Mưu Trí Thời Tần Hán
Quyển 2 Chương 18 Tổng hợp ý kiến đám đông, một công đôi ba việc

Mưu Trí Thời Tần Hán

Quyển 2 Chương 18 Tổng hợp ý kiến đám đông, một công đôi ba việc


Lý Uyên tiến quân đến Trường An, dọc đường đã đi nhanh như chớp tiêu diệt gọn thị trấn quân sự trọng yếu Hoắc ấp với 3 vạn tinh binh phòng thủ của triều đình. Một trận thắng lẫy lừng gây tiếng vang lớn tạo nên thế mạnh như chẻ tre, cứ thế liên tục đánh thắng những nơi hành quân qua như Lâm Phần, Giáng Quận, Long Môn - thành nào cũng đánh, người nào cũng phải hàng. Thế là hào kiệt Quan Trung nô nức xin theo, mỗi ngày những người thuận theo tâm ý Lý Uyên ra tòng quân không dưới hàng ngàn.
Lúc này có một người quê ở Phần Dương (nay là phía tây nam Vạn Vinh, Sơn Tây) tên là Tiết Đại Đỉnh hiến kế cho Lý Uyên rằng, không nên tiến công thành Hà Đông mà nên từ Long Môn qua thẳng sông Hoàng Hà chiếm lấy đại kho lương thực Vĩnh Phong (nay là cửa sông Vị Hà ở phía đông bắc Hoa âm, Thiểm Tây), sau đó "truyền hịch gần xa" là có thể ngồi chơi cũng có thể chiếm được Quan Trung. Hộ Tào Nhiệm Hoàn huyền Hà Đông cũng đưa ra ý kiến qua sông trước để chiếm Hán thành rồi áp sát Hợp Dương (nay thuộc tỉnh Thiểm Tây), sau đó tiến thẳng chiếm Vĩnh Phong, như vậy mặc dù chưa có được Trường An nhưng Quan Trung đã là vật nằm trong tay.
Lý Uyên định sẽ dùng mưu hành sự nhưng đa số các võ tướng đều tỏ ra rất không bằng lòng, họ nhất quyết muốn thừa thắng xông lên đánh một trận để thu phục Hà Đông. Lý Uyên đành phải dẫn quân chủ lực tiến sát Hồ Khẩu (nay ở bờ sông Hoàng Hà thuộc huyện Tây Nam, Sơn Tây), lệnh cho 6.000 binh vượt Hoàng Hà chuẩn bị đánh Hà Đông.
Trấn giữ thành Hà Đông là đại tướng quân triều Tùy Khuất Đột Thông. Khuất Đột Thông là người rất thiện chiến, thấy quân của họ Lý đã bao vây Hà Đông bèn lập tức ngay trong đêm dẫn vài ngàn tinh binh đánh tập kích vào doanh trại Lý quân, Lý Uyên phải liều chết phản kích mới đuổi lui được quân Tùy vào trong thành. Không lâu sau Lý Uyên phát lệnh tấn công kịch liệt thành Hà Đông nhưng vẫn bất lực vì thành trì kiên cố, tướng giữ thành quá ư dũng mãnh, quân Lý cứ đánh mãi mà không thắng nên đã lãng phí vô khối thời gian vàng bạc tiến quân Quan Trung.

Lúc này lại có thêm không ít người ở Quan Trung theo Lý Uyên đề nghị Lý Uyên phải nhanh chóng vượt sông, tiến về phía tây chiếm lấy Trường An. Thế là Lý Uyên phái triệu tập cuộc họp để bàn hướng đi.
Người phía Bùi Kỵ cho rằng Khuất Đột Thông khiển binh kiên quyết thủ thành, nếu bỏ qua hắn tiến quân đến Trường An, nhỡ Trường An khó chiếm đánh thì muốn thoái binh về phía đông tất sẽ bị Hà Đông chặn đánh, sẽ ngã xuống một vực sâu mà trước mặt sau lưng đều có địch. Vì vậy bắt buộc phải hạ thành Hà Đông trước mới có thể Tây tiến. Trường An vốn là đang muốn dựa vào Khuất Đột Thông làm quân tăng viện, một khi Hà Đông đã mất, Trường An tất sẽ nghe thấy mà kinh hồn bạt vía, khi đó hễ đánh là sẽ thắng.
Lý Thế Dân lại có cách nhìn nhận riêng: Dùng binh quý ở thời gian, thừa thắng tiếp tục tấn công là thuận theo ý nhiều người, hành quân về phía tây là thượng sách mà mọi người đều nghĩ đến. Người của Trường An sẽ trông thấy gió mạnh mà kinh sợ, có trí không bằng dùng mưu, dũng cảm không bằng quyết đoán, "làm được như vậy thì khác nào gây ra một chấn động bên tai". Ngược lại, nếu sai lầm mà lãng phí tháng ngày tại tòa thành kiên cố Hà Đông làm tiêu hao ý chí chiến đấu chắc chắn mọi người sẽ ly tán. Khi đó Trường An sẽ chớp cơ hội hoàn thành công tác phòng thủ, lại cố thủ chờ quân ta mệt mỏi. Chiến pháp như vậy chắc chắn sẽ thất bại. Còn nữa, các hào kiệt ở Quan Trung có ý theo quân ta nhưng vẫn chưa quy thuận, ta mà không kịp thời đến kết nạp thì sau một thời gian bọn họ sẽ trở thành kẻ thù hết. Đến lúc đó, bốn phía đều là quân địch, tiến đánh thì không thắng được mà thoái lui thì không có đường, có hối hận cũng không kịp nữa rồi.
Trong cuộc bàn cãi ai cũng cho rằng mình có lý nên rất sôi nổi ồn ào mà không đạt kết quả gì. Lý Uyên bỗng tuyên bố giải tán cuộc họp, thoáng cười nói rằng: "Ta đã có kế rồi".
Ngày hôm sau Lý Uyên lệnh ột cánh quân nhỏ tiếp tục bao vây thành Hà Đông, chỉ vây mà không đánh với mục đích kiềm chế sức phòng thủ của Hà Đông, bản thân thì dẫn cánh quân chính nhanh chóng vượt Hoàng Hà, tiến thẳng Trường An.
Tại Triều ấp (Hà Tây), nay thuộc phía tây Đại Lệ, Thiểm Tây, Lý Uyên cho con trưởng Lý Kiến Thành và Lưu Văn Tịnh cùng Vương Trường Hài và vạn binh mã đóng chốt tại kho lương thực Vĩnh Phong để kiên thủ Đồng Quan, phòng có quân Tùy từ phía đông đến trước tăng viện cho Trường An; cho con thứ Lý Thế Dân cùng Lưu Huyền Cơ và Ân Khai Sơn lo phần việc ở vị Bắc rồi từ phía bắc áp sát Trường An, bản thân thì dẫn binh mã cuồn cuộn tiến về phía tây bằng con đường chính kéo thẳng tới Trường An.
Khuất Đột Thông thấy Lý Uyên đã đem quân chủ lực tiến đến hướng Tây bèn lệnh cho Ưng Dương lang tướng Khắc Quân Tố đảm nhiệm chức phòng thủ Hà Đông đồng thời phòng thủ Bạc Bản (nay là châu Tây Bạc, huyện Vĩnh Tế, Sơn Tây), bản thân ông ta dẫn vạn quân chủ lực đến trợ giúp cho Trường An. Tuy nhiên Lý Uyên đã phòng bị từ trước, Khuất Đột Thông vừa ra khỏi Hà Đông đã bị quân Lý Kiến Thành đón tại Đồng Quan chặn đứng lại ngay ở phía đông Đồng Quan. Còn Lã Thiệu Tông là tướng quân do Lý Uyên cử ở lại bao vây thành Hà Đông lập tức chớp thời cơ phát lệnh tấn công thành. Khuất Đột Thông rơi vào thế tiến lui không có chỗ nên đã phải đầu hàng sau khi Lý Uyên chiếm được Trường An.

Lại nói về Lý Thế Dân được cha cử lo toan mọi việc ở Vị Bắc, dọc đường đã thu nạp số đông quân Tùy và các nghĩa quân nông dân, sau thời gian ngắn đã được mệnh danh là "Thắng binh cửu vạn". Thiết lập doanh trại tại Kinh Dương rồi bình định Phù Phong (nay là Phụng Tường, Thiểm Tây), ít lâu sau lại qua Vị Thủy và đóng quân tại Cố Thành Trường An (nay thuộc đông bắc Tây An, Thiểm Tây).
Lúc này, những người trong họ tộc nhà Lý Uyên như con gái Lý Thị, con rể Đoạn Luân, em họ Lý Thần Thông cũng khởi binh hưởng ứng và còn thu nạp được một số nghĩa quân ở một số vùng lân cận, số người lên tới 10 vạn, chiếm được một số nơi như Lan Điền, Châu Chí, Võ Công, tạo nên vòng vây ba phía đông - nam - tây đối với Trường An.
Ngày 4 tháng 10 năm 617, Lý Uyên đã tiến đến cận thành Trường An và đóng quân tại phía tây bắc Xuân Minh (một trong ba cửa thành phía đông Trường An). Trước đó hai ngày, Lý Kiến Thành cũng dẫn quân từ Đồng Quan đuổi kịp đến Trường An và đóng tại Trường Lạc cung.
Đến lúc này Lý Uyên đã có trong tay đại quân hơn 20 vạn người và đang vây chặt Trường An. Ngày 27 tháng 10, Lý Uyên hạ lệnh tấn công thành. Cháu Tùy Dạng Đế, Đại vương Dương Hiệu mang tiếng là quan trấn giữ Tây Kinh, thật ra mới 3 tuổi không hề có chủ kiến gì. Thủ hạ của Đại vương là quan đại thần Sử Vệ Thăng sợ hãi vỡ mật mà chết. Chỉ còn tướng quân Âm Thế Sử dốc sức chống đỡ nhưng đã như rắn mất đầu nên chẳng thể làm gì được. Lý Uyên chiếm được Trường An dễ như bỡn.
Lý Uyên có thể thuận lợi đánh thắng Trường An là nhờ tính đúng đắn của quyết sách ở Hà Đông. Phía Bùi Kỵ chủ trương đánh Hà Đông trước, Lý Thế Dân lại muốn Quan Trung trước. Lý Uyên đã quyết định giữ lại một bộ phận lính để giám sát và chặn đánh quân Tùy ở Hà Đông, còn quân chủ lực thì tiến thẳng phía tây. Bề ngoài tưởng chừng Lý Uyên đứng ra làm người hòa giải áp dụng biện pháp dung hòa, thực ra đó là diệu kế tổng hợp ý kiến của đám đông, tiến hành một công đôi ba việc. Qua mấy lần giao đấu, Lý Uyên hiểu rằng Khuất Đột Thông vẫn là một tướng Tùy tinh nhuệ lại đang trấn giữ thành trì vững chắc bên sông Hoàng Hà, nếu cứ tiếp tục vây đánh thì không biết chừng nào mới giành được thắng lợi. Bỏ qua Hà Đông mà hướng về phía tây, chỉ cần thấy Trường An có chuyện là Khuất Đột Thông chắc chắn sẽ đến chi viện, lời cảnh báo "trước mặt sau lưng đều có địch" tất sẽ biến thành hiện thực. Quyết sách của Lý Uyên chu đáo từ đầu đến đuôi, vừa tranh thủ được thời gian quý báu lại vừa thu nạp kịp thời đại quân khởi nghĩa ở Quan Trung, đồng thời sau khi hạ được Trường An, Lý Uyên lại nhân cơ hội ép Khuất Đột Thông đầu hàng, có được tướng giỏi lại vừa có được căn cứ địa cực kỳ quan trọng để có thể tiến lên phía trước. Thật đúng là một bước tiến làm xoay chuyển mọi tình thế.
Cách làm "tổng hợp ý kiến đám đông, một công đôi ba việc" cũng chính là cách ứng xử thông minh trong việc làm ăn buôn bán.
Tại bang Michigan của Mỹ có một nhà máy ôtô tên là Asimobi, tình hình kinh doanh của nhà máy đang xấu đi và lâm vào tình trạng phải đóng cửa. Giám đốc nhà máy quyết định cải thiện khâu tiêu thụ nhằm làm thay đổi cục diện. Áp dụng biện pháp tiêu thụ như thế nào là tốt nhất? Giám đốc suy nghĩ rất nhiều về tình trạng của nhà máy, chú trọng vào sự sống còn của nhà máy, phân tích đánh giá nghiêm túc và so sánh các thủ thuật tiếp thị của các đối thủ cạnh tranh cũng như của các loại hàng hóa khác. Cuối cùng tổng hợp mọi biện pháp, giám đốc đã mạnh dạn đưa ra phương án tiếp thị "mua một tặng một". Hiện nhà máy đang tồn một lô xe con vẫn chưa kịp bán đi, tiền thuê không thể quay vòng mà giá thuê kho trữ hàng ngày một tăng. Vì vậy trong quảng cáo nói rõ: ai mua một chiếc ôtô con hiệu "Tozasi" sẽ được thêm một xe hiệu "South" miễn phí.

Cách tiếp thị mua một tặng một đã có từ lâu và cũng nhiều nơi sử dụng. Nhưng thông thường chỉ tặng miễn phí một số mặt hàng giá trị không lớn. Ví dụ như mua vô tuyến tặng một đồ chơi nhỏ, mua máy ảnh tặng một hộp đựng máy ảnh... Phương thức tiếp thị tặng thêm cho khách hàng một chút lợi nhỏ có tác dụng tiêu thụ sản phẩm rất nhanh. Nhưng lâu dần có nhiều người sử dụng cách này nên khách hàng cũng không còn nhiều hứng thú nữa.
Tặng quà và tiền hoa hồng cho khách hàng cũng là một cách tiếp thị đã cũ nhưng giá trị món quà và khoản tiền hoa hồng vẫn tương đối thấp nên không đạt hiệu quả lớn đối với người tiêu dùng.
Nhà máy ôtô Asimobi, tìm hiểu kỹ càng các biện pháp tiếp thị, tìm ra ưu nhược điểm và cố gắng hết sức khắc phục những khuyết điểm khiến khách hàng nhàm chán, mạnh dạn đề ra biện pháp xuất chúng: Mua một chiếc ôtô tặng một chiếc ôtô , quả nhiên gây kinh động lòng người, khiến nhiều người vốn đã nhàm chán với kiểu quảng cáo này phải mở to mắt, đâu đâu cũng bàn luận xôn xao. Rất nhiều người sau khi biết tin đã chẳng quản đường xa mà đến tận nơi xem sự thể ra sao. Cửa hàng tiêu thụ sản phẩm của hãng chả mấy chốc đã đông kịt người. Những chiếc xe tồn đọng trước đây không ai thèm hỏi tới nay lại được bán đi với giá 2 .500 đô la, trong quảng cáo một mực nói rằng mua một chiếc ôtô được tặng miễn phí một chiếc "South" mới.
Hãng này tiếp thị như vậy tương đương với việc mỗi chiếc xe được bán rẻ đi 5.000 đô la, liệu có phải là lỗ vốn?
Không những không lỗ vốn mà hãng này còn có thêm nhiều điểm thuận lợi. Bởi vì lô xe đó mà sau một năm không bán được thì lợi tức hao phí, lệ phí thuê kho cùng với phí bảo dưỡng đối với mỗi chiếc xe cũng xấp xỉ với số tiền nói trên. Mà bây giờ xe đã bán hết, tiền vốn nhanh chóng quay vòng, đã có thể tiếp tục sản xuất qui mô lớn, số người dùng xe hiệu "Tozasi" tăng lên rất nhiều, danh tiếng của hãng lớn thêm lên, tỉ lệ chiếm lĩnh trên thị trương cũng cao hơn; lại xuất hiện thêm một hiệu xe mới - xe "South". Hãng xe này nhờ việc "tặng quà , mà nổi tiếng, cuối cùng đã có thể độc lập trụ vững. Nhà máy mô Asimobi từ đó đã cải tử hoàn sinh, kinh doanh càng phát đạt.


5/5 của 1 đánh giá

Bình luận

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi

Truyện cùng thể loại