Nam Xấu Khó Gả
Chương 61: Tiệc mừng thọ nghênh xuân

Nam Xấu Khó Gả

Chương 61: Tiệc mừng thọ nghênh xuân

Editor: demcodon

Mùng năm tháng ba, Đỗ Ích Sơn mang theo danh sách quà tặng tự mình đến quý phủ Mã Thành An. Mã Thành An đã ra đón từ trước, sau khi mời vào phủ chia ra ngồi xuống vị trí chủ khách.

Đỗ Ích Sơn kêu Vi Trọng Ngạn đưa lên danh sách quà tặng, trước tiên nói vài câu hàn huyên mừng thọ, tiếp theo chuyển đề tài đề nghị: “Đỗ mỗ đến Quảng Ninh đã một năm, cũng không làm được cái gì cho Mã đại nhân. Đợt trước việc Vân Tuyên vào đại lao làm cho đại nhân lo lắng chu toàn. Đỗ mỗ không có gì báo đáp cho nên suy nghĩ thừa dịp ngày sinh thần này làm một bữa tiệc nghênh xuân ở trong Hồi Vân sơn trang của ta mừng thọ cho đại nhân."

Mã Thành An được quan tâm mà lo sợ, vừa liên tiếp nói lời cảm ơn tạ vừa sợ hãi nói: “Điều này sao có thể làm như vậy được. Hầu gia có thể nhớ rõ sinh thần của hạ quan, hạ quan đã vô cùng cảm kích, làm sao dám lại quấy rầy quý phủ, để cho trên dưới vất vả làm tiệc mừng thọ thay ta?"

Đỗ Ích Sơn cười nói: “Đó cũng là lòng riêng của ta, mong đại nhân đồng ý."

Mã Thành An khó hiểu, mặt mũi tràn đầy nghi ngờ hỏi: “Việc này…"

Đỗ Ích Sơn mỉm cười, tỉ mỉ giải thích cho hắn nghe: “Mừng thọ cho đại nhân chính là thứ nhất. Thứ hai là thừa dịp cơ hội tiệc nghênh xuân, trên danh nghĩa mừng thọ cho đại nhân, ta muốn mời tất cả đầu bếp của tửu lâu tiệm ăn trong ngoài phủ Quảng Ninh đến tham gia cuộc thi nấu ăn. Thứ nhất vì náo nhiệt vui mừng, thứ hai cũng muốn sắp xếp thứ tự. Đầu bếp cuối cùng đoạt giải nhất mới có tư cách làm bữa tiệc nghênh xuân cho Mã đại nhân."

Trên mặt Mã Thành An tươi cười nhưng người lại càng hồ đồ, vừa nghe qua cuộc thi nấu ăn này không có quan hệ gì với Đỗ Ích Sơn, tại sao lại nói là lòng riêng của y chứ?

Mã Thành An suy nghĩ một lúc lâu vẫn không hiểu được. Cũng mặc kệ nói như thế nào việc này cũng là Đỗ Ích Sơn làm cho hắn thêm thể diện, đối với hắn chỉ có chỗ tốt chứ không có một chút xấu. Có thể làm cho Hầu gia vất vả chuẩn bị tiệc mừng thọ cho mình còn có gì thể diện hơn việc này. Phải nói đề nghị này thật sự không tệ, trong phủ Quảng Ninh cũng nhiều năm rồi không có làm việc trọng đại như vậy. Nếu như Đỗ Ích Sơn muốn dẫn đầu làm tiệc nghênh xuân hắn tội gì không thuận theo chứ.

Mã Thành An lập tức đồng ý còn nói vô số “làm phiền", vừa cảm thán ở trong lòng: Người có tiền chính là tùy hứng. Lấy ra ngàn lượng bạc làm cuộc thi nấu ăn, quả thật là tiêu tiền mua việc vui.

Mọi chuyện cứ quyết định như vậy, Đỗ Ích Sơn kêu Mã Thành An đừng lo lắng, chỉ cần chờ đến ngày làm thọ tinh của hắn. Ngày mùng mười hôm đó đến Hồi Vân sơn trang ăn tiệc là được.

Mã Thành An liên tục nói lời cảm ơn tiễn Đỗ Ích Sơn ra phủ, không đề cập đến việc trở về đặt một bộ đồ mới.

Hành động này không phải ý tưởng bộc phát của Đỗ Ích Sơn, làm tiệc nghênh xuân và cuộc thi nấu ăn tất cả đương nhiên đều là vì Phương Vân Tuyên.

Thực Cẩm lâu bị niêm phong, Phương Vân Tuyên từ nay về sau không thể mở lại tửu lâu. Chuyện này đặt ở trong lòng trước sau là một cây châm. Mặc kệ trôi qua bao lâu Phương Vân Tuyên cũng sẽ không tiêu tan.

Làm tiệc nghênh xuân thứ nhất có thể cho Phương Vân Tuyên một cái danh chính ngôn thuận có cơ hội làm lại nghề cũ. Thứ hai cũng là muốn rửa sạch oan ức cho hắn, còn cho Thực Cẩm lâu một công bằng.

Đỗ Ích Sơn vẫn luôn sai người âm thầm điều tra dấu vết Lý Đại Sơn để lại, đã điều tra nhiều ngày nhưng không thu hoạch được gì. Rốt cuộc mấy ngày trước đó chỗ Hạ Song Khôi truyền đến tin tức nói gã đã tìm được nhân chứng quan trọng, có thể rửa sạch oan ức cho Phương Vân Tuyên.

Đỗ Ích Sơn lập tức đến bang Hạc Minh hỏi tình hình rõ ràng và thương lượng mấy ngày với Hạ Song Khôi, cảm thấy cứ như vậy báo quan phủ mang mọi chuyện tố giác ra. Mặc dù Phương Vân Tuyên trong sạch nhưng không khỏi cũng quá tiện nghi cho người hãm hại Phương Vân Tuyên.

Tiểu nhân như vậy không lo người trong thiên hạ làm cho y thân bại danh liệt, từ nay về sau không thể xoay người nữa. Làm sao cũng không thể đánh tan mối hận trong lòng.

Đỗ Ích Sơn nghĩ đến Phương Vân Tuyên bị oan hai mươi trượng hình thì hận đến nghiến răng. Lúc ở trong ngục ba tháng Phương Vân Tuyên nhận hết đau khổ. Ngay cả Đỗ Ích Sơn là người chờ ở ngoài nhà giam cũng giống như đang ở trên chảo dầu sôi, suốt ngày bực bội đau lòng, ước gì có thể chịu khổ thay hắn.

Phương Vân Tuyên chịu tội còn rõ ràng ở trước mắt, Đỗ Ích Sơn làm sao cũng không nuốt trôi cơn giận này, thật hận không thể mang người hãm hại Phương Vân Tuyên thiên đao vạn quả.

(Thiên đao vạn quả: hình phạt băm thành trăm mảnh.)

Đỗ Ích Sơn tính toán mấy ngày mới nghĩ ra chủ ý này. Y muốn làm tiệc nghênh xuân, mời tất cả đầu bếp trong ngoài phủ Quảng Ninh đến tỷ thí tay nghề. Cử động này nhất định sẽ hấp dẫn vô số người đến dự thi, hơn nữa đến vì mừng thọ quan to hiển quý Mã Thành An, người tham dự hội nghị có thể vạn kế.

Chỉ cần Phương Vân Tuyên qua năm cửa ải, vượt sáu người, thắng ở trên sân thi đấu. Đến lúc đó chính là cơ hội tốt nhất, làm cho Phương Vân Tuyên danh chính ngôn thuận lộ diện trước mặt người trong thiên hạ; lại tố giác hành động của độc thủ sau màn, xử trí y trước mặt mọi người. Làm như vậy có thể giải hận hơn khi im hơi lặng tiếng xử lý y nhiều.

Tiệc nghênh xuân diễn ra vào ngày mùng mười tháng ba. Đỗ Ích Sơn từ quý phủ Mã Thành An trở về đã bắt đầu chuẩn bị việc này.

Ở bốn cửa thành, đầu đường cuối ngõ, cùng với các nơi được dán bố cáo đều nói đến quy trình chế độ và người có tư cách tham dự cuộc thi nấu ăn. Mặt khác ở cuối cùng ghi chú rõ: Phàm người thắng cuộc thi được thưởng ngàn lượng bạc, và được Tri phủ Mã Thành An tự tay viết tấm biển* “Đệ Nhất Trù Quảng Ninh".

(*Tấm biển: có chữ, treo lên cao.)

Tiền thưởng ngàn lượng cũng rất hấp dẫn, nhưng chỉ có tấm biển kia đã hấp dẫn đầu bếp lớn nhỏ trong ngoài phủ Quảng Ninh đến dự thi.

Bạc chính là vật chết, ngàn lượng bạc mặc dù không tính là số nhỏ. Nhưng rốt cuộc cũng là vật chết, càng tiêu càng ít, nó không thể đẻ ra tiền.

Nhưng tấm biển kia thì khác, lợi ích bên trong có thể lớn hơn bạc rất nhiều. Tri phủ đại nhân tự mình viết “đệ nhất trù" đó là hiệu ứng quảng cáo rất lớn, chỉ cần treo tấm biển lên trên cửa của cửa tiệm, không cần lên tiếng thì các khách hàng sẽ ùn ùn chạy vào trong tiệm. Mặc kệ truyền qua mấy đời nó đều là vật càng truyền càng đáng.

Hai ngày ngắn ngủn, tửu lâu và đầu bếp báo danh đã hơn một trăm, trải qua ba vòng sàng chọn cuối cùng chọn ra ba nhà tửu lâu và ba đầu bếp tiến vào trận chung kết cuối cùng.

Phương Vân Tuyên mơ hồ đã bị Đỗ Ích Sơn đẩy ra ngoài so tài nấu ăn với người trong ba ngày, hắn mới dần dần cảm nhận được một chút. Hắn càng nghĩ càng cảm thấy Đỗ Ích Sơn không giống với người thích náo nhiệt, vô duyên vô cớ tại sao y lại làm tiệc nghênh xuân ở sơn trang như vậy?

Hắn hỏi Đỗ Ích Sơn vài lần đều bị y lấy chuyện bên cạnh nói quanh co cho qua. Phương Vân Tuyên dứt khoát không hỏi nữa, đã nhiều ngày hắn tỷ thí với người. Mỗi ngày đều phải nghĩ nấu món gì, làm sao để thắng, trong lòng lại rất vui sướng.

Không nghĩ tới mình vẫn không bỏ xuống được, Phương Vân Tuyên không khỏi cười khổ. Điều này cũng có lẽ là một cơ hội cuối cùng hắn nấu ăn cho mọi người thưởng thức. Phương Vân Tuyên không muốn bỏ qua, chẳng sợ không thể thắng được. Hắn cũng muốn cố gắng hết sức mới bỏ qua.

Trận chung kết đã quyết định vào mùng mười tháng ba. Ngày hôm đó Hồi Vân sơn trang giăng đèn kết hoa, ở trong sân trước chính đường xây một đài cao. Đỗ Ích Sơn, Mã Thành An và mấy vị thân hào*có uy tín trong phủ Quảng Ninh ngồi ở trên đài cao, Lý Đại Sơn cũng đứng trong hàng đó.

(*Thân hào: người có học thức và người giàu có trong vùng.)

Dưới đài bày ra sáu cái bàn dài, trên bàn bày dụng cụ cắt gọt và gia vị nấu ăn phải dùng, bàn bên cạnh chính là nồi và bếp, xây thêm sáu cái bếp lò tạm thời. Đặc biệt gã sai vặt chờ ở một bên, chờ khi các đầu bếp nấu ăn thì giúp thêm củi vào bếp.

Đây chính là việc trọng đại nhiều năm chưa gặp. Dân chúng trong phủ Quảng Ninh đã sớm nhón chân mong chờ liên tiếp mấy ngày. Từ lúc vòng loại ban đầu đã có không ít dân chúng thôn trấn gần đó đến xem. Hôm nay đến trận chung kết cuối cùng nên dân chúng đến xem náo nhiệt càng là chen lấn đến trong ba tầng ngoài ba tầng.

Đỗ Ích Sơn sai người mở cửa lớn sơn trang ra để các dân chúng tiến vào vòng lên sân khấu. Y lại sai người đặc biệt quản lý trật tự để ngừa xảy ra chuyện chen chúc xô xác, dẫm thương dân chúng.

Đỗ Ích Sơn nhìn tất cả đã chuẩn bị ổn thỏa kêu Vi Trọng Ngạn đến tuyên bố bắt đầu cuộc thi.

Vi Trọng Ngạn cao giọng quát một tiếng mời ba nhà tửu lầu và ba vị đầu bếp tiến vào vòng chung kết cuối cùng.

“Trần Hưng, Tụ Tiên Cư. Triệu Bân, Hối Hải lâu. Lưu Mãn Đường, tửu lâu Mãn Đường Xuân. Ngoài ra còn có ba vị đầu bếp dự thi một mình: Tiền Hải, Tôn Bình, Phương Vân Tuyên."

Khi đọc đến Phương Vân Tuyên thì trên đài ồ lên một trận. Lý Đại Sơn nhảy lên trước tiên kêu: “Phương Vân Tuyên? Tại sao lại bỏ tên tai họa này vào? Các ngươi không sợ ăn vào chết người à? Ta vẫn còn sợ đấy, mau lôi cổ đưa người này đi ra ngoài, lôi cổ đi ra ngoài!"

Dân chúng dưới đài cũng khe khẽ nói nhỏ: “Thực Cẩm lâu mở ra rất tốt, đột nhiên lại bị niêm phong nghe nói là đồ ăn ở đây không sạch sẽ, ăn sẽ chết người. Ai da, đầu bếp làm ra đồ ăn như vậy tôi cũng không dám ăn. Cho dù được ăn ngon nhưng cũng không quan trọng bằng mạng nhỏ, đúng không?"

Một người khác cũng phụ hoạ theo: “Còn không phải sao? Mệt ta lúc trước còn thường xuyên đi Thực Cẩm lâu ăn cơm, nghe nói nhà hắn xảy ra chuyện thật sự là hối hận đến ruột xanh, còn cố ý mời lang trung đến bắt mạch. Lúc này mới yên bụng."

Lại một người hỏi: “Nói một hồi lang trung khám ra ngươi có tật xấu gì, thật sự là ăn đồ ăn không sạch sẽ? Ăn vào bị bệnh gì?"

“Vậy thật sự không có, chỉ nói quá nóng trong người, viết cho ta hai đơn lạnh trà uống."

Mọi người đều mắng: “Phi! Không có việc gì ngươi nói làm chi?"

Trần Hưng cũng nhân cơ hội quát to, chỉ vào Phương Vân Tuyên trách mắng: “Ta nhớ rõ Tri phủ đại nhân đã từng ra lệnh không cho Phương Vân Tuyên mở lại tửu lâu. Một người đầu bếp nấu ăn làm cho người ăn bị bênh thì có tư cách gì tới nơi này dự thi? Còn không lôi ra ngoài chờ cái gì? Ta đứng chung một chỗ với hắn còn cảm thấy khó coi!"

Lý Đại Sơn liên tiếp nói đúng vậy, lại liên tiếp gọi người lập tức muốn lôi cổ Phương Vân Tuyên ra ngoài.

Vẻ mặt Mã Thành An ngượng nghịu, hắn nhìn Đỗ Ích Sơn khó xử nói: “Hầu gia, việc này…"

Đỗ Ích Sơn nhẹ nhàng mỉm cười đứng dậy cao giọng nói dưới đài: “Chư vị, trong chuyện của Thực Cẩm lâu có chứa nhiều điểm đáng ngờ. Phương lão bản cũng là bị người oan uổng. Đỗ mỗ có thể đảm bảo đồ ăn Thực Cẩm lâu không bao giờ có chút vấn đề. Nếu như chư vị không tin, một lát bưng đồ ăn lên cứ nhường Đỗ mỗ nếm trước. Nếu không có việc gì sẽ để cho các vị nếm thử."

Lời Đỗ Ích Sơn vừa nói ra Trần Hưng trước tiên sợ tới mức co rụt lại cổ. Chuyện đó y làm rất cẩn thận, không có khả năng tìm ra chứng cớ. Trần Hưng nghi ngờ một lát lại yên lòng thầm nghĩ lời này của Đỗ Ích Sơn, hơn phân nửa là tìm lý do giải vây cho Phương Vân Tuyên.

Trần Hưng nhẹ nhàng thở ra sắc mặt như thường, tiếp tục kêu: “Hầu gia nói thật nhẹ, ngài nói oan uổng chính là oan uổng à? Đây không phải rõ ràng chỉ trích Mã đại nhân làm việc bất lợi, không thể thẩm tra án kiện rõ ràng ư?"

Lý Đại Sơn cũng nói xen vào: “Phương Vân Tuyên oan uổng chỗ nào? Cả nhà lớn nhỏ của ta bị thượng thổ hạ tả, có đồ ăn Thực Cẩm lâu làm chứng. Chỗ nào oan uổng hắn? Rõ ràng là nói xạo!"

Mờ ám dùng chút thủ đoạn bỉ ổi hãm hại người, lại làm trò trước mặt mọi người dùng ngôn ngữ châm ngòi quan hệ mình và Mã Thành An. Tên tiểu nhân này, hôm nay để cho ngươi có đến mà không có về. Đỗ Ích Sơn lạnh lùng quét mắt liếc Trần Hưng một cái nhẹ nhàng mỉm cười. Trước mắt còn không phải lúc trừng trị y (TH), vả lại để cho y (TH) nhảy nhót thêm một lát.
Tác giả : Thẩm Như
5/5 của 1 đánh giá

Bình luận

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi
Nguyen 2 năm trước
Đã ra chap mới rồi nhé mọi người, link đây nha: bit.ly/newchap247

Truyện cùng thể loại