Năm Tháng Tĩnh Lặng, Kiếp Này Bình Yên
Chương 10: Đạo tràng bồ đề
Chúng ta bước ra từ nơi hồng trần sâu thẳm nhất, băng qua ngàn non vạn nước; chỉ vì muốn đến kịp một cuộc ước hẹn của Thiền Phật. Chỉ vì ở bờ bên kia của cảnh xuân, ước chừng là phong cảnh hoa sen bừng nở. Núi xanh vạn dặm, nằm ngủ như Phật, vách đá giữ lời hẹn ước, cỏ cây có linh tính, thú điểu hiểu từ bi, vạn vật thế gian đều có Phật tính không thể nói ra. Cổ sát lâu đài ở chốn sâu rừng Thiền, là chốn về yên tĩnh cho những mây trôi chân trời, khách qua đường giữa nhân gian. Tại nơi này, có thể nhìn thấy những cao tăng tay chống thiền trượng, thong thả đến đi trong mây. Có thể nhìn thấy những khách dâng hương lưng đeo tay nải, dạo bước chầm chậm trên cổ đạo. Những biển biếc của ngày hâm qua, là nương dâu của ngày hôm nay; những ly tán của phút này, là tương phùng của ngày mai. Đạo Phật từ bi dạy chúng ta học cách buông bỏ, hiểu lòng cảm ân.
Phật quốc Phổ Đà
Sinh mệnh là một chuyến viễn hành mênh mang trong vắt, nhét những văn nhân và lịch sử vào tay nải, mang theo những tư tưởng và tình cảm ôn hòa, suốt dọc đường vừa vội vã hối hả rong ruổi, lại vừa nhàn nhã dạo bước, bốn mùa lưu chuyển, sương gió không hối hận. Khi lạnh lẽo đi tìm phồn hoa, trong hào quang đi tìm thanh đạm. Khi xa cách mong ước cuồng nhiệt, trong huyên náo ngưỡng mộ tĩnh lặng.
Ngày tháng bốn mùa, cảnh vật nhân gian đều chuyển tải khí vị tự nhiên của non nước, chứa đựng chân ý vô cùng của tuế nguyệt. Phong cảnh như một trạm dịch trên con đường nhân sinh, mỗi chuyến lưu đày đều giúp bạn đi từ tuổi trẻ tới trưởng thành, từ nông nổi tới sâu sắc, từ nóng vội tới trấn tĩnh. Một trạm này, đích đến là đạo tràng Quan Âm – núi Phổ Đà, nơi có Thiền cảnh bồ đề, được xưng tụng là Hải Thiên Phật Quốc.
Khi đến, không cần mang theo một trái tim tham Thiền ngộ đạo, gió nơi này sẽ tẩy sạch bụi trần cho bạn, cho dù bạn chỉ là xương cốt phàm tục, linh hồn cũng có thể trong sạch như hoa sen. Phóng tầm mắt ngắm nước xanh núi xa, đưa lại gần nhìn rừng Thiền bóng Phật, chỉ trong khoảnh khắc ngắn ngủi, nỗi buồn đau của ngày hôm qua đổi thành sự thông suốt của ngày hôm nay, những mê đắm của quá khứ đổi thành sự thức tỉnh của giờ khắc này. Đây chính là Phật quốc, là Thiền cảnh, bạn không cần thực sự truy tìm sự yên tĩnh, mà vẫn có thể cảm nhận được sự siêu phàm thoát tục của chùa miếu, bạn không cần cố ý học lòng khoan dung, mà vẫn có thể lĩnh ngộ sâu sắc sự từ bi của hoa sen.
Đi qua những con đường nhỏ của núi rừng, hàng tùng bách cổ thụ xanh biếc hai bên đường, vì đã nhuộm hương khói của Phật Đà nên cũng trầm ngâm như mang đầy Thiền ý. Tiếng chuông trống vang vọng, đánh thức những linh hồn còn đang lạc lối, Phạn âm chuốc say những tư tưởng vốn nóng vội, lúc này Phổ Tề thiền tự đã mở cánh cửa thâm nghiêm trang trọng chờ bạn, bày ra phong cảnh thanh tịnh vô trần, cũng kể cho bạn nghe câu chuyện gió mưa của trăm ngàn năm. Hoa sen trong đầm Hải Ấn mơ màng hé nở, dù là cô độc như nước, cũng mỉm cười mọc giữa lòng nước. Làm một đóa sen ngủ trước Phật là mong ước đời này của biết bao chúng sinh, ướp đẫm đàn hương cổ mộc, lặng nghe kinh kệ Phạn âm, bầu bạn với chuông sớm trống chiều, không cần nhập thế, không cầu danh vọng.
Bước vào điện Đại Viên Thông, khi bạn ngẩng đầu đối mặt với Quan Âm Bồ Tát trong điện, chỉ trong sát na, đã có thể khiến bạn tự tưởng tượng rằng, ngài kiên trì ngồi trên đài sen là để đợi bạn đến, đây là duyên phận không hẹn ước nhưng lại tương phùng, nên càng ghi nhớ khắc sâu. Trên hai vách tường đông tây có Bồ Tát đủ mọi hình dạng, được gọi là Quan Âm, dùng những thân phận khác nhau để giáo hóa thế nhân. Cho dù là một hạt bụi trần nhỏ nhoi, ngài cũng sẽ ban cho bạn sự thương xót và từ bi như thế, khiến cho Phật quang phổ chiếu đến sinh mệnh và linh hồn bé mọn của bạn.
Nếu nói vì muốn thắp nén nhang trên chùa Tuệ Tề nên mới leo lên núi Phật Đỉnh, chẳng thà nói là bị mê hoặc bởi mây mù trùng trùng trước mặt còn hơn. Ngọn núi Phật Đỉnh như ảo như mộng chìm trong biển mây mù khói, phảng phất như chốn non bồng tiên cảnh, sẽ khiến bạn không kìm được ham muốn đi xuyên qua biểu tượng của tầng mây đó, đến với chân thân của nó. Tự do giữa tầng mây, bước đi nhẹ nhàng, ảo cảnh thần kỳ như thế đủ để khiến bạn vứt bỏ hết thảy công lao và những thứ quý giá trên thế gian, cam tâm tình nguyện trả trước một đời để chìm đắm nơi này. Cho dù khi tỉnh lại, thế nhân đã đổi khác, biển biếc hóa nương dâu, cũng không hề hối hận.
Trong gió nhẹ mưa bụi, vừa hay trước mắt xuất hiện một họa quyển ngàn năm, tên của bức họa là: Đa thiểu lâu đài yên vũ trung (Biết bao lâu đài trong mưa khói). Đi qua núi rừng và biển mây trong bức họa, vô số lâu đài chùa miếu sẽ giải phóng hoàn toàn những kỳ ảo và Thiền ý, một cảm giác tinh khiết và ung dung hiện hữu khiến cho ta và sự vật cùng quên nhau. Mà lúc này, bạn sẽ tưởng tượng mình là một cao tăng đắc đạo, tay nắm thiền trượng, đi đi lại lại xuyên qua mây. Trong khoảnh khắc, bờ bên này là hoa sen tịnh thổ, bờ bên kia là hồng trần vạn trượng.
Đi trên đường vòng quanh co trong rừng, lắng nghe tiếng tiếng sóng lô xô, cảm tạ trời đất thuần túy, trong lúc hữu ý vô ý, không biết một phong cảnh nào đó lại có liên quan đến sinh mệnh. Cuộc gặp gỡ ở chùa Pháp Vũ chẳng phải là ngẫu nhiên, cũng không phải là tất nhiên, có lẽ bạn sẽ không dừng bước lại một cách nặng tình, nhưng nhất định không thể bỏ lỡ một cách hờ hững. Lầu gác trập trùng tọa lạc sâu tít trong mây, cảnh tượng cao xa, khí tượng phi phàm, bên trong đó chứa đựng muôn vàn tượng Phật, nghiêm trang diệu pháp.
Vân Thủy Thiền Tâm, nghìn năm lưu chuyển, có thuyết nói nơi này Quan Âm đã từng hiện thân, nơi này cao tăng Từ Hàng[1] đã từng phổ độ. Có người đến, rồi lại đi, chỉ là khách qua đường nơi chân trời. Có người đi, rồi lại về, làm người ở lại tự viện này. Gió nhẹ như nước, nơi đây không thích hợp để đối tửu trường ca, trăng sáng vô trần, nơi đây chỉ cho phép tĩnh tọa nghe Thiền. Rời đi theo con đường đã đến, kiếm tìm phong cảnh tươi sáng hơn ở phía trước, quá trình ngoái nhìn hàm chứa một phần của sự thức tỉnh, khiến bạn cảm thấy đời người như Thiền, càng dấn sâu càng cô độc, thế vị như trà, càng uống càng nhạt nhẽo.
[1] Cao tăng Từ Hàng hay đạo nhân Từ Hàng là một cách gọi khác của Quan Âm Bồ Tát.
Phong cảnh dừng lại, nhưng suy nghĩ vẫn chuyển động, cùng sóng bước với nó còn có đôi mắt, cả hai đều đang dõi tìm ở phía xa. Tượng đồng Nam Hải Quán Thế Âm dùng hào quang muôn trượng của người để lôi kéo và giữ lại linh hồn của chúng sinh, để bạn tiến lại gần ngài, với một lòng thành kính khôn xiết từ bấy lâu nay. Khoảng cách xa đến gần này, khiến bạn không dám lơ là chút nào, chỉ sợ chớp mi một cái, ngài sẽ quay người, đi lướt qua bạn. Cho đến khi bạn đứng dưới đài sen của ngài, ngước mắt nhìn ngài, cùng nghe thấy hơi thở của nhau, mới có thể thực sự an nhiên thanh thản.
Quá trình không lời ấy như mây trắng nhô trên đầu núi, tựa như hoa nở gặp Phật, khiến vạn vật thư thái, hương thầm lan toả. Không cần chùa miếu che chắn, không cần lầu gác trang hoàng, Nam Hải Quan Âm đứng giữa trời đất bao la, bình thản ung dung nhìn vạn vật phồn hoa, độ hóa cho hết thảy chúng sinh của Đại Thiên thế giới. Một lần gặp gỡ vậy thôi, dù tương lai vật đổi sao dời, cũng không thể quên ngài, dù sau này cách trở vạn nước ngàn non, bạn cũng chưa hề xa ngài. Cho dù nhân thế hỗn loạn khiến bạn xa rời yêu hận, xóa nhòa buồn vui, cái liếc mắt đầy thiện ý hiền từ của ngài, cũng đủ khiến bạn từ đây chỉ muốn tồn tại một cách thuần khiết, sống một cách từ bi.
Có cơn gió nhẹ thoảng qua thổi tà áo của người khách qua đường phơ phất, đó là một kiểu lôi kéo không lời. Chỉ nghe thấy tiếng lá tre xào xạc, dường như đang nhắc nhở bạn nơi này còn có một chốn thâm u không thể bỏ lỡ. Rừng Tử Trúc là nơi Quan Âm ngồi thiền tu luyện, mặc dù không thể tìm thấy tiên cốt thanh cao của ngài trong rừng trúc vi vu tiếng gió, nhưng lại có thể cảm nhận được bóng dáng vô hình huyền ảo của ngài tồn tại ở khắp mọi nới trong bầu không khí. Ngẩng đầu nhìn tầm biển gỗ bên trên viết “Bất khẳng khứ Quan Âm viện", danh xưng khác biệt này gợi người ta nhớ đến nguồn gốc của nó.
Năm thứ hai niên hiệu Trinh Minh đời Hậu Lương, nhà sư người Nhật – Tuệ Ngạc rước tượng Quan Âm từ Ngũ Đài Sơn về nước, đi thuyền qua biển Phổ Đà gặp phải cản trở, cho rằng Bồ Tát không muốn đi về phía Đông bèn để lại pho tượng Phật bên bờ, sau có một cư dân họ Trương tiến cúng, xây dựng nên tòa “Bất khẳng khứ Quan Âm viện". (Viện Quan Âm không chịu đi) Dạo quanh trong thiền viện vô trần, tâm cũng theo đó mà tĩnh tại, dường như một cây nhang cũng có thể thiêu đốt những năm tháng trôi xa, một chiếc mõ cũng có thể đánh thức thời gian tịch mịch, một quyển kinh cũng có thể thay đổi số mệnh đã định, một ống sáo trúc cũng có thể thổi tan lời thề hẹn non nước.
Tiếng chuông là một kiểu kêu gọi, cũng là một kiểu vẫy tay từ biệt, thời gian lúc này dường như không cho phép bạn dừng lại quá lâu, bất cứ sự lưu luyến nào cũng đều bị coi là phiền nhiễu. Đều nói năm tháng ngắn ngủi, nhìn lại quá khứ, rốt cuộc là thời gian đuổi bạn đi xa, hay bạn đã lướt qua ngày tháng? Có lẽ đức Phật cũng không thể cho bạn một đáp án chính xác, nếu quá khứ đã thành hồi ức, vậy hãy trân trọng tương lai, bởi vì tương lai ẩn chứa những thiền cơ sâu sắc hơn nữa. Núi Phổ Đà, bao nhiêu người từng đến nơi này, không kìm được ham muốn vứt bỏ hết ngày tháng của thế tục, lại có biết bao nhiêu người đến nơi này, vô tình quên lãng mọi phồn hoa của chốn đô thành. Mà hết thảy, đều có nhân quả, đều là số mệnh.
Duyên đến duyên đi như thủy triều lên xuống, lúc đến sóng xô trùng trùng, dào dạt vỗ bờ, khi đi biển biếc sóng xanh, trấn tĩnh ung dung. Một chuyến đi để chứng ngộ cho một lần vượt qua thử thách, một lần tìm kiếm trở thành một phần hoàn mỹ. Nhiều năm về sau, Phổ Đà trong ký ức là một bình rượu ngon được nút kín, không màu cũng không vị; là một khúc huyền ca lâm ly, không điệu cũng không âm; là một hạt bụi trần phiêu lãng, không đến cũng không về.
Nga My tươi đẹp
Chặng đường nhân sinh của mỗi con người, đều là đi vào và ra khỏi trần thế, trong suốt chặng đường đó, người ta cảm nhận được sự ý vị nên thơ giữa trong và ngoài giấc mộng. Đi qua những ngõ ngách nhỏ hẹp của cuộc sống, vươn tới những không gian xa hơn, non xanh vạn dặm, sông dài trăm đời, gió mây vô cùng vô tận thu trọn trong
tầm mắt. Cảnh tượng của hiện tại hết thảy đều đổ bộ xuống núi Nga My – ngọn núi có danh xưng “Nga My thiên hạ tú". Nga My[2], chỉ đọc hai từ này, ta đã cảm thấy như một nàng thiếu nữ thanh tao không vướng bụi trần, có hàng lông mày mềm mại, phong thái uyển chuyển, tự tại vụt qua trên ảo cảnh mênh mang sương khói, giữa đỉnh non cao trăng sáng như gương.
[2] Nga My: Lông mày của người đẹp.
Thời gian giống như một dòng chảy trong vắt, cuồn cuộn không ngừng; cảnh vật hưng thịnh một cách hân hoan, sinh sôi bất tận. Núi Nga My xa xôi, tựa như một miếng mỹ ngọc không tì vết khảm vào trời đất, tư thế tựa sen, tinh thần tựa Phật, xuyên qua lớp áo khăn mỏng mảnh của khách vãng lai, tới thẳng nơi sâu thẳm của linh hồn. Nhìn tầng không cao xa, sông núi vạn cổ, bạn sẽ thấu hiểu một cách sâu sắc, nhân sinh là một kiểu “xả thủ" (giữ lấy và từ bỏ), muốn có một thế gian thuần túy, tĩnh lặng như nước, thì phải từ bỏ ngũ vị[3] hồng trần, khói lửa nhân gian.
[3] Ngũ vị là cay, đắng, ngọt, mặn, chua, ngũ vị hồng trần để chỉ mọi trạng thái sướng khổ vui buồn của đời người.
Có người lưng đeo túi thơ, có người tay chống thiền trượng, có người vác cây cổ cầm, có người cầm thanh kiếm lẻ, bọn họ đi qua gió Đường mưa Tống, mang theo trần ai của trời Nam đất Bắc, cùng với hoàng hôn của mỗi ngày, trải hết gió sương mưa tuyết của mỗi mùa. Có sự sáng tỏ như Dương Xuân Bạch Tuyết, thấu triệt như Vân Thủy Thiền Tâm, cũng có sự lạnh mát như nước chảy hoa trôi, khoáng đạt như ân oán sòng phẳng. Tháng ngày đã qua đậu lại trên cơ thể, đến đến đi đi, đều là khách qua đường chốn nhân gian, chỉ có tiên cảnh Nga My này, Phật quang trên Kim Đỉnh, trước sau vẫn chưa từng thay đổi dung nhan của ngày hôm qua.
Phật quốc Phổ Đà
Sinh mệnh là một chuyến viễn hành mênh mang trong vắt, nhét những văn nhân và lịch sử vào tay nải, mang theo những tư tưởng và tình cảm ôn hòa, suốt dọc đường vừa vội vã hối hả rong ruổi, lại vừa nhàn nhã dạo bước, bốn mùa lưu chuyển, sương gió không hối hận. Khi lạnh lẽo đi tìm phồn hoa, trong hào quang đi tìm thanh đạm. Khi xa cách mong ước cuồng nhiệt, trong huyên náo ngưỡng mộ tĩnh lặng.
Ngày tháng bốn mùa, cảnh vật nhân gian đều chuyển tải khí vị tự nhiên của non nước, chứa đựng chân ý vô cùng của tuế nguyệt. Phong cảnh như một trạm dịch trên con đường nhân sinh, mỗi chuyến lưu đày đều giúp bạn đi từ tuổi trẻ tới trưởng thành, từ nông nổi tới sâu sắc, từ nóng vội tới trấn tĩnh. Một trạm này, đích đến là đạo tràng Quan Âm – núi Phổ Đà, nơi có Thiền cảnh bồ đề, được xưng tụng là Hải Thiên Phật Quốc.
Khi đến, không cần mang theo một trái tim tham Thiền ngộ đạo, gió nơi này sẽ tẩy sạch bụi trần cho bạn, cho dù bạn chỉ là xương cốt phàm tục, linh hồn cũng có thể trong sạch như hoa sen. Phóng tầm mắt ngắm nước xanh núi xa, đưa lại gần nhìn rừng Thiền bóng Phật, chỉ trong khoảnh khắc ngắn ngủi, nỗi buồn đau của ngày hôm qua đổi thành sự thông suốt của ngày hôm nay, những mê đắm của quá khứ đổi thành sự thức tỉnh của giờ khắc này. Đây chính là Phật quốc, là Thiền cảnh, bạn không cần thực sự truy tìm sự yên tĩnh, mà vẫn có thể cảm nhận được sự siêu phàm thoát tục của chùa miếu, bạn không cần cố ý học lòng khoan dung, mà vẫn có thể lĩnh ngộ sâu sắc sự từ bi của hoa sen.
Đi qua những con đường nhỏ của núi rừng, hàng tùng bách cổ thụ xanh biếc hai bên đường, vì đã nhuộm hương khói của Phật Đà nên cũng trầm ngâm như mang đầy Thiền ý. Tiếng chuông trống vang vọng, đánh thức những linh hồn còn đang lạc lối, Phạn âm chuốc say những tư tưởng vốn nóng vội, lúc này Phổ Tề thiền tự đã mở cánh cửa thâm nghiêm trang trọng chờ bạn, bày ra phong cảnh thanh tịnh vô trần, cũng kể cho bạn nghe câu chuyện gió mưa của trăm ngàn năm. Hoa sen trong đầm Hải Ấn mơ màng hé nở, dù là cô độc như nước, cũng mỉm cười mọc giữa lòng nước. Làm một đóa sen ngủ trước Phật là mong ước đời này của biết bao chúng sinh, ướp đẫm đàn hương cổ mộc, lặng nghe kinh kệ Phạn âm, bầu bạn với chuông sớm trống chiều, không cần nhập thế, không cầu danh vọng.
Bước vào điện Đại Viên Thông, khi bạn ngẩng đầu đối mặt với Quan Âm Bồ Tát trong điện, chỉ trong sát na, đã có thể khiến bạn tự tưởng tượng rằng, ngài kiên trì ngồi trên đài sen là để đợi bạn đến, đây là duyên phận không hẹn ước nhưng lại tương phùng, nên càng ghi nhớ khắc sâu. Trên hai vách tường đông tây có Bồ Tát đủ mọi hình dạng, được gọi là Quan Âm, dùng những thân phận khác nhau để giáo hóa thế nhân. Cho dù là một hạt bụi trần nhỏ nhoi, ngài cũng sẽ ban cho bạn sự thương xót và từ bi như thế, khiến cho Phật quang phổ chiếu đến sinh mệnh và linh hồn bé mọn của bạn.
Nếu nói vì muốn thắp nén nhang trên chùa Tuệ Tề nên mới leo lên núi Phật Đỉnh, chẳng thà nói là bị mê hoặc bởi mây mù trùng trùng trước mặt còn hơn. Ngọn núi Phật Đỉnh như ảo như mộng chìm trong biển mây mù khói, phảng phất như chốn non bồng tiên cảnh, sẽ khiến bạn không kìm được ham muốn đi xuyên qua biểu tượng của tầng mây đó, đến với chân thân của nó. Tự do giữa tầng mây, bước đi nhẹ nhàng, ảo cảnh thần kỳ như thế đủ để khiến bạn vứt bỏ hết thảy công lao và những thứ quý giá trên thế gian, cam tâm tình nguyện trả trước một đời để chìm đắm nơi này. Cho dù khi tỉnh lại, thế nhân đã đổi khác, biển biếc hóa nương dâu, cũng không hề hối hận.
Trong gió nhẹ mưa bụi, vừa hay trước mắt xuất hiện một họa quyển ngàn năm, tên của bức họa là: Đa thiểu lâu đài yên vũ trung (Biết bao lâu đài trong mưa khói). Đi qua núi rừng và biển mây trong bức họa, vô số lâu đài chùa miếu sẽ giải phóng hoàn toàn những kỳ ảo và Thiền ý, một cảm giác tinh khiết và ung dung hiện hữu khiến cho ta và sự vật cùng quên nhau. Mà lúc này, bạn sẽ tưởng tượng mình là một cao tăng đắc đạo, tay nắm thiền trượng, đi đi lại lại xuyên qua mây. Trong khoảnh khắc, bờ bên này là hoa sen tịnh thổ, bờ bên kia là hồng trần vạn trượng.
Đi trên đường vòng quanh co trong rừng, lắng nghe tiếng tiếng sóng lô xô, cảm tạ trời đất thuần túy, trong lúc hữu ý vô ý, không biết một phong cảnh nào đó lại có liên quan đến sinh mệnh. Cuộc gặp gỡ ở chùa Pháp Vũ chẳng phải là ngẫu nhiên, cũng không phải là tất nhiên, có lẽ bạn sẽ không dừng bước lại một cách nặng tình, nhưng nhất định không thể bỏ lỡ một cách hờ hững. Lầu gác trập trùng tọa lạc sâu tít trong mây, cảnh tượng cao xa, khí tượng phi phàm, bên trong đó chứa đựng muôn vàn tượng Phật, nghiêm trang diệu pháp.
Vân Thủy Thiền Tâm, nghìn năm lưu chuyển, có thuyết nói nơi này Quan Âm đã từng hiện thân, nơi này cao tăng Từ Hàng[1] đã từng phổ độ. Có người đến, rồi lại đi, chỉ là khách qua đường nơi chân trời. Có người đi, rồi lại về, làm người ở lại tự viện này. Gió nhẹ như nước, nơi đây không thích hợp để đối tửu trường ca, trăng sáng vô trần, nơi đây chỉ cho phép tĩnh tọa nghe Thiền. Rời đi theo con đường đã đến, kiếm tìm phong cảnh tươi sáng hơn ở phía trước, quá trình ngoái nhìn hàm chứa một phần của sự thức tỉnh, khiến bạn cảm thấy đời người như Thiền, càng dấn sâu càng cô độc, thế vị như trà, càng uống càng nhạt nhẽo.
[1] Cao tăng Từ Hàng hay đạo nhân Từ Hàng là một cách gọi khác của Quan Âm Bồ Tát.
Phong cảnh dừng lại, nhưng suy nghĩ vẫn chuyển động, cùng sóng bước với nó còn có đôi mắt, cả hai đều đang dõi tìm ở phía xa. Tượng đồng Nam Hải Quán Thế Âm dùng hào quang muôn trượng của người để lôi kéo và giữ lại linh hồn của chúng sinh, để bạn tiến lại gần ngài, với một lòng thành kính khôn xiết từ bấy lâu nay. Khoảng cách xa đến gần này, khiến bạn không dám lơ là chút nào, chỉ sợ chớp mi một cái, ngài sẽ quay người, đi lướt qua bạn. Cho đến khi bạn đứng dưới đài sen của ngài, ngước mắt nhìn ngài, cùng nghe thấy hơi thở của nhau, mới có thể thực sự an nhiên thanh thản.
Quá trình không lời ấy như mây trắng nhô trên đầu núi, tựa như hoa nở gặp Phật, khiến vạn vật thư thái, hương thầm lan toả. Không cần chùa miếu che chắn, không cần lầu gác trang hoàng, Nam Hải Quan Âm đứng giữa trời đất bao la, bình thản ung dung nhìn vạn vật phồn hoa, độ hóa cho hết thảy chúng sinh của Đại Thiên thế giới. Một lần gặp gỡ vậy thôi, dù tương lai vật đổi sao dời, cũng không thể quên ngài, dù sau này cách trở vạn nước ngàn non, bạn cũng chưa hề xa ngài. Cho dù nhân thế hỗn loạn khiến bạn xa rời yêu hận, xóa nhòa buồn vui, cái liếc mắt đầy thiện ý hiền từ của ngài, cũng đủ khiến bạn từ đây chỉ muốn tồn tại một cách thuần khiết, sống một cách từ bi.
Có cơn gió nhẹ thoảng qua thổi tà áo của người khách qua đường phơ phất, đó là một kiểu lôi kéo không lời. Chỉ nghe thấy tiếng lá tre xào xạc, dường như đang nhắc nhở bạn nơi này còn có một chốn thâm u không thể bỏ lỡ. Rừng Tử Trúc là nơi Quan Âm ngồi thiền tu luyện, mặc dù không thể tìm thấy tiên cốt thanh cao của ngài trong rừng trúc vi vu tiếng gió, nhưng lại có thể cảm nhận được bóng dáng vô hình huyền ảo của ngài tồn tại ở khắp mọi nới trong bầu không khí. Ngẩng đầu nhìn tầm biển gỗ bên trên viết “Bất khẳng khứ Quan Âm viện", danh xưng khác biệt này gợi người ta nhớ đến nguồn gốc của nó.
Năm thứ hai niên hiệu Trinh Minh đời Hậu Lương, nhà sư người Nhật – Tuệ Ngạc rước tượng Quan Âm từ Ngũ Đài Sơn về nước, đi thuyền qua biển Phổ Đà gặp phải cản trở, cho rằng Bồ Tát không muốn đi về phía Đông bèn để lại pho tượng Phật bên bờ, sau có một cư dân họ Trương tiến cúng, xây dựng nên tòa “Bất khẳng khứ Quan Âm viện". (Viện Quan Âm không chịu đi) Dạo quanh trong thiền viện vô trần, tâm cũng theo đó mà tĩnh tại, dường như một cây nhang cũng có thể thiêu đốt những năm tháng trôi xa, một chiếc mõ cũng có thể đánh thức thời gian tịch mịch, một quyển kinh cũng có thể thay đổi số mệnh đã định, một ống sáo trúc cũng có thể thổi tan lời thề hẹn non nước.
Tiếng chuông là một kiểu kêu gọi, cũng là một kiểu vẫy tay từ biệt, thời gian lúc này dường như không cho phép bạn dừng lại quá lâu, bất cứ sự lưu luyến nào cũng đều bị coi là phiền nhiễu. Đều nói năm tháng ngắn ngủi, nhìn lại quá khứ, rốt cuộc là thời gian đuổi bạn đi xa, hay bạn đã lướt qua ngày tháng? Có lẽ đức Phật cũng không thể cho bạn một đáp án chính xác, nếu quá khứ đã thành hồi ức, vậy hãy trân trọng tương lai, bởi vì tương lai ẩn chứa những thiền cơ sâu sắc hơn nữa. Núi Phổ Đà, bao nhiêu người từng đến nơi này, không kìm được ham muốn vứt bỏ hết ngày tháng của thế tục, lại có biết bao nhiêu người đến nơi này, vô tình quên lãng mọi phồn hoa của chốn đô thành. Mà hết thảy, đều có nhân quả, đều là số mệnh.
Duyên đến duyên đi như thủy triều lên xuống, lúc đến sóng xô trùng trùng, dào dạt vỗ bờ, khi đi biển biếc sóng xanh, trấn tĩnh ung dung. Một chuyến đi để chứng ngộ cho một lần vượt qua thử thách, một lần tìm kiếm trở thành một phần hoàn mỹ. Nhiều năm về sau, Phổ Đà trong ký ức là một bình rượu ngon được nút kín, không màu cũng không vị; là một khúc huyền ca lâm ly, không điệu cũng không âm; là một hạt bụi trần phiêu lãng, không đến cũng không về.
Nga My tươi đẹp
Chặng đường nhân sinh của mỗi con người, đều là đi vào và ra khỏi trần thế, trong suốt chặng đường đó, người ta cảm nhận được sự ý vị nên thơ giữa trong và ngoài giấc mộng. Đi qua những ngõ ngách nhỏ hẹp của cuộc sống, vươn tới những không gian xa hơn, non xanh vạn dặm, sông dài trăm đời, gió mây vô cùng vô tận thu trọn trong
tầm mắt. Cảnh tượng của hiện tại hết thảy đều đổ bộ xuống núi Nga My – ngọn núi có danh xưng “Nga My thiên hạ tú". Nga My[2], chỉ đọc hai từ này, ta đã cảm thấy như một nàng thiếu nữ thanh tao không vướng bụi trần, có hàng lông mày mềm mại, phong thái uyển chuyển, tự tại vụt qua trên ảo cảnh mênh mang sương khói, giữa đỉnh non cao trăng sáng như gương.
[2] Nga My: Lông mày của người đẹp.
Thời gian giống như một dòng chảy trong vắt, cuồn cuộn không ngừng; cảnh vật hưng thịnh một cách hân hoan, sinh sôi bất tận. Núi Nga My xa xôi, tựa như một miếng mỹ ngọc không tì vết khảm vào trời đất, tư thế tựa sen, tinh thần tựa Phật, xuyên qua lớp áo khăn mỏng mảnh của khách vãng lai, tới thẳng nơi sâu thẳm của linh hồn. Nhìn tầng không cao xa, sông núi vạn cổ, bạn sẽ thấu hiểu một cách sâu sắc, nhân sinh là một kiểu “xả thủ" (giữ lấy và từ bỏ), muốn có một thế gian thuần túy, tĩnh lặng như nước, thì phải từ bỏ ngũ vị[3] hồng trần, khói lửa nhân gian.
[3] Ngũ vị là cay, đắng, ngọt, mặn, chua, ngũ vị hồng trần để chỉ mọi trạng thái sướng khổ vui buồn của đời người.
Có người lưng đeo túi thơ, có người tay chống thiền trượng, có người vác cây cổ cầm, có người cầm thanh kiếm lẻ, bọn họ đi qua gió Đường mưa Tống, mang theo trần ai của trời Nam đất Bắc, cùng với hoàng hôn của mỗi ngày, trải hết gió sương mưa tuyết của mỗi mùa. Có sự sáng tỏ như Dương Xuân Bạch Tuyết, thấu triệt như Vân Thủy Thiền Tâm, cũng có sự lạnh mát như nước chảy hoa trôi, khoáng đạt như ân oán sòng phẳng. Tháng ngày đã qua đậu lại trên cơ thể, đến đến đi đi, đều là khách qua đường chốn nhân gian, chỉ có tiên cảnh Nga My này, Phật quang trên Kim Đỉnh, trước sau vẫn chưa từng thay đổi dung nhan của ngày hôm qua.
Tác giả :
Bạch Lạc Mai