Mẹ Chồng Nàng Dâu
Chương 8: Ôm trẻ con
Cô hộ sinh mà Hân Hân thuê là cô hộ sinh vip, hầu như đảm nhiệm tất cả việc ở cữ: trông trẻ, giặt tã, làm cơm, chăm sóc sản phụ… Thậm chí cả việc lau bàn, lau sàn cũng ôm đồm luôn. Khi có cô hộ sinh, Hân Hân không có cảm giác gì về việc nhà mà một đứa trẻ mang đến. Bởi vì tất cả đã có cô hộ sinh thu xếp. Khi đó mẹ chồng tùy tiện làm thức ăn cho mình, Hân Hân thì có cô hộ sinh làm cơm cho. Hàng ngày Mộc Nam ăn thức ăn còn lại của Hân Hân cũng đủ rồi. Hân Hân ở cữ không ăn nhiều lắm, nhưng cô hộ sinh làm thức ăn đa dạng, một bữa cơm ba, bốn món, cứ thế thì làm nhiều. Mộc Nam thành nhân lực chủ yếu quét sạch thức ăn thừa, một tháng sau, Hân Hân không béo bao nhiêu, Mộc Nam lại mập hẳn lên. Cô hộ sinh họ Ngô, Hân Hân và Mộc Nam đều gọi cô là “chị Ngô". Chị Ngô hơn bốn mươi tuổi, giàu kinh nghiệm, lại nhanh nhẹn chân tay, thường thường chăm sóc người lớn trẻ con xong, làm xong hết việc nhà, còn có thể bớt thời gian dùng di động lên mạng. Mẹ chồng thấy ngày nào chị Ngô cũng có khoảng thời gian ngắn rảnh rỗi thì cằn nhằn với Mộc Nam mấy lần: cô hộ sinh này lại nghỉ ngơi rồi, tốn nhiều tiền thế thuê thật thiệt quá! Mộc Nam khuyên mẹ chồng: mẹ quên hồi ở bệnh viện mẹ thức hai ngày đã mệt thế rồi à, có người làm việc thay mẹ là tốt rồi, nghĩ nhiều thế làm gì? Lúc đấy mẹ chồng mới không nói gì nữa.
Cô hộ sinh đi rồi, cả nhà Hân Hân rối ren một trận. Lúc này mọi người mới cảm nhận được tầm quan trọng của chị Ngô. Cái khác không nói, trông con, giặt tã, làm cơm đều phải sắp xếp người làm. Ban đầu thì mẹ chồng và Hân Hân giặt tã, về sau đổi thành bố chồng. Làm cơm vốn là việc của mẹ chồng, nhưng Mộc Nam thương mẹ, thấy ngày nào bà cũng than phiền đau lưng, đau xương sống thì nhận lấy việc này. Cho nên công việc chủ yếu của mẹ chồng là trông trẻ. Sắp xếp như thế, Hân Hân vốn không dị nghị gì. Nhưng rất nhanh, Hân Hân có một phát hiện kinh người: mẹ chồng luôn rêu rao đã trông mấy đứa trẻ con lại không biết trông trẻ!
Có thể là bởi vì khi ở cữ đã quen phương pháp nuôi trẻ thành thạo mà khoa học của cô hộ sinh, mẹ chồng vừa tiếp nhận, bất kể là phương thức ôm trẻ hay dỗ trẻ của mẹ chồng đều khiến Hân Hân không nhìn được. Hân Hân nói với bà phương pháp mà cô hộ sinh dạy cho, mẹ chồng không thèm nghe, khăng khăng một câu: “cô hộ sinh biết cái gì!"
Hân Hân đàm phán với mẹ chồng vài lần đều không có kết quả gì, cô dứt khoát ôm đồm lấy mọi việc của con, không cho mẹ chồng nhúng tay. Mỗi lần mẹ chồng vừa đến chăm cháu thì cô đều giành trước, miệng thì nói: “mẹ, mẹ vất vả rồi, mẹ đi nghỉ một lát đi, để con để con."
Một hai lần còn đỡ, nhiều lần, mẹ chồng cũng nhìn ra cô không muốn mình chạm vào cháu, sắc mặt bắt đầu khó nhìn. Nhưng lại không bắt bẻ gì Hân Hân được, người ta thương bà nên mới bảo bà nghỉ ngơi, bà lại đi mách lẻo với con trai chắc? Đương nhiên, mách thì phải mách, nhưng có thể đoán ra phản ứng của Mộc Nam rồi, tất nhiên là anh cảm thấy Hân Hân tốt bụng, mẹ chồng đừng suy nghĩ nhiều. Mẹ chồng giận dỗi, dứt khoát mặc kệ.
Hân Hân không phải người khỏe mạnh, hơn nữa vết thương sinh mổ vốn chưa khỏi hẳn, rất nhanh, bởi vì quá mệt mỏi mà vết thương lại đau đớn. Hân Hân đành phải tìm Mộc Nam giúp đỡ, nhưng Mộc Nam phải đi làm, thời gian giúp đỡ có hạn.
Mộc Nam vừa thương Hân Hân, mặt khác cũng biết mẹ mình muốn ôm cháu thế nào, anh lại nỗ lực khuyên Hân Hân nhắm một mắt mở một mắt, chờ vết thương lành hẳn rồi lại tự mình chăm con, thời gian này cứ để mẹ chồng chăm đã. Hân Hân không có cách nào khác, đành phải nghe theo ý Mộc Nam.
Hôm sau, Hân Hân vô cùng cố gắng coi như không nhìn thấy hành vi của mẹ chồng, thế nhưng, không được! Bà thật quá đáng rồi! Hân Hân thật sự không rõ sao bà có thể nuôi nấng sáu đứa con! Từ khi giao con vào tay mẹ chồng, ngày ngày mẹ chồng ở bên cháu chỉ có một việc – ôm. Có thể trong một tháng ở cữ, mẹ chồng nhịn lâu lắm rồi, rốt cuộc có cơ hội ôm cháu nội, bà cứ như muốn bổ sung gấp bội thời gian một tháng đó. Cho uống sữa ôm, ngủ ôm, nói chuyện ôm, bước đi ôm, thay tã ôm, khóc ôm, không khóc cũng ôm. Dường như không giờ phút nào là không muốn ôm cháu, thế nhưng bà vóc người nhỏ, bụng béo, tay ngắn, ôm trẻ hơi tốn sức. Hơn nữa dù sao đã có tuổi rồi, suốt ngày ôm trẻ con thì khá mệt. Vì thế bà ưỡn bụng lên, dựng đứng trẻ, hai tay ôm trẻ như ôm túi. Tư thế này thì mẹ chồng nhẹ nhàng thoải mái, nhưng trẻ lại khó chịu. Vài lần em bé không chịu nổi, khóc giãy giụa, sau nhiều lần Hân Hân yêu cầu, bà mới không tình nguyện buông cháu ra. Em bé vừa được đặt xuống giường thì lập tức không khóc không quấy. Hân Hân lập tức nói với bà: “mẹ, mẹ xem này, trẻ con muốn tự mình chơi một lúc, không muốn bị ôm suốt." Mỗi khi đến lúc này, mẹ chồng sẽ luôn nói: “thật thế à!" Hân Hân cho rằng bà sẽ không ôm như thế nữa, có thể nhẹ nhõm một hơi rồi. Nhưng thật ra đó chỉ là câu đối phó thôi, chỉ chốc lát sau, bà lại chạy đến ôm bé lên, mặc kệ đứa trẻ có bằng lòng hay không.
Hân Hân tức giận âm thầm hỏi Mộc Nam: “Nếu mẹ thích ôm trẻ con như thế, vì sao hồi ở cữ bảo mẹ ôm mẹ lại cứ gọi cô hộ sinh đến ôm chứ?"
Mộc Nam nói: “chẳng qua là mẹ cảm thấy thuê hộ sinh đắt như thế, không thể khiến chị ấy nghỉ ngơi."
Hân Hân càng nghe càng tức giận: “tiền đó cũng có phải mẹ bỏ ra đâu, mẹ em chi đấy chứ, mẹ tiếc cái gì?"
Mộc Nam đành khuyên cô: “em cứ để bà ôm đi, chờ mấy ngày nữa, bà hết nghiện rồi, em có muốn bà ôm sợ là còn phải cầu xin bà đấy."
Hân Hân hầm hừ: “nằm mơ!" Trong lòng lại hy vọng ông xã nói là sự thật. Vì thế, trong sự trấn an của Mộc Nam, Hân Hân đồng ý nhịn vài ngày.
Nhưng điều càng khiến cho Hân Hân không chịu nổi còn ở phía sau. Vài ngày sau, mẹ chồng đại để đã thỏa mãn nhu cầu ** lúc ban đầu, bắt đầu khôi phục cuộc sống vốn dĩ. Nhưng không phải bà không hề ôm trẻ nữa, mà là vừa ôm trẻ vừa làm việc khác, lúc thì muốn xem TV, lúc thì muốn đọc sách, lúc thì muốn uống nước, lúc thì muốn xem người khác đang bận gì. Thường thường là một tay ôm trẻ, một tay bắt đầu bưng cốc uống nước, ăn gì đó.
Ngay cả bố chồng hay bênh vực mẹ chồng nhất đôi khi cũng không khỏi nói: “buông cháu đã rồi hẵng uống nước, không sợ làm bỏng cháu à."
Mẹ chồng lại ra vẻ đã tính toán trước: “không sao, không sao. Mấy thằng Mộc Nam hồi còn bé chẳng phải tôi cũng một tay ôm, một tay ăn cơm còn gì. bưng bát cháo mới từ trong nồi ra cũng không thấy bỏng thằng nào."
Hân Hân cũng nói qua vài lần, nhưng mẹ chồng chẳng thèm để ý, muốn làm gì vẫn làm nấy, thấy Hân Hân không hài lòng thì còn làm hăng say hơn nữa như nhất thiết phải biểu diễn cho cô xem ấy. Hân Hân nhìn trông mà đau lòng vô cùng. Đứa bé còn nhỏ như thế, khớp xương còn vô cùng mềm mại, bình thường lúc Hân Hân ôm đều nhẹ tay nhẹ chân, sợ bé không chịu nổi, mẹ chồng thì hay rồi, quả thực vụng về lóng ngóng, không tập trung cứ như đang thao túng một búp bê đồ chơi, ngay cả lúc cho cháu uống sữa cũng không để ý kỹ xem cháu uống bao nhiêu, mắt mũi thì nhìn chằm chằm nơi khác, lúc thì ngại bố chồng lau không đúng chỗ, lúc thì nói Mộc Nam lau bàn chưa sạch, bình sữa hết rồi bà cũng không biết, khiến bé mút toàn không khí, chớ liên tục.
Hân Hân đã thử chân thành nói lý với bà, nhưng mẹ chồng tự có diệu chiêu ứng đối, đó chính là khiêm tốn tiếp nhận, kiên quyết không thay đổi! Khiến Hân Hân tức giận đến âm thầm rớt bao nhiêu nước mắt, sữa lại càng không ổn định.
Tuy Mộc Nam thương Hân Hân, nhưng lại nghĩ mẹ đã chăm bao nhiêu con như thế, hẳn là có kinh nghiệm hơn Hân Hân, cho nên trong phần lớn tình huống thì vẫn theo mẹ chồng, khuyên Hân Hân nhượng bộ. Mong rằng khi đứa bé khỏe mạnh lớn lên, Hân Hân sẽ chậm rãi tiếp nhận cách làm của mẹ chồng.
Cô hộ sinh đi rồi, cả nhà Hân Hân rối ren một trận. Lúc này mọi người mới cảm nhận được tầm quan trọng của chị Ngô. Cái khác không nói, trông con, giặt tã, làm cơm đều phải sắp xếp người làm. Ban đầu thì mẹ chồng và Hân Hân giặt tã, về sau đổi thành bố chồng. Làm cơm vốn là việc của mẹ chồng, nhưng Mộc Nam thương mẹ, thấy ngày nào bà cũng than phiền đau lưng, đau xương sống thì nhận lấy việc này. Cho nên công việc chủ yếu của mẹ chồng là trông trẻ. Sắp xếp như thế, Hân Hân vốn không dị nghị gì. Nhưng rất nhanh, Hân Hân có một phát hiện kinh người: mẹ chồng luôn rêu rao đã trông mấy đứa trẻ con lại không biết trông trẻ!
Có thể là bởi vì khi ở cữ đã quen phương pháp nuôi trẻ thành thạo mà khoa học của cô hộ sinh, mẹ chồng vừa tiếp nhận, bất kể là phương thức ôm trẻ hay dỗ trẻ của mẹ chồng đều khiến Hân Hân không nhìn được. Hân Hân nói với bà phương pháp mà cô hộ sinh dạy cho, mẹ chồng không thèm nghe, khăng khăng một câu: “cô hộ sinh biết cái gì!"
Hân Hân đàm phán với mẹ chồng vài lần đều không có kết quả gì, cô dứt khoát ôm đồm lấy mọi việc của con, không cho mẹ chồng nhúng tay. Mỗi lần mẹ chồng vừa đến chăm cháu thì cô đều giành trước, miệng thì nói: “mẹ, mẹ vất vả rồi, mẹ đi nghỉ một lát đi, để con để con."
Một hai lần còn đỡ, nhiều lần, mẹ chồng cũng nhìn ra cô không muốn mình chạm vào cháu, sắc mặt bắt đầu khó nhìn. Nhưng lại không bắt bẻ gì Hân Hân được, người ta thương bà nên mới bảo bà nghỉ ngơi, bà lại đi mách lẻo với con trai chắc? Đương nhiên, mách thì phải mách, nhưng có thể đoán ra phản ứng của Mộc Nam rồi, tất nhiên là anh cảm thấy Hân Hân tốt bụng, mẹ chồng đừng suy nghĩ nhiều. Mẹ chồng giận dỗi, dứt khoát mặc kệ.
Hân Hân không phải người khỏe mạnh, hơn nữa vết thương sinh mổ vốn chưa khỏi hẳn, rất nhanh, bởi vì quá mệt mỏi mà vết thương lại đau đớn. Hân Hân đành phải tìm Mộc Nam giúp đỡ, nhưng Mộc Nam phải đi làm, thời gian giúp đỡ có hạn.
Mộc Nam vừa thương Hân Hân, mặt khác cũng biết mẹ mình muốn ôm cháu thế nào, anh lại nỗ lực khuyên Hân Hân nhắm một mắt mở một mắt, chờ vết thương lành hẳn rồi lại tự mình chăm con, thời gian này cứ để mẹ chồng chăm đã. Hân Hân không có cách nào khác, đành phải nghe theo ý Mộc Nam.
Hôm sau, Hân Hân vô cùng cố gắng coi như không nhìn thấy hành vi của mẹ chồng, thế nhưng, không được! Bà thật quá đáng rồi! Hân Hân thật sự không rõ sao bà có thể nuôi nấng sáu đứa con! Từ khi giao con vào tay mẹ chồng, ngày ngày mẹ chồng ở bên cháu chỉ có một việc – ôm. Có thể trong một tháng ở cữ, mẹ chồng nhịn lâu lắm rồi, rốt cuộc có cơ hội ôm cháu nội, bà cứ như muốn bổ sung gấp bội thời gian một tháng đó. Cho uống sữa ôm, ngủ ôm, nói chuyện ôm, bước đi ôm, thay tã ôm, khóc ôm, không khóc cũng ôm. Dường như không giờ phút nào là không muốn ôm cháu, thế nhưng bà vóc người nhỏ, bụng béo, tay ngắn, ôm trẻ hơi tốn sức. Hơn nữa dù sao đã có tuổi rồi, suốt ngày ôm trẻ con thì khá mệt. Vì thế bà ưỡn bụng lên, dựng đứng trẻ, hai tay ôm trẻ như ôm túi. Tư thế này thì mẹ chồng nhẹ nhàng thoải mái, nhưng trẻ lại khó chịu. Vài lần em bé không chịu nổi, khóc giãy giụa, sau nhiều lần Hân Hân yêu cầu, bà mới không tình nguyện buông cháu ra. Em bé vừa được đặt xuống giường thì lập tức không khóc không quấy. Hân Hân lập tức nói với bà: “mẹ, mẹ xem này, trẻ con muốn tự mình chơi một lúc, không muốn bị ôm suốt." Mỗi khi đến lúc này, mẹ chồng sẽ luôn nói: “thật thế à!" Hân Hân cho rằng bà sẽ không ôm như thế nữa, có thể nhẹ nhõm một hơi rồi. Nhưng thật ra đó chỉ là câu đối phó thôi, chỉ chốc lát sau, bà lại chạy đến ôm bé lên, mặc kệ đứa trẻ có bằng lòng hay không.
Hân Hân tức giận âm thầm hỏi Mộc Nam: “Nếu mẹ thích ôm trẻ con như thế, vì sao hồi ở cữ bảo mẹ ôm mẹ lại cứ gọi cô hộ sinh đến ôm chứ?"
Mộc Nam nói: “chẳng qua là mẹ cảm thấy thuê hộ sinh đắt như thế, không thể khiến chị ấy nghỉ ngơi."
Hân Hân càng nghe càng tức giận: “tiền đó cũng có phải mẹ bỏ ra đâu, mẹ em chi đấy chứ, mẹ tiếc cái gì?"
Mộc Nam đành khuyên cô: “em cứ để bà ôm đi, chờ mấy ngày nữa, bà hết nghiện rồi, em có muốn bà ôm sợ là còn phải cầu xin bà đấy."
Hân Hân hầm hừ: “nằm mơ!" Trong lòng lại hy vọng ông xã nói là sự thật. Vì thế, trong sự trấn an của Mộc Nam, Hân Hân đồng ý nhịn vài ngày.
Nhưng điều càng khiến cho Hân Hân không chịu nổi còn ở phía sau. Vài ngày sau, mẹ chồng đại để đã thỏa mãn nhu cầu ** lúc ban đầu, bắt đầu khôi phục cuộc sống vốn dĩ. Nhưng không phải bà không hề ôm trẻ nữa, mà là vừa ôm trẻ vừa làm việc khác, lúc thì muốn xem TV, lúc thì muốn đọc sách, lúc thì muốn uống nước, lúc thì muốn xem người khác đang bận gì. Thường thường là một tay ôm trẻ, một tay bắt đầu bưng cốc uống nước, ăn gì đó.
Ngay cả bố chồng hay bênh vực mẹ chồng nhất đôi khi cũng không khỏi nói: “buông cháu đã rồi hẵng uống nước, không sợ làm bỏng cháu à."
Mẹ chồng lại ra vẻ đã tính toán trước: “không sao, không sao. Mấy thằng Mộc Nam hồi còn bé chẳng phải tôi cũng một tay ôm, một tay ăn cơm còn gì. bưng bát cháo mới từ trong nồi ra cũng không thấy bỏng thằng nào."
Hân Hân cũng nói qua vài lần, nhưng mẹ chồng chẳng thèm để ý, muốn làm gì vẫn làm nấy, thấy Hân Hân không hài lòng thì còn làm hăng say hơn nữa như nhất thiết phải biểu diễn cho cô xem ấy. Hân Hân nhìn trông mà đau lòng vô cùng. Đứa bé còn nhỏ như thế, khớp xương còn vô cùng mềm mại, bình thường lúc Hân Hân ôm đều nhẹ tay nhẹ chân, sợ bé không chịu nổi, mẹ chồng thì hay rồi, quả thực vụng về lóng ngóng, không tập trung cứ như đang thao túng một búp bê đồ chơi, ngay cả lúc cho cháu uống sữa cũng không để ý kỹ xem cháu uống bao nhiêu, mắt mũi thì nhìn chằm chằm nơi khác, lúc thì ngại bố chồng lau không đúng chỗ, lúc thì nói Mộc Nam lau bàn chưa sạch, bình sữa hết rồi bà cũng không biết, khiến bé mút toàn không khí, chớ liên tục.
Hân Hân đã thử chân thành nói lý với bà, nhưng mẹ chồng tự có diệu chiêu ứng đối, đó chính là khiêm tốn tiếp nhận, kiên quyết không thay đổi! Khiến Hân Hân tức giận đến âm thầm rớt bao nhiêu nước mắt, sữa lại càng không ổn định.
Tuy Mộc Nam thương Hân Hân, nhưng lại nghĩ mẹ đã chăm bao nhiêu con như thế, hẳn là có kinh nghiệm hơn Hân Hân, cho nên trong phần lớn tình huống thì vẫn theo mẹ chồng, khuyên Hân Hân nhượng bộ. Mong rằng khi đứa bé khỏe mạnh lớn lên, Hân Hân sẽ chậm rãi tiếp nhận cách làm của mẹ chồng.
Tác giả :
Thái Dương Đích Hỏa Diễm