Nàng Trợ Lý Số Một
Chương 17 - sếp mẫn ngày càng tốt tính hơn thì phải?
Về nhà tôi nên suy nghĩ cẩn thận về chuyện của Phong.
Cứ nghĩ đến việc em trai yếu đuối của tôi bị người ta đánh đập, dọa nạt tôi lại đau lòng. Lúc nãy tên lùn kia còn nói thằng bé không có cha mẹ, chắc Phong phải tổn thương nhiều lắm. Nghĩ đến đó tôi lại thơ thẩn nhớ lại mấy chuyện hồi xưa. Từ trước đến giờ tôi đều hạn chế nhắc đến những chuyện gì liên quan đến cha mẹ trước mặt Phong, sợ thằng bé nhớ đến rồi tủi thân.
Còn nhớ trước lúc mẹ tôi hấp hối trên giường bệnh, bà xoa đầu Phong vẫn còn đang ngơ ngác không biết mẹ nó sắp chết rồi. Bà thều thào nói với tôi khi đó mới 12 tuổi: “ Hai đứa đều khổ, mẹ xin lỗi các con. Nhưng ít ra con còn có mấy năm tuổi thơ hạnh phúc, khi ấy nhà mình vẫn êm đẹp. Còn Phong từ khi biết ngồi đã chẳng được cha nó bế lần nào, đến khi biết nói thì nhà tan cửa nát, lớn thêm một chút thì phải ăn uống kham khổ chẳng được nâng niu như những đứa trẻ khác, đến giờ mới 6 tuổi thì cha bỏ trốn, mẹ sắp chết. Hà à, hãy hứa với mẹ phải chăm sóc tốt cho em trai con, thương nó thay cả phần mẹ và phần của một người cha đáng nhẽ thằng bé nên có nữa. Thằng bé rất đáng thương, mẹ đến chết cũng không đành lòng. Mẹ không… đành lòng.. bỏ lại hai con.. mẹ muốn… " chưa nói xong câu đó thì mẹ tôi tắt thở, bà thậm chí còn chết không nhắm mắt, đôi mắt vẫn ngân ngấn nước nhìn chòng chọc về phía chúng tôi. Hình ảnh đó của mẹ tôi đến giờ vẫn nhớ như in, thậm chí nó còn ám ảnh tôi suốt một thời gian dài mấy năm sau đó. Sau này thi thoảng tôi vẫn mơ thấy hình ảnh đó, cả hình ảnh cha tôi đẩy ngã bà rồi một mạch bỏ đi. Sáng hôm sau tôi tỉnh dậy thì một mảng gối đã ướt đẫm nước mắt.
- Chị, chị Hà – Phong vỗ nhẹ vào vai tôi gọi mấy lần tôi mới thoát ra khỏi mớ hồi ức kia, ngơ ngác đáp lại.
- À, ừ gì thế? Em làm xong bài tập về nhà rồi à?
- Chị vẫn đang nghĩ về vụ lúc chiều ạ? Em chỉ bị dọa nạt chút không sao đâu, chuyện cỏn con. Ngày xưa hồi bé em bị trấn lột ở cổng trường chị biết cũng đâu có ủ rũ thế này? Chị chỉ sôi máu chạy đến nhà mấy đứa đó tát chúng nó vài phát là xong mà.
Tôi bật cười, xoa đầu Phong, dịu dàng nói:
- Chị lúc nãy nghe thằng nhóc kia mắng em không có cha mẹ nên chị nghĩ lại vài chuyện không vui của gia đình mình thôi, thiệt thòi cho em rồi. Đến lớp chắc hay bị bạn bè trêu trọc vì chuyện đó lắm mà về không dám kể với chị đúng không?
Phong hơi ngẩn người một chút, có lẽ thằng bé hơi bất ngờ vì hóa ra tôi lại đang nghĩ đến chuyện này. Phong áp tay mình lên bàn tay đang vuốt ve mái tóc thằng bé của tôi.
- Em đâu nhớ được nhiều về cha mẹ nên cũng không biết thế nào là đau thương vì mất cha mẹ cả, em có chị nuôi nấng rồi mà, đâu có thiệt thòi chỗ nào.
Tôi không muốn nhắc tiếp chủ đề này, sợ Phong suy nghĩ nhiều về mấy chuyện buồn hồi nhỏ nên cố tỏ ra vui vẻ, chuyển chủ đề khác.
- Cũng biết công chị nuôi nấng à, tốt tốt, không bõ công chị bao năm kiếm tiền vất vả.
Phong dường như cũng bị kéo theo mà không hề tiếp tục câu chuyện ban nãy, Phong tì lên ghế sofa tôi đang ngả lưng, một tay chống cằm, vui vẻ nói:
- Vậy sau này em cũng kiếm tiền nhiều, nuôi lại chị.
- Ha ha, ngoan, lần nào cũng nói câu này mà không biết bao giờ mới thấy bé Bo của chị đủ tuổi đi kiếm tiền.
- Em sắp phải điền nguyện vọng thi đại học rồi, chị muốn em học trường nào?
- Theo sở thích của em chứ? Sau này em muốn làm gì? Yên tâm, em theo học cái gì chị cũng có thể lo cho em.
- Em muốn tham khảo ý kiến của chị.
- Hừm, nếu theo chị thì chắc là học Y đi, làm bác sĩ vừa danh giá lại vừa lắm tiền. Hồi nhỏ vì mẹ hay ốm nên chị luôn có ước mơ trở thành bác sĩ nhưng tiếc là lớn lên học lại không giỏi nên không đủ điểm thi vào ngành Y.
- Ồ hay thật, trùng hợp em cũng thích theo ngành Y.
- Ôi thật sao? – Tôi xoa đầu Phong khiến mái tóc đen mềm gọn gàng bị rối tung lên – Em chị có khác, sao lại lựa chọn sáng suốt vậy chứ? À còn về vụ em bị dọa nạt chiều nay. – Tôi đổi giọng đanh thép hơn hẳn. – Chị nhất định phải xử lý.
- Ặc, chị vẫn chưa từ bỏ việc đến trường làm ầm lên ạ? – Phong nhún vai nói.
- Đương nhiên không để chuyện này cứ thế mà cho qua được, nhưng chị sẽ bình tĩnh nghĩ ra phương án ổn nhất, em yên tâm.
Tôi đã nói đến vậy Phong cũng chỉ đành ngoan ngoãn gật đầu. Sau khi xua Phong vào phòng đi ngủ sớm, tôi nghĩ mình phải mau chóng tím ra phương án tốt nhất cho chuyện này.
Nếu để yên, có lẽ Phong sẽ tiếp tục bị bắt nạt, nếu nói cho giáo viên để trách phạt lũ trẻ kia, khả năng lớn thằng bé sẽ bị bắt nạt thậm tệ hơn vị bị lũ nhóc kia trả thù. Nếu tôi xử lý không khéo, sẽ khiến đời học sinh của em mình ngày càng tệ hơn.
Nghĩ thì nghĩ vậy nhưng mấy hôm liền tôi vẫn chưa nghĩ ra nên làm thế nào cho ổn thỏa.
- Trợ lý Hà, trợ lý Hà.
- À, dạ? – Tôi giật thót người quay lại, thì ra nãy giờ sếp Mẫn đã gọi tôi mấy lần rồi mà tôi không để ý.
- Cô xếp nhầm tài liệu rồi kìa.
Tôi nhìn xuống tập hồ sơ trong tay đang xếp mới giật mình để lại đúng chỗ
- À, em xin lỗi, em sẽ xếp lại.
- Trợ lý Hà mấy hôm nay có vẻ hay bị mất tập trung, cô có chuyện gì lo lắng sao? – Trợ lý Đức ngồi bên cạnh lo lắng hỏi.
- Em không sao, chuyện gia đình thôi ạ. Em sẽ rút kinh nghiệm để không làm ảnh hưởng tới công việc.
- Ý tôi không phải vậy – Trợ lý Đức cười cười xua tay – Tôi thật lòng quan tâm cô mà. Gia đình cô gặp chuyện gì sao? Tôi nhớ không nhầm thì trợ lý Hà đang sống với em trai thì phải. Gì ấy nhỉ, à cô hay gọi thằng nhóc là bé Bo.
Tôi chỉ mỉm cười lắc đầu. Trợ lý Đức hiểu ý bèn không hỏi gì thêm. Không phải tôi không muốn chia sẻ chuyện gia đình mà là cảm thấy ở giữa công ty, có giám đốc ở đây mà nói “ tôi đang không biết làm sao để đánh nhừ tử mấy thằng oắt con hôm nọ bắt nạt em tôi mà không để em trai tôi bị ảnh hưởng " thì không hay chút nào nên đành im lặng.
Một lúc sau trợ lý Đức ra ngoài, chỉ còn tôi và sếp Mẫn ngồi trong văn phòng. Điều ngoài dự kiến nhất là sếp Mẫn lại chủ động mở miệng hỏi:
- Em trai cô đã khá hơn chưa?
- Dạ? – Tôi lại giật thót mình vì câu hỏi bất ngờ của sếp Mẫn. Trước nay chưa từng thấy anh ta quan tâm hỏi chuyện đời tư của nhân viên, hoặc ít nhất là với tôi. – à, em trai em ổn rồi ạ.
- Cậu bé gặp chuyện gì sao? Tôi cũng không muốn nhân viên của mình cả ngày ngơ ngẩn mất tập trung ảnh hưởng đến công việc. Nếu có khó khăn cô có thể chia sẻ.
Sếp Mẫn à, tôi công nhận anh quả thực là lãnh đạo tốt nhưng mấy chuyện này chia sẻ với anh là tôi ngại nhất đó. Vì nhắc đến là tôi lại bực bội, rất khó giữ hình tượng dịu dàng hằng ngày.
- Thực ra chuyện là hôm trước em bắt gặp thằng bé bị bạn cùng trường bắt nạt. – Dù không muốn nhưng khi sếp Mẫn đã có nhã hứng quan tâm nhân viên, tôi mà dám phớt lờ thì quả là tội lớn – Em đang không biết xử lý thế nào?
- Chỉ vì chuyện này?
- Thì … uhm thằng bé từ nhỏ đã được em bảo bọc quen rồi, gặp phải mấy chuyện này hẳn sẽ chịu ảnh hưởng lớn hơn mấy đứa trẻ khác nên em lo lắng.
Sếp Mẫn mỉm cười nhẹ, gật đầu nói : - Trợ lý Hà là một người chị thật tốt. Vậy cô đến làm việc với nhà trường là được, đó là trách nhiệm của họ.
- Đó mới chính là vấn đề đấy ạ, sau đó thằng bé sẽ bị trả thù ở trường mất thì sao? – Tôi nhận ra mình hơi tự nhiên quá, đang cao giọng nói thì khựng lại, ho hai tiếng lấy lại giọng nhẹ nhàng mọi ngày – à thì, em lo lắng điều đó.
- Cũng đúng – Sếp Mẫn gật đầu tán thành ý kiến của tôi.
Tôi chợt nhận ra điều khác lạ ở đây là hôm nay sếp Mẫn không những có hứng nói chuyện với tôi mà còn có nhã hứng nghe vấn đề gia đình vặt vãnh này của tôi. Có phải không khí ở Việt Nam tươi đẹp này đã thực sự làm thay đổi con người lạnh lùng của anh rồi không Triệu Mẫn?
- Có lẽ thay vì bảo vệ em trai mình mãi thì cô nên thử dạy thằng bé cách tự vệ.
- Bé Bo nhà em đai đen karate ạ.
- Vậy mà vẫn bị bắt nạt?
- Có lẽ do thằng bé quá nhút nhát.
- Em trai cô học trường nào? Tôi có quan hệ khá tốt với giám đốc sở giáo dục thành phố, tôi liên hệ để ông ấy đánh tiếng chú ý một chút với hiệu trưởng có lẽ sẽ ổn hơn.
Tôi không khỏi kinh ngạc, có phải sếp Mẫn sắp sa thải tôi hay làm gì khuất tất có lỗi với tôi nên muốn bù đắp hay không? Bình thường trước đây sếp Mẫn không phải cấp trên độc tài gì nhưng chắc chắn không đủ gần gũi để nói chuyện với nhân viên như dạo này, đặc biệt là hôm nay. Đã thế còn ngỏ lời muốn giúp đỡ tôi? Quá bất thường, không miếng bánh nào tự rơi từ trên trời xuống, chẳng ai giúp không người khác bao giờ hết. Tôi không tin giám đốc Mẫn là kiểu người nhân hậu tới mức thấy bất bình vì một nam sinh còn chưa gặp bao giờ bị bắt nạt nên hành hiệp trượng nghĩa, ra tay cứu giúp.
Nợ ơn huệ lần này sẽ phải trả lại lần khác, tốt nhất tôi không nhận.
- Dạ thằng bé học trường điểm của thành phố nên vài quy định cũng hơi chặt hơn bình thường. Em cám ơn ý tốt của anh nhưng có lẽ em sẽ thử đến nói chuyện với nhà trường trước xem sao ạ. Dù sao cũng là chuyện gây gổ bình thường của học sinh, không có gì to tát ạ.
Tôi hơi cúi đầu, cười cảm ơn sếp Mẫn một cách chân thành nhất có thể. Dù từ chối cũng không thể để sếp Mẫn phật ý vì bị từ chối lòng tốt mới được.
- Uhm, vậy có gì cần giúp đỡ cô có thể nói.
- Vậy,.. giám đốc có thể cho em xin nghỉ ngày mai được không ạ? Em muốn đến trường của bé Bo à ý là em trai em.
- Được.
- Em cám ơn ạ.
Sếp Mẫn vạn tuế, anh nhất định là ông chủ tuyệt vời nhất thế giới này.
Cứ nghĩ đến việc em trai yếu đuối của tôi bị người ta đánh đập, dọa nạt tôi lại đau lòng. Lúc nãy tên lùn kia còn nói thằng bé không có cha mẹ, chắc Phong phải tổn thương nhiều lắm. Nghĩ đến đó tôi lại thơ thẩn nhớ lại mấy chuyện hồi xưa. Từ trước đến giờ tôi đều hạn chế nhắc đến những chuyện gì liên quan đến cha mẹ trước mặt Phong, sợ thằng bé nhớ đến rồi tủi thân.
Còn nhớ trước lúc mẹ tôi hấp hối trên giường bệnh, bà xoa đầu Phong vẫn còn đang ngơ ngác không biết mẹ nó sắp chết rồi. Bà thều thào nói với tôi khi đó mới 12 tuổi: “ Hai đứa đều khổ, mẹ xin lỗi các con. Nhưng ít ra con còn có mấy năm tuổi thơ hạnh phúc, khi ấy nhà mình vẫn êm đẹp. Còn Phong từ khi biết ngồi đã chẳng được cha nó bế lần nào, đến khi biết nói thì nhà tan cửa nát, lớn thêm một chút thì phải ăn uống kham khổ chẳng được nâng niu như những đứa trẻ khác, đến giờ mới 6 tuổi thì cha bỏ trốn, mẹ sắp chết. Hà à, hãy hứa với mẹ phải chăm sóc tốt cho em trai con, thương nó thay cả phần mẹ và phần của một người cha đáng nhẽ thằng bé nên có nữa. Thằng bé rất đáng thương, mẹ đến chết cũng không đành lòng. Mẹ không… đành lòng.. bỏ lại hai con.. mẹ muốn… " chưa nói xong câu đó thì mẹ tôi tắt thở, bà thậm chí còn chết không nhắm mắt, đôi mắt vẫn ngân ngấn nước nhìn chòng chọc về phía chúng tôi. Hình ảnh đó của mẹ tôi đến giờ vẫn nhớ như in, thậm chí nó còn ám ảnh tôi suốt một thời gian dài mấy năm sau đó. Sau này thi thoảng tôi vẫn mơ thấy hình ảnh đó, cả hình ảnh cha tôi đẩy ngã bà rồi một mạch bỏ đi. Sáng hôm sau tôi tỉnh dậy thì một mảng gối đã ướt đẫm nước mắt.
- Chị, chị Hà – Phong vỗ nhẹ vào vai tôi gọi mấy lần tôi mới thoát ra khỏi mớ hồi ức kia, ngơ ngác đáp lại.
- À, ừ gì thế? Em làm xong bài tập về nhà rồi à?
- Chị vẫn đang nghĩ về vụ lúc chiều ạ? Em chỉ bị dọa nạt chút không sao đâu, chuyện cỏn con. Ngày xưa hồi bé em bị trấn lột ở cổng trường chị biết cũng đâu có ủ rũ thế này? Chị chỉ sôi máu chạy đến nhà mấy đứa đó tát chúng nó vài phát là xong mà.
Tôi bật cười, xoa đầu Phong, dịu dàng nói:
- Chị lúc nãy nghe thằng nhóc kia mắng em không có cha mẹ nên chị nghĩ lại vài chuyện không vui của gia đình mình thôi, thiệt thòi cho em rồi. Đến lớp chắc hay bị bạn bè trêu trọc vì chuyện đó lắm mà về không dám kể với chị đúng không?
Phong hơi ngẩn người một chút, có lẽ thằng bé hơi bất ngờ vì hóa ra tôi lại đang nghĩ đến chuyện này. Phong áp tay mình lên bàn tay đang vuốt ve mái tóc thằng bé của tôi.
- Em đâu nhớ được nhiều về cha mẹ nên cũng không biết thế nào là đau thương vì mất cha mẹ cả, em có chị nuôi nấng rồi mà, đâu có thiệt thòi chỗ nào.
Tôi không muốn nhắc tiếp chủ đề này, sợ Phong suy nghĩ nhiều về mấy chuyện buồn hồi nhỏ nên cố tỏ ra vui vẻ, chuyển chủ đề khác.
- Cũng biết công chị nuôi nấng à, tốt tốt, không bõ công chị bao năm kiếm tiền vất vả.
Phong dường như cũng bị kéo theo mà không hề tiếp tục câu chuyện ban nãy, Phong tì lên ghế sofa tôi đang ngả lưng, một tay chống cằm, vui vẻ nói:
- Vậy sau này em cũng kiếm tiền nhiều, nuôi lại chị.
- Ha ha, ngoan, lần nào cũng nói câu này mà không biết bao giờ mới thấy bé Bo của chị đủ tuổi đi kiếm tiền.
- Em sắp phải điền nguyện vọng thi đại học rồi, chị muốn em học trường nào?
- Theo sở thích của em chứ? Sau này em muốn làm gì? Yên tâm, em theo học cái gì chị cũng có thể lo cho em.
- Em muốn tham khảo ý kiến của chị.
- Hừm, nếu theo chị thì chắc là học Y đi, làm bác sĩ vừa danh giá lại vừa lắm tiền. Hồi nhỏ vì mẹ hay ốm nên chị luôn có ước mơ trở thành bác sĩ nhưng tiếc là lớn lên học lại không giỏi nên không đủ điểm thi vào ngành Y.
- Ồ hay thật, trùng hợp em cũng thích theo ngành Y.
- Ôi thật sao? – Tôi xoa đầu Phong khiến mái tóc đen mềm gọn gàng bị rối tung lên – Em chị có khác, sao lại lựa chọn sáng suốt vậy chứ? À còn về vụ em bị dọa nạt chiều nay. – Tôi đổi giọng đanh thép hơn hẳn. – Chị nhất định phải xử lý.
- Ặc, chị vẫn chưa từ bỏ việc đến trường làm ầm lên ạ? – Phong nhún vai nói.
- Đương nhiên không để chuyện này cứ thế mà cho qua được, nhưng chị sẽ bình tĩnh nghĩ ra phương án ổn nhất, em yên tâm.
Tôi đã nói đến vậy Phong cũng chỉ đành ngoan ngoãn gật đầu. Sau khi xua Phong vào phòng đi ngủ sớm, tôi nghĩ mình phải mau chóng tím ra phương án tốt nhất cho chuyện này.
Nếu để yên, có lẽ Phong sẽ tiếp tục bị bắt nạt, nếu nói cho giáo viên để trách phạt lũ trẻ kia, khả năng lớn thằng bé sẽ bị bắt nạt thậm tệ hơn vị bị lũ nhóc kia trả thù. Nếu tôi xử lý không khéo, sẽ khiến đời học sinh của em mình ngày càng tệ hơn.
Nghĩ thì nghĩ vậy nhưng mấy hôm liền tôi vẫn chưa nghĩ ra nên làm thế nào cho ổn thỏa.
- Trợ lý Hà, trợ lý Hà.
- À, dạ? – Tôi giật thót người quay lại, thì ra nãy giờ sếp Mẫn đã gọi tôi mấy lần rồi mà tôi không để ý.
- Cô xếp nhầm tài liệu rồi kìa.
Tôi nhìn xuống tập hồ sơ trong tay đang xếp mới giật mình để lại đúng chỗ
- À, em xin lỗi, em sẽ xếp lại.
- Trợ lý Hà mấy hôm nay có vẻ hay bị mất tập trung, cô có chuyện gì lo lắng sao? – Trợ lý Đức ngồi bên cạnh lo lắng hỏi.
- Em không sao, chuyện gia đình thôi ạ. Em sẽ rút kinh nghiệm để không làm ảnh hưởng tới công việc.
- Ý tôi không phải vậy – Trợ lý Đức cười cười xua tay – Tôi thật lòng quan tâm cô mà. Gia đình cô gặp chuyện gì sao? Tôi nhớ không nhầm thì trợ lý Hà đang sống với em trai thì phải. Gì ấy nhỉ, à cô hay gọi thằng nhóc là bé Bo.
Tôi chỉ mỉm cười lắc đầu. Trợ lý Đức hiểu ý bèn không hỏi gì thêm. Không phải tôi không muốn chia sẻ chuyện gia đình mà là cảm thấy ở giữa công ty, có giám đốc ở đây mà nói “ tôi đang không biết làm sao để đánh nhừ tử mấy thằng oắt con hôm nọ bắt nạt em tôi mà không để em trai tôi bị ảnh hưởng " thì không hay chút nào nên đành im lặng.
Một lúc sau trợ lý Đức ra ngoài, chỉ còn tôi và sếp Mẫn ngồi trong văn phòng. Điều ngoài dự kiến nhất là sếp Mẫn lại chủ động mở miệng hỏi:
- Em trai cô đã khá hơn chưa?
- Dạ? – Tôi lại giật thót mình vì câu hỏi bất ngờ của sếp Mẫn. Trước nay chưa từng thấy anh ta quan tâm hỏi chuyện đời tư của nhân viên, hoặc ít nhất là với tôi. – à, em trai em ổn rồi ạ.
- Cậu bé gặp chuyện gì sao? Tôi cũng không muốn nhân viên của mình cả ngày ngơ ngẩn mất tập trung ảnh hưởng đến công việc. Nếu có khó khăn cô có thể chia sẻ.
Sếp Mẫn à, tôi công nhận anh quả thực là lãnh đạo tốt nhưng mấy chuyện này chia sẻ với anh là tôi ngại nhất đó. Vì nhắc đến là tôi lại bực bội, rất khó giữ hình tượng dịu dàng hằng ngày.
- Thực ra chuyện là hôm trước em bắt gặp thằng bé bị bạn cùng trường bắt nạt. – Dù không muốn nhưng khi sếp Mẫn đã có nhã hứng quan tâm nhân viên, tôi mà dám phớt lờ thì quả là tội lớn – Em đang không biết xử lý thế nào?
- Chỉ vì chuyện này?
- Thì … uhm thằng bé từ nhỏ đã được em bảo bọc quen rồi, gặp phải mấy chuyện này hẳn sẽ chịu ảnh hưởng lớn hơn mấy đứa trẻ khác nên em lo lắng.
Sếp Mẫn mỉm cười nhẹ, gật đầu nói : - Trợ lý Hà là một người chị thật tốt. Vậy cô đến làm việc với nhà trường là được, đó là trách nhiệm của họ.
- Đó mới chính là vấn đề đấy ạ, sau đó thằng bé sẽ bị trả thù ở trường mất thì sao? – Tôi nhận ra mình hơi tự nhiên quá, đang cao giọng nói thì khựng lại, ho hai tiếng lấy lại giọng nhẹ nhàng mọi ngày – à thì, em lo lắng điều đó.
- Cũng đúng – Sếp Mẫn gật đầu tán thành ý kiến của tôi.
Tôi chợt nhận ra điều khác lạ ở đây là hôm nay sếp Mẫn không những có hứng nói chuyện với tôi mà còn có nhã hứng nghe vấn đề gia đình vặt vãnh này của tôi. Có phải không khí ở Việt Nam tươi đẹp này đã thực sự làm thay đổi con người lạnh lùng của anh rồi không Triệu Mẫn?
- Có lẽ thay vì bảo vệ em trai mình mãi thì cô nên thử dạy thằng bé cách tự vệ.
- Bé Bo nhà em đai đen karate ạ.
- Vậy mà vẫn bị bắt nạt?
- Có lẽ do thằng bé quá nhút nhát.
- Em trai cô học trường nào? Tôi có quan hệ khá tốt với giám đốc sở giáo dục thành phố, tôi liên hệ để ông ấy đánh tiếng chú ý một chút với hiệu trưởng có lẽ sẽ ổn hơn.
Tôi không khỏi kinh ngạc, có phải sếp Mẫn sắp sa thải tôi hay làm gì khuất tất có lỗi với tôi nên muốn bù đắp hay không? Bình thường trước đây sếp Mẫn không phải cấp trên độc tài gì nhưng chắc chắn không đủ gần gũi để nói chuyện với nhân viên như dạo này, đặc biệt là hôm nay. Đã thế còn ngỏ lời muốn giúp đỡ tôi? Quá bất thường, không miếng bánh nào tự rơi từ trên trời xuống, chẳng ai giúp không người khác bao giờ hết. Tôi không tin giám đốc Mẫn là kiểu người nhân hậu tới mức thấy bất bình vì một nam sinh còn chưa gặp bao giờ bị bắt nạt nên hành hiệp trượng nghĩa, ra tay cứu giúp.
Nợ ơn huệ lần này sẽ phải trả lại lần khác, tốt nhất tôi không nhận.
- Dạ thằng bé học trường điểm của thành phố nên vài quy định cũng hơi chặt hơn bình thường. Em cám ơn ý tốt của anh nhưng có lẽ em sẽ thử đến nói chuyện với nhà trường trước xem sao ạ. Dù sao cũng là chuyện gây gổ bình thường của học sinh, không có gì to tát ạ.
Tôi hơi cúi đầu, cười cảm ơn sếp Mẫn một cách chân thành nhất có thể. Dù từ chối cũng không thể để sếp Mẫn phật ý vì bị từ chối lòng tốt mới được.
- Uhm, vậy có gì cần giúp đỡ cô có thể nói.
- Vậy,.. giám đốc có thể cho em xin nghỉ ngày mai được không ạ? Em muốn đến trường của bé Bo à ý là em trai em.
- Được.
- Em cám ơn ạ.
Sếp Mẫn vạn tuế, anh nhất định là ông chủ tuyệt vời nhất thế giới này.
Tác giả :
susuho9