao?
- Ừ. Con nghĩ xem, thôn trưởng và phú hộ của mỗi thôn, tại sao hễ có chút tiền đều đưa con mình đi học? Chẳng lẽ đi học có thể khiến những người kia cày thêm được vài mẫu ruộng sao? Tại sao họ không dùng tiền mua đất cất nhà tích trữ lương thực? Mà lại tốn rất nhiều rất nhiều tiền để cho con mình đi học?
- Là vì đi học có thể giúp họ thu hoạch nhiều hơn cả mua đất sao?
- Ừ, có thể nói như vậy.
- Là chỉ việc thi trạng nguyên sao?
Tiểu Vân đột nhiên nghĩ đến cô thường nghe Vương Đại Thành ba hoa nói đường ca nhà hắn trong thư viện ở huyện thành học hành rất tốt, sau này chắc chắn sẽ thi đậu trạng nguyên.
- Thi trạng nguyên quá khó, khó hơn cả lên trời. Đại Ung ba năm tổ chức một kỳ thi, học sinh giỏi nhất cả nước tụ tập ở kinh thành, trong mấy trăm mấy ngàn người chỉ lấy một trạng nguyên đứng đầu, con nói dễ lắm sao?
Bạch nương tử bật cười, hồi lâu mới nói với nữ nhi vẻ mặt đang nghi hoặc:
- Dù là nhà giàu có sinh ra và lớn lên ở kinh thành, ba tuổi học vỡ lòng, sáu tuổi đến thư viện nổi tiếng nhất học tứ thư ngũ kinh với giáo sư tài giỏi nhất, cần cù chăm chỉ không ngừng khổ luyện, thiên phú nỗ lực không ít nhưng cả đời cũng chưa chắc thi đậu được trạng nguyên.
- Ý mẹ là, thứ gọi là trạng nguyên, thôn Tiểu Quy chúng ta đừng hi vọng?
Bạch nương tử gật đầu đương nhiên, không chút mảy may khinh thường, đây đơn thuần là sự thật. Bà bình luận:
- Mẹ thấy trưởng tôn dòng chính nhà thôn trưởng rất tốt, đậu tú tài không thành vấn đề. Thi đậu tú tài, được công danh là có thể đảm bảo cho chi chính miễn đóng thuế. Cố gắng thêm chút nữa, bậc cao hơn, có lẽ có cơ hội thi đậu cử nhân. Muốn làm huyện lệnh huyện Vĩnh Định, thân phận cử nhân là đủ rồi.
Dù sao huyện Vĩnh Định là vùng đất ác mà các tiến sĩ thông thường tránh còn không kịp.
- Thì ra thôn trưởng thật sự muốn tôn tử ông ấy sau này làm huyện lệnh?
Tiểu Vân hiểu ra:
- Đây là chỗ tốt của đi học phải không? Thi cử nhân thi trạng nguyên, sau đó làm quan. Dân chúng trồng trọt, dù bản thân ăn không đủ no cũng phải nộp thuế cho quan gia, bọn họ nói thu bao nhiêu là thu bấy nhiêu, rõ ràng không hề tự tay cày bừa lao động mà có thể lấy đi lương thực trong tay các nhà nông.
- Không phải như thế, làm quan cũng không phải muốn làm gì thì làm____ôi, loại chuyện này không liên quan đến con, chúng ta đừng nói nhiều nữa. Quay lại chuyện đi học đi! Nếu con có sức, cùng lắm có thể cày bừa thêm vài mẫu ruộng; nhưng nếu con có kiến thức, con có thể làm được rất nhiều.
- Nữ nhi có thể thi trạng nguyên không?
Bạch nương tử ngẩn người, cười khổ lắc đầu.
- Mẹ bảo con đọc sách viết chữ không phải vì muốn con thi trạng nguyên.
- Nếu con đọc sách tốt hơn cả tôn tử của thôn trưởng, tốt hơn cả tú tài thôn Đại Thụ cũng không thể thi trạng nguyên sao?
- Không được. Tiểu Vân, con là nữ nhi.
Bạch nương tử trìu mến ôm lấy nữ nhi, nói nhỏ:
- Con không làm được trạng nguyên nhưng sau này con có thể làm mẫu thân của trạng nguyên, để nhi tử của con kiếm cho con một lệnh phong, được triều đình nuôi dưỡng, được người đời tôn kính. Cha con ấy, chí khí lớn, lúc con chưa ra đời đã nghĩ đến việc tích góp tiền cho con sau này đi học, nói là dù không phải nhi tử cũng có thể học văn biết chữ, sau này dạy cho đệ đệ. Sau khi con ra đời, cha con nói, khuê nữ này tướng tá thông minh, nhất định phải cho con đi học, sau này gả vào một gia đình tốt, dạy dỗ ra một đại trạng nguyên. Hiện tại mặc dù mẹ không có tiền cho con đến học đường nhưng sẽ cố hết sức để con học được nhiều kiến thức.
Tiểu Vân trước nay không phải người cảm tính, cho nên dù lúc này mẹ cô mặt đầy hồi ức, khóe mắt loang loáng ánh lệ, cô cũng không có tự giác “nắm tay nhìn nhau nước mắt rơi" (Trích “Vũ lâm linh" của Liễu Vĩnh thời Tống) mà chỉ bừng tỉnh nói:
- Cho nên, tối nay mẹ nói nhiều như vậy, ngay cả cha cũng lôi ra, chính là muốn con đọc sách học chữ chứ gì, đúng không? Kỳ thực dù mẹ không nói nhiều đến thế, con cũng có thể không đọc sách sao? Bảo con đọc thì con đọc, không cần đem cha ra dùng.
Nhìn ra ngoài cửa sổ, mặt trăng treo nghiêng nghiêng trên ngọn cây phía Tây, Tiểu Vân lại quay đầu nhìn mẹ, nói:
- Xem đi, hơn nửa đêm rồi, sáng mai làm sao mà thức?
Bạch nương tử kéo kéo khóe môi, cuối cùng cũng nhịn không được, gõ một cái lên đầu trọc nữ nhi, trầm giọng:
- Đi, lấy nước nóng trên bếp pha thêm ít nước lạnh rửa ráy tay chân rồi đi ngủ.
Thấy nữ nhi chạy vắt giò lên cổ, bà vội nói với theo:
- Đừng quên lấy nhành liễu đánh răng súc miệng!
- Biết-rồi-mà_____
Tiểu Vân chưa bao giờ cảm thấy mình đặc biệt thông minh, cùng lắm là cảm thấy người khác tương đối đần mà thôi, những chuyện rất dễ dàng nghĩ thông suốt mà có người cứ nghĩ tới nghĩ lui cũng nghĩ không thông, phiền não vò đầu bứt tai, nhờ người giúp đỡ; kết quả là người giúp đỡ kia nếu không phải đưa ra ý kiến càng tệ hại hơn thì chính là cả hai người cùng nhau nhăn mày ủ mặt, cuối cùng theo thói quen trông cậy vào nhà thôn trưởng. Người lớn tìm thôn trưởng, trẻ con thì tìm tôn tử của thôn trưởng.
Chuyện người lớn, Tiểu Vân không có quan điểm gì. Còn tranh chấp của trẻ con, trong mắt cô thì xử lý chả ra sao nhưng cô chưa từng nói lời phê bình ra khỏi miệng. Thân là nhà nghèo trong thôn, lại sớm mất đi người cha ruột có thể chống đỡ một mảnh trời cho hai mẹ con cô, Tiểu Vân rất biết ngậm miệng_____mẹ cô cũng vì điều này mới nói cô thông minh.
Cô không cảm thấy mình thông minh, điều cô khá tự hào là mình không rước họa về cho gia đình. Không hiếu thắng, không lắm mồm, không thu hút sự chú ý của người khác, tai họa đương nhiên sẽ ít. Cô thể hiện ra bên ngoài là một người an tĩnh giữ đúng bổn phận, nhìn như không chút mảy may tò mò với chuyện bên trong Thận Nghiêm Am, cũng không đi lung tung, người ta bảo đợi trong phòng chép kinh thư là cô có thể ngồi cả ngày ở đó, không hề nhìn ngó ngoài cửa sổ, cử chỉ ngoan ngoãn biết điều như thế cuối cùng cũng thông qua khảo nghiệm của các ni cô, thuận lợi theo mẫu thân vào Thận Nghiêm Am, bắt đầu cuộc sống mỗi ngày chép kinh Phật và được một bữa trưa no đủ.
Tiểu Vân ở Thận Nghiêm Am ăn được sáu bữa cơm trưa, người thôn Tiểu Quy mới phát hiện đôi mẫu tử Bạch gia đến làm việc ở Thận Nghiêm Am cực kỳ đáng sợ trong truyền thuyết. Tin tức này bỗng chốc trở thành đề tài nóng hổi trong thôn, thậm chí còn có người vì chứng thực mà sáng sớm chạy đến đường mòn nhỏ lên núi ra vẻ như đang cắt cỏ chỉ vì muốn nhìn xem mẫu tử Bạch gia có thật đi lên núi hay không; đợi khi thật sự thấy họ đi lên núi, người nọ liền vội vàng chạy về trong thôn báo cho mọi người biết.
- Tiểu Vân, hèn gì mấy ngày nay ta gánh nước đến nhà ngươi đều tìm không thấy ngươi. Ta còn tưởng ngươi chạy lên núi nhặt củi tìm rau dại rồi chứ.
Vào một buổi tối, Tiểu Phương đến nhà Tiểu Vân, nói cho Tiểu Vân biết hai mẹ con họ đã thành đề tài nóng trong thôn, đồng thời liên tục oán trách Tiểu Vân không xem cô như bạn thân.
- Hiện nay trời lạnh, mọi người buổi tối đều ở nhà đóng cửa sưởi ấm đi ngủ sớm, ta và mẹ ta sáng sớm trời còn chưa rạng đã lên núi, lúc xuống núi thì nhà nhà đều đóng cửa cả rồi, nhà ngươi cũng vậy, ta sao lại đặc biệt đi gõ cửa nhà ngươi chỉ để nói cho ngươi biết ta đi Thận Nghiêm Am?
- Vậy nếu mọi người không phát hiện thì ngươi sẽ không nói à?
- Thật ra ta tưởng mọi người biết từ lâu rồi.
- Các ngươi không nói thì làm sao mọi người biết?
- Nửa tháng trước mẹ ta đã nhắc đến việc đi làm ở Thận Nghiêm Am với Vương lão thẩm. Sau khi lão thẩm về trong thôn, không có đi nói khắp nơi à?
Tiểu Vân có chút kinh ngạc.
- Không có. Nữ nhi gả đến huyện thành của lão thẩm sắp sinh, nửa tháng trước lão thẩm đã ngồi xe lừa của nhà thôn trưởng đi rồi, đến nay vẫn chưa về.
Tiểu Phương bất mãn nói:
- Chuyện này, người khác không truyền đi giúp ngươi thì ngươi sẽ không nói à?
- Ta đương nhiên sẽ nói với ngươi. Đây lại không phải chuyện gì không thể nói, nhưng phải đợi đến ngày mẹ ta không cần đi làm, ta mới rảnh rỗi đi tìm ngươi. Thận Nghiêm Am một tháng cho mẹ ta nghỉ một ngày, ta định đến ngày đó sẽ đi nói với ngươi.
- Vậy à, vậy ta không giận ngươi nữa. Đúng rồi, thẩm đâu?
Tiểu Phương nghe giải thích, rất rộng lượng bỏ qua việc này, quay đầu nhìn trái nhìn phải, tìm được bóng dáng của Bạch nương tử.
- Mẹ ta ra phòng chứa củi phía sau tắm rồi.
- Lạnh thế này mà tắm cái gì!
Tiểu Phương vừa nghe đến chữ tắm thì rùng mình.
Hai mùa thu đông của thôn Tiểu Quy quả thực lạnh đến mức có thể đóng băng nước, phần lớn mọi người cả mùa đông đều không tắm, mỗi ngày rửa mặt rửa tay chân đã xem như rất thích sạch sẽ rồi.
- Dù sao cũng không thể thật sự không tắm suốt mùa đông chứ? Mẹ ta nói nhân lúc còn chưa quá lạnh, tắm nhiều một chút. Hơn nữa trong phòng chứa củi có đốt bếp lò, vừa nấu nước, vừa sưởi ấm, sẽ không bị bệnh.
- Nhưng cũng quá phí nước, còn phí củi nữa.
Tác giả :
Tịch Quyên