Mười Năm

Chương 55: Buồn vui đêm giao thừa

*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

Ngày 30 Tết, bà nội Mạnh điện thoại gọi Thiếu Đường tới nhà ăn cơm, đón Tết cùng hai ông bà.

Thiếu Đường khách sáo vài câu: “Con đến nhà bà ăn cơm có ngại không ạ?"

Lời nói của Thiếu Đường có hàm ý, bà nội Mạnh là người thẳng thắn, nói: “Con tới đi, không phải câu nệ giữ ý giữ tứ với bà. Hôm nay bốn đứa con gái nhà bà đều không ở nhà, đi công tác bên ngoài chưa về!"

Thiếu Đường vừa nghe vậy cái là ngay lập tức phóng như bay đến.

Mấy năm nay anh cũng không ăn Tết cùng cha ruột, năm nào cũng đến qua Tết cùng hai ông bà nội Mạnh Tiểu Bắc, mối quan hệ càng lúc càng thân thiết. Bà nội Mạnh gói sủi cảo, còn quan tâm hỏi: “Thiệu Đượng à, con thích ăn nhân gì, rau hẹ hay rau cần, thì là hay bí ngòi? Bà gói cho con một nồi để con luộc nhé."

Lúc Thiếu Đường cười, nốt ruồi đen trên khóe miệng rung rung khiến người ta yêu mến vô cùng: “Bà hỏi thằng cháu đích tôn của bà thích ăn nhân gì, bà gói cho nó cái đó, con ăn theo nó."

Bà nội Mạnh đáp: “Ui giời! Mỗi lần bà đều gói riêng cho nó một nồi nhân rau hẹ trứng gà ruột nghêu rồi! Nó chỉ thích ăn loại đó thôi! Con ăn gì?"

Thiếu Đường nói: “Vậy con cùng nó ăn nhân rau hẹ!"

Bà nội Mạnh nhanh chóng nghiền bột làm vỏ, động tác nghiền vỏ thuần thục, cơ thể đung đưa nhịp nhàng, bảo: “Thích ăn rau hẹ tốt đấy, rau hẹ là tráng dương nhất luôn đó."

Mạnh Tiểu Bắc ở cửa nhà nghe thấy, ra sức ho khan một hồi đánh ý, muốn cùng bà nội mình nói, dương khí của Thiếu Đường đã đủ “mạnh" lắm rồi, giống như một ngọn núi lửa bất cứ lúc nào cũng muốn phun trào.

Thiếu Đường sờ sờ mũi, ôm mặt, lặng lẽ tóm lấy cổ áo Tiểu Bắc chạy lấy người, trong hành lang vang lên tiếng cơ thể sột soạt chạm vào nhau…



Thiếu Đường chơi cờ tướng với ông nội Mạnh Tiểu Bắc, mỗi lần chơi đều không thể trụ nổi tám phút, thể nào cũng bị ông nội hạ đo ván. Mạnh Tiểu Bắc cười ầm lên chế giễu Thiếu Đường.

Ông nội Tiểu Bắc cảm thán: “Thiệu Đượng à, con chẳng kém hơn Mạnh Kiến Dân chỗ nào, chỉ có mỗi tài đánh cờ không bằng nó."

Thiếu Đường xoa mặt, bất đắc dĩ cười: “Làm sao con thông minh được như anh Mạnh Kiến Dân ạ, con cũng có tìm tòi học hỏi cái này đâu!"

Bữa cơm giao thừa có cá hầm và thịt chân giò kho tàu, Mạnh Tiểu Bắc ăn ba mươi cái sủi cảo to đùng nhân rau hẹ và nghêu, Thiếu Đường tiếp ông nội uống rượu Thái Sơn Đặc Khúc, rượu  này do người nhà ông nội mang đến từ Lai Châu, Sơn Đông.

Thiếu Đường cũng uống hơi nhiều, mặt và lồng ngực đỏ thẫm, mắt đẫm nước.

Giờ đây Mạnh Tiểu Bắc đã trưởng thành chững chạc hơn trước, không còn cố tình chen chúc ngồi kế bên cha nhỏ mà ngồi đối diện với anh, cạn bia, đôi mắt đen láy dữ dội nhìn chằm chằm Thiếu Đường. Thiếu Đường là người đầu tiên không thể chịu được, đứng dậy đi ra hành lang, ngoắc ngoắc tay với Mạnh Tiểu Bắc, cậu lập tức đuổi kịp.

Thiếu Đường cầm một chai bia và hai cái cốc, anh rót đầy sau đó lại đập vào trong hai cốc bia mỗi cốc một quả trứng gà!

Mạnh Tiểu Bắc ôm cha nhỏ từ phía sau, trong phòng bếp thầm thì: “Trứng gà sống uống kiểu gì ạ?"

Thiếu Đường nói: “Cứ uống thôi, cực thơm đó!"

Mạnh Tiểu Bắc: “Bia thêm lòng đỏ trứng gà?"

Đôi mắt Thiếu Đường tràn men say chếnh choáng, đỏ quạch ướt nước như thủy triều đỏ cuộn trào, anh ghé tai Tiểu Bắc thủ thỉ: “Lúc cha làm lính trong bộ đội, đều uống kiểu này."

“Cái này còn tráng dương hơn rau hẹ đó."

“@#%&Y!"

Hai người chụm đầu chọc ngoáy lẫn nhau, nhưng không dám sỗ sàng tục tằn cười to. Hai cốc bia trứng được uống sạch sành sanh không còn một giọt, trong lòng đôi bên nóng như lửa đốt, cơn ham muốn rừng rực cháy đượm…

Đêm giao thừa, trong ti vi hát ca nhảy múa, bởi trong nhà chỉ có một cái ti vi nên mấy người đều tranh nhau chuyển kênh.

Hàng năm ông bà nội Mạnh Tiểu Bắc đều xem Gala lễ hội chào xuân do đài truyền hình Trung ương sản xuất, Mạnh Tiểu Bắc khăng khăng muốn coi Hồng Lâu Mộng trên đài Trung ương kênh 2, lại còn không ngừng liếc nhìn Thiếu Đường.

Sau khi bàn bạc thống nhất, mỗi người được xem mười phút. Nếu bật tiết mục ca hát tấu nói mà ông bà nội thích thì sẽ vặn sang kênh Gala chào xuân, trong màn hình là mấy bài nhảy múa hát ca liên xướng nhàm chán, còn không thì sẽ chuyển sang kênh phim Hồng Lâu Mộng. Ti vi đen trắng 14 inch không có điều khiển từ xa, muốn đổi kênh phải vặn nút. Bà nội Mạnh vỗ đùi quở thằng cháu quý tử: “Cái thằng nhóc này vặn đi vặn lại, vặn hỏng xừ nút bây giờ!!!"

Đến giữa chừng Mạnh Tiểu Bắc thật sự vặn hỏng nút chuyển kênh, cậu kêu lên một tiếng rút ra một cái nút nhựa trong tay!

Cả nhà người nào người nấy trợn tròn mắt, lập tức đồng loạt vỗ chân cười như điên, chỉ vào thằng cháu mắng.

Thiếu Đường ra tay cứu nguy khẩn cấp, sửa cái nút vặn kia, trong một chốc còn chưa ráp lại được như trước, bên trong chỗ nút vặn chỉ còn lại mỗi cái lõi lồi lên chơ vơ.

Mạnh Tiểu Bắc bẩm sinh đã say mê yêu thích, tràn đầy tế bào nghệ thuật, trong cảm nhận suy nghĩ cũng cực kỳ tôn sùng những tác phẩm cổ đại kinh điển. Bộ phim truyền hình Hồng Lâu Mộng vừa được ra mắt, cậu đã chạy đến rất nhiều hiệu sách mua bằng được tập tranh vẽ tạo hình trang phục theo như phim trên đài Trung ương, còn mua thêm tập tranh công trình kiến trúc lộng lẫy tráng lệ Đại Quan Viên.

Mạnh Tiểu Bắc ngồi ở mép giường, cách màn hình chỉ có tầm 30cm, mê say chăm chú. Cậu vừa xem xong một tập phim truyền hình đã ngay lập tức phác thảo lại tạo hình trang phục và đồ trang sức lên giấy, sau đó thêm thắt chi tiết, thiết kế cho Giả Bảo Ngọc cùng Lâm Đại Ngọc mấy bộ trang phục mùa đông cực kỳ sang trọng khí chất mừng tuổi mới, lại vẽ Phượng Thư thành phiên bản hoạt hình có khóe mắt lúng liếng đưa tình, đầu bút theo linh cảm dạo chơi trên trang giấy.

Thiếu Đường ngồi sau Tiểu Bắc, một tay để trên vai cậu bóp nhè nhẹ, lẳng lặng nhìn.

Có lẽ chính từ năm ấy, lòng dạ Thiếu Đường đã bắt đầu dần lung lay. Bản thân anh suốt ngày trong môi trường quân đội, mặc dù ở Bắc Kinh nhiều năm rồi nhưng phạm vi va chạm vẫn còn rất hạn hẹp, các mối quan hệ trong xã hội rất ít, chẳng giúp được thằng con bao nhiêu, thậm chí còn không bằng loại người làm ăn như cha Lượng Lượng. Lại nghĩ đến chuyện tương lai của mối quan hệ giữa anh và Mạnh Tiểu Bắc, ngay cả đến ưu thế thân phận cũng có thể trở thành chướng ngại, như quả bom bất kỳ lúc nào cũng có thể nổ tung. Lý tưởng nhiệt huyết và hiện thực tương lai đấu tranh với nhau, khiến anh dùng dằng suy nghĩ rất lâu, khó dứt khoát ra quyết định vô cùng.



Khu tập thể nhà máy số hai tường gạch đỏ rực, cửa sổ nhà nào nhà nấy cũng nhuộm trắng một lớp sương, từ bên trong rọi ra sắc vàng ấm áp lấp lóa mơ hồ, vang vọng tiếng so tửu lượng vui vẻ rộn rã.

Trên cành cây khô héo bên con đường gần công viên Triều Dương treo đèn lồng màu đỏ, bật một chuỗi đèn nhấp nhánh lác đác, trong phòng game đèn sáng trưng.

Kỳ Lượng mua bốn hộp nước đào, một cái bánh mì vitamin Nghĩa Lợi, lại đổi một túi xèng. Cậu chuẩn bị sống mái chiến đấu suốt đêm trong phòng game, đây chính là “bữa cơm tất niên" của cậu. Kỳ Lượng ngồi trong ghế mềm, đầu ngửa ra sau, thành thạo di chuyển cần gạt, nhấn chốt nổ súng, miệng lẩm bẩm, pằng pằng pằng, đùng!!!… Diệt sạch!

Đột nhiên từ đằng sau có ai vỗ vỗ bả vai cậu, lòng bàn tay người ấy ấm áp, cậu quay mạnh đầu lại, hơi ngỡ ngàng: “Thầy Tiêu?"

Vẻ mặt thầy Tiêu cũng rất ngạc nhiên: “Kỳ Lượng, sao em lại ở đây?"

Kỳ Lượng hơi nhướng mày, thản nhiên nói: “Sao mà em không thể ở đây?"

Tiêu Dật nói: “Giờ là đêm ba mươi rồi, sao em còn chưa về nhà?"

Kỳ Lượng đã quay đầu lại chăm chú nhìn màn hình, cần gạt trong tay không ngừng di chuyển, thẳng thừng dùng giọng điệu của Tiêu Dật đốp lại: “Thế thầy Tiêu, sao thầy vẫn còn chưa về nhà?"

Tiêu Dật: “…"

Tiêu Dật mặc một cái áo khoác nỉ màu xám, đeo kính gọng đen, choàng khăn lông cừu. Bởi hệ thống sưởi bên trong phòng rất mạnh nên kính mắt y ngay lập tức bị bám một tầng hơi nước, khiến y buộc phải tháo kính xuống, nheo mắt lại, kéo khăn choàng lau tạm. Kỳ Lượng nhìn Tiêu Dật thấy buồn cười vô cùng, y ăn mặc đúng tiêu chuẩn thanh niên “Ngũ Tứ" (117) trong phim truyền hình trên ti vi, bộ dạng đàn ông vừa thanh tú lại vừa khờ khạo, ngặt nỗi tuổi lại lớn quá!

Cả hai đều là người có nhà mà không muốn về, đều sợ trong đêm giao thừa cô độc chờ đợi trong căn phòng trống hoác, pháo hoa chói sáng trên bầu trời bởi tâm trạng cô đơn mà cũng hóa tan tác điêu tàn.

Tiêu Dật cũng không nói gì, yên lặng ngồi vào chỗ bên Lượng Lượng, ngẩn tò te nhìn. Kỳ Lượng liếc mắt nhìn y vài cái, quệt miệng lẩm bẩm, ném hai đồng tiền cho Tiêu Dật: “Thầy nhét vào trong cái lỗ của máy chơi game, em dạy thầy chơi Chiến binh đường phố!" (118)

117. Phong trào Ngũ Tứ (hay còn gọi là Ngũ Tứ vận động, tiếng Trung: 五四運動) là một phong trào đấu tranh rộng lớn của sinh viên, học sinh, công nhân, thị dân, trí thức Trung Quốc, vì nổ ra đúng vào ngày 4 tháng 5 năm 1919 nên được gọi là phong trào Ngũ Tứ.

118. Trò Kỳ Lượng đang chơi có tên là Chiến binh đường phố (街霸), trong đó người chơi đóng vai chiến binh, tiêu diệt các thành phần xấu xa trên đường phố.





Đây là trò chơi của Nhật Bản lan truyền đến Bắc Kinh nhộn nhịp sôi động, chiến binh đường phố cầm súng tắm máu bỏ mạng là sự hấp dẫn trí mạng với thiếu niên mười mấy tuổi. Kỳ Lượng thành thạo kéo cần gạt, chỉ huy Tiêu Dật ấn phím bắn súng: “Ấn đi! Thầy phải ấn chứ!… Đánh!!!"

Tiêu Dật nào đã từng chơi thể loại này, tay chân cuống hết lên, đầu ngón tay rối loạn, ngón tay luôn chậm hơn Kỳ Lượng nửa nhịp, hơn nữa y chơi game song lại mềm lòng, không nỡ tiêu diệt kẻ địch trước mặt. Mười ngón tay Kỳ Lượng mảnh dài, đầu ngón tay trên bàn điều khiển cực kỳ nhanh nhẹn sắc bén: “Tiêu Tiêu Tiêu Dật thầy đừng chặn em, Tiêu Tiêu Tiêu Tiêu tránh ra mau tránh ra! Đù mẹ em đang ở dưới thầy, thầy đi xuống đi, mẹ nó, cứu với mau nổ súng mau nổ súng!!!.."

Tiêu Dật bị chỉ huy đến choáng váng, trong màn hình bị kẻ địch đánh tới mức tơi bời thảm hại, ấy thế mà y lại bật cười, cười liên tục tới nỗi thở không ra hơi, hiếm khi y mới vui vẻ tới vậy.

Kỳ Lượng căm giận gào lên: “Mẹ nó thầy lại chậm rồi!!! Máu của em cạn sạch rồi, thầy Tiêu hai ta đều xong đời rồi!!!"

Trong phòng game có rất nhiều người hút thuốc, có lẽ Tiêu Dật không thể chịu nổi thứ mùi gay mũi này, nhíu mày, đôi mắt bị khói thuốc xông đến đỏ bừng.

Hai người ở trong phòng game chơi tới tận đêm khuya, áng chừng cũng sắp 0 giờ, bên ngoài sắp vang lên tiếng chuông giao thừa.

Dường như cả hai đều cố hết sức tránh nhìn về phía đồng hồ treo tường, kim giây nhích từng tí, từng tí một, reo vang bắt đầu một năm mới.

Kỳ Lượng rũ mắt lẩm bà lẩm bẩm nói: “Thầy Tiêu, thầy nói coi, một mình cô độc trải qua đêm giao thừa năm cũ, sang năm mới rồi lẽ nào vẫn sẽ tiếp tục cô đơn sao?"

Tiêu Dật đứng lên, gật nhẹ đầu với Lượng Lượng: “Kỳ Lượng, giờ thầy phải về nhà, em và thầy cùng về nhà thầy ngồi một lát, được không?"

Kỳ Lượng ngây người, nhìn chằm chằm thầy Tiêu.

Tiêu Dật nói: “Thầy cũng không có ý đồ gì với em, em chớ hiểu lầm. Thầy cũng ở một mình, cũng cô độc qua Tết."

Kỳ Lượng nhìn sang chỗ khác, không nói lời nào.

Trước đây Tiêu Dật bảo cậu đến văn phòng “nói chuyện", cậu luôn rất khinh thường!

Tiêu Dật giúp cậu thu dọn hộp đồ uống, vỏ bánh mì bừa bãi trên bàn, nói: “Trời lạnh, ăn mấy thứ này không tốt cho dạ dày. Thầy về nhà nấu một nồi mì, em muốn ăn không?"

Kỳ Lượng cắn môi, một lúc lâu cũng không nói câu nào đứng dậy, cầm áo bông.

Trời lạnh, cậu thật sự muốn ăn một bát mì nóng hổi.

Lúc cậu vẫn chưa bước ra hẳn khỏi cửa phòng game thì đột ngột dừng bước.

Ánh mắt Tiêu Dật bỗng hụt hẫng thất vọng, ngẩn người đứng đó, ngại ngùng nói: “Không sao đâu, nếu em cảm thấy không được thì…"

Kỳ Lượng nhíu mày, trên mặt toát lên vẻ khổ sở cùng cực: “Thầy đợi em chút, em em em phải đi nhà xí đã! Em đã nhịn ba tiếng đồng hồ rồi chưa đi vệ sinh, nhịn đến đau cứng cả bụng!"

Tiêu Dật: “… À? Em nhanh đi đi, đừng nhịn hại người!"

Kỳ Lượng chạy về phía nhà xí, quay đầu gào lên: “Thầy đợi em một xíu nhé! Thầy đừng có đi đâu đấy!"



Hai người ra khỏi phòng game ngồi xe buýt. Ban đêm gió lớn, Kỳ Lượng rụt đầu vào trong mũ áo bông, tóc mái bị gió thổi lên, mắt lạnh căm căm.

Tiêu Dật tháo khăn quàng cổ xuống, choàng kín cổ và đầu Kỳ Lượng, còn mình thì dựng cổ áo bành tô lên ngăn gió lạnh. Hai người rảo bước trên đường, đôi bên cách nhau gần một mét, nhưng bởi đêm đông lạnh giá gió lớn, thực sự rét đến mức vứt hết cả ngại ngùng giữ giá, theo bản năng dần đi tới gần nhau, cánh tay chạm vào nhau, sát kề bước đi, mượn hơi ấm của đối phương chống lạnh.

Cách đó năm kilomet, trong nhà họ Mạnh, cuộc liên hoan Tết đã bước vào thời khắc cao trào. Chương trình Gala chào xuân năm nay của đài truyền hình Trung ương mời đến minh tinh Hồng Kông lấy oai, vừa mới chiếu hàng nghìn hàng vạn hộ gia đình đang ngồi trước ti vi đều xôn xao dậy sóng. Minh tinh Phí Tường (119) cắt tóc ngắn uốn tóc xoăn kỹ càng, ăn vận cực đẹp trai, nói lẫn lộn tiếng mẹ đẻ với tiếng địa phương, ở trên đài nhảy những bước điệu nghệ, xoay mông điên cuồng!

119. Phí Tường: biểu tượng nhạc pop người Mỹ gốc Trung, là một trong những ca sĩ nổi tiếng nhất Trung Quốc trong những năm 1980.





Mấy ống kính ở các vị trí khác nhau đều bị cái mông căng vểnh của Phí Tường làm cho choáng váng, tay người quay phim run rẩy! Lãnh đạo cuống quýt kêu dừng, trong tai nghe đạo diễn thì thầm chỉ thị: “Phát hình khuôn mặt anh ta ấy, không thể quay hình phía dưới anh ta uốn éo loạn xạ như thế!…"

Phí Tường liếc đôi mắt xanh lam tới người xem, đôi mắt ướt át long lanh, khuôn mặt khôi ngô, đôi chân dài mê người, hát vang: “Em chính là mồi lửa trong đêm đông giá lạnh…"

Mạnh Tiểu Bắc há miệng coi, nhìn đến đờ đẫn. Cha nuôi cậu ở phía sau véo cậu: “Nhìn đần ra vậy hả?!"

Bà nội Mạnh nhíu mày không thích: “Xoay xoay gì không biết, cái thằng đó chẳng “nghiêm chỉnh" một tí nào! Thà bà quay lại nghe Việt kịch, kịch Hoàng Mai vừa xong còn hơn!"

Mạnh Tiểu Bắc thỏ thẻ nói: “Cái mông đó… xoay-quá-dâm rồi…"

Sau đó nghe nói Phí Tường ở trong Gala đêm xuân hát vang bài một khúc ca, ngay sau đó núi Đại Hưng An như bài hát bị cháy một trận khủng khiếp thê thảm, cơ mà đây là chuyện sau này. (120) Song lúc đó, Phí Tường thật sự hát đến mức khiến từng lỗ chân lông Thiếu Đường và Mạnh Tiểu Bắc như muốn bốc lửa, xương cốt trong người như sắp bung ra.

120. Tết Âm năm 1987, Phí Tường hát bài hát “Ngọn lửa giữa ngày đông", nổi tiếng khắp toàn Trung Quốc. Không ngờ rằng, cũng năm đó, khi đồng bào cả nước rộn ràng ca vang bài hát này, thì ở  lâm trường núi Đại Hưng An bị cháy một trận thảm khốc.  

Mu bàn tay hai người kề khít, đầu ngón tay khẽ chạm vào nhau, chà sát đến mức phát điện, bắn ra tia lửa.

Nghe xong bài hát này, Thiếu Đường mượn cớ đi vệ sinh, Mạnh Tiểu Bắc đi theo vào cùng. Thiếu Đường quay người ôm chặt lấy Tiểu Bắc, mũi bàn chân chặn cửa.

Thiếu Đường nắm chỗ hiểm mềm mại của Tiểu Bắc, khẽ nói: “Dâm hả, bây cũng dâm cho cha nhìn coi…"

Mạnh Tiểu Bắc nhảy lên trên người Thiếu Đường để anh ôm mình, oằn lưng chuyển động phần háng, đẩy bộ phận nào đó vào dưới bụng Thiếu Đường: “Con dâm cho cha coi!…"

Nô nức người ùn ùn tràn ra màn hình, bắt đầu liên xướng dân ca, ngoài cửa sổ tiếng pháo hoa đùng đoàng vang lên liên tiếp, pháo hoa “Khỉ tháo chạy về trời" (121) ánh lên ánh sáng rực rỡ, rọi tới ô cửa sổ thủy tinh trong suốt nhỏ bé của nhà xí… Thiếu Đường và Tiểu Bắc im lặng ôm nhau, bàn tay chạm tới cơ thể đối phương trong áo len, mãnh liệt vuốt ve, cúi thấp đầu, nói với nhau: “Bảo bối, năm mới vui vẻ."

121. Pháo hoa “Khỉ tháo chạy về trời", nguyên gốc là 窜天猴 – Soán Thiên Hầu:







Kỳ Lượng đi theo thầy Tiêu tới nhà y. Hai người còn đứng ở dưới lầu một lát ngắm đứa trẻ hàng xóm thả đèn trời. Kỳ Lượng khóa cổng, cầm một bó pháo “Khỉ tháo chạy về trời" đi lên sân thượng, ánh sáng pháo hoa chói lọi rực rỡ giống như những giọt mưa rơi xuống trước mắt hai người.

Tiêu Dật còn trẻ chưa lập gia đình, song học vị, chức vụ, lai lịch đều rất cừ, trường học phân cho y một căn nhà gồm một phòng ngủ, một phòng khách, điều kiện rất tốt. Kỳ Lượng vào nhà, quan sát đánh giá nhà y. Tuy chỉ là nhà gạch đỏ phổ thông trong khu dân cư song phòng bếp sáng sủa sạch bong, kệ bếp không thấy một xíu xiu bụi bặm dầu mỡ nào, bàn cơm phòng khách sạch sẽ, bộ trà cụ tinh xảo. Trên tường còn treo mấy bức tranh thủy mặc vẽ hoa và chim, màu sắc mộc mạc, giống như là thầy Tiêu tự vẽ, tỉ mỉ chú tâm trang trí lên vậy.

Kỳ Lượng vừa định đi vào, chân còn chưa chạm đất, Tiêu Dật đã nói: “Đổi dép đi vào đi."

Kỳ Lượng cúi đầu nhìn, lẩm bẩm nói: “… Ở nhà từ trước tới giờ em chưa bao giờ đổi dép."

Từ giá để dép Tiêu Dật lấy ra một đôi dép lê sạch sẽ, ngồi xổm xuống, đưa cho Kỳ Lượng. “Thôi được rồi…", Kỳ Lượng không lay chuyển được y, đành đổi: “Chớ chê tất em hôi nhé."

Tiêu Dật ngồi xổm bên cạnh cậu chun mũi: “Vài ngày rồi chưa giặt tất hả."

Kỳ Lượng: “Em…"

Đêm đó, Tiêu Dật nấu bữa khuya ấm áp, một nồi mì nóng hổi.

Hai người ngồi đối diện trên bàn ăn mì, Tiêu Dật nói: “Đây là món ăn nhẹ đặc sắc ở Hàng Châu bọn thầy, cái này gọi là Phiến Nhi Xuyên (122), trong mì có măng mùa đông, cải bẹ xanh, còn có thịt nạc xé, sợ em không ăn được thịt mỡ nên thầy không cho mỡ."

122. Mì Phiến Nhi Xuyên: 



“Phiến Nhi Xuyên? Ăn rất ngon!" Dạ dày Kỳ Lượng lạnh băng, một bát mì nóng hổi bỗng nhiên vào bụng, cả người ngợm da dẻ, từ trong ra ngoài đều nóng đến ngứa ngáy, hơi nóng từ từ lan chảy tới đầu ngón tay. Cậu lại ăn bát thứ hai, nước ở đáy bát đều liếm sạch kin kít: “Ôi… hóa ra thầy không phải là người phương Bắc như chúng em ạ?"

Tiêu Dật giải thích: “Quê cha mẹ thầy ở Hàng Châu, thầy học ở Bắc Kinh."

Kỳ Lượng nhai mì liếc đối phương: “À, nghỉ Tết thầy cũng không về quê ạ?"

Tiêu Dật im lặng một lát: “Còn em?… Em ở Bắc Kinh còn có ông bà nội, ông bà ngoại chứ? Sao em không đến chỗ họ qua Tết?"

Kỳ Lượng nhún vai, mặt lạnh như tiền nói: “Bà nội em mất lâu rồi, em cũng chưa từng gặp, ông nội em trước giờ vẫn ở ngoại thành. Bà ngoại em lúc nào cũng gọi em đến nhà bà, em không muốn đi."

Tiêu Dật: “Sao vậy?"

Kỳ Lượng nhíu mày, ghét bỏ: “Nhà bà ngoại em ở chỗ đầu ngã rẽ trong con ngõ nhỏ, là nhà cấp bốn xập xệ, trong nhà không có nhà xí, trời lạnh này em phải ra ngoài tới nhà xí công cộng! Nhà xí công cộng trong ngõ hẻm Bắc Kinh hôi thối kinh khủng thế nào thầy có thể tưởng tượng được không, thầy chắc chắn chưa từng đi chỗ đó ha, nơi đó có thể khiến em ngạt thở ngã nhào vào trong, thật không thể chịu đựng được!"

Tiêu Dật chun mũi nhịn cười: “Thầy hiểu… em mau ăn mì đi!"

Kỳ Lượng ăn xong mì lại nhíu mày, ôm bụng.

Tiêu Dật vội hỏi: “Em sao vậy, đau bụng à?"

Kỳ Lượng trề miệng, xua xua tay: “Không phải không phải, em vẫn còn nhịn tiểu chưa đi hết, bàng quang sắp vỡ rồi!"

Tiêu Dật: “… Hả?"

“Vậy vậy vậy hay là thầy đưa em đi bệnh viện nhé?"

Kỳ Lượng đứng bên bồn cầu một lát, sau đó kéo nắp bồn cầu xuống, cởi quần, đặt mông ngồi xuống, hổn hển nói: “Đứng mệt quá, em ngồi xuống coi sao!"

Tiêu Dật vẫn căng thẳng víu cửa nhà xí hỏi: “Vẫn chưa đi được à?… Vầy có ổn không vậy?"

Kỳ Lượng ngồi khoảng mười phút thì đi được, kéo quần lên. Chẳng có vấn đề gì hết, chỉ là thói quen sinh hoạt không tốt, chơi game trong thời gian dài nhịn tiểu, chỗ đó của đàn ông dễ bị đau.

Thầy Tiêu lại vào trong dọn dẹp, lau sạch sẽ rồi ấn nút xả nước.

Kỳ Lượng ở trong phòng khách xoa xoa bụng, kêu lên hai tiếng, sau đó rướn cổ lặng lẽ nhìn bóng hình Tiêu Dật…
5/5 của 1 đánh giá

Bình luận

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi
Nguyen 1 năm trước
Đã ra chap mới rồi nhé mọi người, link đây nha: bit.ly/newchap247

Truyện cùng thể loại