Ma Thổi Đèn
Quyển 7 - Chương 15: Con rết sáu cánh
Đám trộm trên đỉnh núi đang mỏi mắt chờ đợi, bỗng nghe từ dưới vực sâu vang lên những tiếng ùng ục sùng sục như nước sôi, tiếng động dữ dội khiến mấy trăm con người đều kinh sợ, chen chúc tới miệng vực nhìn xuống, lập tức kinh ngạc há hốc mồm, dường như không tài nào tin nổi cảnh tượng trước mắt.
Chỉ thấy một luồng khí đen xé toạc màn sương mây mù mịt, một con rết khổng lồ dài khoảng một trượng đang leo nhanh như bay từ dưới vực sâu lên. Con rết mình dẹt đầu đen, trên lưng mọc ba đôi cánh trong suốt như cánh chuồn, toàn thân toả ra một làn khí đen, phần thân chia làm hai mươi hai đốt, có dải lằn đỏ chạy dọc từ đầu đến đuôi, đốt trên cùng màu nâu vàng, những đốt còn lại mặt trên xanh sẫm mặt dưới vàng sậm, mỗi đốt đều có năm cặp chân đua ra như mái chèo, móng vuốt sắc bén linh hoạt, hơn trăm cái chân hai bên mình lào rào ngoe nguẩy trên vách đá dốc đứng, đưa nó rầm rầm lao lên như một con rồng đen.
Mọi người càng kinh ngạc hơn khi thấy có người đang cưỡi trên lưng con rết sáu cánh, người này mặc áo bào xanh, lưng đeo lồng chim, vai buộc sợi dây thừng tẩm chu sa, vạt áo lụa đỏ bay phấp phới trong gió, chẳng phải ai xa lạ chính là Trần thủ lĩnh của phái Xả Lĩnh. Lão đang cố sống cố chết túm chặt lấy hai hàm con rết khổng lồ, điều này rõ ràng khiến nó kinh sợ, làm cuộn lên một trận lốc đen nơi khe sâu, mải mốt men theo vách đá dựng đứng lao lên miệng vực.
Loài rết vốn thích nơi tăm tối, ban ngày thường ẩn nấp dưới đáy vực âm u không dám xuất hiện dưới ánh mặt trời, ai ngờ lão Trần tưởng nhầm nó là khúc cây nên nhảy trúng đầu nó, làm nó kinh động cuống cuồng bò lên miệng vực, quên cả nhả độc. Bò tới miệng vực, thân mình nó đột nhiên cong lại, đầu đuôi dồn sức, bật một cái cao tới hơn mười trượng.
Đám người đứng trên miệng vực đều là những kẻ dạn dày kinh nghiệm, song không thể ngờ dưới đáy vực sâu đến mấy trăm trượng lại vọt lên một con rết to đến thế. Tập tính hung hãn của loài rết được xác định dựa theo số chân ít nhiều, giữa lúc hỗn loạn này chẳng ai kịp đếm rõ ràng, nhưng con rết này nhìn lắm chân như vậy đã đủ khiến người nào người nấy trông thấy đều sởn hết da gà, rợn cả tóc gáy. Loài rết phải sống trên trăm năm mới mọc ra được một đôi cánh, vậy mà con rết này lại có hẳn sáu cánh, không biết nó đã bao nhiêu tuổi rồi?
Đám trộm Xả Lĩnh, rồi tiểu đoàn công binh, tiểu đội súng ngắn ai ai cũng mang theo súng bên mình, nhưng trước thanh thế như vũ bão của con rết, tất cả đều sợ ngây ra như phỗng, hét lên một tiếng rồi dạt ra xung quanh ẩn nấp, chẳng ai màng đến chuyện nổ súng, có điều như vậy lại giữ được tính mạng lão Trần, nếu nhất loạt nổ súng lúc này khác nào bắn cho lão tan xác.
Nhưng tình cảnh trước mắt của lão Trần cũng không tốt đẹp gì, cả người lão lúc này chẳng khác gì một con hạc giấy đậu trên lưng con rết khổng lồ, bị tốc độ khủng khiếp của nó quăng quật, hễ buông tay là rơi xuống nát bét ngay. Đột nhiên bị ánh mặt trời rọi chói mắt, con rết bây giờ đã từ miệng vực nhảy lên không trung, ba đôi cánh chỉ là đồ trang trí, toàn bộ sức mạnh giúp nó từ đáy vực lao lên đây đều do quá sợ hãi mà ra, giờ thấy ánh sáng mặt trời, nó nào dám nấn ná thêm nữa, vội quay ngoắt mình, cắm đầu chạy vào khe núi trốn, một tên trộm đã leo lên gần miệng vực bị nó va phải liền ngã lăn xuống mất hút dưới đám sương mù dày đặc. Sau một chuỗi những tiếng cào lạo rạo vào vách đá, con rết sáu cánh cũng không thấy tăm hơi đâu nữa.
Trong lúc con rết sáu cánh lao xuống, lão Trần bị văng khỏi đầu nó, lộn một vòng rơi xuống tán cây đại thụ bên miệng vực, may mà cội cây đó cành lá sum suê nên gân cốt lão không hề hấn gì, tuy vậy toàn thân vẫn không khỏi đau đớn rã rời. Ngã một cú nhất Phật thăng thiên nhị Phật xuất thế, đầu óc lão thất kinh bát đảo, chẳng còn biết trời đất gì nữa.
La Lão Oai thấy con rết đã chui xuống vực sâu, bấy giờ mới rút súng bắn chết mấy kẻ bỏ chạy khi nãy để răn đe sĩ tốt, rồi vội chạy lại khiêng lão Trần từ trên cây xuống. Bọn người Côn Luân Ma Lặc cũng vừa lên khỏi miệng vực, lo lắng cho tính mạng của thủ lĩnh, cả đám xúm lại xem lão Trần sống chết thế nào.
Hai mắt lão Trần nhắm nghiền, La Lão Oai phải lay gọi mãi lão mới từ từ mở mắt, kêu á lên một tiếng, đau đến nghiến răng nghiến lợi. Khi nãy lão hết từ dưới lao lên lại từ trên lao xuống, lên lên xuống xuống mấy bận khiến đầu óc choáng váng, mắt hoa lên nhìn gì cũng chỉ thấy nhập nhoè, mãi hồi lâu định thần lại, lão mới trừng trừng nhìn La Lão Oai: “La soái này... sao tự dưng mọc ra hai cái đầu thế?"
Kế hoạch trộm mộ lấy tiền bổ sung quân bị trông mong cả vào lão Trần, giờ thấy lão không sao, La Lão Oai mừng không để đâu cho hết. Hơn nữa khi nãy mọi người đều tận mắt chứng kiến, lão Trần cưỡi trên lưng con rết bay thẳng lên không trung, thoát khỏi hiểm cảnh mà chẳng suy suyển nửa cọng lông, đấy đâu phải là việc người thường có thể làm được? Ai cũng tấm tắc khen: “Trần thủ lĩnh quả không hổ danh là đại thủ lĩnh trong giới lục lâm, thực có tài phép thông thiên, hôm nay tận mắt chứng kiến bọn thuộc hạ đều đã tâm phục khẩu phục, nguyện một lòng đi theo thủ lĩnh..."
Lão Trần tuy còn chưa hết hồn xiêu phách lạc nhưng vẫn giữ phong độ thủ lĩnh Xả Lĩnh, lão gượng nhếch mép cười, ôm quyền huyên thuyên: “Không dám không dám, sau lưng anh hùng có anh hùng, bên cạnh hảo hán có hảo hán. Nếu không có các huynh đệ đây coi trọng nghĩa khí, liều mạng cứu giúp thì Trần mỗ ta dù có ba đầu sáu tay cũng không sống nổi tới giờ." Nói đoạn liền vùng đứng dậy, lúc này mới phát hiện hai chân đã mềm nhũn như sợi mì, ba hồn bảy vía đều bay đâu mất, làm sao còn đứng nổi.
La Lão Oai vội vẫy tay gọi mấy tên thuộc hạ tới, sai chúng kiếm một cái cáng để khiêng lão Trần, Tương Tây là vùng sơn cước, giao thông chủ yếu bằng đường núi nên dù là người quyền thế, khi ra khỏi cửa cũng không cưỡi ngựa hay ngồi kiệu, chỉ ngồi cáng hai người khiêng là tiện hơn cả. Xong xuôi hắn chỉnh đốn hàng ngũ, rồi lệnh cho toàn quân rút về chân núi Bình Sơn.
Mãi đến cuối ngày, lão Trần mới coi như hoàn hồn. Chuyến trộm mộ này ra quân thất bại, tổn thất chưa từng có, lão Trần càng nghĩ càng không cam lòng, hối hận vì không nghe lời thủ lĩnh Ban Sơn đạo nhân Gà Gô đã đành, lại còn chuyện lão thân làm thủ lĩnh phái Xả lĩnh, vậy mà đưa quân đi trộm mộ lại chẳng thu hoạch được gì, từ nay về sau còn mặt mũi nào nói này nói nọ với người ta nữa? Giới lục lâm vốn xem thường mạng sống, đề cao sĩ diện, nhưng dù có đưa quân xâm nhập vào địa cung lần nữa cũng chỉ đi theo vết xe đổ, ngôi mộ cổ này chẳng khác nào sào huyệt của đủ loài trùng độc, nếu chỉ dựa vào mình phái Xả Lĩnh thì không thể đối phó được.
Lão Trần đang do dự đã nghe Hồng cô nương ở bên cạnh khuyên nhủ: “Lần này tiến sâu vào đất Động Di, thiên thời địa lợi đều thiếu cả, chẳng bằng tạm quay về Tương Âm trước rồi bàn tính kế hoạch..."
Thấy Hồng cô nương có ý khuyên thủ lĩnh lui binh, La Lão Oai sao chịu nổi, liền cắt ngang: “Khoan đã, La Lão Oai tôi xuất thân nhà binh, xưa nay ra trận chưa bao giờ biết đến chữ bại, kỵ nhất là chưa đánh đã lui. Đã dẫn anh em tới đây mà lại tay không ra về thì biết ăn nói thế nào? Không làm thì thôi, đã làm thì không có chuyện chùn bước, không vào được từ trên thì tao đào cửa mộ dưới chân núi, đi đến đâu rắc vôi bột đến đấy. Cái này trong binh pháp gọi là tiến bước nào, rào bước nấy, tuy hơi tốn sức nhưng kín kẽ an toàn, chấp cả cụ nội con rết sáu cánh trong hầm mộ, ông đây kêu thuộc hạ vãi cho mấy loạt đạn, bảo đảm ra bã."
La Lão Oai nói xong, vừa hay liếc thấy dung nhan xinh đẹp của Hồng cô nương trong bóng chiều tà, đôi mày thanh tú ngời ngời anh khí, quả thật diễm lệ vô ngần, khiến hắn không nén được lòng tơ tưởng bấy lâu. Hắn biết tâm nguyện lớn nhất của Hồng cô nương là tới Thượng Hải chấn hưng lại môn Cổ Thái Hí Pháp của Nguyệt Lương Môn, bèn dỗ ngọt: “Chúng ta trộm mộ lấy tiền tài báu vật là để hoàn thành đại nghiệp trong thời loạn, đợi sau này thiên hạ thái bình, La đại ca và Trần thủ lĩnh của cô lẽ nào lại không được phong vương bái tướng? Đến lúc đó, cô em có muốn tới chốn Thượng Hải đèn hồng rượu lục, dựa vào dáng dấp lẫn tài nghệ Cổ Thái Hí Pháp Nguyệt Lương Môn của cô em, lại thêm tôi đây dốc lòng nâng đỡ, cần tiền có tiền, cần người có người, đảm bảo sẽ giúp cô em vang danh một cõi..."
Chưa nói hết câu, hắn đã hứng trọn cái tát như trời giáng của Hồng cô nương. Cô ra tay nhanh như chớp khiến má hắn vừa đau vừa rát, cái mồm méo xém chút nữa bị tát thành cân lại. La Lão Oai tuy biết mình nhất thời hứng chí lỡ mồm nói tục, nhưng lão thân làm đầu đảng phiến quân, chẳng khác nào tiểu hoàng đế, trước nay chưa từng có kẻ nào dám động đến một cọng lông! Thẹn quá hoá giận, hắn định rút súng bắn chết con đàn bà không biết trời cao đấy dày này.
Lão Trần biết Hồng cô nương tính tình mạnh mẽ, thà làm ngọc vỡ còn hơn ngói lành, để báo cừu từng giết sạch cả nhà kẻ thù, còn La Lão Oai lại là hạng Diêm vương thảo khấu giết người như ngoé, để hai người họ gây với nhau e rắc rối to, vội đứng ra khuyên giải: “La soái hẵng tạm nguôi giận, chớ vội giương uy hùm sói, ta đây tài hèn song biết xem tướng, sớm đã nhìn ra chú em là Thai lý đ̍o[20], chỉ vì thời trẻ giết quá nhiều mạng người nên đại đức hao tổn, tiên cốt tiêu mòn, nhưng sau này công hành thông suốt, vẫn sẽ có ngày mặt quay hướng Nam lưng dựa hướng Bắc[21]. Hồng cô nương đây cũng là người có đạo cốt, cái tát vừa nãy của cô ấy đã phủi sạch vận xui ba năm cho chú, xem ra hoàng đồ bá nghiệp của La soái đã ở ngay trước mắt rồi, đáng chúc mừng, đáng chúc mừng!"
La Lão Oai vốn rất nể phục tài năng của lão Trần, nghe lão nói thế thì tin sái cổ, đắm đuối nhìn Hồng cô nương, dẩu môi nói: “Ta đây lòng dạ cũng mềm yếu lắm, sao có thể chấp nhặt đàn bà chân yếu tay mềm? Từ nay cô em có ngứa chân ngứa tay thì cứ việc đánh, con bà nó chứ, cái mặt bản soái là của cô em đấy!"
Lão Trần sợ lão La còn nói lung tung không khéo lại gây hoạ. Hồng cô nương đâu phải kẻ khiếp sợ La Lão Oai vì mấy vạn binh mã trong tay hắn, cô ả điên lên thì đến Hoàng đế còn dám giết nữa là. Hai người này, một có thế lực một có bản lĩnh, là hai cánh tay trái tay phải của lão Trần, không thể để họ cắn xé lẫn nhau, nghĩ thế lão vội nói lái sang chuyện cắt đặt trộm mộ Bình Sơn lần hai.
Sau buổi hôm nay, có thể thấy dù đổ bao nhiêu vôi bột từ đỉnh núi xuống địa cung cũng không thể đuổi hết lũ trùng độc ẩn nấp dưới đó, còn tiếp cận địa cung theo khe núi chỉ tổ làm mồi cho bọn rết, vả lại còn con rết khổng lồ sáu cánh náu mình dưới vực sâu, e rằng vôi bột cũng không ăn thua, may ra chỉ có đồng loạt nổ súng mới mong giết nổi nó, nhưng cả đội quân làm sao cùng lúc leo xuống vách đá xuống địa cung được. Nếu vậy chỉ còn cách xâm nhập vào đó qua mộ đạo, làm theo kế của La Lão Oai, tiến bước nào rào bước nấy mà thôi.
Trước hết phải nhanh chóng cử người quay về vận chuyện thêm vật tư cần thiết, số quân còn lại sẽ tới gần địa môn dưới chân núi Bình Sơn, đào cửa mộ theo chỉ dẫn của lão Trần.
Lão Trần vận dụng thuật “văn địa" sở trường, khoanh vùng một số vị trí có thể là lối vào của mộ đạo, để La Lão Oai chỉ huy tiểu đoàn công binh đốt đuốc đào xới ngay trong đêm.
Đào đến nửa đêm bỗng trên núi nổi mưa gió, mưa mỗi lúc một to, trời đất tối đen, chỉ nghe tiếng sấm rền vang dội. Gặp phải cơn mưa to, mấy cây đuốc đều tắt ngấm không tài nào thắp lên nổi, nhưng việc đào mồ quật mả dưới chân núi không vì thế mà dừng lại. Đám người dùng đèn bão để soi, đội nón lá mặc áo tơi, cặm cụi tìm kiếm cửa huyệt dưới từng tia chợp rạch ngang bầu trời cùng cơn mưa như trút.
Thời đó, trong dân gian thường lưu truyền một quan niệm rằng, trong lúc đào mộ cổ nếu gặp phải thiên tượng bất thường thì chính là điểm báo vong hồn trong mộ hiển linh, giữa nơi rừng sâu núi thẳm thế này gặp phải mưa to gió lớn dù sao cũng khiến người ta kinh sợ. Trong đội công binh có mấy kẻ nhát gan, bắt đầu xì xầm to nhỏ, vừa đào đất vừa ghé tai chụm đầu bàn tán...
Một người nói: “Ông anh này, mưa nổi bong bóng thế này, chắc là cô hồn dã quỷ trong mộ biết có người tới phá phách nên khóc xin tha mạng đó."
Người kia đáp: “Chú em à, chú không thấy trên trời toàn sấm vang chớp giật đấy sao? Đây đâu phải là oan hồn than khóc, chắc là quỷ dữ dưới mồ đang phẫn nộ, nếu cứ tiếp tục đào, e rằng chúng sẽ hiện lên đòi mạng..."
Câu chuyện đang đến hồi rùng rợn, bỗng nghe hai tiếng súng nổ khô khốc hoà trong tiếng mưa, hai tên lính đen đủi đều bị lão Oai “điểm danh" từ sau gáy bằng khẩu súng lục, chẳng kịp kêu lên tiếng nào đã vỡ sọ, gục xuống chết ngay tại chỗ.
Thì ra La Lão Oai trong lúc xách súng đi tuần, đốc thúc đám lính công binh đào mồ, vừa hay nghe được những lời ma quỷ nhảm nhí của hai tên lính này, liền nổi cơn tam bành tiện tay cho mỗi tên một phát súng kết liễu, đoạn đằng đằng sát khí răn đe: “Con bà chúng mày, mở to mắt mà nhìn, đứa nào còn dám to nhỏ làm loạn lòng quân thì sẽ có kết cục như hai thằng này!"
Lần này La Lão Oai đã lộ bản chất thực, lão không cho người mang xác hai tên lính công binh đi chỗ khác mà để nguyên dưới trời mưa cho mọi người đều trông thấy. Hơn trăm lính tiểu đội súng ngắn kẻ nào kẻ nấy mặt như hung thần vây quanh khu đào bới, mở rộng tầm kiểm soát, nòng súng đen ngòm trong tay giương cao, di chuyển theo tầm nhìn. Lính công binh biết lợi biết hại, không ai dám ho he câu nào nữa, chỉ răm rắp giơ cuốc vung xẻng, đội mưa đào xới.
Địa môn dưới chân núi bị đào thành vô số những rãnh nước, nước mưa chảy vào sâu ngập đầu người, La Lão Oai lệnh cho mấy sơn dân bị bắt đi theo lấy thùng tát nước, cặm cụi tới quá nửa đêm, rốt cuộc cũng đào được mấy thứ mà ai thấy cũng phải kinh ngạc: “Là đầu người? Hay là dưa hấu? Sâu dưới đất thế này sao lại có dưa hấu? Bên dưới hình như còn rất nhiều nữa!""
Chỉ thấy một luồng khí đen xé toạc màn sương mây mù mịt, một con rết khổng lồ dài khoảng một trượng đang leo nhanh như bay từ dưới vực sâu lên. Con rết mình dẹt đầu đen, trên lưng mọc ba đôi cánh trong suốt như cánh chuồn, toàn thân toả ra một làn khí đen, phần thân chia làm hai mươi hai đốt, có dải lằn đỏ chạy dọc từ đầu đến đuôi, đốt trên cùng màu nâu vàng, những đốt còn lại mặt trên xanh sẫm mặt dưới vàng sậm, mỗi đốt đều có năm cặp chân đua ra như mái chèo, móng vuốt sắc bén linh hoạt, hơn trăm cái chân hai bên mình lào rào ngoe nguẩy trên vách đá dốc đứng, đưa nó rầm rầm lao lên như một con rồng đen.
Mọi người càng kinh ngạc hơn khi thấy có người đang cưỡi trên lưng con rết sáu cánh, người này mặc áo bào xanh, lưng đeo lồng chim, vai buộc sợi dây thừng tẩm chu sa, vạt áo lụa đỏ bay phấp phới trong gió, chẳng phải ai xa lạ chính là Trần thủ lĩnh của phái Xả Lĩnh. Lão đang cố sống cố chết túm chặt lấy hai hàm con rết khổng lồ, điều này rõ ràng khiến nó kinh sợ, làm cuộn lên một trận lốc đen nơi khe sâu, mải mốt men theo vách đá dựng đứng lao lên miệng vực.
Loài rết vốn thích nơi tăm tối, ban ngày thường ẩn nấp dưới đáy vực âm u không dám xuất hiện dưới ánh mặt trời, ai ngờ lão Trần tưởng nhầm nó là khúc cây nên nhảy trúng đầu nó, làm nó kinh động cuống cuồng bò lên miệng vực, quên cả nhả độc. Bò tới miệng vực, thân mình nó đột nhiên cong lại, đầu đuôi dồn sức, bật một cái cao tới hơn mười trượng.
Đám người đứng trên miệng vực đều là những kẻ dạn dày kinh nghiệm, song không thể ngờ dưới đáy vực sâu đến mấy trăm trượng lại vọt lên một con rết to đến thế. Tập tính hung hãn của loài rết được xác định dựa theo số chân ít nhiều, giữa lúc hỗn loạn này chẳng ai kịp đếm rõ ràng, nhưng con rết này nhìn lắm chân như vậy đã đủ khiến người nào người nấy trông thấy đều sởn hết da gà, rợn cả tóc gáy. Loài rết phải sống trên trăm năm mới mọc ra được một đôi cánh, vậy mà con rết này lại có hẳn sáu cánh, không biết nó đã bao nhiêu tuổi rồi?
Đám trộm Xả Lĩnh, rồi tiểu đoàn công binh, tiểu đội súng ngắn ai ai cũng mang theo súng bên mình, nhưng trước thanh thế như vũ bão của con rết, tất cả đều sợ ngây ra như phỗng, hét lên một tiếng rồi dạt ra xung quanh ẩn nấp, chẳng ai màng đến chuyện nổ súng, có điều như vậy lại giữ được tính mạng lão Trần, nếu nhất loạt nổ súng lúc này khác nào bắn cho lão tan xác.
Nhưng tình cảnh trước mắt của lão Trần cũng không tốt đẹp gì, cả người lão lúc này chẳng khác gì một con hạc giấy đậu trên lưng con rết khổng lồ, bị tốc độ khủng khiếp của nó quăng quật, hễ buông tay là rơi xuống nát bét ngay. Đột nhiên bị ánh mặt trời rọi chói mắt, con rết bây giờ đã từ miệng vực nhảy lên không trung, ba đôi cánh chỉ là đồ trang trí, toàn bộ sức mạnh giúp nó từ đáy vực lao lên đây đều do quá sợ hãi mà ra, giờ thấy ánh sáng mặt trời, nó nào dám nấn ná thêm nữa, vội quay ngoắt mình, cắm đầu chạy vào khe núi trốn, một tên trộm đã leo lên gần miệng vực bị nó va phải liền ngã lăn xuống mất hút dưới đám sương mù dày đặc. Sau một chuỗi những tiếng cào lạo rạo vào vách đá, con rết sáu cánh cũng không thấy tăm hơi đâu nữa.
Trong lúc con rết sáu cánh lao xuống, lão Trần bị văng khỏi đầu nó, lộn một vòng rơi xuống tán cây đại thụ bên miệng vực, may mà cội cây đó cành lá sum suê nên gân cốt lão không hề hấn gì, tuy vậy toàn thân vẫn không khỏi đau đớn rã rời. Ngã một cú nhất Phật thăng thiên nhị Phật xuất thế, đầu óc lão thất kinh bát đảo, chẳng còn biết trời đất gì nữa.
La Lão Oai thấy con rết đã chui xuống vực sâu, bấy giờ mới rút súng bắn chết mấy kẻ bỏ chạy khi nãy để răn đe sĩ tốt, rồi vội chạy lại khiêng lão Trần từ trên cây xuống. Bọn người Côn Luân Ma Lặc cũng vừa lên khỏi miệng vực, lo lắng cho tính mạng của thủ lĩnh, cả đám xúm lại xem lão Trần sống chết thế nào.
Hai mắt lão Trần nhắm nghiền, La Lão Oai phải lay gọi mãi lão mới từ từ mở mắt, kêu á lên một tiếng, đau đến nghiến răng nghiến lợi. Khi nãy lão hết từ dưới lao lên lại từ trên lao xuống, lên lên xuống xuống mấy bận khiến đầu óc choáng váng, mắt hoa lên nhìn gì cũng chỉ thấy nhập nhoè, mãi hồi lâu định thần lại, lão mới trừng trừng nhìn La Lão Oai: “La soái này... sao tự dưng mọc ra hai cái đầu thế?"
Kế hoạch trộm mộ lấy tiền bổ sung quân bị trông mong cả vào lão Trần, giờ thấy lão không sao, La Lão Oai mừng không để đâu cho hết. Hơn nữa khi nãy mọi người đều tận mắt chứng kiến, lão Trần cưỡi trên lưng con rết bay thẳng lên không trung, thoát khỏi hiểm cảnh mà chẳng suy suyển nửa cọng lông, đấy đâu phải là việc người thường có thể làm được? Ai cũng tấm tắc khen: “Trần thủ lĩnh quả không hổ danh là đại thủ lĩnh trong giới lục lâm, thực có tài phép thông thiên, hôm nay tận mắt chứng kiến bọn thuộc hạ đều đã tâm phục khẩu phục, nguyện một lòng đi theo thủ lĩnh..."
Lão Trần tuy còn chưa hết hồn xiêu phách lạc nhưng vẫn giữ phong độ thủ lĩnh Xả Lĩnh, lão gượng nhếch mép cười, ôm quyền huyên thuyên: “Không dám không dám, sau lưng anh hùng có anh hùng, bên cạnh hảo hán có hảo hán. Nếu không có các huynh đệ đây coi trọng nghĩa khí, liều mạng cứu giúp thì Trần mỗ ta dù có ba đầu sáu tay cũng không sống nổi tới giờ." Nói đoạn liền vùng đứng dậy, lúc này mới phát hiện hai chân đã mềm nhũn như sợi mì, ba hồn bảy vía đều bay đâu mất, làm sao còn đứng nổi.
La Lão Oai vội vẫy tay gọi mấy tên thuộc hạ tới, sai chúng kiếm một cái cáng để khiêng lão Trần, Tương Tây là vùng sơn cước, giao thông chủ yếu bằng đường núi nên dù là người quyền thế, khi ra khỏi cửa cũng không cưỡi ngựa hay ngồi kiệu, chỉ ngồi cáng hai người khiêng là tiện hơn cả. Xong xuôi hắn chỉnh đốn hàng ngũ, rồi lệnh cho toàn quân rút về chân núi Bình Sơn.
Mãi đến cuối ngày, lão Trần mới coi như hoàn hồn. Chuyến trộm mộ này ra quân thất bại, tổn thất chưa từng có, lão Trần càng nghĩ càng không cam lòng, hối hận vì không nghe lời thủ lĩnh Ban Sơn đạo nhân Gà Gô đã đành, lại còn chuyện lão thân làm thủ lĩnh phái Xả lĩnh, vậy mà đưa quân đi trộm mộ lại chẳng thu hoạch được gì, từ nay về sau còn mặt mũi nào nói này nói nọ với người ta nữa? Giới lục lâm vốn xem thường mạng sống, đề cao sĩ diện, nhưng dù có đưa quân xâm nhập vào địa cung lần nữa cũng chỉ đi theo vết xe đổ, ngôi mộ cổ này chẳng khác nào sào huyệt của đủ loài trùng độc, nếu chỉ dựa vào mình phái Xả Lĩnh thì không thể đối phó được.
Lão Trần đang do dự đã nghe Hồng cô nương ở bên cạnh khuyên nhủ: “Lần này tiến sâu vào đất Động Di, thiên thời địa lợi đều thiếu cả, chẳng bằng tạm quay về Tương Âm trước rồi bàn tính kế hoạch..."
Thấy Hồng cô nương có ý khuyên thủ lĩnh lui binh, La Lão Oai sao chịu nổi, liền cắt ngang: “Khoan đã, La Lão Oai tôi xuất thân nhà binh, xưa nay ra trận chưa bao giờ biết đến chữ bại, kỵ nhất là chưa đánh đã lui. Đã dẫn anh em tới đây mà lại tay không ra về thì biết ăn nói thế nào? Không làm thì thôi, đã làm thì không có chuyện chùn bước, không vào được từ trên thì tao đào cửa mộ dưới chân núi, đi đến đâu rắc vôi bột đến đấy. Cái này trong binh pháp gọi là tiến bước nào, rào bước nấy, tuy hơi tốn sức nhưng kín kẽ an toàn, chấp cả cụ nội con rết sáu cánh trong hầm mộ, ông đây kêu thuộc hạ vãi cho mấy loạt đạn, bảo đảm ra bã."
La Lão Oai nói xong, vừa hay liếc thấy dung nhan xinh đẹp của Hồng cô nương trong bóng chiều tà, đôi mày thanh tú ngời ngời anh khí, quả thật diễm lệ vô ngần, khiến hắn không nén được lòng tơ tưởng bấy lâu. Hắn biết tâm nguyện lớn nhất của Hồng cô nương là tới Thượng Hải chấn hưng lại môn Cổ Thái Hí Pháp của Nguyệt Lương Môn, bèn dỗ ngọt: “Chúng ta trộm mộ lấy tiền tài báu vật là để hoàn thành đại nghiệp trong thời loạn, đợi sau này thiên hạ thái bình, La đại ca và Trần thủ lĩnh của cô lẽ nào lại không được phong vương bái tướng? Đến lúc đó, cô em có muốn tới chốn Thượng Hải đèn hồng rượu lục, dựa vào dáng dấp lẫn tài nghệ Cổ Thái Hí Pháp Nguyệt Lương Môn của cô em, lại thêm tôi đây dốc lòng nâng đỡ, cần tiền có tiền, cần người có người, đảm bảo sẽ giúp cô em vang danh một cõi..."
Chưa nói hết câu, hắn đã hứng trọn cái tát như trời giáng của Hồng cô nương. Cô ra tay nhanh như chớp khiến má hắn vừa đau vừa rát, cái mồm méo xém chút nữa bị tát thành cân lại. La Lão Oai tuy biết mình nhất thời hứng chí lỡ mồm nói tục, nhưng lão thân làm đầu đảng phiến quân, chẳng khác nào tiểu hoàng đế, trước nay chưa từng có kẻ nào dám động đến một cọng lông! Thẹn quá hoá giận, hắn định rút súng bắn chết con đàn bà không biết trời cao đấy dày này.
Lão Trần biết Hồng cô nương tính tình mạnh mẽ, thà làm ngọc vỡ còn hơn ngói lành, để báo cừu từng giết sạch cả nhà kẻ thù, còn La Lão Oai lại là hạng Diêm vương thảo khấu giết người như ngoé, để hai người họ gây với nhau e rắc rối to, vội đứng ra khuyên giải: “La soái hẵng tạm nguôi giận, chớ vội giương uy hùm sói, ta đây tài hèn song biết xem tướng, sớm đã nhìn ra chú em là Thai lý đ̍o[20], chỉ vì thời trẻ giết quá nhiều mạng người nên đại đức hao tổn, tiên cốt tiêu mòn, nhưng sau này công hành thông suốt, vẫn sẽ có ngày mặt quay hướng Nam lưng dựa hướng Bắc[21]. Hồng cô nương đây cũng là người có đạo cốt, cái tát vừa nãy của cô ấy đã phủi sạch vận xui ba năm cho chú, xem ra hoàng đồ bá nghiệp của La soái đã ở ngay trước mắt rồi, đáng chúc mừng, đáng chúc mừng!"
La Lão Oai vốn rất nể phục tài năng của lão Trần, nghe lão nói thế thì tin sái cổ, đắm đuối nhìn Hồng cô nương, dẩu môi nói: “Ta đây lòng dạ cũng mềm yếu lắm, sao có thể chấp nhặt đàn bà chân yếu tay mềm? Từ nay cô em có ngứa chân ngứa tay thì cứ việc đánh, con bà nó chứ, cái mặt bản soái là của cô em đấy!"
Lão Trần sợ lão La còn nói lung tung không khéo lại gây hoạ. Hồng cô nương đâu phải kẻ khiếp sợ La Lão Oai vì mấy vạn binh mã trong tay hắn, cô ả điên lên thì đến Hoàng đế còn dám giết nữa là. Hai người này, một có thế lực một có bản lĩnh, là hai cánh tay trái tay phải của lão Trần, không thể để họ cắn xé lẫn nhau, nghĩ thế lão vội nói lái sang chuyện cắt đặt trộm mộ Bình Sơn lần hai.
Sau buổi hôm nay, có thể thấy dù đổ bao nhiêu vôi bột từ đỉnh núi xuống địa cung cũng không thể đuổi hết lũ trùng độc ẩn nấp dưới đó, còn tiếp cận địa cung theo khe núi chỉ tổ làm mồi cho bọn rết, vả lại còn con rết khổng lồ sáu cánh náu mình dưới vực sâu, e rằng vôi bột cũng không ăn thua, may ra chỉ có đồng loạt nổ súng mới mong giết nổi nó, nhưng cả đội quân làm sao cùng lúc leo xuống vách đá xuống địa cung được. Nếu vậy chỉ còn cách xâm nhập vào đó qua mộ đạo, làm theo kế của La Lão Oai, tiến bước nào rào bước nấy mà thôi.
Trước hết phải nhanh chóng cử người quay về vận chuyện thêm vật tư cần thiết, số quân còn lại sẽ tới gần địa môn dưới chân núi Bình Sơn, đào cửa mộ theo chỉ dẫn của lão Trần.
Lão Trần vận dụng thuật “văn địa" sở trường, khoanh vùng một số vị trí có thể là lối vào của mộ đạo, để La Lão Oai chỉ huy tiểu đoàn công binh đốt đuốc đào xới ngay trong đêm.
Đào đến nửa đêm bỗng trên núi nổi mưa gió, mưa mỗi lúc một to, trời đất tối đen, chỉ nghe tiếng sấm rền vang dội. Gặp phải cơn mưa to, mấy cây đuốc đều tắt ngấm không tài nào thắp lên nổi, nhưng việc đào mồ quật mả dưới chân núi không vì thế mà dừng lại. Đám người dùng đèn bão để soi, đội nón lá mặc áo tơi, cặm cụi tìm kiếm cửa huyệt dưới từng tia chợp rạch ngang bầu trời cùng cơn mưa như trút.
Thời đó, trong dân gian thường lưu truyền một quan niệm rằng, trong lúc đào mộ cổ nếu gặp phải thiên tượng bất thường thì chính là điểm báo vong hồn trong mộ hiển linh, giữa nơi rừng sâu núi thẳm thế này gặp phải mưa to gió lớn dù sao cũng khiến người ta kinh sợ. Trong đội công binh có mấy kẻ nhát gan, bắt đầu xì xầm to nhỏ, vừa đào đất vừa ghé tai chụm đầu bàn tán...
Một người nói: “Ông anh này, mưa nổi bong bóng thế này, chắc là cô hồn dã quỷ trong mộ biết có người tới phá phách nên khóc xin tha mạng đó."
Người kia đáp: “Chú em à, chú không thấy trên trời toàn sấm vang chớp giật đấy sao? Đây đâu phải là oan hồn than khóc, chắc là quỷ dữ dưới mồ đang phẫn nộ, nếu cứ tiếp tục đào, e rằng chúng sẽ hiện lên đòi mạng..."
Câu chuyện đang đến hồi rùng rợn, bỗng nghe hai tiếng súng nổ khô khốc hoà trong tiếng mưa, hai tên lính đen đủi đều bị lão Oai “điểm danh" từ sau gáy bằng khẩu súng lục, chẳng kịp kêu lên tiếng nào đã vỡ sọ, gục xuống chết ngay tại chỗ.
Thì ra La Lão Oai trong lúc xách súng đi tuần, đốc thúc đám lính công binh đào mồ, vừa hay nghe được những lời ma quỷ nhảm nhí của hai tên lính này, liền nổi cơn tam bành tiện tay cho mỗi tên một phát súng kết liễu, đoạn đằng đằng sát khí răn đe: “Con bà chúng mày, mở to mắt mà nhìn, đứa nào còn dám to nhỏ làm loạn lòng quân thì sẽ có kết cục như hai thằng này!"
Lần này La Lão Oai đã lộ bản chất thực, lão không cho người mang xác hai tên lính công binh đi chỗ khác mà để nguyên dưới trời mưa cho mọi người đều trông thấy. Hơn trăm lính tiểu đội súng ngắn kẻ nào kẻ nấy mặt như hung thần vây quanh khu đào bới, mở rộng tầm kiểm soát, nòng súng đen ngòm trong tay giương cao, di chuyển theo tầm nhìn. Lính công binh biết lợi biết hại, không ai dám ho he câu nào nữa, chỉ răm rắp giơ cuốc vung xẻng, đội mưa đào xới.
Địa môn dưới chân núi bị đào thành vô số những rãnh nước, nước mưa chảy vào sâu ngập đầu người, La Lão Oai lệnh cho mấy sơn dân bị bắt đi theo lấy thùng tát nước, cặm cụi tới quá nửa đêm, rốt cuộc cũng đào được mấy thứ mà ai thấy cũng phải kinh ngạc: “Là đầu người? Hay là dưa hấu? Sâu dưới đất thế này sao lại có dưa hấu? Bên dưới hình như còn rất nhiều nữa!""
Tác giả :
Thiên Hạ Bá Xướng