Ma Thổi Đèn
Quyển 7 - Chương 29: Giả chết
Gà gô cũng vì cuống quá sinh liều, để tránh đà lao tới thần tốc của con rết sáu cánh, vội đạp hai chân vào thành giếng, tung người nhảy xuống giếng sâu. Nhưng thân thủ của anh ta đã nhanh tốc độ của con rết còn nhanh hơn, nó thấy mình vồ hụt, bèn khua râu rung hàm, rướn nửa thân hình khỏi vách đá dựng đứng, tựa như con rồng đen quay đầu tìm châu, nhắm thẳng Gà Gô đang lơ lửng giữa không trung.
Gà Gô nào phải dạng hữu dũng vô mưu, làm gì cũng có tính toán kỹ càng, biết con rết sau khi vồ hụt thế nào cũng giở chiêu này. Anh ta nhảy khỏi thành giếng, dồn trọng tâm vào hai bàn chân, xoay người một vòng giữa không trung, nhanh tay cởi phăng áo choàng đang mặc trên người, quăng thẳng vào con rết, chuẩn xác thần kỳ, vừa hay trùm kín đầu nó.
Con rết đột nhiên bị tấm áo choàng trùm kín hàm râu, chẳng biết đây là thứ gì thì không khỏi hoảng hốt, bám trên vách đá ra sức quẫy đầu vẩy đuôi, toan hất tung tấm đạo bào nhưng càng giẫy giụa lại càng bị thít chặt, trong chốc lát không sao thoát nổi.
Gà Gô tuy nhanh trí, dùng đạo bào chặn được con rết, nhưng anh ta tung mình bay ra giữa lòng giếng, lại cởi phăng tấm áo choàng chẳng khác nào bá vương cởi giáp, quả thực đã sức cùng lực kiệt, sau khi áo bào rời khỏi tay, cả người cũng lập tức rơi xuống, trước mắt chỉ thấy lập lòe ánh đèn nến hệt một bầu trời đầy sao.
Huyệt giếng bày đầy thạch đăng sâu không thấy đáy, càng không biết bên dưới là nước hay là đá, rơi thẳng xuống thế này dù có mình đồng da sắt e cũng thịt nát xương tan. Nhưng Gà Gô liều chết nhảy xuống hoàn toàn không phải tự tìm cái chết, mà là tìm đường sống trong cái chết.
Bên ngoài anh ta khoác đạo bào nhưng bên trong còn mặc bộ quật tử giáp leo núi chịu được nước lửa. Bộ quật tử giáp này làm từ da cá nhám, ở mặt trong chổ khủyu tay, cổ tay, mắt cá, đầu gối đều có vô số móc câu ngược nhỏ xíu, bình thường nằm im trong rãnh giáp, chốt mở nằm ở sau lưng, lúc sử dụng chỉ cần gạt một cái, bách tử câu leo núi sẽ lập tức bắn ra khỏi rãnh. Hai chữ “bách tử" trong bách tử câu, ‘bách" có nghĩa là nhiều, “tử" có nghĩa là nhỏ bé, trong những khí giới trộm mộ có rất nhiều dụng cụ có cấu tạo “bách tử", như tấm quật tử giáp leo núi này cất giấu bên trong rất nhiều những móc câu bằng thép tinh luyện nhỏ bé mà chắc chắn.
Trong lòng giếng sâu không phải nơi không gian thoáng đãng, mà luôn có khí lưu tồn tại nên tốc độ rơi của cơ thể chậm hơn bình thường đôi chút. Gà Gô thả mình xuống lòng giếng, đưa tay giật giây chốt sau lưng, lợi dụng dòng khí lưu, dang rộng hai cánh tay liệng tới nơi thành giếng gần nhất, bách tử câu ở cổ tay chỉ chờ có thế bám chặt vào vách đá dốc đứng thành vại, đà rơi đột ngột chậm lại, cả người dính chặt vào vách đá như thạch sùng.
Gà Gô bám lấy vách đá thở phào, vừa nãy cởi đạo trùm lên đầu con rết, rồi lại dùng quật tử giáp treo người trên thành giếng, động tác nối tiếp nhau không một chút ngơi nghỉ, bao nhiêu tuyệt kỹ sống còn cất sâu đáy hòm đều đã lôi ra cả, chỉ cần giữa chừng có chút sai sót, e không làm mồi cho rết thì cũng thịt nát xương tan, dù anh ta có to gan lớn mật cũng không khỏi tim đập chân run.
Nhưng không đợi Gà Gô kịp lấy lại hơi, trên đầu đã lại nghe lạo xạo tiếng rết bò. Con rết sáu cánh đã thoát được khỏi tấm đạo bào vướng víu, men theo thành giếng bò xuống, qua mấy trận ác đấu liên tiếp nó đã thương tích đầy mình, tức giận điên cuồng, nhất quyết phải dồn Gà Gô vào chỗ chết.
Gà Gô trước khi vào núi Bình Sơn vốn định dùng gà Nộ Tinh đối phó với con rết già thành tinh này, không ngờ người tính không bằng trời tính, rốt cuộc lại cùng nó rơi xuống miệng giếng khổng lồ dưới điện Vô Lượng, lối ra bên trên bị bịt kín, tự biết lần này nguy hiểm tột cùng, gặp phải kình địch bình sinh hiếm thấy, đương nhiên không dám lơ là, vội hít sâu một hơi, lợi dụng quật tử giáp leo núi bám chặt vào thành giếng, triển khai thuật thạch sùng leo tường, nhanh chóng bò xuống đáy giếng.
Gà Gô từng bước bò xuống đáy giếng, thân thủ tuy nhanh nhẹn nhưng con rết từ trên cao đuổi xuống quá sát, anh ta đành phải rời khỏi thành giếng, vừa đu vừa nhảy xuống dưới, chỉ thỉnh thoảng dùng quật tử giáp bám vào vách đá dốc đứng để giảm bớt đà rơi, tránh rơi thẳng xuống đáy giếng.
Cái giếng này sâu đến mấy chục trượng, lại dốc đứng thành vại, tựa hồ sắp đâm thẳng xuống chân núi tới nơi, thân mình Gà Gô như phiến đá rơi, tránh rơi thẳng xuống đáy giếng đã hiện ra trước mắt. Chỉ thấy dưới này chất đống đến mấy trăm cỗ quan quách, có quan có quách, lại có cả chum vò táng xương, tất cả đều cũ kỹ dị thường, kiểu dáng niên đại cũng không hề giống nhau, phía trên là quan tài sơn son khảm ngọc xa hoa, phía dưới là áo quan mộc đầy mối mọt giòi bọ, hình như từ quan lớn quyền quý tới bách tính tiện dân đều được an táng tại đây, quan tài chất cao như núi, nhiều không đếm xuể.
Gà Gô hành nghề đổ đấu đã lâu nhưng thấy đống quan quách chồng chất dưới đáy giếng cũng không khỏi kinh ngạc, chưa kịp nhìn kỹ thì cả người đã rơi xuống tới nơi, bấy giờ mới thấy rõ xung quanh núi quan tài còn vô số những hài cốt, có người chết rồi mà diện mạo vẫn như còn sống, cũng có người chỉ còn trơ sọ, nhìn vào dáng vẻ phục sức lại càng thấy rõ khác biệt, như thể lẫn lộn cả người Di người Hán, niên đại thì từ Thương Chu cho tới Đường Tống đều có cả.
Gà gô hiểu biết uyên thâm, vả lại Ban Sơn đạo nhân thường cải trang thành đạo sĩ hành tẩu khắp thiên hạ, cũng biết chút ít về thuật Hoàng lão, anh ta vừa nhìn thấy cái lò luyện đơn bằng đồng xanh khổng lồ kia thì trong bụng đã hiểu bảy tám phần. Thì ra cái giếng sâu này chính là giếng luyện đơn trong đơn cung Bình Sơn, khi luyện đơn hỏa bốc lên cao, bắt buộc phải có một nơi như thế này, còn đống quan quách cổ xưa kia đều do đám phương sĩ luyện đơn đào trộm từ khắp nơi đem về nấu đơn. Từ xa xưa, người ta đã cho rằng thịt cường thi có thể làm thuốc gọi là “muộn hương", bởi những cường thi chết rồi mà không thối rữa đều nhờ hấp thụ long khí trong địa mạch, long khí vô hình vô ảnh khó lòng nắm bắt, nhưng đem nấu thịt cường thi thì có thể tinh luyện được long khí trong di hài.
Lại thêm quan quách dùng để liệm hài cốt đều được làm từ những nguyên liệu như gỗ, đá, ngọc, đồng, chôn vùi dưới đất nhiều năm, cũng hấp thu linh khí của địa mạch nên có thể dùng làm nguồn lửa luyện đơn. Chuyên luyện đơn thuốc để thành tiên từ xa xưa đã có, ai mà chẳng mong được trở thành bậc thần tiên sống nơi thanh tịnh, đi mây về gió, siêu phàm thoát tục, trẻ mãi không già, thọ cùng trời đất? Nhưng phép luyện nội đơn tu chân luyện tính, gạn đục khơi trong, cũng phân trên dưới cao thấp khác nhau, đa số phương sĩ đều không muốn dùng người chết để luyện âm đơn. Không ngờ Bình Sơn tuy là đơn cung luyện đơn cho hoàng gia song bên trong kỳ thực lại là nơi nhơ nhuốc thế này, không từ thủ đoạn để luyện thành chân đơn, thực khiến người ta phẫn nộ.
Gà Gô đảo mắt một vòng đã thông tỏ đầu đuôi ngọn ngành, thấy xung quanh đáy giếng có rất nhiều khe đá hình thành do dáng núi xiêu vẹo của Bình Sơn. Con rết sáu cánh nhờ đó mà có thể chui qua chui lại giữa các gian điện, chứ con người ở dưới này chẳng khác nào ếch ngồi đáy giếng, không phân biệt nổi Đông Tây Nam Bắc, cũng chẳng biết cái khe nào mới thông được ra ngoài. Anh ta đang định chui vào đó trốn tạm thì lại nghe tiếng hàng trăm cái chân rết lạo xạo từ thành giếng trên cao bò xuống càng lúc càng gần, con rết sáu đuôi đang đuổi riết.
Gà Gô thấy con rết đến quá nhanh, dưới đáy giếng chẳng khác nào đáy phễu này làm sao quần nhau được với nó? Anh định lách mình trốn vào một khe đá nhưng không kịp, huống hồ một khi con rết kia đuổi theo vào khe núi, tính mạng sẽ càng khó bảo toàn.
Cái khó ló cái khôn, anh ta đảo mắt nhìn quanh rồi nhả đại xuống chỗ quánh ngọc, nằm lẫn trong đống xác chết, lại tiện tay túm lấy một cái xác khô che chắn. Cái xác cổ được bao bọc trong một lớp da khô đỏ tía, mồm há hốc để lộ hàm răng lởm chởm, hai hốc mắt sâu hoắm, trên đầu và dưới cằm còn mấy sợi râu tóc hoa râm vẫn chưa rụng hết, dáng vẻ vô cùng nanh ác.
Nhưng Gà Gô vốn to gan lớn mật, đương nhiên chẳng nề hà gì, anh ta đẩy cái xác khô sang bên chừa chỗ cho mình chui xuống nằm, rồi trốn trong đống xác người xương cốt lổn nhổn, vận thuật Quy tức điều hòa cho hơi thở và nhịp tim tức thì chậm lại.
Ban sơn đạo nhân khi đổ đấu thường qua lại như con thoi trong mộ cổ dưới lòng đất sâu yếm khí, ở đó âm khí và tử khí đều rất nặng nề, để đối phó ngoài cách ngậm thuốc, các đạo nhân còn bắt buộc phải học cách bế khí, tinh thông thuật này rồi, có thể luyện đến mức nhiều nhất chỉ hơn người chết một hơi sinh khí. Loài rùa đất sống sâu dưới lòng đất, nhịp thở và nhịp tim đều vô cùng chậm, vậy mà sống được mấy trăm năm. Từng có người đào lên một tấm bia mộ, dưới tấm bia có một con rùa đất bị chôn vùi suốt mấy trăm năm, chỉ sống nhờ vào không khí trong các khe kẽ dưới lòng đất, không hề ăn bất cứ thứ gì, khát thì uống nước mưa ngấm qua bùn đất, đói thì cực kỳ chậm rãi nuốt từng tí không khí luồn qua kẽ đất, mãi đến mấy trăm năm sau mới được moi lên, tấm bia đã mục nát nhưng con rùa vẫn còn sống. Cho nên phương pháp hít thở dưới lòng đất sâu của dân trộm mộ được gọi là thuật Quy tức.
Gà Gô sử dụng thuật này, bế khí nín thở trốn trong đống xác khô đề cao cảnh giác với mọi tiếng động bên ngoài, chỉ nghe sột soạt từng chập trên thành giếng, con rết sáu cánh đã bò xuống tới đáy.
Gà Gô hé mắt trộm nhìn, thấy nó đang loay hoay giữa núi quan quách và đống xác khô, chốc chốc lại thò hai cái râu dài vào đống xác người như thể muốn tìm kẻ vừa đả thương mình. Thân nó đã trúng phải một loạt đạn, lại bị gà Nộ Tinh mổ cho một trận nên thân, sáu cái cánh trong suốt đã rụng mất ba, mình mẩy te tua nhưng bản tính hung tợn và sức mạnh vẫn còn, râu chân loạt xoạt, thoăn thoắt bò qua lại dưới đáy giếng.
Gà Gô thầm lo, cái đồ thối thây này không phải đã tu thành chính quả thật rồi chứ, sao bị thương nặng thế vẫn không suy sụp tẹo nào? Đang kinh ngạc, chợt thấy mắt mũi tối sầm, con rết vừa khéo bò qua người anh ta, từng đốt vỏ giáp dưới bụng nó như những chiếc lá khô cận kề ngay trước mắt, may có đống xác khô che phía trên nên nó vòng qua vòng lại mấy lần vẫn không phát hiện ra Gà Gô.
Gà Gô vốn tưởng con rết sáu cánh bị thương sắp chết nên tính trốn trong đống xác khô kéo dài thời gian, đợi vết thương phát tác, nó chết đi rồi tính tiếp, nào ngờ giống rết này bản tính hung ác, thân mang trăm ngàn vết thương mà vẫn bò tới bò lui không ngừng. Gà Gô không biết rằng con rết này tuy lợi hại nhưng cũng không phải không biết đau, kỳ thực do bầy gà trong núi Bình Sơn cứ gáy ầm ĩ nên nó mới bứt rứt không yên, cứ như phát rồ phát dại, không muốn nghỉ ngơi phút nào.
Con rết sáu cánh vòng đi vòng lại mấy lượt không đánh hơi thấy người sống liền bò lên thành giếng, liên tục cọ mình vào vách đá. Gà Gô thấy lạ lại he hé mắt nhìn, thấy góc thành giếng chất đầy dược thạch cỏ cây, lại thêm vô số vò thuốc bình đơn vỡ nát khắp nơi, các loại đơn dược vãi đầy trên đất, con rết già cọ vết thương vào dược thạch, hóa ra đang tự chữa thương cho mình.
Gà Gô chửi thầm trong bụng: “Con yêu nghiệt, còn chưa chịu chết đi!" Anh ta tuy muốn trừ khử con rết nhưng lúc này chỉ có tay không, hai khẩu súng Đức vứt đi khi nãy không biết đã rơi ở chỗ nào, nghĩ tới sư đệ sư muội chết thảm trong tay nó mà hận đến nghiến răng nghiến lợi, lại nghĩ Ban sơn giờ đây chỉ toàn người già trẻ nhỏ ốm yếu, nhớ năm xưa Ban Sơn đạo nhân từ núi Song Hắc sông Khổng Tước trên sa mạc tiến vào nội địa, lưu truyền cả ngàn năm nay, giờ chỉ còn lại mỗi mình mình, trong lòng tuyệt vọng, chỉ muốn hất tung đống xác khô, nhảy ra sống mái với con rêt kia một phen. Nhưng anh ta cũng rõ, chỉ cần bản thân nhất thời xốc nổi, có sơ suất gì thì Ban Sơn đạo nhân coi như tuyệt tự từ đây, nên đành tiếp tục ẩn nhẫn, trốn trong đống xác khô hôi thối đợi thời cơ, nếu chưa chắc ăn quyết không thể manh động.
Đang lúc suy nghĩ đắn đo, Gà Gô bỗng cảm thấy bên tai ngứa ngáy, suýt nữa thì giật mình đánh thót, mồ hôi lạnh túa ra. Hóa ra trong đống xác chết này có con rết dài chừng ba tấc, bò ra từ hốc mắt một cái đầu lâu bên dưới, tựa hồ phát hiện ra Gà Gô là vật sống, men theo tai bò lên mặt anh ta.
Gà Gô than thầm: “Khốn khổ khốn nạn, chắc rơi vào ổ rết mất rồi, giờ làm sao đây?" Anh ta cảm thấy con rết từ bên tai trái bò lên trán, rồi mấy chục cặp chân lại du ngoạn xuống sống mũi, hai sợi râu linh hoạt quét qua quét lại, cảm giác ngứa ngáy vô cùng khó chịu, oái oăm hơn là lòng dạ nhộn nhạo, thuật Quy tức sắp mất tác dụng rồi.
Gà Gô biết chỉ cần hơi thở của mình loạn nhịp, con rết sáu cánh sẽ phát hiện ra ngay, nên đành gắng chịu, mặc cho con rết nhỏ bò lên bò xuống giữa hai chân mày, không dám cựa quậy. May sao tiếng gà gáy trong núi đã làm lũ rết mất đi bản năng, không dám nhả độc, bằng không chỉ cần dính phải một ít chất kịch độc của loài rết trong núi Bình Sơn, thì dù có bản lĩnh thông thiên cũng phải bỏ mạng ở đây.
Hàng trăm cái chân rết cứ ngọ nguậy, bò qua bò lại trên mặt như thế ai mà chẳng sợ đến sởn da gà, may mà Gà Gô có sức chịu đựng hơn người, toàn thân cứng đơ như xác chết, ngay cả lông mày cũng không hề động đậy. Nhưng điều gì phải đến cũng đã đến, con rết nhỏ bò qua bò lại chán chê, lại tính chui vào mồm Gà Gô.
Dưới lòng giếng sâu trong đơn cung này xương cốt chất thành núi, con rết vốn đã quen trò chui ra chui vào các cái xác chết, nó cảm thấy cái xác này hình như vẫn còn sinh khí, nhưng lại khó xác định nên chẳng nghĩ ngợi gì liền bò ngay vào mồm Gà Gô.
Toàn thân Gà Gô căng cứng như dây đàn, nếu để con rết nhỏ này chui vào mồm không biết hậu quả sẽ ra sao, việc này xẩy ra quá bất ngờ, khiến anh ta không sao lường nổi, giờ có tiếp tục nhẫn nhịn giả chết cũng không được nữa rồi, nhưng chỉ cần cử động hơi mạnh một chút, nhất định sẽ kinh động tới con rết sáu chân kia.
Gà Gô ứng biến cực nhanh, lại quyết đoán kịp thời, chuyên làm những việc người bình thường chẳng ai dám nghĩ, anh ta lập tức hạ quyết tâm, thừa lúc con rết vừa đưa đầu thăm dò, chưa kịp cong mình chui vào, Gà Gô liên há mồm cắn một nhát thật mạnh.
Gà Gô nào phải dạng hữu dũng vô mưu, làm gì cũng có tính toán kỹ càng, biết con rết sau khi vồ hụt thế nào cũng giở chiêu này. Anh ta nhảy khỏi thành giếng, dồn trọng tâm vào hai bàn chân, xoay người một vòng giữa không trung, nhanh tay cởi phăng áo choàng đang mặc trên người, quăng thẳng vào con rết, chuẩn xác thần kỳ, vừa hay trùm kín đầu nó.
Con rết đột nhiên bị tấm áo choàng trùm kín hàm râu, chẳng biết đây là thứ gì thì không khỏi hoảng hốt, bám trên vách đá ra sức quẫy đầu vẩy đuôi, toan hất tung tấm đạo bào nhưng càng giẫy giụa lại càng bị thít chặt, trong chốc lát không sao thoát nổi.
Gà Gô tuy nhanh trí, dùng đạo bào chặn được con rết, nhưng anh ta tung mình bay ra giữa lòng giếng, lại cởi phăng tấm áo choàng chẳng khác nào bá vương cởi giáp, quả thực đã sức cùng lực kiệt, sau khi áo bào rời khỏi tay, cả người cũng lập tức rơi xuống, trước mắt chỉ thấy lập lòe ánh đèn nến hệt một bầu trời đầy sao.
Huyệt giếng bày đầy thạch đăng sâu không thấy đáy, càng không biết bên dưới là nước hay là đá, rơi thẳng xuống thế này dù có mình đồng da sắt e cũng thịt nát xương tan. Nhưng Gà Gô liều chết nhảy xuống hoàn toàn không phải tự tìm cái chết, mà là tìm đường sống trong cái chết.
Bên ngoài anh ta khoác đạo bào nhưng bên trong còn mặc bộ quật tử giáp leo núi chịu được nước lửa. Bộ quật tử giáp này làm từ da cá nhám, ở mặt trong chổ khủyu tay, cổ tay, mắt cá, đầu gối đều có vô số móc câu ngược nhỏ xíu, bình thường nằm im trong rãnh giáp, chốt mở nằm ở sau lưng, lúc sử dụng chỉ cần gạt một cái, bách tử câu leo núi sẽ lập tức bắn ra khỏi rãnh. Hai chữ “bách tử" trong bách tử câu, ‘bách" có nghĩa là nhiều, “tử" có nghĩa là nhỏ bé, trong những khí giới trộm mộ có rất nhiều dụng cụ có cấu tạo “bách tử", như tấm quật tử giáp leo núi này cất giấu bên trong rất nhiều những móc câu bằng thép tinh luyện nhỏ bé mà chắc chắn.
Trong lòng giếng sâu không phải nơi không gian thoáng đãng, mà luôn có khí lưu tồn tại nên tốc độ rơi của cơ thể chậm hơn bình thường đôi chút. Gà Gô thả mình xuống lòng giếng, đưa tay giật giây chốt sau lưng, lợi dụng dòng khí lưu, dang rộng hai cánh tay liệng tới nơi thành giếng gần nhất, bách tử câu ở cổ tay chỉ chờ có thế bám chặt vào vách đá dốc đứng thành vại, đà rơi đột ngột chậm lại, cả người dính chặt vào vách đá như thạch sùng.
Gà Gô bám lấy vách đá thở phào, vừa nãy cởi đạo trùm lên đầu con rết, rồi lại dùng quật tử giáp treo người trên thành giếng, động tác nối tiếp nhau không một chút ngơi nghỉ, bao nhiêu tuyệt kỹ sống còn cất sâu đáy hòm đều đã lôi ra cả, chỉ cần giữa chừng có chút sai sót, e không làm mồi cho rết thì cũng thịt nát xương tan, dù anh ta có to gan lớn mật cũng không khỏi tim đập chân run.
Nhưng không đợi Gà Gô kịp lấy lại hơi, trên đầu đã lại nghe lạo xạo tiếng rết bò. Con rết sáu cánh đã thoát được khỏi tấm đạo bào vướng víu, men theo thành giếng bò xuống, qua mấy trận ác đấu liên tiếp nó đã thương tích đầy mình, tức giận điên cuồng, nhất quyết phải dồn Gà Gô vào chỗ chết.
Gà Gô trước khi vào núi Bình Sơn vốn định dùng gà Nộ Tinh đối phó với con rết già thành tinh này, không ngờ người tính không bằng trời tính, rốt cuộc lại cùng nó rơi xuống miệng giếng khổng lồ dưới điện Vô Lượng, lối ra bên trên bị bịt kín, tự biết lần này nguy hiểm tột cùng, gặp phải kình địch bình sinh hiếm thấy, đương nhiên không dám lơ là, vội hít sâu một hơi, lợi dụng quật tử giáp leo núi bám chặt vào thành giếng, triển khai thuật thạch sùng leo tường, nhanh chóng bò xuống đáy giếng.
Gà Gô từng bước bò xuống đáy giếng, thân thủ tuy nhanh nhẹn nhưng con rết từ trên cao đuổi xuống quá sát, anh ta đành phải rời khỏi thành giếng, vừa đu vừa nhảy xuống dưới, chỉ thỉnh thoảng dùng quật tử giáp bám vào vách đá dốc đứng để giảm bớt đà rơi, tránh rơi thẳng xuống đáy giếng.
Cái giếng này sâu đến mấy chục trượng, lại dốc đứng thành vại, tựa hồ sắp đâm thẳng xuống chân núi tới nơi, thân mình Gà Gô như phiến đá rơi, tránh rơi thẳng xuống đáy giếng đã hiện ra trước mắt. Chỉ thấy dưới này chất đống đến mấy trăm cỗ quan quách, có quan có quách, lại có cả chum vò táng xương, tất cả đều cũ kỹ dị thường, kiểu dáng niên đại cũng không hề giống nhau, phía trên là quan tài sơn son khảm ngọc xa hoa, phía dưới là áo quan mộc đầy mối mọt giòi bọ, hình như từ quan lớn quyền quý tới bách tính tiện dân đều được an táng tại đây, quan tài chất cao như núi, nhiều không đếm xuể.
Gà Gô hành nghề đổ đấu đã lâu nhưng thấy đống quan quách chồng chất dưới đáy giếng cũng không khỏi kinh ngạc, chưa kịp nhìn kỹ thì cả người đã rơi xuống tới nơi, bấy giờ mới thấy rõ xung quanh núi quan tài còn vô số những hài cốt, có người chết rồi mà diện mạo vẫn như còn sống, cũng có người chỉ còn trơ sọ, nhìn vào dáng vẻ phục sức lại càng thấy rõ khác biệt, như thể lẫn lộn cả người Di người Hán, niên đại thì từ Thương Chu cho tới Đường Tống đều có cả.
Gà gô hiểu biết uyên thâm, vả lại Ban Sơn đạo nhân thường cải trang thành đạo sĩ hành tẩu khắp thiên hạ, cũng biết chút ít về thuật Hoàng lão, anh ta vừa nhìn thấy cái lò luyện đơn bằng đồng xanh khổng lồ kia thì trong bụng đã hiểu bảy tám phần. Thì ra cái giếng sâu này chính là giếng luyện đơn trong đơn cung Bình Sơn, khi luyện đơn hỏa bốc lên cao, bắt buộc phải có một nơi như thế này, còn đống quan quách cổ xưa kia đều do đám phương sĩ luyện đơn đào trộm từ khắp nơi đem về nấu đơn. Từ xa xưa, người ta đã cho rằng thịt cường thi có thể làm thuốc gọi là “muộn hương", bởi những cường thi chết rồi mà không thối rữa đều nhờ hấp thụ long khí trong địa mạch, long khí vô hình vô ảnh khó lòng nắm bắt, nhưng đem nấu thịt cường thi thì có thể tinh luyện được long khí trong di hài.
Lại thêm quan quách dùng để liệm hài cốt đều được làm từ những nguyên liệu như gỗ, đá, ngọc, đồng, chôn vùi dưới đất nhiều năm, cũng hấp thu linh khí của địa mạch nên có thể dùng làm nguồn lửa luyện đơn. Chuyên luyện đơn thuốc để thành tiên từ xa xưa đã có, ai mà chẳng mong được trở thành bậc thần tiên sống nơi thanh tịnh, đi mây về gió, siêu phàm thoát tục, trẻ mãi không già, thọ cùng trời đất? Nhưng phép luyện nội đơn tu chân luyện tính, gạn đục khơi trong, cũng phân trên dưới cao thấp khác nhau, đa số phương sĩ đều không muốn dùng người chết để luyện âm đơn. Không ngờ Bình Sơn tuy là đơn cung luyện đơn cho hoàng gia song bên trong kỳ thực lại là nơi nhơ nhuốc thế này, không từ thủ đoạn để luyện thành chân đơn, thực khiến người ta phẫn nộ.
Gà Gô đảo mắt một vòng đã thông tỏ đầu đuôi ngọn ngành, thấy xung quanh đáy giếng có rất nhiều khe đá hình thành do dáng núi xiêu vẹo của Bình Sơn. Con rết sáu cánh nhờ đó mà có thể chui qua chui lại giữa các gian điện, chứ con người ở dưới này chẳng khác nào ếch ngồi đáy giếng, không phân biệt nổi Đông Tây Nam Bắc, cũng chẳng biết cái khe nào mới thông được ra ngoài. Anh ta đang định chui vào đó trốn tạm thì lại nghe tiếng hàng trăm cái chân rết lạo xạo từ thành giếng trên cao bò xuống càng lúc càng gần, con rết sáu đuôi đang đuổi riết.
Gà Gô thấy con rết đến quá nhanh, dưới đáy giếng chẳng khác nào đáy phễu này làm sao quần nhau được với nó? Anh định lách mình trốn vào một khe đá nhưng không kịp, huống hồ một khi con rết kia đuổi theo vào khe núi, tính mạng sẽ càng khó bảo toàn.
Cái khó ló cái khôn, anh ta đảo mắt nhìn quanh rồi nhả đại xuống chỗ quánh ngọc, nằm lẫn trong đống xác chết, lại tiện tay túm lấy một cái xác khô che chắn. Cái xác cổ được bao bọc trong một lớp da khô đỏ tía, mồm há hốc để lộ hàm răng lởm chởm, hai hốc mắt sâu hoắm, trên đầu và dưới cằm còn mấy sợi râu tóc hoa râm vẫn chưa rụng hết, dáng vẻ vô cùng nanh ác.
Nhưng Gà Gô vốn to gan lớn mật, đương nhiên chẳng nề hà gì, anh ta đẩy cái xác khô sang bên chừa chỗ cho mình chui xuống nằm, rồi trốn trong đống xác người xương cốt lổn nhổn, vận thuật Quy tức điều hòa cho hơi thở và nhịp tim tức thì chậm lại.
Ban sơn đạo nhân khi đổ đấu thường qua lại như con thoi trong mộ cổ dưới lòng đất sâu yếm khí, ở đó âm khí và tử khí đều rất nặng nề, để đối phó ngoài cách ngậm thuốc, các đạo nhân còn bắt buộc phải học cách bế khí, tinh thông thuật này rồi, có thể luyện đến mức nhiều nhất chỉ hơn người chết một hơi sinh khí. Loài rùa đất sống sâu dưới lòng đất, nhịp thở và nhịp tim đều vô cùng chậm, vậy mà sống được mấy trăm năm. Từng có người đào lên một tấm bia mộ, dưới tấm bia có một con rùa đất bị chôn vùi suốt mấy trăm năm, chỉ sống nhờ vào không khí trong các khe kẽ dưới lòng đất, không hề ăn bất cứ thứ gì, khát thì uống nước mưa ngấm qua bùn đất, đói thì cực kỳ chậm rãi nuốt từng tí không khí luồn qua kẽ đất, mãi đến mấy trăm năm sau mới được moi lên, tấm bia đã mục nát nhưng con rùa vẫn còn sống. Cho nên phương pháp hít thở dưới lòng đất sâu của dân trộm mộ được gọi là thuật Quy tức.
Gà Gô sử dụng thuật này, bế khí nín thở trốn trong đống xác khô đề cao cảnh giác với mọi tiếng động bên ngoài, chỉ nghe sột soạt từng chập trên thành giếng, con rết sáu cánh đã bò xuống tới đáy.
Gà Gô hé mắt trộm nhìn, thấy nó đang loay hoay giữa núi quan quách và đống xác khô, chốc chốc lại thò hai cái râu dài vào đống xác người như thể muốn tìm kẻ vừa đả thương mình. Thân nó đã trúng phải một loạt đạn, lại bị gà Nộ Tinh mổ cho một trận nên thân, sáu cái cánh trong suốt đã rụng mất ba, mình mẩy te tua nhưng bản tính hung tợn và sức mạnh vẫn còn, râu chân loạt xoạt, thoăn thoắt bò qua lại dưới đáy giếng.
Gà Gô thầm lo, cái đồ thối thây này không phải đã tu thành chính quả thật rồi chứ, sao bị thương nặng thế vẫn không suy sụp tẹo nào? Đang kinh ngạc, chợt thấy mắt mũi tối sầm, con rết vừa khéo bò qua người anh ta, từng đốt vỏ giáp dưới bụng nó như những chiếc lá khô cận kề ngay trước mắt, may có đống xác khô che phía trên nên nó vòng qua vòng lại mấy lần vẫn không phát hiện ra Gà Gô.
Gà Gô vốn tưởng con rết sáu cánh bị thương sắp chết nên tính trốn trong đống xác khô kéo dài thời gian, đợi vết thương phát tác, nó chết đi rồi tính tiếp, nào ngờ giống rết này bản tính hung ác, thân mang trăm ngàn vết thương mà vẫn bò tới bò lui không ngừng. Gà Gô không biết rằng con rết này tuy lợi hại nhưng cũng không phải không biết đau, kỳ thực do bầy gà trong núi Bình Sơn cứ gáy ầm ĩ nên nó mới bứt rứt không yên, cứ như phát rồ phát dại, không muốn nghỉ ngơi phút nào.
Con rết sáu cánh vòng đi vòng lại mấy lượt không đánh hơi thấy người sống liền bò lên thành giếng, liên tục cọ mình vào vách đá. Gà Gô thấy lạ lại he hé mắt nhìn, thấy góc thành giếng chất đầy dược thạch cỏ cây, lại thêm vô số vò thuốc bình đơn vỡ nát khắp nơi, các loại đơn dược vãi đầy trên đất, con rết già cọ vết thương vào dược thạch, hóa ra đang tự chữa thương cho mình.
Gà Gô chửi thầm trong bụng: “Con yêu nghiệt, còn chưa chịu chết đi!" Anh ta tuy muốn trừ khử con rết nhưng lúc này chỉ có tay không, hai khẩu súng Đức vứt đi khi nãy không biết đã rơi ở chỗ nào, nghĩ tới sư đệ sư muội chết thảm trong tay nó mà hận đến nghiến răng nghiến lợi, lại nghĩ Ban sơn giờ đây chỉ toàn người già trẻ nhỏ ốm yếu, nhớ năm xưa Ban Sơn đạo nhân từ núi Song Hắc sông Khổng Tước trên sa mạc tiến vào nội địa, lưu truyền cả ngàn năm nay, giờ chỉ còn lại mỗi mình mình, trong lòng tuyệt vọng, chỉ muốn hất tung đống xác khô, nhảy ra sống mái với con rêt kia một phen. Nhưng anh ta cũng rõ, chỉ cần bản thân nhất thời xốc nổi, có sơ suất gì thì Ban Sơn đạo nhân coi như tuyệt tự từ đây, nên đành tiếp tục ẩn nhẫn, trốn trong đống xác khô hôi thối đợi thời cơ, nếu chưa chắc ăn quyết không thể manh động.
Đang lúc suy nghĩ đắn đo, Gà Gô bỗng cảm thấy bên tai ngứa ngáy, suýt nữa thì giật mình đánh thót, mồ hôi lạnh túa ra. Hóa ra trong đống xác chết này có con rết dài chừng ba tấc, bò ra từ hốc mắt một cái đầu lâu bên dưới, tựa hồ phát hiện ra Gà Gô là vật sống, men theo tai bò lên mặt anh ta.
Gà Gô than thầm: “Khốn khổ khốn nạn, chắc rơi vào ổ rết mất rồi, giờ làm sao đây?" Anh ta cảm thấy con rết từ bên tai trái bò lên trán, rồi mấy chục cặp chân lại du ngoạn xuống sống mũi, hai sợi râu linh hoạt quét qua quét lại, cảm giác ngứa ngáy vô cùng khó chịu, oái oăm hơn là lòng dạ nhộn nhạo, thuật Quy tức sắp mất tác dụng rồi.
Gà Gô biết chỉ cần hơi thở của mình loạn nhịp, con rết sáu cánh sẽ phát hiện ra ngay, nên đành gắng chịu, mặc cho con rết nhỏ bò lên bò xuống giữa hai chân mày, không dám cựa quậy. May sao tiếng gà gáy trong núi đã làm lũ rết mất đi bản năng, không dám nhả độc, bằng không chỉ cần dính phải một ít chất kịch độc của loài rết trong núi Bình Sơn, thì dù có bản lĩnh thông thiên cũng phải bỏ mạng ở đây.
Hàng trăm cái chân rết cứ ngọ nguậy, bò qua bò lại trên mặt như thế ai mà chẳng sợ đến sởn da gà, may mà Gà Gô có sức chịu đựng hơn người, toàn thân cứng đơ như xác chết, ngay cả lông mày cũng không hề động đậy. Nhưng điều gì phải đến cũng đã đến, con rết nhỏ bò qua bò lại chán chê, lại tính chui vào mồm Gà Gô.
Dưới lòng giếng sâu trong đơn cung này xương cốt chất thành núi, con rết vốn đã quen trò chui ra chui vào các cái xác chết, nó cảm thấy cái xác này hình như vẫn còn sinh khí, nhưng lại khó xác định nên chẳng nghĩ ngợi gì liền bò ngay vào mồm Gà Gô.
Toàn thân Gà Gô căng cứng như dây đàn, nếu để con rết nhỏ này chui vào mồm không biết hậu quả sẽ ra sao, việc này xẩy ra quá bất ngờ, khiến anh ta không sao lường nổi, giờ có tiếp tục nhẫn nhịn giả chết cũng không được nữa rồi, nhưng chỉ cần cử động hơi mạnh một chút, nhất định sẽ kinh động tới con rết sáu chân kia.
Gà Gô ứng biến cực nhanh, lại quyết đoán kịp thời, chuyên làm những việc người bình thường chẳng ai dám nghĩ, anh ta lập tức hạ quyết tâm, thừa lúc con rết vừa đưa đầu thăm dò, chưa kịp cong mình chui vào, Gà Gô liên há mồm cắn một nhát thật mạnh.
Tác giả :
Thiên Hạ Bá Xướng