Nếu Như Chưa Từng Gặp Anh
Chương 16: Nếu như chưa từng gặp Anh…
Người đàn ông làm trái tim bạn rung động, sẽ là người nhắc bạn nhớ: Bạn quên chưa nhắn tin cho anh ấy mỗi ngày, chỉ đơn giản là, “Anh! Anh đã ngủ chưa?" “Anh! Mùa đông đã chạm vào thành phố, anh có nhớ mang áo ấm theo không?"
Lần đầu tiên gặp anh, em không nhớ gì nhiều hơn và thậm chí quên tên của anh trong lần gặp thứ hai. Thật ngại. Em vẫn trò chuyện với anh theo cách khách sáo giữa một nữ phóng viên và chàng bác sĩ trẻ: “Chào anh! Bác sĩ M, anh khỏe chứ?"
Vã cũng đáp lại em, không thể lịch sự hơn, anh nói: “Chào nữ phóng viên, em tìm tôi có việc gì không?"
Cuộc đối thoại như kịch bản trong chương trình truyền hình trực tiếp. Thế nên, chẳng có tiếng sét nào rơi bụp xuống đâu hai người trong những lần gặp như thế.
Em không thấy anh đẹp trong lần gặp đầu tiên, phải chăng vì sự lịch thiệp, khoảng cách và e dè thái quá mà anh dành cho em? Sau này em cũng không hỏi lại anh, vì sao lần ấy, anh không thể dịu dàng hơn.
Vì công việc thiện nguyện mà nhiều năm liền, em thường xuyên đến các bệnh viện trong thành phố. Em đã làm việc nhiều hơn mỗi ngày, chỉ vì muốn lắp đầy khoảng trống hoác mà nhiều mùa đông đã ngụ lại trong tim. Em cứ nghĩ, cuộc gặp xã giao với anh, chỉ cần thế là đến bệnh viện Y, một bệnh viện chuyên về tim mạch và ca mổ trực tuyến. Và, em vô cùng ngạc nhiên thấy trong danh sách bác sĩ tham gia ca mổ của bệnh viện, có tên anh. Lúc đó, vờ như chưa từng quen biết anh là ai, chưa từng gặp anh trong những cuộc gặp trước đó, em quay sang hỏi nữ đồng nghiệp đang theo dõi ca mổ trực tuyến ngồi cạnh:
- Chị có biết bác sĩ M không?
- Phóng viên theo dõi mảng y tế mà không biết bác sĩ M à? – Nữ đồng nghiệp nhìn em như vừa thấy mảng thiên thạch sắp rơi trúng đầu.
- Tôi là phóng viên mảng văn hóa, mới chuyển sang mảng y tế, tôi còn nhiều bỡ ngỡ. Chị có thể giới thiệu với tôi một chút không? Để tôi bổ sung vào nguồn tin của mình. – Em ngại ngùng giải thích
Vừa lúc đó, hình ảnh của anh xuất hiện ở màn hình trực tuyến. Anh đội mũ trùm đầu, bịt khẩu trang và đeo kín cận. Ánh mắt căng thẳng, lo âu. Và lần thứ hai em phát hiện thấy, cặp lông mày của anh khá dày, mồ hồi rịn trên trán. Có một xúc cảm nào đó, như ngọn gió trong trẻo lướt qua em, là mùa xuân hay mùa hạ, em cũng không cảm nhận nổi, nhưng có nắng ấm và có cả mưa xuân. Em thấy anh thực sự rất đẹp.
Ca mổ kết thúc, em rời khỏi cuộc họp báo với những lưu luyến, băn khoăn về anh. Nếu đây là lần gặp mặt đầu tiên, em tin chắc mình đã trúng mũi tên của thần Cupid. Nên em nghĩ, nhưng xúc cảm xinh đẹp ùa đến lúc ấy, thật lung linh. Em tung tăng lên xe, không quên nhắn cho anh: “Bác sĩ M, hôm nay anh thật đẹp. Em đã nhìn thấy anh, rất gần…" kèm theo là icon cười thân thiện. Khoảng 5 phút sau, anh nhắn lại: “Anh vừa bước ra khỏi phòng mổ, cám ơn em đã động viên."
Sau cuộc gặp định mệnh ấy, trong những suy nghĩ của em, cả lúc vẫn vơ, thật đầy! Lần nào nhắn tin cho anh, em cũng gửi kèm theo đủ hình icon ngộ nghĩnh. Chưa bao giờ em thấy những tin nhắn của mình tươi nguyên và trẻ trung như thế. Em mới chớm 18 tuổi… từ lúc nhìn thấy anh.
Không biết từ lúc nào, em đã quên từ “bác sĩ M" mà thay vào đó, gọi anh theo cách rất thương: “Này M, hôm nay rét buốt tràn vào thành phố. Anh có mang áo ấm theo không?"
Trước khi gặp anh, em đã sống những tháng ngày mà không còn muốn nhớ thương ai nữa, vì nhớ thương nặng gánh, cứ làm đau người cưu mang nó. Em nghỉ việc một thời gian dài. Chỉ muốn ngủ thật nhiều để quên đi sự tồ tại của bản thân và đỡ thấy tình thương đau rát ngực khi nhận ra mình quá đơn độc trên thế gian này. Mẹ em, P… rồi còn ai nữa sẽ rời khỏi thế gian này? Em từng ngồi ở ban công nhiều giờ liền mà không biết điện thoại đã rung lên những hồi dai dẳng và chờ đợi của bạn bè khi nhận tin về sự ra đi của P. Đó là những giây phút thanh xuân thật buồn, em đã từ đào cho mình một cái hố sâu tự ti và tuyệt vọng, để cách ly với thế giới bên ngoài. Em không tin vào chính mình và cũng không biết bản thân sẽ sống ra sao khi P thực sự không còn trên thế gian này nữa. Ngày nào cũng ảm đạm nắng và tẻ nhạt đến xám hồn. Em tựa đầu vào ban công, hút thuốc như mộng du, để ho sặc sụa. Làm tội bản thân đến nghiệt ngã, em rít từng hơi thuốc dài, nhả khói thâm u, để những buổi chiều buối nhói tâm can cứ chậm rãi đi ngang qua ánh mắt vô cảm và nặng trĩu.
Những chàng trai cũng không còn đủ kiên nhẫn để theo đuổi em nữa, vì họ nhìn thấy những mảng tối buồn bã trong cuộc đời quá ít an vui của cô gái mới ngoài hai mươi tuổi. Cuộc đời mà chỉ thấy màu xám xịt của khói thuốc và cơn mưa, thì còn có gì nữa không? Em nghiện thuốc lá nặng. Bởi khi dật dờ trong khói thuốc, em lại nhìn thấy đâu đó nụ cười quá đỗi trong trẻo của P. Nụ cười thiên thần với má lúm đồng tiền và ánh nhìn trong veo như suối mát.
Buổi từ thiện đầu tiên, em được sếp giao việc từ thiện cho trẻ mổ tim. Nữ phóng viên ngoài hai mươi, xách máy ảnh lên đường và đến bệnh viện, nơi có quá nhiều những cảnh ngộ bần cùng, khốn khổ. Em gặp anh trong những cảm xúc còn vương mùi khói thuốc chưa tan. Và cũng bởi, em đã nghe đồng nghiệp phản ánh quá nhiều thực trạng ảm đạm về nghề y. Thế nên, làm thế nào anh có thể đẹp trong đôi mắt em lần đầu tiên như thế được?
- Băng Di! Cô là phóng viên Băng Di? – Anh gọi
- Vâng! – Em đáp cụt lủn, nhìn anh bằng ánh mắt dửng dung.
- Phóng viên có thể giúp cho bệnh nhân của tôi được không? Một em bé cần mổ gắp, thiếu 10.000.000 đồng nữa
_
Lần đầu tiên gặp anh, em không nhớ gì nhiều hơn và thậm chí quên tên của anh trong lần gặp thứ hai. Thật ngại. Em vẫn trò chuyện với anh theo cách khách sáo giữa một nữ phóng viên và chàng bác sĩ trẻ: “Chào anh! Bác sĩ M, anh khỏe chứ?"
Vã cũng đáp lại em, không thể lịch sự hơn, anh nói: “Chào nữ phóng viên, em tìm tôi có việc gì không?"
Cuộc đối thoại như kịch bản trong chương trình truyền hình trực tiếp. Thế nên, chẳng có tiếng sét nào rơi bụp xuống đâu hai người trong những lần gặp như thế.
Em không thấy anh đẹp trong lần gặp đầu tiên, phải chăng vì sự lịch thiệp, khoảng cách và e dè thái quá mà anh dành cho em? Sau này em cũng không hỏi lại anh, vì sao lần ấy, anh không thể dịu dàng hơn.
Vì công việc thiện nguyện mà nhiều năm liền, em thường xuyên đến các bệnh viện trong thành phố. Em đã làm việc nhiều hơn mỗi ngày, chỉ vì muốn lắp đầy khoảng trống hoác mà nhiều mùa đông đã ngụ lại trong tim. Em cứ nghĩ, cuộc gặp xã giao với anh, chỉ cần thế là đến bệnh viện Y, một bệnh viện chuyên về tim mạch và ca mổ trực tuyến. Và, em vô cùng ngạc nhiên thấy trong danh sách bác sĩ tham gia ca mổ của bệnh viện, có tên anh. Lúc đó, vờ như chưa từng quen biết anh là ai, chưa từng gặp anh trong những cuộc gặp trước đó, em quay sang hỏi nữ đồng nghiệp đang theo dõi ca mổ trực tuyến ngồi cạnh:
- Chị có biết bác sĩ M không?
- Phóng viên theo dõi mảng y tế mà không biết bác sĩ M à? – Nữ đồng nghiệp nhìn em như vừa thấy mảng thiên thạch sắp rơi trúng đầu.
- Tôi là phóng viên mảng văn hóa, mới chuyển sang mảng y tế, tôi còn nhiều bỡ ngỡ. Chị có thể giới thiệu với tôi một chút không? Để tôi bổ sung vào nguồn tin của mình. – Em ngại ngùng giải thích
Vừa lúc đó, hình ảnh của anh xuất hiện ở màn hình trực tuyến. Anh đội mũ trùm đầu, bịt khẩu trang và đeo kín cận. Ánh mắt căng thẳng, lo âu. Và lần thứ hai em phát hiện thấy, cặp lông mày của anh khá dày, mồ hồi rịn trên trán. Có một xúc cảm nào đó, như ngọn gió trong trẻo lướt qua em, là mùa xuân hay mùa hạ, em cũng không cảm nhận nổi, nhưng có nắng ấm và có cả mưa xuân. Em thấy anh thực sự rất đẹp.
Ca mổ kết thúc, em rời khỏi cuộc họp báo với những lưu luyến, băn khoăn về anh. Nếu đây là lần gặp mặt đầu tiên, em tin chắc mình đã trúng mũi tên của thần Cupid. Nên em nghĩ, nhưng xúc cảm xinh đẹp ùa đến lúc ấy, thật lung linh. Em tung tăng lên xe, không quên nhắn cho anh: “Bác sĩ M, hôm nay anh thật đẹp. Em đã nhìn thấy anh, rất gần…" kèm theo là icon cười thân thiện. Khoảng 5 phút sau, anh nhắn lại: “Anh vừa bước ra khỏi phòng mổ, cám ơn em đã động viên."
Sau cuộc gặp định mệnh ấy, trong những suy nghĩ của em, cả lúc vẫn vơ, thật đầy! Lần nào nhắn tin cho anh, em cũng gửi kèm theo đủ hình icon ngộ nghĩnh. Chưa bao giờ em thấy những tin nhắn của mình tươi nguyên và trẻ trung như thế. Em mới chớm 18 tuổi… từ lúc nhìn thấy anh.
Không biết từ lúc nào, em đã quên từ “bác sĩ M" mà thay vào đó, gọi anh theo cách rất thương: “Này M, hôm nay rét buốt tràn vào thành phố. Anh có mang áo ấm theo không?"
Trước khi gặp anh, em đã sống những tháng ngày mà không còn muốn nhớ thương ai nữa, vì nhớ thương nặng gánh, cứ làm đau người cưu mang nó. Em nghỉ việc một thời gian dài. Chỉ muốn ngủ thật nhiều để quên đi sự tồ tại của bản thân và đỡ thấy tình thương đau rát ngực khi nhận ra mình quá đơn độc trên thế gian này. Mẹ em, P… rồi còn ai nữa sẽ rời khỏi thế gian này? Em từng ngồi ở ban công nhiều giờ liền mà không biết điện thoại đã rung lên những hồi dai dẳng và chờ đợi của bạn bè khi nhận tin về sự ra đi của P. Đó là những giây phút thanh xuân thật buồn, em đã từ đào cho mình một cái hố sâu tự ti và tuyệt vọng, để cách ly với thế giới bên ngoài. Em không tin vào chính mình và cũng không biết bản thân sẽ sống ra sao khi P thực sự không còn trên thế gian này nữa. Ngày nào cũng ảm đạm nắng và tẻ nhạt đến xám hồn. Em tựa đầu vào ban công, hút thuốc như mộng du, để ho sặc sụa. Làm tội bản thân đến nghiệt ngã, em rít từng hơi thuốc dài, nhả khói thâm u, để những buổi chiều buối nhói tâm can cứ chậm rãi đi ngang qua ánh mắt vô cảm và nặng trĩu.
Những chàng trai cũng không còn đủ kiên nhẫn để theo đuổi em nữa, vì họ nhìn thấy những mảng tối buồn bã trong cuộc đời quá ít an vui của cô gái mới ngoài hai mươi tuổi. Cuộc đời mà chỉ thấy màu xám xịt của khói thuốc và cơn mưa, thì còn có gì nữa không? Em nghiện thuốc lá nặng. Bởi khi dật dờ trong khói thuốc, em lại nhìn thấy đâu đó nụ cười quá đỗi trong trẻo của P. Nụ cười thiên thần với má lúm đồng tiền và ánh nhìn trong veo như suối mát.
Buổi từ thiện đầu tiên, em được sếp giao việc từ thiện cho trẻ mổ tim. Nữ phóng viên ngoài hai mươi, xách máy ảnh lên đường và đến bệnh viện, nơi có quá nhiều những cảnh ngộ bần cùng, khốn khổ. Em gặp anh trong những cảm xúc còn vương mùi khói thuốc chưa tan. Và cũng bởi, em đã nghe đồng nghiệp phản ánh quá nhiều thực trạng ảm đạm về nghề y. Thế nên, làm thế nào anh có thể đẹp trong đôi mắt em lần đầu tiên như thế được?
- Băng Di! Cô là phóng viên Băng Di? – Anh gọi
- Vâng! – Em đáp cụt lủn, nhìn anh bằng ánh mắt dửng dung.
- Phóng viên có thể giúp cho bệnh nhân của tôi được không? Một em bé cần mổ gắp, thiếu 10.000.000 đồng nữa
_
Tác giả :
Thủy Anna