Một Tay Che Trời
Chương 7: Trung thần nói lời khó nghe
Ngôn Ấp chậm rãi giơ tay lên ném than vào hỏa lô, sau mới thong thả đi lại: “Lý Tịch, ngươi phải hiểu uy quyền của quân vương không thể bị xúc phạm."
“Thưa, thần không dám."
“Không dám? Vừa nãy ngươi mới ám chỉ ta là bạo chúa, đáng bị trời phạt đó thôi."
“Thần không dám, thần không có ý đó."
“Ô? Vậy ý ngươi là gì?" Ngữ điệu Ngôn Ấp lại trở về nghiền ngẫm. Thực sự mà nói, chứng kiến sự liều lĩnh của đối phương đã đốt lên ham muốn chiến đấu của hắn, bất quá nhằm hết vào người này thôi.
Ngôn Ấp biết mình không phải dạng thích biện luận mà thích động đao hơn. Tuy nhiên đối mặt với thư sinh ngu ngốc cứng đầu này, có lúc phải cần động miệng.
Lý Tịch do dự rồi mới nói: “Chẳng qua dân chúng chỉ sợ hãi mà thôi."
“Sợ hãi?
Ngôn Ấp ngắt lời đối phương, mắt hơi nheo lại.
“Dạ đúng. Là họ sợ. Bọn họ thân không tài vật mà lực tựa châu chấu, thậm chí không có cách lo cho thê nhi đói rã. Họ sợ hãi sức người bạc nhược, chỉ một trận hồng thủy như thế đã khiến họ suy sụp nên càng làm họ sợ sệt hơn. Con người là vậy, hễ càng sợ thì càng bi thống, rồi càng muốn tìm cớ. Bệ hạ, dân chúng trút hết sự bất lực trước thiên tai và nỗi bi thống với cuộc sống lên ngài. Bệ hạ chính là nơi xả tiết trong cuộc sống tối tăm của họ. Họ không nhận ra ngài, càng không biết ngài là người thế nào. Cái mà họ nói, chẳng qua là mấy lời thoáng nghe thêu dệt và nỗi sợ tưởng tượng trước uy phong thiên tử. Chẳng qua họ là một đám ngu dân, muốn tìm nơi trút đi mặc cảm vô dụng của bản thân. Họ càng thống khổ thì càng thóa mạ ngài cay nghiệt, hận càng sâu hơn."
Ngôn Ấp lặng yên.
Dưới ánh lửa, khuôn mặt y rất sắc nét. Lý Tịch nhìn hắn không sợ hãi, ánh mắt thẳng thắn nhưng pha lẫn chút thống khổ. Lý Tịch nhìn Ngôn Ấp, lại như xuyên qua Ngôn Ấp mà nhìn vô số người. Ngôn Ấp thong thả hỏi y, từng câu từng chữ vang dội trong căn phòng trầm tĩnh: “Thế nên, ta đáng cho chúng nhục mạ, đáng cho chúng làm nơi trút giận sao?"
“Thưa, không đáng."
Ngôn Ấp mỉm cười như cười đứa con nít nói chuyện ngây ngô: “Lý Tịch, ngươi làm ta hồ đồ cả rồi."
“Đương nhiên thần không cho cách họ làm là đúng. Có điều, luận về tội thì đáng chết, nhưng xét về tình thì nên dung. Chẳng qua họ là đám ngu dân, mù quáng như chim oanh không thấy gì, đập cánh bay tán loạn trong đêm. Bệ hạ, nếu họ thấy được thánh đức của ngài, nếm được sự nhân từ của bệ hạ thì mọi oán hận sẽ chảy tan ngay. Họ sẽ tự thấy nhục nhã. Đến lúc đó, dù bệ hạ có đòi họ tự sát để tạ tội, họ cũng không có nửa câu oán hận."
Ngôn Ấp càng cười tươi hơn: “Quả nhiên ngươi rất khéo miệng lưỡi."
“Thần không dám, thần chỉ nói sự thật. Nếu thần thật sự khéo miệng lưỡi thì sẽ không nói lời này, mà sẽ giúp bệ hạ bày mưu lập kế kìa." Lý Tịch quỳ xuống.
Ngôn Ấp lại rảo bước tiếp, lặng thinh một hồi mới nói: “Dựa vào đâu hả? Ta dựa vào đâu mà tin lời ngươi? Ta tin rằng thảo phạt loạn tặc cũng đạt được hiệu quả an lòng dân."
“Không, đại quân của bệ hạ nên dùng đối phó với kẻ thù ác độc hay ngu dại, không cần đối phó với những người lạc lối, không sức phản kháng. Cũng như đám người A Ngưu chúng ta gặp hôm qua. Dù lúc trước có hận bệ hạ đến đâu, nhưng nhận chút ân huệ họ đã cảm kích bất tận. Họ là những người lương thiện nhưng rất đỗi vụng về. Dù thiết kỵ ngài có đạp lên xác họ, thứ nhất là dùng dao trâu mổ gà, thứ hai cũng không thể hóa giải cơn oán hận này. Dù giết hết tất cả thì oán hận vẫn hằn in trong lòng hậu bối về sau. Dù bệ hạ như đại thụ ngự trên trời không để ý đám ngu dân đó, nhưng mà thần để ý. Thần hy vọng, quân vương mà thần phụng sự là vị vua không ai bức ép được." Cả người Lý Tịch đều gập sát chân Ngôn Ấp.
Trong phòng nhiệt độ như tăng lên, Ngôn Ấp lặng yên nhìn người nam tử đang quỳ rạp dưới chân mình.
Hắn cần nói ngay từ đầu là hắn ghét quan văn. Dù là quan văn đã thuyết phục được hắn cũng vậy.
Lý Tịch chỉ nhìn được vạt áo và hài của đối phương, nhưng không hiểu sao y lại rất tự tin, vị quân vương này sẽ nghe lời mình khuyên mà chọn con đường khác.
Cho dù hắn là bậc quân vương, còn là một quân vương uy nghiêm và tự phụ.
Lý Tịch có sự tự tin đến thế.
Nếu vậy mà chết y cũng đành chấp nhận. Giờ nói hết ý muốn trong lòng ra, y thấy nhẹ nhõm cả người. Nếu bản thân co rúm sợ hãi mà không nói thì y biết mình sẽ hối hận.
Qua rất lâu, Ngôn Ấp lại rảo bước: “Đứng lên đi."
Lý Tịch tuân mệnh đứng lên, y nhìn sắc mặt của Ngôn Ấp. Dù đối phương không nói gì, nhưng ánh mắt hắn đã cho Lý Tịch biết đáp án.
Lý Tịch nở nụ cười.
-0-
Hai ngày sau, Ngôn Ấp triệu Nguyễn A Ngưu tấn kiến. Hắn “mời" Nguyễn A Ngưu làm đặc sứ đi đàm phán với đám lưu dân.
Nguyễn A Ngưu nhìn con người còn cười nói với mình ba ngày trước, phốc một cái đã nhảy lên làm “khâm sai đại nhân" làm hắn bị dọa điếng hồn. Nhưng hắn nghĩ Ngôn Ấp phải cải trang để “thị sát dân tình" nên đã lượng thứ cho. Sau khi Lý Tịch biết được chuyện này thì không khỏi âm thầm xúc cảm. Quả nhiên “lừa ngọt" con người ta dân quê thuần phác a.
Đương nhiên, gan Lý Tịch không có lớn mà nói ra câu này. Lúc đó, Lý Tịch và Lý Thừa Hạ đang đứng ở sau màn nghe Ngôn Ấp làm sao mà gạt người ta.
Kế đến, Lý Thừa Hạ gặp mặt A Ngưu, cũng là nhận lệnh của hoàng đế đi giúp A Ngưu bình định loạn dân.
Từ đầu đến cuối, A Ngưu không có thấy Lý Tịch, tự nhiên không biết vị “Lý đại ca" vừa tốt bụng lại lương thiện kia cũng đã lừa mình một vố.
Người ở quê quả nhiên chất phác mà dễ lừa. Kỳ thật tội của Lý Tịch ngươi cũng giống Ngôn Ấp thôi!
Sau đó Lý Tịch không còn chuyện gì làm, mỗi ngày ngồi xem sổ sách của Hân châu. Giờ xem ra, yêu cầu đám thuộc hạ Niên Phong đi làm cái này cái nọ là niềm vui duy nhất của y. Nhẩm chừng cái trò sai phái người khác cũng vui làm sao, đây xem như là phát hiện duy nhất của Lý Tịch.
Sự vụ của Ngôn Ấp dường như cũng ít hẳn, kết quả hắn nhàm chán đến độ đi đọc luôn văn kiện mà Lý Tịch đang xử lý. Thi thoảng hắn tiện tay cầm cuốn văn kiện lên rồi chỉ ra như “Chữ ngươi xấu quá," hoặc “cách viết công văn này không đúng" vân vân và vân vân. Ban đầu Lý Tịch hơi nhíu mày, sau hết kiên nhẫn mà cau có công khai, cuối cùng thì ngầm trợn trắng mắt. Hoàng đế bệ hạ muốn quậy phá thì cứ quậy phá đi, rốt cuộc là giỡn với y hả?
Đương nhiên Lý Tịch hiểu rõ, hoàng đế thoạt nhìn không lưu ý gì, căn bản là sói đột lốt cừu. Mỗi đêm khi y lên giường ngủ, đến giữa khuya là y như rằng bộ hạ của Lý Thừa Hạ phi ngựa đến báo quân tình. Tóm lại, có là Lý Thừa Hạ bán mạng làm nhiệm vụ hay Ngôn Ấp ngồi trong trướng lên kế hoạch cũng không đến phiên y quan tâm.
Nhiều một chuyện không bằng ít một chuyện, ít một chuyện chính là giữ được thái bình. Mỗi ti đều có chức phận, mỗi cái an lành đều có số mệnh. Cái chuyện ăn bổng lộc vua thì phải trung với vua, hễ chuyện không cần quản thì không cần đau đầu mình. Đây chính là triết học hủ bại của Lý Tịch
Sau đó, Lý Tịch phát hiện ra một nơi ưa thích.
Trong sân, những nhành hoa nhài đang nở rộ. Từng cánh hoa vàng muốt mịn đang phây phẩy trước làn gió lạnh như nàng thiếu nữ e lệ.
Ước chừng hoa ở đây phải nở sớm hơn kinh thành đến nửa tháng. Lý Tịch xúc động đến hơi ươn ướt mắt. Sực nhớ chẳng phải lúc về y sẽ rong đuổi trên con đường ngập tràn hoa xuân hay sao? Khéo thì không chừng sẽ thấy hoa đào nữa.
Đúng là tốt quá.
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng, tuy rằng không thấy dung nhan người, nhưng trông hoa đào cũng xem là thấy rồi.
Người rảnh rỗi thường nhung nhớ mông lung, huống chi mùa tương tư đã gần kề – Lý Tịch đang nhớ đến Tiểu Tiệm.
Thế nên mỗi sớm mai, Lý Tịch dẫn A Nam tay cầm bầu rượu nếp, tay xách giỏ trái cây ra ngoại ô thưởng ngoạn. Đương nhiên, điều kiện trước tiên là y hoàn thành xong công việc đã.
Y say sưa mân mê cánh hoa mềm mại chưa được bao lâu thì đằng xa đã có người phá nát phong cảnh. Ngôn Ấp chậm rãi xuất hiện trước mặt Lý Tịch. Lý Tịch ngây ngô tròn mắt nhìn, sao mới đây chạm mặt không lâu mà hoàng đế bệ hạ không thấy phiền vậy? Tại làm sao không để cho y một con đường sống để hít thở không khí chớ!
Chẳng ngờ Ngôn Ấp cũng kinh ngạc. Hắn cũng đang đi hít thở không khí trong lành, chẳng nhè sao vẫn gặp thuộc hạ.
Chính là vậy mà khi hai người gặp nhau, sắc mặt sượng lắm.
Ngôn Ấp đảo mắt đánh giá người trước mặt, sau mới nhìn A Nam đằng sau đang tay xách tay mang rượu và trái cây. Hắn khẽ nheo mắt, được lắm, dám kỳ đà cản mũi ta?
Lý Tịch ráng giấu khuôn mặt khổ não, tiếc là lòng nén giận thế nào cũng phồng lên. Sao đi đâu cũng chạm mặt là thể nào? Lần trước ở quán trà cũng vậy, đang yên đang lành thì gặp sao quả tạ.
Đáng tiếc câu này y không dám nói ra.
Lý Tịch cẩn trọng nhìn sắc mặt đối phương mới cúi sâu người hành lễ: “Chẳng hay hoàng thượng đi thưởng hoa hay sao?"
Ngôn Ấp ngẩn ra: “Ta đâu có phong nhã như Lý Tịch ngươi. Chẳng qua ta muốn hít thở không khí trong lành thôi."
Lý Tịch ‘a’ một tiếng trong lòng: May quá, ngài đi thong thả nha.
Kết quả, hai người đứng đó nhìn nhau chờ đối phương lên tiếng trước. Không ai chịu khơi mào. Lặng yên một lúc nữa, Lý Tịch đành cười giả ngây: “Ha ha, thần đi thưởng hoa."
Ngôn Ấp nhíu mày nhìn y xong thì đảo mắt xung quanh: “Ở đâu có hoa mà thưởng?" Ngụ ý rằng ngươi là kẻ ngốc.
Tuy bị đối phương ngầm khinh miệt tới vậy, Lý Tịch cũng chỉ nhíu mày. Y nắm một đóa hoa nhài đáng thương đang run rẩy trên cành, chỉ vào nhụy vàng nhỏ bé: “Đây này!"
Ngôn Ấp cẩn thận nhìn cành hoa đó, sau quay sang hồ nghi nhìn Lý Tịch, rất lâu sau mới nói: “Cái đó… là hoa?" Cái búp tí tẹo vậy, hắn mới nhìn tưởng giống chồi lá cơ.
Lý Tịch trố mắt trông dáng vẻ hồ nghi chân thực của Ngôn Ấp. Lần đầu tiên trong đời, y thấy nghẹn lời. Trên đời này, có người không biết hoa sao? Nhưng y chợt nhớ nơi bắc cương rét buốt, lấy đâu ra hoa nhài kia chứ. Lý Tịch nghĩ vậy thì đã hiểu, bỗng nhiên thấy tiếc thay cho nam nhân trước mặt đến hoa nhài cũng không biết. Con người này đúng là sống thiếu lạc thú thật nha! Thế là y kềm cơn nóng tính lại, mỉm cười: “Bệ hạ, đây là hoa nhài ạ."
“Hoa nhài?" Ngôn Ấp nuốt ngược câu “Ra đây là hoa nhài sao?" vào, do hắn thấy nụ cười mỉm của Lý Tịch rõ ràng có ý bất kính. Nếu nói ra, không chừng tên thư sinh gian xảo kia cười cho chết. Hắn hắng giọng rồi gật đầu, ra vẻ đổi đề tài: “Lý Tịch, xem ngươi cũng biết hưởng thụ thật."
“Làm gì có. Bất quá thỉnh thoảng thần mới đi xem thôi." Lý Tịch cười mấy tiếng. “Bệ hạ cũng rất biết chọn lúc đi dạo hưởng gió xuân đó thôi." Vừa nói mà hai người vừa nhìn bốn phía. Nói trắng ra là cảnh có trong lành nhưng không có xuân đâu, chỉ có vài ba nhành phớt xanh ngoan cường phơi ra ngóng thế gian thôi.
Lý Tịch chịu không được bầu không khí yên lặng, cuối cùng khách khí một câu: “Phong cảnh chỗ này không tệ… A ha ha ha ha…" Trước sắc mặt hơi bực bội của Ngôn Ấp, tiếng cười của y tắt lịm.
Ngôn Ấp nhíu mày, đoạn nhếch mép ra lệnh cho Lý Tịch: “Nếu ngươi không có chuyện gì làm thì về dinh phủ, rà lại thuế ngân của Hân châu mấy năm trước đi."
Lý Tịch trố mắt: “Cái đó… thần đã kiểm qua rồi…"
“Ý nghĩa của việc đối chiếu chính là tra xét lại bản gốc để làm nền tảng. Lý Tịch, ngươi có phản đối sao?" Ngôn Ấp nheo mắt lại.
Lý Tịch thấy sao lưng lạnh quá, liền chắp tay thưa: “Thần không dám."
Thế là Ngôn Ấp thủng thẳng rời đi, để lại Lý Tịch một mình nhăn nhó giữa mấy nhành hoa nhài đang nở.
Trời không có mắt, bất công quá sức đi.
-0-
Chẳng mấy chốc, Ngôn Ấp đã rời khỏi Hân châu. Đấy cũng vừa tròn mười ngày hắn rời hoàng cung. Lý Tịch bị lưu lại không chút thương tình, tiếp tục làm trách nhiệm khâm sai đầy đau khổ.
Trong thời gian Lý Tịch vừa liều thân ngáp vừa kêu khổ kể đau, năm mới đã đến tự lúc nào.
Tiếng pháo giòn tan vang lên, một tuổi mới lại đến. Chu bá cho người gởi mấy món đồ tết cho y, còn có bộ áo quần mới nữa, cứ như Lý Tịch là thiếu niên mới trưởng thành vậy. Mùa xuân năm nay, hai chủ tớ Lý Tịch và A Nam cứ sầu khổ sống qua ngày. Có được mỗi cái đáng ăn mừng là Chu bá có gởi thư của Tiểu Tiệm đến.
Tịch ca mạnh khỏe.
Còn vài hôm nữa là năm mới rồi, Tịch ca chuẩn bị xong hết chưa? Ở phương bắc nhất định rất lạnh, Tiểu Tiệm có đan áo ấm cho huynh đây. Huynh nhớ kỹ, thấy lạnh là phải mặc thêm áo nhé, đừng có lười mà quên. Nếu huynh không giữ gìn sức khỏe để bệnh, muội mà nghe Chu bá kể lại thì lúc đó đừng trách muội.
Đây là năm mới đầu tiên không có huynh bên cạnh, thật sự Tiểu Tiệm nhớ Tịch ca lắm. Hôm qua mẹ còn bảo huynh tối sang ăn thịt kho tàu, bảo muội nấu nhiều chút nữa. Mẹ cũng thật là, sao huynh trở về kịp chứ?
Nhưng Tịch ca hãy yên tâm, muội sẽ ăn thịt kho giùm huynh thật là nhiều.
Hôm qua muội nằm mơ, thấy lúc nhỏ huynh đốt pháo làm cháy xém áo mới của muội, khiến muội khóc quá chừng. Đang chạy về nhà thì lại bị té. Kết quả về nhà, mẹ bảo nhất định là muội nghịch ngợm chạy làm hỏng áo. Muội giận đến nỗi cả tháng không thèm để ý đến huynh. Giờ nhớ lại mới thấy những năm đó là khoản thời gian vui vẻ nhất, chẳng lo chẳng phiền gì. Tịch ca, muội rất muốn quay lại thời gian ấy… Tháng chạp sang, thời tiết lạnh buốt xương, mẹ thì ngồi dậy không nổi, có muốn mắng muội cũng không có sức…
Tịch ca, muội thật sự sợ lắm…
Mà sao muội cứ nói những chuyện không vui thế này? Đúng rồi, muội nhận được miếng dấp nước huynh gởi lần trước rồi. Quả thận là đồ nơi kinh thành đẹp quá đi, cả Sở đại nhân cũng khen đẹp nữa. Có điều Tịch ca gởi nhiều quá, sao muội dùng hết được? Nên muội tặng cho muội muội của Sở đại nhân, nói là huynh cảm tạ họ. Có điều muội suy nghĩ lại thì thấy không hay lắm, nam nhân lạ hoắc lạ huơ tặng đồ cho tiểu cô nương coi sao được? Nhưng lấy lại thì cũng không xong, muội thấy Sở cô nương vui vẻ lắm.
Thôi quên đi, lần sau huynh về nói sao thì nói, đừng có vạch trần muội đó.
À còn nữa, nếu áo bông này không đủ thì viết cho muội, muội sẽ làm thêm cái nữa cho huynh.
Tiểu Tiệm ngưng bút.
Đọc xong thư, Lý Tịch mới mở chiếc áo bông ra. Lớp vải mềm mại, nhưng cái ấm là từ trong tim.
Y mỉm cười, bỗng nhiên thấy có sức làm việc hẳn.
Ừm, phải nhớ mời đại phu khám bệnh cho di nương, còn phải cho người chuyển thuốc nữa.
Lý Tịch vừa suy ngẫm vừa trải giấy ra…
-0-
Một tháng trời Lý Tịch làm việc cật lực, các hạng vụ của Hân châu đã được nhập vào chính quỹ. Những kẻ ưa hóng chuyện cũng bắt đầu truyền tin tốt: Hoàng đế quả chứng tỏ mình là người nhìn xa trông rộng, có mắt chọn người.
Sự hợp tác kỳ dị giữa Nguyễn A Ngưu và Lý Thừa Hạ đạt hiệu quả rất cao. Ở chỗ Lý Tịch nhìn không đến, lòng người đang bình tịnh trở lại.
Qua mười ngày nữa, có người từ kinh thành đến, mời Lý đại nhân sau khi chuyển sự vụ cho tân trưởng quan nhậm chức thì lập tức về kinh.
Lý Tịch rời đi trong hứng khởi. Kỳ thật, y sợ nhất là ra cửa gặp phải những người nhiệt tình kia rồi biết được bộ mặt thật của “thần y," rời đi là chuyện cầu còn không kịp. Hơn nữa, Ngôn Ấp đã chỉ định người sẽ kế nhiệm Niên Phong. Đi giữa chừng thế này thì không hiểu rõ được thế cục.
Lý Tịch đi trước tiết xuân, một đường nhắm thẳng về kinh thành. Đến kinh thành thì cái chờ y là lệnh điều đi. Từ Công bộ, Lý Tịch được điều đến Đốc sát viện (phụ trách sắp đặt công tác cho các châu huyện), đảm nhiệm chức Ti sự Ngự lại, là chức quan ngũ phẩm. Dù mang tiếng phụ trách rất nhiều chuyện nhưng đa phần là tạp nhạp, so với Công bộ mà nói thì Đốc sát viện càng là viện tạp vụ. Nhưng nói thế nào thì cũng là Lý Tịch được thăng cấp.
Tin tức về đến nhà thì Chu bá lập tức cho mổ heo ăn mừng ngay, bảo là muốn cúng tổ tiên. Phản ứng Lý Tịch là ngớ người ra. Sau này y mới hiểu, trong thời gian này hoàng đế bệ hạ đã “mời" một số lão thần cáo lão về quê. Sau khi diệt trừ bè đảng cũ rồi lập nhóm người mới, xem ra trong triều thiếu người, vận khí mình cũng không tệ đây.
Lý Tịch bắt đầu xử lý việc chuyển giao công việc. Đến hai tháng sau, y mới chính thức đến Đốc sát viện trình diện.
Ngày đầu tiên vào Đốc sát viện, Lý Tịch phát hiện gần như người xung quanh đều được điều đến từ các Bộ khác như y. Chuyện tương đối bất thường mà nói, chính là Ngôn Ấp ra lệnh cho y tạm trực tiếp quản lý Đốc sát viện, thời gian đầu không cần thiết lập chức quan chủ lý làm gì. Nói cách khác, hết thảy vào đây đều là chức ngũ phẩm, một đám tạp nhạp thì tự mà quản nhau.
Có điều tất cả bao gồm Lý Tịch đều hiểu, tuy hoàng thượng nói không lập chức quan chủ lý, nhưng ngụ ý là quan sát thành tựu của những người mới. Gần như lòng ai cũng đầy ắp hoài bão gầy nên nghiệp lớn, chỉ mình Lý Tịch là ngoại lệ.
Nguyên nhân rất ư đơn giản, dựa vào lý luận của Lý Tịch thì: thăng quan quá nhanh ắt tổn thọ, người tiên phong ắt nên mềm dẻo. Y nhảy vượt một bậc thế này thì cứ thong thả nghỉ ngơi. Tóm lại làm đại sự là thế đấy, vừa mệt vừa tất bật, ngược lại làm việc nhỏ như trị quốc thì không thể thiếu trụ cột vững vàng, vừa thanh nhàn lại thảnh thơi. So giữa cả hai, ai lời ai lỗ thì không cần nói cũng biết.
Giờ chúng ta không cần tranh cãi với Lý Tịch cái nghị luận của y nó phi lý chỗ nào, cứ rộng lượng cho y ôm nguyện vọng tốt đẹp đó đi.
Nói tóm lại, Lý Tịch ôm mộng tưởng “chỉ với chức quan ngũ phẩm cũng đủ bổng lộc cưới Tiểu Tiệm rồi" hớn hở bước vào Đốc sát viện.
Ngôn Ấp muốn ra ngoại ô săn thú, bảo Lý Tịch cùng đi.
Đây… là ý gì? Lý Tịch bất lực ngẩng đầu hỏi vì sao.
Cái này… Y là quan văn mà…?
“Thưa, thần không dám."
“Không dám? Vừa nãy ngươi mới ám chỉ ta là bạo chúa, đáng bị trời phạt đó thôi."
“Thần không dám, thần không có ý đó."
“Ô? Vậy ý ngươi là gì?" Ngữ điệu Ngôn Ấp lại trở về nghiền ngẫm. Thực sự mà nói, chứng kiến sự liều lĩnh của đối phương đã đốt lên ham muốn chiến đấu của hắn, bất quá nhằm hết vào người này thôi.
Ngôn Ấp biết mình không phải dạng thích biện luận mà thích động đao hơn. Tuy nhiên đối mặt với thư sinh ngu ngốc cứng đầu này, có lúc phải cần động miệng.
Lý Tịch do dự rồi mới nói: “Chẳng qua dân chúng chỉ sợ hãi mà thôi."
“Sợ hãi?
Ngôn Ấp ngắt lời đối phương, mắt hơi nheo lại.
“Dạ đúng. Là họ sợ. Bọn họ thân không tài vật mà lực tựa châu chấu, thậm chí không có cách lo cho thê nhi đói rã. Họ sợ hãi sức người bạc nhược, chỉ một trận hồng thủy như thế đã khiến họ suy sụp nên càng làm họ sợ sệt hơn. Con người là vậy, hễ càng sợ thì càng bi thống, rồi càng muốn tìm cớ. Bệ hạ, dân chúng trút hết sự bất lực trước thiên tai và nỗi bi thống với cuộc sống lên ngài. Bệ hạ chính là nơi xả tiết trong cuộc sống tối tăm của họ. Họ không nhận ra ngài, càng không biết ngài là người thế nào. Cái mà họ nói, chẳng qua là mấy lời thoáng nghe thêu dệt và nỗi sợ tưởng tượng trước uy phong thiên tử. Chẳng qua họ là một đám ngu dân, muốn tìm nơi trút đi mặc cảm vô dụng của bản thân. Họ càng thống khổ thì càng thóa mạ ngài cay nghiệt, hận càng sâu hơn."
Ngôn Ấp lặng yên.
Dưới ánh lửa, khuôn mặt y rất sắc nét. Lý Tịch nhìn hắn không sợ hãi, ánh mắt thẳng thắn nhưng pha lẫn chút thống khổ. Lý Tịch nhìn Ngôn Ấp, lại như xuyên qua Ngôn Ấp mà nhìn vô số người. Ngôn Ấp thong thả hỏi y, từng câu từng chữ vang dội trong căn phòng trầm tĩnh: “Thế nên, ta đáng cho chúng nhục mạ, đáng cho chúng làm nơi trút giận sao?"
“Thưa, không đáng."
Ngôn Ấp mỉm cười như cười đứa con nít nói chuyện ngây ngô: “Lý Tịch, ngươi làm ta hồ đồ cả rồi."
“Đương nhiên thần không cho cách họ làm là đúng. Có điều, luận về tội thì đáng chết, nhưng xét về tình thì nên dung. Chẳng qua họ là đám ngu dân, mù quáng như chim oanh không thấy gì, đập cánh bay tán loạn trong đêm. Bệ hạ, nếu họ thấy được thánh đức của ngài, nếm được sự nhân từ của bệ hạ thì mọi oán hận sẽ chảy tan ngay. Họ sẽ tự thấy nhục nhã. Đến lúc đó, dù bệ hạ có đòi họ tự sát để tạ tội, họ cũng không có nửa câu oán hận."
Ngôn Ấp càng cười tươi hơn: “Quả nhiên ngươi rất khéo miệng lưỡi."
“Thần không dám, thần chỉ nói sự thật. Nếu thần thật sự khéo miệng lưỡi thì sẽ không nói lời này, mà sẽ giúp bệ hạ bày mưu lập kế kìa." Lý Tịch quỳ xuống.
Ngôn Ấp lại rảo bước tiếp, lặng thinh một hồi mới nói: “Dựa vào đâu hả? Ta dựa vào đâu mà tin lời ngươi? Ta tin rằng thảo phạt loạn tặc cũng đạt được hiệu quả an lòng dân."
“Không, đại quân của bệ hạ nên dùng đối phó với kẻ thù ác độc hay ngu dại, không cần đối phó với những người lạc lối, không sức phản kháng. Cũng như đám người A Ngưu chúng ta gặp hôm qua. Dù lúc trước có hận bệ hạ đến đâu, nhưng nhận chút ân huệ họ đã cảm kích bất tận. Họ là những người lương thiện nhưng rất đỗi vụng về. Dù thiết kỵ ngài có đạp lên xác họ, thứ nhất là dùng dao trâu mổ gà, thứ hai cũng không thể hóa giải cơn oán hận này. Dù giết hết tất cả thì oán hận vẫn hằn in trong lòng hậu bối về sau. Dù bệ hạ như đại thụ ngự trên trời không để ý đám ngu dân đó, nhưng mà thần để ý. Thần hy vọng, quân vương mà thần phụng sự là vị vua không ai bức ép được." Cả người Lý Tịch đều gập sát chân Ngôn Ấp.
Trong phòng nhiệt độ như tăng lên, Ngôn Ấp lặng yên nhìn người nam tử đang quỳ rạp dưới chân mình.
Hắn cần nói ngay từ đầu là hắn ghét quan văn. Dù là quan văn đã thuyết phục được hắn cũng vậy.
Lý Tịch chỉ nhìn được vạt áo và hài của đối phương, nhưng không hiểu sao y lại rất tự tin, vị quân vương này sẽ nghe lời mình khuyên mà chọn con đường khác.
Cho dù hắn là bậc quân vương, còn là một quân vương uy nghiêm và tự phụ.
Lý Tịch có sự tự tin đến thế.
Nếu vậy mà chết y cũng đành chấp nhận. Giờ nói hết ý muốn trong lòng ra, y thấy nhẹ nhõm cả người. Nếu bản thân co rúm sợ hãi mà không nói thì y biết mình sẽ hối hận.
Qua rất lâu, Ngôn Ấp lại rảo bước: “Đứng lên đi."
Lý Tịch tuân mệnh đứng lên, y nhìn sắc mặt của Ngôn Ấp. Dù đối phương không nói gì, nhưng ánh mắt hắn đã cho Lý Tịch biết đáp án.
Lý Tịch nở nụ cười.
-0-
Hai ngày sau, Ngôn Ấp triệu Nguyễn A Ngưu tấn kiến. Hắn “mời" Nguyễn A Ngưu làm đặc sứ đi đàm phán với đám lưu dân.
Nguyễn A Ngưu nhìn con người còn cười nói với mình ba ngày trước, phốc một cái đã nhảy lên làm “khâm sai đại nhân" làm hắn bị dọa điếng hồn. Nhưng hắn nghĩ Ngôn Ấp phải cải trang để “thị sát dân tình" nên đã lượng thứ cho. Sau khi Lý Tịch biết được chuyện này thì không khỏi âm thầm xúc cảm. Quả nhiên “lừa ngọt" con người ta dân quê thuần phác a.
Đương nhiên, gan Lý Tịch không có lớn mà nói ra câu này. Lúc đó, Lý Tịch và Lý Thừa Hạ đang đứng ở sau màn nghe Ngôn Ấp làm sao mà gạt người ta.
Kế đến, Lý Thừa Hạ gặp mặt A Ngưu, cũng là nhận lệnh của hoàng đế đi giúp A Ngưu bình định loạn dân.
Từ đầu đến cuối, A Ngưu không có thấy Lý Tịch, tự nhiên không biết vị “Lý đại ca" vừa tốt bụng lại lương thiện kia cũng đã lừa mình một vố.
Người ở quê quả nhiên chất phác mà dễ lừa. Kỳ thật tội của Lý Tịch ngươi cũng giống Ngôn Ấp thôi!
Sau đó Lý Tịch không còn chuyện gì làm, mỗi ngày ngồi xem sổ sách của Hân châu. Giờ xem ra, yêu cầu đám thuộc hạ Niên Phong đi làm cái này cái nọ là niềm vui duy nhất của y. Nhẩm chừng cái trò sai phái người khác cũng vui làm sao, đây xem như là phát hiện duy nhất của Lý Tịch.
Sự vụ của Ngôn Ấp dường như cũng ít hẳn, kết quả hắn nhàm chán đến độ đi đọc luôn văn kiện mà Lý Tịch đang xử lý. Thi thoảng hắn tiện tay cầm cuốn văn kiện lên rồi chỉ ra như “Chữ ngươi xấu quá," hoặc “cách viết công văn này không đúng" vân vân và vân vân. Ban đầu Lý Tịch hơi nhíu mày, sau hết kiên nhẫn mà cau có công khai, cuối cùng thì ngầm trợn trắng mắt. Hoàng đế bệ hạ muốn quậy phá thì cứ quậy phá đi, rốt cuộc là giỡn với y hả?
Đương nhiên Lý Tịch hiểu rõ, hoàng đế thoạt nhìn không lưu ý gì, căn bản là sói đột lốt cừu. Mỗi đêm khi y lên giường ngủ, đến giữa khuya là y như rằng bộ hạ của Lý Thừa Hạ phi ngựa đến báo quân tình. Tóm lại, có là Lý Thừa Hạ bán mạng làm nhiệm vụ hay Ngôn Ấp ngồi trong trướng lên kế hoạch cũng không đến phiên y quan tâm.
Nhiều một chuyện không bằng ít một chuyện, ít một chuyện chính là giữ được thái bình. Mỗi ti đều có chức phận, mỗi cái an lành đều có số mệnh. Cái chuyện ăn bổng lộc vua thì phải trung với vua, hễ chuyện không cần quản thì không cần đau đầu mình. Đây chính là triết học hủ bại của Lý Tịch
Sau đó, Lý Tịch phát hiện ra một nơi ưa thích.
Trong sân, những nhành hoa nhài đang nở rộ. Từng cánh hoa vàng muốt mịn đang phây phẩy trước làn gió lạnh như nàng thiếu nữ e lệ.
Ước chừng hoa ở đây phải nở sớm hơn kinh thành đến nửa tháng. Lý Tịch xúc động đến hơi ươn ướt mắt. Sực nhớ chẳng phải lúc về y sẽ rong đuổi trên con đường ngập tràn hoa xuân hay sao? Khéo thì không chừng sẽ thấy hoa đào nữa.
Đúng là tốt quá.
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng, tuy rằng không thấy dung nhan người, nhưng trông hoa đào cũng xem là thấy rồi.
Người rảnh rỗi thường nhung nhớ mông lung, huống chi mùa tương tư đã gần kề – Lý Tịch đang nhớ đến Tiểu Tiệm.
Thế nên mỗi sớm mai, Lý Tịch dẫn A Nam tay cầm bầu rượu nếp, tay xách giỏ trái cây ra ngoại ô thưởng ngoạn. Đương nhiên, điều kiện trước tiên là y hoàn thành xong công việc đã.
Y say sưa mân mê cánh hoa mềm mại chưa được bao lâu thì đằng xa đã có người phá nát phong cảnh. Ngôn Ấp chậm rãi xuất hiện trước mặt Lý Tịch. Lý Tịch ngây ngô tròn mắt nhìn, sao mới đây chạm mặt không lâu mà hoàng đế bệ hạ không thấy phiền vậy? Tại làm sao không để cho y một con đường sống để hít thở không khí chớ!
Chẳng ngờ Ngôn Ấp cũng kinh ngạc. Hắn cũng đang đi hít thở không khí trong lành, chẳng nhè sao vẫn gặp thuộc hạ.
Chính là vậy mà khi hai người gặp nhau, sắc mặt sượng lắm.
Ngôn Ấp đảo mắt đánh giá người trước mặt, sau mới nhìn A Nam đằng sau đang tay xách tay mang rượu và trái cây. Hắn khẽ nheo mắt, được lắm, dám kỳ đà cản mũi ta?
Lý Tịch ráng giấu khuôn mặt khổ não, tiếc là lòng nén giận thế nào cũng phồng lên. Sao đi đâu cũng chạm mặt là thể nào? Lần trước ở quán trà cũng vậy, đang yên đang lành thì gặp sao quả tạ.
Đáng tiếc câu này y không dám nói ra.
Lý Tịch cẩn trọng nhìn sắc mặt đối phương mới cúi sâu người hành lễ: “Chẳng hay hoàng thượng đi thưởng hoa hay sao?"
Ngôn Ấp ngẩn ra: “Ta đâu có phong nhã như Lý Tịch ngươi. Chẳng qua ta muốn hít thở không khí trong lành thôi."
Lý Tịch ‘a’ một tiếng trong lòng: May quá, ngài đi thong thả nha.
Kết quả, hai người đứng đó nhìn nhau chờ đối phương lên tiếng trước. Không ai chịu khơi mào. Lặng yên một lúc nữa, Lý Tịch đành cười giả ngây: “Ha ha, thần đi thưởng hoa."
Ngôn Ấp nhíu mày nhìn y xong thì đảo mắt xung quanh: “Ở đâu có hoa mà thưởng?" Ngụ ý rằng ngươi là kẻ ngốc.
Tuy bị đối phương ngầm khinh miệt tới vậy, Lý Tịch cũng chỉ nhíu mày. Y nắm một đóa hoa nhài đáng thương đang run rẩy trên cành, chỉ vào nhụy vàng nhỏ bé: “Đây này!"
Ngôn Ấp cẩn thận nhìn cành hoa đó, sau quay sang hồ nghi nhìn Lý Tịch, rất lâu sau mới nói: “Cái đó… là hoa?" Cái búp tí tẹo vậy, hắn mới nhìn tưởng giống chồi lá cơ.
Lý Tịch trố mắt trông dáng vẻ hồ nghi chân thực của Ngôn Ấp. Lần đầu tiên trong đời, y thấy nghẹn lời. Trên đời này, có người không biết hoa sao? Nhưng y chợt nhớ nơi bắc cương rét buốt, lấy đâu ra hoa nhài kia chứ. Lý Tịch nghĩ vậy thì đã hiểu, bỗng nhiên thấy tiếc thay cho nam nhân trước mặt đến hoa nhài cũng không biết. Con người này đúng là sống thiếu lạc thú thật nha! Thế là y kềm cơn nóng tính lại, mỉm cười: “Bệ hạ, đây là hoa nhài ạ."
“Hoa nhài?" Ngôn Ấp nuốt ngược câu “Ra đây là hoa nhài sao?" vào, do hắn thấy nụ cười mỉm của Lý Tịch rõ ràng có ý bất kính. Nếu nói ra, không chừng tên thư sinh gian xảo kia cười cho chết. Hắn hắng giọng rồi gật đầu, ra vẻ đổi đề tài: “Lý Tịch, xem ngươi cũng biết hưởng thụ thật."
“Làm gì có. Bất quá thỉnh thoảng thần mới đi xem thôi." Lý Tịch cười mấy tiếng. “Bệ hạ cũng rất biết chọn lúc đi dạo hưởng gió xuân đó thôi." Vừa nói mà hai người vừa nhìn bốn phía. Nói trắng ra là cảnh có trong lành nhưng không có xuân đâu, chỉ có vài ba nhành phớt xanh ngoan cường phơi ra ngóng thế gian thôi.
Lý Tịch chịu không được bầu không khí yên lặng, cuối cùng khách khí một câu: “Phong cảnh chỗ này không tệ… A ha ha ha ha…" Trước sắc mặt hơi bực bội của Ngôn Ấp, tiếng cười của y tắt lịm.
Ngôn Ấp nhíu mày, đoạn nhếch mép ra lệnh cho Lý Tịch: “Nếu ngươi không có chuyện gì làm thì về dinh phủ, rà lại thuế ngân của Hân châu mấy năm trước đi."
Lý Tịch trố mắt: “Cái đó… thần đã kiểm qua rồi…"
“Ý nghĩa của việc đối chiếu chính là tra xét lại bản gốc để làm nền tảng. Lý Tịch, ngươi có phản đối sao?" Ngôn Ấp nheo mắt lại.
Lý Tịch thấy sao lưng lạnh quá, liền chắp tay thưa: “Thần không dám."
Thế là Ngôn Ấp thủng thẳng rời đi, để lại Lý Tịch một mình nhăn nhó giữa mấy nhành hoa nhài đang nở.
Trời không có mắt, bất công quá sức đi.
-0-
Chẳng mấy chốc, Ngôn Ấp đã rời khỏi Hân châu. Đấy cũng vừa tròn mười ngày hắn rời hoàng cung. Lý Tịch bị lưu lại không chút thương tình, tiếp tục làm trách nhiệm khâm sai đầy đau khổ.
Trong thời gian Lý Tịch vừa liều thân ngáp vừa kêu khổ kể đau, năm mới đã đến tự lúc nào.
Tiếng pháo giòn tan vang lên, một tuổi mới lại đến. Chu bá cho người gởi mấy món đồ tết cho y, còn có bộ áo quần mới nữa, cứ như Lý Tịch là thiếu niên mới trưởng thành vậy. Mùa xuân năm nay, hai chủ tớ Lý Tịch và A Nam cứ sầu khổ sống qua ngày. Có được mỗi cái đáng ăn mừng là Chu bá có gởi thư của Tiểu Tiệm đến.
Tịch ca mạnh khỏe.
Còn vài hôm nữa là năm mới rồi, Tịch ca chuẩn bị xong hết chưa? Ở phương bắc nhất định rất lạnh, Tiểu Tiệm có đan áo ấm cho huynh đây. Huynh nhớ kỹ, thấy lạnh là phải mặc thêm áo nhé, đừng có lười mà quên. Nếu huynh không giữ gìn sức khỏe để bệnh, muội mà nghe Chu bá kể lại thì lúc đó đừng trách muội.
Đây là năm mới đầu tiên không có huynh bên cạnh, thật sự Tiểu Tiệm nhớ Tịch ca lắm. Hôm qua mẹ còn bảo huynh tối sang ăn thịt kho tàu, bảo muội nấu nhiều chút nữa. Mẹ cũng thật là, sao huynh trở về kịp chứ?
Nhưng Tịch ca hãy yên tâm, muội sẽ ăn thịt kho giùm huynh thật là nhiều.
Hôm qua muội nằm mơ, thấy lúc nhỏ huynh đốt pháo làm cháy xém áo mới của muội, khiến muội khóc quá chừng. Đang chạy về nhà thì lại bị té. Kết quả về nhà, mẹ bảo nhất định là muội nghịch ngợm chạy làm hỏng áo. Muội giận đến nỗi cả tháng không thèm để ý đến huynh. Giờ nhớ lại mới thấy những năm đó là khoản thời gian vui vẻ nhất, chẳng lo chẳng phiền gì. Tịch ca, muội rất muốn quay lại thời gian ấy… Tháng chạp sang, thời tiết lạnh buốt xương, mẹ thì ngồi dậy không nổi, có muốn mắng muội cũng không có sức…
Tịch ca, muội thật sự sợ lắm…
Mà sao muội cứ nói những chuyện không vui thế này? Đúng rồi, muội nhận được miếng dấp nước huynh gởi lần trước rồi. Quả thận là đồ nơi kinh thành đẹp quá đi, cả Sở đại nhân cũng khen đẹp nữa. Có điều Tịch ca gởi nhiều quá, sao muội dùng hết được? Nên muội tặng cho muội muội của Sở đại nhân, nói là huynh cảm tạ họ. Có điều muội suy nghĩ lại thì thấy không hay lắm, nam nhân lạ hoắc lạ huơ tặng đồ cho tiểu cô nương coi sao được? Nhưng lấy lại thì cũng không xong, muội thấy Sở cô nương vui vẻ lắm.
Thôi quên đi, lần sau huynh về nói sao thì nói, đừng có vạch trần muội đó.
À còn nữa, nếu áo bông này không đủ thì viết cho muội, muội sẽ làm thêm cái nữa cho huynh.
Tiểu Tiệm ngưng bút.
Đọc xong thư, Lý Tịch mới mở chiếc áo bông ra. Lớp vải mềm mại, nhưng cái ấm là từ trong tim.
Y mỉm cười, bỗng nhiên thấy có sức làm việc hẳn.
Ừm, phải nhớ mời đại phu khám bệnh cho di nương, còn phải cho người chuyển thuốc nữa.
Lý Tịch vừa suy ngẫm vừa trải giấy ra…
-0-
Một tháng trời Lý Tịch làm việc cật lực, các hạng vụ của Hân châu đã được nhập vào chính quỹ. Những kẻ ưa hóng chuyện cũng bắt đầu truyền tin tốt: Hoàng đế quả chứng tỏ mình là người nhìn xa trông rộng, có mắt chọn người.
Sự hợp tác kỳ dị giữa Nguyễn A Ngưu và Lý Thừa Hạ đạt hiệu quả rất cao. Ở chỗ Lý Tịch nhìn không đến, lòng người đang bình tịnh trở lại.
Qua mười ngày nữa, có người từ kinh thành đến, mời Lý đại nhân sau khi chuyển sự vụ cho tân trưởng quan nhậm chức thì lập tức về kinh.
Lý Tịch rời đi trong hứng khởi. Kỳ thật, y sợ nhất là ra cửa gặp phải những người nhiệt tình kia rồi biết được bộ mặt thật của “thần y," rời đi là chuyện cầu còn không kịp. Hơn nữa, Ngôn Ấp đã chỉ định người sẽ kế nhiệm Niên Phong. Đi giữa chừng thế này thì không hiểu rõ được thế cục.
Lý Tịch đi trước tiết xuân, một đường nhắm thẳng về kinh thành. Đến kinh thành thì cái chờ y là lệnh điều đi. Từ Công bộ, Lý Tịch được điều đến Đốc sát viện (phụ trách sắp đặt công tác cho các châu huyện), đảm nhiệm chức Ti sự Ngự lại, là chức quan ngũ phẩm. Dù mang tiếng phụ trách rất nhiều chuyện nhưng đa phần là tạp nhạp, so với Công bộ mà nói thì Đốc sát viện càng là viện tạp vụ. Nhưng nói thế nào thì cũng là Lý Tịch được thăng cấp.
Tin tức về đến nhà thì Chu bá lập tức cho mổ heo ăn mừng ngay, bảo là muốn cúng tổ tiên. Phản ứng Lý Tịch là ngớ người ra. Sau này y mới hiểu, trong thời gian này hoàng đế bệ hạ đã “mời" một số lão thần cáo lão về quê. Sau khi diệt trừ bè đảng cũ rồi lập nhóm người mới, xem ra trong triều thiếu người, vận khí mình cũng không tệ đây.
Lý Tịch bắt đầu xử lý việc chuyển giao công việc. Đến hai tháng sau, y mới chính thức đến Đốc sát viện trình diện.
Ngày đầu tiên vào Đốc sát viện, Lý Tịch phát hiện gần như người xung quanh đều được điều đến từ các Bộ khác như y. Chuyện tương đối bất thường mà nói, chính là Ngôn Ấp ra lệnh cho y tạm trực tiếp quản lý Đốc sát viện, thời gian đầu không cần thiết lập chức quan chủ lý làm gì. Nói cách khác, hết thảy vào đây đều là chức ngũ phẩm, một đám tạp nhạp thì tự mà quản nhau.
Có điều tất cả bao gồm Lý Tịch đều hiểu, tuy hoàng thượng nói không lập chức quan chủ lý, nhưng ngụ ý là quan sát thành tựu của những người mới. Gần như lòng ai cũng đầy ắp hoài bão gầy nên nghiệp lớn, chỉ mình Lý Tịch là ngoại lệ.
Nguyên nhân rất ư đơn giản, dựa vào lý luận của Lý Tịch thì: thăng quan quá nhanh ắt tổn thọ, người tiên phong ắt nên mềm dẻo. Y nhảy vượt một bậc thế này thì cứ thong thả nghỉ ngơi. Tóm lại làm đại sự là thế đấy, vừa mệt vừa tất bật, ngược lại làm việc nhỏ như trị quốc thì không thể thiếu trụ cột vững vàng, vừa thanh nhàn lại thảnh thơi. So giữa cả hai, ai lời ai lỗ thì không cần nói cũng biết.
Giờ chúng ta không cần tranh cãi với Lý Tịch cái nghị luận của y nó phi lý chỗ nào, cứ rộng lượng cho y ôm nguyện vọng tốt đẹp đó đi.
Nói tóm lại, Lý Tịch ôm mộng tưởng “chỉ với chức quan ngũ phẩm cũng đủ bổng lộc cưới Tiểu Tiệm rồi" hớn hở bước vào Đốc sát viện.
Ngôn Ấp muốn ra ngoại ô săn thú, bảo Lý Tịch cùng đi.
Đây… là ý gì? Lý Tịch bất lực ngẩng đầu hỏi vì sao.
Cái này… Y là quan văn mà…?
Tác giả :
Lạc Hoa Mãn Giá