Man Cô Nhi Hồ Điệp Seba
Chương 28 - Chương 28
Buổi sáng hãy còn là một anh chàng làm ruộng quèn, buổi chiều đã trở thành quan trong cung đình nhà vua. Hoàng đế mời nhóm tiến sĩ đến ăn cơm uống rượu, đương nhiên chẳng liên quan gì đến tôi cả.
(Hai câu đầu là hai câu trong Thần Đồng Thi, bài 05 Triều vi điền xá lang.)
Chuyện Tiên Tâm đạt được chức Trạng Nguyên thẳng thắn mà nói thì, tôi không có cảm giác gì. Dù sao Tiên Tâm là nhân vật cấp đại thần, chàng làm gì tôi cũng không thấy ngạc nhiên. Ngẫm lại thì mắt nhìn người của cái cô nàng Man Cô Nhi trước kia kém thật, các cô gái khác cũng chẳng biết nhìn người. Một nhân vật tốt đẹp cấp thần như thế mà chỉ vì mặt mũi bình thường, thiếu một chân mà lại không được đánh giá cao, quá quá quá là nông cạn.
Tôi không khỏi thấy hơi dương dương tự đắc, còn có cảm giác đắc chí như kẻ tiểu nhân. Tôi không có tiền đồ cũng chẳng sao, lại còn sờ bừa cũng sờ được hàng tốt. Thiên tài trong thiên tài đấy, lúc trước lúc tôi ôm chàng vỗ lưng cho chàng, quả thật tôi hoàn toàn không ngờ được. Thật ra chàng mà không phải thiên tài tôi vẫn yêu chàng như thế, chẳng qua chàng thiên tài như vậy thì tôi thấy sùng bái hơn thôi.
Chẳng có cách nào, tôi có sự sùng bái rất nghiêm trọng với anh hùng. Không thì làm sao thần tượng duy nhất của tôi lại là Hoắc Khứ Bệnh oai hùng chứ?
Nhưng bữa cơm này Tiên Tâm ăn cũng lâu thật, mặt trời dần ngả về tây rồi, không phải còn có lệnh cấm vào cung và cấm đi lại ban đêm sao? Tôi đang sốt ruột âu lo chờ thì Chu đại nhân (em trai của châu phán châu Giang Tô) cho người tới nói, Hoàng Thượng vời tôi vào gặp.
Tôi lập tức thấy như bị sét đánh.
Chuyện thế này là thế nào? Tôi còn mơ hồ, thê thiếp và nha đầu của Chu đại nhân đã vây lên, bắt đầu thay quần áo và trang điểm cho tôi. Tôi chỉ chấp nhận cho họ kẻ mày, mà họ còn không kẻ đẹp được như Tiên Tâm.
Nếu không phải công công truyền chỉ còn đứng ngoài kia chờ, thì không biết họ còn định vẽ mặt tôi ra thành thế nào nữa.
Nhưng tôi cứ ngây ngẩn ra, không biết đã xảy ra chuyện gì.
Tôi ngồi ở trong xe ngựa, cả trái tim bất ổn. Trước nay tôi chưa từng nghe qua Hoàng Thượng muốn gặp vợ của Trạng Nguyên. Hay là Tiên Tâm chọc giận Hoàng Thượng, ông ta muốn chém cả chàng cả tôi ở trong kinh? Nhưng tôi cũng chưa từng nghe nói người ta vận chuyển kẻ phạm tội chết bằng xe ngựa xa hoa thế này…
Tiến cung rồi tôi lại bị đưa đi. Tử Cấm Thành đây ơi hỡi cố cung… Đáng tiếc tôi chẳng có chút tâm tình thưởng thức nào, chỉ lo chạy chậm theo. Lúc tôi cảm thấy mình sắp mệt chết thì đã đến một lầu các sân vườn, ngẩng đầu chỉ thấy chữ viết rồng bay phượng múa, tôi chỉ nhận mặt được đúng chữ “Lâm". Tôi đã bảo tôi đọc chữ Thảo rất kém mà.
Có vẻ tiệc thiết Tiến sĩ đã tàn, trước mắt ngoại trừ ba người Trạng Nguyên Bảng Nhãn Thám Hoa thì là mấy kẻ mặc áo bào đỏ và tím, tôi nghĩ là mấy đại quan theo hầu cho vui cạnh Hoàng đế.
Về phần hoàng đế, ông ta không giống trong tưởng tượng của tôi lắm. Ông ta không đeo cái vương miện có hạt châu rũ phía trước (vô nghĩa!), trông ước chừng 30 tuổi, mặt trắng có râu, thế thôi.
Sao tôi không nhìn cho rõ hả? Đấy có phải chồng tôi đâu, tôi ngắm kĩ làm gì?
Chuyện làm tôi lo hơn là Tiên Tâm đang chống nạng đứng một bên, mặt chàng trầm tĩnh thờ ơ, nhưng tôi biết chàng đang cứng đầu cứng cổ. Tôi ngây người vài giây mới vội quỳ xuống, miệng gọi vạn tuế.
“Trẫm tưởng là quốc sắc thiên hương thế nào chứ." Hoàng đế lại còn cười lạnh một tiếng, “Trạng Nguyên lang, khanh kháng chỉ vì một cô gái thế này thôi ư?"
(Lang: ý chỉ người đàn ông, hay đi sau tên, chức vị linh tinh để gọi. Nhị lang: Chàng hai, đứa con thứ hai. Trạng Nguyên lang: Chàng Trạng Nguyên, anh Trạng Nguyên.)
Tôi trộm ngẩng đầu, nhìn thấy Tiên Tâm trúc trắc nhưng không kém phần thản nhiên chống nạng quỳ xuống. Lòng tôi bỗng nhiên đau xót. Hôm nay tôi đã biết là chàng sẽ không ngừng phải quỳ quỳ lạy bái, cho nên đã bọc một miếng lót ở sau cái chân gãy cho chàng. Nhưng nhất định là đau, đồ ngốc này, hoàng đế để chàng đứng, chàng quỳ làm gì?
“Khởi bẩm Hoàng Thượng, đây là người vợ bên thần thuở còn khó khăn, lại cứu thần trong cơn hiểm nghèo. Vết thương máu mủ đầm đìa, hôi thối không ngửi được, vợ dại tự mình lo liệu xử lý, cũng không mượn tay người khác. Vi thần mấy bận muốn chết, vì không nhịn được nỗi khổ sở lúc ốm đau… Nhưng vợ dại kể cả lúc mệt mỏi khôn cùng, đêm không chợp mắt, vẫn cùng sinh cùng tử, mới giúp thần tạm bợ qua ngày.
“Luận ân nghĩa vợ chồng, ân sâu nghĩa dày, kể tình yêu nam nữ, đâu chỉ sớm sớm chiều chiều? Vi thần đã ngẫm ngợi, nghiên cứu kỹ cả đời cũng không thể báo đáp được tấm thâm tình trọng nghĩa của vợ dại, chỉ còn cách thề thốt. Chuyện ca hát tuy rằng nhỏ nhặt, nhưng đạo làm chồng cần phải dụng tâm. Thưa, vợ dại chẳng báu món gì, chỉ mỗi khi thần hé miệng răng nàng mới hớn hở đôi phần, không đến nỗi suốt ngày ưu phiền vì vi thần nữa…"
Góc độ này của tôi vừa hay có thể nhìn được gương mặt nhìn nghiêng hoàn mỹ của chàng. Có lẽ chàng đã tung hết nụ cười thánh mẫu lẫn sự ưu thương hoàn mỹ cả đời ra, cứ gọi là không một kẽ hở, diễn xướng xuất sắc thật!
Cái người mà chàng nói kia… Là tôi thật sao? Tôi mỗi bữa đều ăn ba bát cơm, cả ngày cười hì hì, ưu sầu suốt ngày tới nỗi chỉ khi chàng ca hát mới hớn hở bao giờ?
Dối trá, dối trá, quá dối trá. Thế giới của người lớn thật đáng sợ, Tiên Tâm nói dối mặt không đổi sắc không cần chuẩn bị bản thảo càng đáng sợ. Tôi chỉ có thể cúi đầu, đỏ bừng cả mặt, hổ thẹn cực kì xem Tiên Tâm diễn tuồng.
Nếu chàng đến thế kỷ 21, chắc cú có thể ôm giải thưởng Kim Mã về. Giả bộ mà… thành khẩn quá.
Trông hoàng đế có vẻ đã bị chàng lừa phỉnh đến độ không biết trời trăng gì, mắt rồng ửng đỏ, hòa ái dễ gần lạ lùng mời Tiên Tâm hát vang một khúc. Lý do từ chối của chàng đều là quê mùa dốt nát, tà ma ngoại đạo, không thể phụng vua.
Về sau người khác cũng sôi nổi khuyên bảo, rồi hoàng đế nói một câu, “Lâm thị đứng dậy đi, nào có đạo lý quỳ nghe bao giờ?"
Tôi biết im lặng là vàng, nhưng thấy Tiên Tâm quỳ lâu như thế, khác gì quỳ vào trái tim tôi, rất đau. Tôi căng da đầu, “Khởi bẩm thánh thượng, dân phụ… không cần đứng dậy, quỳ là được ạ. Nhưng phu quân con… đầu gối của phu quân con không tốt, có thể để chàng ngồi được không ạ? Phần chàng nên quỳ xin để con quỳ thay…"
Tôi tê dại da đầu phát hiện, lại là sự yên tĩnh quen thuộc và đáng sợ.
Tiên Tâm nhìn về phía này, một giọt nước mắt chảy xuống gương mặt bình tĩnh của chàng.
… Đừng diễn lừa tình quá đáng như thế được không?!
Kết quả hai chúng tôi đều được ngồi lên ghế dựa, Tiên Tâm cực kỳ biết nghe lời mở miệng hát, nhưng nghe được âm thứ nhất là tôi muốn đánh chàng ngay. Chàng đang ở Tử Cấm Thành của triều Đại Minh… dùng khẩu âm Tô Châu thì tưởng là em không nghe ra hả? Sao chàng có thể hát “One night in Bắc Kinh" ở chỗ này chứ?!
Đương nhiên, bài hát thì hay, còn giọng chàng là kim cương. Nhưng đây không phải là giai điệu mà triều Đại Minh đánh giá cao (vô nghĩa!), chỉ là cá nhân tôi yêu thích thôi!
Ngay cả như vậy, cả ông chủ nhớn lẫn đội các ông chủ nhỏ của triều Đại Minh đều thấy hay như điện giật. Khi đi thì mỗi người một xe ngựa đơn, khi về thì hai người ba xe ngựa, hai xe đều là đồ thưởng.
Chúng tôi nắm tay nhau thật lâu, tôi mới mở miệng, “Thế này có tính là khi quân không?" Chém gió thế này… không thành vấn đề thật chứ?
“Chắc không tính đâu." Tiên Tâm bình tĩnh thoải mái, nghiêng đầu ngẫm nghĩ, “Tình cảm là thật, còn lại thì là biện pháp nói quá thôi."
Tôi hơi đổ mồ hôi.
“Sao chàng lại hát bài đấy? Rõ ràng chàng biết đấy không phải là ca khúc của bên này…" Tôi nổi giận, “Hơn nữa chàng trả treo với hoàng đế làm gì? Ông ta bảo chàng hát thì cứ hát đi, ông ta là ông chủ lớn của Đại Minh đấy, chàng ngang làm gì…?"
Chàng nhẹ nhàng cười một tiếng, “Nương tử, ta đích xác đã thề chỉ hát cho nàng nghe. Mà lời thề này đã khiến chúng ta miễn được họa đấy."
Triều Đại Minh này, có thể nói là một quốc gia điên cuồng vì tạp kịch, đến cả hoàng đế cũng không phải ngoại lệ. An Khang đế còn trộm cải trang chuồn ra ngoài nghe kịch, có thể thấy nó đã sớm trở thành kiểu giải trí lớn nhất của quốc gia. Bát cơm ông trời thưởng không dễ dàng, huống chi lại còn là ban thưởng Mãn Hán toàn tịch như của Tiên Tâm.
Đã từng có tài tử dám viết thơ cảm thán, một số hoàng thân hậu duệ quý tộc càng có ý thèm nhỏ dãi. Chỉ là chàng thi đậu Trạng Nguyên, tầng lớp thăng thẳng tới gần hoàng đế. Hoàng đế nghe tin tân khoa Trạng Nguyên có giọng rất hay, càng muốn mở mang tầm mắt.
Chính bởi chàng đã thề thốt với tôi, chàng thà chết không chịu, còn hát một bài nhạc lưu hành nhưng không được thời đại này thưởng thức, cũng chẳng tổn hao thanh danh giọng ca vàng của chàng. Chàng có thể cảm động cả hoàng đế, khiến ông ta không bắt ép chàng, thì những người khác có thể to hơn hoàng đế, dám bắt ép chàng ư?
Đen tối, đen tối, quá đen tối, tính kế hết mọi người, cả lời thề ước ngọt ngào của chúng tôi chàng cũng tính kế luôn.
“Ai bảo thế?" Chàng lườm tôi một cái, “Ta bảo rồi, tình cảm trong mỗi chữ đều là thật. Ta chính là yêu nàng như vậy đấy, hoàng đế chém đầu ta cũng không sợ."
Lâu lắm rồi tôi không thấy chàng đỏ mặt. Kết quả, cả mặt tôi cũng đỏ theo.
Lúc về tôi giúp chàng tháo miếng đệm ở bên chân cụt, phát hiện trầy da cả rồi. Tôi đau lòng đến mức nước mắt lưng tròng. Chờ thị nữ mang nước ấm lên tắm rửa, tôi tự mình đi cảm ơn Chu đại nhân, nói Tiên Tâm đã mệt lử muốn chết rồi, cần phải nghỉ ngơi, ngày mai lại đến bái tạ.
Lúc tôi trở lại, chàng lại còn chưa tắm, thị nữ bên cạnh đang xấu hổ khuyên chàng.
“Không dám làm phiền." Chàng cười khẽ, “Có phu nhân của ta là được."
Tôi chẳng nói chẳng rằng, xắn tay áo săn sóc chàng tắm táp tử tế mặc xong áo quần, rồi mới tự mình tắm rửa gội đầu. Lúc tôi tắm xong đi ra, chàng mang mớ tóc ướt dầm dề, vẻ mặt hơi đau đớn vỗ về cái chân gãy.
Trước mặt người ngoài, chàng luôn nho nhã lễ độ, ôn văn nho nhã mà bình tĩnh. Ở trước mặt tôi, chàng tựa như một đứa nhóc to đầu. Nhưng chỗ duy nhất không thể động vào chính là chân chàng. Chàng vẫn luôn rất sợ tôi nhìn thấy chân chàng, chàng hận chẳng thể giấu đi.
Tôi hiểu.
Thấy tôi đi vào, chàng lập tức che chăn lại. Tôi chỉ lấy một chồng khăn vải, lau tóc cho chàng bằng từng chiếc một. Lúc đã khô kha khá, tôi chải mượt tóc cho chàng, để tóc chàng mau khô hơn.
Lúc chàng ngẩng đầu nhìn tôi, môi sẽ khẽ mở ra, thật ra rất mê người. Vì có cả mái tóc dài ướt dầm dề, tôi bỗng sinh ra cảm giác nhẹ nhàng và chua xót.
Tôi lấy thuốc mỡ, xốc chăn, cẩn thận lau khô cái chân gãy của chàng, bôi thuốc lên chỗ trầy da. Chàng nửa nằm trên gối dựa, quay mặt đi. Tôi cẩn thận tránh đi những chỗ bị trầy da, hôn từng chiếc lên phần chân còn sót lại không còn gì dưới đầu gối của chàng.
Tôi biết chàng khổ sở, tôi thật sự biết. Chàng vẫn cảm thấy xấu xí, cũng ngượng để tôi nhìn. Nhưng chàng không hiểu, thật sự không hiểu, rằng tôi biết chàng nỗ lực đến mức nào… Vì yêu tôi mà bao nhiêu lần chàng đau đến mức ôm cái chân gãy cắn răng nhẫn nại.
Tôi không cản chàng là bởi tôi rất yêu chàng. Chàng muốn chứng minh chàng là đàn ông, tôi bèn để chàng chứng minh. Nhưng điều ấy cũng chẳng thể ngăn tôi yêu cái bằng chứng của nỗi đau này.
Lúc tôi hôn đến phần đùi trong, chàng phát ra một tiếng than trầm rất nhẹ và run rẩy. Có lẽ khắp người chàng chỗ nào hôn được tôi đều đã hôn… Đến cả chỗ quan trọng kia cũng…
Dù sao, chàng rất vừa lòng, thậm chí hơi điên cuồng. Chúng tôi cuối cùng tìm được một tư thế để chàng có gánh nặng nhỏ nhất lại chắc chắn không làm đau chân chàng. Tôi không ngờ cái ghế dựa không có tay vịn này lại không chỉ dùng để ngồi.
Cho nên người ta nói ấy à, nhu cầu là mẹ của phát minh mà.
Sau khi về Giang Tô, Tiên Tâm tự tay vẽ một sơ đồ phác thảo ghế dựa, làm một chiếc ghế dựa lưng cao không có tay vịn. Tuy rằng bề ngoài không có gì khác biệt với những chiếc ghế dựa khác, chỉ thiếu cái tay vịn…
Nhưng không ai có thể ngồi lên chiếc ghế dựa kia.
Mùa hè năm ấy, áo gấm về làng, Hoàng Thượng phong cho Tiên Tâm một chức quan đại học sĩ, là một danh hàm vinh dự, nhưng cũng có bổng lộc, rồi để chúng tôi về nhà. Ông ta còn phong cho tôi một cái nhụ nhân (cái này tôi không biết để làm gì), cũng tặng mũ phượng hà phi.
(Nhụ nhân: Thời nhà Minh, nhà Thanh bên Trung Quốc, phong cho mẫu thân hoặc vợ quan hàm thất phẩm là “nhụ nhân" 孺人. Về sau, cổ nhân dùng làm tiếng tôn xưng mẫu thân hoặc vợ mình.
Mũ phượng hà phi là mũ phượng màu đỏ có phần châu rẽ sang hai bên.)
Khi Tiên Tâm vốn dĩ hứng thú bừng bừng nói muốn thành thân lại lần nữa, hơn nữa phải tự tay xốc khăn voan đỏ… Chàng lại mất đi cơ hội lần này.
Bởi vì, tôi có thai.
(Hai câu đầu là hai câu trong Thần Đồng Thi, bài 05 Triều vi điền xá lang.)
Chuyện Tiên Tâm đạt được chức Trạng Nguyên thẳng thắn mà nói thì, tôi không có cảm giác gì. Dù sao Tiên Tâm là nhân vật cấp đại thần, chàng làm gì tôi cũng không thấy ngạc nhiên. Ngẫm lại thì mắt nhìn người của cái cô nàng Man Cô Nhi trước kia kém thật, các cô gái khác cũng chẳng biết nhìn người. Một nhân vật tốt đẹp cấp thần như thế mà chỉ vì mặt mũi bình thường, thiếu một chân mà lại không được đánh giá cao, quá quá quá là nông cạn.
Tôi không khỏi thấy hơi dương dương tự đắc, còn có cảm giác đắc chí như kẻ tiểu nhân. Tôi không có tiền đồ cũng chẳng sao, lại còn sờ bừa cũng sờ được hàng tốt. Thiên tài trong thiên tài đấy, lúc trước lúc tôi ôm chàng vỗ lưng cho chàng, quả thật tôi hoàn toàn không ngờ được. Thật ra chàng mà không phải thiên tài tôi vẫn yêu chàng như thế, chẳng qua chàng thiên tài như vậy thì tôi thấy sùng bái hơn thôi.
Chẳng có cách nào, tôi có sự sùng bái rất nghiêm trọng với anh hùng. Không thì làm sao thần tượng duy nhất của tôi lại là Hoắc Khứ Bệnh oai hùng chứ?
Nhưng bữa cơm này Tiên Tâm ăn cũng lâu thật, mặt trời dần ngả về tây rồi, không phải còn có lệnh cấm vào cung và cấm đi lại ban đêm sao? Tôi đang sốt ruột âu lo chờ thì Chu đại nhân (em trai của châu phán châu Giang Tô) cho người tới nói, Hoàng Thượng vời tôi vào gặp.
Tôi lập tức thấy như bị sét đánh.
Chuyện thế này là thế nào? Tôi còn mơ hồ, thê thiếp và nha đầu của Chu đại nhân đã vây lên, bắt đầu thay quần áo và trang điểm cho tôi. Tôi chỉ chấp nhận cho họ kẻ mày, mà họ còn không kẻ đẹp được như Tiên Tâm.
Nếu không phải công công truyền chỉ còn đứng ngoài kia chờ, thì không biết họ còn định vẽ mặt tôi ra thành thế nào nữa.
Nhưng tôi cứ ngây ngẩn ra, không biết đã xảy ra chuyện gì.
Tôi ngồi ở trong xe ngựa, cả trái tim bất ổn. Trước nay tôi chưa từng nghe qua Hoàng Thượng muốn gặp vợ của Trạng Nguyên. Hay là Tiên Tâm chọc giận Hoàng Thượng, ông ta muốn chém cả chàng cả tôi ở trong kinh? Nhưng tôi cũng chưa từng nghe nói người ta vận chuyển kẻ phạm tội chết bằng xe ngựa xa hoa thế này…
Tiến cung rồi tôi lại bị đưa đi. Tử Cấm Thành đây ơi hỡi cố cung… Đáng tiếc tôi chẳng có chút tâm tình thưởng thức nào, chỉ lo chạy chậm theo. Lúc tôi cảm thấy mình sắp mệt chết thì đã đến một lầu các sân vườn, ngẩng đầu chỉ thấy chữ viết rồng bay phượng múa, tôi chỉ nhận mặt được đúng chữ “Lâm". Tôi đã bảo tôi đọc chữ Thảo rất kém mà.
Có vẻ tiệc thiết Tiến sĩ đã tàn, trước mắt ngoại trừ ba người Trạng Nguyên Bảng Nhãn Thám Hoa thì là mấy kẻ mặc áo bào đỏ và tím, tôi nghĩ là mấy đại quan theo hầu cho vui cạnh Hoàng đế.
Về phần hoàng đế, ông ta không giống trong tưởng tượng của tôi lắm. Ông ta không đeo cái vương miện có hạt châu rũ phía trước (vô nghĩa!), trông ước chừng 30 tuổi, mặt trắng có râu, thế thôi.
Sao tôi không nhìn cho rõ hả? Đấy có phải chồng tôi đâu, tôi ngắm kĩ làm gì?
Chuyện làm tôi lo hơn là Tiên Tâm đang chống nạng đứng một bên, mặt chàng trầm tĩnh thờ ơ, nhưng tôi biết chàng đang cứng đầu cứng cổ. Tôi ngây người vài giây mới vội quỳ xuống, miệng gọi vạn tuế.
“Trẫm tưởng là quốc sắc thiên hương thế nào chứ." Hoàng đế lại còn cười lạnh một tiếng, “Trạng Nguyên lang, khanh kháng chỉ vì một cô gái thế này thôi ư?"
(Lang: ý chỉ người đàn ông, hay đi sau tên, chức vị linh tinh để gọi. Nhị lang: Chàng hai, đứa con thứ hai. Trạng Nguyên lang: Chàng Trạng Nguyên, anh Trạng Nguyên.)
Tôi trộm ngẩng đầu, nhìn thấy Tiên Tâm trúc trắc nhưng không kém phần thản nhiên chống nạng quỳ xuống. Lòng tôi bỗng nhiên đau xót. Hôm nay tôi đã biết là chàng sẽ không ngừng phải quỳ quỳ lạy bái, cho nên đã bọc một miếng lót ở sau cái chân gãy cho chàng. Nhưng nhất định là đau, đồ ngốc này, hoàng đế để chàng đứng, chàng quỳ làm gì?
“Khởi bẩm Hoàng Thượng, đây là người vợ bên thần thuở còn khó khăn, lại cứu thần trong cơn hiểm nghèo. Vết thương máu mủ đầm đìa, hôi thối không ngửi được, vợ dại tự mình lo liệu xử lý, cũng không mượn tay người khác. Vi thần mấy bận muốn chết, vì không nhịn được nỗi khổ sở lúc ốm đau… Nhưng vợ dại kể cả lúc mệt mỏi khôn cùng, đêm không chợp mắt, vẫn cùng sinh cùng tử, mới giúp thần tạm bợ qua ngày.
“Luận ân nghĩa vợ chồng, ân sâu nghĩa dày, kể tình yêu nam nữ, đâu chỉ sớm sớm chiều chiều? Vi thần đã ngẫm ngợi, nghiên cứu kỹ cả đời cũng không thể báo đáp được tấm thâm tình trọng nghĩa của vợ dại, chỉ còn cách thề thốt. Chuyện ca hát tuy rằng nhỏ nhặt, nhưng đạo làm chồng cần phải dụng tâm. Thưa, vợ dại chẳng báu món gì, chỉ mỗi khi thần hé miệng răng nàng mới hớn hở đôi phần, không đến nỗi suốt ngày ưu phiền vì vi thần nữa…"
Góc độ này của tôi vừa hay có thể nhìn được gương mặt nhìn nghiêng hoàn mỹ của chàng. Có lẽ chàng đã tung hết nụ cười thánh mẫu lẫn sự ưu thương hoàn mỹ cả đời ra, cứ gọi là không một kẽ hở, diễn xướng xuất sắc thật!
Cái người mà chàng nói kia… Là tôi thật sao? Tôi mỗi bữa đều ăn ba bát cơm, cả ngày cười hì hì, ưu sầu suốt ngày tới nỗi chỉ khi chàng ca hát mới hớn hở bao giờ?
Dối trá, dối trá, quá dối trá. Thế giới của người lớn thật đáng sợ, Tiên Tâm nói dối mặt không đổi sắc không cần chuẩn bị bản thảo càng đáng sợ. Tôi chỉ có thể cúi đầu, đỏ bừng cả mặt, hổ thẹn cực kì xem Tiên Tâm diễn tuồng.
Nếu chàng đến thế kỷ 21, chắc cú có thể ôm giải thưởng Kim Mã về. Giả bộ mà… thành khẩn quá.
Trông hoàng đế có vẻ đã bị chàng lừa phỉnh đến độ không biết trời trăng gì, mắt rồng ửng đỏ, hòa ái dễ gần lạ lùng mời Tiên Tâm hát vang một khúc. Lý do từ chối của chàng đều là quê mùa dốt nát, tà ma ngoại đạo, không thể phụng vua.
Về sau người khác cũng sôi nổi khuyên bảo, rồi hoàng đế nói một câu, “Lâm thị đứng dậy đi, nào có đạo lý quỳ nghe bao giờ?"
Tôi biết im lặng là vàng, nhưng thấy Tiên Tâm quỳ lâu như thế, khác gì quỳ vào trái tim tôi, rất đau. Tôi căng da đầu, “Khởi bẩm thánh thượng, dân phụ… không cần đứng dậy, quỳ là được ạ. Nhưng phu quân con… đầu gối của phu quân con không tốt, có thể để chàng ngồi được không ạ? Phần chàng nên quỳ xin để con quỳ thay…"
Tôi tê dại da đầu phát hiện, lại là sự yên tĩnh quen thuộc và đáng sợ.
Tiên Tâm nhìn về phía này, một giọt nước mắt chảy xuống gương mặt bình tĩnh của chàng.
… Đừng diễn lừa tình quá đáng như thế được không?!
Kết quả hai chúng tôi đều được ngồi lên ghế dựa, Tiên Tâm cực kỳ biết nghe lời mở miệng hát, nhưng nghe được âm thứ nhất là tôi muốn đánh chàng ngay. Chàng đang ở Tử Cấm Thành của triều Đại Minh… dùng khẩu âm Tô Châu thì tưởng là em không nghe ra hả? Sao chàng có thể hát “One night in Bắc Kinh" ở chỗ này chứ?!
Đương nhiên, bài hát thì hay, còn giọng chàng là kim cương. Nhưng đây không phải là giai điệu mà triều Đại Minh đánh giá cao (vô nghĩa!), chỉ là cá nhân tôi yêu thích thôi!
Ngay cả như vậy, cả ông chủ nhớn lẫn đội các ông chủ nhỏ của triều Đại Minh đều thấy hay như điện giật. Khi đi thì mỗi người một xe ngựa đơn, khi về thì hai người ba xe ngựa, hai xe đều là đồ thưởng.
Chúng tôi nắm tay nhau thật lâu, tôi mới mở miệng, “Thế này có tính là khi quân không?" Chém gió thế này… không thành vấn đề thật chứ?
“Chắc không tính đâu." Tiên Tâm bình tĩnh thoải mái, nghiêng đầu ngẫm nghĩ, “Tình cảm là thật, còn lại thì là biện pháp nói quá thôi."
Tôi hơi đổ mồ hôi.
“Sao chàng lại hát bài đấy? Rõ ràng chàng biết đấy không phải là ca khúc của bên này…" Tôi nổi giận, “Hơn nữa chàng trả treo với hoàng đế làm gì? Ông ta bảo chàng hát thì cứ hát đi, ông ta là ông chủ lớn của Đại Minh đấy, chàng ngang làm gì…?"
Chàng nhẹ nhàng cười một tiếng, “Nương tử, ta đích xác đã thề chỉ hát cho nàng nghe. Mà lời thề này đã khiến chúng ta miễn được họa đấy."
Triều Đại Minh này, có thể nói là một quốc gia điên cuồng vì tạp kịch, đến cả hoàng đế cũng không phải ngoại lệ. An Khang đế còn trộm cải trang chuồn ra ngoài nghe kịch, có thể thấy nó đã sớm trở thành kiểu giải trí lớn nhất của quốc gia. Bát cơm ông trời thưởng không dễ dàng, huống chi lại còn là ban thưởng Mãn Hán toàn tịch như của Tiên Tâm.
Đã từng có tài tử dám viết thơ cảm thán, một số hoàng thân hậu duệ quý tộc càng có ý thèm nhỏ dãi. Chỉ là chàng thi đậu Trạng Nguyên, tầng lớp thăng thẳng tới gần hoàng đế. Hoàng đế nghe tin tân khoa Trạng Nguyên có giọng rất hay, càng muốn mở mang tầm mắt.
Chính bởi chàng đã thề thốt với tôi, chàng thà chết không chịu, còn hát một bài nhạc lưu hành nhưng không được thời đại này thưởng thức, cũng chẳng tổn hao thanh danh giọng ca vàng của chàng. Chàng có thể cảm động cả hoàng đế, khiến ông ta không bắt ép chàng, thì những người khác có thể to hơn hoàng đế, dám bắt ép chàng ư?
Đen tối, đen tối, quá đen tối, tính kế hết mọi người, cả lời thề ước ngọt ngào của chúng tôi chàng cũng tính kế luôn.
“Ai bảo thế?" Chàng lườm tôi một cái, “Ta bảo rồi, tình cảm trong mỗi chữ đều là thật. Ta chính là yêu nàng như vậy đấy, hoàng đế chém đầu ta cũng không sợ."
Lâu lắm rồi tôi không thấy chàng đỏ mặt. Kết quả, cả mặt tôi cũng đỏ theo.
Lúc về tôi giúp chàng tháo miếng đệm ở bên chân cụt, phát hiện trầy da cả rồi. Tôi đau lòng đến mức nước mắt lưng tròng. Chờ thị nữ mang nước ấm lên tắm rửa, tôi tự mình đi cảm ơn Chu đại nhân, nói Tiên Tâm đã mệt lử muốn chết rồi, cần phải nghỉ ngơi, ngày mai lại đến bái tạ.
Lúc tôi trở lại, chàng lại còn chưa tắm, thị nữ bên cạnh đang xấu hổ khuyên chàng.
“Không dám làm phiền." Chàng cười khẽ, “Có phu nhân của ta là được."
Tôi chẳng nói chẳng rằng, xắn tay áo săn sóc chàng tắm táp tử tế mặc xong áo quần, rồi mới tự mình tắm rửa gội đầu. Lúc tôi tắm xong đi ra, chàng mang mớ tóc ướt dầm dề, vẻ mặt hơi đau đớn vỗ về cái chân gãy.
Trước mặt người ngoài, chàng luôn nho nhã lễ độ, ôn văn nho nhã mà bình tĩnh. Ở trước mặt tôi, chàng tựa như một đứa nhóc to đầu. Nhưng chỗ duy nhất không thể động vào chính là chân chàng. Chàng vẫn luôn rất sợ tôi nhìn thấy chân chàng, chàng hận chẳng thể giấu đi.
Tôi hiểu.
Thấy tôi đi vào, chàng lập tức che chăn lại. Tôi chỉ lấy một chồng khăn vải, lau tóc cho chàng bằng từng chiếc một. Lúc đã khô kha khá, tôi chải mượt tóc cho chàng, để tóc chàng mau khô hơn.
Lúc chàng ngẩng đầu nhìn tôi, môi sẽ khẽ mở ra, thật ra rất mê người. Vì có cả mái tóc dài ướt dầm dề, tôi bỗng sinh ra cảm giác nhẹ nhàng và chua xót.
Tôi lấy thuốc mỡ, xốc chăn, cẩn thận lau khô cái chân gãy của chàng, bôi thuốc lên chỗ trầy da. Chàng nửa nằm trên gối dựa, quay mặt đi. Tôi cẩn thận tránh đi những chỗ bị trầy da, hôn từng chiếc lên phần chân còn sót lại không còn gì dưới đầu gối của chàng.
Tôi biết chàng khổ sở, tôi thật sự biết. Chàng vẫn cảm thấy xấu xí, cũng ngượng để tôi nhìn. Nhưng chàng không hiểu, thật sự không hiểu, rằng tôi biết chàng nỗ lực đến mức nào… Vì yêu tôi mà bao nhiêu lần chàng đau đến mức ôm cái chân gãy cắn răng nhẫn nại.
Tôi không cản chàng là bởi tôi rất yêu chàng. Chàng muốn chứng minh chàng là đàn ông, tôi bèn để chàng chứng minh. Nhưng điều ấy cũng chẳng thể ngăn tôi yêu cái bằng chứng của nỗi đau này.
Lúc tôi hôn đến phần đùi trong, chàng phát ra một tiếng than trầm rất nhẹ và run rẩy. Có lẽ khắp người chàng chỗ nào hôn được tôi đều đã hôn… Đến cả chỗ quan trọng kia cũng…
Dù sao, chàng rất vừa lòng, thậm chí hơi điên cuồng. Chúng tôi cuối cùng tìm được một tư thế để chàng có gánh nặng nhỏ nhất lại chắc chắn không làm đau chân chàng. Tôi không ngờ cái ghế dựa không có tay vịn này lại không chỉ dùng để ngồi.
Cho nên người ta nói ấy à, nhu cầu là mẹ của phát minh mà.
Sau khi về Giang Tô, Tiên Tâm tự tay vẽ một sơ đồ phác thảo ghế dựa, làm một chiếc ghế dựa lưng cao không có tay vịn. Tuy rằng bề ngoài không có gì khác biệt với những chiếc ghế dựa khác, chỉ thiếu cái tay vịn…
Nhưng không ai có thể ngồi lên chiếc ghế dựa kia.
Mùa hè năm ấy, áo gấm về làng, Hoàng Thượng phong cho Tiên Tâm một chức quan đại học sĩ, là một danh hàm vinh dự, nhưng cũng có bổng lộc, rồi để chúng tôi về nhà. Ông ta còn phong cho tôi một cái nhụ nhân (cái này tôi không biết để làm gì), cũng tặng mũ phượng hà phi.
(Nhụ nhân: Thời nhà Minh, nhà Thanh bên Trung Quốc, phong cho mẫu thân hoặc vợ quan hàm thất phẩm là “nhụ nhân" 孺人. Về sau, cổ nhân dùng làm tiếng tôn xưng mẫu thân hoặc vợ mình.
Mũ phượng hà phi là mũ phượng màu đỏ có phần châu rẽ sang hai bên.)
Khi Tiên Tâm vốn dĩ hứng thú bừng bừng nói muốn thành thân lại lần nữa, hơn nữa phải tự tay xốc khăn voan đỏ… Chàng lại mất đi cơ hội lần này.
Bởi vì, tôi có thai.
Bạn đang đọc truyện trên: Webtruyen.com
Tác giả :
Hồ Điệp Seba