Mộng Xưa Thành Cũ
Chương 2: Đứa trẻ bị tổn thương
Tôi, Thiệu Khải, A Mao, Tiểu Triết, bốn người chúng tôi ở cùng nhau. Chúng tôi gọi căn phòng cũ kỹ này là nhà, gọi nhau là người nhà. Đúng rồi, còn có Tôn Diệc mãi mãi là anh em tốt của anh, là người nhà của chúng tôi.
Tôn Diệc là người hoản hảo nhất trong số chúng tôi, anh ta có bố mẹ, có gia thế giàu có, có một trường đại học hàng đầu làm đường lùi và cả núi tiền của bố mẹ. Nhưng con người ấy lại không thể quên những hứa hẹn được nói ra lúc còn trẻ tuổi vô tư. Vào đêm tôi và Thiệu Khải xuống tàu hỏa tại Ly Thành, Thiệu Khải tìm một bốt điện thoại công cộng gọi cho Tôn Diệc, số điện thoạivẫn là số Tôn Diệc đưa cho Thiệu Khải trước khi chuyển đến Ly Thành sống vào năm mười hai tuổi.
“Gần mười năm, anh chưa bao giờ gọi, có lẽ đã đổi số từ lâu rồi." Vì đã chuẩn bị tâm lý như vậy nên khi Tôn Diệc chạy tới, tôi đã nhìn thấy một tia sáng lấp lánh trong mắt Thiệu Khải. Càng huống hồ, đó là đêm giao thừa cả nhà đoàn tụ.
A Mao và tôi giống nhau, đều không có mẹ, nhưng không phải mẹ cậu ta đã qua đời mà là bỏ đi cùng người khác lúc cậu mới bốn tuổi. Đơn ly hôn có một điều khoản được viết rất rõ ràng: Đứa con để lại cho bố nuôi. Bố A Mao là một người đàn ông vô cùng bình thường, không có tài lại sợ vất vả, mãi mãi mắt ngước lên chỗ cao nhưng tay chỉ ở chỗ thấp, cho đến tận lúc tiêu hết gần như toàn bộ sản nghiệp mới tỉnh ra cần phải kiếm tiền, nhưng độ tuổi ấy của ông làm sao kiếm được việc tốt, chỉ có thể làm công việc dọn vệ sinh, trực đêm, vừa vất vả lại không nhiều tiền. A Mao tốt nghiệp cấp hai xong đã thi vào cấp ba, nhưng cậu ta kiên quyết ghi tên học trung cấp nghề. Bố cậu ta biết chuyện đã đánh cậu ta gần chết, mắng cậu ta không có chí hướng. A Mao không chịu được đã cự lại một câu: “Thế chẳng phải là giống bố sao!" Nghe xong câu đó, bố cậu ta dừng tay, thẫn thờ cả buổi tối không nói một lời, dường như chỉ qua một đêm người đã già hẳn đi.
“Em không trách mẹ, ai chẳng muốn sống những ngày tươi đẹp. Em cũng không trách bố. Chỉ là nhiều lúc đột nhiên em nghĩ không biết mình sống có ý nghĩa gì." Nói xong câu đó, cậu ta ném mạnh chai bia uống được một nửa vào tường, những mảnh vụn thủy tinh đầy vương khắp sàn nhà, dòng chất lỏng màu vàng chảy lênh láng, đây là khung cảnh của sự thất bại thảm bại.
Tiểu Triết thì căn bản không biết bố mẹ mình là ai, từ nhỏ cậu ta và bà nội sống nương tựa vào nhau. Càng giống như một vở kịch là mãi đến khi bà nội mất Tiểu Triết mới biết, người thân duy nhất đó cũng không có quan hệ máu mủ gì với cậu ta, đó chỉ là một bà lão tốt bụng do sớm mất đi đứa con đẻ của mình mà nhận nuôi cậu ta. Bà nội mất để lại cho Tiểu Triết ít tiền và một căn nhà cũ kỹ. Cậu ta nhờ môi giới bán căn nhà rồi cầm tiền đi lang thang khắp nơi một tháng. Cậu ta đi đâu, thấy gì, nghĩ gì, không ai biết. Điều duy nhất cậu ta kể là một buổi tối ngồi trên cầu vượt ở thành phố nọ, nhìn thấy những ánh đèn đủ màu sắc xa lạ và dòng xe như mắc cửi ở phía dưới, bỗng nhiên nghĩ nếu nhảy xuống thì tất cả sẽ được giải quyết triệt để. Nhưng cuối cùng cậu ta vẫn tỉnh lại, bình tĩnh hút điếu thuốc đầu tiên trong đời, bị sặc khói đến chảy nước mắt. Trong tháng đó cậu ta đã sáng tác ra cả một tập bài hát, tự viết lời, tự phổ nhạc. Cậu ta nói tế bào âm nhạc trong người dường như đến cùng với mạng sống của cậu ta, nhưng lại không biết ai đã cho cậu ta sinh mệnh này.
“Em không biết em là ai." Cậu ta luôn thích nói câu này.
Còn Thiệu Khải, không ai biết trong đời anh đã gặp phải biến cố như thế nào. Anh không kể, với tôi cũng vậy. Tôi có thể hiểu trong lòng ai cũng có một bí mật không thể chia sẻ cùng người khác. Chỉ là tôi nhìn thấy môi anh khẽ động khi nghe A Mao, Tiểu Triết kể chuyện về mình, dường như có lời gì đó đã đi đến bờ môi nhưng cuối cùng lại bị anh nuốt xuống.
Anh là người như vậy, hoàng liên có là gì, ngay cả thuốc độc anh cũng uống được, đau đến chết cũng không cho ai biết.
“Thiệu Khải, sao anh lại đồng ý mang đi?" Tôi vuốt ve khuôn mặt anh trong bóng tối, lông mày, mắt, mũi, miệng, cho đến khi anh giơ tay giữ tay tôi lại. “Anh không cảm thấy đang mang theo sự phiền phức hay sao..."
“Ngủ đi, đừng nghĩ linh tinh nữa." Anh vòng tay ôm chặt lấy tôi, làn môi anh chạm vào trán tôi, nhẹ nhàng nói.
Hôm sau, lúc tôi tỉnh lại mới là bảy giờ, Thiệu Khải vẫn đang ngủ say, lông mày anh phút chốc lại nhíu lại. Tôi nằm ngắm anh một lúc rồi nhẹ nhàng bỏ cánh tay anh vào trong chăn, mặc quần áo đi ra ngoài.
Những hạt tuyết nhỏ lại bắt đầu toie, bị gió cuốn chạm vào mặt tôi, đau như dao cứa. Mùa đông ở Ly Thành lạnh hơn An Thành rất nhiều, có mặc bao nhiêu quần áo đi nữa vẫn lạnh đến run người, tuy nhiên tôi đã bắt đầu thích nghi, chí ít không sợ hãi nữa.
“Chị Mộng..." Cánh cửa trước mặt đột nhiên bật mở, A Mao đi ra nhìn thấy tôi bỗng hơi khựng lại.
A Mao nhỏ hơn tôi một tuổi, cậu ta gọi Thiệu Khải là anh, vì vậy gọi tôi là chị. Lúc đầu tôi nghe rất khó chịu, sửa đi sửa lại cách xưng hô cho cậu ta, kết quả cậu ta buông một câu làm tôi cứng họng: “Thế em gọi chị là chị dâu vậy."
“Sao dậy sớm thế này?" Tôi cười với cậu ta.
“Chị Mộng, em muốn nói với chị một việc. Tết năm nay em muốn về nhà ăn Tết với bố, hai hôm trước em nhìn thấy ông trên đường... Thấy sức khỏe ông không còn tốt nữa, em muốn về nhà xem, hết Tết sẽ quay lại."
“Đi đi, cái này có gì phải nói, lúc nào đi thì chào bạn tôi một tiếng là được." Tôi nhìn cậu ta rồi chợt nhớ tới con người đi gửi bưu thiếp là tôi đây. “Đợi một chút..." Tôi quay người trở vào phòng, tìm chiếc thẻ ngân hàng rồi nhét vào tay A Mao. “Mua ít đồ mang về đi."
“Không được, thế này tuyệt đối không được." Cậu ta vội vàng đẩy chiếc thẻ lại vào tay tôi. “Thiệu Khải anh ấy..."
“Cậu còn không rõ anh ấy hay sao, chắc chắn sẽ đồng ý, tiền này là của cả nhà chúng ta." Tôi kéo túi áo khoác A Mao nhét thẻ vào trong. “Cầm đi, nhưng không được phép tiêu hết đấy."
“Vâng... Cảm ơn chị, em ăn Tết xong sẽ quay lại."
“Tôi bảo này, người trong nhà không được phép nói cảm ơn. Cái này Thiệu Khải nghe thấy anh ấy mới giận. Về phòng thu dọn đồ đạc đi, đợi Thiệu Khải dậy tôi sẽ nấu đồ ăn cho cả nhà."
Tôi dõi theo A Mao bước vào phòng, sau đó tôi cũng quay về phòng, ngồi bên cạnh giường một lúc rồi không chịu được nữa giơ tay đánh anh. “Anh còn muốn giả vờ ngủ đến bao giờ? Tỉnh rồi còn không mau mở mắt ra?" Nghe tôi nói vậy, quả nhiên Thiệu Khải mở mắt, đưa ánh mắt ngây thơ vô tội nhìn tôi. “Lúc nào cũng không lừa được em, em làm thế nào mà biết vậy?"
Bị anh hỏi như thế, đến lượt tôi ngây ra. Lúc giả vờ ngủ, hơi hở luôn không bình thường, không giống hơi thở ổn định khi ngủ say. Nhưng nếu nói vậy, thể nào anh cũng bảo: “Ngay cả anh thở thế nào em cũng rõ như vậy sao?" Nghĩ thế, mặt tôi bất chợt đỏ bừng lên.
“Này này, nghĩ gì thế?" Thiệu Khải hỏi tôi bằng một gương mặt cợt nhả rất hư hỏng, tôi cầm gối ném vào mặt anh. “Này, anh kiện em mưu sát chồng đấy nhé!"
“Trêu đủ chưa? Anh mau dậy... Này..." Tôi bị anh trêu không biết làm thế nào, bèn giơ tay kéo cánh tay anh, không ngờ bị anh kéo ngược lại, đầu tôi bị anh ngang ngược giữ chặt ơt dưới cổ anh. “Này, vừa rồi anh đều nghe thấy hết đúng không?"
“Ừ!" Thiệu Khải cọ cằm vào đầu tôi. “Em đấy, rất ra dáng nữ chủ nhân rồi."
“Xí, mỗi lần A Mao nói chuyện với em, em đều thấy mình giống vợ của lão đại hắc bang, hoặc... áp trại phu nhân... Có phải anh nói với mọi người là em rất ghê gớm không?"
“Anh nào dám." Thiệu Khải lại dùng giọng điệu “không liên quan", lùa ngón tay vào nghịch tóc tôi. “Anh chỉ nói với họ rằng, ai dám bắt nạt vợ anh, anh sẽ sống chết với người ấy."
“Được rồi, được rồi, còn nói sống chết gì nữa, mau dậy đi!" Tôi kéo đầu, hôn vào mặt anh.
“Mộng nhi, em có nhớ nhà không? Nếu nhớ thì bảo anh, anh đưa em về."
Tôi không ngờ Thiệu Khải lại đột nhiên nói tới chuyện này, trong lòng bất giác thấy trống rỗng, liền sau đó là cảm giác mãn nguyện đè nén lồng ngực đến mức khó thở. “Đây không phải nhà em sao? Em còn có thể đi đâu nữa..." Nghe tôi nói vậy, Thiệu Khải không nói gì thêm, chỉ ôm thặt chặt tôi vào lòng, tôi lờ mờ nhận ra dường như anh đang sợ điều gì đó.
Tôi không biết phải nói thế nào với Thiệu Khải, rằng tối hôm đó, tôi nằm trong vòng tay anh và mơ về An Thành. Tất cả mọi thứ trong mơ đều chân thực tới mức khiến người ta kinh ngạc. Tôi biết rõ mình đang mơ nhưng cố ý bước thật sâu vào giấc mơ. Tôi mơ thấy căn nhà sáu tầng mà tôi đã sống suốt mười chín năm, sơn tường đều bong tróc hết để lộ ra màu hồng nhạt phía trong; nền vẫn là nền xi măng, chiếc thảm trải trước cửa ngấm nước rách tả tơi. Hai chiếc hòm bằng gỗ long não khóa chặt để chồng lên nhau bên cạnh cửa. Hồi nhỏ tôi luôn hoeeus kỳ bên trong có gì, san này mới biết đó là của hồi môn của mẹ tôi khi được gả về đây, bên trong rỗng không. Tôi mơ thấy bố tôi, Tràn Niên, ông vẫn như xưa, có điều tóc đã bạc đi nhiều. Ông ngồi dưới ánh đèn chuẩn bị giáo án cho hôm sau, cốc trà để ở góc bàn, đã nguội lạnh từ lâu. Tôi mơ thấy trường cấp ba, với những thân cây phait hai người ôm mới xuể, xuân hạ đều có rất nhiều câu nở hoa rực rỡ đa màu sắc, cũng vì lẽ đó mà có rất nhiều sâu, những con sâu róm đầy lông có lúc bị chết cóng ngay trên bờ tường. Tôi mơ thấy những người bạn cũ, cả những người không được gọi là bạn và những người thật sự là bạn. Họ đều vẫn ở đó, hỷ nộ ái ố, liều lĩnh hoặc đã bớt phóng túng. Tôi thậm chí còn mơ thấy anh... Anh vẫn với vẻ ngoài của chàng thanh niên mười tám tuổi, khi nhìn thấy gương mặt trẻ trung của anh trong mơ tôi đã không thể cầm lòng được mà bật khóc.
Tỉnh dậy vẫn là màn đêm tĩnh mịch, trên gối có một khoảng ướt. Tôi dựa lưng vào bức tường lạnh lẽo một lúc rồi lại dựa vào ngực Thiệu Khải, anh chưa tỉnh nhưng có cảm giác như anh vừa ôm tôi vào lòng.
Tôi nghĩ tôi muốn về nhà, hay nói cách khác là tôi đã từng nghĩ đến chuyện ấy. Nhưng tôi mãi mãi không thể trở về nơi tôi muốn trở về đó nữa rồi.
Cách Tết còn mười ngày, Tôn Diệc xách túi lớn túi nhỏ đến thăm chúng tôi, cả nhà ngồi quanh bàn ăn lẩu. Khung cảnh này giônga hết lần đầu tiên chúng tôi tụ tập, hơi móng tỏa ra từ nồi lẩu khiến xung quanh trở nên ấm áp, chúng tôi cụng ly mạnh tới mức khắp bàn đều là bia rơi vãi. Trong lòng tôi luôn coi ngày đó là giao thừa, chúng tôi - những người một nhà ngồi lại với nhau, trên khuôn mặt mỗi người là những nụ cười rạng rỡ. Có điều mỗi khi nghĩ như vậy, trước mắt tôi lại hiện lên hình ảnh hồi nhỏ bố đưa tôi đi mua bùa may mắn, không biết hiện giờ một mình ông có đang chuẩn bị đồ ăn Tết, có giống như trước kia, mua hai chiếc đèn lồng lớn treo ở cửa từ giao thừa đến tận Tết nguyên tiêu hay không.
“Trần Mộng, Trần Mộng!" Tôi định thần lại, thấy Tôn Diệc đang đưa cốc về phía mình. “Em càng ngày cành đẹp đấy."
Tôi cười và một hơi uống cạn cốc bia. “Lần nào gặp em anh cũng nói câu này, có định đổi câu khác không?"
“Khải, cậu tìm thấy cô vợ khéo mồm khéo miệng này ở đâu vậy, cẩn thận không bị cướp mất đấy." Tôn Diệc không tiếp lời tôi mà quay sang công kích Thiệu Khải.
“Vợ tôi là bảo bối tôi nhặt được." Thiệu Khải dùng một tay ôm chặt tôi. “Mấy người đừng ai có tình ý gì với cô ấy, nếu không đừng trách tôi trở mặt."
“Tại sao tôi không sớm nhìn ra cậu có tật trọng sắc khinh bạn nhỉ, mau nói, hai người yêu nhau thế nào?"
“Được rồi, ăn đi đã, chuyện của chúng tôi để sau hãy nói." Nói xong anh liền kéo tôi hôn một cái thật kêu. “Có đúng không?"
“Xí..." Ba người kia tỏ rõ vẻ thất vọng, Tiểu Triết dùng ánh mắt nói với Tôn Diệc: “Hai người đó ngày nào cũng như thế." Thiệu Khải vứt chiếc lon rỗng qua một bên. Thế rồi năm chúng tôi cùng chơi trò “chém nhau" trong gian nhà chật chội này.
Tôi và Thiệu Khải quen nhau thế nào thật sự nói ra thì rất dài, tuy vậy trong những thứ mà anh cân nhắc vànhững thứ mà tôi nghĩ đến chỉ có một phần vô cùng nhỏ có thể kết hợp lại với nhau. Mọi thứ và cả tôi lúc đó, tôi đều không muốn nghĩ đến, thâm chí là không thể nghĩ đến. Còn con người ngốc nghếch ở bên cạnh tôi đây lại đi nhặt một con bé vô hồn về nhà rồi bảo vệ như bảo bối, lo sợ nó sẽ gặp phải dù chỉ một chút mưa dập gió vùi.
Khi Tôn Diệc rời đi, A Mao tiện thể đi cùng anh ta, trong nhà chỉ còn lại tôi, Thiệu Khải và Tiểu Triết. Tôi để ý thấy khi A Mao rời đi, trong mắt Tiểu Triết hiện rõ vẻ hiu quạnh không thể che giấu, vì thế tôi bàn với Thiệu Khải để anh ngủ cùng Tiểu Triết. Dù sao đi nữa, cứ đến Tết mọi người đều muốn đoàn tụ với gia đình, nhưng Tiểu Triết ngay cả một cái Tết ở cạnh người thân cũng chưa bao giờ có. Tết năm ngoái, vì mọi người vẫn chưa quen nhau nên cậu ta mới luôn cười một cách gượng ép. Thiệu Khải nghe xong bèn xoa đầu tôi nói: “Vẫn là em tâm lý." Sau đó anh ngủ cùng Tiểu Triết mấy tối. Tôi thật sự không nghĩ được rằng Tết năm nay người buồn nhất lại là Thiệu Khải.
Buổi sáng sau giao thừa, tôi bị tiếng gõ cửa làm thức giấc. Thiệu Khải không bao giờ gõ cửa, vì vậy tôi chỉ còn cách bật dậy thật nhanh rồi khoác áo ra mở cửa. Tiểu Triết đứng ngoài cửa đợi tôi với vẻ bồn chồn, lo lắng.
“Sao vậy?"
“Anh Khải sáng sớm đã ra khỏi nhà, vừa về đến nhà lại giam mìn trong phòng, em nói chuyện anh ấy cũng không đáp lại." Tiểu Triết vừa nói vừa nhìn phòng tập đang đóng kín cửa. “Em hết cách rồi, chỉ còn biết đi tìm chị."
Tôi đến phòng tập, thấy đúng là cửa được khóa trái từ bên trong. Căn phòng này ngay cả nửa đêm cũng không bao giờ khóa. Thiệu Khải từ trước tới nay đều không phải kiểu người tùy tiện, nếu anh tức giận hoặc trong lòng có gì khó chịu, nhất định sẽ nói ra.
“Thiệu Khải, Thiệu Khải, mau mở cửa!" Tôi đập hai nhát, bên trong vẫn không có động tĩnh gì.
“Cậu không trêu chọc gì anh ấy đấy chứ?" Tuy biết không bao giờ xảy ra chuyện đó, nhưng trong lúc không nghĩ ra được cái gì như thế này tôi chỉ còn cách quay người hỏi Tiểu Triết, cậu ta lắc đầu lia lịa.
“Thiệu Khải, Thiệu Khải, anh mau mở cửa được không?"
“Thiệu Khải... Mau lên, có chuyện gì ra đây rồi nói được không?"
“Anh mà không ra em sẽ không thèm quản anh nữa đâu, mở cửa!"
“Ngoan... mau mở cửa được không, để em vào..."
Sau mười phút mềm dẻo kiêm cứng rắn, phía sau cửa vẫn không chút động tĩnh. Tôi cuối cùng cũng ý thức ra mức độ nghiêm trọng của sự việc, quay lại nói với Tiểu Triết cũng đang đờ người ra: “Lấy cho tôi thứ gì nặng nặng, có phá cửa tôi cũng phải vào."
May mắn là cánh cửa cũ kỹ này chỉ là loại gỗ ép hai lớp, tôi dùng ghé sắt đập mấy nhát đã thấy ở giữa xuất hiện một lỗ nhỏ, liền thò tay qua đó mở then chốt bên trong, sau đó lấy chân đá cánh cửa giờ không cong tác dụng gì, bước vào phòng. Lòng bàn tay bị một chiếc dằm gỗ rất to đâm vào, tôi bực tức nhổ phăng ra. Thiệu Khải ngồi trên sàn nhà ở tận góc phòng, chân co lại, hai cánh tay ôm chặt đầu gối, đầu cúi gằm. Cánh cửa bị đạp ra đem theo vào phòng luồng ánh sáng, anh lấy tay che mắt.
“Em đừng lại đây." Tôi nghe thấy anh nói với tôi
“Anh muốn chết có phải không?" Tôi không còn giữ được bình tĩnh, chạy đến cúi người kéo cánh tay anh. “Có chuyện gì đi ra rồi nói."
“Anh nói em dừng lo cho anh..." Anh không ngẩng đầu, chỉ phát ra mấy tiếng đó từ cổ họng.
“Được, em không lo, em không thèm lo cho anh nữa!"Tôi quay người định đi ra thì đột nhiên bàn tay bị ai đó nắm lấy. Tôi cúi xuống nhìn người đang giữ tay không muốn cho tôi đi kia. “Thế này có ý nghĩa gì không, Thiệu Khải?"
Sau vài giây giằng co, tôi thấy bàn tay kia dường như càng lúc càng kéo mạnh hơn, cuối cùng trở nên run rẩy. Lúc đầu tôi cho rằng đấy là cảm nhận sai, liền đưa bàn tay còn lại đặt lên mu bàn tay Thiệu Khải, sau đó phát hiện đúng là anh thật sự đang. “Thiệu Khải, anh sao vậy?" Tôi quỳ xuống, đưa tay nâng mặt anh. “Nào, nhìn em nào!"
Đó là một Thiệu Khải tôi chưa bao giờ thấy, tiều tụy tới mức không còn ra hình người, hai mắt đỏ hoe. Anh giống như con thú bị thương, trốn vào một góc gặm nhấm vết thương, trong khoảnh khắc ngón tay tôi chạm vào mắt anh, từng giọt nước mắt lăn dài trên má anh nặng nề rơi xuống. Trái tim tôi đau như bị ai bóp nghẹt. “Thiệu Khải…"
“Đừng gọi anh… Anh ghét phải nghe cái tên này, anh hận cái tên này!"
Tôi ôm đầu anh vào lòng, vỗ vỗ lưng anh. “Khóc đi, khóc rồi sẽ không có chuyện gì nữa cả, em ở đây…" Tôi không biết rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì, chỉ cảm thấy anh đang dùng hết sức để kìm nén cảm xúc. Hai vai anh không ngừng run lên, cuối cùng cũng khóc ra được thành tiếng, nước mắt nhanh chóng thấm ướt vai áo tôi. Trong tiếng khóc nức nở, tôi nghe thấy anh nói: “Bố anh mất rồi… Anh hận ông ấy… Nhưng sao ông ấy có thể chết, sao ông ấy có thể chết…"
Tôi nhìn thấy Tiểu Triết đang đứng trước cửa phòng nhìn tôi và Thiệu Khải, nhưng vì ngược sáng nên tôi không trông rõ vẻ mặt cậu ta. Bầu trời Ly Thành vẫn u ám như nó vốn có, khiến tâm tư của mỗi chúng tôi càng trở nên bi thương, nặng nề.
Năm đó đã kết thúc trong nỗi hoang mang giống như ngày tận thế sắp tới.
Cuối cùng tôi cũng rõ câu chuyện của Thiệu Khải, nhưng sau khi nghe xong, tôi chỉ ước giá như tôi vĩnh viễn không bao giờ được nghe, Bởi tôi hiểu phải cần một sự dũng cảm vô cùng lớn lao, phải cần chịu bao nhiêu khổ cực để đối diện với ký ức đã được chôn giấu ở nơi sâu nhấ trong trái tim. Tôi nhìn Thiệu Khải, vô số lần không cho anh nói, nhưng anh không thể dừng lại. Có lẽ từ giây phút biết bố mình mất, vết thương trong tim lại một lần nữa rách ra, dòng máu nóng xô đổ bức tường lãng quân mà anh đã khổ tâm xây dựng bấy lâu này.
Thiệu Khải nói, câu chuyện của anh được bắt đầu từ lúc anh hiểu chuyện. Lúc đó gia đình anh ở trong căn phòng “ba không" hết sức bình thường cạnh đường tàu, hai mười mét vuông, được xây dựng bằng gạch đỏ và xi măng, mái phủ giấy dầu vừa dày vừa nặng. Căn phòng hút gió, mùa đông đốt lò cũng vẫn lạnh, trong trí nhớ của anh, mẹ lúc nào cũng càu nhàu về việc chân lạnh cứng mỗi buổi sáng ngủ dậy. Có lẽ vợ chồng nghèo nên trăm sự đều không thuận, từ nhỏ, thứ Thiệu Khải nghe thấy nhiều nhất chính là tiếng cãi nhau, những trận cãi vã không có hồi kết, những lời nói gay gắt đó như những mũi kim độc xuyên thẳng vào đầu anh. Thiệu Khải nhỏ bé hằng đêm đều cuộn mình trên giường, trái tim từ chỗ sợ hãi dần trở thành tê liệt. Cuối cùng, cho dù bên ngoài có đập vỡ bát vỡ đĩa anh vẫn có thể ngủ ngon. Một lần, lúc mới học tiểu học, anh buột miệng chửi bậy, bố đã tát anh mạnh đến nỗi ngã lăn ra, miệng đầy máu. Nhưng anh không những không khóc mà còn đứng dậy hỏi lại bố bằng một giọng điệu không thể lạnh lùng hơn: “Tại sao bố nói được còn con thì không?" Cái tát thứ hai của bố giáng xuống khiến anh như muốn thổ huyết.
Vào một ngày mùa hè lúc anh tám tuổi, khi trời chưa sáng, bỗng có người đập cửa. Bố Thiệu Khải ngủ ở chiếc giường đơn bên ngoài miễn cưỡng trở dậy mở cửa, cửa vừa mở ra đã có mấy người đàn ông xông vào, hình như nói với ông vài câu rồi kéo ông đi cùng, thậm chí đến cả quần áo cũng chưa kịp mặc tử tế. Thiệu Khải được mẹ ôm vào lòng, anh rõ trước khi đi bố còn quay đầu lại nhìn anh. Sau đó từ những cuộc điện thoại liên tiếp mà mẹ anh nhận, từ những lời nói châm biếm của họ hàng, anh đã hiểu mấy người kia là cảnh sát, còn bố anh thì phạm tội. Lúc đó anh cuối cùng cũng hiểu tại sao gia đình mình lại sống ở nơi đến số nhà cũng chẳng có này, tại sao bố luôn không ở nhà, tại sao mẹ ngày ngày đều ai oán và than thở… Từ đó về sau Thiệu Khải một mực cho rằng bố anh là người xấu, là một tên khốn, đồng thời cho rằng mình phải lớn thật nhanh, phải trở thành người đàn ông chân chính để có thể bảo vệ mẹ.
Bố Thiệu Khải bị tuyên án ba năm từ dưới sự nỗ lực nhờ vả của mẹ anh, cũng có nghĩa là ba năm đó chỉ hai mẹ con nương tựa vào nhau. Thiệu Khải bảo anh từng hy vọng có thể kể rằng ba năm đó thật đẹp, nhưng anh không có cách nào tự dối lòng mình. Trên thực tế, ba năm đó anh sống không hề tốt hơn những năm trước. Mẹ Thiệu Khải không có việc, cũng không quen phải ra ngoài bươn chải, hằng ngày chỉ biết đánh mạt chược ở sòng bài từ sáng sớm tới tối khuya, thắng thì tươi cười hơn hở, thua thì vạn sự không thuận, thường lấy anh ra để trút bực tực. Dùng tay đánh, đánh không nổi thì dùng gậy, cán chổi, cây cán bột, đũa bếp… Thiệu Khải không khóc cũng chẳng la hét, anh cảm thấy như mẹ đang dồn hết mọi bực tức với bố lên người anh, nếu như vậy mà có tác dụng thì cũng được. Mãi đến một ngày năm Thiệu Khải mười tuổi, mẹ anh về nhà rất muộn, anh cẩn thận quan sát sắc mặt mẹ, mang chùm nho đã rửa sạch cho mẹ ăn, chiếc đĩa thủy tinh hơi nặng nên anh sơ ý làm rơi hai quả, anh lập tức cúi xuống nhặt, ai ngờ đúng lúc đó mẹ mắng anh tới tấp: “Cầm cái đĩa cũng không ra hồn thì mày còn làm được việc gì? Đồ vô dụng! Mày giống hệt thằng bố khốn nạn của mày! Kiếp trước tôi đã gây ra họa gì vậy? Cưới một tên khốn rồi sinh ra một đứa con không bằng con người ta!"
Lòng tự tôn của đứa trẻ mười tuổi bị tổn thương nghiêm trọng. Thiệu Khải nhắm mắt, lần đầu tiên ý thức được có lẽ mẹ còn hận anh hơn bởi vì anh chính là sản phẩm của cuộc hôn nhân thất bại kia, là một vật ký sinh vô dụng.
Từ đó trở đi thứ mà Thiệu Khải học được chính là nhẫn nại, hay nói đúng hơn là kìm nén. Anh giấu hết tất cả suy nghĩ, tủi nhục cũng như phẫn nộ, đồng thời tạo ra cho mình một vỏ bọc ôn hoàn, lạnh nhạt. Nhưng cũng từ lúc đó, anh đã hoàn toàn biến thành một con người khác, thành thích học tập không theo kịp chúng bạn, tính tinhd cô độc cao ngạo, động tí là đánh nhau. Vào một ngày khi học lớp Năm, tan họ về, anh đột nhiên trông thấy bố trong nhà, ông lạ lẫm tới mức gượng gạo, dường như căn nhà này không còn là nhà ông nữa, lúc túng không biết nên đứng hay ngồi. Từ hôm đó, gia đình họ lại trở thành nhà ba người, có điều cuộc sống càng lúc càng khó khăn, tiền tiết kiệm bị tiêu gần hết. Bố không tìm được việc, mẹ đành phải đi làm thuê khắp nơi. Cuộc sống của ba người không những không ấm áp hơn mà ngược lại càng trở nên lạnh nhạt. Những lời nghe thấy hằng ngày toàn là những lời chửi gà mắng chó cay độc xuất phát từ từ trái tim đầy hận thù của mẹ. Thiệu Khải thi đỗ cấp hai cũng không có ai hỏi tới. Anh ngầm phát hiện ra ẩn dưới sự trầm mặc này là một trận giông bão lớn hơn, nhưng anh không biết, cũng không muốn nghĩ nó sẽ ra sao. Khi đó anh bắt đầu dấn thân vào cuộc sống thành thị, đồng thời quen biết vài thanh niên vô công rồi nghề chơi nhạc rock ngầm, hằng ngày toàn tụ tập gây gổ đánh nhau, hoặc ngồi lì hết đêm này tới đêm khácở quán game. Bạn hữu xung quanh đều ngưỡng mộ sự nuông chiều mà gia đình dành cho anh, chỉ có một mình anh là biết rõ anh mong muốn có người gọi anh về nhà đến dường nào. Một ngày năm lớp Mười khi trở về nha, đập vào mắt anh là cảnh tượng lộn xộn vô cùng kinh khủng, khắp nơi toàn là mảnh thủy tinh, rượu, đầu thuốc lá, mẹ quỳ trên nền nha, toàn thân thương tích. Lúc đó anh chỉ biết đứng ngây ra một chỗ lắng nghe tiếng long trời lở đất vang lên từ trái tim. Khi bố anh lại giơ tay lên, Thiệu Khải xông vào ôm chặt lấy ông.
“Mày cút đi! Chuyện người lớn trẻ con không được can thiệp."
“Con coi thường loại đàn ông đánh phụ nữ!" Thiệu Khải mười sáu tuổi đứng trước mặt bố, nghiến răng nói.
“Được, thế thì tao nói cho mày biết, mẹ mày trốn tao ra ngoài tìm đàn ông! Mẹ kiếp, coi tao là thằng ngu à?"
“Thế thì bố đi tìm đàn bà đi! Ly hôn đi, mau ly hôn đi! Con thấy mệt thay hai người!" Nói xong câu đó, Thiệu Khải nhặt một vỏ chai rượu lên hằm hằm đập xuống nền nhà, sau đó bước nhanh ra khỏi cửa.
Lần đó anh phiêu bạt suốt một tháng bên ngoài, uống rượu hút thuốc bạt mạng, nửa đêm ngồi bên vệ đường cười cười khóc khóc như người điên. Một tháng sau anh trở về cái nơi gọi là nhà đó, nghĩ tất cả đã kết thúc, nào ngờ anh lại chính là lý do khiến họ không thể ly dị. Cả bố và mẹ anh đều cương quyết một điều, đứa con nhất định phải theo mình.
Cuối cùng tự Thiệu Khải đưa ra quyết định, anh nói với mẹ: “Mẹ, mẹ đi đi, đi sống cuộc sống của mình đi, con theo ông ấy, ông ấy có muốn đánh cũng không đánh lại được con." Anh bảo, vẻ mặt mẹ anh trước lúc rời đi là biểu hiện muốn nói nhưng không nói nên lời, sau này anh đã mở thấy vẻ mặt ấy rất nhiều lần.
Quãng thời gian sau đó Thiệu Khải nói anh cũng không nhớ rõ, hình như là làm công kiếm tiền, sau đó lại vung tay tiêu hết, cuộc sống hoàn toàn không có ý nghĩ gì. Trong vài năm đầu bố vẫn còn đánh anh, rồi thật sự không thể đánh được nữa. Thiệu Khải nhớ cuối cùng anh đã nói với bố mấy câu để rồi dứt khoát dọn khỏi căn nhà đó, đến ở nhà một người bạn chơi nhạc rock. Có duy nhất một lần anh trở về khi căn nhà “ba không" đó bị dỡ bỏ, giả danh một tên vô lại đến gây sự với những người dỡ nhà để kiếm thêm ít tiền. Số tiền đó anh không giữ một xu mà dùng thuê một căn nhà cho bố sống, rồi lại bỏ đi.
“Sau đó thì sao?" Tôi hỏi Thiệu Khải.
“Một mình anh lang thang ở ngoài một thời gian dài, sau đó phát hiện anh vẫn chưa quên kỹ năng chơi guitar căn bản học được lúc nhỏ khi ở nhà Tôn Diệc, bèn để dành tiền mua một chiếc đàn thật tốt rồi vùi đầu luyện tập cùng họ và hy vọng sẽ có một ngày anh rời xa cái mảnh đất ma quỷ đó." Một nửa gương mặt Thiệu Khải chìm trong bóng tối nên nhìn không rõ vẻ mặt của anh, điều đó càng khiến trái tim người đối diện cảm thấy lạnh lẽo. “Tất cả mọi thứ đều thuận lợi, chỉ có duy nhất một việc ngoài ý muốn, đó là em. Có phải em từng hỏi khi đó tại sao anh đồng ý mang em đi đúng không? Chính bởi vì câu nói nửa đùa nửa thật khi đó của em “Em đón anh về nhà"."
“Được rồi, tất cả đã qua rồi." Tôi ôm Thiệu Khải. “Bây giờ chẳng phải chúng ta đang ở nhà sao…"
“Buổi sáng, Tôn Diệc bất ngờ tới tìm anh, bảo cô anh không biết tìm thấy số điện thoại của cậu ấy ở đâu, gọi điện nhờ cậu ấy tìm anh. Lúc đó anh còn không tin. Nhưng khi anh nghe điện thoại… cô anh đã mắng anh… Anh không nghe rõ một lời nào cả, chỉ nghe được câu cuối cùng: “Bố cháu bị bênh tim chết trong nhà không ai biết, cháu là đứa con bất hiếu"… Mộng Nhi, có phải anh đã sai rồi không, em nói đi, có phải anh đã sai rồi không…"
“Thiệu Khải, về đi, về thăm bố, tiễn bố lần cuối cùng đi. Anh muốn về đúng không?" Tôi nâng khuôn mặt anh lên, nhẹ nhàng hôn vào mắt anh. Tôi đang nghĩ mình nên làm thế nào để khiến đứa trẻ to xác bên ngoài kiên cường nhưng bên trong chứa đựng trái tim ngàn vết cứa này cảm thấy vui vẻ.
Có lẽ chỉ khi mọi việc đã đi đến cuối cùng, vào lúc quay đầu nhìn lại mới hiều rằng, hận chính là bởi quá yêu. Nếu như không yêu, chúng ta sẽ không tự nhắc đi nhắc lại bản thân sự tồn tại của thù hận. Có điều chính bởi vì tình yêu quá nặng nề nên chúng ta mới lựa chọn chạy trốn.
Ở bến tày hỏa Ly Thành, Thiệu Khải một lần nữa hỏi tôi có muốn đi cùng anh không, tôi cật lực lắc đầu, sau đó phát hiện ra phản ứng của mình có phần hơi thái quá, tôi kiễng chân ôm cổ anh nói: “Em ở nhà đợi anh về." Khi nhìn thấy bóng dáng đoàn tàu chìm khuất ở nơi tận cùng của đường ray, tôi bất giác đưa tay lau nước mắt.
Nếu so với Thiệu Khải thì thời thơ ấu của tôi có thể nói là hạnh phúc. Đương nhiên, lời này chỉ được nói ra sau khi đã so sánh. Bóng tối duy nhất mà tôi phải chịu đựng là cái chết của mẹ. Cùng với sự trưởng thành của mình, tôi ngày càng thấy phương thức dùng cái chết để giải quyết triệt để vấn đề của mẹ đã để lại dấu ấn không bao giờ có thể xóa mờ trong tôi. Bà ngoại không phải không yêu tôi nhưng bà cũng sợ tôi. Bà lúc nào cũng nhìn tôi bằng ánh mắt nửa sợ hãi nửa dè chừng, bà chưa bao giờ cho tôi ở gần bà đến nửa bước trong nhà thơ Phật, bà không chỉ một lần nói với người ngoài rằng tôi là con quỷ lấy mạng người. Tôi hiểu mâu thuẫn trong lòng bà, tôi là cốt nhục máu mủ của con gái bà, là đứa cháu ngoại duy nhất của bà, và cũng là người gián tiếp gây ra cái chết của con gái bà. Còn ông bà nội tôi chưa bao giờ quan tâm tới tôi chỉ bởi vì tôi là con gái, chính vì vậy tôi cũng chưa bao giờ muốn gặp mặt họ. Những người già đó không có cách nào đối diện với cái chết khác lẽ thường tình này, họ trước sau kiên định một điều rằng trong cái chết đó nhất định phải có một tội lỗi gì đó.
Chỉ có Trần Niên là đối xử với tôi trước sau như một, nhưng lúc nào ông cũng tìm kiếm ảo ảnh không hề tồn tại kia từ tôi một cách vô vị, có điều ít nhất ông chưa bao giờ đụng đến một sợi tóc của tôi. Giọng nói của ông luôn ấm áp chậm rãi giống như đang giảng bài cho học trò. Ông không quá nghiêm khắc với tôi, ông sắp xếp mọi thứ từ ăn ở đi lại cho tôi, hằng ngày đều đặn nấu ba bữa cơm sáng chiều tối, trước những trò gây sự vô cớ của tôi ông chỉ cười… Tuy vậy, tôi luôn cảm thấy giữa chúng tôi hình như thiếu cái gì đó, sự kết dính quan trọng nhất kia. Khi Thiệu Khải đi rồi, tôi ngồi tưởng tượng nếu người mất đi hôm nay là Trần Niên, liệu tôi có đau lòng giống anh không? Tuy cách nghĩ này rất đại nghịch bất đạo, nhưng kết quả lại là: không!
Tình thân giữa hai cha con tôi không ăn nhập gì với nhau, không hề tồn tại sự tin tưởng, thậm chí quên đi nhu cầu của đối phương, quên đi sự tồn tại của tình yêu.
Tôi nhớ lại lần đầu tiên thấy kinh nguyêt vào năm lớp Sáu, tôi đã trốn trong nhà vệ sinh nữ ở trường và nhìn chằm chằm vào vệt màu đỏ trên quần đến ngây người. Tôi không ngốc đến nỗi không hiểu chuyện gì đang xảy ra nhưng không có ai nhắc nhở trước rằng tôi phải chuẩn bị cái gì, phải chú ý cái gì. Hôm đó tôi cởi áo khoác đồng phục thắt ở thắt lưng để che mông quần, mày mò cách dùng. Tan học về, tôi cởi quần bỏ vào chậu giặt ra sức chà, Trần Niên đi làm về nói rằng cứ để đấy ông giặt được rồi, tôi quay đầu lạnh lùng nhìn ông. Tôi nghĩ ánh mắt khi đó của mình tràn đầy thù hận, giống như hàng trăm hàng nghìn mũi kim có thể đâm vào trái tim người khác, bởi vì Trần Niên bất giác lặng đi, vài giây sau ông tìm ra được nguyên nhân từ chậu giặt đang chứa thứ nước hồng hồng, khuôn mặt cứng đờ lại, tôi quay đầu lại không nhìn ông nữa.
Có lẽ do ngâm trong nước lạnh lâu nên hôm đó, bụng tôi đau tới mức quằn quại, tôi ngồi dậy định đi vào nhà vệ sinh, vừa mở cửa thì nghe thấy tiếng Trần Niên. Tôi đứng trong bóng tối nhìn con người đang ở độ tuổi trung niên nhưng bề ngoài già hơn tuổi thật rất nhiều nói với di ảnh của mẹ tôi: “Sao em có thể nhẫn tâm như vậy, con gái sao có thể sống không có mẹ, anh làm sao thay thế em được…" Chắc do đêm quá tĩnh mịch nên giọng ông tuy đã được tiết chế ở âm lượng nhỏ nhất nhưng vẫn lộ rõ thanh âm run rẩy, thậm chí giống như đang khóc. Tôi nhẹ nhàng đóng cửa rồi ngồi một mình trên nền nhà tới khi trời sáng. Từ đó tôi luôn luôn bị đau bụng mỗi khi đến tháng, như sự minh chứng cho điều gì đó.
Có lúc tôi rất muốn biết nếu trên đời thật sự có thế giới khác, nơi không có phiền muộn, không có thế tục, không có lòng tham, không có đau khổ, mẹ tôi liệu có sống vui vẻ thanh thản không?Liệu bà có cảm thấy, dù chỉ một chút vô cùng ít ỏi sự hối hận với hành động lúc ấy khi chứng kiến tất cả những gì đang diễn ra trước mắt?
Thiệu Khải đi ba tháng, đây là quãng thời gian sống xa nhau lâu nhất trong hai năm nay của chúng tôi. Trong lúc đó, A Mao cũng trở về. Khi biết chuyện, cậu ta trách chúng tôi không cho cậu ta biết, nếu không bất luận thế nào cậu ta cũng quay về ngay lập tức.
“Thiệu Khải không muốn bị thương hại, tất cả các cậu có ở đây chăng nữa cũng không giúp được anh ấy." Tôi nói với A Mao.
Ba tháng đó trôi qua chậm chạp một cách lạ thường. Tôi ngồi trong phòng nhắm nhìn ánh mặt trời bên ngoài càng lúc càng rực rỡ, bầu trời dần dần trở nên trong xanh. Trong vài buổi sáng như vậy, tôi mở to mắt lo sợ tự nói với bản thân: “Thiệu Khải có lẽ sẽ không bao giờ trở về nữa."
Nhưng khi tỉnh hẳn thì tôi lại vô cùng rõ một điều là anh sẽ không như vậy, anh tuyệt đối không vứt tôi một mình ở lại đây. Bởi vì anh là Thiệu Khải. Sự khẳng định chắc nịch như vậy khiến tôi cảm nhận được trái tim đang đập rất nhanh trong lồng ngực.
“Thiệu Khải sao vẫn chưa về?" A Mao hỏi tôi khi ăn sáng.
“Tôi biết làm sao được, có lẽ ở nhà còn nhiều thứ cần giải quyết."
“Có phải chị hy vọng anh ấy không bao giờ trở lại nữa?" Tiểu Triết bất thình lình hỏi một câu khiến tôi cảm thấy ngạt thở.
Thấy tôi cứng người lại, A Mao bực dọc đá chân Tiểu Triết. “Thằng này, điên rồi à?"
“Trần Mộng, chúng ta trạc tuổi nhau, có chuyện gì em cứ nói thẳng nhé!"
Tôi đặt bát đũa xuống, gật gật đầu: “Cậu nói đi."
“Thiệu Khải đối xử với người khác như thế nào chị rõ hơn chúng em. Hôm hai người cãi nhau, chị chạy ra ngoài, anh ấy như muốn phát điên. Khi đó em và A Mao đã hiểu rằng anh ấy đối với chị rất thành tâm thật ý. Với những người hai bàn tay trắng giống như bọn em, thứ dễ dàng cho đi nhất mà không hề so đo nghĩ ngợi chính là tình cảm, hay nói cách khác, thứ mà bọn em không bao giờ để trong bụng chính là tình cảm, thế nhưng người trọng tình trọng nghĩa như Thiệu Khải thật sự là lần đầu tiên em thấy. Nhưng không hiểu tại sao em luôn cảm thấy chị còn giấu giếm điều gì đó, giấu bọn em đã đành, em sợ ngay cả Thiệu Khải chị cũng giấu. Nếu không phải chị mê muội theo anh ấy thì tốt nhất nên sớm nói ra, chị cũng biết đấy, anh ấy không chịu đựng được."
Tôi im lặng nghe cậu ta nói hết rồi đứng lên. “Tiểu Triết, những lời câu vừa nói tôi nghe cả rồi, nhưng đừng nói với Thiệu Khải, đừng vì tôi mà phá hỏng tình cảm anh em của mọi người. Có vài điều cậu thật sự đã nói đúng, nhưng có một điều, nếu không phải tôi mê muội đi theo anh ấy thì há cớ gì tôi lại ở đây đến hai năm? Thiệu Khải đối với tôi là thật lòng, điều này ai cũng nhìn ra, trái tim tôi không phải làm bằng đá, không cần người ngoài phải nói cho tôi biết!" Tôi đạp ghế ra sau rồi trở về phòng, A Mao gọi hai tiếng: “Chị Mộng, chị Mộng!" sau đó lưng tôi nhưng tôi không quay đầu lại. Nếu lúc đó tôi đứng lại thì họ sẽ thấy được toàn thân tôi run rẩy, không phải vì tức giận mà là vì sợ hãi.
Thiệu Khải trở về mà không nói cho ai biết, vì vậy không anh đứng trước cửa nhà, tôi thậm chí đã không thể có phản ứng gì, mãi tới khi A Mao hét to phía sau lưng: “Anh Khải về rồi!" tôi mới giật mình định thần. Thiệu Khải gầy đi rất nhiều, hai mắt trũng sâu, tôi chạy lại đỡ hành lý cho anh, nhẹ nhàng ôm anh. Lồng ngực anh buông ra một tiếng thở dại, giống như người sắp chết đuối sau một hồi vẫy vùng cũng tìm được tới bờ. “Anh mệt rồi, cho anh ngủ một lúc."
Tôi đưa Thiệu Khải vào phòng, nhìn anh nhanh chóng chìm vào giấc ngủ, lúc đầu vẫn là dáng nằm cơ quắp không tự nhiên, một lúc lâu sau mới dần dần thả lỏng. Anh ngủ khoảng hai mươi tiếng đồng hồ. Trong khoảng thời gian đó, tôi hầu như không hề đi đâu mà lặng lẽ ngồi cạnh giường nhìn anh, chốc chốc lại xoa xoa má anh. Vào lúc đó tôi mới phát hiện ra mình thật sự rất nhớ Thiệu Khải, tôi nghĩ anh sẽ nhanh chóng khỏe lại, tràn đầy chí khí và nhiệt huyết như trước, khiến người khác không lúc nào không cảm nhận được sự tồn tại của anh. Thân hình tiều tụy hiện giờ của anh khiến tôi thấy sợ, từ trước tới giờ tôi chỉ là cây tầm gửi mềm yếu, còn anh là động lực để tôi tiếp tục sống. Nếu như có ngày nào đó anh sụp đổ, tôi không tưởng tượng được mình sẽ thế nào.
Hoặc là, không có Thiệu Khải, từ lâu tôi đã không còn hiện diện trên thế giới này.
“Mộng Nhi…"
Việc đầu tiên anh làm khi tỉnh giấc là gọi tôi, tôi nhìn thấy vẻ mệt mỏi trong mắt anh, không kiềm lòng được mà vùi mặt vào ngực anh, hai bàn tay để lên mặt anh. “Ừ, anh về rồi."
“Bây giờ thật sự anh sẽ chỉ ở đây." Anh nghiêng người ghì tôi vào lòng, trong căn phòng yên tĩnh tôi cảm nhận được nhịp đập mệt mỏi giống như đang chìm đắm dưới đáy biển sâu của trái tim anh.
Tiểu Triết nói đúng, thực sự tôi đang giấu tất cả mọi người. Nhưng đó là bởi bản thân tôi đang nỗ lực quên đi.
Quên đi con người thực sự đã tồn tại trong cuộc đời tôi, nhưng cũng không bao giờ còn trở lại.
Anh ấy tên là Khúc Thành.
Tôi không muốn nhưng không thể tự kiểm chế được mà nghĩ tới anh ấy.
Tôn Diệc là người hoản hảo nhất trong số chúng tôi, anh ta có bố mẹ, có gia thế giàu có, có một trường đại học hàng đầu làm đường lùi và cả núi tiền của bố mẹ. Nhưng con người ấy lại không thể quên những hứa hẹn được nói ra lúc còn trẻ tuổi vô tư. Vào đêm tôi và Thiệu Khải xuống tàu hỏa tại Ly Thành, Thiệu Khải tìm một bốt điện thoại công cộng gọi cho Tôn Diệc, số điện thoạivẫn là số Tôn Diệc đưa cho Thiệu Khải trước khi chuyển đến Ly Thành sống vào năm mười hai tuổi.
“Gần mười năm, anh chưa bao giờ gọi, có lẽ đã đổi số từ lâu rồi." Vì đã chuẩn bị tâm lý như vậy nên khi Tôn Diệc chạy tới, tôi đã nhìn thấy một tia sáng lấp lánh trong mắt Thiệu Khải. Càng huống hồ, đó là đêm giao thừa cả nhà đoàn tụ.
A Mao và tôi giống nhau, đều không có mẹ, nhưng không phải mẹ cậu ta đã qua đời mà là bỏ đi cùng người khác lúc cậu mới bốn tuổi. Đơn ly hôn có một điều khoản được viết rất rõ ràng: Đứa con để lại cho bố nuôi. Bố A Mao là một người đàn ông vô cùng bình thường, không có tài lại sợ vất vả, mãi mãi mắt ngước lên chỗ cao nhưng tay chỉ ở chỗ thấp, cho đến tận lúc tiêu hết gần như toàn bộ sản nghiệp mới tỉnh ra cần phải kiếm tiền, nhưng độ tuổi ấy của ông làm sao kiếm được việc tốt, chỉ có thể làm công việc dọn vệ sinh, trực đêm, vừa vất vả lại không nhiều tiền. A Mao tốt nghiệp cấp hai xong đã thi vào cấp ba, nhưng cậu ta kiên quyết ghi tên học trung cấp nghề. Bố cậu ta biết chuyện đã đánh cậu ta gần chết, mắng cậu ta không có chí hướng. A Mao không chịu được đã cự lại một câu: “Thế chẳng phải là giống bố sao!" Nghe xong câu đó, bố cậu ta dừng tay, thẫn thờ cả buổi tối không nói một lời, dường như chỉ qua một đêm người đã già hẳn đi.
“Em không trách mẹ, ai chẳng muốn sống những ngày tươi đẹp. Em cũng không trách bố. Chỉ là nhiều lúc đột nhiên em nghĩ không biết mình sống có ý nghĩa gì." Nói xong câu đó, cậu ta ném mạnh chai bia uống được một nửa vào tường, những mảnh vụn thủy tinh đầy vương khắp sàn nhà, dòng chất lỏng màu vàng chảy lênh láng, đây là khung cảnh của sự thất bại thảm bại.
Tiểu Triết thì căn bản không biết bố mẹ mình là ai, từ nhỏ cậu ta và bà nội sống nương tựa vào nhau. Càng giống như một vở kịch là mãi đến khi bà nội mất Tiểu Triết mới biết, người thân duy nhất đó cũng không có quan hệ máu mủ gì với cậu ta, đó chỉ là một bà lão tốt bụng do sớm mất đi đứa con đẻ của mình mà nhận nuôi cậu ta. Bà nội mất để lại cho Tiểu Triết ít tiền và một căn nhà cũ kỹ. Cậu ta nhờ môi giới bán căn nhà rồi cầm tiền đi lang thang khắp nơi một tháng. Cậu ta đi đâu, thấy gì, nghĩ gì, không ai biết. Điều duy nhất cậu ta kể là một buổi tối ngồi trên cầu vượt ở thành phố nọ, nhìn thấy những ánh đèn đủ màu sắc xa lạ và dòng xe như mắc cửi ở phía dưới, bỗng nhiên nghĩ nếu nhảy xuống thì tất cả sẽ được giải quyết triệt để. Nhưng cuối cùng cậu ta vẫn tỉnh lại, bình tĩnh hút điếu thuốc đầu tiên trong đời, bị sặc khói đến chảy nước mắt. Trong tháng đó cậu ta đã sáng tác ra cả một tập bài hát, tự viết lời, tự phổ nhạc. Cậu ta nói tế bào âm nhạc trong người dường như đến cùng với mạng sống của cậu ta, nhưng lại không biết ai đã cho cậu ta sinh mệnh này.
“Em không biết em là ai." Cậu ta luôn thích nói câu này.
Còn Thiệu Khải, không ai biết trong đời anh đã gặp phải biến cố như thế nào. Anh không kể, với tôi cũng vậy. Tôi có thể hiểu trong lòng ai cũng có một bí mật không thể chia sẻ cùng người khác. Chỉ là tôi nhìn thấy môi anh khẽ động khi nghe A Mao, Tiểu Triết kể chuyện về mình, dường như có lời gì đó đã đi đến bờ môi nhưng cuối cùng lại bị anh nuốt xuống.
Anh là người như vậy, hoàng liên có là gì, ngay cả thuốc độc anh cũng uống được, đau đến chết cũng không cho ai biết.
“Thiệu Khải, sao anh lại đồng ý mang đi?" Tôi vuốt ve khuôn mặt anh trong bóng tối, lông mày, mắt, mũi, miệng, cho đến khi anh giơ tay giữ tay tôi lại. “Anh không cảm thấy đang mang theo sự phiền phức hay sao..."
“Ngủ đi, đừng nghĩ linh tinh nữa." Anh vòng tay ôm chặt lấy tôi, làn môi anh chạm vào trán tôi, nhẹ nhàng nói.
Hôm sau, lúc tôi tỉnh lại mới là bảy giờ, Thiệu Khải vẫn đang ngủ say, lông mày anh phút chốc lại nhíu lại. Tôi nằm ngắm anh một lúc rồi nhẹ nhàng bỏ cánh tay anh vào trong chăn, mặc quần áo đi ra ngoài.
Những hạt tuyết nhỏ lại bắt đầu toie, bị gió cuốn chạm vào mặt tôi, đau như dao cứa. Mùa đông ở Ly Thành lạnh hơn An Thành rất nhiều, có mặc bao nhiêu quần áo đi nữa vẫn lạnh đến run người, tuy nhiên tôi đã bắt đầu thích nghi, chí ít không sợ hãi nữa.
“Chị Mộng..." Cánh cửa trước mặt đột nhiên bật mở, A Mao đi ra nhìn thấy tôi bỗng hơi khựng lại.
A Mao nhỏ hơn tôi một tuổi, cậu ta gọi Thiệu Khải là anh, vì vậy gọi tôi là chị. Lúc đầu tôi nghe rất khó chịu, sửa đi sửa lại cách xưng hô cho cậu ta, kết quả cậu ta buông một câu làm tôi cứng họng: “Thế em gọi chị là chị dâu vậy."
“Sao dậy sớm thế này?" Tôi cười với cậu ta.
“Chị Mộng, em muốn nói với chị một việc. Tết năm nay em muốn về nhà ăn Tết với bố, hai hôm trước em nhìn thấy ông trên đường... Thấy sức khỏe ông không còn tốt nữa, em muốn về nhà xem, hết Tết sẽ quay lại."
“Đi đi, cái này có gì phải nói, lúc nào đi thì chào bạn tôi một tiếng là được." Tôi nhìn cậu ta rồi chợt nhớ tới con người đi gửi bưu thiếp là tôi đây. “Đợi một chút..." Tôi quay người trở vào phòng, tìm chiếc thẻ ngân hàng rồi nhét vào tay A Mao. “Mua ít đồ mang về đi."
“Không được, thế này tuyệt đối không được." Cậu ta vội vàng đẩy chiếc thẻ lại vào tay tôi. “Thiệu Khải anh ấy..."
“Cậu còn không rõ anh ấy hay sao, chắc chắn sẽ đồng ý, tiền này là của cả nhà chúng ta." Tôi kéo túi áo khoác A Mao nhét thẻ vào trong. “Cầm đi, nhưng không được phép tiêu hết đấy."
“Vâng... Cảm ơn chị, em ăn Tết xong sẽ quay lại."
“Tôi bảo này, người trong nhà không được phép nói cảm ơn. Cái này Thiệu Khải nghe thấy anh ấy mới giận. Về phòng thu dọn đồ đạc đi, đợi Thiệu Khải dậy tôi sẽ nấu đồ ăn cho cả nhà."
Tôi dõi theo A Mao bước vào phòng, sau đó tôi cũng quay về phòng, ngồi bên cạnh giường một lúc rồi không chịu được nữa giơ tay đánh anh. “Anh còn muốn giả vờ ngủ đến bao giờ? Tỉnh rồi còn không mau mở mắt ra?" Nghe tôi nói vậy, quả nhiên Thiệu Khải mở mắt, đưa ánh mắt ngây thơ vô tội nhìn tôi. “Lúc nào cũng không lừa được em, em làm thế nào mà biết vậy?"
Bị anh hỏi như thế, đến lượt tôi ngây ra. Lúc giả vờ ngủ, hơi hở luôn không bình thường, không giống hơi thở ổn định khi ngủ say. Nhưng nếu nói vậy, thể nào anh cũng bảo: “Ngay cả anh thở thế nào em cũng rõ như vậy sao?" Nghĩ thế, mặt tôi bất chợt đỏ bừng lên.
“Này này, nghĩ gì thế?" Thiệu Khải hỏi tôi bằng một gương mặt cợt nhả rất hư hỏng, tôi cầm gối ném vào mặt anh. “Này, anh kiện em mưu sát chồng đấy nhé!"
“Trêu đủ chưa? Anh mau dậy... Này..." Tôi bị anh trêu không biết làm thế nào, bèn giơ tay kéo cánh tay anh, không ngờ bị anh kéo ngược lại, đầu tôi bị anh ngang ngược giữ chặt ơt dưới cổ anh. “Này, vừa rồi anh đều nghe thấy hết đúng không?"
“Ừ!" Thiệu Khải cọ cằm vào đầu tôi. “Em đấy, rất ra dáng nữ chủ nhân rồi."
“Xí, mỗi lần A Mao nói chuyện với em, em đều thấy mình giống vợ của lão đại hắc bang, hoặc... áp trại phu nhân... Có phải anh nói với mọi người là em rất ghê gớm không?"
“Anh nào dám." Thiệu Khải lại dùng giọng điệu “không liên quan", lùa ngón tay vào nghịch tóc tôi. “Anh chỉ nói với họ rằng, ai dám bắt nạt vợ anh, anh sẽ sống chết với người ấy."
“Được rồi, được rồi, còn nói sống chết gì nữa, mau dậy đi!" Tôi kéo đầu, hôn vào mặt anh.
“Mộng nhi, em có nhớ nhà không? Nếu nhớ thì bảo anh, anh đưa em về."
Tôi không ngờ Thiệu Khải lại đột nhiên nói tới chuyện này, trong lòng bất giác thấy trống rỗng, liền sau đó là cảm giác mãn nguyện đè nén lồng ngực đến mức khó thở. “Đây không phải nhà em sao? Em còn có thể đi đâu nữa..." Nghe tôi nói vậy, Thiệu Khải không nói gì thêm, chỉ ôm thặt chặt tôi vào lòng, tôi lờ mờ nhận ra dường như anh đang sợ điều gì đó.
Tôi không biết phải nói thế nào với Thiệu Khải, rằng tối hôm đó, tôi nằm trong vòng tay anh và mơ về An Thành. Tất cả mọi thứ trong mơ đều chân thực tới mức khiến người ta kinh ngạc. Tôi biết rõ mình đang mơ nhưng cố ý bước thật sâu vào giấc mơ. Tôi mơ thấy căn nhà sáu tầng mà tôi đã sống suốt mười chín năm, sơn tường đều bong tróc hết để lộ ra màu hồng nhạt phía trong; nền vẫn là nền xi măng, chiếc thảm trải trước cửa ngấm nước rách tả tơi. Hai chiếc hòm bằng gỗ long não khóa chặt để chồng lên nhau bên cạnh cửa. Hồi nhỏ tôi luôn hoeeus kỳ bên trong có gì, san này mới biết đó là của hồi môn của mẹ tôi khi được gả về đây, bên trong rỗng không. Tôi mơ thấy bố tôi, Tràn Niên, ông vẫn như xưa, có điều tóc đã bạc đi nhiều. Ông ngồi dưới ánh đèn chuẩn bị giáo án cho hôm sau, cốc trà để ở góc bàn, đã nguội lạnh từ lâu. Tôi mơ thấy trường cấp ba, với những thân cây phait hai người ôm mới xuể, xuân hạ đều có rất nhiều câu nở hoa rực rỡ đa màu sắc, cũng vì lẽ đó mà có rất nhiều sâu, những con sâu róm đầy lông có lúc bị chết cóng ngay trên bờ tường. Tôi mơ thấy những người bạn cũ, cả những người không được gọi là bạn và những người thật sự là bạn. Họ đều vẫn ở đó, hỷ nộ ái ố, liều lĩnh hoặc đã bớt phóng túng. Tôi thậm chí còn mơ thấy anh... Anh vẫn với vẻ ngoài của chàng thanh niên mười tám tuổi, khi nhìn thấy gương mặt trẻ trung của anh trong mơ tôi đã không thể cầm lòng được mà bật khóc.
Tỉnh dậy vẫn là màn đêm tĩnh mịch, trên gối có một khoảng ướt. Tôi dựa lưng vào bức tường lạnh lẽo một lúc rồi lại dựa vào ngực Thiệu Khải, anh chưa tỉnh nhưng có cảm giác như anh vừa ôm tôi vào lòng.
Tôi nghĩ tôi muốn về nhà, hay nói cách khác là tôi đã từng nghĩ đến chuyện ấy. Nhưng tôi mãi mãi không thể trở về nơi tôi muốn trở về đó nữa rồi.
Cách Tết còn mười ngày, Tôn Diệc xách túi lớn túi nhỏ đến thăm chúng tôi, cả nhà ngồi quanh bàn ăn lẩu. Khung cảnh này giônga hết lần đầu tiên chúng tôi tụ tập, hơi móng tỏa ra từ nồi lẩu khiến xung quanh trở nên ấm áp, chúng tôi cụng ly mạnh tới mức khắp bàn đều là bia rơi vãi. Trong lòng tôi luôn coi ngày đó là giao thừa, chúng tôi - những người một nhà ngồi lại với nhau, trên khuôn mặt mỗi người là những nụ cười rạng rỡ. Có điều mỗi khi nghĩ như vậy, trước mắt tôi lại hiện lên hình ảnh hồi nhỏ bố đưa tôi đi mua bùa may mắn, không biết hiện giờ một mình ông có đang chuẩn bị đồ ăn Tết, có giống như trước kia, mua hai chiếc đèn lồng lớn treo ở cửa từ giao thừa đến tận Tết nguyên tiêu hay không.
“Trần Mộng, Trần Mộng!" Tôi định thần lại, thấy Tôn Diệc đang đưa cốc về phía mình. “Em càng ngày cành đẹp đấy."
Tôi cười và một hơi uống cạn cốc bia. “Lần nào gặp em anh cũng nói câu này, có định đổi câu khác không?"
“Khải, cậu tìm thấy cô vợ khéo mồm khéo miệng này ở đâu vậy, cẩn thận không bị cướp mất đấy." Tôn Diệc không tiếp lời tôi mà quay sang công kích Thiệu Khải.
“Vợ tôi là bảo bối tôi nhặt được." Thiệu Khải dùng một tay ôm chặt tôi. “Mấy người đừng ai có tình ý gì với cô ấy, nếu không đừng trách tôi trở mặt."
“Tại sao tôi không sớm nhìn ra cậu có tật trọng sắc khinh bạn nhỉ, mau nói, hai người yêu nhau thế nào?"
“Được rồi, ăn đi đã, chuyện của chúng tôi để sau hãy nói." Nói xong anh liền kéo tôi hôn một cái thật kêu. “Có đúng không?"
“Xí..." Ba người kia tỏ rõ vẻ thất vọng, Tiểu Triết dùng ánh mắt nói với Tôn Diệc: “Hai người đó ngày nào cũng như thế." Thiệu Khải vứt chiếc lon rỗng qua một bên. Thế rồi năm chúng tôi cùng chơi trò “chém nhau" trong gian nhà chật chội này.
Tôi và Thiệu Khải quen nhau thế nào thật sự nói ra thì rất dài, tuy vậy trong những thứ mà anh cân nhắc vànhững thứ mà tôi nghĩ đến chỉ có một phần vô cùng nhỏ có thể kết hợp lại với nhau. Mọi thứ và cả tôi lúc đó, tôi đều không muốn nghĩ đến, thâm chí là không thể nghĩ đến. Còn con người ngốc nghếch ở bên cạnh tôi đây lại đi nhặt một con bé vô hồn về nhà rồi bảo vệ như bảo bối, lo sợ nó sẽ gặp phải dù chỉ một chút mưa dập gió vùi.
Khi Tôn Diệc rời đi, A Mao tiện thể đi cùng anh ta, trong nhà chỉ còn lại tôi, Thiệu Khải và Tiểu Triết. Tôi để ý thấy khi A Mao rời đi, trong mắt Tiểu Triết hiện rõ vẻ hiu quạnh không thể che giấu, vì thế tôi bàn với Thiệu Khải để anh ngủ cùng Tiểu Triết. Dù sao đi nữa, cứ đến Tết mọi người đều muốn đoàn tụ với gia đình, nhưng Tiểu Triết ngay cả một cái Tết ở cạnh người thân cũng chưa bao giờ có. Tết năm ngoái, vì mọi người vẫn chưa quen nhau nên cậu ta mới luôn cười một cách gượng ép. Thiệu Khải nghe xong bèn xoa đầu tôi nói: “Vẫn là em tâm lý." Sau đó anh ngủ cùng Tiểu Triết mấy tối. Tôi thật sự không nghĩ được rằng Tết năm nay người buồn nhất lại là Thiệu Khải.
Buổi sáng sau giao thừa, tôi bị tiếng gõ cửa làm thức giấc. Thiệu Khải không bao giờ gõ cửa, vì vậy tôi chỉ còn cách bật dậy thật nhanh rồi khoác áo ra mở cửa. Tiểu Triết đứng ngoài cửa đợi tôi với vẻ bồn chồn, lo lắng.
“Sao vậy?"
“Anh Khải sáng sớm đã ra khỏi nhà, vừa về đến nhà lại giam mìn trong phòng, em nói chuyện anh ấy cũng không đáp lại." Tiểu Triết vừa nói vừa nhìn phòng tập đang đóng kín cửa. “Em hết cách rồi, chỉ còn biết đi tìm chị."
Tôi đến phòng tập, thấy đúng là cửa được khóa trái từ bên trong. Căn phòng này ngay cả nửa đêm cũng không bao giờ khóa. Thiệu Khải từ trước tới nay đều không phải kiểu người tùy tiện, nếu anh tức giận hoặc trong lòng có gì khó chịu, nhất định sẽ nói ra.
“Thiệu Khải, Thiệu Khải, mau mở cửa!" Tôi đập hai nhát, bên trong vẫn không có động tĩnh gì.
“Cậu không trêu chọc gì anh ấy đấy chứ?" Tuy biết không bao giờ xảy ra chuyện đó, nhưng trong lúc không nghĩ ra được cái gì như thế này tôi chỉ còn cách quay người hỏi Tiểu Triết, cậu ta lắc đầu lia lịa.
“Thiệu Khải, Thiệu Khải, anh mau mở cửa được không?"
“Thiệu Khải... Mau lên, có chuyện gì ra đây rồi nói được không?"
“Anh mà không ra em sẽ không thèm quản anh nữa đâu, mở cửa!"
“Ngoan... mau mở cửa được không, để em vào..."
Sau mười phút mềm dẻo kiêm cứng rắn, phía sau cửa vẫn không chút động tĩnh. Tôi cuối cùng cũng ý thức ra mức độ nghiêm trọng của sự việc, quay lại nói với Tiểu Triết cũng đang đờ người ra: “Lấy cho tôi thứ gì nặng nặng, có phá cửa tôi cũng phải vào."
May mắn là cánh cửa cũ kỹ này chỉ là loại gỗ ép hai lớp, tôi dùng ghé sắt đập mấy nhát đã thấy ở giữa xuất hiện một lỗ nhỏ, liền thò tay qua đó mở then chốt bên trong, sau đó lấy chân đá cánh cửa giờ không cong tác dụng gì, bước vào phòng. Lòng bàn tay bị một chiếc dằm gỗ rất to đâm vào, tôi bực tức nhổ phăng ra. Thiệu Khải ngồi trên sàn nhà ở tận góc phòng, chân co lại, hai cánh tay ôm chặt đầu gối, đầu cúi gằm. Cánh cửa bị đạp ra đem theo vào phòng luồng ánh sáng, anh lấy tay che mắt.
“Em đừng lại đây." Tôi nghe thấy anh nói với tôi
“Anh muốn chết có phải không?" Tôi không còn giữ được bình tĩnh, chạy đến cúi người kéo cánh tay anh. “Có chuyện gì đi ra rồi nói."
“Anh nói em dừng lo cho anh..." Anh không ngẩng đầu, chỉ phát ra mấy tiếng đó từ cổ họng.
“Được, em không lo, em không thèm lo cho anh nữa!"Tôi quay người định đi ra thì đột nhiên bàn tay bị ai đó nắm lấy. Tôi cúi xuống nhìn người đang giữ tay không muốn cho tôi đi kia. “Thế này có ý nghĩa gì không, Thiệu Khải?"
Sau vài giây giằng co, tôi thấy bàn tay kia dường như càng lúc càng kéo mạnh hơn, cuối cùng trở nên run rẩy. Lúc đầu tôi cho rằng đấy là cảm nhận sai, liền đưa bàn tay còn lại đặt lên mu bàn tay Thiệu Khải, sau đó phát hiện đúng là anh thật sự đang. “Thiệu Khải, anh sao vậy?" Tôi quỳ xuống, đưa tay nâng mặt anh. “Nào, nhìn em nào!"
Đó là một Thiệu Khải tôi chưa bao giờ thấy, tiều tụy tới mức không còn ra hình người, hai mắt đỏ hoe. Anh giống như con thú bị thương, trốn vào một góc gặm nhấm vết thương, trong khoảnh khắc ngón tay tôi chạm vào mắt anh, từng giọt nước mắt lăn dài trên má anh nặng nề rơi xuống. Trái tim tôi đau như bị ai bóp nghẹt. “Thiệu Khải…"
“Đừng gọi anh… Anh ghét phải nghe cái tên này, anh hận cái tên này!"
Tôi ôm đầu anh vào lòng, vỗ vỗ lưng anh. “Khóc đi, khóc rồi sẽ không có chuyện gì nữa cả, em ở đây…" Tôi không biết rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì, chỉ cảm thấy anh đang dùng hết sức để kìm nén cảm xúc. Hai vai anh không ngừng run lên, cuối cùng cũng khóc ra được thành tiếng, nước mắt nhanh chóng thấm ướt vai áo tôi. Trong tiếng khóc nức nở, tôi nghe thấy anh nói: “Bố anh mất rồi… Anh hận ông ấy… Nhưng sao ông ấy có thể chết, sao ông ấy có thể chết…"
Tôi nhìn thấy Tiểu Triết đang đứng trước cửa phòng nhìn tôi và Thiệu Khải, nhưng vì ngược sáng nên tôi không trông rõ vẻ mặt cậu ta. Bầu trời Ly Thành vẫn u ám như nó vốn có, khiến tâm tư của mỗi chúng tôi càng trở nên bi thương, nặng nề.
Năm đó đã kết thúc trong nỗi hoang mang giống như ngày tận thế sắp tới.
Cuối cùng tôi cũng rõ câu chuyện của Thiệu Khải, nhưng sau khi nghe xong, tôi chỉ ước giá như tôi vĩnh viễn không bao giờ được nghe, Bởi tôi hiểu phải cần một sự dũng cảm vô cùng lớn lao, phải cần chịu bao nhiêu khổ cực để đối diện với ký ức đã được chôn giấu ở nơi sâu nhấ trong trái tim. Tôi nhìn Thiệu Khải, vô số lần không cho anh nói, nhưng anh không thể dừng lại. Có lẽ từ giây phút biết bố mình mất, vết thương trong tim lại một lần nữa rách ra, dòng máu nóng xô đổ bức tường lãng quân mà anh đã khổ tâm xây dựng bấy lâu này.
Thiệu Khải nói, câu chuyện của anh được bắt đầu từ lúc anh hiểu chuyện. Lúc đó gia đình anh ở trong căn phòng “ba không" hết sức bình thường cạnh đường tàu, hai mười mét vuông, được xây dựng bằng gạch đỏ và xi măng, mái phủ giấy dầu vừa dày vừa nặng. Căn phòng hút gió, mùa đông đốt lò cũng vẫn lạnh, trong trí nhớ của anh, mẹ lúc nào cũng càu nhàu về việc chân lạnh cứng mỗi buổi sáng ngủ dậy. Có lẽ vợ chồng nghèo nên trăm sự đều không thuận, từ nhỏ, thứ Thiệu Khải nghe thấy nhiều nhất chính là tiếng cãi nhau, những trận cãi vã không có hồi kết, những lời nói gay gắt đó như những mũi kim độc xuyên thẳng vào đầu anh. Thiệu Khải nhỏ bé hằng đêm đều cuộn mình trên giường, trái tim từ chỗ sợ hãi dần trở thành tê liệt. Cuối cùng, cho dù bên ngoài có đập vỡ bát vỡ đĩa anh vẫn có thể ngủ ngon. Một lần, lúc mới học tiểu học, anh buột miệng chửi bậy, bố đã tát anh mạnh đến nỗi ngã lăn ra, miệng đầy máu. Nhưng anh không những không khóc mà còn đứng dậy hỏi lại bố bằng một giọng điệu không thể lạnh lùng hơn: “Tại sao bố nói được còn con thì không?" Cái tát thứ hai của bố giáng xuống khiến anh như muốn thổ huyết.
Vào một ngày mùa hè lúc anh tám tuổi, khi trời chưa sáng, bỗng có người đập cửa. Bố Thiệu Khải ngủ ở chiếc giường đơn bên ngoài miễn cưỡng trở dậy mở cửa, cửa vừa mở ra đã có mấy người đàn ông xông vào, hình như nói với ông vài câu rồi kéo ông đi cùng, thậm chí đến cả quần áo cũng chưa kịp mặc tử tế. Thiệu Khải được mẹ ôm vào lòng, anh rõ trước khi đi bố còn quay đầu lại nhìn anh. Sau đó từ những cuộc điện thoại liên tiếp mà mẹ anh nhận, từ những lời nói châm biếm của họ hàng, anh đã hiểu mấy người kia là cảnh sát, còn bố anh thì phạm tội. Lúc đó anh cuối cùng cũng hiểu tại sao gia đình mình lại sống ở nơi đến số nhà cũng chẳng có này, tại sao bố luôn không ở nhà, tại sao mẹ ngày ngày đều ai oán và than thở… Từ đó về sau Thiệu Khải một mực cho rằng bố anh là người xấu, là một tên khốn, đồng thời cho rằng mình phải lớn thật nhanh, phải trở thành người đàn ông chân chính để có thể bảo vệ mẹ.
Bố Thiệu Khải bị tuyên án ba năm từ dưới sự nỗ lực nhờ vả của mẹ anh, cũng có nghĩa là ba năm đó chỉ hai mẹ con nương tựa vào nhau. Thiệu Khải bảo anh từng hy vọng có thể kể rằng ba năm đó thật đẹp, nhưng anh không có cách nào tự dối lòng mình. Trên thực tế, ba năm đó anh sống không hề tốt hơn những năm trước. Mẹ Thiệu Khải không có việc, cũng không quen phải ra ngoài bươn chải, hằng ngày chỉ biết đánh mạt chược ở sòng bài từ sáng sớm tới tối khuya, thắng thì tươi cười hơn hở, thua thì vạn sự không thuận, thường lấy anh ra để trút bực tực. Dùng tay đánh, đánh không nổi thì dùng gậy, cán chổi, cây cán bột, đũa bếp… Thiệu Khải không khóc cũng chẳng la hét, anh cảm thấy như mẹ đang dồn hết mọi bực tức với bố lên người anh, nếu như vậy mà có tác dụng thì cũng được. Mãi đến một ngày năm Thiệu Khải mười tuổi, mẹ anh về nhà rất muộn, anh cẩn thận quan sát sắc mặt mẹ, mang chùm nho đã rửa sạch cho mẹ ăn, chiếc đĩa thủy tinh hơi nặng nên anh sơ ý làm rơi hai quả, anh lập tức cúi xuống nhặt, ai ngờ đúng lúc đó mẹ mắng anh tới tấp: “Cầm cái đĩa cũng không ra hồn thì mày còn làm được việc gì? Đồ vô dụng! Mày giống hệt thằng bố khốn nạn của mày! Kiếp trước tôi đã gây ra họa gì vậy? Cưới một tên khốn rồi sinh ra một đứa con không bằng con người ta!"
Lòng tự tôn của đứa trẻ mười tuổi bị tổn thương nghiêm trọng. Thiệu Khải nhắm mắt, lần đầu tiên ý thức được có lẽ mẹ còn hận anh hơn bởi vì anh chính là sản phẩm của cuộc hôn nhân thất bại kia, là một vật ký sinh vô dụng.
Từ đó trở đi thứ mà Thiệu Khải học được chính là nhẫn nại, hay nói đúng hơn là kìm nén. Anh giấu hết tất cả suy nghĩ, tủi nhục cũng như phẫn nộ, đồng thời tạo ra cho mình một vỏ bọc ôn hoàn, lạnh nhạt. Nhưng cũng từ lúc đó, anh đã hoàn toàn biến thành một con người khác, thành thích học tập không theo kịp chúng bạn, tính tinhd cô độc cao ngạo, động tí là đánh nhau. Vào một ngày khi học lớp Năm, tan họ về, anh đột nhiên trông thấy bố trong nhà, ông lạ lẫm tới mức gượng gạo, dường như căn nhà này không còn là nhà ông nữa, lúc túng không biết nên đứng hay ngồi. Từ hôm đó, gia đình họ lại trở thành nhà ba người, có điều cuộc sống càng lúc càng khó khăn, tiền tiết kiệm bị tiêu gần hết. Bố không tìm được việc, mẹ đành phải đi làm thuê khắp nơi. Cuộc sống của ba người không những không ấm áp hơn mà ngược lại càng trở nên lạnh nhạt. Những lời nghe thấy hằng ngày toàn là những lời chửi gà mắng chó cay độc xuất phát từ từ trái tim đầy hận thù của mẹ. Thiệu Khải thi đỗ cấp hai cũng không có ai hỏi tới. Anh ngầm phát hiện ra ẩn dưới sự trầm mặc này là một trận giông bão lớn hơn, nhưng anh không biết, cũng không muốn nghĩ nó sẽ ra sao. Khi đó anh bắt đầu dấn thân vào cuộc sống thành thị, đồng thời quen biết vài thanh niên vô công rồi nghề chơi nhạc rock ngầm, hằng ngày toàn tụ tập gây gổ đánh nhau, hoặc ngồi lì hết đêm này tới đêm khácở quán game. Bạn hữu xung quanh đều ngưỡng mộ sự nuông chiều mà gia đình dành cho anh, chỉ có một mình anh là biết rõ anh mong muốn có người gọi anh về nhà đến dường nào. Một ngày năm lớp Mười khi trở về nha, đập vào mắt anh là cảnh tượng lộn xộn vô cùng kinh khủng, khắp nơi toàn là mảnh thủy tinh, rượu, đầu thuốc lá, mẹ quỳ trên nền nha, toàn thân thương tích. Lúc đó anh chỉ biết đứng ngây ra một chỗ lắng nghe tiếng long trời lở đất vang lên từ trái tim. Khi bố anh lại giơ tay lên, Thiệu Khải xông vào ôm chặt lấy ông.
“Mày cút đi! Chuyện người lớn trẻ con không được can thiệp."
“Con coi thường loại đàn ông đánh phụ nữ!" Thiệu Khải mười sáu tuổi đứng trước mặt bố, nghiến răng nói.
“Được, thế thì tao nói cho mày biết, mẹ mày trốn tao ra ngoài tìm đàn ông! Mẹ kiếp, coi tao là thằng ngu à?"
“Thế thì bố đi tìm đàn bà đi! Ly hôn đi, mau ly hôn đi! Con thấy mệt thay hai người!" Nói xong câu đó, Thiệu Khải nhặt một vỏ chai rượu lên hằm hằm đập xuống nền nhà, sau đó bước nhanh ra khỏi cửa.
Lần đó anh phiêu bạt suốt một tháng bên ngoài, uống rượu hút thuốc bạt mạng, nửa đêm ngồi bên vệ đường cười cười khóc khóc như người điên. Một tháng sau anh trở về cái nơi gọi là nhà đó, nghĩ tất cả đã kết thúc, nào ngờ anh lại chính là lý do khiến họ không thể ly dị. Cả bố và mẹ anh đều cương quyết một điều, đứa con nhất định phải theo mình.
Cuối cùng tự Thiệu Khải đưa ra quyết định, anh nói với mẹ: “Mẹ, mẹ đi đi, đi sống cuộc sống của mình đi, con theo ông ấy, ông ấy có muốn đánh cũng không đánh lại được con." Anh bảo, vẻ mặt mẹ anh trước lúc rời đi là biểu hiện muốn nói nhưng không nói nên lời, sau này anh đã mở thấy vẻ mặt ấy rất nhiều lần.
Quãng thời gian sau đó Thiệu Khải nói anh cũng không nhớ rõ, hình như là làm công kiếm tiền, sau đó lại vung tay tiêu hết, cuộc sống hoàn toàn không có ý nghĩ gì. Trong vài năm đầu bố vẫn còn đánh anh, rồi thật sự không thể đánh được nữa. Thiệu Khải nhớ cuối cùng anh đã nói với bố mấy câu để rồi dứt khoát dọn khỏi căn nhà đó, đến ở nhà một người bạn chơi nhạc rock. Có duy nhất một lần anh trở về khi căn nhà “ba không" đó bị dỡ bỏ, giả danh một tên vô lại đến gây sự với những người dỡ nhà để kiếm thêm ít tiền. Số tiền đó anh không giữ một xu mà dùng thuê một căn nhà cho bố sống, rồi lại bỏ đi.
“Sau đó thì sao?" Tôi hỏi Thiệu Khải.
“Một mình anh lang thang ở ngoài một thời gian dài, sau đó phát hiện anh vẫn chưa quên kỹ năng chơi guitar căn bản học được lúc nhỏ khi ở nhà Tôn Diệc, bèn để dành tiền mua một chiếc đàn thật tốt rồi vùi đầu luyện tập cùng họ và hy vọng sẽ có một ngày anh rời xa cái mảnh đất ma quỷ đó." Một nửa gương mặt Thiệu Khải chìm trong bóng tối nên nhìn không rõ vẻ mặt của anh, điều đó càng khiến trái tim người đối diện cảm thấy lạnh lẽo. “Tất cả mọi thứ đều thuận lợi, chỉ có duy nhất một việc ngoài ý muốn, đó là em. Có phải em từng hỏi khi đó tại sao anh đồng ý mang em đi đúng không? Chính bởi vì câu nói nửa đùa nửa thật khi đó của em “Em đón anh về nhà"."
“Được rồi, tất cả đã qua rồi." Tôi ôm Thiệu Khải. “Bây giờ chẳng phải chúng ta đang ở nhà sao…"
“Buổi sáng, Tôn Diệc bất ngờ tới tìm anh, bảo cô anh không biết tìm thấy số điện thoại của cậu ấy ở đâu, gọi điện nhờ cậu ấy tìm anh. Lúc đó anh còn không tin. Nhưng khi anh nghe điện thoại… cô anh đã mắng anh… Anh không nghe rõ một lời nào cả, chỉ nghe được câu cuối cùng: “Bố cháu bị bênh tim chết trong nhà không ai biết, cháu là đứa con bất hiếu"… Mộng Nhi, có phải anh đã sai rồi không, em nói đi, có phải anh đã sai rồi không…"
“Thiệu Khải, về đi, về thăm bố, tiễn bố lần cuối cùng đi. Anh muốn về đúng không?" Tôi nâng khuôn mặt anh lên, nhẹ nhàng hôn vào mắt anh. Tôi đang nghĩ mình nên làm thế nào để khiến đứa trẻ to xác bên ngoài kiên cường nhưng bên trong chứa đựng trái tim ngàn vết cứa này cảm thấy vui vẻ.
Có lẽ chỉ khi mọi việc đã đi đến cuối cùng, vào lúc quay đầu nhìn lại mới hiều rằng, hận chính là bởi quá yêu. Nếu như không yêu, chúng ta sẽ không tự nhắc đi nhắc lại bản thân sự tồn tại của thù hận. Có điều chính bởi vì tình yêu quá nặng nề nên chúng ta mới lựa chọn chạy trốn.
Ở bến tày hỏa Ly Thành, Thiệu Khải một lần nữa hỏi tôi có muốn đi cùng anh không, tôi cật lực lắc đầu, sau đó phát hiện ra phản ứng của mình có phần hơi thái quá, tôi kiễng chân ôm cổ anh nói: “Em ở nhà đợi anh về." Khi nhìn thấy bóng dáng đoàn tàu chìm khuất ở nơi tận cùng của đường ray, tôi bất giác đưa tay lau nước mắt.
Nếu so với Thiệu Khải thì thời thơ ấu của tôi có thể nói là hạnh phúc. Đương nhiên, lời này chỉ được nói ra sau khi đã so sánh. Bóng tối duy nhất mà tôi phải chịu đựng là cái chết của mẹ. Cùng với sự trưởng thành của mình, tôi ngày càng thấy phương thức dùng cái chết để giải quyết triệt để vấn đề của mẹ đã để lại dấu ấn không bao giờ có thể xóa mờ trong tôi. Bà ngoại không phải không yêu tôi nhưng bà cũng sợ tôi. Bà lúc nào cũng nhìn tôi bằng ánh mắt nửa sợ hãi nửa dè chừng, bà chưa bao giờ cho tôi ở gần bà đến nửa bước trong nhà thơ Phật, bà không chỉ một lần nói với người ngoài rằng tôi là con quỷ lấy mạng người. Tôi hiểu mâu thuẫn trong lòng bà, tôi là cốt nhục máu mủ của con gái bà, là đứa cháu ngoại duy nhất của bà, và cũng là người gián tiếp gây ra cái chết của con gái bà. Còn ông bà nội tôi chưa bao giờ quan tâm tới tôi chỉ bởi vì tôi là con gái, chính vì vậy tôi cũng chưa bao giờ muốn gặp mặt họ. Những người già đó không có cách nào đối diện với cái chết khác lẽ thường tình này, họ trước sau kiên định một điều rằng trong cái chết đó nhất định phải có một tội lỗi gì đó.
Chỉ có Trần Niên là đối xử với tôi trước sau như một, nhưng lúc nào ông cũng tìm kiếm ảo ảnh không hề tồn tại kia từ tôi một cách vô vị, có điều ít nhất ông chưa bao giờ đụng đến một sợi tóc của tôi. Giọng nói của ông luôn ấm áp chậm rãi giống như đang giảng bài cho học trò. Ông không quá nghiêm khắc với tôi, ông sắp xếp mọi thứ từ ăn ở đi lại cho tôi, hằng ngày đều đặn nấu ba bữa cơm sáng chiều tối, trước những trò gây sự vô cớ của tôi ông chỉ cười… Tuy vậy, tôi luôn cảm thấy giữa chúng tôi hình như thiếu cái gì đó, sự kết dính quan trọng nhất kia. Khi Thiệu Khải đi rồi, tôi ngồi tưởng tượng nếu người mất đi hôm nay là Trần Niên, liệu tôi có đau lòng giống anh không? Tuy cách nghĩ này rất đại nghịch bất đạo, nhưng kết quả lại là: không!
Tình thân giữa hai cha con tôi không ăn nhập gì với nhau, không hề tồn tại sự tin tưởng, thậm chí quên đi nhu cầu của đối phương, quên đi sự tồn tại của tình yêu.
Tôi nhớ lại lần đầu tiên thấy kinh nguyêt vào năm lớp Sáu, tôi đã trốn trong nhà vệ sinh nữ ở trường và nhìn chằm chằm vào vệt màu đỏ trên quần đến ngây người. Tôi không ngốc đến nỗi không hiểu chuyện gì đang xảy ra nhưng không có ai nhắc nhở trước rằng tôi phải chuẩn bị cái gì, phải chú ý cái gì. Hôm đó tôi cởi áo khoác đồng phục thắt ở thắt lưng để che mông quần, mày mò cách dùng. Tan học về, tôi cởi quần bỏ vào chậu giặt ra sức chà, Trần Niên đi làm về nói rằng cứ để đấy ông giặt được rồi, tôi quay đầu lạnh lùng nhìn ông. Tôi nghĩ ánh mắt khi đó của mình tràn đầy thù hận, giống như hàng trăm hàng nghìn mũi kim có thể đâm vào trái tim người khác, bởi vì Trần Niên bất giác lặng đi, vài giây sau ông tìm ra được nguyên nhân từ chậu giặt đang chứa thứ nước hồng hồng, khuôn mặt cứng đờ lại, tôi quay đầu lại không nhìn ông nữa.
Có lẽ do ngâm trong nước lạnh lâu nên hôm đó, bụng tôi đau tới mức quằn quại, tôi ngồi dậy định đi vào nhà vệ sinh, vừa mở cửa thì nghe thấy tiếng Trần Niên. Tôi đứng trong bóng tối nhìn con người đang ở độ tuổi trung niên nhưng bề ngoài già hơn tuổi thật rất nhiều nói với di ảnh của mẹ tôi: “Sao em có thể nhẫn tâm như vậy, con gái sao có thể sống không có mẹ, anh làm sao thay thế em được…" Chắc do đêm quá tĩnh mịch nên giọng ông tuy đã được tiết chế ở âm lượng nhỏ nhất nhưng vẫn lộ rõ thanh âm run rẩy, thậm chí giống như đang khóc. Tôi nhẹ nhàng đóng cửa rồi ngồi một mình trên nền nhà tới khi trời sáng. Từ đó tôi luôn luôn bị đau bụng mỗi khi đến tháng, như sự minh chứng cho điều gì đó.
Có lúc tôi rất muốn biết nếu trên đời thật sự có thế giới khác, nơi không có phiền muộn, không có thế tục, không có lòng tham, không có đau khổ, mẹ tôi liệu có sống vui vẻ thanh thản không?Liệu bà có cảm thấy, dù chỉ một chút vô cùng ít ỏi sự hối hận với hành động lúc ấy khi chứng kiến tất cả những gì đang diễn ra trước mắt?
Thiệu Khải đi ba tháng, đây là quãng thời gian sống xa nhau lâu nhất trong hai năm nay của chúng tôi. Trong lúc đó, A Mao cũng trở về. Khi biết chuyện, cậu ta trách chúng tôi không cho cậu ta biết, nếu không bất luận thế nào cậu ta cũng quay về ngay lập tức.
“Thiệu Khải không muốn bị thương hại, tất cả các cậu có ở đây chăng nữa cũng không giúp được anh ấy." Tôi nói với A Mao.
Ba tháng đó trôi qua chậm chạp một cách lạ thường. Tôi ngồi trong phòng nhắm nhìn ánh mặt trời bên ngoài càng lúc càng rực rỡ, bầu trời dần dần trở nên trong xanh. Trong vài buổi sáng như vậy, tôi mở to mắt lo sợ tự nói với bản thân: “Thiệu Khải có lẽ sẽ không bao giờ trở về nữa."
Nhưng khi tỉnh hẳn thì tôi lại vô cùng rõ một điều là anh sẽ không như vậy, anh tuyệt đối không vứt tôi một mình ở lại đây. Bởi vì anh là Thiệu Khải. Sự khẳng định chắc nịch như vậy khiến tôi cảm nhận được trái tim đang đập rất nhanh trong lồng ngực.
“Thiệu Khải sao vẫn chưa về?" A Mao hỏi tôi khi ăn sáng.
“Tôi biết làm sao được, có lẽ ở nhà còn nhiều thứ cần giải quyết."
“Có phải chị hy vọng anh ấy không bao giờ trở lại nữa?" Tiểu Triết bất thình lình hỏi một câu khiến tôi cảm thấy ngạt thở.
Thấy tôi cứng người lại, A Mao bực dọc đá chân Tiểu Triết. “Thằng này, điên rồi à?"
“Trần Mộng, chúng ta trạc tuổi nhau, có chuyện gì em cứ nói thẳng nhé!"
Tôi đặt bát đũa xuống, gật gật đầu: “Cậu nói đi."
“Thiệu Khải đối xử với người khác như thế nào chị rõ hơn chúng em. Hôm hai người cãi nhau, chị chạy ra ngoài, anh ấy như muốn phát điên. Khi đó em và A Mao đã hiểu rằng anh ấy đối với chị rất thành tâm thật ý. Với những người hai bàn tay trắng giống như bọn em, thứ dễ dàng cho đi nhất mà không hề so đo nghĩ ngợi chính là tình cảm, hay nói cách khác, thứ mà bọn em không bao giờ để trong bụng chính là tình cảm, thế nhưng người trọng tình trọng nghĩa như Thiệu Khải thật sự là lần đầu tiên em thấy. Nhưng không hiểu tại sao em luôn cảm thấy chị còn giấu giếm điều gì đó, giấu bọn em đã đành, em sợ ngay cả Thiệu Khải chị cũng giấu. Nếu không phải chị mê muội theo anh ấy thì tốt nhất nên sớm nói ra, chị cũng biết đấy, anh ấy không chịu đựng được."
Tôi im lặng nghe cậu ta nói hết rồi đứng lên. “Tiểu Triết, những lời câu vừa nói tôi nghe cả rồi, nhưng đừng nói với Thiệu Khải, đừng vì tôi mà phá hỏng tình cảm anh em của mọi người. Có vài điều cậu thật sự đã nói đúng, nhưng có một điều, nếu không phải tôi mê muội đi theo anh ấy thì há cớ gì tôi lại ở đây đến hai năm? Thiệu Khải đối với tôi là thật lòng, điều này ai cũng nhìn ra, trái tim tôi không phải làm bằng đá, không cần người ngoài phải nói cho tôi biết!" Tôi đạp ghế ra sau rồi trở về phòng, A Mao gọi hai tiếng: “Chị Mộng, chị Mộng!" sau đó lưng tôi nhưng tôi không quay đầu lại. Nếu lúc đó tôi đứng lại thì họ sẽ thấy được toàn thân tôi run rẩy, không phải vì tức giận mà là vì sợ hãi.
Thiệu Khải trở về mà không nói cho ai biết, vì vậy không anh đứng trước cửa nhà, tôi thậm chí đã không thể có phản ứng gì, mãi tới khi A Mao hét to phía sau lưng: “Anh Khải về rồi!" tôi mới giật mình định thần. Thiệu Khải gầy đi rất nhiều, hai mắt trũng sâu, tôi chạy lại đỡ hành lý cho anh, nhẹ nhàng ôm anh. Lồng ngực anh buông ra một tiếng thở dại, giống như người sắp chết đuối sau một hồi vẫy vùng cũng tìm được tới bờ. “Anh mệt rồi, cho anh ngủ một lúc."
Tôi đưa Thiệu Khải vào phòng, nhìn anh nhanh chóng chìm vào giấc ngủ, lúc đầu vẫn là dáng nằm cơ quắp không tự nhiên, một lúc lâu sau mới dần dần thả lỏng. Anh ngủ khoảng hai mươi tiếng đồng hồ. Trong khoảng thời gian đó, tôi hầu như không hề đi đâu mà lặng lẽ ngồi cạnh giường nhìn anh, chốc chốc lại xoa xoa má anh. Vào lúc đó tôi mới phát hiện ra mình thật sự rất nhớ Thiệu Khải, tôi nghĩ anh sẽ nhanh chóng khỏe lại, tràn đầy chí khí và nhiệt huyết như trước, khiến người khác không lúc nào không cảm nhận được sự tồn tại của anh. Thân hình tiều tụy hiện giờ của anh khiến tôi thấy sợ, từ trước tới giờ tôi chỉ là cây tầm gửi mềm yếu, còn anh là động lực để tôi tiếp tục sống. Nếu như có ngày nào đó anh sụp đổ, tôi không tưởng tượng được mình sẽ thế nào.
Hoặc là, không có Thiệu Khải, từ lâu tôi đã không còn hiện diện trên thế giới này.
“Mộng Nhi…"
Việc đầu tiên anh làm khi tỉnh giấc là gọi tôi, tôi nhìn thấy vẻ mệt mỏi trong mắt anh, không kiềm lòng được mà vùi mặt vào ngực anh, hai bàn tay để lên mặt anh. “Ừ, anh về rồi."
“Bây giờ thật sự anh sẽ chỉ ở đây." Anh nghiêng người ghì tôi vào lòng, trong căn phòng yên tĩnh tôi cảm nhận được nhịp đập mệt mỏi giống như đang chìm đắm dưới đáy biển sâu của trái tim anh.
Tiểu Triết nói đúng, thực sự tôi đang giấu tất cả mọi người. Nhưng đó là bởi bản thân tôi đang nỗ lực quên đi.
Quên đi con người thực sự đã tồn tại trong cuộc đời tôi, nhưng cũng không bao giờ còn trở lại.
Anh ấy tên là Khúc Thành.
Tôi không muốn nhưng không thể tự kiểm chế được mà nghĩ tới anh ấy.
Tác giả :
Mặc Mặc An Nhiên