Ngày Tháng Trắc Trở
Chương 7
Nhạc Du uyển nằm ở phía bắc hoàng cung là lâm uyển[1] hoàng gia, chăn nuôi các loại kỳ trân dị thú, hàng năm cứ đến hai mùa xuân thu là các vương công quý tộc lại tụ tập đi săn thi đấu lĩnh thưởng. Bây giờ mùa xuân đã qua, hoàng đế cũng đã hạ chỉ người nào không có phận sự thì không được phép vào.
Đương nhiên Vũ Lăng vương không thể tính là người không phận sự, thật ra chuyện đi săn cũng là việc nhỏ, nói vài câu, phạt ít tiền là xong. Nhưng mấu chốt là vị bề tôi kia tố cáo hắn đi săn chính là để bắt tiên hạc vốn dùng để chuẩn bị chúc thọ cho hoàng đế. Chuyện này có ý nghĩa thế nào, rõ ràng là muốn hoàng đế đoản thọ mà.
Đại Tấn không có nhiều hoàng đế trường thọ, đây là điều kiêng kỵ nhất của hoàng đế, vì thế mà vừa nghe đã cau mày.
Vị quan tố cáo là Thượng thư bộ lại Lang Nhạc Am, hắn là người của Tạ Thù, nhưng hành động lần này lại chưa hề thông qua nàng.
Tạ Thù cảm thấy hơi bực, nàng đã quy định, nếu đã là thuộc hạ của nàng, muốn làm việc gì, muốn tố cáo ai, viết tấu chương xong đều phải nộp tới tướng phủ cho nàng xem qua trươc, mà hôm nay Nhạc Am lại đột nhiên dâng tấu chương tố cáo Vệ Ngật Chi khiến nàng trở tay không kịp.
Mặc kệ ý đồ của hắn là tốt hay xấu, hành động lần này rõ ràng là không thỏa đáng.
Vệ Ngật Chi lại không hề hoang mang, thậm chí còn nhẹ nhàng phe phẩy triều phục: “Sao lại biết bổn vương gây chuyện?"
Nhạc Am thành thật đáp: “Hôm trước Vũ Lăng vương có đi qua núi Phúc Chu phải không? Có người nhìn thấy trong xe ngựa của ngài có cung tên đầy đủ, lại có trang phục người Hồ, mà sau đó lại truyền ra tin tức tiên hạc bị giết hại, không phải ngài thì là ai?"
Vệ Ngật Chi từ thưở thiếu thời đã yêu săn bắn, vì lẽ đó trên xe ngựa lúc nào cũng chuẩn bị sẵn trang phục và vũ khí đầy đủ, sau này vì liên tục bận rộn nên dần dần ít giao du với bên ngoài, nhưng thói quen này vẫn không đổi.
Bên dưới chân núi Phúc Chu chính là Nhạc Du uyển, ngày ấy hắn hẹn Tạ Thù gặp mặt, vốn cho rằng nơi ấy thanh tịnh, không dễ bị phát hiện, không ngờ vẫn bị kẻ khác chú ý. Đồ trong xe ngựa có thể tùy tiện để người khác nhìn hay sao? Hắn chỉ không mang theo Phù Huyền có một ngày, thế mà có kẻ dám tiến tới làm loạn, lá gan cũng không nhỏ.
Hắn liếc mắt nhìn Tạ Thù: “Cứ coi như là vậy, cũng không đủ chứng minh tiên hạc là do bản vương săn viết phải không nào?"
Hoàng đế cũng gật đầu: “Không sai, Nhạc Thượng thư có nhân chứng hay không?"
Nhạc Am nói: “Bệ hạ minh giám, có người hầu trong Nhạc Du uyển nhìn thấy cận vệ của Vũ Lăng vương ngày hôm đó ra vào lâm uyển ạ."
Đã nói như vậy, hoàng đế cũng hơi tin, hỏi lại Vệ Ngật Chi: “Vũ Lăng vương, khanh còn lời nào để nói không?"
Vệ Ngật Chi lại liếc mắt nhìn Tạ Thù, thờ ơ nói: “Vi thần không còn lời nào để nói."
Đã muốn đổ tội, thì không từ bất kỳ thủ đoạn nào.
Sắc mặt Tạ Thù càng thêm khó coi, nếu việc Vệ Ngật Chi xuất hiện ở núi Phúc Chu bị người ta nhìn thấy, vậy nàng cũng khó tránh. Nhưng lúc này mục tiêu của Nhạc Am chỉ có Vệ Ngật Chi, nhìn thế nào cũng giống như nàng ở trong tối làm mấy chuyện xấu. Rõ ràng là Vệ Ngật Chi đã hiểu lầm.
Cũng không biết là ai muốn tọa sơn quan hổ đấu. Lẽ nào là hoàng đế?
Tạ Thù liếc mắt nhìn lên trên, lại loại bỏ phương án này, hoàng đế mê tín hơn bất kỳ ai, sẽ không lôi tuổi thọ của bản thân ra đùa giỡn.
Nhạc Am không phải là người biết điểm dừng, thấy Vũ Lăng vương gần như ngầm thừa nhân, lại thêm mắm dặm muối: “Xin hỏi bệ hạ, người có biết tên của hộ tệ Vũ Lăng vương là gì hay chăng? Không ngờ hắn lại họ Phù. Ai chẳng biết đám người đại Tấn chiếm vùng đất phương Bắc nước ta đều là họ Phù? Người này lai lịch bất minh, lại đường hoàng tiến vào đô thành nước ta, thật sự rất khả nghi."
Lời này vừa thốt ra, triều đình trên dưới đều hít sâu một hơi.
Hoàng đế bối rối: “Vũ Lăng vương, chuyện gì thế này?"
Vệ Ngật Chi vẫn mặt không đổi sắc, hành lễ nói: “Chuyện này là sơ suất của vi thần, không tới bẩm báo bệ hạ sớm, nhưng cũng giống như Nhạc đại nhân nói, nếu vi thần đã đường hoàng đưa Phù Huyền vào vi thành, vậy hắn còn gì khả nghi nữa?"
Hoàng đế vẫn không tha: “Vậy khanh hãy nói rõ một chút, Phù Huyền kia rốt cuộc là người phương nào?"
Vệ Ngật Chi hình như hơi lo lắng, vẻ mặt lúng túng, nhất thời không nói được gì.
Tạ Thù bỗng nhiên chen vào: “Vũ Lăng vương không chịu nói rõ ràng là có tâm muốn che giấu, cũng đúng thôi, Phù Huyền kia dù sao cũng từng làm thám tử ở nước Tần, đúng là rất khả nghi."
Vệ Ngật Chi hơi bất ngờ, nhưng cũng nhanh chóng nói tiếp: “Được rồi, vậy vi thần xin nói thẳng. Phù Huyền vốn chỉ là một binh lính bình thường dưới trướng vi thần, tên thật của hắn vốn cũng không phải là Phù Huyền, vi thần tình cờ phát hiện ra hắn khá giống một thành viên trong hoàng thất nước Tần nên để hắn dùng tên giả là Phù Huyền lẻn vào nước Tần làm thám tử. Khi đó vi thần và nước Tần liên tục xảy ra giao tranh giành được chiến thắng cũng là nhờ có hắn truyền tin về giúp đỡ."
Nhạc Am thấy hắn nói điên đảo trắng đen, tức giận nói: “Vũ Lăng vương không có chứng cứ đừng hòng chống chế, hoàng tộc nước Tần sao có thể dễ dàng chọn một người bình thường đóng giả? Lại nói, nếu Phù Huyền kia thật sự có công lao, sao không dâng tấu để triều đình luận công ban thưởng, để đến khi bệ hạ hỏi, ngài còn che che giấu giấu?"
Vệ Ngật Chi lạnh lùng liếc hắn: “Sao nào, chẳng lẽ bản vương dùng thám tử cũng phải thông báo cho ngài biết? Thân phận thật của Phù Huyền thế nào, chỉ e Tạ tướng đã sớm có đáp án, sao ngài không đi hỏi ngài ấy?"
Đương nhiên Nhạc Am sẽ không hỏi Tạ Thù, mà lời này đã để hoàng đế tin tưởng Phù Huyền vô tội.
Tạ Thù tiếp tục giả vờ là người biết chuyện, giấu đầu lòi đuôi, nói lảng đi: “Dù thế nào đi nữa, bản tướng cũng tán đồng ý kiến của Nhạc đại nhân, nếu Phù Huyền thật sự có công lao, sao không dâng tấu để triều đình luận công ban thưởng? Nếu là bản tướng, chắc chắn cũng muốn bệ hạ ban thưởng."
Hoàng đế vừa nghe nàng nói vậy liền cả giận mỉa mai: “Trên đời này nào phải ai cũng đều hám công danh lợi lộc."
“À, thì ra là như vậy." Tạ Thù trước giờ đều giữ mặt mũi cho hoàng đế, liền tiếp thu lời dạy bảo: “Hóa ra Phù Huyền đạo đức tốt như vậy, vi thần nhất định sẽ lấy hắn làm gương."
Hoàng đế khinh thường hừ một tiếng, lại nhìn về phía Nhạc Am: “Khanh còn gì muốn tố cáo nữa không?"
“Chuyện này…" Sự việc không diễn ra theo dự đoán khiến Nhạc Am rất phiền muộn, chỉ có thể túm chặt lấy chủ đề ban đầu không buông: “Bệ hạ, nhưng chuyện Vũ Lăng vương săn giết tiên hạc không thể không xử lý ạ."
“…" Hoàng đế cảm thấy khó xử, thực sự muốn tha cũng không tha nổi.
“Không sai!" Tạ Thù phụ họa, nàng liếc mắt nhìn Vệ Ngật Chi, ra vẻ cực kỳ đắc ý, đắc ý đến độ quên mất hình tượng, liền nói một câu khiến tất cả mọi người đều trợn mắt há mồm.
“Hành vi của Vũ Lăng vương rất bất kính, tuy chất lượng thịt của tiên hạc rất tươi ngon hảo hạng khiến người ta thèm thuồng, nhưng cũng không thể thật sự đi săn giết, bệ hạ cần phải răn đe, trừng trị thích đáng."
“!!!!" Bách quan sợ hãi câm nín không nói lên lời.
Tại sao Thừa tướng lại biết thịt tiên hạc ngon? Lại còn hảo hạng? Nói thế chẳng khác nào hắn từng ăn rồi hay sao?
Hoàng đế tức giận đến mức run rẩy đưa tay ra, chỉ vào mặt nàng lúc lâu mà không nói nên lời, thật sự muốn nôn ra máu.
Còn có thể nói gì? Tiên hạc kia chắc chắn chết trong tay Thừa tướng, còn giá họa cho Vũ Lăng vương, lại còn để thuộc hạ dâng tấu tố cáo Vũ Lăng vương.
Khốn kiếp, muốn lão chết sớm, lại còn dám ăn thịt tiên hạc của lão!
Hoàng đế cả giận mắng: “Trong tên của Vũ Lăng vương mang chữ Chi, rõ ràng là đệ tử Thiên Sư [2]đạo, làm sao có thể giết tiên hạc, trẫm thấy rõ ràng tiên hạc kia bị thằng nhãi ranh nào coi trời bằng vung luộc ăn rồi!"
Người đại Tấn lấy chữ “Chi" là chữ cuối trong tên, bình thường đều thờ phụng đạo Thiên Sư. Vệ Ngật Chi có tin đạo hay không thì không biết nhưng bậc cha chú của hắn lại rất tín, có lẽ do chịu ảnh hưởng của họ hàng là nhà họ Vương, cũng là một gia tộc theo đuổi đạo Thiên Sư. Mà tiên hạc là tiên cầm của Đạo môn, giết hạc chính là điều tối kỵ của Đạo môn.
Tạ Thù cực kỳ phối hợp làm ra vẻ kinh hoảng, biểu lộ việc quá kinh hoàng mà không nói được lời nào, lát sau lại trở lại trạng thái bình tĩnh, mắt nhìn mũi, mũi nhìn tim, ra vẻ ta đây chẳng biết chuyện gì đang diễn ra.
Tuy hoàng đế rất tức giận, nhưng cũng không thể xử lý nàng, chỉ có thể mỉa mai thêm vài câu, sau đó nổi giận đùng đùng tuyên bố bãi triều, phất tay áo đi thẳng về phía cung Thọ An, muốn kể lể với Thái hậu chuyện Thừa tướng vô liêm sỉ đến mức nào.
Sử quan cũng rất bận, hắn cũng muốn nhanh về viết một câu: Đương triều Thừa tướng Tạ Thù xuất thân thấp hèn, hành vi vô liêm sỉ, còn dám đốt đàn nấu hạc[3], quá ghê gớm!!!
Suy nghĩ của Nhạc Am thì loạn tung tùng phèo, Thừa tướng nói những câu ẩn giấu huyền cơ, nhìn như hướng về hắn nhưng thực ra lại giúp Vũ Lăng vương, nhưng không phải hai người này đối chọi gay gắt hay sao?
Hắn lặng lẽ liếc nhìn Tạ Thù, không ngờ vừa ngẩng đầu lên lại trùng hợp va phải ánh mắt nàng, đôi mắt kia u trầm như hồ sâu, lạnh lẽo như hàn tuyền, nhất thời khiến hắn đổ mồ hôi lạnh.
Sau khi bãi triều, Tạ Thù một đường trở về sắc mặt khó đăm đăm, khiến cho đám tiểu cung nữ gặp trên đường đều không dám ngóng trông lấy lòng như thường lệ.
Các quan lại đều cho rằng nàng vì thuộc hạ của bản thân buông lời gièm pha mà bị hoàng đế phát hiện chuyện xấu nên mới bực bội, mỗi người đều dõi theo nàng nhưng không dám biểu hiện ra, chỉ có thể rời đi càng nhanh càng tốt, cách xa nàng được chừng nào hay chừng nấy.
Đêm đó giờ hợi, có hai người không quản đêm tối phi ngựa hỏa tốc từ Thanh Khê ở phía đông thành mà tới, sau khi đến đường Ô Y, dừng lại phía cửa sau phủ Thừa tướng, xuống ngựa đi tới gõ cửa.
Có kẻ hầu ra mở cửa, thấy bên ngoài là hai người đàn ông dung mạo tuấn tú, mà người đứng đầu lại càng nổi bật, người mặc áo choàng, từ trong tay áo lấy ra một chiếc lệnh bài.
Người hầu phủ Thừa tướng nhanh chóng nhận ra, vội vã muốn hành lễ: “Tham kiến…"
“Miễn, đưa bản vương đi gặp Thừa tướng nhà ngươi."
Tạ Thù đang dựa vào bàn kiểm tra danh sách, lần lượt kiểm tra những người có liên quan tới Nhạc Am, nhưng những điều nàng biết có hạn, giới hạn điều tra cũng không lớn, hoặc là chờ tìm ra manh mối, hoặc là phải giao cho người khác đi làm.
Cửa phòng nhẹ nhàng bị đẩy ra, Mộc Bạch đi vào nhỏ giọng nói: “Công tử, Vũ Lăng vương đến ạ."
“Đi đi đi, công tử ta đang bận ngập đầu đây, đừng có nói đùa nữa." Tạ Thù cũng không buồn ngẩng đầu lên.
Trước mặt đột nhiên bị bóng người che khuất ánh sang, Tạ Thù đành phải ngừng bút, ngẩng đầu nhìn lên chợt ngẩn người: “Là thật à?"
Vệ Ngật Chi khẽ mỉm cười: “Quấy rầy Tạ tướng."
“Đâu có, đâu có, Mộc Bạch, mau dọn chỗ."
Mộc Bạch đặt trước thư án một tấm đệm lót, sau đó dùng dáng bộ hết sức đúng mực ra ngoài đóng cửa.
Vệ Ngật Chi ngồi xuống đối diện nàng, sau đó quay lại nói với người phía sau: “Phù Huyền, còn chưa tới tạ ơn."
Phù Huyền mặc trang phục người Hồ, nghiêm túc thận trọng, nghe thế lặng lẽ tiến lên một bước, hất vạt áo, phủ phục dưới đất, hành đại lễ đầy đủ: “Đa tạ ơn cứu mạng của Thừa tướng."
Tạ Thù kinh ngạc: “Ủa, sao lại nói vậy?"
Phù Huyền vẫn không ngẩng đầu lên: “Tại hạ đúng là xuất thân từ hoàng tộc nước Tần, phụ thân Phù Dương Nguyên là Thượng thư lệnh của nước Tần, đứng đầu Tịnh Châu, là thuộc hạ của Tần hoàng, sau lại đi theo ấu đệ của Tần hoàng là Triệu công Phù Đan mưu phản, bị Thừa tướng An Hành phát giác đã ra lệnh chém giết, tàn sát cả nhà, chỉ có một mình tại hạ trốn đi thành công, lén vào quân doanh nước Tấn, nhờ ơn của quận vương, đổi tên thành Huyền, ở bên làm cận vệ. Chỉ vì ban đầu tại hạ nhất quyết không chịu bỏ dòng họ, suýt nữa gây họa cho quận vương, hôm nay được Thừa tướng trượng nghĩa cứu giúp, ơn tái tạo này suốt đời khó quên." Nói xong lại lạy ba lạy.
Tạ Thù nghe xong cảm khái nói: “Thì ra là như vậy… Thôi, kể từ hôm nay ngươi hãy quên thân phận trước kia đi, chỉ cần nhớ bản thân là quân sĩ của đại Tấn ta là được rồi."
Vệ Ngật Chi ở bên cạnh nói: “Còn chuyện săn giết tiên hạc, lần này bản vương thật sự nợ ân tình lớn của Tạ tướng."
Tạ Thù cười cười: “Chuyện dễ như ăn cháo ấy mà, Vũ Lăng vương cũng là bị hàm oan mà thôi, bản tướng sao có thể ngồi yên không quản cơ chứ?"
“Nhưng đã phá hủy danh dự của Tạ tướng, haizz…" Giất hạc là hành vi thái quá, chỉ có người thô tục mới làm, Vệ Ngật Chi hiểu rất rõ điều này. Hắn tự trách bản thân, sau đó nghiêm mặt nói: “Đại nghĩa này của Tạ tướng, như ơn tái sinh, sau này bản vương tất sẽ đối đãi như huynh đệ."
Tạ Thù chẳng qua chỉ giúp một tay để kẻ thừa nước đục thả câu kia không thực hiện được, không ngờ lại nhận được thu hoạch tốt như vậy, giả vờ vui vẻ nói: “Vũ Lăng vương không chê là tốt rồi."
Vệ Ngật Chi đáp: “Lúc này không có người ngoài, hiền đệ không cần khách sáo, cứ gọi thẳng ta là Trọng Khanh."
“Được lắm, Trọng Khanh cũng có thể gọi tên tự của ta là Như Ý."
Vệ Ngật Chi cười nói: “Người con được Hán Cao Tổ sủng ái nhất tên là Như Ý, xem ra miệng lưỡi thế gian không đáng tin, rõ ràng ở nhà họ Tạ, đệ rất được yêu thương."
Tạ Thù nghe thế khẽ nhếch môi, xem như là ngầm thừa nhận, thật ra nhũ danh ấy là do mẫu thân nàng đặt, chẳng liên quan gì tới nhà họ Tạ.
“Đúng rồi, vậy chuyện Cối Kê…" Vệ Ngật Chi đang nói chợt dừng, trong mắt tràn đầy ý cười: “Lúc này ta nhận lời liệu có còn kịp?"
[1] Lâm uyển: rừng để vua chúa đi săn.
[2] Thiên Sư: Ông trời, có nhiều nhà tu xưa cho trời là ngôi chúa tể cả muôn vật, giáng họa ban phúc đều quyền ở trời cả. Nhà Phật thì cho trời cũng là một loài có công tu thiện nhiều hơn, được sinh vào cõi đời sung sướng hơn người mà thôi.
[3] Đốt đàn nấu hạc: lấy đàn làm củi, nấu chim hạc làm đồ ăn, hành vi sát hại phong cảnh.
Đương nhiên Vũ Lăng vương không thể tính là người không phận sự, thật ra chuyện đi săn cũng là việc nhỏ, nói vài câu, phạt ít tiền là xong. Nhưng mấu chốt là vị bề tôi kia tố cáo hắn đi săn chính là để bắt tiên hạc vốn dùng để chuẩn bị chúc thọ cho hoàng đế. Chuyện này có ý nghĩa thế nào, rõ ràng là muốn hoàng đế đoản thọ mà.
Đại Tấn không có nhiều hoàng đế trường thọ, đây là điều kiêng kỵ nhất của hoàng đế, vì thế mà vừa nghe đã cau mày.
Vị quan tố cáo là Thượng thư bộ lại Lang Nhạc Am, hắn là người của Tạ Thù, nhưng hành động lần này lại chưa hề thông qua nàng.
Tạ Thù cảm thấy hơi bực, nàng đã quy định, nếu đã là thuộc hạ của nàng, muốn làm việc gì, muốn tố cáo ai, viết tấu chương xong đều phải nộp tới tướng phủ cho nàng xem qua trươc, mà hôm nay Nhạc Am lại đột nhiên dâng tấu chương tố cáo Vệ Ngật Chi khiến nàng trở tay không kịp.
Mặc kệ ý đồ của hắn là tốt hay xấu, hành động lần này rõ ràng là không thỏa đáng.
Vệ Ngật Chi lại không hề hoang mang, thậm chí còn nhẹ nhàng phe phẩy triều phục: “Sao lại biết bổn vương gây chuyện?"
Nhạc Am thành thật đáp: “Hôm trước Vũ Lăng vương có đi qua núi Phúc Chu phải không? Có người nhìn thấy trong xe ngựa của ngài có cung tên đầy đủ, lại có trang phục người Hồ, mà sau đó lại truyền ra tin tức tiên hạc bị giết hại, không phải ngài thì là ai?"
Vệ Ngật Chi từ thưở thiếu thời đã yêu săn bắn, vì lẽ đó trên xe ngựa lúc nào cũng chuẩn bị sẵn trang phục và vũ khí đầy đủ, sau này vì liên tục bận rộn nên dần dần ít giao du với bên ngoài, nhưng thói quen này vẫn không đổi.
Bên dưới chân núi Phúc Chu chính là Nhạc Du uyển, ngày ấy hắn hẹn Tạ Thù gặp mặt, vốn cho rằng nơi ấy thanh tịnh, không dễ bị phát hiện, không ngờ vẫn bị kẻ khác chú ý. Đồ trong xe ngựa có thể tùy tiện để người khác nhìn hay sao? Hắn chỉ không mang theo Phù Huyền có một ngày, thế mà có kẻ dám tiến tới làm loạn, lá gan cũng không nhỏ.
Hắn liếc mắt nhìn Tạ Thù: “Cứ coi như là vậy, cũng không đủ chứng minh tiên hạc là do bản vương săn viết phải không nào?"
Hoàng đế cũng gật đầu: “Không sai, Nhạc Thượng thư có nhân chứng hay không?"
Nhạc Am nói: “Bệ hạ minh giám, có người hầu trong Nhạc Du uyển nhìn thấy cận vệ của Vũ Lăng vương ngày hôm đó ra vào lâm uyển ạ."
Đã nói như vậy, hoàng đế cũng hơi tin, hỏi lại Vệ Ngật Chi: “Vũ Lăng vương, khanh còn lời nào để nói không?"
Vệ Ngật Chi lại liếc mắt nhìn Tạ Thù, thờ ơ nói: “Vi thần không còn lời nào để nói."
Đã muốn đổ tội, thì không từ bất kỳ thủ đoạn nào.
Sắc mặt Tạ Thù càng thêm khó coi, nếu việc Vệ Ngật Chi xuất hiện ở núi Phúc Chu bị người ta nhìn thấy, vậy nàng cũng khó tránh. Nhưng lúc này mục tiêu của Nhạc Am chỉ có Vệ Ngật Chi, nhìn thế nào cũng giống như nàng ở trong tối làm mấy chuyện xấu. Rõ ràng là Vệ Ngật Chi đã hiểu lầm.
Cũng không biết là ai muốn tọa sơn quan hổ đấu. Lẽ nào là hoàng đế?
Tạ Thù liếc mắt nhìn lên trên, lại loại bỏ phương án này, hoàng đế mê tín hơn bất kỳ ai, sẽ không lôi tuổi thọ của bản thân ra đùa giỡn.
Nhạc Am không phải là người biết điểm dừng, thấy Vũ Lăng vương gần như ngầm thừa nhân, lại thêm mắm dặm muối: “Xin hỏi bệ hạ, người có biết tên của hộ tệ Vũ Lăng vương là gì hay chăng? Không ngờ hắn lại họ Phù. Ai chẳng biết đám người đại Tấn chiếm vùng đất phương Bắc nước ta đều là họ Phù? Người này lai lịch bất minh, lại đường hoàng tiến vào đô thành nước ta, thật sự rất khả nghi."
Lời này vừa thốt ra, triều đình trên dưới đều hít sâu một hơi.
Hoàng đế bối rối: “Vũ Lăng vương, chuyện gì thế này?"
Vệ Ngật Chi vẫn mặt không đổi sắc, hành lễ nói: “Chuyện này là sơ suất của vi thần, không tới bẩm báo bệ hạ sớm, nhưng cũng giống như Nhạc đại nhân nói, nếu vi thần đã đường hoàng đưa Phù Huyền vào vi thành, vậy hắn còn gì khả nghi nữa?"
Hoàng đế vẫn không tha: “Vậy khanh hãy nói rõ một chút, Phù Huyền kia rốt cuộc là người phương nào?"
Vệ Ngật Chi hình như hơi lo lắng, vẻ mặt lúng túng, nhất thời không nói được gì.
Tạ Thù bỗng nhiên chen vào: “Vũ Lăng vương không chịu nói rõ ràng là có tâm muốn che giấu, cũng đúng thôi, Phù Huyền kia dù sao cũng từng làm thám tử ở nước Tần, đúng là rất khả nghi."
Vệ Ngật Chi hơi bất ngờ, nhưng cũng nhanh chóng nói tiếp: “Được rồi, vậy vi thần xin nói thẳng. Phù Huyền vốn chỉ là một binh lính bình thường dưới trướng vi thần, tên thật của hắn vốn cũng không phải là Phù Huyền, vi thần tình cờ phát hiện ra hắn khá giống một thành viên trong hoàng thất nước Tần nên để hắn dùng tên giả là Phù Huyền lẻn vào nước Tần làm thám tử. Khi đó vi thần và nước Tần liên tục xảy ra giao tranh giành được chiến thắng cũng là nhờ có hắn truyền tin về giúp đỡ."
Nhạc Am thấy hắn nói điên đảo trắng đen, tức giận nói: “Vũ Lăng vương không có chứng cứ đừng hòng chống chế, hoàng tộc nước Tần sao có thể dễ dàng chọn một người bình thường đóng giả? Lại nói, nếu Phù Huyền kia thật sự có công lao, sao không dâng tấu để triều đình luận công ban thưởng, để đến khi bệ hạ hỏi, ngài còn che che giấu giấu?"
Vệ Ngật Chi lạnh lùng liếc hắn: “Sao nào, chẳng lẽ bản vương dùng thám tử cũng phải thông báo cho ngài biết? Thân phận thật của Phù Huyền thế nào, chỉ e Tạ tướng đã sớm có đáp án, sao ngài không đi hỏi ngài ấy?"
Đương nhiên Nhạc Am sẽ không hỏi Tạ Thù, mà lời này đã để hoàng đế tin tưởng Phù Huyền vô tội.
Tạ Thù tiếp tục giả vờ là người biết chuyện, giấu đầu lòi đuôi, nói lảng đi: “Dù thế nào đi nữa, bản tướng cũng tán đồng ý kiến của Nhạc đại nhân, nếu Phù Huyền thật sự có công lao, sao không dâng tấu để triều đình luận công ban thưởng? Nếu là bản tướng, chắc chắn cũng muốn bệ hạ ban thưởng."
Hoàng đế vừa nghe nàng nói vậy liền cả giận mỉa mai: “Trên đời này nào phải ai cũng đều hám công danh lợi lộc."
“À, thì ra là như vậy." Tạ Thù trước giờ đều giữ mặt mũi cho hoàng đế, liền tiếp thu lời dạy bảo: “Hóa ra Phù Huyền đạo đức tốt như vậy, vi thần nhất định sẽ lấy hắn làm gương."
Hoàng đế khinh thường hừ một tiếng, lại nhìn về phía Nhạc Am: “Khanh còn gì muốn tố cáo nữa không?"
“Chuyện này…" Sự việc không diễn ra theo dự đoán khiến Nhạc Am rất phiền muộn, chỉ có thể túm chặt lấy chủ đề ban đầu không buông: “Bệ hạ, nhưng chuyện Vũ Lăng vương săn giết tiên hạc không thể không xử lý ạ."
“…" Hoàng đế cảm thấy khó xử, thực sự muốn tha cũng không tha nổi.
“Không sai!" Tạ Thù phụ họa, nàng liếc mắt nhìn Vệ Ngật Chi, ra vẻ cực kỳ đắc ý, đắc ý đến độ quên mất hình tượng, liền nói một câu khiến tất cả mọi người đều trợn mắt há mồm.
“Hành vi của Vũ Lăng vương rất bất kính, tuy chất lượng thịt của tiên hạc rất tươi ngon hảo hạng khiến người ta thèm thuồng, nhưng cũng không thể thật sự đi săn giết, bệ hạ cần phải răn đe, trừng trị thích đáng."
“!!!!" Bách quan sợ hãi câm nín không nói lên lời.
Tại sao Thừa tướng lại biết thịt tiên hạc ngon? Lại còn hảo hạng? Nói thế chẳng khác nào hắn từng ăn rồi hay sao?
Hoàng đế tức giận đến mức run rẩy đưa tay ra, chỉ vào mặt nàng lúc lâu mà không nói nên lời, thật sự muốn nôn ra máu.
Còn có thể nói gì? Tiên hạc kia chắc chắn chết trong tay Thừa tướng, còn giá họa cho Vũ Lăng vương, lại còn để thuộc hạ dâng tấu tố cáo Vũ Lăng vương.
Khốn kiếp, muốn lão chết sớm, lại còn dám ăn thịt tiên hạc của lão!
Hoàng đế cả giận mắng: “Trong tên của Vũ Lăng vương mang chữ Chi, rõ ràng là đệ tử Thiên Sư [2]đạo, làm sao có thể giết tiên hạc, trẫm thấy rõ ràng tiên hạc kia bị thằng nhãi ranh nào coi trời bằng vung luộc ăn rồi!"
Người đại Tấn lấy chữ “Chi" là chữ cuối trong tên, bình thường đều thờ phụng đạo Thiên Sư. Vệ Ngật Chi có tin đạo hay không thì không biết nhưng bậc cha chú của hắn lại rất tín, có lẽ do chịu ảnh hưởng của họ hàng là nhà họ Vương, cũng là một gia tộc theo đuổi đạo Thiên Sư. Mà tiên hạc là tiên cầm của Đạo môn, giết hạc chính là điều tối kỵ của Đạo môn.
Tạ Thù cực kỳ phối hợp làm ra vẻ kinh hoảng, biểu lộ việc quá kinh hoàng mà không nói được lời nào, lát sau lại trở lại trạng thái bình tĩnh, mắt nhìn mũi, mũi nhìn tim, ra vẻ ta đây chẳng biết chuyện gì đang diễn ra.
Tuy hoàng đế rất tức giận, nhưng cũng không thể xử lý nàng, chỉ có thể mỉa mai thêm vài câu, sau đó nổi giận đùng đùng tuyên bố bãi triều, phất tay áo đi thẳng về phía cung Thọ An, muốn kể lể với Thái hậu chuyện Thừa tướng vô liêm sỉ đến mức nào.
Sử quan cũng rất bận, hắn cũng muốn nhanh về viết một câu: Đương triều Thừa tướng Tạ Thù xuất thân thấp hèn, hành vi vô liêm sỉ, còn dám đốt đàn nấu hạc[3], quá ghê gớm!!!
Suy nghĩ của Nhạc Am thì loạn tung tùng phèo, Thừa tướng nói những câu ẩn giấu huyền cơ, nhìn như hướng về hắn nhưng thực ra lại giúp Vũ Lăng vương, nhưng không phải hai người này đối chọi gay gắt hay sao?
Hắn lặng lẽ liếc nhìn Tạ Thù, không ngờ vừa ngẩng đầu lên lại trùng hợp va phải ánh mắt nàng, đôi mắt kia u trầm như hồ sâu, lạnh lẽo như hàn tuyền, nhất thời khiến hắn đổ mồ hôi lạnh.
Sau khi bãi triều, Tạ Thù một đường trở về sắc mặt khó đăm đăm, khiến cho đám tiểu cung nữ gặp trên đường đều không dám ngóng trông lấy lòng như thường lệ.
Các quan lại đều cho rằng nàng vì thuộc hạ của bản thân buông lời gièm pha mà bị hoàng đế phát hiện chuyện xấu nên mới bực bội, mỗi người đều dõi theo nàng nhưng không dám biểu hiện ra, chỉ có thể rời đi càng nhanh càng tốt, cách xa nàng được chừng nào hay chừng nấy.
Đêm đó giờ hợi, có hai người không quản đêm tối phi ngựa hỏa tốc từ Thanh Khê ở phía đông thành mà tới, sau khi đến đường Ô Y, dừng lại phía cửa sau phủ Thừa tướng, xuống ngựa đi tới gõ cửa.
Có kẻ hầu ra mở cửa, thấy bên ngoài là hai người đàn ông dung mạo tuấn tú, mà người đứng đầu lại càng nổi bật, người mặc áo choàng, từ trong tay áo lấy ra một chiếc lệnh bài.
Người hầu phủ Thừa tướng nhanh chóng nhận ra, vội vã muốn hành lễ: “Tham kiến…"
“Miễn, đưa bản vương đi gặp Thừa tướng nhà ngươi."
Tạ Thù đang dựa vào bàn kiểm tra danh sách, lần lượt kiểm tra những người có liên quan tới Nhạc Am, nhưng những điều nàng biết có hạn, giới hạn điều tra cũng không lớn, hoặc là chờ tìm ra manh mối, hoặc là phải giao cho người khác đi làm.
Cửa phòng nhẹ nhàng bị đẩy ra, Mộc Bạch đi vào nhỏ giọng nói: “Công tử, Vũ Lăng vương đến ạ."
“Đi đi đi, công tử ta đang bận ngập đầu đây, đừng có nói đùa nữa." Tạ Thù cũng không buồn ngẩng đầu lên.
Trước mặt đột nhiên bị bóng người che khuất ánh sang, Tạ Thù đành phải ngừng bút, ngẩng đầu nhìn lên chợt ngẩn người: “Là thật à?"
Vệ Ngật Chi khẽ mỉm cười: “Quấy rầy Tạ tướng."
“Đâu có, đâu có, Mộc Bạch, mau dọn chỗ."
Mộc Bạch đặt trước thư án một tấm đệm lót, sau đó dùng dáng bộ hết sức đúng mực ra ngoài đóng cửa.
Vệ Ngật Chi ngồi xuống đối diện nàng, sau đó quay lại nói với người phía sau: “Phù Huyền, còn chưa tới tạ ơn."
Phù Huyền mặc trang phục người Hồ, nghiêm túc thận trọng, nghe thế lặng lẽ tiến lên một bước, hất vạt áo, phủ phục dưới đất, hành đại lễ đầy đủ: “Đa tạ ơn cứu mạng của Thừa tướng."
Tạ Thù kinh ngạc: “Ủa, sao lại nói vậy?"
Phù Huyền vẫn không ngẩng đầu lên: “Tại hạ đúng là xuất thân từ hoàng tộc nước Tần, phụ thân Phù Dương Nguyên là Thượng thư lệnh của nước Tần, đứng đầu Tịnh Châu, là thuộc hạ của Tần hoàng, sau lại đi theo ấu đệ của Tần hoàng là Triệu công Phù Đan mưu phản, bị Thừa tướng An Hành phát giác đã ra lệnh chém giết, tàn sát cả nhà, chỉ có một mình tại hạ trốn đi thành công, lén vào quân doanh nước Tấn, nhờ ơn của quận vương, đổi tên thành Huyền, ở bên làm cận vệ. Chỉ vì ban đầu tại hạ nhất quyết không chịu bỏ dòng họ, suýt nữa gây họa cho quận vương, hôm nay được Thừa tướng trượng nghĩa cứu giúp, ơn tái tạo này suốt đời khó quên." Nói xong lại lạy ba lạy.
Tạ Thù nghe xong cảm khái nói: “Thì ra là như vậy… Thôi, kể từ hôm nay ngươi hãy quên thân phận trước kia đi, chỉ cần nhớ bản thân là quân sĩ của đại Tấn ta là được rồi."
Vệ Ngật Chi ở bên cạnh nói: “Còn chuyện săn giết tiên hạc, lần này bản vương thật sự nợ ân tình lớn của Tạ tướng."
Tạ Thù cười cười: “Chuyện dễ như ăn cháo ấy mà, Vũ Lăng vương cũng là bị hàm oan mà thôi, bản tướng sao có thể ngồi yên không quản cơ chứ?"
“Nhưng đã phá hủy danh dự của Tạ tướng, haizz…" Giất hạc là hành vi thái quá, chỉ có người thô tục mới làm, Vệ Ngật Chi hiểu rất rõ điều này. Hắn tự trách bản thân, sau đó nghiêm mặt nói: “Đại nghĩa này của Tạ tướng, như ơn tái sinh, sau này bản vương tất sẽ đối đãi như huynh đệ."
Tạ Thù chẳng qua chỉ giúp một tay để kẻ thừa nước đục thả câu kia không thực hiện được, không ngờ lại nhận được thu hoạch tốt như vậy, giả vờ vui vẻ nói: “Vũ Lăng vương không chê là tốt rồi."
Vệ Ngật Chi đáp: “Lúc này không có người ngoài, hiền đệ không cần khách sáo, cứ gọi thẳng ta là Trọng Khanh."
“Được lắm, Trọng Khanh cũng có thể gọi tên tự của ta là Như Ý."
Vệ Ngật Chi cười nói: “Người con được Hán Cao Tổ sủng ái nhất tên là Như Ý, xem ra miệng lưỡi thế gian không đáng tin, rõ ràng ở nhà họ Tạ, đệ rất được yêu thương."
Tạ Thù nghe thế khẽ nhếch môi, xem như là ngầm thừa nhận, thật ra nhũ danh ấy là do mẫu thân nàng đặt, chẳng liên quan gì tới nhà họ Tạ.
“Đúng rồi, vậy chuyện Cối Kê…" Vệ Ngật Chi đang nói chợt dừng, trong mắt tràn đầy ý cười: “Lúc này ta nhận lời liệu có còn kịp?"
[1] Lâm uyển: rừng để vua chúa đi săn.
[2] Thiên Sư: Ông trời, có nhiều nhà tu xưa cho trời là ngôi chúa tể cả muôn vật, giáng họa ban phúc đều quyền ở trời cả. Nhà Phật thì cho trời cũng là một loài có công tu thiện nhiều hơn, được sinh vào cõi đời sung sướng hơn người mà thôi.
[3] Đốt đàn nấu hạc: lấy đàn làm củi, nấu chim hạc làm đồ ăn, hành vi sát hại phong cảnh.
Tác giả :
Thiên Như Ngọc