Mật Mã Tây Tạng
Chương 163: Bãi đất dung nham
Đu dây trong rừng được nửa tiếng đồng hồ, cuối cùng họ cũng phát hiện ra nơi hình như có kiến trúc nhân tạo mà Trác Mộc Cường Ba nói tới, nơi này so với rừng rậm, có thể nói là một cảnh tượng hoàn toàn khác. Đó là một bình đài bằng nham thạch núi lửa khá cao so với vùng đầm lầy, trên mặt đá phẳng nhẵn không có loài thực vật nào sinh trưởng, trời đất tức thì rộng mở ra mênh mông, từ xa nhìn lại giống như bàn chân một người khổng lồ giẫm xuống giữa khu rừng. Trên mu bàn chân có một dải băng màu bạc, đó là dòng thác chảy từ trên tầng thứ hai xuống. Dòng thác tụ lại thành một đầm nước trong trên mu bàn chân, nước lại chảy tràn qua đó xuống đầm lầy bên dưới. Còn những thứ thoạt nhìn tưởng như kiến trúc nhân tạo ấy, nằm ở phần nhô cao lên của bàn chân người khổng lồ, từ xa xa trông lại, chỉ thấy giống từng đống từng đống đá vụn chất cao, hoặc những tảng nham thạch hình chóp nhọn bị phong hóa. Nhìn sự phân bố, hình dạng, độ cao của ụ đá, trông chẳng hề giống kiến trúc nhân tạo chút nào, thậm chí còn khiến họ có cảm giác như đó là hang ổ của loài động vật nào đó xây nên.
Khi thực sự đến gần, mới nhận ra bàn chân khổng lồ ấy không chỉ to bình thường. Ở đây đá đỏ phải nhô cao hơn mặt đất ít nhất năm chục mét, chỗ cao thậm chí còn ngang hàng với ngọn những thực vật khổng lồ họ dương xỉ; chiều rộng áng chừng khoảng hai nghìn mét, trải sâu vào khu rừng, có vẻ như nối liền với chân núi. Nhưng khi cả bọn đến phía bên dưới thì mới phát hiện ra, bàn chân khổng lồ trên to dưới nhỏ, muốn bám vách đá leo lên chẳng phải chuyện dễ dàng. Có điều, cũng vẫn còn may mắn, dòng thác chảy qua mu bàn chân khổng lồ cũng xối xuống dưới tạo thành một đầm nước sạch nho nhỏ. Hiện giờ, thứ bọn họ cần nhất, chính là nước sạch, cần phải rửa hết những thứ kinh tởm đến không còn lời nào diễn tả dính trên người trước đã.
Sau một bận đu dây trong rừng, người nào người nấy đều đã dính đòn, trên thân mỗi người ít nhiều cũng có một hai con sinh vật dạng đờm lầy nhầy bám chặt. Sean là thảm nhất, từ đầu đến chân anh ta bị sinh vật ấy bọc kín, thoạt nhìn cứ như mặc một bộ đồ ngụy trang rằn ri hai màu xanh vàng; mái tóc bạch kim thì như bị ai tương hàng đống trứng gà sống, dính bết vào nhau. Nhìn thấy đầm nước sạch, Sean liền không ghìm được, lao thẳng tới, chẳng ngờ, lại bị hai tiếng quát lanh lảnh ngăn lại.
"Đứng lại, Sean!" Câu đầu tiên là mệnh lệnh của Lữ Cánh Nam.
"Sean, anh đứng lại cho tôi!" Câu thứ hai là tiếng hét của Đường Mẫn. Bạn đang đọc truyện được lấy tại Truyenyy chấm cơm.
Sean hoang mang không biết xảy ra chuyện gì, tựa hồ anh ta đã phạm phải sai lầm nghiêm trọng lắm vậy. Hai cô gái nổi giận bừng bừng lao đến trước mặt anh ta: "Anh... sao anh có thể đi trước chúng tôi được chứ?"
"Phải đấy, phải đợi chúng tôi rửa trước rồi mới đến lượt các anh chứ!"
Thì ra, cả hai cô đều nhất trí quan điểm rằng: đầm nước sạch sẽ này bị đám đàn ông thối tắm rửa xong rồi, chẳng phải thành một đầm nước vừa bẩn vừa thối sao, làm sao còn dùng được nữa? Vì vậy, lẽ đương nhiên là phải cho họ hưởng dụng trước. Sean giờ mới vỡ nhẽ, thì ra mình đã phạm một sai lầm mang tính lễ tiết.
Anh ta vẩy vẩy bàn tay dính đầy chất niêm dịch kinh tởm, rồi lại nhìn thân thể bị dính nhơ nhớp xanh xanh vàng vàng, lẩm bẩm: "Nhưng mà tôi... nhưng mà tôi..." Lữ Cánh Nam liếc nhìn cái đầm nhỏ xíu chưa đầy mười mét vuông bên dưới thác nước, thấy xung quanh toàn là bùn nhão ùng ục, nói thế nào cũng không chịu cho Sean rửa trước. Lữ Cánh Nam đã nói nhanh như gió, Đường Mẫn cũng mồm năm miệng mười, hai người một xướng một họa, lua xa lua xua nói một tràng những đạo lý Trung Quốc mà Sean nghe chẳng hiểu gì cả, cuối cùng, dưới hai tầng áp bức, anh ta nào còn dám không chịu đầu hàng.
Một đám "đàn ông thối" danh xứng với thực tập trung lại một chỗ, chỉ thấy mùi tanh tưởi hôi thối trên người mình mỗi lúc một xộc vào mũi nồng nặc hơn. Nhìn bộ dạng ủ rũ của Sean, Nhạc Dương miễn cưỡng rặn ra một nụ cười an ủi: "Giờ chính là thời cơ để phát huy phong độ quý tộc của anh đấy. Đàn ông chúng ta chẳng việc gì phải tranh giành với đám đàn bà ấy cả."
Sean nói bằng thứ tiếng Trung lơ lớ ngượng ngập: "Quý với cả tộc cái bà nội cậu ấy!"
Mọi người đều rất tự giác xoay lưng lại phía đầm nước, quây thành một hình cung, ngoài Trác Mộc Cường Ba, những người còn lại thậm chí còn không dám ngoảnh đầu lại liếc nhìn một cái. "Khụ khụ," Trương Lập đột nhiên hắng giọng nói, "thực ra, tôi cảm thấy... đương nhiên, đây chỉ là ý kiến cá nhân của tôi thôi nhé, Cường Ba thiếu gia, anh có thể qua tắm chung với bọn họ cũng được đấy." Cả đám đàn ông đều nở một nụ cười gian giảo.
Trác Mộc Cường Ba làm bộ nghiêm nghị trả lời: "Tôi sợ bị đá bay đi mất." Cả bọn đều ngoác miệng ra cười, nhưng chỉ có một người phát ra âm thanh!
"Ha ha!" Trương Lập cười lớn thành tiếng xong, mới nhận ra những người khác đều chỉ ngoác miệng ra, chứ không hề phát ra âm thanh gì, bỗng sực nhớ ra người ở phía sau mình có thính giác cực kỳ siêu tuyệt, tư duy cũng mẫn tiệp hơn người, lẽ nào lại không nghe ra ý đồ xấu xa trong tiếng cười đó. Vừa nghĩ tới đây, bỗng như có một trận gió âm thổi tới, anh chàng lập tức cảm thấy không ổn, vội vàng bịt chặt mũi miệng lại.
Đội trưởng Hồ Dương và pháp sư Á La thì ở một chỗ cách xa đầm nước, lợi dụng ánh sáng lờ mờ nghiên cứu cấu tạo bàn chân người khổng lồ. Quan sát từ cự ly gần, sẽ phát hiện ra bàn chân này không phải một khối nham thạch nguyên vẹn, mà do từng khối đá hình lăng trụ ghép lại với nhau, sắp xếp hết sức thẳng thớm chỉnh tề, như thể do bàn tay con người dựng nên, nhưng cả đội trưởng Hồ Dương và pháp sư Á La đều biết, đây chính là một kỳ tích do thiên nhiên vĩ đại tạo ra.
Khi dung nham núi lửa nhanh chóng nguội lạnh, nham thạch nứt nẻ đồng thời hình thành một hình thái tương tự như kết tích, hình thái của mỗi trụ nham thạch đều ngay ngắn quy cách hệt như tổ ong, phía trên hơi cong cong lại thành hình cung. Đứng bên dưới vách đá này, cảm giác tựa như đang đứng lặng dưới hành lang của tòa cung điện nào đó từ thời viễn cổ, đội trưởng Hồ Dương đưa tay sờ những trụ đá hình lục lăng chỉnh tề ấy, thầm thở dài trước sự thần kỳ của thiên nhiên, còn pháp sư Á La thì khẽ ngẩng đầu lên, như đang ngẫm nghĩ.
Từ lúc vừa mới xông vào khu rừng, ánh mắt của đại sư đã dừng lại trên khối đá khổng lồ này, nơi đó, mới chính là bức tường ngăn cách mà họ cần phải vượt qua. Vách đá lớn ngăn cách giữa tầng bình đài thứ nhất và thứ hai. Chỉ khi đến gần bàn chân người khổng lồ, ông mới thấy rõ, cả vách đá khổng lồ như một con sóng thần đang cuộn lên rồi bị đông cứng lại trong chớp mắt. Một con sóng cao đến cả nghìn mét, ngước lên chẳng thấy đầu ngọn sóng đâu, phần mép của bình đài thứ hai xòe rộng như chiếc ô che phủ tầng bên dưới. Còn các khe hở giữa những trụ lục lăng tưởng chừng như tách biệt độc lập với nhau kỳ thực lại sát sàn sạt đến mức một tờ giấy mỏng cũng không thể nào nhét vào được. Dạng vách nham thạch này thường được các cao thủ leo vách đá gọi là "vách than thở". Trên vách đá không có khe hở để nhét mũi dùi vào, buộc phải dùng máy đục lỗ, đến đoạn cuối, người leo phải treo mình lộn ngược như con nhện trên trần nhà mới vượt qua được. Loại vách đá này, nếu độ cao dưới trăm mét thì các cao thủ leo trèo còn có thể dựa vào thể lực ngoan cường vượt qua, nhưng vách đá này lại cao tới gần hai nghìn mét! Tạm không nói đến phần đỉnh xòe ra như cái ô của nó, cho dù chỉ là vách dốc đứng thôi thì cũng phải mất mấy ngày trời, cùng với vô số thiết bị leo núi mới vượt qua được. Pháp sư Á La thầm nhủ trong lòng: "Vách đá thế này, người đó có thể tay không leo bám lên được hay sao? Còn mình?"
Lúc này, đội trưởng Hồ Dương nói: "Đại sư, ông nghĩ vách đá này được hình thành như thế nào nhỉ?"
Pháp sư Á La lại ngẩng đầu lên, ánh mắt như nhìn xuyên qua chân người khổng lồ, dừng lại trên tầng bình đài thứ hai. Trong tâm trí ông, chợt xuất hiện cảnh tượng từ muôn vạn năm trước: dung nham như một dòng thép lỏng cuồn cuộn chảy, men theo các thông đạo, tràn ra ở tầng bình đài thứ hai. Tới vị trí này, dòng dung nham dần dần nguội lạnh bắt đầu dồn lại, một phần nhỏ còn nóng chảy vòng qua những chướng ngại vật phía trước, chảy đến mép bình đài tầng thứ hai, nhỏ giọt rơi từ trên cao xuống, hình thành nên bàn chân khổng lồ của ngày hôm nay. Pháp sư Á La nói: "Ừm, giống như suy đoán của chúng ta."
Lúc Hương Ba La mật quang bảo giám xuất hiện trước mắt lần đầu tiên, họ đã không ngừng thảo luận xem nơi này có thể được hình thành như thế nào. Muốn cấu thành được địa thế răng cưa trên rộng dưới hẹp thế này, cần phải là loại đá kết cấu hết sức chặt chẽ mới có thể chịu đựng được áp lực phía trên mà không gãy lìa; mà núi lửa hiện đại thì đa phần đều phun từ chính giữa lên, hình thành nên hình chóp giống như kim tự tháp. Cũng có nghĩa là, địa hình này có lẽ được hình thành từ thời viễn cổ. Mấy trăm triệu năm trước, vào giai đoạn đầu của kỷ pecmi, các khối đại lục vẫn chưa ổn định, vỏ trái đất có rất nhiều vết nứt khổng lồ. Khi vỏ trái đất vận động, nham thạch nóng chảy trong lòng trái đất tràn ra khỏi các khe nứt ấy, đó chính là núi lửa dạng khe nứt thời xa xưa. Nham thạch chảy lan khắp mặt đất mênh mông như một tấm thảm, hình thành nên vô số cao nguyên. Sau khi hình thành các vùng cao do dung nham tạo ra, vỏ trái đất lại vận động, tiếp tục dồn dung nham ở dưới lòng trái đất tràn lên, lại tạo nên một vùng cao khác phía trên vùng cao ban đầu, cứ như vậy chồng lên từng tầng, từng tầng một, tạo ra địa hình dung nham hết sức kỳ quái. Sự thực là, ở ba tỉnh Tứ Xuyên, Vân Nam, Quế Châu của Trung Quốc có vô số nơi địa hình tương tự như vậy, nhưng sau khi rời khỏi vùng Xuyên Tây, đi tiếp về phía Tây nữa, thì rất ít phát hiện địa hình tương tự, cho tới khi băng qua Tây Tạng, đi về phía Ấn Độ thì mới lại xuất hiện những bãi đất cao lớn do dung nham núi lửa hình thành.
Sau khi giáo sư Phương Tân tham khảo ý kiến nhiều vị chuyên gia, cùng với kinh nghiệm của đội trưởng Hồ Dương, bọn họ đã đưa ra được một kết luận tổng thể. Đó chính là, sau khi hình thành nên địa hình đặc thù này, mấy chục triệu năm về trước, do các khối lục địa va chạm vào nhau, khiến dãy Himalaya và các mạch núi xung quanh gồ lên, dẫn đến những bãi đất cao do dung nham nóng chảy hình thành và địa hình xung quanh lại tiếp tục được nâng lên cao nữa, tạo thành đỉnh núi cao nhất thế giới của ngày nay. Đồng thời, hầu hết các vùng đất cao khác thì bị những khối lục địa dồn ép, vỡ toác ra, không tiếp tục chồng cao thêm được nữa. Nơi mà họ muốn tìm kiếm, hiển nhiên nằm ở trong kẽ hở giữa các khối đại lục, vẫn còn giữ được hình thái của mấy trăm triệu năm về trước. Vì nằm giữa các khối đại lục, vận động của vỏ trái đất ở đây cực kỳ không ổn định, nên cho đến ngày nay, hiện tượng núi lửa phun trào vẫn có khả năng xảy ra. Các giáo đồ Bản giáo cổ đại nói, thánh địa Ngụy Ma Long Nhân, cứ mỗi một nghìn lẻ hai mươi tám năm lại tái sinh trong ngọn lửa, rất có thể chính là chỉ hiện tượng núi lửa phun trào. Còn con đường đi tới Thánh địa, cũng chính là dòng sông U Minh mà họ vừa vượt qua, hoàn toàn là thông đạo dung nham hình thành khi núi lửa cổ đại phun trào, chứ không phải do dòng nước xâm thực tạo ra.
Nhưng hiện nay lại có một vấn đề khác đặt ra trước mắt họ, nếu như nói ở đây cứ mỗi một nghìn lẻ hai mươi tám năm lại xuất hiện một lần núi lửa phun trào quy mô lớn, vậy thì, hình thái đa dạng của sinh vật nơi đây làm cách nào có thể giữ gìn được một cách hoàn chỉnh như thế? Phải biết rằng, núi lửa phun trào có sức phá hoại khủng khiếp nhất trong tự nhiên, mỗi lần dung nham nóng chảy tràn lên, là động thực vật xung quanh sẽ hoàn toàn bị hủy diệt. Huống hồ ở trong môi trường gần như là khép kín này, đừng nói những thứ khác, chỉ riêng khí độc sản sinh ra lúc núi lửa phun trào hoặc thậm chí là không phun trào, cũng đủ để giết chết tất cả mọi sinh vật ở đây rồi. Nhưng sự thực là, chất lượng không khí bọn họ đo được lại tốt đến mức không thể nào tốt hơn, áng chừng những người chuyển đến sống ở đây, đều có thể tăng tuổi thọ thêm nhiều năm. Pháp sư Á La đoán rằng, đây có thể là núi lửa chết đã kết thúc sinh mệnh từ mấy trăm triệu năm trước, xét cho cùng thì trong các ghi chép bằng văn tự của người Tạng, gần như không phát hiện ra tư liệu gì nhắc đến việc núi lửa phun trào cả. Còn con số một nghìn lẻ hai mươi tám kia, rất có khả năng là một con số thần thánh đối với tín đồ Bản giáo cổ đại, giống như người ngày nay thích số sáu với số tám vậy, còn chuyện tái sinh trong ngọn lửa, cũng hoàn toàn có thể lý giải theo phương diện ý nghĩa tinh thần trong tôn giáo.
Đội trưởng Hồ Dương lại có quan điểm khác, anh cho rằng, nếu trong văn bản không ghi chép, thì có hai khả năng, một là đã từng xuất hiện, nhưng không có ai ghi chép lại; một khả năng nữa là chuyện này đã được ghi chép, nhưng văn bản đã bị thất lạc trong dòng sông lịch sử chảy cuồn cuộn không ngừng. Anh khẳng định chắc chắn rằng, mấy mạch núi lớn vắt ngang qua Tây Tạng, bao gồm cả dãy Himalaya, đều nằm trên vành đai núi lửa Thái Bình Dương, tần số xảy ra động đất ở đây có thể nói là hết sức lớn. Thế nhưng trong lịch sử, những ghi chép về động đất có thể tìm được lại thực sự rất hiếm hoi, huống chi là chuyện núi lửa phun trào.
Hai người mang quan điểm của mình ra trình bày với cả đội, lập tức làm nổ ra một cuộc tranh luận mới. Trương Lập, Nhạc Dương, và Triệu Trang Sinh đều giữ thái độ kiểu "chuyện gì cũng có thể xảy ra," ủng hộ đội trưởng Hồ Dương; Sean, Trác Mộc Cường Ba và Ba Tang thì phân tích một cách lý tính hơn nhiều, có điều họ cũng hơi nghiêng theo chiều hướng ủng hộ đội trưởng Hồ Dương.
Trác Mộc Cường Ba lý giải rằng: nếu nơi này đúng là nằm trong khe hở giữa các khối lục địa, vậy thì vỏ trái đất ở đây có lẽ mỏng hơn một chút, hoặc biết đâu vẫn còn tồn tại núi lửa dạng khe nứt từ thời viễn cổ, nham thạch nóng chảy không phun trào ra, mà giống như chiếc chậu đựng đầy nước dềnh ra từng chút từng chút một, nếu không thì cũng có khả năng là núi lửa lặng, nham thạch nóng chảy nhẹ nhàng bắn tóe ra giống như nồi cháo đang sôi ùng ục chứ không phun trào lên dữ dội. Giống như núi lửa ở Hawaii cũng thường xuyên phun trào, nhưng chỗ đó vẫn là vùng du lịch nổi tiếng đấy thôi, dân cư xung quanh cũng sống vẫn rất thoải mái, lại còn chẳng hiếm những kẻ mạo hiểm đến tận miệng núi lửa chụp ảnh núi lửa phun trào nữa.
Sean thì giải thích về tính đa dạng của sinh vật nơi đây từ phương diện sinh vật học. Anh ta nói: "Mọi người đã quá coi thường khả năng thích ứng của sinh vật rồi đấy. Các nhà khoa học đã phát hiện ra một loài cá nhỏ ở gần khu vực núi lửa dưới đáy Thái Bình Dương, bọn chúng đã hoàn toàn phá vỡ nguyên lý protein sinh vật sẽ đông cứng lại ở nhiệt độ cao hơn năm sáu mươi độ của tự nhiên, sống trong tầng nước có nhiệt độ từ tám mươi đến chín mươi độ, nếu nhiệt độ nước xung quanh quá thấp, ngược lại chúng còn bị chết cóng nữa. Nếu nói núi lửa ở đây phun trào một cách chậm rãi ôn hòa, thì trong cả quãng thời gian dài đằng đẵng như thế, sinh vật ở nơi đây hoàn toàn có thể thích ứng với môi trường sống này, càng không cần phải nói đến loài người có trí tuệ làm gì nữa."
Ba Tang thì phân tích nguyên nhân khí độc núi lửa không gây ảnh hưởng đến hoàn cảnh sinh thái từ góc độ khí tượng. Anh ta giải thích: "Cái gọi là khí độc là chỉ trong dung nham núi lửa có chứa những vật chất không thích hợp cho quá trình sinh trưởng của động thực vật, song không phải tất cả các núi lửa đều có chứa những vật chất ấy, khí núi lửa ở đây có thể không có độc tính; thêm nữa, nếu nói khí núi lửa có độc tính, vậy thì phải xem miệng núi lửa ở chỗ nào, nếu như ở trên tầng bình đài thứ ba kia, vậy thì khe nứt đưa ánh sáng xuống đây sẽ có vai trò cực kỳ then chốt đối với nơi này." Ba Tang thường ngày rất kiệm lời, chẳng khi nào nói được mấy câu, chính bản thân cũng cảm thấy không biết chọn từ ra sao, nhìn bộ dạng mặt đỏ tía tai, gân xanh gồ lên nổi khắp trán của anh ta, cả bọn còn tưởng là anh ta lại nhớ đến cảnh tượng đáng sợ lúc những đồng đội trước đây của mình mất mạng. Cũng may là khi ấy Lữ Cánh Nam và Đường Mẫn đã tắm rửa xong xuôi quay lại. Hai cô cũng đã nghe mọi người trình bày ý kiến của mình, liền giúp Ba Tang bổ sung thêm mấy câu.
Lữ Cánh Nam đưa ra hai giả thuyết: nếu nói rằng cả vùng Shangri-la là một không gian khép kín, thì ánh sáng trên cao kia chỉ có thể là kết quả va đập của các electron, nhưng các electron va đập không thể nào phát ra ánh sáng mạnh như thế được, vì vậy giả thuyết này không hợp lý. Tình huống thứ hai là, những khe bị mây mù dày đặc che phủ ấy liên thông với thế giới bên ngoài, như vậy, những tia sáng ấy không chỉ là do các điện tử va đập vào nhau sản sinh ra, mà còn có cả ánh mặt trời bên ngoài chiết xạ vào nữa. Nếu không gian đã liên thông, bầu không khí cũng tương thông, nếu các thiết bị họ mang đến không bị từ trường ảnh hưởng gây ra sai số quá lớn, tầng bình đài thứ ba đang ẩn mình trong mây mù kia có lẽ cao khoảng trên sáu nghìn mét, phần đỉnh khe sẽ càng cao hơn, rất có khả năng chính là đỉnh núi tuyết bên ngoài. Mọi người đều biết, không khí trên đỉnh núi tuyết rất loãng, áp suất khí quyển cực thấp, gió rất mạnh, còn kết cấu không gian này lại khiến khí áp ở đây tương đối ổn định bất biến, sai biệt về khí áp giữa nơi này và thế giới bên ngoài, cộng với ảnh hưởng của gió mạnh trên đỉnh núi tuyết, sẽ làm không khí trên tầng bình đài bị mây mù che phủ tuần hoàn lưu chuyển.
Lữ Cánh Nam chuyển động hai ngón tay trỏ giải thích: "Bầu không khí trên tầng thứ ba lưu chuyển tuần hoàn sẽ dẫn theo bầu không khí bên trong Shangri-la này lưu chuyển tuần hoàn, giống như hai cái bánh răng vậy, bầu không khí ở tầng thứ nhất và thứ hai sẽ lưu chuyển ngược hướng với bầu không khí trên tầng thứ ba. Như vậy, dòng không khí bên trong không gian gần như kín mít này sẽ trở nên hoạt hóa, rõ ràng lại là một kỳ tích khác nữa của thiên nhiên vĩ đại. Chính vì thế, môi trường tự nhiên và bốn mùa ở đây tạo nên một thế giới hoàn toàn cách biệt với bên ngoài."
Mẫn Mẫn hiểu ra đầu tiên, bèn giải thích một cách hình tượng hơn: "À, bầu không khí lưu chuyển ở đây giống như lá phổi trong cơ thể người ấy, hút không khí trong lành từ thế giới bên ngoài kia vào, sau đó thông qua tuần hoàn, đẩy khí thể độc hại ra ngoài, tầng bình đài thứ ba bị mây mù che phủ kia, chính là nơi trao đổi khí."
Nhạc Dương lại vặn hỏi: "Vậy nếu đúng là do các electron va đập tạo ra ánh sáng mạnh như thế thì sao?"
Lữ Cánh Nam mỉm cười: "Vậy thì bầu trời ở Shangri-la sẽ tiếp tục sáng mãi, không có bóng đêm, mà trên thực tế, kết quả quan sát của chúng ta là..." Cô ngẩng đầu lên, nói tiếp: "Sắc trời ở đây, đang dần dần tối đi."
Đội trưởng Hồ Dương giờ mới sực hiểu ra, mọi người đắm chìm trong không khí thảo luận vui vẻ, không ngờ đã quên béng cả mùi hôi thối nồng nặc trên cơ thể, tới khi Đường Mẫn và Lữ Cánh Nam đều cảm thấy đầu váng mắt hoa, lấy tay bịt mũi xua bọn họ mau đi tắm rửa sạch sẽ, đám đàn ông mới nhớ ra, liền cười đùa nhảy xuống nước.
Khi thực sự đến gần, mới nhận ra bàn chân khổng lồ ấy không chỉ to bình thường. Ở đây đá đỏ phải nhô cao hơn mặt đất ít nhất năm chục mét, chỗ cao thậm chí còn ngang hàng với ngọn những thực vật khổng lồ họ dương xỉ; chiều rộng áng chừng khoảng hai nghìn mét, trải sâu vào khu rừng, có vẻ như nối liền với chân núi. Nhưng khi cả bọn đến phía bên dưới thì mới phát hiện ra, bàn chân khổng lồ trên to dưới nhỏ, muốn bám vách đá leo lên chẳng phải chuyện dễ dàng. Có điều, cũng vẫn còn may mắn, dòng thác chảy qua mu bàn chân khổng lồ cũng xối xuống dưới tạo thành một đầm nước sạch nho nhỏ. Hiện giờ, thứ bọn họ cần nhất, chính là nước sạch, cần phải rửa hết những thứ kinh tởm đến không còn lời nào diễn tả dính trên người trước đã.
Sau một bận đu dây trong rừng, người nào người nấy đều đã dính đòn, trên thân mỗi người ít nhiều cũng có một hai con sinh vật dạng đờm lầy nhầy bám chặt. Sean là thảm nhất, từ đầu đến chân anh ta bị sinh vật ấy bọc kín, thoạt nhìn cứ như mặc một bộ đồ ngụy trang rằn ri hai màu xanh vàng; mái tóc bạch kim thì như bị ai tương hàng đống trứng gà sống, dính bết vào nhau. Nhìn thấy đầm nước sạch, Sean liền không ghìm được, lao thẳng tới, chẳng ngờ, lại bị hai tiếng quát lanh lảnh ngăn lại.
"Đứng lại, Sean!" Câu đầu tiên là mệnh lệnh của Lữ Cánh Nam.
"Sean, anh đứng lại cho tôi!" Câu thứ hai là tiếng hét của Đường Mẫn. Bạn đang đọc truyện được lấy tại Truyenyy chấm cơm.
Sean hoang mang không biết xảy ra chuyện gì, tựa hồ anh ta đã phạm phải sai lầm nghiêm trọng lắm vậy. Hai cô gái nổi giận bừng bừng lao đến trước mặt anh ta: "Anh... sao anh có thể đi trước chúng tôi được chứ?"
"Phải đấy, phải đợi chúng tôi rửa trước rồi mới đến lượt các anh chứ!"
Thì ra, cả hai cô đều nhất trí quan điểm rằng: đầm nước sạch sẽ này bị đám đàn ông thối tắm rửa xong rồi, chẳng phải thành một đầm nước vừa bẩn vừa thối sao, làm sao còn dùng được nữa? Vì vậy, lẽ đương nhiên là phải cho họ hưởng dụng trước. Sean giờ mới vỡ nhẽ, thì ra mình đã phạm một sai lầm mang tính lễ tiết.
Anh ta vẩy vẩy bàn tay dính đầy chất niêm dịch kinh tởm, rồi lại nhìn thân thể bị dính nhơ nhớp xanh xanh vàng vàng, lẩm bẩm: "Nhưng mà tôi... nhưng mà tôi..." Lữ Cánh Nam liếc nhìn cái đầm nhỏ xíu chưa đầy mười mét vuông bên dưới thác nước, thấy xung quanh toàn là bùn nhão ùng ục, nói thế nào cũng không chịu cho Sean rửa trước. Lữ Cánh Nam đã nói nhanh như gió, Đường Mẫn cũng mồm năm miệng mười, hai người một xướng một họa, lua xa lua xua nói một tràng những đạo lý Trung Quốc mà Sean nghe chẳng hiểu gì cả, cuối cùng, dưới hai tầng áp bức, anh ta nào còn dám không chịu đầu hàng.
Một đám "đàn ông thối" danh xứng với thực tập trung lại một chỗ, chỉ thấy mùi tanh tưởi hôi thối trên người mình mỗi lúc một xộc vào mũi nồng nặc hơn. Nhìn bộ dạng ủ rũ của Sean, Nhạc Dương miễn cưỡng rặn ra một nụ cười an ủi: "Giờ chính là thời cơ để phát huy phong độ quý tộc của anh đấy. Đàn ông chúng ta chẳng việc gì phải tranh giành với đám đàn bà ấy cả."
Sean nói bằng thứ tiếng Trung lơ lớ ngượng ngập: "Quý với cả tộc cái bà nội cậu ấy!"
Mọi người đều rất tự giác xoay lưng lại phía đầm nước, quây thành một hình cung, ngoài Trác Mộc Cường Ba, những người còn lại thậm chí còn không dám ngoảnh đầu lại liếc nhìn một cái. "Khụ khụ," Trương Lập đột nhiên hắng giọng nói, "thực ra, tôi cảm thấy... đương nhiên, đây chỉ là ý kiến cá nhân của tôi thôi nhé, Cường Ba thiếu gia, anh có thể qua tắm chung với bọn họ cũng được đấy." Cả đám đàn ông đều nở một nụ cười gian giảo.
Trác Mộc Cường Ba làm bộ nghiêm nghị trả lời: "Tôi sợ bị đá bay đi mất." Cả bọn đều ngoác miệng ra cười, nhưng chỉ có một người phát ra âm thanh!
"Ha ha!" Trương Lập cười lớn thành tiếng xong, mới nhận ra những người khác đều chỉ ngoác miệng ra, chứ không hề phát ra âm thanh gì, bỗng sực nhớ ra người ở phía sau mình có thính giác cực kỳ siêu tuyệt, tư duy cũng mẫn tiệp hơn người, lẽ nào lại không nghe ra ý đồ xấu xa trong tiếng cười đó. Vừa nghĩ tới đây, bỗng như có một trận gió âm thổi tới, anh chàng lập tức cảm thấy không ổn, vội vàng bịt chặt mũi miệng lại.
Đội trưởng Hồ Dương và pháp sư Á La thì ở một chỗ cách xa đầm nước, lợi dụng ánh sáng lờ mờ nghiên cứu cấu tạo bàn chân người khổng lồ. Quan sát từ cự ly gần, sẽ phát hiện ra bàn chân này không phải một khối nham thạch nguyên vẹn, mà do từng khối đá hình lăng trụ ghép lại với nhau, sắp xếp hết sức thẳng thớm chỉnh tề, như thể do bàn tay con người dựng nên, nhưng cả đội trưởng Hồ Dương và pháp sư Á La đều biết, đây chính là một kỳ tích do thiên nhiên vĩ đại tạo ra.
Khi dung nham núi lửa nhanh chóng nguội lạnh, nham thạch nứt nẻ đồng thời hình thành một hình thái tương tự như kết tích, hình thái của mỗi trụ nham thạch đều ngay ngắn quy cách hệt như tổ ong, phía trên hơi cong cong lại thành hình cung. Đứng bên dưới vách đá này, cảm giác tựa như đang đứng lặng dưới hành lang của tòa cung điện nào đó từ thời viễn cổ, đội trưởng Hồ Dương đưa tay sờ những trụ đá hình lục lăng chỉnh tề ấy, thầm thở dài trước sự thần kỳ của thiên nhiên, còn pháp sư Á La thì khẽ ngẩng đầu lên, như đang ngẫm nghĩ.
Từ lúc vừa mới xông vào khu rừng, ánh mắt của đại sư đã dừng lại trên khối đá khổng lồ này, nơi đó, mới chính là bức tường ngăn cách mà họ cần phải vượt qua. Vách đá lớn ngăn cách giữa tầng bình đài thứ nhất và thứ hai. Chỉ khi đến gần bàn chân người khổng lồ, ông mới thấy rõ, cả vách đá khổng lồ như một con sóng thần đang cuộn lên rồi bị đông cứng lại trong chớp mắt. Một con sóng cao đến cả nghìn mét, ngước lên chẳng thấy đầu ngọn sóng đâu, phần mép của bình đài thứ hai xòe rộng như chiếc ô che phủ tầng bên dưới. Còn các khe hở giữa những trụ lục lăng tưởng chừng như tách biệt độc lập với nhau kỳ thực lại sát sàn sạt đến mức một tờ giấy mỏng cũng không thể nào nhét vào được. Dạng vách nham thạch này thường được các cao thủ leo vách đá gọi là "vách than thở". Trên vách đá không có khe hở để nhét mũi dùi vào, buộc phải dùng máy đục lỗ, đến đoạn cuối, người leo phải treo mình lộn ngược như con nhện trên trần nhà mới vượt qua được. Loại vách đá này, nếu độ cao dưới trăm mét thì các cao thủ leo trèo còn có thể dựa vào thể lực ngoan cường vượt qua, nhưng vách đá này lại cao tới gần hai nghìn mét! Tạm không nói đến phần đỉnh xòe ra như cái ô của nó, cho dù chỉ là vách dốc đứng thôi thì cũng phải mất mấy ngày trời, cùng với vô số thiết bị leo núi mới vượt qua được. Pháp sư Á La thầm nhủ trong lòng: "Vách đá thế này, người đó có thể tay không leo bám lên được hay sao? Còn mình?"
Lúc này, đội trưởng Hồ Dương nói: "Đại sư, ông nghĩ vách đá này được hình thành như thế nào nhỉ?"
Pháp sư Á La lại ngẩng đầu lên, ánh mắt như nhìn xuyên qua chân người khổng lồ, dừng lại trên tầng bình đài thứ hai. Trong tâm trí ông, chợt xuất hiện cảnh tượng từ muôn vạn năm trước: dung nham như một dòng thép lỏng cuồn cuộn chảy, men theo các thông đạo, tràn ra ở tầng bình đài thứ hai. Tới vị trí này, dòng dung nham dần dần nguội lạnh bắt đầu dồn lại, một phần nhỏ còn nóng chảy vòng qua những chướng ngại vật phía trước, chảy đến mép bình đài tầng thứ hai, nhỏ giọt rơi từ trên cao xuống, hình thành nên bàn chân khổng lồ của ngày hôm nay. Pháp sư Á La nói: "Ừm, giống như suy đoán của chúng ta."
Lúc Hương Ba La mật quang bảo giám xuất hiện trước mắt lần đầu tiên, họ đã không ngừng thảo luận xem nơi này có thể được hình thành như thế nào. Muốn cấu thành được địa thế răng cưa trên rộng dưới hẹp thế này, cần phải là loại đá kết cấu hết sức chặt chẽ mới có thể chịu đựng được áp lực phía trên mà không gãy lìa; mà núi lửa hiện đại thì đa phần đều phun từ chính giữa lên, hình thành nên hình chóp giống như kim tự tháp. Cũng có nghĩa là, địa hình này có lẽ được hình thành từ thời viễn cổ. Mấy trăm triệu năm trước, vào giai đoạn đầu của kỷ pecmi, các khối đại lục vẫn chưa ổn định, vỏ trái đất có rất nhiều vết nứt khổng lồ. Khi vỏ trái đất vận động, nham thạch nóng chảy trong lòng trái đất tràn ra khỏi các khe nứt ấy, đó chính là núi lửa dạng khe nứt thời xa xưa. Nham thạch chảy lan khắp mặt đất mênh mông như một tấm thảm, hình thành nên vô số cao nguyên. Sau khi hình thành các vùng cao do dung nham tạo ra, vỏ trái đất lại vận động, tiếp tục dồn dung nham ở dưới lòng trái đất tràn lên, lại tạo nên một vùng cao khác phía trên vùng cao ban đầu, cứ như vậy chồng lên từng tầng, từng tầng một, tạo ra địa hình dung nham hết sức kỳ quái. Sự thực là, ở ba tỉnh Tứ Xuyên, Vân Nam, Quế Châu của Trung Quốc có vô số nơi địa hình tương tự như vậy, nhưng sau khi rời khỏi vùng Xuyên Tây, đi tiếp về phía Tây nữa, thì rất ít phát hiện địa hình tương tự, cho tới khi băng qua Tây Tạng, đi về phía Ấn Độ thì mới lại xuất hiện những bãi đất cao lớn do dung nham núi lửa hình thành.
Sau khi giáo sư Phương Tân tham khảo ý kiến nhiều vị chuyên gia, cùng với kinh nghiệm của đội trưởng Hồ Dương, bọn họ đã đưa ra được một kết luận tổng thể. Đó chính là, sau khi hình thành nên địa hình đặc thù này, mấy chục triệu năm về trước, do các khối lục địa va chạm vào nhau, khiến dãy Himalaya và các mạch núi xung quanh gồ lên, dẫn đến những bãi đất cao do dung nham nóng chảy hình thành và địa hình xung quanh lại tiếp tục được nâng lên cao nữa, tạo thành đỉnh núi cao nhất thế giới của ngày nay. Đồng thời, hầu hết các vùng đất cao khác thì bị những khối lục địa dồn ép, vỡ toác ra, không tiếp tục chồng cao thêm được nữa. Nơi mà họ muốn tìm kiếm, hiển nhiên nằm ở trong kẽ hở giữa các khối đại lục, vẫn còn giữ được hình thái của mấy trăm triệu năm về trước. Vì nằm giữa các khối đại lục, vận động của vỏ trái đất ở đây cực kỳ không ổn định, nên cho đến ngày nay, hiện tượng núi lửa phun trào vẫn có khả năng xảy ra. Các giáo đồ Bản giáo cổ đại nói, thánh địa Ngụy Ma Long Nhân, cứ mỗi một nghìn lẻ hai mươi tám năm lại tái sinh trong ngọn lửa, rất có thể chính là chỉ hiện tượng núi lửa phun trào. Còn con đường đi tới Thánh địa, cũng chính là dòng sông U Minh mà họ vừa vượt qua, hoàn toàn là thông đạo dung nham hình thành khi núi lửa cổ đại phun trào, chứ không phải do dòng nước xâm thực tạo ra.
Nhưng hiện nay lại có một vấn đề khác đặt ra trước mắt họ, nếu như nói ở đây cứ mỗi một nghìn lẻ hai mươi tám năm lại xuất hiện một lần núi lửa phun trào quy mô lớn, vậy thì, hình thái đa dạng của sinh vật nơi đây làm cách nào có thể giữ gìn được một cách hoàn chỉnh như thế? Phải biết rằng, núi lửa phun trào có sức phá hoại khủng khiếp nhất trong tự nhiên, mỗi lần dung nham nóng chảy tràn lên, là động thực vật xung quanh sẽ hoàn toàn bị hủy diệt. Huống hồ ở trong môi trường gần như là khép kín này, đừng nói những thứ khác, chỉ riêng khí độc sản sinh ra lúc núi lửa phun trào hoặc thậm chí là không phun trào, cũng đủ để giết chết tất cả mọi sinh vật ở đây rồi. Nhưng sự thực là, chất lượng không khí bọn họ đo được lại tốt đến mức không thể nào tốt hơn, áng chừng những người chuyển đến sống ở đây, đều có thể tăng tuổi thọ thêm nhiều năm. Pháp sư Á La đoán rằng, đây có thể là núi lửa chết đã kết thúc sinh mệnh từ mấy trăm triệu năm trước, xét cho cùng thì trong các ghi chép bằng văn tự của người Tạng, gần như không phát hiện ra tư liệu gì nhắc đến việc núi lửa phun trào cả. Còn con số một nghìn lẻ hai mươi tám kia, rất có khả năng là một con số thần thánh đối với tín đồ Bản giáo cổ đại, giống như người ngày nay thích số sáu với số tám vậy, còn chuyện tái sinh trong ngọn lửa, cũng hoàn toàn có thể lý giải theo phương diện ý nghĩa tinh thần trong tôn giáo.
Đội trưởng Hồ Dương lại có quan điểm khác, anh cho rằng, nếu trong văn bản không ghi chép, thì có hai khả năng, một là đã từng xuất hiện, nhưng không có ai ghi chép lại; một khả năng nữa là chuyện này đã được ghi chép, nhưng văn bản đã bị thất lạc trong dòng sông lịch sử chảy cuồn cuộn không ngừng. Anh khẳng định chắc chắn rằng, mấy mạch núi lớn vắt ngang qua Tây Tạng, bao gồm cả dãy Himalaya, đều nằm trên vành đai núi lửa Thái Bình Dương, tần số xảy ra động đất ở đây có thể nói là hết sức lớn. Thế nhưng trong lịch sử, những ghi chép về động đất có thể tìm được lại thực sự rất hiếm hoi, huống chi là chuyện núi lửa phun trào.
Hai người mang quan điểm của mình ra trình bày với cả đội, lập tức làm nổ ra một cuộc tranh luận mới. Trương Lập, Nhạc Dương, và Triệu Trang Sinh đều giữ thái độ kiểu "chuyện gì cũng có thể xảy ra," ủng hộ đội trưởng Hồ Dương; Sean, Trác Mộc Cường Ba và Ba Tang thì phân tích một cách lý tính hơn nhiều, có điều họ cũng hơi nghiêng theo chiều hướng ủng hộ đội trưởng Hồ Dương.
Trác Mộc Cường Ba lý giải rằng: nếu nơi này đúng là nằm trong khe hở giữa các khối lục địa, vậy thì vỏ trái đất ở đây có lẽ mỏng hơn một chút, hoặc biết đâu vẫn còn tồn tại núi lửa dạng khe nứt từ thời viễn cổ, nham thạch nóng chảy không phun trào ra, mà giống như chiếc chậu đựng đầy nước dềnh ra từng chút từng chút một, nếu không thì cũng có khả năng là núi lửa lặng, nham thạch nóng chảy nhẹ nhàng bắn tóe ra giống như nồi cháo đang sôi ùng ục chứ không phun trào lên dữ dội. Giống như núi lửa ở Hawaii cũng thường xuyên phun trào, nhưng chỗ đó vẫn là vùng du lịch nổi tiếng đấy thôi, dân cư xung quanh cũng sống vẫn rất thoải mái, lại còn chẳng hiếm những kẻ mạo hiểm đến tận miệng núi lửa chụp ảnh núi lửa phun trào nữa.
Sean thì giải thích về tính đa dạng của sinh vật nơi đây từ phương diện sinh vật học. Anh ta nói: "Mọi người đã quá coi thường khả năng thích ứng của sinh vật rồi đấy. Các nhà khoa học đã phát hiện ra một loài cá nhỏ ở gần khu vực núi lửa dưới đáy Thái Bình Dương, bọn chúng đã hoàn toàn phá vỡ nguyên lý protein sinh vật sẽ đông cứng lại ở nhiệt độ cao hơn năm sáu mươi độ của tự nhiên, sống trong tầng nước có nhiệt độ từ tám mươi đến chín mươi độ, nếu nhiệt độ nước xung quanh quá thấp, ngược lại chúng còn bị chết cóng nữa. Nếu nói núi lửa ở đây phun trào một cách chậm rãi ôn hòa, thì trong cả quãng thời gian dài đằng đẵng như thế, sinh vật ở nơi đây hoàn toàn có thể thích ứng với môi trường sống này, càng không cần phải nói đến loài người có trí tuệ làm gì nữa."
Ba Tang thì phân tích nguyên nhân khí độc núi lửa không gây ảnh hưởng đến hoàn cảnh sinh thái từ góc độ khí tượng. Anh ta giải thích: "Cái gọi là khí độc là chỉ trong dung nham núi lửa có chứa những vật chất không thích hợp cho quá trình sinh trưởng của động thực vật, song không phải tất cả các núi lửa đều có chứa những vật chất ấy, khí núi lửa ở đây có thể không có độc tính; thêm nữa, nếu nói khí núi lửa có độc tính, vậy thì phải xem miệng núi lửa ở chỗ nào, nếu như ở trên tầng bình đài thứ ba kia, vậy thì khe nứt đưa ánh sáng xuống đây sẽ có vai trò cực kỳ then chốt đối với nơi này." Ba Tang thường ngày rất kiệm lời, chẳng khi nào nói được mấy câu, chính bản thân cũng cảm thấy không biết chọn từ ra sao, nhìn bộ dạng mặt đỏ tía tai, gân xanh gồ lên nổi khắp trán của anh ta, cả bọn còn tưởng là anh ta lại nhớ đến cảnh tượng đáng sợ lúc những đồng đội trước đây của mình mất mạng. Cũng may là khi ấy Lữ Cánh Nam và Đường Mẫn đã tắm rửa xong xuôi quay lại. Hai cô cũng đã nghe mọi người trình bày ý kiến của mình, liền giúp Ba Tang bổ sung thêm mấy câu.
Lữ Cánh Nam đưa ra hai giả thuyết: nếu nói rằng cả vùng Shangri-la là một không gian khép kín, thì ánh sáng trên cao kia chỉ có thể là kết quả va đập của các electron, nhưng các electron va đập không thể nào phát ra ánh sáng mạnh như thế được, vì vậy giả thuyết này không hợp lý. Tình huống thứ hai là, những khe bị mây mù dày đặc che phủ ấy liên thông với thế giới bên ngoài, như vậy, những tia sáng ấy không chỉ là do các điện tử va đập vào nhau sản sinh ra, mà còn có cả ánh mặt trời bên ngoài chiết xạ vào nữa. Nếu không gian đã liên thông, bầu không khí cũng tương thông, nếu các thiết bị họ mang đến không bị từ trường ảnh hưởng gây ra sai số quá lớn, tầng bình đài thứ ba đang ẩn mình trong mây mù kia có lẽ cao khoảng trên sáu nghìn mét, phần đỉnh khe sẽ càng cao hơn, rất có khả năng chính là đỉnh núi tuyết bên ngoài. Mọi người đều biết, không khí trên đỉnh núi tuyết rất loãng, áp suất khí quyển cực thấp, gió rất mạnh, còn kết cấu không gian này lại khiến khí áp ở đây tương đối ổn định bất biến, sai biệt về khí áp giữa nơi này và thế giới bên ngoài, cộng với ảnh hưởng của gió mạnh trên đỉnh núi tuyết, sẽ làm không khí trên tầng bình đài bị mây mù che phủ tuần hoàn lưu chuyển.
Lữ Cánh Nam chuyển động hai ngón tay trỏ giải thích: "Bầu không khí trên tầng thứ ba lưu chuyển tuần hoàn sẽ dẫn theo bầu không khí bên trong Shangri-la này lưu chuyển tuần hoàn, giống như hai cái bánh răng vậy, bầu không khí ở tầng thứ nhất và thứ hai sẽ lưu chuyển ngược hướng với bầu không khí trên tầng thứ ba. Như vậy, dòng không khí bên trong không gian gần như kín mít này sẽ trở nên hoạt hóa, rõ ràng lại là một kỳ tích khác nữa của thiên nhiên vĩ đại. Chính vì thế, môi trường tự nhiên và bốn mùa ở đây tạo nên một thế giới hoàn toàn cách biệt với bên ngoài."
Mẫn Mẫn hiểu ra đầu tiên, bèn giải thích một cách hình tượng hơn: "À, bầu không khí lưu chuyển ở đây giống như lá phổi trong cơ thể người ấy, hút không khí trong lành từ thế giới bên ngoài kia vào, sau đó thông qua tuần hoàn, đẩy khí thể độc hại ra ngoài, tầng bình đài thứ ba bị mây mù che phủ kia, chính là nơi trao đổi khí."
Nhạc Dương lại vặn hỏi: "Vậy nếu đúng là do các electron va đập tạo ra ánh sáng mạnh như thế thì sao?"
Lữ Cánh Nam mỉm cười: "Vậy thì bầu trời ở Shangri-la sẽ tiếp tục sáng mãi, không có bóng đêm, mà trên thực tế, kết quả quan sát của chúng ta là..." Cô ngẩng đầu lên, nói tiếp: "Sắc trời ở đây, đang dần dần tối đi."
Đội trưởng Hồ Dương giờ mới sực hiểu ra, mọi người đắm chìm trong không khí thảo luận vui vẻ, không ngờ đã quên béng cả mùi hôi thối nồng nặc trên cơ thể, tới khi Đường Mẫn và Lữ Cánh Nam đều cảm thấy đầu váng mắt hoa, lấy tay bịt mũi xua bọn họ mau đi tắm rửa sạch sẽ, đám đàn ông mới nhớ ra, liền cười đùa nhảy xuống nước.
Tác giả :
Hà Mã