Man Cô Nhi Hồ Điệp Seba
Chương 19 - Chương 19
Về sau lời mời quả nhiên như măng mọc sau mưa xuân… Ý tôi là như hoa tuyết bay tới, nhưng Tiên Tâm đều từ chối bằng lý do “Sắp đến kỳ thi mùa thu".
Cũng phải, nhập thu, chàng cũng phải sửa soạn hành lý đi thi.
Nhưng chàng không cho tôi đi cùng.
Tôi rất không thông cảm, quậy cãi hết nhẽ, hai kiếp làm người tôi chưa từng trẻ con như thế. Nhưng một năm tôi ở đây tới giờ, tôi chưa từng tách khỏi chàng một ngày, bây giờ phải xa nhau hai tháng, nghĩ đến là tôi đã không rét mà run.
Nhưng chàng không chịu, tuyệt đối không chịu. Chàng bất đắc dĩ ôm lấy tôi, “Ta biết nàng lo lắng, cũng biết nàng không nỡ. Nhưng ta không thể bắt nàng săn sóc ta mãi. Ta biết nàng sẽ nói nàng không khổ… Nhưng ta nhìn thấy hết, ta biết cả."
Đôi mắt sáng ngời của chàng nhìn vào mắt tôi, “Lâm Lang, ta là phu quân của nàng. Cả đời của nàng đều phải dựa vào ta. Cái công danh này, ta muốn tự mình đi thi đoạt về, nên dẫu có khổ, ta cũng muốn tự chịu, không thể bắt nàng phong trần vất vả thêm. Ta chỉ cần nàng… Lúc ta trở về, nàng đón ta ở cây cầu liễu ngoài thành."
Tôi hiểu ý tứ của chàng, tôi thật sự hiểu. Nhưng tôi không nỡ. Chàng muốn giống những người đàn ông khác, ra ngoài thi đậu công danh, để tôi cảm thấy vinh quang. Nếu cứ để tôi đỡ đần mãi, chàng sẽ không học được không đi được.
Nhưng tôi căn bản không để bụng vinh quang, tôi chỉ để ý đến người này. Xa như vậy! Phải đi mười ngày đấy! Không biết sai vặt có thể chăm sóc chàng thật tốt không, trên đường chàng còn phải uống thuốc, nhỡ chàng lười uống thì sao.
“Ta sẽ đưa nàng đi chơi." Chàng đỡ mặt tôi dỗ dành, “Thật đấy, ta đã nghĩ kỹ lâu rồi. Đưa nàng đi nghe kịch, đưa nàng đi đạp thanh. Tất cả những khát vọng của ta khi nằm trên giường bệnh, tất cả những khát vọng của nàng khi nằm trên giường bệnh, ta đều muốn đưa nàng theo. Nhưng tuyệt đối không phải là đưa nàng đi chịu khổ, bắt nàng lẻ loi đợi ta ở ngoài thành, tuyệt đối không phải."
Tôi chảy nước mắt, cọ vào bàn tay chàng, “Sao chàng không bảo em chờ chàng ở Trường Phong Sa? Em cũng biết “Đón chàng chẳng ngại đường xa" mà."
Chàng dở khóc dở cười, “… Bởi vì ở Giang Tô không có Trường Phong Sa."
(Trường Phong Sa: Câu Lâm Lang nói là câu áp chót trong bài Trường Can hành kỳ 1 của Lý Bạch: Đón chàng chẳng ngại đường xa/ Thiếp xin đến Trường Phong Sa gặp chàng. Trường Phong Sa là một địa danh ở thời Xuân Thu, nay thuộc thị xã An Khánh. Link đọc bài thơ. )
Hai tháng này, tôi cảm thấy còn lâu hơn rất nhiều so với tháng ngày tôi nằm trong phòng bệnh “đen" ngày xưa. Tôi còn tưởng là nằm trên giường sống một ngày bằng một năm, ai dè hai tháng này sống một giây bằng một năm, toàn bộ sống không bằng chết, đau đớn muốn chết.
Yêu đương thế này là không ổn rồi, không ổn rồi. Phá hủy sức mạnh ý chí kiên cường dẻo dai của con người. Mỗi ngày việc duy nhất khiến tôi đỡ sầu giận chỉ có viết thư. Sợ ảnh hưởng đến việc học của chàng, tôi đều cố ý dặn dò không cần gửi thư về.
Tôi chỉ có thể nói anh cả nhà họ Vương rất dung túng tôi, cả Vương Hi Phượng cũng rất thương tôi. Mỗi ngày tôi viết bao nhiêu thư như vậy hao tổn quá nhiều sức người sức của, họ vẫn cười làm giúp tôi.
Vương Hi Phượng còn trêu tôi, “Tam thúc vừa mới bước chân trước đi, muội đã chết một nửa tâm hồn rồi à?"
“Đại tẩu, tỷ không hiểu được đâu." Tôi thở thoi thóp trả lời, “Cái chàng đen như mực kia đã nhẫn tâm mang cả linh hồn muội theo rồi."
Chị phun trà, nhéo tôi mấy cái, “Buồn nôn chết lên được, sợ người khác không biết hai vợ chồng các người thương nhau hử? Chua chết tỷ rồi…"
“Tỷ nhéo đi." Tôi bi tráng bày ra dáng vẻ lợn chết không sợ nước sôi, “Chờ đại ca và nhị ca thay ca, đổi thành huynh ấy chạy tới Chiết Giang, muội sẽ nhéo tỷ."
Đương nhiên nói thế xong tôi cũng chỉ bị chị đấm yêu một cái. Chị cười đến nhũn cả người, quả là đấm nhẹ hều, chẳng có sức gì cả. Tôi buồn quá, tôi đáng thương như thế, kể về cái bệnh tương tư của mình thảm thiết như thế, sao lại có thể khiến chị ấy cười nhiều vậy nhỉ? Căn bệnh dễ cười của người nhà họ Vương còn lây qua đường thông gia, đáng sợ quá.
Mỗi lần tôi chia sẻ cảm tưởng bi thương như thế, họ chỉ cười ầm ĩ lên, xoa bụng cho nhau. Thật sự rất là không có lương tâm. Nhà họ Vương chẳng có ai tốt cả.
Đương lúc tôi sống một giây bằng một năm, quả rất muốn lăn lộn, gã sai vặt phi ngựa tới báo, thở gấp nói tam gia đạt đầu bảng trong kì thi Hương, ít ngày nữa sẽ về.
“Ít ngày nữa là ngày nào?" Tôi kêu thảm thiết, “Một ngày có gọi là ít ngày nữa không?"
Không ai trả lời câu hỏi của tôi, nhưng cười thì rất vang.
Thế giới này buồn quá đi, sự đồng cảm của con người cho chó ăn hết rồi. Tôi yên lặng đi vào góc tường vẽ xoắn ốc, bi phẫn vô cùng viết một bức thư dài mười trang giấy mách lẻo với Tiên Tâm.
Chờ đến khi tôi cảm thấy có lẽ mình sẽ trở thành ca bệnh đầu tiên chết vì tương tư, Vương Hi Phượng xông tới đẩy tôi, “Nào, tam thúc sắp về rồi, đang ở…"
Tôi lập tức mở to mắt, căn bản không nghe được chị nói gì nữa, hoả tốc nhảy dựng lên thay quần áo, lau mặt linh tinh, đầu còn chưa chải đã chạy vội ra ngoài.
“Muội còn chưa đeo giày mà!" Vương Hi Phượng gào với tôi, “Muội muốn đi gặp người ta trong bộ dạng như mụ điên thế sao? Phải lâu lắm nữa mới vào thành được, muội vội cái gì?"
“Bạch Quyên!" Tôi gân cổ lên gọi, “Giúp tôi chải đầu, tay tôi run quá không chải được… Đại tẩu, muội đã đồng ý sẽ đi đón chàng ở cầu liễu! Búi bừa đi, không cần phức tạp đâu, đơn giản thôi! Mau mau mau! Còn ai ấy nhỉ… mà thôi ai cũng được, gọi xe đi! Tôi phải đi tới cầu liễu…"
Vương Hi Phượng trầm mặc một lát, lắc lắc đầu, “Tỷ từng nghe có người đỗ cử nhân sẽ mừng tới mức phát điên, thần trí không rõ. Chưa từng thấy vợ của cử nhân mừng phát điên…"
Còn không mau là tôi điên thật đây này!
Tôi dùng tốc độ nhanh nhất đuổi tới cầu liễu, đương nhiên Tiên Tâm không nhanh như vậy. Đã vào giữa thu, trời lạnh hơn rồi. Lúc tôi ra ngoài chẳng thèm tìm áo khoác, cứ mặc bừa rồi đi, bây giờ mới run bần bật. Không hổ là Bạch Quyên, cô ấy lập tức phủ thêm áo choàng giúp tôi.
“Bạch Quyên tốt quá," tôi rất cảm động, “Đáng tiếc tôi quá yêu Tam công tử nhà em, tuyệt đối không cho phép chàng nạp phòng. Tôi nhất định sẽ chọn cho em một đám tốt cưới hỏi đàng hoàng, vẻ vang gả ra ngoài."
Cô ấy đỏ mặt, trên mặt vẫn là sự bình tĩnh cố hữu của nhà họ Vương, “Em đã đính hôn với anh họ xa của em rồi."
“Em có thích anh ta không?" Tôi chấn động.
“…Chàng ấy đối xử với em tốt như Tam công tử đối xử với cô nương vậy." Cô ấy vẫn giữ vẻ bình thản ung dung, chỉ cực kỳ bình tĩnh.
“Em kết hôn xong có còn về đi làm… ý tôi là còn ở với tôi không?" Tôi lại hỏi.
“Cô nương mà nguyện ý thì em lại về." Vẻ mặt cô ấy bình thản, nhưng màu sắc gần bằng trái cà chua rồi.
Tôi vỗ vỗ bả vai cô ấy, dài cổ nôn nóng chờ đợi. Chờ mãi, tôi mới phát hiện mình đứng tê cả chân rồi.
“Cô nương, vào xe chờ đi." Bạch Quyên đã khôi phục lại màu da trắng nõn ban đầu, “Cô đã đứng hai canh giờ rồi…"
“Không không," tôi nói rất quật cường, “Tôi muốn chàng nhìn thấy tôi đầu tiên."
Đương nhiên, tôi biết chuyện này rất ngu ngốc. Nhưng yêu đương vốn sẽ khiến IQ của người ta rơi rớt, cực kỳ vô sỉ. Chúng tôi yêu nhau thật sự cũng mới mấy tháng, hẳn vẫn còn trong giai đoạn yêu đương cuồng nhiệt. Đời người được có mấy lần sến sẩm như thế, cứ để mặc tôi đi.
Không biết chờ bao lâu, cuối cùng tôi cũng nhìn thấy Tiên Tâm.
Tôi còn tưởng rằng mình nhìn lầm, chờ chàng dần dần tới gần, tôi mới chắc chắn, quả thật là chàng.
Chàng lại còn ngồi trên lưng ngựa. Cái chân bị cắt được chân giả che đi, đặt hờ hững trên một bên bàn đạp. Người khỏe mạnh cưỡi ngựa đã không phải chuyện dễ dàng gì, anh thứ về nhà rất hay kêu eo đau chân đau, làm sao chàng chịu được?
Nhưng thần thái chàng vẫn an nhàn, bình tĩnh như thế, không hề có chút cao xa ngạo mạn nào. Càng không thấy sự khổ sở phong trần. Tư thế cưỡi ngựa quả thật tuyệt đẹp, như bạch mã hoàng tử trong lòng tôi vậy.
(Tuy rằng con ngựa kia là màu nâu)
Chàng kéo ngựa chậm lại, đi dạo đến cạnh tôi, nhìn tôi từ trên ngựa. Chiếc nạng của chàng treo ngang ở túi yên, trông như trường thương của Đại tướng quân vậy.
Gương mặt tái nhợt vương sự mỏi mệt nở nụ cười thánh mẫu thuần khiết hoàn mỹ, “Lâm Lang, nương tử."
Tôi ngước mặt, thật chẳng hiểu tại sao tuyến lệ của mình lại phát triển như thế, nghẹn ngào nói, “Tiên Tâm, phu quân."
Chàng cười càng xán lạn huy hoàng hơn, “Nương tử, Trung thu trăng sáng, ta đã về rồi."
Tôi khóc lớn, thật sự khóc muốn đứt ruột. Tôi nghĩ đây là báo ứng vì tôi hay làm người ta cười đứt ruột đây. Quả là nhân quả tuần hoàn, phải chịu báo ứng.
Chàng duỗi tay muốn kéo tôi lên ngựa, tôi lắc đầu không chịu.
“Đi lên." Chàng xụ mặt, “Nghe lời nào."
“Nhưng chàng phải dạo phố…" Tôi hơi kinh hoảng. Tôi biết chàng kiên trì cưỡi ngựa, là bởi vì thành phố này có một cử nhân thật chẳng dễ dàng gì, dạo phố bằng kiệu hoặc xe ngựa thật sự quá mất mặt. Nhưng chàng cưỡi ngựa bằng một chân đã chẳng dễ dàng gì, lại còn thêm một kẻ chưa từng đụng đến con ngựa là tôi nữa…
“Chính là muốn đưa nàng đi dạo phố đấy." Chàng không cho tôi phân trần, giữ chặt tay của tôi, “Giẫm lên chân ta… Đừng sợ, sức của nàng nhỏ thế, không đau đâu."
Cuối cùng Bạch Quyên và mấy nha đầu nâng tôi lên, cả đầu óc tôi đều mê muội. Nằm trong lòng ngực đã xa cách hai tháng, tôi hốt hoảng. “… Người khác sẽ nói sao đây?"
“Bảo người khác đi chết hết đi, quan tâm họ nói gì làm chi." Giọng điệu chàng cứng rắn như thế, nhưng trên mặt chàng vẫn là nụ cười thản nhiên, chàng gật đầu với các hương thân đang vây xem.
Nghe nhịp tim của chàng, tôi đột nhiên cảm thấy… cứ để người khác chết hết đi!
Giữa chiêng trống vang trời, ồn ã rộn ràng, tôi lại cảm thấy cực kỳ yên tĩnh. Mỗi một từ mà Tiên Tâm nói, dù khẽ khàng như thế, tôi vẫn nghe rất rõ.
“Cả đời này ta cũng không thể trở thành Hoắc Khứ Bệnh, vĩnh viễn sẽ thiếu một chân." Chàng nhìn thẳng phía trước, tôi nhìn chàng chăm chú, không buông tha một biểu cảm nào, “Nhưng Hoắc Khứ Bệnh tuyệt đối sẽ không… yêu nàng được bằng ta."
Trong ngày đại hỉ thế này, có lời âu yếm sến sẩm lại bắn trúng hồng tâm như thế, mà phản ứng duy nhất của tôi lại chỉ có ── khóc. Siêu ngu ngốc.
Cho nên lời tôi nói lại càng ngu ngốc hơn.
“Tiên Tâm, chàng đã là Đại tướng quân của em từ lâu rồi." Tôi nghẹn ngào nói.
Khi đó Tiên Tâm nở nụ cười thánh mẫu vô địch mạnh nhất toàn vũ trụ, làm cho nửa số người trong thành điêu đứng. Tôi quả là hối hận không kịp. Kiêu ngạo, kiêu ngạo, quá kiêu ngạo. Lại còn có một đống đàn bà con gái không biết xấu hổ đi kêu cha mẹ tới cửa cầu hôn xin làm thiếp. Vô sỉ, vô sỉ, quá vô sỉ.
Nhưng việc Tiên Tâm xé thiếp canh trước mặt mọi người cũng thật quá đáng. Từ đây chẳng có bà mối nào dám đến cửa nữa.
Cũng phải, nhập thu, chàng cũng phải sửa soạn hành lý đi thi.
Nhưng chàng không cho tôi đi cùng.
Tôi rất không thông cảm, quậy cãi hết nhẽ, hai kiếp làm người tôi chưa từng trẻ con như thế. Nhưng một năm tôi ở đây tới giờ, tôi chưa từng tách khỏi chàng một ngày, bây giờ phải xa nhau hai tháng, nghĩ đến là tôi đã không rét mà run.
Nhưng chàng không chịu, tuyệt đối không chịu. Chàng bất đắc dĩ ôm lấy tôi, “Ta biết nàng lo lắng, cũng biết nàng không nỡ. Nhưng ta không thể bắt nàng săn sóc ta mãi. Ta biết nàng sẽ nói nàng không khổ… Nhưng ta nhìn thấy hết, ta biết cả."
Đôi mắt sáng ngời của chàng nhìn vào mắt tôi, “Lâm Lang, ta là phu quân của nàng. Cả đời của nàng đều phải dựa vào ta. Cái công danh này, ta muốn tự mình đi thi đoạt về, nên dẫu có khổ, ta cũng muốn tự chịu, không thể bắt nàng phong trần vất vả thêm. Ta chỉ cần nàng… Lúc ta trở về, nàng đón ta ở cây cầu liễu ngoài thành."
Tôi hiểu ý tứ của chàng, tôi thật sự hiểu. Nhưng tôi không nỡ. Chàng muốn giống những người đàn ông khác, ra ngoài thi đậu công danh, để tôi cảm thấy vinh quang. Nếu cứ để tôi đỡ đần mãi, chàng sẽ không học được không đi được.
Nhưng tôi căn bản không để bụng vinh quang, tôi chỉ để ý đến người này. Xa như vậy! Phải đi mười ngày đấy! Không biết sai vặt có thể chăm sóc chàng thật tốt không, trên đường chàng còn phải uống thuốc, nhỡ chàng lười uống thì sao.
“Ta sẽ đưa nàng đi chơi." Chàng đỡ mặt tôi dỗ dành, “Thật đấy, ta đã nghĩ kỹ lâu rồi. Đưa nàng đi nghe kịch, đưa nàng đi đạp thanh. Tất cả những khát vọng của ta khi nằm trên giường bệnh, tất cả những khát vọng của nàng khi nằm trên giường bệnh, ta đều muốn đưa nàng theo. Nhưng tuyệt đối không phải là đưa nàng đi chịu khổ, bắt nàng lẻ loi đợi ta ở ngoài thành, tuyệt đối không phải."
Tôi chảy nước mắt, cọ vào bàn tay chàng, “Sao chàng không bảo em chờ chàng ở Trường Phong Sa? Em cũng biết “Đón chàng chẳng ngại đường xa" mà."
Chàng dở khóc dở cười, “… Bởi vì ở Giang Tô không có Trường Phong Sa."
(Trường Phong Sa: Câu Lâm Lang nói là câu áp chót trong bài Trường Can hành kỳ 1 của Lý Bạch: Đón chàng chẳng ngại đường xa/ Thiếp xin đến Trường Phong Sa gặp chàng. Trường Phong Sa là một địa danh ở thời Xuân Thu, nay thuộc thị xã An Khánh. Link đọc bài thơ. )
Hai tháng này, tôi cảm thấy còn lâu hơn rất nhiều so với tháng ngày tôi nằm trong phòng bệnh “đen" ngày xưa. Tôi còn tưởng là nằm trên giường sống một ngày bằng một năm, ai dè hai tháng này sống một giây bằng một năm, toàn bộ sống không bằng chết, đau đớn muốn chết.
Yêu đương thế này là không ổn rồi, không ổn rồi. Phá hủy sức mạnh ý chí kiên cường dẻo dai của con người. Mỗi ngày việc duy nhất khiến tôi đỡ sầu giận chỉ có viết thư. Sợ ảnh hưởng đến việc học của chàng, tôi đều cố ý dặn dò không cần gửi thư về.
Tôi chỉ có thể nói anh cả nhà họ Vương rất dung túng tôi, cả Vương Hi Phượng cũng rất thương tôi. Mỗi ngày tôi viết bao nhiêu thư như vậy hao tổn quá nhiều sức người sức của, họ vẫn cười làm giúp tôi.
Vương Hi Phượng còn trêu tôi, “Tam thúc vừa mới bước chân trước đi, muội đã chết một nửa tâm hồn rồi à?"
“Đại tẩu, tỷ không hiểu được đâu." Tôi thở thoi thóp trả lời, “Cái chàng đen như mực kia đã nhẫn tâm mang cả linh hồn muội theo rồi."
Chị phun trà, nhéo tôi mấy cái, “Buồn nôn chết lên được, sợ người khác không biết hai vợ chồng các người thương nhau hử? Chua chết tỷ rồi…"
“Tỷ nhéo đi." Tôi bi tráng bày ra dáng vẻ lợn chết không sợ nước sôi, “Chờ đại ca và nhị ca thay ca, đổi thành huynh ấy chạy tới Chiết Giang, muội sẽ nhéo tỷ."
Đương nhiên nói thế xong tôi cũng chỉ bị chị đấm yêu một cái. Chị cười đến nhũn cả người, quả là đấm nhẹ hều, chẳng có sức gì cả. Tôi buồn quá, tôi đáng thương như thế, kể về cái bệnh tương tư của mình thảm thiết như thế, sao lại có thể khiến chị ấy cười nhiều vậy nhỉ? Căn bệnh dễ cười của người nhà họ Vương còn lây qua đường thông gia, đáng sợ quá.
Mỗi lần tôi chia sẻ cảm tưởng bi thương như thế, họ chỉ cười ầm ĩ lên, xoa bụng cho nhau. Thật sự rất là không có lương tâm. Nhà họ Vương chẳng có ai tốt cả.
Đương lúc tôi sống một giây bằng một năm, quả rất muốn lăn lộn, gã sai vặt phi ngựa tới báo, thở gấp nói tam gia đạt đầu bảng trong kì thi Hương, ít ngày nữa sẽ về.
“Ít ngày nữa là ngày nào?" Tôi kêu thảm thiết, “Một ngày có gọi là ít ngày nữa không?"
Không ai trả lời câu hỏi của tôi, nhưng cười thì rất vang.
Thế giới này buồn quá đi, sự đồng cảm của con người cho chó ăn hết rồi. Tôi yên lặng đi vào góc tường vẽ xoắn ốc, bi phẫn vô cùng viết một bức thư dài mười trang giấy mách lẻo với Tiên Tâm.
Chờ đến khi tôi cảm thấy có lẽ mình sẽ trở thành ca bệnh đầu tiên chết vì tương tư, Vương Hi Phượng xông tới đẩy tôi, “Nào, tam thúc sắp về rồi, đang ở…"
Tôi lập tức mở to mắt, căn bản không nghe được chị nói gì nữa, hoả tốc nhảy dựng lên thay quần áo, lau mặt linh tinh, đầu còn chưa chải đã chạy vội ra ngoài.
“Muội còn chưa đeo giày mà!" Vương Hi Phượng gào với tôi, “Muội muốn đi gặp người ta trong bộ dạng như mụ điên thế sao? Phải lâu lắm nữa mới vào thành được, muội vội cái gì?"
“Bạch Quyên!" Tôi gân cổ lên gọi, “Giúp tôi chải đầu, tay tôi run quá không chải được… Đại tẩu, muội đã đồng ý sẽ đi đón chàng ở cầu liễu! Búi bừa đi, không cần phức tạp đâu, đơn giản thôi! Mau mau mau! Còn ai ấy nhỉ… mà thôi ai cũng được, gọi xe đi! Tôi phải đi tới cầu liễu…"
Vương Hi Phượng trầm mặc một lát, lắc lắc đầu, “Tỷ từng nghe có người đỗ cử nhân sẽ mừng tới mức phát điên, thần trí không rõ. Chưa từng thấy vợ của cử nhân mừng phát điên…"
Còn không mau là tôi điên thật đây này!
Tôi dùng tốc độ nhanh nhất đuổi tới cầu liễu, đương nhiên Tiên Tâm không nhanh như vậy. Đã vào giữa thu, trời lạnh hơn rồi. Lúc tôi ra ngoài chẳng thèm tìm áo khoác, cứ mặc bừa rồi đi, bây giờ mới run bần bật. Không hổ là Bạch Quyên, cô ấy lập tức phủ thêm áo choàng giúp tôi.
“Bạch Quyên tốt quá," tôi rất cảm động, “Đáng tiếc tôi quá yêu Tam công tử nhà em, tuyệt đối không cho phép chàng nạp phòng. Tôi nhất định sẽ chọn cho em một đám tốt cưới hỏi đàng hoàng, vẻ vang gả ra ngoài."
Cô ấy đỏ mặt, trên mặt vẫn là sự bình tĩnh cố hữu của nhà họ Vương, “Em đã đính hôn với anh họ xa của em rồi."
“Em có thích anh ta không?" Tôi chấn động.
“…Chàng ấy đối xử với em tốt như Tam công tử đối xử với cô nương vậy." Cô ấy vẫn giữ vẻ bình thản ung dung, chỉ cực kỳ bình tĩnh.
“Em kết hôn xong có còn về đi làm… ý tôi là còn ở với tôi không?" Tôi lại hỏi.
“Cô nương mà nguyện ý thì em lại về." Vẻ mặt cô ấy bình thản, nhưng màu sắc gần bằng trái cà chua rồi.
Tôi vỗ vỗ bả vai cô ấy, dài cổ nôn nóng chờ đợi. Chờ mãi, tôi mới phát hiện mình đứng tê cả chân rồi.
“Cô nương, vào xe chờ đi." Bạch Quyên đã khôi phục lại màu da trắng nõn ban đầu, “Cô đã đứng hai canh giờ rồi…"
“Không không," tôi nói rất quật cường, “Tôi muốn chàng nhìn thấy tôi đầu tiên."
Đương nhiên, tôi biết chuyện này rất ngu ngốc. Nhưng yêu đương vốn sẽ khiến IQ của người ta rơi rớt, cực kỳ vô sỉ. Chúng tôi yêu nhau thật sự cũng mới mấy tháng, hẳn vẫn còn trong giai đoạn yêu đương cuồng nhiệt. Đời người được có mấy lần sến sẩm như thế, cứ để mặc tôi đi.
Không biết chờ bao lâu, cuối cùng tôi cũng nhìn thấy Tiên Tâm.
Tôi còn tưởng rằng mình nhìn lầm, chờ chàng dần dần tới gần, tôi mới chắc chắn, quả thật là chàng.
Chàng lại còn ngồi trên lưng ngựa. Cái chân bị cắt được chân giả che đi, đặt hờ hững trên một bên bàn đạp. Người khỏe mạnh cưỡi ngựa đã không phải chuyện dễ dàng gì, anh thứ về nhà rất hay kêu eo đau chân đau, làm sao chàng chịu được?
Nhưng thần thái chàng vẫn an nhàn, bình tĩnh như thế, không hề có chút cao xa ngạo mạn nào. Càng không thấy sự khổ sở phong trần. Tư thế cưỡi ngựa quả thật tuyệt đẹp, như bạch mã hoàng tử trong lòng tôi vậy.
(Tuy rằng con ngựa kia là màu nâu)
Chàng kéo ngựa chậm lại, đi dạo đến cạnh tôi, nhìn tôi từ trên ngựa. Chiếc nạng của chàng treo ngang ở túi yên, trông như trường thương của Đại tướng quân vậy.
Gương mặt tái nhợt vương sự mỏi mệt nở nụ cười thánh mẫu thuần khiết hoàn mỹ, “Lâm Lang, nương tử."
Tôi ngước mặt, thật chẳng hiểu tại sao tuyến lệ của mình lại phát triển như thế, nghẹn ngào nói, “Tiên Tâm, phu quân."
Chàng cười càng xán lạn huy hoàng hơn, “Nương tử, Trung thu trăng sáng, ta đã về rồi."
Tôi khóc lớn, thật sự khóc muốn đứt ruột. Tôi nghĩ đây là báo ứng vì tôi hay làm người ta cười đứt ruột đây. Quả là nhân quả tuần hoàn, phải chịu báo ứng.
Chàng duỗi tay muốn kéo tôi lên ngựa, tôi lắc đầu không chịu.
“Đi lên." Chàng xụ mặt, “Nghe lời nào."
“Nhưng chàng phải dạo phố…" Tôi hơi kinh hoảng. Tôi biết chàng kiên trì cưỡi ngựa, là bởi vì thành phố này có một cử nhân thật chẳng dễ dàng gì, dạo phố bằng kiệu hoặc xe ngựa thật sự quá mất mặt. Nhưng chàng cưỡi ngựa bằng một chân đã chẳng dễ dàng gì, lại còn thêm một kẻ chưa từng đụng đến con ngựa là tôi nữa…
“Chính là muốn đưa nàng đi dạo phố đấy." Chàng không cho tôi phân trần, giữ chặt tay của tôi, “Giẫm lên chân ta… Đừng sợ, sức của nàng nhỏ thế, không đau đâu."
Cuối cùng Bạch Quyên và mấy nha đầu nâng tôi lên, cả đầu óc tôi đều mê muội. Nằm trong lòng ngực đã xa cách hai tháng, tôi hốt hoảng. “… Người khác sẽ nói sao đây?"
“Bảo người khác đi chết hết đi, quan tâm họ nói gì làm chi." Giọng điệu chàng cứng rắn như thế, nhưng trên mặt chàng vẫn là nụ cười thản nhiên, chàng gật đầu với các hương thân đang vây xem.
Nghe nhịp tim của chàng, tôi đột nhiên cảm thấy… cứ để người khác chết hết đi!
Giữa chiêng trống vang trời, ồn ã rộn ràng, tôi lại cảm thấy cực kỳ yên tĩnh. Mỗi một từ mà Tiên Tâm nói, dù khẽ khàng như thế, tôi vẫn nghe rất rõ.
“Cả đời này ta cũng không thể trở thành Hoắc Khứ Bệnh, vĩnh viễn sẽ thiếu một chân." Chàng nhìn thẳng phía trước, tôi nhìn chàng chăm chú, không buông tha một biểu cảm nào, “Nhưng Hoắc Khứ Bệnh tuyệt đối sẽ không… yêu nàng được bằng ta."
Trong ngày đại hỉ thế này, có lời âu yếm sến sẩm lại bắn trúng hồng tâm như thế, mà phản ứng duy nhất của tôi lại chỉ có ── khóc. Siêu ngu ngốc.
Cho nên lời tôi nói lại càng ngu ngốc hơn.
“Tiên Tâm, chàng đã là Đại tướng quân của em từ lâu rồi." Tôi nghẹn ngào nói.
Khi đó Tiên Tâm nở nụ cười thánh mẫu vô địch mạnh nhất toàn vũ trụ, làm cho nửa số người trong thành điêu đứng. Tôi quả là hối hận không kịp. Kiêu ngạo, kiêu ngạo, quá kiêu ngạo. Lại còn có một đống đàn bà con gái không biết xấu hổ đi kêu cha mẹ tới cửa cầu hôn xin làm thiếp. Vô sỉ, vô sỉ, quá vô sỉ.
Nhưng việc Tiên Tâm xé thiếp canh trước mặt mọi người cũng thật quá đáng. Từ đây chẳng có bà mối nào dám đến cửa nữa.
Bạn đang đọc truyện trên: Webtruyen.com
Tác giả :
Hồ Điệp Seba