Ma Thổi Đèn
Quyển 7 - Chương 6: Thuật tống xác
Hoa Ma Linh rất giỏi nhìn mặt đoán ý, liếc mắt thấy phản ứng của La Lão Oai, liền hiểu ngay ý tứ, lập tức cười xòa, “Nếu nói trong nghĩa trang này có cương thi phá phách thì cũng hợp tình hợp lý, nhưng kỳ lạ ở chỗ trên mặt Hao Tử Nhị Cô không lộ rõ thi độc, mà như sau khi chết mới bị đổ thi độc vào miệng. Tiểu nhân tài hèn sức mọn, đâu dám đâu dám khua môi múa mép trước mặt hai vị lão làng Trần lão gia và La soái đây."
La Lão Oai chỉ chờ câu này của Hoa Ma Linh, liền giảng giải cặn kẽ cho hắn nghe. Số là ở Lão Hùng Lĩnh đất Tương Tây này có một phong tục rất kỳ quái, trong vòng bảy ngày sau khi chết, người ta phải đổ thi độc vào miệng xác chết rồi dựng đứng sau cánh cửa gọi là “trạm cương". Phàm là xác chết bất luận vì lý do gì không cứng lại được, trong xác ắt có thi độc. Nếu không có mật pháp “trạm cương" này, thi thể sẽ thối rữa, không chờ được ngày đuổi thây về quê.
Ngoài lão Trần ra, ba người còn lại chỉ nghe nói đến chứ chưa biết thực hư tục đuổi thây Tương Tây thế nào, vừa nghe La Lão Oai nhắc đến mới như chợt tỉnh ngộ, tính tò mò liền trỗi dậy, lại them đêm mưa gió đằng đẵng vô vị, vội thỉnh La soái chỉ cho vài điều huyền bí mở rộng tầm mắt.
La Lão Oai muốn nhân cơ hội này khoe khoang quá khứ trước mặt Hồng cô nương, tất nhiên không chối từ, huống hồ đuổi thây là việc hắn quen thuộc hơn cả, bởi cách đây nhiều năm hắn đã từng là thợ đuổi thây. Hắn vốn quê ở Sơn Đông, năm mười mấy tuổi nghèo quá không sống nổi ở quê nhà bèn tìm tới Tương Tây định nhờ cậy họ hang, nhưng đến nới mới biết người bà con xa đã chết từ lâu, thân cô thế cô lại không nghề không nghiệp, muốn tìm nơi làm công là mướng, thì diện mạo lại xấu xí khó ưa, nhìn là biết không phải hạng tử tế nên không ai chịu thuê.
Bất đắc dĩ hắn đành dấn thân vào giới lục lâm, làm mấy chuyện giết giàu giúp nghèo. Cái gọi là “cướp của người giàu chia cho người nghèo" chỉ là nói cho hay vậy thôi, chứ thực ra, có giết đám dân nghèo cũng chẳng được lợi lộc gì, lại khó tránh khỏi các ác danh hại dân. Có điều hắn là người từ nơi khác tới, không thông thuộc phong tục tập quán của người địa phương nên không có chỗ đứng, về sau may có người chỉ cho hắn một con đường – làm thợ đuổi thây. Thợ đuổi thây thu nhận đồ đệ, nhất thiết cần ba điều kiện, một là lớn gan, hai là dung mạo xấu xí, ba là suốt đời không lấy vợ.
Thợ đuổi thây ở Tương Tây cũng có môn đạo hẳn hoi, Thần Châu Tương Tây là đất sản xuất chu sa, có hai môn đạo lớn là “Hồ Trạch Lôi Đàn" và “Kim Trạch Lôi Đàn", xưa nay những người hành nghề đuổi thây đều thuộc hai Lôi đàn môn này. La Lão Oai bái thủ lĩnh Kim Trạch làm thầy, theo học thuật đuổi thây bí truyền của nhà họ Kim.
Mảnh đất Tương Tây Hà Nam từ xưa đã có nhiều truyền thuyết thần bí về thuật “tống xác, lạc động, thả sâu độc", trong đó tống xác còn được gọi là đuổi thây. Bởi Tương Tây núi non gập ghềnh rất nhiều nơi không thể thông đường, các thương nhân từ phương Bắc tới buôn gỗ lậu mong phát tài, phần lớn đều nhằm khi lũ lên, chặt lấy những cây gỗ lớn, thả trôi sông cho nước cuốn xuống phía Nam, thương nhân cũng xuôi theo bè gỗ, bán chác xong xuôi lại xuyên rừng vượt núi trở về quê nhà.
Do vùng đất Di động thổ phỉ hoành hành, lại lắm chương khí trùng độc, dịch bệnh liên miên, thương nhân từ xa đến không quen thủy thổ, dễ mắc bệnh hoặc gặp cướp đều bỏ mạng giữa đường. Các thương nhân ngoại tỉnh đều thương xót cảnh ngộ bạn hang bất đắc kỳ tử, lá lành đùm lá rách góp tiền xây dựng toàn quán, mời thợ đuổi thấy đến giúp người chết đường chết chợ được lá rụng về cội, mang xương cốt về chôn cất nơi quê nhà.
Nhắc đến nghề đuổi thây Tương Tây, quả thực tiếng tăm lừng lẫy, truyền ra ngoài càng muôn phần kỳ bí, khiến ai nghe nói cũng đều biến sắc mặt. Thực ra pháp thuật này từ xưa có tên là thuật “tống xác", đến thời cận đại bắt đầu được gọi là “đuổi thây", người phương Tây lại gọi đây là thuật “thôi thây", người Tây có thuật “thôi nhân", cũng chính là thuật “thôi miên", gọi như vậy đại khái ám chỉ đây là thuật thôi miên xác chết.
Đất Tương Tây là nơi người Miêu và người Hán quần cư, địa hình đặc biệt, vô số đỉnh cao vực sâu, dốc đèo dựng đứng, đỉnh núi theo nhau nối dài về hướng Nam, địa hình gian nan hiểm trở, trong vùng núi sâu hầu như không có đường đi. Người chết rồi muốn mang xác về quê an tang không phải là chuyện dễ, hết thảy đều trông vào thợ tống xác, nhưng có những nơi thợ tống xác nửa năm mới đến một lần, đợi có nhiều người chết mới cùng chuyển đi một lượt.
Xác chết để lâu sẽ bị thối rữa, thời đó người ta còn bài xích hỏa táng nên không nghĩ đến chuyện thiêu cốt thành tro, phàm là thi thể muốn đưa về quê hương chôn cất, trước tiên phải bảo quản để thành cương thi, đây là điều kiện tiên quyết.
Làm thế nào để biến xác chết thành cương thi ? Muốn xác chết không bị thối rữa, có thể đổ thủy ngân vào trong xác, nhưng cách làm này khá đắy đỏ, người bình thường không đủ tiền chi trả, hơn nữa làm vậy cũng gây tổn hại đến nội tạng người chết. Một số người bèn dung bí thuật dân gian, khi linh cảm thấy mình chẳng còn sống được bao ngày thì bắt đầu đều đặn uống từng ít một thạch tín, đương nhiên mỗi lần chỉ uống một lượng cực nhỏ. Chờ cho thạch tín ngầm xuống Đan Điền thì ăn thêm vài loại thảo dược lạ như cỏ nghiêu cốt, hoa tử mao mọc ở sườn núi Bắc… Những thứ này nếu ăn một lượng vừa đủ sẽ không ảnh hưởng đến cơ thể người lúc còn sống, nhưng người vừa tắt thở, khí huyết sẽ lập tức đông lại, thi thể không rữa nát, trở thành cương thi bảo quản bằng thuốc, vì vậy mới phải dựng thi thể vào sau cánh cửa cho đủ ngày, đợi khi hoàn toàn cứng lại mới đặt vào áo quan. Sau khi chết cũng có thể đổ thuốc, có điều thi thể lưu giữ không được tốt bằng, sẽ khiến dung mạo biến dạng, xác của Hao Tử Nhị Cô trong nghĩa trang này chính là cương thi được đổ thuốc độc sau khi chết, dựng ra sau cánh cửa để “trạm cương".
Chỉ thợ tống xác mới biết được những điều huyền bí trong thuật tống xác Tương Tây, bởi nghề này vô cùng “thần bí", phương thuật tống xác tuyệt không truyền ra ngoài. Người trong nghề cũng không ai gọi theo các người ngoại đạo là đuổi thây, tống xác, mà gọi đây là thuật lùa nước. “Thuật lùa nước" là tên gọi chính thức, còn trong ám ngữ giới hắc đạo gọi là “một bát nước".
Gặp phải đoàn tống xác xem như gặp phải vận xui, dân gian hồ quen gọi là “gặp nước", giờ cũng được dung để chỉ gặp tà gặp ma, vì mọi phương thuật trong quá trình tống xác đều dựa cả vào một bát nước sạch, hơn nữa còn bắt buộc phải có hai thợ tống xác đồng hành thì mới phát huy tác dụng.
Hai người thợ một trước một sau, người đi trước dẫn đường tay cầm phướng vải dẫn dắt phương thuật, người đi sau cùng tay bê bát nước sạch, bất luận một chuyến tống bao nhiêu xác, những xác chết đó đều phải đi kẹp giữ hai người thợ tống xác.
Trong hai người thợ tống xác, một cầm phướn một bê nước, người bê nước có vai trò quan trọng hơn cả trên suốt chặn đường, cứ đi được một đoạn lại thêm vào bát nước một câu thần chú Phân phù tụ thủy tinh hồn : “Khai thông thiên đình, sử nhân trường sinh, tam hồn thất phách, hồi thần phản anh. Tam hồn cư tả, thất phách tại hữu, tinh thính thần lệnh, dã sát bất tường. Hành diệc vô nhân kiến, tọa diệc vô nhân tri. Cấp cấp như luật lệnh !" Bùa chú này bắt buộc phải là bùa Thần Châu ở Tương Tây, nếu đổi sang bùa chú của môn phái khác sẽ hoàn toàn mất tác dụng.
Chỉ cần bát nước trong tay không đổ vỡ, xác chết không bao giờ ngã. Trong suốt quá trình tống xác, người chết giống hệt người sống, duy chỉ không thể nói năng, dáng dấp bước đi cũng hơi khác, còn lại sẽ hoàn toàn bắt chước hành động của người cầm phướn: người cầm phướn đi người chết cũng đi, người cầm phướn dừng người chết cũng dừng. Người ta thường xuyên bắt gặp những đoàn tống xác như thế ở Tương tây vào cuối thời Minh, ngạn ngữ ở Tương Tây có câu “ba người ở trong điếm, hai người ăn cơm" chính là để chỉ người tống xác, còn người không ăn cơm trong ba người là người chết.
Khi đoàn tống xác sắp về đến quê người chết, trước đó một ngày người chết sẽ báo một người nhà để họ chuẩn bị áo quan, đồ liệm chỉnh tề. Người chết vào trong nhà, đứng ngay trước áo quan, thợ tống xác hắt bát nước đi, thi thể liền tự ngã vào áo quan, lúc đó phải nhanh chóng tẩm liệm và hạ táng, nếu không xác chết sẽ lập tức thối rữa, mức độ phân hủy tùy theo thời gian đã chết.
Thực ra kỳ môn dị thuật của bát nước này vốn có nguồn gốc từ xa xưa, đến thời Càn Long thì bị thất truyền. Nguyên nhân có lẽ do quá bảo mật, người biết bí thuật ngày càng ít, quá lắm cũng chỉ nắm đại khái chứ không giải thích được nguyên lý của thuật bê nước tống xác.
Mải đến những năm Quang Tự, nhiều kẻ đánh thuốc phiện từ Quý Châu muốn phát tài nhanh nên nảy ra chủ ý giả danh thợ tống xác, lợi dụng sự e sợ của dân gian với việc này làm lá chắn, đầu cơ trục lợi buôn lậu thuốc phiện đạn dược. Trò tống xác này bọn họ bày ra khác xa với thuật tống xác cổ xưa, chẳng qua chỉ cố ra vẻ huyền hoặc mà thôi. Năm đó La Lão Oai tuy không học được bí thuật tống xác, nhưng lợi dụng danh nghĩa thợ tống xác trắng trợn buôn hang cấm, từ đó phát tài to rồi trở thành thủ lĩnh phiến quân, làm mưa làm gió khắp vùng Tam Tương. La Lão Oai không ngại cái xác nữ xấu hoắc kia là bởi cả hắn và lão Trần mù đều biết rõ các xác chết trong nghĩa trang này đều đã được đổ thuốc cương phòng rữa, không thể có chuyện xảy ra thi biến.
Xác chết trong toàn quán này sẽ được thợ tống xác giả dùng làm túi da người đựng hang buôn lậu, tuy nhiên bọn họ lợi dụng người chết vận chuyển hang cấm, xong cũng sẽ tìm cách đưa thi thể về quê an táng, không phải vì nhân nghĩa hay đạo đức gì, chẳng qua là nếu không làm vậy sau này không thể dùng chiêu bài đuổi thây để dọa người khác nữa. Dân bản địa không biết nội tình đằng sau thuật tống xác nên mới kinh sợ, lại thêm thợ tống xác lấy đây làm nghiệp, đương nhiên không đời nào mang đầu đuôi xuôi ngược nói ra với người ngoài, khiến bí thuật này càng có vẻ tà môn gian đạo, thần bí mơ hồ.
Bọn Hoa Linh và Hồng cô nương nghe xong đều tặc lưỡi khen hay, La Lão Oai mồm méo mắt lệc, cử chỉ thô lỗ, lại tham ăn tục uống, cờ bạc đĩ điếm, giết người phóng hỏa không gì không dám, ai ngờ cũng am tường mấy bí thuật dân gian, quả không hổ danh là đầu đảng phiến quân lừng lẫy một vùng, lại còn là huynh đệ kết nghĩa với trùm phái Xả Lĩnh, xem ra cũng có chỗ hơn người. Hoa Ma Linh vội giơ ngón tay cái nịnh nọt :"Cao minh, quả là cao minh, hóa ra La soái cũng là người xuất thân từ môn đạo. Chẳng trách kỳ tài như vậy."
La Lão Oai ngửa cổ nốc hai ngụm rượu, rõ ràng là vô cùng đắc ý, nhưng không tiện khoe khoang trước mặt lão Trần, chỉ tự trào :" Kỳ tài với chả quan tài cái con khỉ, ta đây học nghề đuổi thây lúc còn trẻ quá, bản lĩnh thợ cả mười phần chả học nổi một, mù tịt mà cứ ra bộ hiểu. Nghe phó quan của ta nói, gần đây ở Giang Nam tòi đâu ra một tiên sinh có học vấn uyên thâm, viết văn rất hay, ông ta bảo trên đời này vốn chẳng gì hiều được nhưng người ta cứ ra vẻ hiểu, lâu dần cũng thành ra hiểu. Lời vị tiên sinh này quả nhiên có lý, sau này tự lệnh ta nhất định phải mời bằng được ông ta tới đàm đạo, chỉ cho La mỗ này thêm ít học vấn, con mẹ nó để vờ vịt hiểu biết." Nói xong hắn ngoác xẹo cái miệng méo, lắc đầu cười khùng khục, đoạn ngửa cổ tu sạch vò rượu.
Lão Trần tiếp rượu La Lão Oai nên uống cũng nhiều, cả ngày trèo đèo vượt núi mệt mỏi lại ngà ngà say, nhưng lão cảm thấy rõ trong nghĩa trang này dường như có điều cổ quái, càng nghĩ càng không yên tâm, nào dám tùy tiện ngủ nghê. Đang dịnh dặn dò gã câm Côn Luân Ma Lặc cẩn thận canh phòng, nào ngờ vừa liếc mắt bỗng phát hiện ra dưới nền đất một dải dài chân ướt dề. Bọn họ vào cả trong phòng thì trời mới đổ mưa nãy giờ không ai ra ngoài nửa bước, đế giày làm sao ướt được.
Nghĩ đến đây lão vội vàng nhìn về phía cửa ra vào, thấy then cửa vẫn còn chốt chặt từ bên trong, không có vẻ đã bị mở, nhưng giữa lúc không ai để ý những giấu chân còn chưa ráo nước này từ đâu ra? Lão Trần cậy có đôi tai thính, bấy giờ không vội làm ầm lên, vểnh tai nghe ngóng động tĩnh xung quanh, đoạn ngẩng phắt đầu, chỉ thấy trong bóng ánh đèn dầu tù mù, một bà lão áo quần trắng toát đang nấp trên xà nhà, hai con mắt lom lom dòm xuống.
La Lão Oai chỉ chờ câu này của Hoa Ma Linh, liền giảng giải cặn kẽ cho hắn nghe. Số là ở Lão Hùng Lĩnh đất Tương Tây này có một phong tục rất kỳ quái, trong vòng bảy ngày sau khi chết, người ta phải đổ thi độc vào miệng xác chết rồi dựng đứng sau cánh cửa gọi là “trạm cương". Phàm là xác chết bất luận vì lý do gì không cứng lại được, trong xác ắt có thi độc. Nếu không có mật pháp “trạm cương" này, thi thể sẽ thối rữa, không chờ được ngày đuổi thây về quê.
Ngoài lão Trần ra, ba người còn lại chỉ nghe nói đến chứ chưa biết thực hư tục đuổi thây Tương Tây thế nào, vừa nghe La Lão Oai nhắc đến mới như chợt tỉnh ngộ, tính tò mò liền trỗi dậy, lại them đêm mưa gió đằng đẵng vô vị, vội thỉnh La soái chỉ cho vài điều huyền bí mở rộng tầm mắt.
La Lão Oai muốn nhân cơ hội này khoe khoang quá khứ trước mặt Hồng cô nương, tất nhiên không chối từ, huống hồ đuổi thây là việc hắn quen thuộc hơn cả, bởi cách đây nhiều năm hắn đã từng là thợ đuổi thây. Hắn vốn quê ở Sơn Đông, năm mười mấy tuổi nghèo quá không sống nổi ở quê nhà bèn tìm tới Tương Tây định nhờ cậy họ hang, nhưng đến nới mới biết người bà con xa đã chết từ lâu, thân cô thế cô lại không nghề không nghiệp, muốn tìm nơi làm công là mướng, thì diện mạo lại xấu xí khó ưa, nhìn là biết không phải hạng tử tế nên không ai chịu thuê.
Bất đắc dĩ hắn đành dấn thân vào giới lục lâm, làm mấy chuyện giết giàu giúp nghèo. Cái gọi là “cướp của người giàu chia cho người nghèo" chỉ là nói cho hay vậy thôi, chứ thực ra, có giết đám dân nghèo cũng chẳng được lợi lộc gì, lại khó tránh khỏi các ác danh hại dân. Có điều hắn là người từ nơi khác tới, không thông thuộc phong tục tập quán của người địa phương nên không có chỗ đứng, về sau may có người chỉ cho hắn một con đường – làm thợ đuổi thây. Thợ đuổi thây thu nhận đồ đệ, nhất thiết cần ba điều kiện, một là lớn gan, hai là dung mạo xấu xí, ba là suốt đời không lấy vợ.
Thợ đuổi thây ở Tương Tây cũng có môn đạo hẳn hoi, Thần Châu Tương Tây là đất sản xuất chu sa, có hai môn đạo lớn là “Hồ Trạch Lôi Đàn" và “Kim Trạch Lôi Đàn", xưa nay những người hành nghề đuổi thây đều thuộc hai Lôi đàn môn này. La Lão Oai bái thủ lĩnh Kim Trạch làm thầy, theo học thuật đuổi thây bí truyền của nhà họ Kim.
Mảnh đất Tương Tây Hà Nam từ xưa đã có nhiều truyền thuyết thần bí về thuật “tống xác, lạc động, thả sâu độc", trong đó tống xác còn được gọi là đuổi thây. Bởi Tương Tây núi non gập ghềnh rất nhiều nơi không thể thông đường, các thương nhân từ phương Bắc tới buôn gỗ lậu mong phát tài, phần lớn đều nhằm khi lũ lên, chặt lấy những cây gỗ lớn, thả trôi sông cho nước cuốn xuống phía Nam, thương nhân cũng xuôi theo bè gỗ, bán chác xong xuôi lại xuyên rừng vượt núi trở về quê nhà.
Do vùng đất Di động thổ phỉ hoành hành, lại lắm chương khí trùng độc, dịch bệnh liên miên, thương nhân từ xa đến không quen thủy thổ, dễ mắc bệnh hoặc gặp cướp đều bỏ mạng giữa đường. Các thương nhân ngoại tỉnh đều thương xót cảnh ngộ bạn hang bất đắc kỳ tử, lá lành đùm lá rách góp tiền xây dựng toàn quán, mời thợ đuổi thấy đến giúp người chết đường chết chợ được lá rụng về cội, mang xương cốt về chôn cất nơi quê nhà.
Nhắc đến nghề đuổi thây Tương Tây, quả thực tiếng tăm lừng lẫy, truyền ra ngoài càng muôn phần kỳ bí, khiến ai nghe nói cũng đều biến sắc mặt. Thực ra pháp thuật này từ xưa có tên là thuật “tống xác", đến thời cận đại bắt đầu được gọi là “đuổi thây", người phương Tây lại gọi đây là thuật “thôi thây", người Tây có thuật “thôi nhân", cũng chính là thuật “thôi miên", gọi như vậy đại khái ám chỉ đây là thuật thôi miên xác chết.
Đất Tương Tây là nơi người Miêu và người Hán quần cư, địa hình đặc biệt, vô số đỉnh cao vực sâu, dốc đèo dựng đứng, đỉnh núi theo nhau nối dài về hướng Nam, địa hình gian nan hiểm trở, trong vùng núi sâu hầu như không có đường đi. Người chết rồi muốn mang xác về quê an tang không phải là chuyện dễ, hết thảy đều trông vào thợ tống xác, nhưng có những nơi thợ tống xác nửa năm mới đến một lần, đợi có nhiều người chết mới cùng chuyển đi một lượt.
Xác chết để lâu sẽ bị thối rữa, thời đó người ta còn bài xích hỏa táng nên không nghĩ đến chuyện thiêu cốt thành tro, phàm là thi thể muốn đưa về quê hương chôn cất, trước tiên phải bảo quản để thành cương thi, đây là điều kiện tiên quyết.
Làm thế nào để biến xác chết thành cương thi ? Muốn xác chết không bị thối rữa, có thể đổ thủy ngân vào trong xác, nhưng cách làm này khá đắy đỏ, người bình thường không đủ tiền chi trả, hơn nữa làm vậy cũng gây tổn hại đến nội tạng người chết. Một số người bèn dung bí thuật dân gian, khi linh cảm thấy mình chẳng còn sống được bao ngày thì bắt đầu đều đặn uống từng ít một thạch tín, đương nhiên mỗi lần chỉ uống một lượng cực nhỏ. Chờ cho thạch tín ngầm xuống Đan Điền thì ăn thêm vài loại thảo dược lạ như cỏ nghiêu cốt, hoa tử mao mọc ở sườn núi Bắc… Những thứ này nếu ăn một lượng vừa đủ sẽ không ảnh hưởng đến cơ thể người lúc còn sống, nhưng người vừa tắt thở, khí huyết sẽ lập tức đông lại, thi thể không rữa nát, trở thành cương thi bảo quản bằng thuốc, vì vậy mới phải dựng thi thể vào sau cánh cửa cho đủ ngày, đợi khi hoàn toàn cứng lại mới đặt vào áo quan. Sau khi chết cũng có thể đổ thuốc, có điều thi thể lưu giữ không được tốt bằng, sẽ khiến dung mạo biến dạng, xác của Hao Tử Nhị Cô trong nghĩa trang này chính là cương thi được đổ thuốc độc sau khi chết, dựng ra sau cánh cửa để “trạm cương".
Chỉ thợ tống xác mới biết được những điều huyền bí trong thuật tống xác Tương Tây, bởi nghề này vô cùng “thần bí", phương thuật tống xác tuyệt không truyền ra ngoài. Người trong nghề cũng không ai gọi theo các người ngoại đạo là đuổi thây, tống xác, mà gọi đây là thuật lùa nước. “Thuật lùa nước" là tên gọi chính thức, còn trong ám ngữ giới hắc đạo gọi là “một bát nước".
Gặp phải đoàn tống xác xem như gặp phải vận xui, dân gian hồ quen gọi là “gặp nước", giờ cũng được dung để chỉ gặp tà gặp ma, vì mọi phương thuật trong quá trình tống xác đều dựa cả vào một bát nước sạch, hơn nữa còn bắt buộc phải có hai thợ tống xác đồng hành thì mới phát huy tác dụng.
Hai người thợ một trước một sau, người đi trước dẫn đường tay cầm phướng vải dẫn dắt phương thuật, người đi sau cùng tay bê bát nước sạch, bất luận một chuyến tống bao nhiêu xác, những xác chết đó đều phải đi kẹp giữ hai người thợ tống xác.
Trong hai người thợ tống xác, một cầm phướn một bê nước, người bê nước có vai trò quan trọng hơn cả trên suốt chặn đường, cứ đi được một đoạn lại thêm vào bát nước một câu thần chú Phân phù tụ thủy tinh hồn : “Khai thông thiên đình, sử nhân trường sinh, tam hồn thất phách, hồi thần phản anh. Tam hồn cư tả, thất phách tại hữu, tinh thính thần lệnh, dã sát bất tường. Hành diệc vô nhân kiến, tọa diệc vô nhân tri. Cấp cấp như luật lệnh !" Bùa chú này bắt buộc phải là bùa Thần Châu ở Tương Tây, nếu đổi sang bùa chú của môn phái khác sẽ hoàn toàn mất tác dụng.
Chỉ cần bát nước trong tay không đổ vỡ, xác chết không bao giờ ngã. Trong suốt quá trình tống xác, người chết giống hệt người sống, duy chỉ không thể nói năng, dáng dấp bước đi cũng hơi khác, còn lại sẽ hoàn toàn bắt chước hành động của người cầm phướn: người cầm phướn đi người chết cũng đi, người cầm phướn dừng người chết cũng dừng. Người ta thường xuyên bắt gặp những đoàn tống xác như thế ở Tương tây vào cuối thời Minh, ngạn ngữ ở Tương Tây có câu “ba người ở trong điếm, hai người ăn cơm" chính là để chỉ người tống xác, còn người không ăn cơm trong ba người là người chết.
Khi đoàn tống xác sắp về đến quê người chết, trước đó một ngày người chết sẽ báo một người nhà để họ chuẩn bị áo quan, đồ liệm chỉnh tề. Người chết vào trong nhà, đứng ngay trước áo quan, thợ tống xác hắt bát nước đi, thi thể liền tự ngã vào áo quan, lúc đó phải nhanh chóng tẩm liệm và hạ táng, nếu không xác chết sẽ lập tức thối rữa, mức độ phân hủy tùy theo thời gian đã chết.
Thực ra kỳ môn dị thuật của bát nước này vốn có nguồn gốc từ xa xưa, đến thời Càn Long thì bị thất truyền. Nguyên nhân có lẽ do quá bảo mật, người biết bí thuật ngày càng ít, quá lắm cũng chỉ nắm đại khái chứ không giải thích được nguyên lý của thuật bê nước tống xác.
Mải đến những năm Quang Tự, nhiều kẻ đánh thuốc phiện từ Quý Châu muốn phát tài nhanh nên nảy ra chủ ý giả danh thợ tống xác, lợi dụng sự e sợ của dân gian với việc này làm lá chắn, đầu cơ trục lợi buôn lậu thuốc phiện đạn dược. Trò tống xác này bọn họ bày ra khác xa với thuật tống xác cổ xưa, chẳng qua chỉ cố ra vẻ huyền hoặc mà thôi. Năm đó La Lão Oai tuy không học được bí thuật tống xác, nhưng lợi dụng danh nghĩa thợ tống xác trắng trợn buôn hang cấm, từ đó phát tài to rồi trở thành thủ lĩnh phiến quân, làm mưa làm gió khắp vùng Tam Tương. La Lão Oai không ngại cái xác nữ xấu hoắc kia là bởi cả hắn và lão Trần mù đều biết rõ các xác chết trong nghĩa trang này đều đã được đổ thuốc cương phòng rữa, không thể có chuyện xảy ra thi biến.
Xác chết trong toàn quán này sẽ được thợ tống xác giả dùng làm túi da người đựng hang buôn lậu, tuy nhiên bọn họ lợi dụng người chết vận chuyển hang cấm, xong cũng sẽ tìm cách đưa thi thể về quê an táng, không phải vì nhân nghĩa hay đạo đức gì, chẳng qua là nếu không làm vậy sau này không thể dùng chiêu bài đuổi thây để dọa người khác nữa. Dân bản địa không biết nội tình đằng sau thuật tống xác nên mới kinh sợ, lại thêm thợ tống xác lấy đây làm nghiệp, đương nhiên không đời nào mang đầu đuôi xuôi ngược nói ra với người ngoài, khiến bí thuật này càng có vẻ tà môn gian đạo, thần bí mơ hồ.
Bọn Hoa Linh và Hồng cô nương nghe xong đều tặc lưỡi khen hay, La Lão Oai mồm méo mắt lệc, cử chỉ thô lỗ, lại tham ăn tục uống, cờ bạc đĩ điếm, giết người phóng hỏa không gì không dám, ai ngờ cũng am tường mấy bí thuật dân gian, quả không hổ danh là đầu đảng phiến quân lừng lẫy một vùng, lại còn là huynh đệ kết nghĩa với trùm phái Xả Lĩnh, xem ra cũng có chỗ hơn người. Hoa Ma Linh vội giơ ngón tay cái nịnh nọt :"Cao minh, quả là cao minh, hóa ra La soái cũng là người xuất thân từ môn đạo. Chẳng trách kỳ tài như vậy."
La Lão Oai ngửa cổ nốc hai ngụm rượu, rõ ràng là vô cùng đắc ý, nhưng không tiện khoe khoang trước mặt lão Trần, chỉ tự trào :" Kỳ tài với chả quan tài cái con khỉ, ta đây học nghề đuổi thây lúc còn trẻ quá, bản lĩnh thợ cả mười phần chả học nổi một, mù tịt mà cứ ra bộ hiểu. Nghe phó quan của ta nói, gần đây ở Giang Nam tòi đâu ra một tiên sinh có học vấn uyên thâm, viết văn rất hay, ông ta bảo trên đời này vốn chẳng gì hiều được nhưng người ta cứ ra vẻ hiểu, lâu dần cũng thành ra hiểu. Lời vị tiên sinh này quả nhiên có lý, sau này tự lệnh ta nhất định phải mời bằng được ông ta tới đàm đạo, chỉ cho La mỗ này thêm ít học vấn, con mẹ nó để vờ vịt hiểu biết." Nói xong hắn ngoác xẹo cái miệng méo, lắc đầu cười khùng khục, đoạn ngửa cổ tu sạch vò rượu.
Lão Trần tiếp rượu La Lão Oai nên uống cũng nhiều, cả ngày trèo đèo vượt núi mệt mỏi lại ngà ngà say, nhưng lão cảm thấy rõ trong nghĩa trang này dường như có điều cổ quái, càng nghĩ càng không yên tâm, nào dám tùy tiện ngủ nghê. Đang dịnh dặn dò gã câm Côn Luân Ma Lặc cẩn thận canh phòng, nào ngờ vừa liếc mắt bỗng phát hiện ra dưới nền đất một dải dài chân ướt dề. Bọn họ vào cả trong phòng thì trời mới đổ mưa nãy giờ không ai ra ngoài nửa bước, đế giày làm sao ướt được.
Nghĩ đến đây lão vội vàng nhìn về phía cửa ra vào, thấy then cửa vẫn còn chốt chặt từ bên trong, không có vẻ đã bị mở, nhưng giữa lúc không ai để ý những giấu chân còn chưa ráo nước này từ đâu ra? Lão Trần cậy có đôi tai thính, bấy giờ không vội làm ầm lên, vểnh tai nghe ngóng động tĩnh xung quanh, đoạn ngẩng phắt đầu, chỉ thấy trong bóng ánh đèn dầu tù mù, một bà lão áo quần trắng toát đang nấp trên xà nhà, hai con mắt lom lom dòm xuống.
Tác giả :
Thiên Hạ Bá Xướng