Mộng Đổi Đời
Chương 36
Sáng sớm hôm sau, Uông Trường Xích ghé qua chỗ lông kính để nhìn Đại Chí một lát, bón cháo cho Tiểu Văn ăn xong thì chuẩn bị đi mượn tiền. Trước khi đi, Uông Trường Xích nói với Tiểu Văn:
- Anh đi mượn tiền, có thể sẽ về muộn, đến lúc ăn trưa, hộ lý sẽ đem cháo đến cho em, anh đã nhờ rồi.
-
Tiểu Văn gật đầu. Uông Trường Xích rời khỏi bệnh viện nhưng không biết nên đi về hướng nào vì cậu không biết là ai có thể cho mượn tiền. Đi loanh quanh một lát, Uông Trường Xích quyết định đến chỗ Lưu Kiến Bình.
Vừa gặp mặt Uông Trường Xích, Lưu Kiến Bình đã đề cập ngay đến vụ kiện tụng, nói:
- Nếu chúng ta làm đơn tố cáo An Á Bình ở trung tâm giám định thì cậu đoán thử xem, lão ta sẽ biện hộ như thế nào?
-
Không đợi Uông Trường Xích trả lời, Lưu Kiến Bình đã nói tiếp:
- Nhất định lão ta sẽ nói trung tâm đưa nhầm mẫu giám định, thậm chí là có thể đùn đẩy trách nhiệm cho các trợ lý của lão. Nếu lão làm như thế thật thì cậu chẳng nhận được gì hết, ngay cả một lời xin lỗi của lão, cậu cũng chẳng nhận được đâu. Cho nên, kiện An Á Bình chẳng được tích sự gì cả. Mục tiêu của cậu là được nhận bồi thường cho nên trọng tâm chú ý vẫn là Lâm Gia Bách. Kẻ có tiền mà đi kiện ai đó thì quan tòa dễ dàng đứng về phía họ, kẻ không có tiền thì khó lòng đòi cho được sự công bằng…
-
Lưu Kiến Bình nói thao thao bất tuyệt, nói đến độ mặt mày co giật, nước bọt văng tung tóe vẩy cả lên mặt Uông Trường Xích. Cậu cứ nghe và có cảm giác rằng, đó là câu chuyện của quá khứ rất xa vời, hình như không còn liên quan gì đến cậu, hình như ai bàn luận về nó thì người ấy chính là nhân vật ở trong đó. Nghe thêm một lát nữa, tiếng nói của Lưu Kiến Bình hình như chỉ còn văng vẳng bên tai, rất nhỏ, rất xa, rất mơ hồ, dường như đến tai Uông Trường Xích nó phải xuyên qua năm lần bảy lượt những lớp kính dày, nhỏ dần đến độ không còn nghe thấy gì nữa. Hình như Uông Trường Xích đã nhập vào cõi mộng. Lưu Kiến Bình thấy Uông Trường Xích nhắm mắt thì cứ nghĩ là cậu đang chăm chú nghe nên giọng đột nhiên hùng hồn trở lại, tiếp tục thao thao bất tuyệt. Đến khi một câu hỏi bật ra khỏi miệng thì Lưu Kiến Bình mới cảm thấy nghi ngờ. Anh ta hỏi đi hỏi lại hai ba lần mà Uông Trường Xích không hề có phản ứng gì, lúc ấy anh ta mới lay lay đôi vai của Uông Trường Xích và hồn phách của cậu mới quay trở lại. mở to đôi mắt, nói:
- Vừa rồi cậu nói trọng tâm là Lâm Gia Bách…
-
- Tôi đã vượt qua năm ngọn đồi rồi mà cậu vẫn còn đứng nguyên chỗ cũ. – Giọng Lưu Kiến Bình đượm vẻ thất vọng. Uông Trường Xích ngáp một cú rõ dài, nói:
-
- Muốn đánh Lâm Gia Bách thì trước tiên phải phủ nhận cái kết quả giám định quái quỷ kia. Muốn phủ nhận kết quả ấy, nhất thiết phải giám định lại. Muốn giám định lại tất nhiên là phải có tiền. Có phải là anh đang nói về vấn đề đó không?
-
Lưu Kiến Bình đưa cho Uông Trường Xích một chai dầu gió Thanh Lương, cậu ta cầm lấy, mở nắp, xoa dầu lên huyệt Thái dương và lỗ mũi. Dầu Thanh Lương vừa cay vừa nồng khiến nước mắt Uông Trường Xích chảy ra dâm dấp khóe mắt, hắt xì mấy cái liền và đầu óc cảm thấy nhẹ nhõm hơn. Lưu Kiến Bình thương vì Uông Trường Xích bất hạnh nhưng lại giận vì cậu không có ý chí đấu tranh, nói:
- Chuyện quan trọng như vậy mà cậu lại không chịu suy nghĩ sao?
-
- Xin lỗi anh nói lại đi.
-
Lưu Kiến Bình đưa mắt nhìn trần nhà, định nói lại những điều trước đấy nhưng nghĩ sao lại thôi, khoảng một vài phút sau mới lên tiếng:
- Vấn đề là ở chỗ, nếu hai người tự đi giám định thì e rằng tòa án lại không tin vào kết quả do hai người cung cấp.
-
- Thế thì đành phải yêu cầu họ giám định lại thôi.
-
- Cậu nghĩ là chúng ta có thể giám định AND hai lần ở một địa điểm sao? Cho dù là giám định đến trăm lần thì kết quả cũng không thể thay đổi đâu.
-
- Có lẽ nào đó lại là một cái vòng mà chúng ta không thể phá được?
-
- Tôi không biết phải là cái vòng không nhưng tuyệt đối nó không thể là một cây gậy thẳng băng. – Lưu Kiến Bình gõ ngón tay lên bàn. – Cậu bị thương ngay trên công trường của Lâm Gia Bách, đã có chứng nhận nằm viện, chứng nhận thương tật. Với ba sự chứng nhận này đã đủ để buộc Lâm Gia Bách phải bồi thường. Cho nên, kết luận là cậu đã mất khả năng sinh dục từ trước rõ ràng là do Lâm Gia Bách ngụy tạo trên cơ sở có sự giúp đỡ của Trương Xuân Yến.
-
- …Thì ra bọn chúng là cùng một giuộc với nhau.
-
- Trước khi tuyên bố giải tán phiên tòa, cậu không thấy Trương Xuân Yến đứng lặng rất lâu sao? Bà ta đang do dự, cũng có thể là đang dò xét phản ứng của những người có mặt trong phiên tòa. Kết quả thế nào thì cậu biết rồi đó, cả hội trường lặng phắc!
-
- Lá gan của bà ta cũng to đấy nhỉ?
-
- Lúc ấy tôi cũng chẳng phản ứng kịp, nếu không tôi đã nhảy lên mà phản đối bà ta rồi.
-
- Kiến Bình, anh nói thật đi, liệu chúng ta có thắng được vụ này không?
-
- Xét về lý luận thì chúng ta có thể thắng, nhưng thực tế thì chưa hẳn là như vậy. Cậu cứ nghĩ mà xem, ngay quả kết quả giám định mà chúng cũng có thể đổi trắng thay đen thì còn chuyện gì mà chúng không giám làm nào?
-
Uông Trường Xích im lặng. Căn phòng yên ắng như trên thảo nguyên mênh mông, chỉ có tiếng vòi nước trong phòng vệ sinh thỉnh thoảng lại kêu xè xè như thể có người thứ ba đang có mặt trong phòng. Lưu Kiến Bình lên tiếng phá tan sự im lặng:
- Ngay từ khi bắt đầu tôi đã phản đối cậu về vụ kiện tụng này.
-
- Tôi nghĩ rằng mình sẽ không hề giống bố, không ngờ lại thế này…
-
Uông Trường Xích thở dài, ngửa cổ uống cạn chén trà, đứng dậy ra về. Lưu Kiến Bình đi theo. Hai người đi song song trên vỉa hè, không ai lên tiếng vì sợ tiếng nói sẽ phá vỡ không khí chung quanh, vả lại cũng không ai biết là sẽ bắt đầu như thế nào. Đi một lát, có lúc Uông Trường Xích vượt lên trước một vài bước chân, có lúc thì Lưu Kiến Bình lại vượt lên trước, không ai nói là cả hai sẽ phải đi về đâu, đi về hướng nào nhưng trong thâm tâm, cả hai đều biết là mình sẽ đi đâu. Trong suốt thời gian ấy, Uông Trường Xích từng có ý định rẽ ngang, thậm chí là quay lại, nhưng ý nghĩ ấy vừa lóe lên trong đầu cậu lại xuất hiện hình dáng đáng yêu của khối thịt non tơ vừa mới ra đời và gương mặt đầy nước mắt của Tiểu Văn. Do vậy, cậu không thể dừng lại, không thể quay ngược, cho dù chân cậu đã mềm nhũn cũng phải ráng làm ra vẻ cứng cáp.
Hai người đến công trường. Lưu Kiến Bình nói:
- Tôi đưa cậu lên trên ấy.
-
- Anh nhất định phải ở lại, chẳng may tôi không cẩn thận mà ngã xuống chết, con tôi, Tiểu Văn và bố mẹ tôi, tôi ủy thác nhờ anh chăm sóc.
-
Lưu Kiến Bình cảm thấy có một điềm không may nào đó ẩn chứa trong lời nói của Uông Trường Xích, nhưng chỉ biết ậm ừ cho qua chuyện. Trong tiếng thở phì phò, Uông Trường Xích leo lên giàn giáo, Lưu Kiến Bình đứng bên dưới ngước mắt nhìn theo như tống tiễn. Mỗi lần Uông Trường Xích giơ tay lên để nắm lấy những thanh sắt của giàn giáo thì để lộ một dây thừng buộc quanh bụng cậu ấy. Đó là sợi dây thừng mà Tiểu Văn đã chuẩn bị từ trước cho Uông Trường Xích, hai đầu đều nối với hai chiếc móc sắt. Điều đó có nghĩa là, trước khi đến gặp Lưu Kiến Bình, Uông Trường Xích đã có ý định nhảy lầu, nếu không thì tại sao lại chuẩn bị sợi dây thừng ấy? Lưu Kiến Bình còn phát hiện rằng, lúc rời khỏi phòng anh ta, Uông Trường Xích còn lén lấy chai dầu Thanh Lương nhét vào túi quần. Nếu nói về sự khác biệt thì có lẽ đây là khác biệt duy nhất của Uông Trường Xích so với bố cậu ấy. Uông Hòe không hề chuẩn bị gì trước khi nhảy lầu, còn Uông Trường Xích đã chuẩn bị sẵn về mặt tinh thần. Xét về chiều cao, Uông Trường Xích cao hơn Lưu Kiến Bình nửa cái đầu, cho nên từ trước đến nay Lưu Kiến Bình luôn có cảm giác Uông Trường Xích to lớn, khỏe mạnh hơn mình, lúc này nhìn cậu đang ở trên cao, anh ta đột nhiên có cảm giác Uông Trường Xích sao mà nhỏ bé, sao mà đáng thương, chẳng khác nào một con nhện mang trên lưng một cục sắt đang leo lên cao nghịch hướng với sức hút của quả đất. Độ cao và trọng lực đã làm cho chân và tay của Uông Trường Xích nhỏ như một ống nhựa, có thể đứt bất cứ lúc nào. Không phải cậu ấy trèo một mình mà là đang vác thêm trên vai một gia đình bốn nhân khẩu nữa! Lưu Kiến Bình chắp hai tay trước ngực, miệng lầm rầm khấn vái Quan Âm Bồ tát phù hộ đừng để cho Uông Trường Xích phải buông tay.
Uông Trường Xích đã nhìn thấy tòa nhà Thái An cao ngất ngưởng, thấy được những vòm cây ở công viên Nhân Dân, thấy được sông Tây Giang và cầu Tây Giang. Đây là lần đầu tiên Uông Trường Xích được nhìn thành phố từ trên cao, sao mà giống với mạng điện radio, ngang dọc giao thoa với nhau, có thấp có cao, có to có nhỏ. Một bộ phận nhỏ những nóc nhà là màu đỏ, còn lại toàn là màu xám, có nhiều căn nhà trồng rất nhiều cỏ và cây trên sân thượng, có nhiều nhà lắp bình nước nóng hấp thu năng lượng mặt trời…Tầm nhìn của Uông Trường Xích vươn ra xa hơn, nhìn xuyên suốt quanh núi non trùng điệp, sông ngòi ngoằn ngoèo và hình như cậu đã nhìn thấy quê hương mình, thấy bố mẹ mình đang cặm cụi trong ruộng mùa thu hoạch, nhìn thấy ngôi nhà mới xây trên nền đất cũ của mình. Cây phong ở đầu thôn như hiện ra rõ ràng trước mắt, những mái đầu đen có trắn có của chú Hai, Trương Ngũ, Vương Đông, Lưu Bách Điều, Uông Đông…lần lượt lướt qua mắt cậu ấy. Trưởng phòng Giáo dục huyện bị thiêu sống, Lâm Gia Bách bị ăn đạn, Mạnh Tuần biến thành Thất Tiên nữ, gián điệp Trương Xuân Yến bị bắt…Cả thành phố thoắt biến từ màu trắng sang màu lục, từ màu lục sang màu đỏ, từ màu đỏ sang màu đen. Những gì Uông Trường Xích trông thấy lúc này cũng giống như những gì cậu chứng kiến lúc ôn thi quá căng thẳng và đói, do vậy đã lôi sợi dây thừng quấn quanh bụng ra móc hai đầu vào thanh ngang giàn giáo, đưa tay rờ rẫm túi quần tìm chai dầu gió Thanh Lương. Giàn giáo bằng sắt rất lạnh, gió cũng rất lạnh, chỉ có cơ thể của Đại Chí nằm trong lồng kính là ấm. Hình như mùi thơm da thịt Đại Chí đang sát bên mũi Uông Trường Xích, đôi mắt chỉ lớn hơn hạt đậu đang nhắm trong giấc ngủ say sưa, trong giấc ngủ vẫn có một net cười trên đôi môi nhỏ xíu. Uông Trường Xích đột nhiên nhớ lại rằng, vẫn còn có một chuyện chưa kịp nói với Lưu Kiến Bình là, Tiểu Văn đã sinh con, cậu đã làm bố và suốt đêm qua, cậu không hề chợp mắt được tí nào.
Bên dưới, người càng lúc càng đông và bận rộn. Có người lăng xăng trải đệm, có người ngước cổ nhìn lên. Người đông nên xe cộ không thể lưu thông trên đường, tiếng còi xe inh ỏi chen lấn nhau vang lên. Uông Trường Xích cảm thấy mình có lỗi với tất cả những người đang bận rộn ở bên dưới, có lỗi đối với những người đang bị kẹt xe giữa lòng đường. Tôi không chỉ làm ảnh hưởng đến công việc của các người mà còn là cho các người phải hoảng sợ, hiếu kỳ, bực bội và trong đó không ít người sẽ tăng huyết áp. Nhưng…nếu không phải vì con trai tôi đang nằm trong lồng kính chờ sự cứu giúp, không phải ví sức khỏe của vợ tôi cần phải được hồi phục, không phải vì Lâm Gia Bách không bồi thường thì có gan bằng trời tôi cũng chẳng dám làm thế này. Có khi mọi việc đều do tôi chọn lựa nhưng cũng có khi mọi việc diễn ra là do người khác bức bách, xin các người hãy tha thứ cho tôi…
Một viên cảnh sát đưa chiếc loa cầm tay lên và bắt đầu nói, đại khái là cần phải tiếc sinh mạng bởi vì mỗi người chỉ được sinh ra một lần, rằng hãy nghĩ đến người thân, rằng có gì khó khăn cảnh sát sẽ sẵn sàng đứng ra dàn xếp giải quyết, rằng đã không sợ chết thì việc gì phải sợ sống, rằng chết là quy luật đối với sinh mạng con người, chỉ có điều đến sớm hay đến muộn mà thôi, không việc gì mà phải gấp gáp đến như vậy…Những lý lẽ vô cùng thâm thúy ấy được chiếc loa phóng đại lên giống như một đàn chim sẻ phóng vọt lên không trung, có con bay vào tai Uông Trường Xích, có con bay thẳng lên lưng chừng trời rồi đuối sức đâm đầu xuống, có con chưa kịp bay lên đến tai Uông Trường Xích đã rơi bịch xuống đất. Mặc kệ những lời kêu gọi chí tình chí nghĩa ấy, Uông Trường Xích hầu như không có phản ứng gì. Mấy tay phóng viên chen lên trước đám đông, ống kính dạo khắp một lượt đám đông lố nhố dưới mặt đất rồi hướng lên cao chụp toàn cảnh, viễn cảnh rồi cận cảnh, đặc tả. Trong ống kính hiện rõ hình dáng Uông Trường Xích đang run rẩy, co quắp và một chiếc giày đã rơi đâu mất. Lúc này trông Uông Trường Xích chẳng khác nào một con gà đang dưới móng vuốt của diều hâu, gương mặt lo lắng, hốt hoảng. Lưu Kiến Bình rất muốn nói với những viên cảnh sát rằng, anh cần phải gọi tên cậu ta, phải gào to nỗi oan uổng của cậu ta, có lẽ như thế cậu ta mới không nhảy xuống. Nhưng Lưu Kiến Bình không dám nói bởi anh ta biết rằng một khi đã nói ra những điều ấy, cảnh sát dễ dàng nhận ra anh ta và Uông Trường Xích là đồng bọn thì kế hoạch đòi bồi thường của cậu ấy sẽ nhanh chóng phá sản mà thôi.
Cảnh sát đã lôi An Đô Lão từ phòng trực ban đến hiện trường, hỏi:
- Tại sao người này lại chọn công trường xây dựng của ông để lên kế hoạch tự sát? Có phải là các ông không trả lương cho người ta?
-
Ban đầu An Đô Lão gạt phăng những câu hỏi, nói rằng lão ta không biết người đang ở trên cao kia là ai, sau đó thì không thể nói quanh nói co trước những câu hỏi có tính nghiệp vụ cao của cảnh sát, đồng thời kèm với nỗi sợ hãi, cuối cùng lão ta cũng khai ra việc Uông Trường Xích khởi kiện đòi bồi thường, có điều lão ta vẫn gân cổ lên mà biện minh rằng, đó là kiện cáo khống, hoàn toàn không hợp lý. Cảnh sát nói:
- Ông nhất định phải tìm Lâm Gia Bách đến đây ngay, nếu không lỡ chẳng may có người chết ở đây thì chúng tôi sẽ quy tội cho ông đấy.
-
An Đô Lão gọi điện thoại khắp nơi nhưng không tìm thấy Lâm Gia Bách, lo sợ đến độ mồ hôi túa ra đầy người. Cảnh sát cũng cố gắng liên hệ với Lâm Gia Bách nhưng bất lực, đành phải phái người đến công ty tìm hắn ta. Văn phòng công ty đã nhận điện thoại của An Đô Lão từ trước nên tất cả phòng làm việc đều đóng cửa im ỉm. Cảnh sát bó tay, chỉ biết kêu gọi giải tán đám đông để điều hành xe cộ lưu thông.
Dòng xe bị tắc trên đường đã bắt đầu lưu thông trở lại, người hiếu kỳ cũng đã dần dần rời khỏi hiện trường. Mặt trời cũng đã thấp thoáng giữa các đám mây đang mỏng dần, cơ thể Uông Trường Xích cũng đã ấm dần lên. Không còn tiếng loa gọi vang lên từ phía bên dưới nữa. Uông Trường Xích nhận ra rằng sự tình đã nghiêng về hướng bất lợi cho mình và cậu đang suy nghĩ xem mình có thể trụ vững ở trên này bao lâu nữa? Tay đã tê, chân đã mỏi, bụng đã đói, những cơn choáng đầu hoa mắt ập đến càng lúc càng mạnh hơn…
41
- Trường Xích…
-
Trong mơ mơ hồ hồ, Uông Trường Xích nghe thấy những âm thanh thân thương ấm áp quen thuộc. Nhưng mí mắt của cậu như đang treo thêm hàng nghìn cân, không làm cách nào để có thể mở mắt ra được, hình như chúng đã bị ai đó dùng kim khâu lại mất rồi…
- Trường Xích…
-
Vẫn là những tiếng kêu quen thuộc ấy, nhưng tại sao mí mắt lại không mở ra được trong khi nước mắt lại có thể tuôn ra ngoài được nhỉ? Trời ơi! Hình như tôi đã ngủ say, nếu không buộc chặt thân thể vào giàn giáo thì e rằng tôi đã trở thành một đống thịt bầy nhầy nằm dưới đất rồi.
- Trường Xích…
-
Một tiếng gọi vang lên là Uông Trường Xích như tỉnh táo thêm một tí, thêm một tiếng nữa, cậu ấy tỉnh thêm tí nữa. Cái thân thể cứng đơ của cậu như băng tan, da thịt tê dại đã bắt đầu có cảm giác. Thật khó khăn, Uông Trường Xích thử lắc lắc đầu, một vầng ánh sáng lấp lóa như thể có Quan Âm Bồ Tát hoặc là một vầng mặt trời đang ở ngay trước mắt, khi cậu ấy gắng hết sức hé đôi mí mắt nặng trĩu, vầng ánh sáng ấy tóe lên không gian những đốm lửa sáng ngời. Dần dần, hào quang và lửa cũng tắt, Uông Trường Xích nhận ra Uông Hòe đang ngồi vắt vẻo trên đầu chiếc thang cao ngất ngưởng của một chiếc xe cứu hỏa. Uông Trường Xích nghĩ, Bồ Tát đã sai bố đến cứu mình, nếu không tỉnh lại kịp thời thì chắc chắn là cái chết sẽ đến thật sự. Và miệng cậu bật lên một tiếng gọi:
- Bố…
-
- Trường Xích, con đừng cử động…
-
- Bố…- Nước mắt Uông Trường Xích chảy tràn trên gối – Bố được làm ông nội rồi.
-
- Trai hay gái? – Uông Hòe dùng mu bàn tay quẹt ngang đuôi mắt đầy vết nhăn.
-
- Có con chim!
-
- Thế thì mẹ mày thắng rồi. Bà ấy nằm mơ thấy Tiểu Văn đẻ con, do vậy mà bố với mẹ mới lên thành phố sớm.
-
- Mẹ đâu?
-
- Đang trông coi hành lý ở dưới.
-
- Đại Chí rất giống mẹ, đặc biệt là khi cười.
-
- Nhà ở quê xây đã gần xong rồi, đang chờ con về ăn Tết.
-
- Tiểu Văn đẻ thuận lợi lắm.
-
- Nghe tin Tiểu Văn đã sinh con, toàn thôn đều đến chúc mừng. Túi của mẹ mày bữa nay nặng lắm.
-
- Bố, chúng con không thiếu tiền.
-
Hai người chỉ nói với nhau toàn chuyện vui, không đề cập đến chuyện buồn, người này muốn an ủi động viên người kia và nơm nớp lo sợ người kia sẽ buồn. Dần dần nước mắt của họ đã bị gió cuốn đi đâu mất, Uông Trường Xích nhận ra rằng Uông Hòe vừa mới cắt tóc, mặc một bộ quần áo mới, râu ria được cạo nhẵn thín. Uông Hòe nói:
- Trường Xích à, về thôi con…
-
- Bố yên tâm, con không nhảy thật đâu, con chỉ muốn dọa họ thôi.
-
- Ngoài việc nhận bất hạnh về mình, con không dọa được ai đâu. Bố là một cái gương mà con đã từng chứng kiến.
-
- Có lẽ nào mọi lý lẽ đều không đứng về phía chúng ta sao?
-
- Vất mẹ nó hết đi!
-
- Con không cam tâm.
-
- Cứ nghĩ đến Đại Chí là con sẽ cam tâm ngay, cũng giống như bố thường nghĩ về con, thế thôi. Chân bố co rút lại thành bộ dạng thế này, tại sao bố vẫn còn lưu luyến cuộc sống này, tất cả là vì con. Nếu không vì con, e là bố đã chết hàng trăm lần rồi.
-
- Bố…
-
- Con cần phải dạy dỗ Đại Chí, phải thấy nó lớn lên, phải cho nó đi học, nó phải ngẩng mặt lên với đời, phải cưới được một cô gái xinh đẹp, đẻ ra một đàn con thông minh hơn người. Nếu không, con không có tư cách nhảy từ trên này xuống.
-
- Có khó khăn đến mấy cũng không nên làm mất mặt con cái, không được để nó mang một gánh nặng suốt cả cuộc đời. Nếu sau này nó biết được rằng, ngụm sữa đầu tiên tuồn vào dạ dày nó là do bố nó nhảy lầu mà kiếm được thì lúc nào biết được chuyện đó cũng là lúc nó nôn ngụm sữa ấy ra ngoài.
-
- Con làm Đại Chí mất mặt rồi.
-
Thang cứu hỏa di động nhẹ nhàng đến trước mặt Uông Trường Xích, Uông Hòe nắm chặt lấy tay con. Hai bàn tay run rẩy bắt lấy nhau giữa không trung dao động, run rẩy mà chắc chắn, run rẩy mà ổn định, cuối cùng thì bất động. Uông Hòe nói:
- Trường Xích, bàn tay con đã ấm lên rồi, trước tiên là con co duỗi chân trái, sau đó là đến chân phải. Cứ thế, chân còn tê không? Nếu con tê thì tiếp tục duỗi nhé, giống như bố làm đây này…
-
Uông Hòe vừa nói vừa làm những động tác duỗi chân. Uông Trường Xích bắt chước làm theo, nói:
- Bố à, chân con không còn tê nữa, tay cũng không cóng nữa.
-
- Bây giờ thì con từ từ tháo dây thừng ra.
-
Uông Trường Xích tháo chiếc móc của dây thừng. Uông Hòe nói tiếp:
- Con nắm chắc cạnh ngang của thang, đúng rồi, cứ nắm chặt thế nhé.
-
- Có thể hơi dao động, nhưng bố đừng lo.
-
- Được rồi, trước tiên là con đặt chân phải lên nấc thang này, sau đó là rướn chân trái thật mạnh, đúng rồi! Một, hai, ba!
-
Cái thang dao động mạnh nhưng Uông Hòe đã kịp ôm cứng lấy Uông Trường Xích, nói:
- Con trai à, mày làm cho bố mày són phân ra quần rồi đây nè!
-
Uông Trường Xích ôm chặt lấy bố, ngửi thấy mùi phân thoang thoảng. Không cần phân định, Uông Trường Xích cũng biết đó là mùi vị đến từ quê nhà!
Chiếc thang từ từ hạ xuống, bầu trời chỉ còn lại vài tia nắng cuối cùng hắt lên giữa không trung.
Ba tiếng đồng hồ trước, Lưu Song Cúc đẩy chiếc xe lăn đưa Uông Hòe rời khỏi bến xe và đi thẳng về đây. Họ bị đám đông ở dưới đất làm cho tò mò. Thoạt đầu, họ không hề biết người đang vắt vẻo trên giàn giáo cao tít tắp kia lại là Uông Trường Xích, nhưng thoáng nghe những tiếng bàn tán của mọi người, lại nghe thấy tiếng kêu gọi của cảnh sát, những dự cảm chẳng lành vô tình được chứng thực. Uông Hòe ngước mặt lên cao gọi tên Uông Trường Xích mấy lần, Lưu Song Cúc cũng gào theo chồng. Có điều, Uông Trường Xích vừa mệt vừa choáng nên đã ôm chặt lấy thanh sắt giàn giáo mà ngủ thiếp đi. Lưu Song Cúc nóng lòng đến độ chỉ biết chạy loanh quanh, Uông Hòe thì chỉ biết ngồi nhìn chết lặng trên xe lăn. Cảnh sát hỏi người đang trên kia có quan hệ gì với ông, Uông Hòe nói nó là con trai tôi. Cảnh sát nói, làm sao ông lại đẻ được một đứa con không biết sợ chết vậy? Uông Hòe nói, chắc chắn là nó bị bức bách nên phải làm, nếu không thì nó không bao giờ dám làm như thế. Cảnh sát đưa chiếc loa cầm tay cho Uông Hòe, ông cầm lấy định hét vào trong đó nhưng không hiểu sao lại đặt xuống, nói:
- Tôi mà gọi tên nó thì e rằng nó sẽ rơi xuống thôi.
-
- Thế ông có cách gì không?
-
- Có thể đưa tôi lên đó không?
-
Viên cảnh sát nọ liền gọi điện cho đội cứu hỏa, yêu cầu cấp thiết phải điều động một chiếc xe cứu hỏa có thang thật cao đến ngay hiện trường. Trong lúc chờ đợi xe cứu hỏa đến, Uông Hòe lăn xe ra tiệm cắt mái tóc dài và bù xù của mình, cạo râu, thay một bộ quần áo mới. Thang cứu hỏa đã đến nhưng mọi người không biết làm thế nào để Uông Hòe có thể ngồi vững trên đó. Uông Hòe đề nghị buộc chắc chiếc xe lăn vào thang, sau đó buộc thật chắc ông ta vào xe. Khi mọi người đang loay hoay buộc thì Lưu Kiến Bình đã nhận ra Uông Hòe và Lưu Song Cúc, thì thầm bên tai Uông Hòe rằng, chỉ cần ông ta lên trên ấy thì mọi kế hoạch của Uông Trường Xích coi như đi tong. Uông Hòe nói, kế hoạch phải tùy cơ may mà thay đổi, năm ấy tôi cũng chỉ muốn dọa mọi người thôi, kết quả lại như thế này. Nếu tôi không lên ấy thì e rằng Uông Trường Xích cũng không thể cố gắng được bao lăm nữa đâu.
Uông Hòe đã được buộc chặt vào đầu thang. Lưu Song Cúc lấy ra một xấp tiền, nói:
- Ông cầm lấy xấp tiền này để nói với nó là ông chủ đã bồi thường cho nó.
-
- Không cần, nó làm điều này không phải vì tiền.
-
Viên cảnh sát chen vào:
- Cậu ta làm việc này rõ ràng chỉ với mục đích là đòi tiền bồi thường.
-
- Nếu vì tiền thì tôi có thể thuyết phục nó, tôi cần phải nói cho nó biết rằng trên đời này vẫn còn nhiều thứ quan trọng hơn tiền.
-
Một nhân viên cứu hỏa đề nghị được lên cùng với Uông Hòe nhưng ông không chịu, nói:
- Tôi biết tính khí con mình. Nó không chịu được nỗi nhục đâu.
-
Chiếc thang đưa Uông Hòe lên cao, đến sát bên Uông Trường Xích.
Khi chiếc thang hạ xuống đến mặt đất, viên cảnh sát đã từng gọi loa cầm tay được dịp giáo huấn Uông Trường Xích một hồi:
- Cậu có biết là lần này đã huy động biết bao nhiêu công sức và tiền của nhà nước hay không? Cậu làm cản trở giao thông, làm kinh động dân thành phố, làm lãng phí tiền thuế của dân, nếu không vì bố cậu quá đáng thương, tôi đã có thể truy tố cậu về tội làm rối loạn trật tự nơi công cộng.
-
Trước những lời giáo huấn ấy, mặt Uông Trường Xích đỏ tía lên, cúi gằm đầu không nói năng gì giống như một đứa bé hư bị người lớn quở trách vậy. Uông Hòe chỉ luôn mồm nói lời xin lỗi.
- Không phải là tôi không thông cảm. – Viên cảnh sát nói. – Có điều, người bị động chạm một tí là đòi nhảy lầu như cậu thì bây giờ quá nhiều, liệu cậu dọa được ai?
-
Uông Trường Xích nghĩ, nếu có một tia hy vọng dù là nhỏ nhoi nhất thì tôi đã không đến nỗi phải đến nước này không? Nhất định là không! Nhưng lúc này, trước mặt viên cảnh sát đã hết sức để cứu mạng mình, cậu không hề phản kháng, chỉ cúi gằm đầu mà nghe, chờ cho đến khi viên cảnh sát nói đã mệt, những gì cần nói cũng đã nói hết, cậu mới đẩy Uông Hòe ra khỏi công trường.
Trên đường đi Lưu Song Cúc không ngừng chì chiết:
- Mày đúng là đồ ngốc, sao lại ngốc giống hệt bố mày thế. Đúng là lợn nào sinh ra giống nấy, cha nào đẻ ra con nấy. Mày có đầy đủ lục phủ ngũ tạng, có chữ có nghĩa trong đầu mà mày không biết rằng tiền vẫn có thể kiếm được nhưng tính mạng thì chết là hết. Cho dù có làm ăn mày đi nữa thì cũng không nên đem tính mạng ra làm trò đùa. Mày có biết là khi mang mày trong bụng, mẹ đã khổ thế nào không? Ngay cả mật xanh mật vàng mẹ cũng đã nôn ra hết, suốt ngày suốt tháng lo lắng sợ hãi vì mày ra đời mà thiếu tay thiếu chân. Mày cho rằng tính mạng của mày chỉ là của mày riêng mày thôi sao? Đó cũng là tính mạng của mẹ, mày hiểu không? May mà mẹ có linh cảm, may mà mẹ đã có một giấc mơ, nếu không thì bữa nay mẹ với bố mày đã không còn cơ hội để trông thấy mày nữa. Cứ cho là mạng mày to đấy con ạ. Nếu bố mẹ không gặp mày, mày chịu đựng không được nữa mà buông tay thì bố mẹ không còn có con nữa, Đại Chí sẽ không còn có bố nữa. Mày phải cảm ơn trời phật vì chuyện này…
-
- Nếu mẹ và bố không gặp nhau, không có con còn hơn!
-
Uông Trường Xích làu bàu cắt ngang lời chì chiết của Lưu Song Cúc.
Tìm kiếm với từ khoá: Cần phụ TYPE sách xuất bản! Cần phụ TYPE sách xuất bản! 19.06.2017, 12:14 Oona Lớp phó học tập Ngày tham gia: 28.12.2014, 08:54
Bài viết: 619
Được thanks: 226 lần
Điểm: 8.97
Re: [Hiện đại] Mộng đổi đời - Đông Tây - Điểm: 10 Chương 5
Thay đổi
Type: nguyet hycass
42
Uông Đại Chí nằm trong lồng kính một tháng, ra khỏi lồng kính phải chữa chứng viêm phổi hai tháng nữa. Trong thời gian ấy, nó đã tiêu hết số tiền mà Uông Hòe mang đến. Số tiền ấy Uông Hòe lấy từ đâu ra? Hình như tất cả mọi người đều né tránh câu trả lời cho vấn đề này, hình như đó là một câu trả lời khá nhạy cảm, thậm chí là kỵ húy vì một khi nói ra thì nó sẽ xúc phạm đến lòng tự trọng của Uông Hòe và thậm chí là của tất cả mọi người. Có điều, Uông Trường Xích và Tiểu Văn đều biết rất rõ rằng nó được thu nhặt từ việc Uông Hòe đẩy xe lăn đi mấy mét trên đường phó lại phải cúi đầu cảm tạ trước tấm lòng hảo tâm của ai đó, nếu không tại sao lại có nhiều tiền lẻ và nhiều đồng xu đến vậy. Từ trước đến nay, Uông Trường Xích vẫn phản đối việc Uông Hòe làm hành khất nhưng trên thực tế vẫn phải dùng những đồng tiền lẻ của bố, tâm trạng vô cùng đau khổ, giống như sau khi bán thân thì cảm thấy tủi hổ, sau khi tham ô hoặc hú hóa thì cảm thấy sợ hãi, thậm chí là còn có cảm giác ăn trộm tiền của người khác mà bị phát hiện và bị lột trần truồng trói quặp tay sau lưng đưa đi diễu phố để thị chúng. Mỗi lần dùng một xu một hào, nỗi tủi hổ của Uông Trường Xích lại tăng thêm một phần, mỗi lần nhai một miếng cơm là mỗi lần Uông Trường Xích muốn nôn ra ngay lập tức. cậu thấy toàn thân mình, kể cả tâm linh dính đầy cứt chó, thối không thể nào ngửi được. Do vậy, mỗi lần định ôm Đại Chí vào lòng, Uông Trường Xích đều rửa tay thật sạch, ngay cả cáu ghét móng tay cũng được cậu lấy cho kỳ hết, râu ria cũng được cạo sạch sẽ và cuối cùng là dùng nước nóng súc miệng đến mấy lần.
Uông Trường Xích tìm được một chỗ làm mới trên công trường xây dựng ở đường Giải Phóng, vãn là công việc xây tường. Trong lúc xây tường, Uông Trường Xích cứ suy nghĩ viển vông và đôi lúc giật mình vì ngỡ đang giúp cho Lâm Gia Bách kiếm tiền và những hồi ức về thời gian làm việc trên công trường của Lâm Gia Bách lại choán lấy đầu óc cậu. Càng nhớ lại, Uông Trường Xích càng căm hận Lâm Gia Bách; càng căm hận Lâm Gia Bách, cậu càng cảm thấy mình trong sạch. Lòng thù hận đã phần nào làm vơi đi áp lực tâm lý, giảm nhẹ nỗi tủi nhục. Uông Trường Xích không cho Uông Hòe rời khỏi nhà vì sợ bố tiếp tục cái công việc đáng tủi hổ kia, cũng không cho Lưu Song Cúc đi nhặt rác để không gian phòng trọ không bị ô nhiễm. Tiểu Văn, Uông Hòe, Lưu Song Cúc ngoài việc thay phiên nhau chăm sóc Đại Chí chỉ còn một công việc duy nhất là nấu cơm. Bữa cơm đơn giản đến độ không thể đơn giản hơn được nữa, có lúc thì mỗi người một bát cơm với một món rau xào, có lúc thì một bát bột mì được khuấy đều nấu chín, có lúc thì một chiếc bánh bao không nhân, thi thoảng lắm mới có một đĩa rau xào chung với vài ba miếng thịt lợn đầy mỡ. Khi không có việc gì để làm nữa thì ba ánh mắt thay nhau nhìn vào nhau, căn phòng trở nên chật chội đến khó thở.
Không chịu được sự nhàn rỗi vô vị, nhân lúc Uông Trường Xích đi làm, Lưu Song Cúc lén lút rời khỏi nhà đi nhặt phế liệu, có điều những gì nhặt được trong ngày phải bán cho kỳ hết, nửa cân cũng không dám mang về nhà trọ. Người nhặt phế liệu trong thành phố quá nhiều nên thu nhập của Lưu Song Cúc may lắm cũng vài ba hào mỗi ngày. Mấy hào thì có đáng giá gì, bởi trước đó bà từng đi theo Uông Hòe xin ăn, kiếm được nhiều tiền hơn, môi ngày chí ít cũng được mấy chục đồng, do vậy những gì bà thu được trong ngày không phải là phế liệu, cũng không phải tiền, mà là sự cô đơn lặng lẽ. Những ngày đầu, Lưu Song Cúc đi nhặt phế liệu đến trưa rồi quay về nhà trọ, nhưng sau đó thì đi xa hơn nên quên phắt chuyện phải quay về, thậm chí có nhớ đi nữa cũng chẳng đủ sức để mà quay về. Không quay về, lại không muốn bỏ tiền ra ăn trưa nên Lưu Song Cúc bấm bụng nhịn đói. Chuyện Lưu Song Cúc nhịn bữa trưa cũng không đến nỗi thành vấn đề lớn, quan trọng là bữa trưa bà không về nên Uông Hòe không thể đi vệ sinh, đành phải nín, nín đến độ mặt mày tái nhợt. Tiểu Văn không đành lòng, nhiều lúc phải lên tiếng:
- Bố, để con bồng bố đi vệ sinh nhé.
-
Những lúc ấy, Uông Hòe luôn lắc đầu quầy quậy, cố gắng giữ chút tôn nghiêm còn lại cho chính mình cho cho con dâu. Uông Hòe nghĩ, cống hiến duy nhất mà ông dành cho gia đình là “nhịn". Để cái “nhịn" không hành hạ mình quá mức, Uông Hòe ăn ít, uống ít, nói ít. Cứ như thế, không chỉ Lưu Song Cúc tiết kiệm mỗi ngày được một bữa cơm mà ngay cả Uông Hòe cũng tiết kiệm được một phần ba chi phí hằng ngày. Việc tiết kiệm này cũng giống như người khơi nguồn mạch phải biết điều tiết dòng nước chảy sao cho phù hợp với mùa màng mà bất kỳ người có trách nhiệm trong gia đình nào cũng phải thực hiện. Nghĩ thông được điều này. Uông Hòe cảm thấy một khoái cảm bi tráng trong việc “nhịn" của mình.
Nhưng, cho dù Uông Hòe có nhịn đến mấy cũng không thể từ cái nhị đến mấy cũng không thể từ cái nhịn ấy mà sản sinh ra tổng thu nhập trong nhà. Một gia đình năm miệng ân chỉ dựa vào thu nhập còm cõi của Uông Trường Xích thì dù có nhịn đến nỗi toàn gân xanh cũng khó lòng tiếp tục sống, đừng nói là nâng cao cuộc sống. Do vậy, Uông Hòe bàn tính với Tiểu Văn:
- Con có thể giữ được bí mật không?
-
Tiểu Văn đột nhiên nhớ lại thời gian thời còn ở quê nhà. Trương Ngũ trước khi nói ra thu nhập của Trương Huệ cũng từng hỏi cô câu này. Lúc này, Tiểu Văn đang tin, đang mơ mộng lên thành phố, đầu óc chứa toàn những tưởng tượng hào nhoáng, huy hoàng, xán lạn về thành phố... Uông Hòe lên tiếng:
- Con đang nghe bố nói đấy chứ?
-
Lúc này hồn Tiểu Văn mới nhập xác về, gật đầu.
- Chỉ cần con mắt nhắm mắt mở là bố ngày nào cũng có thể đem tiền về cho con.
-
- Trường Xích sẽ mắng con.
-
- Con không nói, nó không biết.
-
Tiểu Văn gật đầu, xem như đồng ý, Từ đó, giữa Uông Hòe, Lưu Song Cúc và Tiểu Văn có thêm một bí mật mới. Chỉ cần Uông Trường Xích rời khỏi cửa là Tiểu Văn cùng với Lưu Song Cúc khiêng chiếc xe lăn của Uông Hòe xuống dưới lầu. Tiểu Văn ở nhà chăm sóc Đại Chí, Lưu Song Cúc đẩy xe Uông Hòe đi xin ăn. Họ đi đến quảng trường, ga tàu lửa, bến xe, cổng trường, rạp chiếu phim, cửa hàng bách hóa, nói chung là chỗ nào đông người là họ có mặt. Sắp hết giờ làm việc, Lưu Song Cúc đẩy nhanh xe lăn đưa Uông Hòe quay về. Trên đường về nhà, chiếc túi đeo trên lưng Lưu Song Cúc bay tung trong gió, chiếc mũ vải vốn dùng để nhận những đồng tiền lẻ của mọi người lúc này được đội trên đầu Uông Hòe bị gió hất tung lăn tròn xuống lòng đường. Ngày nào cũng thế, sau khi đi làm về, Uông Trường Xích đều thấy cả nhà bốn người đang đợi mình trong căn phòng chật chội, khi cậu ra khỏi nhà tư thế họ ra sao thì khi quay về, cậu vẫn thấy họ trong tư thế ấy. Họ giống như những chú chim non đang nằm trong tổ chờ chim mẹ quay về cho ăn, chỉ khác biệt một điểm duy nhất là họ không hề lên tiếng nhưng miệng ai cũng điểm một nụ cười nhẹ. Cảnh tượng này ngày nào cũng lặp đi lặm lại khiến Uông Trường Xích cảm thấy căn phòng quá sức chật chội, thở dài thầm nghĩ, tại sao họ lại không ra ngoài đi dạo cho thoáng đãng? Không lẽ ở thành phố này, khi Uông Hòe và Lưu Song Cúc rời khỉ nhà thì ngoài việc nhặt phế liệu hay ăn xin, họ chẳng còn hứng thú gì nữa hay sao?
Một ngày nọ, đầu giờ chiều Uông Trường Xích đã về nhà, lý do là vì ông chủ đang vui vẻ. Ông ta đang vui vẻ vì mới kiếm được một hợp đồng béo bở cho nên phá lệ cho công nhân nghỉ một buổi làm. Về đến nhà, cậu chỉ thấy hai người đang ở yên vị trí buổi sáng, còn vị trí của hai người còn lại thì trống không. Không ngờ được rằng, thấy căn phòng trống vắng hơn thường lệ lại khiến cậu lo lắng và bực bội hơn so với lúc nó chật chội và đày ắp người. Hỏi Tiểu Văn, cô trả lời là bố mẹ ra ngoài đi dạo. Uông Trường Xích tắm xong thì lên giường nằm chơi với Đại Chí. Tiểu Văn nói bóng nói gió:
- Người giàu nứt đố đổ vách mà vẫn cứ miệng ăn núi lở, huống hồ cái gia đình năm miệng ăn của chúng ta chỉ trông chờ vào một tay anh.
-
- Đúng là khó khăn thật, nhưng chỉ còn mấy ngày nữa là anh lĩnh lương rồi.
-
- Có một câu tục ngữ gì gì ấy nhỉ, à, chưa mưa...
-
- Chưa mưa phải lo dệt lụa, câu này anh dạy em lúc nằm viện ở huyện, không ngờ em vẫn còn nhớ.
-
- Anh nghĩ là với đồng lương ít ỏi của mình vẫn có thể nuôi đủ năm miệng ăn, đúng không?
-
- Thế em nghĩ sao?
-
- Anh có dám đảm bảo là không có ai đau ốm không? Vả lại, cũng không phải tiết kiệm cho Đại Chí một ít tiền chứ, nếu không sau này lấy tiền đâu ra để đi học?
-
Uông Trường Xích thở dài. Đây là lần dầu tiên kể từ ngày Uông Hòe và Lưu Song Cúc đến đây, tiếng thở dài của cậu nghe có vẻ buồn bã đến thế.
- Biện pháp duy nhất là anh hãy để cho em đi làm thuê.
-
- Thế ai trông coi Đại Chí?
-
- Không phải là nó còn ông bà nội à?
-
- Học sẽ biến Đại Chí thành một tiểu hành khất thôi.
-
- Nhưng nếu như thế này mãi thì chúng ta sẽ biến Đại Chí thành kẻ mù chữ.
-
-... Em muốn đi làm mát xa như ngày trước?
-
- Ngoài việc đó ra thì em còn biết làm gì nữa đâu?
-
- Dùng loại tiền ấy để cho Đại Chí ăn học, liệu tinh thần em có cảm thấy thoải mái không?
-
- Không phải gốc ngô nào cũng được phân lợn bón vào nên mới tươi tốt hay sao? Liệu có đóa hoa tươi nào trên cành mà dưới gốc không có bùn đất?
-
- Uông Trường Xích không tranh luận nữa. Hình như cậu đã bị Tiểu Văn thuyết phục, chỉ đứng nhìn Đại Chí thẫn thờ như đang ngắm nhìn một đóa hoa tươi, một bắp ngô mấy hạt. Những nét trên gương mặt Đại Chí đều đẹp một cách hài hòa, mắt to, tai to, khi cười có hai cái lúm đồng tiền đáng yêu. Tướng mạo ấy biểu hiện sự phú quý trong tương lai. Chỉ vừa tròn ba tháng mà đôi mắt nó đã biết giao lưu với người đối diện, mỗi khi tròng mắt Uông Trường Xích chuyển động thì tròng mắt nó cũng chuyển động theo, Uông Trường Xích nhìn bên trái, nó cũng chuyển sang bên trái, Uông Trường Xích nhìn bên phải, nó cũng chuyển sang bên phải. Chỉ cần nghe tiếng nói của Uông Trường Xích hoặc Tiểu Văn là dù đang khóc, nó cũng lập tức im bặt, chờ cho đến khi tiếng nói dứt, nó lại tiếp tục khóc. Có khi Uông Trường Xích cất tiếng hát, nhất là những bài hát mà cậu dã từng hát cho nó nghe khi còn đang ở trong bụng mẹ là đôi tai của nó lập tức vểnh lên, hai nắm đấm nhỏ xíu cũng quơ quơ theo tiếng hát giống như vỗ tay... Đúng là nhìn mãi mà vẫn khống chán.
-
Có tiếng gọi đột ngột ở bên dưới lầu, Tiểu Văn dạ một tiếng rõ to rồi mở cửa đi xuống. Lạch cạch một hồi lâu, Tiểu Văn và Lưu Song Cúc mới khiêng được Uông Hòe lên. Uông Trường Xích đưa mắt nhìn hai người, phát hiện cả hai có gì đó không bình thường, đặc biệt là Uông Hòe, hình như ông đang cố ý tránh né ánh mắt của cậu. Uông Trường Xích nói:
- Có phải bố mẹ đi ăn xin không?
-
Uông Hòe lắc đầu. Lưu Song Cúc nói:
- Bố mẹ chỉ đi lòng vòng chơi ở công viên.
-
- Nếu hai người đi ăn xin thì không xứng đáng làm ông bà nội của Đại Chí.
-
- Không đi ăn xin là không đi, anh suy già đoán non làm gì? – Đây là lời Tiểu Văn.
-
Tiểu Văn chen ngang vào cuộc đối thoại khiến Uông Trường Xích càng sinh nghi.
- Nếu không đi ăn xin thì bố mẹ có dám cho con kiểm tra túi mình không?
-
Uông Hòe đưa hai tay lên cao, nói:
- Muốn lục soát thì cứ lại đây mà lục soát.
-
Uông Trường Xích bước đến, ngồi xuống và lộn từng chiếc túi của Uông Hòe ra, nhưng ngoài nửa chiếc bánh bao đã cứng khô ra thì không có bất kỳ thứ gì cả. Uông Trường Xích đưa mắt nhìn Lưu Song Cúc.
- Có lẽ nào mày đang nghi ngờ mẹ? – Lưu Song Cúc chột dạ.
-
Uông Trường Xích không nói, đứng lên lục lọi túi áo của Lưu Song Cúc, ngoài một xấp giấy ra thì cũng không còn gì. Tiểu Văn nói:
- Lúc này thì anh đã tin chưa?
-
- Mọi người hãy cố gắng làm gương cho Đại Chí, đừng có ngày nào cũng nghĩ đến những việc làm mất mặt người khác.
-
Tiểu Văn nghe thấy câu này thì biết ngay là Uông Trường Xích đang nhắc khéo mình, nhưng cô vẫn nghĩ, chuyện gì có thể khiến người ta mất mặt nhất? Nói đi nói lại cũng chỉ là một tiếng: Nghèo!
Nửa đém, lúc Uông Trường Xích đã ngủ say, Lưu Song Cúc vỗ nhẹ vào người Tiểu Văn, mẹ chồng nàng dâu nhẹ nhàng bò dậy, lần dò ra ngoài cửa sổ, lợi dụng ánh sáng ngoài đường hắt vào đếm tiền. Một đồng, hai đồng, ba đồng... tất cả là hai mươi hai đồng bảy hào năm xu. Tiểu Văn thì thào:
- Khi Trường Xích lục tìm, mẹ giấu tiền ở đâu?
-
- Dưới đế giày.
-
- Thiếu chút nữa thì anh ấy đã biết tất cả...
-
Hai người cười khe khẽ vì măn mắn vượt qua được tai nạn. Có điều, Uông Hòe lại cảm thấy chẳng có gì đáng cười cả ông đưa mắt nhìn trần nhà, trong lòng chất chứa bao mâu thuẫn và có lẽ, mâu thuẫn trong lòng ông lúc này cũng chẳng kém cạnh gì so với Uông Trường Xích.
43 Tiểu Văn lại đến chỗ Trương Huệ làm thuê, mỗi ngày ăn tối xong thì rời khỏi nhà, đi mãi đến ha ba giờ sáng mới trở về. Trước khi rời khỏi nhà, Tiểu Văn trang điểm thật kỹ, trở về lại tẩy trang. Trang điểm rất lâu nhưng tẩy trang thì rất nhanh, chỉ khoảng năm bảy phút là xong. Nhưng trong khoảng thời gian ngắn ngủi ấy, cả nhà dường như ngừng thở để dõi theo nhất cử nhất động của Tiểu Văn, cô cũng hạn chế những tiếng động phát ra đến mức tối thiểu, không dám nói năng, không dám thở mạnh, đi lại nhẹ nhàng trog phòng như một con mèo, mở cửa đóng cửa cũng cố gắng thật khẽ, trong lòng ước ao mình có thể biến thành một con kiến để chiu qua khe cửa lọt vào trong nhà.
Có lần, Uông Hòe không nhịn được bèn lên tiếng chất vấn:
- Tiểu Văn làm công việc xoa bóp cho người ta, việc quái gì phải trang điểm, phải bôi son thoa phấn?
-
- Tại sao không thể thoa son đánh phấn?
-
Uông Trường Xích hỏi vặn lại bố, còn Lưu Song Cúc thì nói với giọng, vẻ đầy hoài nghi:
- Nó đi xoa bóp cho người ta hay là đi đâu?
-
- Không đi xoa bóp thì đi đâu?
-
Uông Trường Xích lại hỏi vặn mẹ. Lưu Song Cúc nghĩ trong lòng là Uông Trường Xích sẽ nhân cơ hội này bày tỏ sự uất ức dồn nén trong lòng, nhưng không ngờ là Uông Trường Xích không trả lời mà còn hỏi ngược lại, thoáng lặng người, nói:
- Con không biết hay cố tình làm ra vẻ hồ đồ?
-
- Con hoàn toàn không biết.
-
Lưu Song Cúc quay đầu nhìn Uông Hòe. Ông ta hắng giọng nói:
- Nếu Tiểu Văn làm công việc xoa bóp cho người ta thì mỗi đêm trang điểm một lần là đủ rồi.
-
- Tại sao bố lại biết là Tiểu Văn mỗi đêm không chỉ trang điểm một lần?
-
- Mày không mở mắt ra mà nhìn à? Có khi nó rời khỏi nhà thì tô son môi màu đỏ, khi quay về thì là màu nâu sậm. Có khi rời khỏi nhà thì màu cánh sen, trở về lại là màu đỏ.
-
- Người ta còn phải nói năng, phải uống nước, phải ăn lót dạ đủ thứ, chả lẽ không được bôi lại chút son sao?
-
- Thế còn chuyện này thì con giải thích thế nào? – Lưu Song Cúc đưa cho Uông Trường Xích một chiếc bao cao su tránh thai. – Cái này mẹ lấy trong ví của nó đấy.
-
- Căn phòng bé tẹo này lại chứa năm người, Tiểu Văn không mang vật này theo bên người thì không lẽ bọn con phải mời bố mẹ tạm thời ra khỏi nhà để làm chuyện ấy hay sao?
-
Tay Uông Hòe đập nhẹ lên đùi như muốn nói thêm gì đó, nhưng không hiểu sao lại lặng im. Lưu Song Cúc nói:
- Thì ra là nó mang theo cho con à. Thế thì mẹ đã nghĩ oan cho nó.
-
- Đương nhiên là mẹ đã nghĩ oan cho cô ấy rồi. Tiểu Văn lấy con khi gia đình mình gặp lúc khó khăn nhất, chưa hề hưởng được một ngày hạnh phúc trọn vẹn, chỉ phải sống trong những ngày vừa khổ vừa mệt, có dễ dàng không? Những người con gái khác thì có bàn trang điểm riêng, còn Tiểu Văn thì sao nào? Mỗi lần muốn trang điểm phải lén lút chạy vào nhà vệ sinh. Để không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của chúng ta, khi trở về cô ấy cũng chẳng dám bật đèn, sờ soạng trong đêm tối để rửa mặt, tắm thì sợ tiếng nước nên chỉ dám mở một nửa vòi nước để chảy rì rì đủ để thấm phía dưới thân. Tiểu Văn hoàn toàn có thể dựa vào lý do phải chăm sóc Đại Chí để khỏi phải đi làm thuê, nhưng cô ấy không làm thế, nửa đêm canh ba vẫn còn phỉa xia bóp chân cho người khác. Cô ấy xoa bóp chân cho bao nhiêu người nhưng liệu đã có ai xoa bóp chân cho cô ấy không? Dựa vào cái gì mà cô ấy lại tự làm khổ mình đến như vậy? Không phải vì cái gia đình này sao? Cái gia đình này có quan hệ như thế nào đối với cô ấy? Nếu mà Tiểu Văn không đẻ ra Đại Chíc thì chúng ta không hề có quan hệ gì với cô ấy, đúng không? Đôi khi con cũng tự hỏi và không thể giải đáp được cho câu hỏi là, tại sao Tiểu Văn lại không từ bỏ gia đình này? Tại sao cô ấy lại khong bỏ đi theo những kẻ lắm tiền?
-
Một đếm khuya, cửa phòng đột nhiên bị ai đó đập rất mạnh, tát cả những người trong phòng đều tỉnh giấc. Uông Trường Xích bật đèn, mở cửa, nhận ra người đập cửa là lão Từ, sống dưới lầu, chuyên buôn bán đồ tạp hóa và kinh doanh điện thoại. Lão Từ nói:
- Vợ cậu hình như có chuyện gì đó, nếu không thì không gọi điện thoại vào lúc này.
-
Uông Trường Xích vội vàng mặc quần áo chạy theo lão Từ, chộp vội ống nghe thì nghe thấy ngay tiếng khóc của Tiểu Văn. Tiểu Văn nói cô ấy đã bị bắt, lúc này đang đứng tại phòng lễ tân, ngay dưới chân của khu mát xa chân, Uông Trường Xích phải cầm ngay năm nghìn đồng đến để chuộc người về. Tiền cô ấy gói trong một chiếc áo nhét trong rương. Uông Trường Xích như bị điểm phải hiểm huyệt, đứng chết lặng như trời trồng, cho dù Tiểu Văn đã cúp máy nhưng cậu vẫn giữ nguyên tư thế nghe điện thoại rất lâu, chỉ có chiếc áo khoác hờ trên người là động đậy một lát rồi rơi xuống đất. Lão Từ nhặt chiếc áo lên, hỏi tại sao cậu lại chết đứng như thế, lúc ấy Uông Trường Xích mới cầm lấy áo và đi thẳng lên lầu.
Uông Trường Xích mở rương và tìm thấy chiếc áo ấy, phát hiện trong đó chỉ có hai nghìn tám trăm đồng, bèn hỏi Uông Hòe có tiền hay không? Uông Hòe nói:
- Nếu là để cứu mạng thì trong túi bố còn một ít, nhưng nếu không phải để cứu mạng thì một xu mày cũng không thể lấy được của bố.
-
Uông Trường Xích nín lặng, đếm đi đếm lại xấp tiền trong tay, làm như đếm càng nhiều thì tiền từ một tờ sẽ hóa thành hai tờ vậy. Uông Hòe hỏi:
- Cuối cùng thì đã xảy ra chuyện gì? Tại sao phải cần nhiều tiên đến như vậy?
-
Uông Trường Xích không nói gì, vẫn cắm cúi đếm tiền để khỏi phải bộc lộ chân tướng của sự việc. Uông Hòe lại nói:
- Có phải là bị đội chống tệ nạn xã hội bắt khi đang trần truồng phải không?
-
Những ngón tay đang đếm tiền của Uông Trường Xích đột nhiên run bắn lên, mấy tờ giấy bạc rơi xuống nền nhà, Uông Hòe nói:
- Chuyện này có thể thương lượng giá cả, mày đừng đem theo nhiều tiền đến như vậy.
-
- Làm sao bố biết là có thể thương lượng?
-
- Trương Ngũ đã từng bị bắt một lần ở huyện, người ta đòi phạt hắn năm nghìn. Hắn lôi hết tất cả các túi lòi ra ngoài, nói chỉ có một nghìn vừa bán con trâu. Chỉ có năm phút mà tôi đưa cho các ông một nghìn đồng, thế chưa đủ sao? Đội chống tệ nạn xã hội không đồng ý, đòi hắn tạm giam. Hắn vừa khóc vừa lu loa lên rằng, hứn trên còn có mẹ già, dưới còn con dại, mẹ lại mù lòa, con thì tàn tật, vợ lại mắc bệnh ung thư... nói chung là hắn lôi cả tổ tiên tam đại nhà hắn nói xấu một hồi. Nhân viên của đội hỏi, gia đình ông thê thảm như vậy sao lại còn đi tìm gái điếm? Hắn nói, vợ hắn bị ung thư tử cung, không làm chuyện ấy đến mấy năm rồi nên muốn tìm lại hồi ức ngày xưa thôi, các người đều còn trẻ nên không biết, người ta càng già càng muốn nhớ lại những gì đã trải qua trong thời thanh niên. Nhân viên đội phòng chống tệ nạn xã hội cảm động, không lấy con trâu của hắn ta nữa, tha bổng. Người chẳng thiếu tiền, gia cảnh cũng chẳng thê thảm thư Trương Ngũ mà có thể khơi gợi được sự đồng tình thương xót của người khác, có lẽ nào gia đình chúng ta, vừa thê thảm vừa nghèo đói đến tột cùng thế này lại không nhận được sự thông cảm và đồng tình sao? Hay là con đưa bố đi theo để cho bọn họ trông thấy đôi chân của bố, bố lại còn có thể khóc giúp con mấy tiếng, bố không tin là bọn họ không giảm giá cho con...
-
Uông Trường Xích chỉ chửi đổng một câu:
- Thật là mất mặt!
-
Uông Hòe không biết Uông Trường Xích đang chửi ai, chửi ông hay là chửi Tiểu Văn? Chửi xong, cậu cầm hai nghìn tám trăm đồng rời khỏi nhà.
Khi Uông Trường Xích đến bên ngoài phòng lễ tân của khách san, cậu đã thoáng thấy mấy cô gái và mấy gã đàn ông đàn ngồi thành một hàng và đang bị mấy nhân viên của Đội phòng chống tội phạm giám sát. Đàn ông chỉ mặc một chiếc quần lót, đàn bà thì quần áo xộc xệch, tất cả đều đưa mắt nhìn về phía cửa, giống như những đứa trẻ mẫu giáo ngồi chờ bố mẹ đón về. Uông Trường Xích bước qua khỏi cánh cửa và đưa tay lên, Tiểu Văn trông thấy, nói:
- Người nhà của tôi đến rồi.
-
Một nhân viên đội phòng chống tệ nạn gọi to:
- Gọi anh ta đến đây.
-
Tiểu Văn hướng về phía cửa vẫy ta, Uông Trường Xích đứng yên, chỉ đưa tay lên vẫy lại, Tiểu Văn nói:
- Anh Hai à, người nhà của tôi rất khó xử, anh cho tôi đi ra để lấy tiền nhé.
-
Gã nhân viên lại đưa tay vẫy như muốn yêu cầu Uông Trường Xích phải vào gặp anh ta. Uông Trường Xích không thể không bước vào, mỗi bước đi của cậu chẳng khác nào chân trần đi trên thảm đinh, trong lòng mong sao điện bị cúp ngay từ lúc này.
- Anh có quan hệ gì với Hạ Tiểu Văn?
-
- Chồng!
-
- Tên gì?
-
- Uông Trường Xích!
-
- Căn cứ vào Điều 30 của “Điều lệ xử phạt trong quản lý trật tự trị an" thì A là phạt tiền, B là tạm giam, cuối cùng thì chọn A hay B?
-
- Ông đang hỏi tôi sao? Uông Trường Xích hỏi.
-
- Hỏi vợ anh. – Gã chỉ Tiểu Văn – Có phải là anh cho phép cô ấy đi làm việc này không?
-
- Ông có cho phép vợ ông làm việc này không?
-
- Vợ tôi mà làm việc này thì ngay lập tức tôi sẽ nã vào đầu cô ấy một viên đạn!
-
Uông Trường Xích đột nhiên cảm thấy sợ hãi, như thể cậu sắp sửa nhận viên đạn của gã vào đầu. Tiểu Văn không ngừng nháy mắt, lắc đầu như muốn ám hiệu gì đó, có điều Uông Trường Xích không hiểu ý tứ của vợ, cũng không muốn nói gì với Tiểu Văn, lôi xấp tiền ra đặt vào tay của gã nhân viên đội phòng chống tệ nạn xã hội. Gã đếm đi đếm lại mấy lần, nói:
- Chỉ có hai nghìn tám, thiếu hai nghìn hai!
-
Uông Trường Xích lộn trái túi quần túi áo ra trước mặt gã. Bốn chiếc túi chẳng khác nào bốn bầu vú bèo nhèo của những bà già thòng xuống đất, trống trơn, nói:
- Có đào nền nhà tôi sâu ba thước đất cũng chỉ có ngần ấy tiền thôi. Hay là ông giam cô ấy lại vậy, giam cô ấy mười lăm ngày, tôi có thể tiết kiệm được hai nghìn tám, bình quân mỗi ngày một trăm tám mươi đồng. Tôi làm thợ xaay mỗi ngày không thể kiếm được số tiền ấy.
-
Gã nhân viên nhìn Uông Trường Xích một lượt từ đầu đến chân, nhận ra quần áo, giày của cậu lem lấm những hồ vữa xi măng, biết là không thể ép thêm được nữa, bèn nói:
- Hai người về đi, nhớ là không được làm công việc này nữa, có nghèo cũng nghèo cho sạch, rách cũng rách cho thơm!
-
Uông Trường Xích quay người đi ra, mấy bước là đã ra đến cửa lớn. Tiểu Văn đứng dậy, nắn nắn đôi chân đã tê dại, khập khiễng chạy theo.
Họ lặng lẽ đi trên đường phố về khuya, một trước một sau, khoảng cách lúc nào cũng là năm mét. Tiểu Văn đi nhanh thì Uông Trường Xích cũng đi nhanh, Tiểu Văn đi chậm thì Uông Trường Xích cũng đi chậm, đảm bảo khỏng cách năm mét không tăng không giảm. Tiểu Văn nói:
- Tôi có điều muốn nói, anh có thể đi chậm lại không?
-
Tốc độ đi của Uông Trường Xích vẫn không chậm lại chút nào. Tiểu Văn gào lên giữa đường phố:
- Anh đúng là đồ ngu! Tại sao anh lại nộp tiền nhiều đến như vậy?
-
Tuy người đi lại trên phố thưa thớt, nhưng tiếng gào của Tiểu Văn v
- Anh đi mượn tiền, có thể sẽ về muộn, đến lúc ăn trưa, hộ lý sẽ đem cháo đến cho em, anh đã nhờ rồi.
-
Tiểu Văn gật đầu. Uông Trường Xích rời khỏi bệnh viện nhưng không biết nên đi về hướng nào vì cậu không biết là ai có thể cho mượn tiền. Đi loanh quanh một lát, Uông Trường Xích quyết định đến chỗ Lưu Kiến Bình.
Vừa gặp mặt Uông Trường Xích, Lưu Kiến Bình đã đề cập ngay đến vụ kiện tụng, nói:
- Nếu chúng ta làm đơn tố cáo An Á Bình ở trung tâm giám định thì cậu đoán thử xem, lão ta sẽ biện hộ như thế nào?
-
Không đợi Uông Trường Xích trả lời, Lưu Kiến Bình đã nói tiếp:
- Nhất định lão ta sẽ nói trung tâm đưa nhầm mẫu giám định, thậm chí là có thể đùn đẩy trách nhiệm cho các trợ lý của lão. Nếu lão làm như thế thật thì cậu chẳng nhận được gì hết, ngay cả một lời xin lỗi của lão, cậu cũng chẳng nhận được đâu. Cho nên, kiện An Á Bình chẳng được tích sự gì cả. Mục tiêu của cậu là được nhận bồi thường cho nên trọng tâm chú ý vẫn là Lâm Gia Bách. Kẻ có tiền mà đi kiện ai đó thì quan tòa dễ dàng đứng về phía họ, kẻ không có tiền thì khó lòng đòi cho được sự công bằng…
-
Lưu Kiến Bình nói thao thao bất tuyệt, nói đến độ mặt mày co giật, nước bọt văng tung tóe vẩy cả lên mặt Uông Trường Xích. Cậu cứ nghe và có cảm giác rằng, đó là câu chuyện của quá khứ rất xa vời, hình như không còn liên quan gì đến cậu, hình như ai bàn luận về nó thì người ấy chính là nhân vật ở trong đó. Nghe thêm một lát nữa, tiếng nói của Lưu Kiến Bình hình như chỉ còn văng vẳng bên tai, rất nhỏ, rất xa, rất mơ hồ, dường như đến tai Uông Trường Xích nó phải xuyên qua năm lần bảy lượt những lớp kính dày, nhỏ dần đến độ không còn nghe thấy gì nữa. Hình như Uông Trường Xích đã nhập vào cõi mộng. Lưu Kiến Bình thấy Uông Trường Xích nhắm mắt thì cứ nghĩ là cậu đang chăm chú nghe nên giọng đột nhiên hùng hồn trở lại, tiếp tục thao thao bất tuyệt. Đến khi một câu hỏi bật ra khỏi miệng thì Lưu Kiến Bình mới cảm thấy nghi ngờ. Anh ta hỏi đi hỏi lại hai ba lần mà Uông Trường Xích không hề có phản ứng gì, lúc ấy anh ta mới lay lay đôi vai của Uông Trường Xích và hồn phách của cậu mới quay trở lại. mở to đôi mắt, nói:
- Vừa rồi cậu nói trọng tâm là Lâm Gia Bách…
-
- Tôi đã vượt qua năm ngọn đồi rồi mà cậu vẫn còn đứng nguyên chỗ cũ. – Giọng Lưu Kiến Bình đượm vẻ thất vọng. Uông Trường Xích ngáp một cú rõ dài, nói:
-
- Muốn đánh Lâm Gia Bách thì trước tiên phải phủ nhận cái kết quả giám định quái quỷ kia. Muốn phủ nhận kết quả ấy, nhất thiết phải giám định lại. Muốn giám định lại tất nhiên là phải có tiền. Có phải là anh đang nói về vấn đề đó không?
-
Lưu Kiến Bình đưa cho Uông Trường Xích một chai dầu gió Thanh Lương, cậu ta cầm lấy, mở nắp, xoa dầu lên huyệt Thái dương và lỗ mũi. Dầu Thanh Lương vừa cay vừa nồng khiến nước mắt Uông Trường Xích chảy ra dâm dấp khóe mắt, hắt xì mấy cái liền và đầu óc cảm thấy nhẹ nhõm hơn. Lưu Kiến Bình thương vì Uông Trường Xích bất hạnh nhưng lại giận vì cậu không có ý chí đấu tranh, nói:
- Chuyện quan trọng như vậy mà cậu lại không chịu suy nghĩ sao?
-
- Xin lỗi anh nói lại đi.
-
Lưu Kiến Bình đưa mắt nhìn trần nhà, định nói lại những điều trước đấy nhưng nghĩ sao lại thôi, khoảng một vài phút sau mới lên tiếng:
- Vấn đề là ở chỗ, nếu hai người tự đi giám định thì e rằng tòa án lại không tin vào kết quả do hai người cung cấp.
-
- Thế thì đành phải yêu cầu họ giám định lại thôi.
-
- Cậu nghĩ là chúng ta có thể giám định AND hai lần ở một địa điểm sao? Cho dù là giám định đến trăm lần thì kết quả cũng không thể thay đổi đâu.
-
- Có lẽ nào đó lại là một cái vòng mà chúng ta không thể phá được?
-
- Tôi không biết phải là cái vòng không nhưng tuyệt đối nó không thể là một cây gậy thẳng băng. – Lưu Kiến Bình gõ ngón tay lên bàn. – Cậu bị thương ngay trên công trường của Lâm Gia Bách, đã có chứng nhận nằm viện, chứng nhận thương tật. Với ba sự chứng nhận này đã đủ để buộc Lâm Gia Bách phải bồi thường. Cho nên, kết luận là cậu đã mất khả năng sinh dục từ trước rõ ràng là do Lâm Gia Bách ngụy tạo trên cơ sở có sự giúp đỡ của Trương Xuân Yến.
-
- …Thì ra bọn chúng là cùng một giuộc với nhau.
-
- Trước khi tuyên bố giải tán phiên tòa, cậu không thấy Trương Xuân Yến đứng lặng rất lâu sao? Bà ta đang do dự, cũng có thể là đang dò xét phản ứng của những người có mặt trong phiên tòa. Kết quả thế nào thì cậu biết rồi đó, cả hội trường lặng phắc!
-
- Lá gan của bà ta cũng to đấy nhỉ?
-
- Lúc ấy tôi cũng chẳng phản ứng kịp, nếu không tôi đã nhảy lên mà phản đối bà ta rồi.
-
- Kiến Bình, anh nói thật đi, liệu chúng ta có thắng được vụ này không?
-
- Xét về lý luận thì chúng ta có thể thắng, nhưng thực tế thì chưa hẳn là như vậy. Cậu cứ nghĩ mà xem, ngay quả kết quả giám định mà chúng cũng có thể đổi trắng thay đen thì còn chuyện gì mà chúng không giám làm nào?
-
Uông Trường Xích im lặng. Căn phòng yên ắng như trên thảo nguyên mênh mông, chỉ có tiếng vòi nước trong phòng vệ sinh thỉnh thoảng lại kêu xè xè như thể có người thứ ba đang có mặt trong phòng. Lưu Kiến Bình lên tiếng phá tan sự im lặng:
- Ngay từ khi bắt đầu tôi đã phản đối cậu về vụ kiện tụng này.
-
- Tôi nghĩ rằng mình sẽ không hề giống bố, không ngờ lại thế này…
-
Uông Trường Xích thở dài, ngửa cổ uống cạn chén trà, đứng dậy ra về. Lưu Kiến Bình đi theo. Hai người đi song song trên vỉa hè, không ai lên tiếng vì sợ tiếng nói sẽ phá vỡ không khí chung quanh, vả lại cũng không ai biết là sẽ bắt đầu như thế nào. Đi một lát, có lúc Uông Trường Xích vượt lên trước một vài bước chân, có lúc thì Lưu Kiến Bình lại vượt lên trước, không ai nói là cả hai sẽ phải đi về đâu, đi về hướng nào nhưng trong thâm tâm, cả hai đều biết là mình sẽ đi đâu. Trong suốt thời gian ấy, Uông Trường Xích từng có ý định rẽ ngang, thậm chí là quay lại, nhưng ý nghĩ ấy vừa lóe lên trong đầu cậu lại xuất hiện hình dáng đáng yêu của khối thịt non tơ vừa mới ra đời và gương mặt đầy nước mắt của Tiểu Văn. Do vậy, cậu không thể dừng lại, không thể quay ngược, cho dù chân cậu đã mềm nhũn cũng phải ráng làm ra vẻ cứng cáp.
Hai người đến công trường. Lưu Kiến Bình nói:
- Tôi đưa cậu lên trên ấy.
-
- Anh nhất định phải ở lại, chẳng may tôi không cẩn thận mà ngã xuống chết, con tôi, Tiểu Văn và bố mẹ tôi, tôi ủy thác nhờ anh chăm sóc.
-
Lưu Kiến Bình cảm thấy có một điềm không may nào đó ẩn chứa trong lời nói của Uông Trường Xích, nhưng chỉ biết ậm ừ cho qua chuyện. Trong tiếng thở phì phò, Uông Trường Xích leo lên giàn giáo, Lưu Kiến Bình đứng bên dưới ngước mắt nhìn theo như tống tiễn. Mỗi lần Uông Trường Xích giơ tay lên để nắm lấy những thanh sắt của giàn giáo thì để lộ một dây thừng buộc quanh bụng cậu ấy. Đó là sợi dây thừng mà Tiểu Văn đã chuẩn bị từ trước cho Uông Trường Xích, hai đầu đều nối với hai chiếc móc sắt. Điều đó có nghĩa là, trước khi đến gặp Lưu Kiến Bình, Uông Trường Xích đã có ý định nhảy lầu, nếu không thì tại sao lại chuẩn bị sợi dây thừng ấy? Lưu Kiến Bình còn phát hiện rằng, lúc rời khỏi phòng anh ta, Uông Trường Xích còn lén lấy chai dầu Thanh Lương nhét vào túi quần. Nếu nói về sự khác biệt thì có lẽ đây là khác biệt duy nhất của Uông Trường Xích so với bố cậu ấy. Uông Hòe không hề chuẩn bị gì trước khi nhảy lầu, còn Uông Trường Xích đã chuẩn bị sẵn về mặt tinh thần. Xét về chiều cao, Uông Trường Xích cao hơn Lưu Kiến Bình nửa cái đầu, cho nên từ trước đến nay Lưu Kiến Bình luôn có cảm giác Uông Trường Xích to lớn, khỏe mạnh hơn mình, lúc này nhìn cậu đang ở trên cao, anh ta đột nhiên có cảm giác Uông Trường Xích sao mà nhỏ bé, sao mà đáng thương, chẳng khác nào một con nhện mang trên lưng một cục sắt đang leo lên cao nghịch hướng với sức hút của quả đất. Độ cao và trọng lực đã làm cho chân và tay của Uông Trường Xích nhỏ như một ống nhựa, có thể đứt bất cứ lúc nào. Không phải cậu ấy trèo một mình mà là đang vác thêm trên vai một gia đình bốn nhân khẩu nữa! Lưu Kiến Bình chắp hai tay trước ngực, miệng lầm rầm khấn vái Quan Âm Bồ tát phù hộ đừng để cho Uông Trường Xích phải buông tay.
Uông Trường Xích đã nhìn thấy tòa nhà Thái An cao ngất ngưởng, thấy được những vòm cây ở công viên Nhân Dân, thấy được sông Tây Giang và cầu Tây Giang. Đây là lần đầu tiên Uông Trường Xích được nhìn thành phố từ trên cao, sao mà giống với mạng điện radio, ngang dọc giao thoa với nhau, có thấp có cao, có to có nhỏ. Một bộ phận nhỏ những nóc nhà là màu đỏ, còn lại toàn là màu xám, có nhiều căn nhà trồng rất nhiều cỏ và cây trên sân thượng, có nhiều nhà lắp bình nước nóng hấp thu năng lượng mặt trời…Tầm nhìn của Uông Trường Xích vươn ra xa hơn, nhìn xuyên suốt quanh núi non trùng điệp, sông ngòi ngoằn ngoèo và hình như cậu đã nhìn thấy quê hương mình, thấy bố mẹ mình đang cặm cụi trong ruộng mùa thu hoạch, nhìn thấy ngôi nhà mới xây trên nền đất cũ của mình. Cây phong ở đầu thôn như hiện ra rõ ràng trước mắt, những mái đầu đen có trắn có của chú Hai, Trương Ngũ, Vương Đông, Lưu Bách Điều, Uông Đông…lần lượt lướt qua mắt cậu ấy. Trưởng phòng Giáo dục huyện bị thiêu sống, Lâm Gia Bách bị ăn đạn, Mạnh Tuần biến thành Thất Tiên nữ, gián điệp Trương Xuân Yến bị bắt…Cả thành phố thoắt biến từ màu trắng sang màu lục, từ màu lục sang màu đỏ, từ màu đỏ sang màu đen. Những gì Uông Trường Xích trông thấy lúc này cũng giống như những gì cậu chứng kiến lúc ôn thi quá căng thẳng và đói, do vậy đã lôi sợi dây thừng quấn quanh bụng ra móc hai đầu vào thanh ngang giàn giáo, đưa tay rờ rẫm túi quần tìm chai dầu gió Thanh Lương. Giàn giáo bằng sắt rất lạnh, gió cũng rất lạnh, chỉ có cơ thể của Đại Chí nằm trong lồng kính là ấm. Hình như mùi thơm da thịt Đại Chí đang sát bên mũi Uông Trường Xích, đôi mắt chỉ lớn hơn hạt đậu đang nhắm trong giấc ngủ say sưa, trong giấc ngủ vẫn có một net cười trên đôi môi nhỏ xíu. Uông Trường Xích đột nhiên nhớ lại rằng, vẫn còn có một chuyện chưa kịp nói với Lưu Kiến Bình là, Tiểu Văn đã sinh con, cậu đã làm bố và suốt đêm qua, cậu không hề chợp mắt được tí nào.
Bên dưới, người càng lúc càng đông và bận rộn. Có người lăng xăng trải đệm, có người ngước cổ nhìn lên. Người đông nên xe cộ không thể lưu thông trên đường, tiếng còi xe inh ỏi chen lấn nhau vang lên. Uông Trường Xích cảm thấy mình có lỗi với tất cả những người đang bận rộn ở bên dưới, có lỗi đối với những người đang bị kẹt xe giữa lòng đường. Tôi không chỉ làm ảnh hưởng đến công việc của các người mà còn là cho các người phải hoảng sợ, hiếu kỳ, bực bội và trong đó không ít người sẽ tăng huyết áp. Nhưng…nếu không phải vì con trai tôi đang nằm trong lồng kính chờ sự cứu giúp, không phải ví sức khỏe của vợ tôi cần phải được hồi phục, không phải vì Lâm Gia Bách không bồi thường thì có gan bằng trời tôi cũng chẳng dám làm thế này. Có khi mọi việc đều do tôi chọn lựa nhưng cũng có khi mọi việc diễn ra là do người khác bức bách, xin các người hãy tha thứ cho tôi…
Một viên cảnh sát đưa chiếc loa cầm tay lên và bắt đầu nói, đại khái là cần phải tiếc sinh mạng bởi vì mỗi người chỉ được sinh ra một lần, rằng hãy nghĩ đến người thân, rằng có gì khó khăn cảnh sát sẽ sẵn sàng đứng ra dàn xếp giải quyết, rằng đã không sợ chết thì việc gì phải sợ sống, rằng chết là quy luật đối với sinh mạng con người, chỉ có điều đến sớm hay đến muộn mà thôi, không việc gì mà phải gấp gáp đến như vậy…Những lý lẽ vô cùng thâm thúy ấy được chiếc loa phóng đại lên giống như một đàn chim sẻ phóng vọt lên không trung, có con bay vào tai Uông Trường Xích, có con bay thẳng lên lưng chừng trời rồi đuối sức đâm đầu xuống, có con chưa kịp bay lên đến tai Uông Trường Xích đã rơi bịch xuống đất. Mặc kệ những lời kêu gọi chí tình chí nghĩa ấy, Uông Trường Xích hầu như không có phản ứng gì. Mấy tay phóng viên chen lên trước đám đông, ống kính dạo khắp một lượt đám đông lố nhố dưới mặt đất rồi hướng lên cao chụp toàn cảnh, viễn cảnh rồi cận cảnh, đặc tả. Trong ống kính hiện rõ hình dáng Uông Trường Xích đang run rẩy, co quắp và một chiếc giày đã rơi đâu mất. Lúc này trông Uông Trường Xích chẳng khác nào một con gà đang dưới móng vuốt của diều hâu, gương mặt lo lắng, hốt hoảng. Lưu Kiến Bình rất muốn nói với những viên cảnh sát rằng, anh cần phải gọi tên cậu ta, phải gào to nỗi oan uổng của cậu ta, có lẽ như thế cậu ta mới không nhảy xuống. Nhưng Lưu Kiến Bình không dám nói bởi anh ta biết rằng một khi đã nói ra những điều ấy, cảnh sát dễ dàng nhận ra anh ta và Uông Trường Xích là đồng bọn thì kế hoạch đòi bồi thường của cậu ấy sẽ nhanh chóng phá sản mà thôi.
Cảnh sát đã lôi An Đô Lão từ phòng trực ban đến hiện trường, hỏi:
- Tại sao người này lại chọn công trường xây dựng của ông để lên kế hoạch tự sát? Có phải là các ông không trả lương cho người ta?
-
Ban đầu An Đô Lão gạt phăng những câu hỏi, nói rằng lão ta không biết người đang ở trên cao kia là ai, sau đó thì không thể nói quanh nói co trước những câu hỏi có tính nghiệp vụ cao của cảnh sát, đồng thời kèm với nỗi sợ hãi, cuối cùng lão ta cũng khai ra việc Uông Trường Xích khởi kiện đòi bồi thường, có điều lão ta vẫn gân cổ lên mà biện minh rằng, đó là kiện cáo khống, hoàn toàn không hợp lý. Cảnh sát nói:
- Ông nhất định phải tìm Lâm Gia Bách đến đây ngay, nếu không lỡ chẳng may có người chết ở đây thì chúng tôi sẽ quy tội cho ông đấy.
-
An Đô Lão gọi điện thoại khắp nơi nhưng không tìm thấy Lâm Gia Bách, lo sợ đến độ mồ hôi túa ra đầy người. Cảnh sát cũng cố gắng liên hệ với Lâm Gia Bách nhưng bất lực, đành phải phái người đến công ty tìm hắn ta. Văn phòng công ty đã nhận điện thoại của An Đô Lão từ trước nên tất cả phòng làm việc đều đóng cửa im ỉm. Cảnh sát bó tay, chỉ biết kêu gọi giải tán đám đông để điều hành xe cộ lưu thông.
Dòng xe bị tắc trên đường đã bắt đầu lưu thông trở lại, người hiếu kỳ cũng đã dần dần rời khỏi hiện trường. Mặt trời cũng đã thấp thoáng giữa các đám mây đang mỏng dần, cơ thể Uông Trường Xích cũng đã ấm dần lên. Không còn tiếng loa gọi vang lên từ phía bên dưới nữa. Uông Trường Xích nhận ra rằng sự tình đã nghiêng về hướng bất lợi cho mình và cậu đang suy nghĩ xem mình có thể trụ vững ở trên này bao lâu nữa? Tay đã tê, chân đã mỏi, bụng đã đói, những cơn choáng đầu hoa mắt ập đến càng lúc càng mạnh hơn…
41
- Trường Xích…
-
Trong mơ mơ hồ hồ, Uông Trường Xích nghe thấy những âm thanh thân thương ấm áp quen thuộc. Nhưng mí mắt của cậu như đang treo thêm hàng nghìn cân, không làm cách nào để có thể mở mắt ra được, hình như chúng đã bị ai đó dùng kim khâu lại mất rồi…
- Trường Xích…
-
Vẫn là những tiếng kêu quen thuộc ấy, nhưng tại sao mí mắt lại không mở ra được trong khi nước mắt lại có thể tuôn ra ngoài được nhỉ? Trời ơi! Hình như tôi đã ngủ say, nếu không buộc chặt thân thể vào giàn giáo thì e rằng tôi đã trở thành một đống thịt bầy nhầy nằm dưới đất rồi.
- Trường Xích…
-
Một tiếng gọi vang lên là Uông Trường Xích như tỉnh táo thêm một tí, thêm một tiếng nữa, cậu ấy tỉnh thêm tí nữa. Cái thân thể cứng đơ của cậu như băng tan, da thịt tê dại đã bắt đầu có cảm giác. Thật khó khăn, Uông Trường Xích thử lắc lắc đầu, một vầng ánh sáng lấp lóa như thể có Quan Âm Bồ Tát hoặc là một vầng mặt trời đang ở ngay trước mắt, khi cậu ấy gắng hết sức hé đôi mí mắt nặng trĩu, vầng ánh sáng ấy tóe lên không gian những đốm lửa sáng ngời. Dần dần, hào quang và lửa cũng tắt, Uông Trường Xích nhận ra Uông Hòe đang ngồi vắt vẻo trên đầu chiếc thang cao ngất ngưởng của một chiếc xe cứu hỏa. Uông Trường Xích nghĩ, Bồ Tát đã sai bố đến cứu mình, nếu không tỉnh lại kịp thời thì chắc chắn là cái chết sẽ đến thật sự. Và miệng cậu bật lên một tiếng gọi:
- Bố…
-
- Trường Xích, con đừng cử động…
-
- Bố…- Nước mắt Uông Trường Xích chảy tràn trên gối – Bố được làm ông nội rồi.
-
- Trai hay gái? – Uông Hòe dùng mu bàn tay quẹt ngang đuôi mắt đầy vết nhăn.
-
- Có con chim!
-
- Thế thì mẹ mày thắng rồi. Bà ấy nằm mơ thấy Tiểu Văn đẻ con, do vậy mà bố với mẹ mới lên thành phố sớm.
-
- Mẹ đâu?
-
- Đang trông coi hành lý ở dưới.
-
- Đại Chí rất giống mẹ, đặc biệt là khi cười.
-
- Nhà ở quê xây đã gần xong rồi, đang chờ con về ăn Tết.
-
- Tiểu Văn đẻ thuận lợi lắm.
-
- Nghe tin Tiểu Văn đã sinh con, toàn thôn đều đến chúc mừng. Túi của mẹ mày bữa nay nặng lắm.
-
- Bố, chúng con không thiếu tiền.
-
Hai người chỉ nói với nhau toàn chuyện vui, không đề cập đến chuyện buồn, người này muốn an ủi động viên người kia và nơm nớp lo sợ người kia sẽ buồn. Dần dần nước mắt của họ đã bị gió cuốn đi đâu mất, Uông Trường Xích nhận ra rằng Uông Hòe vừa mới cắt tóc, mặc một bộ quần áo mới, râu ria được cạo nhẵn thín. Uông Hòe nói:
- Trường Xích à, về thôi con…
-
- Bố yên tâm, con không nhảy thật đâu, con chỉ muốn dọa họ thôi.
-
- Ngoài việc nhận bất hạnh về mình, con không dọa được ai đâu. Bố là một cái gương mà con đã từng chứng kiến.
-
- Có lẽ nào mọi lý lẽ đều không đứng về phía chúng ta sao?
-
- Vất mẹ nó hết đi!
-
- Con không cam tâm.
-
- Cứ nghĩ đến Đại Chí là con sẽ cam tâm ngay, cũng giống như bố thường nghĩ về con, thế thôi. Chân bố co rút lại thành bộ dạng thế này, tại sao bố vẫn còn lưu luyến cuộc sống này, tất cả là vì con. Nếu không vì con, e là bố đã chết hàng trăm lần rồi.
-
- Bố…
-
- Con cần phải dạy dỗ Đại Chí, phải thấy nó lớn lên, phải cho nó đi học, nó phải ngẩng mặt lên với đời, phải cưới được một cô gái xinh đẹp, đẻ ra một đàn con thông minh hơn người. Nếu không, con không có tư cách nhảy từ trên này xuống.
-
- Có khó khăn đến mấy cũng không nên làm mất mặt con cái, không được để nó mang một gánh nặng suốt cả cuộc đời. Nếu sau này nó biết được rằng, ngụm sữa đầu tiên tuồn vào dạ dày nó là do bố nó nhảy lầu mà kiếm được thì lúc nào biết được chuyện đó cũng là lúc nó nôn ngụm sữa ấy ra ngoài.
-
- Con làm Đại Chí mất mặt rồi.
-
Thang cứu hỏa di động nhẹ nhàng đến trước mặt Uông Trường Xích, Uông Hòe nắm chặt lấy tay con. Hai bàn tay run rẩy bắt lấy nhau giữa không trung dao động, run rẩy mà chắc chắn, run rẩy mà ổn định, cuối cùng thì bất động. Uông Hòe nói:
- Trường Xích, bàn tay con đã ấm lên rồi, trước tiên là con co duỗi chân trái, sau đó là đến chân phải. Cứ thế, chân còn tê không? Nếu con tê thì tiếp tục duỗi nhé, giống như bố làm đây này…
-
Uông Hòe vừa nói vừa làm những động tác duỗi chân. Uông Trường Xích bắt chước làm theo, nói:
- Bố à, chân con không còn tê nữa, tay cũng không cóng nữa.
-
- Bây giờ thì con từ từ tháo dây thừng ra.
-
Uông Trường Xích tháo chiếc móc của dây thừng. Uông Hòe nói tiếp:
- Con nắm chắc cạnh ngang của thang, đúng rồi, cứ nắm chặt thế nhé.
-
- Có thể hơi dao động, nhưng bố đừng lo.
-
- Được rồi, trước tiên là con đặt chân phải lên nấc thang này, sau đó là rướn chân trái thật mạnh, đúng rồi! Một, hai, ba!
-
Cái thang dao động mạnh nhưng Uông Hòe đã kịp ôm cứng lấy Uông Trường Xích, nói:
- Con trai à, mày làm cho bố mày són phân ra quần rồi đây nè!
-
Uông Trường Xích ôm chặt lấy bố, ngửi thấy mùi phân thoang thoảng. Không cần phân định, Uông Trường Xích cũng biết đó là mùi vị đến từ quê nhà!
Chiếc thang từ từ hạ xuống, bầu trời chỉ còn lại vài tia nắng cuối cùng hắt lên giữa không trung.
Ba tiếng đồng hồ trước, Lưu Song Cúc đẩy chiếc xe lăn đưa Uông Hòe rời khỏi bến xe và đi thẳng về đây. Họ bị đám đông ở dưới đất làm cho tò mò. Thoạt đầu, họ không hề biết người đang vắt vẻo trên giàn giáo cao tít tắp kia lại là Uông Trường Xích, nhưng thoáng nghe những tiếng bàn tán của mọi người, lại nghe thấy tiếng kêu gọi của cảnh sát, những dự cảm chẳng lành vô tình được chứng thực. Uông Hòe ngước mặt lên cao gọi tên Uông Trường Xích mấy lần, Lưu Song Cúc cũng gào theo chồng. Có điều, Uông Trường Xích vừa mệt vừa choáng nên đã ôm chặt lấy thanh sắt giàn giáo mà ngủ thiếp đi. Lưu Song Cúc nóng lòng đến độ chỉ biết chạy loanh quanh, Uông Hòe thì chỉ biết ngồi nhìn chết lặng trên xe lăn. Cảnh sát hỏi người đang trên kia có quan hệ gì với ông, Uông Hòe nói nó là con trai tôi. Cảnh sát nói, làm sao ông lại đẻ được một đứa con không biết sợ chết vậy? Uông Hòe nói, chắc chắn là nó bị bức bách nên phải làm, nếu không thì nó không bao giờ dám làm như thế. Cảnh sát đưa chiếc loa cầm tay cho Uông Hòe, ông cầm lấy định hét vào trong đó nhưng không hiểu sao lại đặt xuống, nói:
- Tôi mà gọi tên nó thì e rằng nó sẽ rơi xuống thôi.
-
- Thế ông có cách gì không?
-
- Có thể đưa tôi lên đó không?
-
Viên cảnh sát nọ liền gọi điện cho đội cứu hỏa, yêu cầu cấp thiết phải điều động một chiếc xe cứu hỏa có thang thật cao đến ngay hiện trường. Trong lúc chờ đợi xe cứu hỏa đến, Uông Hòe lăn xe ra tiệm cắt mái tóc dài và bù xù của mình, cạo râu, thay một bộ quần áo mới. Thang cứu hỏa đã đến nhưng mọi người không biết làm thế nào để Uông Hòe có thể ngồi vững trên đó. Uông Hòe đề nghị buộc chắc chiếc xe lăn vào thang, sau đó buộc thật chắc ông ta vào xe. Khi mọi người đang loay hoay buộc thì Lưu Kiến Bình đã nhận ra Uông Hòe và Lưu Song Cúc, thì thầm bên tai Uông Hòe rằng, chỉ cần ông ta lên trên ấy thì mọi kế hoạch của Uông Trường Xích coi như đi tong. Uông Hòe nói, kế hoạch phải tùy cơ may mà thay đổi, năm ấy tôi cũng chỉ muốn dọa mọi người thôi, kết quả lại như thế này. Nếu tôi không lên ấy thì e rằng Uông Trường Xích cũng không thể cố gắng được bao lăm nữa đâu.
Uông Hòe đã được buộc chặt vào đầu thang. Lưu Song Cúc lấy ra một xấp tiền, nói:
- Ông cầm lấy xấp tiền này để nói với nó là ông chủ đã bồi thường cho nó.
-
- Không cần, nó làm điều này không phải vì tiền.
-
Viên cảnh sát chen vào:
- Cậu ta làm việc này rõ ràng chỉ với mục đích là đòi tiền bồi thường.
-
- Nếu vì tiền thì tôi có thể thuyết phục nó, tôi cần phải nói cho nó biết rằng trên đời này vẫn còn nhiều thứ quan trọng hơn tiền.
-
Một nhân viên cứu hỏa đề nghị được lên cùng với Uông Hòe nhưng ông không chịu, nói:
- Tôi biết tính khí con mình. Nó không chịu được nỗi nhục đâu.
-
Chiếc thang đưa Uông Hòe lên cao, đến sát bên Uông Trường Xích.
Khi chiếc thang hạ xuống đến mặt đất, viên cảnh sát đã từng gọi loa cầm tay được dịp giáo huấn Uông Trường Xích một hồi:
- Cậu có biết là lần này đã huy động biết bao nhiêu công sức và tiền của nhà nước hay không? Cậu làm cản trở giao thông, làm kinh động dân thành phố, làm lãng phí tiền thuế của dân, nếu không vì bố cậu quá đáng thương, tôi đã có thể truy tố cậu về tội làm rối loạn trật tự nơi công cộng.
-
Trước những lời giáo huấn ấy, mặt Uông Trường Xích đỏ tía lên, cúi gằm đầu không nói năng gì giống như một đứa bé hư bị người lớn quở trách vậy. Uông Hòe chỉ luôn mồm nói lời xin lỗi.
- Không phải là tôi không thông cảm. – Viên cảnh sát nói. – Có điều, người bị động chạm một tí là đòi nhảy lầu như cậu thì bây giờ quá nhiều, liệu cậu dọa được ai?
-
Uông Trường Xích nghĩ, nếu có một tia hy vọng dù là nhỏ nhoi nhất thì tôi đã không đến nỗi phải đến nước này không? Nhất định là không! Nhưng lúc này, trước mặt viên cảnh sát đã hết sức để cứu mạng mình, cậu không hề phản kháng, chỉ cúi gằm đầu mà nghe, chờ cho đến khi viên cảnh sát nói đã mệt, những gì cần nói cũng đã nói hết, cậu mới đẩy Uông Hòe ra khỏi công trường.
Trên đường đi Lưu Song Cúc không ngừng chì chiết:
- Mày đúng là đồ ngốc, sao lại ngốc giống hệt bố mày thế. Đúng là lợn nào sinh ra giống nấy, cha nào đẻ ra con nấy. Mày có đầy đủ lục phủ ngũ tạng, có chữ có nghĩa trong đầu mà mày không biết rằng tiền vẫn có thể kiếm được nhưng tính mạng thì chết là hết. Cho dù có làm ăn mày đi nữa thì cũng không nên đem tính mạng ra làm trò đùa. Mày có biết là khi mang mày trong bụng, mẹ đã khổ thế nào không? Ngay cả mật xanh mật vàng mẹ cũng đã nôn ra hết, suốt ngày suốt tháng lo lắng sợ hãi vì mày ra đời mà thiếu tay thiếu chân. Mày cho rằng tính mạng của mày chỉ là của mày riêng mày thôi sao? Đó cũng là tính mạng của mẹ, mày hiểu không? May mà mẹ có linh cảm, may mà mẹ đã có một giấc mơ, nếu không thì bữa nay mẹ với bố mày đã không còn cơ hội để trông thấy mày nữa. Cứ cho là mạng mày to đấy con ạ. Nếu bố mẹ không gặp mày, mày chịu đựng không được nữa mà buông tay thì bố mẹ không còn có con nữa, Đại Chí sẽ không còn có bố nữa. Mày phải cảm ơn trời phật vì chuyện này…
-
- Nếu mẹ và bố không gặp nhau, không có con còn hơn!
-
Uông Trường Xích làu bàu cắt ngang lời chì chiết của Lưu Song Cúc.
Tìm kiếm với từ khoá: Cần phụ TYPE sách xuất bản! Cần phụ TYPE sách xuất bản! 19.06.2017, 12:14 Oona Lớp phó học tập Ngày tham gia: 28.12.2014, 08:54
Bài viết: 619
Được thanks: 226 lần
Điểm: 8.97
Re: [Hiện đại] Mộng đổi đời - Đông Tây - Điểm: 10 Chương 5
Thay đổi
Type: nguyet hycass
42
Uông Đại Chí nằm trong lồng kính một tháng, ra khỏi lồng kính phải chữa chứng viêm phổi hai tháng nữa. Trong thời gian ấy, nó đã tiêu hết số tiền mà Uông Hòe mang đến. Số tiền ấy Uông Hòe lấy từ đâu ra? Hình như tất cả mọi người đều né tránh câu trả lời cho vấn đề này, hình như đó là một câu trả lời khá nhạy cảm, thậm chí là kỵ húy vì một khi nói ra thì nó sẽ xúc phạm đến lòng tự trọng của Uông Hòe và thậm chí là của tất cả mọi người. Có điều, Uông Trường Xích và Tiểu Văn đều biết rất rõ rằng nó được thu nhặt từ việc Uông Hòe đẩy xe lăn đi mấy mét trên đường phó lại phải cúi đầu cảm tạ trước tấm lòng hảo tâm của ai đó, nếu không tại sao lại có nhiều tiền lẻ và nhiều đồng xu đến vậy. Từ trước đến nay, Uông Trường Xích vẫn phản đối việc Uông Hòe làm hành khất nhưng trên thực tế vẫn phải dùng những đồng tiền lẻ của bố, tâm trạng vô cùng đau khổ, giống như sau khi bán thân thì cảm thấy tủi hổ, sau khi tham ô hoặc hú hóa thì cảm thấy sợ hãi, thậm chí là còn có cảm giác ăn trộm tiền của người khác mà bị phát hiện và bị lột trần truồng trói quặp tay sau lưng đưa đi diễu phố để thị chúng. Mỗi lần dùng một xu một hào, nỗi tủi hổ của Uông Trường Xích lại tăng thêm một phần, mỗi lần nhai một miếng cơm là mỗi lần Uông Trường Xích muốn nôn ra ngay lập tức. cậu thấy toàn thân mình, kể cả tâm linh dính đầy cứt chó, thối không thể nào ngửi được. Do vậy, mỗi lần định ôm Đại Chí vào lòng, Uông Trường Xích đều rửa tay thật sạch, ngay cả cáu ghét móng tay cũng được cậu lấy cho kỳ hết, râu ria cũng được cạo sạch sẽ và cuối cùng là dùng nước nóng súc miệng đến mấy lần.
Uông Trường Xích tìm được một chỗ làm mới trên công trường xây dựng ở đường Giải Phóng, vãn là công việc xây tường. Trong lúc xây tường, Uông Trường Xích cứ suy nghĩ viển vông và đôi lúc giật mình vì ngỡ đang giúp cho Lâm Gia Bách kiếm tiền và những hồi ức về thời gian làm việc trên công trường của Lâm Gia Bách lại choán lấy đầu óc cậu. Càng nhớ lại, Uông Trường Xích càng căm hận Lâm Gia Bách; càng căm hận Lâm Gia Bách, cậu càng cảm thấy mình trong sạch. Lòng thù hận đã phần nào làm vơi đi áp lực tâm lý, giảm nhẹ nỗi tủi nhục. Uông Trường Xích không cho Uông Hòe rời khỏi nhà vì sợ bố tiếp tục cái công việc đáng tủi hổ kia, cũng không cho Lưu Song Cúc đi nhặt rác để không gian phòng trọ không bị ô nhiễm. Tiểu Văn, Uông Hòe, Lưu Song Cúc ngoài việc thay phiên nhau chăm sóc Đại Chí chỉ còn một công việc duy nhất là nấu cơm. Bữa cơm đơn giản đến độ không thể đơn giản hơn được nữa, có lúc thì mỗi người một bát cơm với một món rau xào, có lúc thì một bát bột mì được khuấy đều nấu chín, có lúc thì một chiếc bánh bao không nhân, thi thoảng lắm mới có một đĩa rau xào chung với vài ba miếng thịt lợn đầy mỡ. Khi không có việc gì để làm nữa thì ba ánh mắt thay nhau nhìn vào nhau, căn phòng trở nên chật chội đến khó thở.
Không chịu được sự nhàn rỗi vô vị, nhân lúc Uông Trường Xích đi làm, Lưu Song Cúc lén lút rời khỏi nhà đi nhặt phế liệu, có điều những gì nhặt được trong ngày phải bán cho kỳ hết, nửa cân cũng không dám mang về nhà trọ. Người nhặt phế liệu trong thành phố quá nhiều nên thu nhập của Lưu Song Cúc may lắm cũng vài ba hào mỗi ngày. Mấy hào thì có đáng giá gì, bởi trước đó bà từng đi theo Uông Hòe xin ăn, kiếm được nhiều tiền hơn, môi ngày chí ít cũng được mấy chục đồng, do vậy những gì bà thu được trong ngày không phải là phế liệu, cũng không phải tiền, mà là sự cô đơn lặng lẽ. Những ngày đầu, Lưu Song Cúc đi nhặt phế liệu đến trưa rồi quay về nhà trọ, nhưng sau đó thì đi xa hơn nên quên phắt chuyện phải quay về, thậm chí có nhớ đi nữa cũng chẳng đủ sức để mà quay về. Không quay về, lại không muốn bỏ tiền ra ăn trưa nên Lưu Song Cúc bấm bụng nhịn đói. Chuyện Lưu Song Cúc nhịn bữa trưa cũng không đến nỗi thành vấn đề lớn, quan trọng là bữa trưa bà không về nên Uông Hòe không thể đi vệ sinh, đành phải nín, nín đến độ mặt mày tái nhợt. Tiểu Văn không đành lòng, nhiều lúc phải lên tiếng:
- Bố, để con bồng bố đi vệ sinh nhé.
-
Những lúc ấy, Uông Hòe luôn lắc đầu quầy quậy, cố gắng giữ chút tôn nghiêm còn lại cho chính mình cho cho con dâu. Uông Hòe nghĩ, cống hiến duy nhất mà ông dành cho gia đình là “nhịn". Để cái “nhịn" không hành hạ mình quá mức, Uông Hòe ăn ít, uống ít, nói ít. Cứ như thế, không chỉ Lưu Song Cúc tiết kiệm mỗi ngày được một bữa cơm mà ngay cả Uông Hòe cũng tiết kiệm được một phần ba chi phí hằng ngày. Việc tiết kiệm này cũng giống như người khơi nguồn mạch phải biết điều tiết dòng nước chảy sao cho phù hợp với mùa màng mà bất kỳ người có trách nhiệm trong gia đình nào cũng phải thực hiện. Nghĩ thông được điều này. Uông Hòe cảm thấy một khoái cảm bi tráng trong việc “nhịn" của mình.
Nhưng, cho dù Uông Hòe có nhịn đến mấy cũng không thể từ cái nhị đến mấy cũng không thể từ cái nhịn ấy mà sản sinh ra tổng thu nhập trong nhà. Một gia đình năm miệng ân chỉ dựa vào thu nhập còm cõi của Uông Trường Xích thì dù có nhịn đến nỗi toàn gân xanh cũng khó lòng tiếp tục sống, đừng nói là nâng cao cuộc sống. Do vậy, Uông Hòe bàn tính với Tiểu Văn:
- Con có thể giữ được bí mật không?
-
Tiểu Văn đột nhiên nhớ lại thời gian thời còn ở quê nhà. Trương Ngũ trước khi nói ra thu nhập của Trương Huệ cũng từng hỏi cô câu này. Lúc này, Tiểu Văn đang tin, đang mơ mộng lên thành phố, đầu óc chứa toàn những tưởng tượng hào nhoáng, huy hoàng, xán lạn về thành phố... Uông Hòe lên tiếng:
- Con đang nghe bố nói đấy chứ?
-
Lúc này hồn Tiểu Văn mới nhập xác về, gật đầu.
- Chỉ cần con mắt nhắm mắt mở là bố ngày nào cũng có thể đem tiền về cho con.
-
- Trường Xích sẽ mắng con.
-
- Con không nói, nó không biết.
-
Tiểu Văn gật đầu, xem như đồng ý, Từ đó, giữa Uông Hòe, Lưu Song Cúc và Tiểu Văn có thêm một bí mật mới. Chỉ cần Uông Trường Xích rời khỏi cửa là Tiểu Văn cùng với Lưu Song Cúc khiêng chiếc xe lăn của Uông Hòe xuống dưới lầu. Tiểu Văn ở nhà chăm sóc Đại Chí, Lưu Song Cúc đẩy xe Uông Hòe đi xin ăn. Họ đi đến quảng trường, ga tàu lửa, bến xe, cổng trường, rạp chiếu phim, cửa hàng bách hóa, nói chung là chỗ nào đông người là họ có mặt. Sắp hết giờ làm việc, Lưu Song Cúc đẩy nhanh xe lăn đưa Uông Hòe quay về. Trên đường về nhà, chiếc túi đeo trên lưng Lưu Song Cúc bay tung trong gió, chiếc mũ vải vốn dùng để nhận những đồng tiền lẻ của mọi người lúc này được đội trên đầu Uông Hòe bị gió hất tung lăn tròn xuống lòng đường. Ngày nào cũng thế, sau khi đi làm về, Uông Trường Xích đều thấy cả nhà bốn người đang đợi mình trong căn phòng chật chội, khi cậu ra khỏi nhà tư thế họ ra sao thì khi quay về, cậu vẫn thấy họ trong tư thế ấy. Họ giống như những chú chim non đang nằm trong tổ chờ chim mẹ quay về cho ăn, chỉ khác biệt một điểm duy nhất là họ không hề lên tiếng nhưng miệng ai cũng điểm một nụ cười nhẹ. Cảnh tượng này ngày nào cũng lặp đi lặm lại khiến Uông Trường Xích cảm thấy căn phòng quá sức chật chội, thở dài thầm nghĩ, tại sao họ lại không ra ngoài đi dạo cho thoáng đãng? Không lẽ ở thành phố này, khi Uông Hòe và Lưu Song Cúc rời khỉ nhà thì ngoài việc nhặt phế liệu hay ăn xin, họ chẳng còn hứng thú gì nữa hay sao?
Một ngày nọ, đầu giờ chiều Uông Trường Xích đã về nhà, lý do là vì ông chủ đang vui vẻ. Ông ta đang vui vẻ vì mới kiếm được một hợp đồng béo bở cho nên phá lệ cho công nhân nghỉ một buổi làm. Về đến nhà, cậu chỉ thấy hai người đang ở yên vị trí buổi sáng, còn vị trí của hai người còn lại thì trống không. Không ngờ được rằng, thấy căn phòng trống vắng hơn thường lệ lại khiến cậu lo lắng và bực bội hơn so với lúc nó chật chội và đày ắp người. Hỏi Tiểu Văn, cô trả lời là bố mẹ ra ngoài đi dạo. Uông Trường Xích tắm xong thì lên giường nằm chơi với Đại Chí. Tiểu Văn nói bóng nói gió:
- Người giàu nứt đố đổ vách mà vẫn cứ miệng ăn núi lở, huống hồ cái gia đình năm miệng ăn của chúng ta chỉ trông chờ vào một tay anh.
-
- Đúng là khó khăn thật, nhưng chỉ còn mấy ngày nữa là anh lĩnh lương rồi.
-
- Có một câu tục ngữ gì gì ấy nhỉ, à, chưa mưa...
-
- Chưa mưa phải lo dệt lụa, câu này anh dạy em lúc nằm viện ở huyện, không ngờ em vẫn còn nhớ.
-
- Anh nghĩ là với đồng lương ít ỏi của mình vẫn có thể nuôi đủ năm miệng ăn, đúng không?
-
- Thế em nghĩ sao?
-
- Anh có dám đảm bảo là không có ai đau ốm không? Vả lại, cũng không phải tiết kiệm cho Đại Chí một ít tiền chứ, nếu không sau này lấy tiền đâu ra để đi học?
-
Uông Trường Xích thở dài. Đây là lần dầu tiên kể từ ngày Uông Hòe và Lưu Song Cúc đến đây, tiếng thở dài của cậu nghe có vẻ buồn bã đến thế.
- Biện pháp duy nhất là anh hãy để cho em đi làm thuê.
-
- Thế ai trông coi Đại Chí?
-
- Không phải là nó còn ông bà nội à?
-
- Học sẽ biến Đại Chí thành một tiểu hành khất thôi.
-
- Nhưng nếu như thế này mãi thì chúng ta sẽ biến Đại Chí thành kẻ mù chữ.
-
-... Em muốn đi làm mát xa như ngày trước?
-
- Ngoài việc đó ra thì em còn biết làm gì nữa đâu?
-
- Dùng loại tiền ấy để cho Đại Chí ăn học, liệu tinh thần em có cảm thấy thoải mái không?
-
- Không phải gốc ngô nào cũng được phân lợn bón vào nên mới tươi tốt hay sao? Liệu có đóa hoa tươi nào trên cành mà dưới gốc không có bùn đất?
-
- Uông Trường Xích không tranh luận nữa. Hình như cậu đã bị Tiểu Văn thuyết phục, chỉ đứng nhìn Đại Chí thẫn thờ như đang ngắm nhìn một đóa hoa tươi, một bắp ngô mấy hạt. Những nét trên gương mặt Đại Chí đều đẹp một cách hài hòa, mắt to, tai to, khi cười có hai cái lúm đồng tiền đáng yêu. Tướng mạo ấy biểu hiện sự phú quý trong tương lai. Chỉ vừa tròn ba tháng mà đôi mắt nó đã biết giao lưu với người đối diện, mỗi khi tròng mắt Uông Trường Xích chuyển động thì tròng mắt nó cũng chuyển động theo, Uông Trường Xích nhìn bên trái, nó cũng chuyển sang bên trái, Uông Trường Xích nhìn bên phải, nó cũng chuyển sang bên phải. Chỉ cần nghe tiếng nói của Uông Trường Xích hoặc Tiểu Văn là dù đang khóc, nó cũng lập tức im bặt, chờ cho đến khi tiếng nói dứt, nó lại tiếp tục khóc. Có khi Uông Trường Xích cất tiếng hát, nhất là những bài hát mà cậu dã từng hát cho nó nghe khi còn đang ở trong bụng mẹ là đôi tai của nó lập tức vểnh lên, hai nắm đấm nhỏ xíu cũng quơ quơ theo tiếng hát giống như vỗ tay... Đúng là nhìn mãi mà vẫn khống chán.
-
Có tiếng gọi đột ngột ở bên dưới lầu, Tiểu Văn dạ một tiếng rõ to rồi mở cửa đi xuống. Lạch cạch một hồi lâu, Tiểu Văn và Lưu Song Cúc mới khiêng được Uông Hòe lên. Uông Trường Xích đưa mắt nhìn hai người, phát hiện cả hai có gì đó không bình thường, đặc biệt là Uông Hòe, hình như ông đang cố ý tránh né ánh mắt của cậu. Uông Trường Xích nói:
- Có phải bố mẹ đi ăn xin không?
-
Uông Hòe lắc đầu. Lưu Song Cúc nói:
- Bố mẹ chỉ đi lòng vòng chơi ở công viên.
-
- Nếu hai người đi ăn xin thì không xứng đáng làm ông bà nội của Đại Chí.
-
- Không đi ăn xin là không đi, anh suy già đoán non làm gì? – Đây là lời Tiểu Văn.
-
Tiểu Văn chen ngang vào cuộc đối thoại khiến Uông Trường Xích càng sinh nghi.
- Nếu không đi ăn xin thì bố mẹ có dám cho con kiểm tra túi mình không?
-
Uông Hòe đưa hai tay lên cao, nói:
- Muốn lục soát thì cứ lại đây mà lục soát.
-
Uông Trường Xích bước đến, ngồi xuống và lộn từng chiếc túi của Uông Hòe ra, nhưng ngoài nửa chiếc bánh bao đã cứng khô ra thì không có bất kỳ thứ gì cả. Uông Trường Xích đưa mắt nhìn Lưu Song Cúc.
- Có lẽ nào mày đang nghi ngờ mẹ? – Lưu Song Cúc chột dạ.
-
Uông Trường Xích không nói, đứng lên lục lọi túi áo của Lưu Song Cúc, ngoài một xấp giấy ra thì cũng không còn gì. Tiểu Văn nói:
- Lúc này thì anh đã tin chưa?
-
- Mọi người hãy cố gắng làm gương cho Đại Chí, đừng có ngày nào cũng nghĩ đến những việc làm mất mặt người khác.
-
Tiểu Văn nghe thấy câu này thì biết ngay là Uông Trường Xích đang nhắc khéo mình, nhưng cô vẫn nghĩ, chuyện gì có thể khiến người ta mất mặt nhất? Nói đi nói lại cũng chỉ là một tiếng: Nghèo!
Nửa đém, lúc Uông Trường Xích đã ngủ say, Lưu Song Cúc vỗ nhẹ vào người Tiểu Văn, mẹ chồng nàng dâu nhẹ nhàng bò dậy, lần dò ra ngoài cửa sổ, lợi dụng ánh sáng ngoài đường hắt vào đếm tiền. Một đồng, hai đồng, ba đồng... tất cả là hai mươi hai đồng bảy hào năm xu. Tiểu Văn thì thào:
- Khi Trường Xích lục tìm, mẹ giấu tiền ở đâu?
-
- Dưới đế giày.
-
- Thiếu chút nữa thì anh ấy đã biết tất cả...
-
Hai người cười khe khẽ vì măn mắn vượt qua được tai nạn. Có điều, Uông Hòe lại cảm thấy chẳng có gì đáng cười cả ông đưa mắt nhìn trần nhà, trong lòng chất chứa bao mâu thuẫn và có lẽ, mâu thuẫn trong lòng ông lúc này cũng chẳng kém cạnh gì so với Uông Trường Xích.
43 Tiểu Văn lại đến chỗ Trương Huệ làm thuê, mỗi ngày ăn tối xong thì rời khỏi nhà, đi mãi đến ha ba giờ sáng mới trở về. Trước khi rời khỏi nhà, Tiểu Văn trang điểm thật kỹ, trở về lại tẩy trang. Trang điểm rất lâu nhưng tẩy trang thì rất nhanh, chỉ khoảng năm bảy phút là xong. Nhưng trong khoảng thời gian ngắn ngủi ấy, cả nhà dường như ngừng thở để dõi theo nhất cử nhất động của Tiểu Văn, cô cũng hạn chế những tiếng động phát ra đến mức tối thiểu, không dám nói năng, không dám thở mạnh, đi lại nhẹ nhàng trog phòng như một con mèo, mở cửa đóng cửa cũng cố gắng thật khẽ, trong lòng ước ao mình có thể biến thành một con kiến để chiu qua khe cửa lọt vào trong nhà.
Có lần, Uông Hòe không nhịn được bèn lên tiếng chất vấn:
- Tiểu Văn làm công việc xoa bóp cho người ta, việc quái gì phải trang điểm, phải bôi son thoa phấn?
-
- Tại sao không thể thoa son đánh phấn?
-
Uông Trường Xích hỏi vặn lại bố, còn Lưu Song Cúc thì nói với giọng, vẻ đầy hoài nghi:
- Nó đi xoa bóp cho người ta hay là đi đâu?
-
- Không đi xoa bóp thì đi đâu?
-
Uông Trường Xích lại hỏi vặn mẹ. Lưu Song Cúc nghĩ trong lòng là Uông Trường Xích sẽ nhân cơ hội này bày tỏ sự uất ức dồn nén trong lòng, nhưng không ngờ là Uông Trường Xích không trả lời mà còn hỏi ngược lại, thoáng lặng người, nói:
- Con không biết hay cố tình làm ra vẻ hồ đồ?
-
- Con hoàn toàn không biết.
-
Lưu Song Cúc quay đầu nhìn Uông Hòe. Ông ta hắng giọng nói:
- Nếu Tiểu Văn làm công việc xoa bóp cho người ta thì mỗi đêm trang điểm một lần là đủ rồi.
-
- Tại sao bố lại biết là Tiểu Văn mỗi đêm không chỉ trang điểm một lần?
-
- Mày không mở mắt ra mà nhìn à? Có khi nó rời khỏi nhà thì tô son môi màu đỏ, khi quay về thì là màu nâu sậm. Có khi rời khỏi nhà thì màu cánh sen, trở về lại là màu đỏ.
-
- Người ta còn phải nói năng, phải uống nước, phải ăn lót dạ đủ thứ, chả lẽ không được bôi lại chút son sao?
-
- Thế còn chuyện này thì con giải thích thế nào? – Lưu Song Cúc đưa cho Uông Trường Xích một chiếc bao cao su tránh thai. – Cái này mẹ lấy trong ví của nó đấy.
-
- Căn phòng bé tẹo này lại chứa năm người, Tiểu Văn không mang vật này theo bên người thì không lẽ bọn con phải mời bố mẹ tạm thời ra khỏi nhà để làm chuyện ấy hay sao?
-
Tay Uông Hòe đập nhẹ lên đùi như muốn nói thêm gì đó, nhưng không hiểu sao lại lặng im. Lưu Song Cúc nói:
- Thì ra là nó mang theo cho con à. Thế thì mẹ đã nghĩ oan cho nó.
-
- Đương nhiên là mẹ đã nghĩ oan cho cô ấy rồi. Tiểu Văn lấy con khi gia đình mình gặp lúc khó khăn nhất, chưa hề hưởng được một ngày hạnh phúc trọn vẹn, chỉ phải sống trong những ngày vừa khổ vừa mệt, có dễ dàng không? Những người con gái khác thì có bàn trang điểm riêng, còn Tiểu Văn thì sao nào? Mỗi lần muốn trang điểm phải lén lút chạy vào nhà vệ sinh. Để không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của chúng ta, khi trở về cô ấy cũng chẳng dám bật đèn, sờ soạng trong đêm tối để rửa mặt, tắm thì sợ tiếng nước nên chỉ dám mở một nửa vòi nước để chảy rì rì đủ để thấm phía dưới thân. Tiểu Văn hoàn toàn có thể dựa vào lý do phải chăm sóc Đại Chí để khỏi phải đi làm thuê, nhưng cô ấy không làm thế, nửa đêm canh ba vẫn còn phỉa xia bóp chân cho người khác. Cô ấy xoa bóp chân cho bao nhiêu người nhưng liệu đã có ai xoa bóp chân cho cô ấy không? Dựa vào cái gì mà cô ấy lại tự làm khổ mình đến như vậy? Không phải vì cái gia đình này sao? Cái gia đình này có quan hệ như thế nào đối với cô ấy? Nếu mà Tiểu Văn không đẻ ra Đại Chíc thì chúng ta không hề có quan hệ gì với cô ấy, đúng không? Đôi khi con cũng tự hỏi và không thể giải đáp được cho câu hỏi là, tại sao Tiểu Văn lại không từ bỏ gia đình này? Tại sao cô ấy lại khong bỏ đi theo những kẻ lắm tiền?
-
Một đếm khuya, cửa phòng đột nhiên bị ai đó đập rất mạnh, tát cả những người trong phòng đều tỉnh giấc. Uông Trường Xích bật đèn, mở cửa, nhận ra người đập cửa là lão Từ, sống dưới lầu, chuyên buôn bán đồ tạp hóa và kinh doanh điện thoại. Lão Từ nói:
- Vợ cậu hình như có chuyện gì đó, nếu không thì không gọi điện thoại vào lúc này.
-
Uông Trường Xích vội vàng mặc quần áo chạy theo lão Từ, chộp vội ống nghe thì nghe thấy ngay tiếng khóc của Tiểu Văn. Tiểu Văn nói cô ấy đã bị bắt, lúc này đang đứng tại phòng lễ tân, ngay dưới chân của khu mát xa chân, Uông Trường Xích phải cầm ngay năm nghìn đồng đến để chuộc người về. Tiền cô ấy gói trong một chiếc áo nhét trong rương. Uông Trường Xích như bị điểm phải hiểm huyệt, đứng chết lặng như trời trồng, cho dù Tiểu Văn đã cúp máy nhưng cậu vẫn giữ nguyên tư thế nghe điện thoại rất lâu, chỉ có chiếc áo khoác hờ trên người là động đậy một lát rồi rơi xuống đất. Lão Từ nhặt chiếc áo lên, hỏi tại sao cậu lại chết đứng như thế, lúc ấy Uông Trường Xích mới cầm lấy áo và đi thẳng lên lầu.
Uông Trường Xích mở rương và tìm thấy chiếc áo ấy, phát hiện trong đó chỉ có hai nghìn tám trăm đồng, bèn hỏi Uông Hòe có tiền hay không? Uông Hòe nói:
- Nếu là để cứu mạng thì trong túi bố còn một ít, nhưng nếu không phải để cứu mạng thì một xu mày cũng không thể lấy được của bố.
-
Uông Trường Xích nín lặng, đếm đi đếm lại xấp tiền trong tay, làm như đếm càng nhiều thì tiền từ một tờ sẽ hóa thành hai tờ vậy. Uông Hòe hỏi:
- Cuối cùng thì đã xảy ra chuyện gì? Tại sao phải cần nhiều tiên đến như vậy?
-
Uông Trường Xích không nói gì, vẫn cắm cúi đếm tiền để khỏi phải bộc lộ chân tướng của sự việc. Uông Hòe lại nói:
- Có phải là bị đội chống tệ nạn xã hội bắt khi đang trần truồng phải không?
-
Những ngón tay đang đếm tiền của Uông Trường Xích đột nhiên run bắn lên, mấy tờ giấy bạc rơi xuống nền nhà, Uông Hòe nói:
- Chuyện này có thể thương lượng giá cả, mày đừng đem theo nhiều tiền đến như vậy.
-
- Làm sao bố biết là có thể thương lượng?
-
- Trương Ngũ đã từng bị bắt một lần ở huyện, người ta đòi phạt hắn năm nghìn. Hắn lôi hết tất cả các túi lòi ra ngoài, nói chỉ có một nghìn vừa bán con trâu. Chỉ có năm phút mà tôi đưa cho các ông một nghìn đồng, thế chưa đủ sao? Đội chống tệ nạn xã hội không đồng ý, đòi hắn tạm giam. Hắn vừa khóc vừa lu loa lên rằng, hứn trên còn có mẹ già, dưới còn con dại, mẹ lại mù lòa, con thì tàn tật, vợ lại mắc bệnh ung thư... nói chung là hắn lôi cả tổ tiên tam đại nhà hắn nói xấu một hồi. Nhân viên của đội hỏi, gia đình ông thê thảm như vậy sao lại còn đi tìm gái điếm? Hắn nói, vợ hắn bị ung thư tử cung, không làm chuyện ấy đến mấy năm rồi nên muốn tìm lại hồi ức ngày xưa thôi, các người đều còn trẻ nên không biết, người ta càng già càng muốn nhớ lại những gì đã trải qua trong thời thanh niên. Nhân viên đội phòng chống tệ nạn xã hội cảm động, không lấy con trâu của hắn ta nữa, tha bổng. Người chẳng thiếu tiền, gia cảnh cũng chẳng thê thảm thư Trương Ngũ mà có thể khơi gợi được sự đồng tình thương xót của người khác, có lẽ nào gia đình chúng ta, vừa thê thảm vừa nghèo đói đến tột cùng thế này lại không nhận được sự thông cảm và đồng tình sao? Hay là con đưa bố đi theo để cho bọn họ trông thấy đôi chân của bố, bố lại còn có thể khóc giúp con mấy tiếng, bố không tin là bọn họ không giảm giá cho con...
-
Uông Trường Xích chỉ chửi đổng một câu:
- Thật là mất mặt!
-
Uông Hòe không biết Uông Trường Xích đang chửi ai, chửi ông hay là chửi Tiểu Văn? Chửi xong, cậu cầm hai nghìn tám trăm đồng rời khỏi nhà.
Khi Uông Trường Xích đến bên ngoài phòng lễ tân của khách san, cậu đã thoáng thấy mấy cô gái và mấy gã đàn ông đàn ngồi thành một hàng và đang bị mấy nhân viên của Đội phòng chống tội phạm giám sát. Đàn ông chỉ mặc một chiếc quần lót, đàn bà thì quần áo xộc xệch, tất cả đều đưa mắt nhìn về phía cửa, giống như những đứa trẻ mẫu giáo ngồi chờ bố mẹ đón về. Uông Trường Xích bước qua khỏi cánh cửa và đưa tay lên, Tiểu Văn trông thấy, nói:
- Người nhà của tôi đến rồi.
-
Một nhân viên đội phòng chống tệ nạn gọi to:
- Gọi anh ta đến đây.
-
Tiểu Văn hướng về phía cửa vẫy ta, Uông Trường Xích đứng yên, chỉ đưa tay lên vẫy lại, Tiểu Văn nói:
- Anh Hai à, người nhà của tôi rất khó xử, anh cho tôi đi ra để lấy tiền nhé.
-
Gã nhân viên lại đưa tay vẫy như muốn yêu cầu Uông Trường Xích phải vào gặp anh ta. Uông Trường Xích không thể không bước vào, mỗi bước đi của cậu chẳng khác nào chân trần đi trên thảm đinh, trong lòng mong sao điện bị cúp ngay từ lúc này.
- Anh có quan hệ gì với Hạ Tiểu Văn?
-
- Chồng!
-
- Tên gì?
-
- Uông Trường Xích!
-
- Căn cứ vào Điều 30 của “Điều lệ xử phạt trong quản lý trật tự trị an" thì A là phạt tiền, B là tạm giam, cuối cùng thì chọn A hay B?
-
- Ông đang hỏi tôi sao? Uông Trường Xích hỏi.
-
- Hỏi vợ anh. – Gã chỉ Tiểu Văn – Có phải là anh cho phép cô ấy đi làm việc này không?
-
- Ông có cho phép vợ ông làm việc này không?
-
- Vợ tôi mà làm việc này thì ngay lập tức tôi sẽ nã vào đầu cô ấy một viên đạn!
-
Uông Trường Xích đột nhiên cảm thấy sợ hãi, như thể cậu sắp sửa nhận viên đạn của gã vào đầu. Tiểu Văn không ngừng nháy mắt, lắc đầu như muốn ám hiệu gì đó, có điều Uông Trường Xích không hiểu ý tứ của vợ, cũng không muốn nói gì với Tiểu Văn, lôi xấp tiền ra đặt vào tay của gã nhân viên đội phòng chống tệ nạn xã hội. Gã đếm đi đếm lại mấy lần, nói:
- Chỉ có hai nghìn tám, thiếu hai nghìn hai!
-
Uông Trường Xích lộn trái túi quần túi áo ra trước mặt gã. Bốn chiếc túi chẳng khác nào bốn bầu vú bèo nhèo của những bà già thòng xuống đất, trống trơn, nói:
- Có đào nền nhà tôi sâu ba thước đất cũng chỉ có ngần ấy tiền thôi. Hay là ông giam cô ấy lại vậy, giam cô ấy mười lăm ngày, tôi có thể tiết kiệm được hai nghìn tám, bình quân mỗi ngày một trăm tám mươi đồng. Tôi làm thợ xaay mỗi ngày không thể kiếm được số tiền ấy.
-
Gã nhân viên nhìn Uông Trường Xích một lượt từ đầu đến chân, nhận ra quần áo, giày của cậu lem lấm những hồ vữa xi măng, biết là không thể ép thêm được nữa, bèn nói:
- Hai người về đi, nhớ là không được làm công việc này nữa, có nghèo cũng nghèo cho sạch, rách cũng rách cho thơm!
-
Uông Trường Xích quay người đi ra, mấy bước là đã ra đến cửa lớn. Tiểu Văn đứng dậy, nắn nắn đôi chân đã tê dại, khập khiễng chạy theo.
Họ lặng lẽ đi trên đường phố về khuya, một trước một sau, khoảng cách lúc nào cũng là năm mét. Tiểu Văn đi nhanh thì Uông Trường Xích cũng đi nhanh, Tiểu Văn đi chậm thì Uông Trường Xích cũng đi chậm, đảm bảo khỏng cách năm mét không tăng không giảm. Tiểu Văn nói:
- Tôi có điều muốn nói, anh có thể đi chậm lại không?
-
Tốc độ đi của Uông Trường Xích vẫn không chậm lại chút nào. Tiểu Văn gào lên giữa đường phố:
- Anh đúng là đồ ngu! Tại sao anh lại nộp tiền nhiều đến như vậy?
-
Tuy người đi lại trên phố thưa thớt, nhưng tiếng gào của Tiểu Văn v
Tác giả :
Đông Tây