Ma Thổi Đèn
Quyển 7 - Chương 1: Lưu Ly xưởng
Từ cổ chí kim, cứ nói đến bọn giặc cướp, trong mắt người đời kẻ nào cũng đều là hạng đáng bị chết băm chết vằm, bại hoại xấu xa vô cùng. Nhưng ngẫm cho kỹ từ triều thần thiên tử cho đến sĩ nông công thương, ba trăm sáu mươi nghề trong thiên hạ từ sang tới hèn thiếu gì những tên tặc tử tang tận lương tâm, chuyên dùng thủ đoạn gian trá đề lừa dối người khác? Trộm lớn cướp nước, trộm vừa cướp nghĩa, trộm nhỏ cướp danh, thành làm vua thua lam giặc, chỉ có những kẻ mạt hạng nhất mới đi cướp của cải.
Thường có câu" ạo bất đạo, phi thường đạo"(“Trộm mà không trộm người có đạo, không phải là kẻ trộm tầm thường"), hoặc “Đạo diệc hữu đạo, đạo bất ly đạo"(“Trộm cũng có đạo, trộm không rời xa đạo"). Xưa nay trong giới Lục Lâm chuyên gây bè kết đảng, tụ nghĩa chia của cũng không hiếm bậc anh hung hào kiệt làm nên sự nghiệp người thường khó mà tưởng tượng nổi, những hạng bàng môn tả đạo không thể đem ra sò bì được. Trong đó, nổi danh nhất phải kể đến phái Xả Lĩnh.
Người phái Xả Lĩnh hoặc phân tán khắp thiên hạ, hoặc tụ tập chốn sơm lâm, thờ Quan Đế, đồng thời tôn Tây Sở Bá Vương làm sư tổ, cứ có mộ cổ mả lớn là lũ lượt kéo đến, chung sức khai quật, hủy thây dẹp gò, vết sạch châu báu không để lại thứ gì, học theo nghĩa quân Xích Mi thuở trước.
Thử nhìn lại lịch sử các triều đại sẽ thấy, thời nào cũng có những câu chuyện đổ đấu quật mộ của đám người phái Xả Lĩnh, nếu kể ra, những hành động muôn phần quái dị, kinh hồn bạt vía đó quả không thua gì sự tích của các Mô Kim hiệu úy.
Phái Xả Lĩnh luôn tụ tập hành sự, khai quật cổ mộ, vượt qua hiểm nguy trở ngại, cũng không chỉ dựa vào than thủ nhanh nhẹn và sức đông người. Chính như câu"trộm cũng có thuật","thuật" của phái Xả Lĩnh thảy đều nằm trong các món khí giới đã lưu truyền gần hai ngàn năm, lập nên nhiều kỳ sự xưa hiếm nay không. Nhưng sự vật trong thiên hạ hưng vong đều do số có sinh tất có diệt, Lực sĩ Xả Lĩnh xuất hiện thời loạn nhà Hán, thính thời Đường Tống, suy thời Minh Thanh, đến thời Dân Quốc thì im hơi lặng tiếng, đến nay coi như đã thất truyền.
Các thủ thuật của bốn phái Phats Khưu, Mô kim, Ban Sơn, Xả Lĩnh đều không nằm ngoài tứ quyết “vọng, văn, vấn, thiết", tứ quyết phần làm bát pháp, chia làm thượng và hạ. Ví như thượng pháp của “vọng" chính là trên xem thiên tính dưới dò địa mạch, hạ pháp là nhìn vết bùn, phân sắc cỏ, giữa thượng pháp và hạ pháp chênh lệch nhau rất xa, nhưng đều có đạo lý tiêng, kỹ năng tầm thường không thể sánh kịp. Thường có câu “trong bảy mươi hai nghề, nghề trộm mộ là vua", “tứ quyết bát pháp" của cổ thuật trộm mộ thảy đều có trong quyển Ba của phần II Ma Thổi Đèn, “Thi Vương Tương Tây".
*****
Con người ta sống ở trên đời, phúc họa an nguy hay bi hoan ly hợp đều do số trời định đoạt, đâu phải bản thân mình muốn là được? Nhận lời ủy thác của Giáo sư Trần, tôi và Shirley Dương tổ chức một đội trục vớt đi tới chỗ con tàu đắm ở vực xoáy San Hô mò tìm món quốc bảo Tần Vương Chiếu Cốt kính. Nhờ sự giúp đỡ của dân mò ngọc vùng Nam Hải, chúng tôi mới thoát chết, coi như không phụ sự ủy thác, mang được tấm gương cổ trở về.
Nào ngời, một trong những người giúp đỡ chúng tôi là Đa Linh lại trúng phải tà thuật Giáng đầu trong con tàu đắm. Thật đúng là “còn chút hơi tàn nghìn tác dụng, một khi hơi đứt vạn sự buông", xem ra khó long cứu chữa. May thay có người mach rằng: Thuật thi giáng ấy làm tiêu hao sinh khí của người sống, chỉ có “nội gia nhục đơn" trong cổ mộ mới cứu được. Nội đơn chính là kim đơn do những người đắc đạo mượn linh khó của trời đất luyện thành. Xưa nay, có bao người đi tu tiên học đạo, nhưng kẻ học được phép luyện ra nội đơn thực hiếm như long phượng sừng lân, tuyệt đối không phải hạng tầm thường có thể tìm được. Giáo sư Trần cũng nghe nói loáng thoáng về chuyện trong một ngôi mộ cổ nào đó ở Hồ Nam có giấu nội đơn, may ra có thể tìm được nội đơn ỏ đó, có điều không biết ngôi mộ ấy đã bị đào trộm hay chưa. Giáo sư Trần nhắc tới chuyện ấy làm tôi sực nhớ tới lão thầy bói mù mất tích ở Bắc Kinh, lão ta từng là thủ lĩnh của một băng trộm mộ Xả Lĩnh, đã vào đổ đấu quật mộ ở Tương Tây, nhất định có biết chút manh mối gì đó. Nói không chừng, Tử Kim nội đơn kết tinh bên trong cỗ cương thi thời Nguyên được người đời gọi là Thi Vương Tương Tây đã rơi vào tay lão mù ấy rồi cũng lên. Về tới Bắc Kinh, dù đào sâu ba thước đất cũng phải tìm bằng được lão thầy bói mù ấy, quyết tra ra tung tích của nội đơn,
Những năm Dân Quốc, các thế lực quân phiệt và thổ phỉ Tương Tây tổ chức khai quật mộ cổ trên diện rộng, sinh ra nhiều chuyện kỳ quái rợn người, trong đó nổi tiếng nhất là câu chuyện về cổ thi của một vị tường nhà Nguyên ở Tương Tây, đền giờ vẫn còn rất nhiều tin đồn liên quan đến vụ việc này. Hồi tôi còn buôn bán ở Phan Gia Viên cũng có nghe mấy người khách thường xuyên qua lại thu mua đồ cổ giữa vùng Hồ Nam và Quế Châu nhắc đền.
Những lời đồn đều nói ngôi mộ cổ bị đào ở Tương Tây thời trước Giải phóng có địa cung to lớn, hình thế kỳ quái, cạm bẫy hiểm hóc, trong mộ chứa báu vật, lại có cả thi biến kinh hồn… Vô số ngón nghề mà kẻ trộm mộ đã giở ra để mở cửa địa cũng cho đến bây giờ vẫn tuyệt đối là hành động khoáng cổ tuyệt kim, để lại cho bao lời đồn đại, thiên hạ không ai biết.
Nhưng đa số những lời đó đều là “tin tức vỉa hè", xung quanh sự kiện đáng sợ trong giới trộm mộ này, mọi người cũng chỉ nghe nói, mỗi người lại kể theo một kiểu chẳng ai giống ai. Dẫu sao thì thời gian đã lâu, lại không tận mắt chứng kiến, chưa chắc là thật. Duy có lão thầy bói mù họ Trần khi ấy đang làm thủ lĩnh trộm mộ ở Tương Tây là đã tận mắt nhìn thấy thi thể vị tường nhà Nguyên.
Trong vấn đền này, Shirley Dương lại rất lạc quan, cô nói với tôi: “Mạng của Đa Linh có giữ được hay không đều nhờ cả vào nội đơn trong cái xác cổ đó, vừa khéo chúng ta lịa quen với lão Trần từng trộm mộ nội đơn ở Trương Tây. Nếu như đây không phải bằng chứng về sự tồn tại của Tượng đế thì tôi thật không biết nên gọi là gì nữa".
Với tôi Thượng đế có tồn tại hay không còn chưa biế được, nhưng trước khi chết, sư phụ Nguyên Hắc của Đa Linh có nhờ tôi tìm giúp con bé ông bố người Pháp đã thất lạc. Nay ở vực xoáy San Hô điều tra mới biết tay người Pháp ấy chính là một thú thương buồn bán cổ vật, đã cùng với tàu Mariana vùi thây nơi đáy biển, xem ra việc này không thể làm xong rồi, Có điều, dù khó khăn đến mấy tôi cũng sẽ dốc hết toàn lực, tìm cách giữ lại mạng sống cho Đa Linh.
Sauk hi mọi người chia nhau số thanh đầu, Minh thúc đưa Cổ Thái và Đa Linh tới Hồng Kông trức, tạm thời điều trị tại một bênh viện hiện đại, duy trì trạng thái sống thực vật. Tôi và mấy người còn lại quay về Bắc Kinh tìm lão mù họ Trần. Răng Vằng muốn đi Mỹ trước, bảo rằng tuổi cao sức yếu, ở trong nước ăn không ngon ngủ không yên. Từ đảo Miếu San Hô về, hắn lập tức xuất cảnh, làm tiền trạm cho đội ngũ sang Tây lao động sản xuất chúng tôi, bắt đầu phát triển kinh doanh ở Mỹ, từ đây thôi không nhắc đến hắn nữa.
Nhưng tìm tung tích lão mù ở Bắc Kinh không phải dễ dàng, hành tung lão thoắt ẩn thoắt hiện, thậm chí bọn tôi không thể xác định lão còn ở trong thành phố hay không, đánh phải kiên trì hỏi thăm. May là tôi có nhiều người quen ở Phan Gia Viên, trong chợ đồ cũ vàng thay lẫn lộn, đủ kiểu người qua lại, chính là một kênh tin tức tốt nhất, hễ có động tĩnh gì, thế nào cũng được truyền ra từ Phan Gia Viên.
Tôi và Tuyền béo ngoài việc hỏi thăm tin tức lão Trần, còn một nhiệm vụ quan trọng, đó là đem số thanh đầu vớt được ở đảo Miếu San Hô ra bán. Đằng nào hai việc đều không thể lỡ, chúng tôi bày một sạp hang giữa chợ, vừa bán hang vừa nghe ngóng tin tức.
Thấm thoắt đã nửa tháng có dư, sắp đến Tết cổ truyền của Truong Quốc, chúng tôi đành bỏ ý định qua Mỹ ăn Tết. Khi ấy không khí Tết đã tràn ngập khắp Bắc Kinh, thành phố chưa cấm đốt pháo, còn lâu mới đến giao thừa nhưng đã nghe tiếng phảo nổ lác đác, khiến cái chợ đồ cũ vống đã nào nhiệt lại càng them phần hỗn loạn.
Chợ đồ cũ Phan Gia Viên ngày nay náo nhiệt hơn nhiều so với hồi tôi mới đến, cả biển người đông nghịt cứ chen chúc nhau. Đương nhiên, cũng vì sắp Tết, những người bày bán hang Tết trong cửa hang thực phầm Thiên Phú, và trong chợ ngày càng đông, nhiều người ưa náo nhiệt, thấy người ta châu đầu trong chợ đồ cũ cũng theo tới góp phần xôm tụ, tiết trời tuy lạnh nhưng người vẫn mỗi lúc một nhiều.
Hơn năm trở lại đây, chợ đồ cũ Phan Gia Viên đích thực đã sầm uất dần lên, hoàn toàn khác xa với những ngày đầu. Ngoài mấy món đồ cũ và đồ đồng nát, chỉ riêng cổ vật với các món đồ chơi sưu tậm đã vô cùng phong phú. Nào là thư họa, gốm sứ, đồ đồng, đàn cổ, tiền cổ, ngọc quý, gương đồng cổ, lư hương, nghiên cổ, mực cổ, sách cổ, bản khắc cổ, giấy quý của các triều đại, gạch ngói cổ, con dấu, đồ thêu thùa, đồ Cảnh Thái Lam, tranh sơn mai, ầm Tuyên Hưng, đồ pha lê màu, ngà voi, điêu khắc trên tre, quạt tay, đồ gỗ gia dụng, binh khí, đã quý… chất cao như núi, đứng bên này không nhìn thấy bên kia, nếu ai muốn xem, cứ cho một ngày coi được mười món thì cả đời cũng không xem hết hang hóa trong chợ đồ cũ này.
Không giống như Lưu Ly xưởng Bắc Kinh có từ giai đoạn cuối Minh đầu Thanh, toàn đồ chơi văn nhã, Phan Gia Viên chơi theo lối “hoang dã" hơn, hàn hóa cũng tạp nham, “hang tây bối" giả cổ chiếm đến chin phần, muốn kiếm một món hang thật ở Phan Gia Viên này, ngoài cặp mắt lửa ngươi vàng để phân biệt thật giả ra, còn phải trông vào vận may mới có thể mò được kim nơi đáy biển.
Tôi và Tuyền béo tiếng lành đồn xa nên tất nhiên không thể đem so sánh với bọn con buôn hạng hai chuyên đánh hang giả. Có vài khác quen thường ghé Phan Gia Viên chẳng rõ nghe đâu mà biết trong tay tôi và Tuyền béo có minh khí, minh khí hang thật giá thực bới được dưới mồ, dù chỉ là một đồng tiền cổ trông chẳng có gì đặc biệt, không chừng lại là “tiền áp khẩu" mà các Mô Kim hiệu úy moi ra trong mồm “bánh tông" cũng nên.
Nhiều người vừa nhìn thấy tôi, đã mở mồm hỏi luôn: “Anh Nhât, có minh khí đào được trong mộ cổ không vậy? Anh cứ thoải mái phát giá, chỉ cần là hang thật quyết không kỳ kèo".
Tôi nghĩ bụng, lâu rồi mình không lộ mặt ở Phan Gia Viên, chắc chắn trước khi đi Răng Vàng đã xua hết khách quen qua chỗ mình. Nhưng trong tay tôi làm quái gì có minh khí, huống hồ thường xuyên tiếp xúc với những thứ này cũng đều là kiêng kỵ. May mà thanh đầu với được ở Nam Hải thì rất nhiêu. Thực ra bản chất minh khí và thanh đầu không mấy khác nhau, chỉ là cái nằm trong đất còn cái kia nằm dưới biển cũng như tay gấu trên núi khác vây cá dưới biển mà thôi. Vậy là tôi bèn chèo kéo khách mua xem thử đống thanh đầu, chủ yếu là mấy món cổ ngọc trong đống ấy. Những miếng ngọc này toàn là đồ mua lại từ tay Võ thọt chuyên buôn hang thanh đầu trên đảo Miếu San Hô sau khi chugns tôi ở Vực xoáy San Hô trở về, so với bộ ngọc khí Người bói mai rùa bị vỡ lúc đầu còn hư hoại nhiều hơn, vì vậy giá mua vào rất thấp. Tôi chỉ định bày mấy thứ này ra trước, xem coi tình hình thị trường thế nào đã.
Dân sưu tầm ngày nay đều cảm thấy mặt hang ngọc thạch đang lên giá, nhưng họ chỉ nhận laoij ngọc cũ nhuận màu, ngọc thanh đầu của chúng tôi tuy đã lên màu nhưng lại bị ngâm trong nước biển nhiều năm, muối cặn bịt kín cả ngọc tủy, giống như một lớp vôi dày bao bọc bên ngoài, đến khách sành ngọc nhìn thấy cũng phải lắc đầu.
Đang khi ngã giá có người quen trong chợ tới báo, nói Kiều Nhị gia của Tàng Chân Đường ở Lưu Ly xưởng mời chúng tôi qua. Tôi thấy việc này hơi lạ, Kiều Nhị gia là cái tên lớn trong Lưu Ly xưởng ở thành Bắc Kinh này, lão đã kinh doanh tiệm đồ cổ Tàng Chân Đường từ trước thời Giải phóng, bao năm nay chưa từng bị ai qua mặt, cổ vật qua tay lão nhiều vô số kể, ngay ở Phan Gia Viên này, ai ai cũng biết Kiều Nhị gia là bậc nguyên lão trong giới chơi đồ cổ. Tôi từ lâu đã có ý viếng thăm nhưng chưa có cửa tiếp cận, không ngờ lão lại mời chúng tôi qua bên đó đàm đạo, không hiểu có ý đồ gì đây?
Hỏi kỹ người đưa tin mới biết, thì ra Kiều Nhị gia nghe nói chỗ tôi có ngọc cổ Nam Hải, lão xưa nay vốn là kẻ nghiện cổ vật, ngọc cổ vớt dưới biển là thứ rất hiếm ở Bắc Kinh, bình thường khó mà gặp được trên thị trường, nên mới đặc biết nhờ người đưa tin, mời tôi mang ngọc cổ tới nhà lão xem hang họ thế nào.
Tôi nghĩ bụng tốt rốt uộc cũng gặp được chuyên gia biết người biết của, lại có long muốn tới nhà Kiều Nhị gia mở rộng tầm mắt, bèn cùng Tuyền béo vội vã ôm một gói hang, đi thẳng về phố Chùa Diên Thọ ở phía Đông Lưu Ly xưởng. Đầu đường có một căn nhà hai tầng phía trước đượm sắc cổ giả, khí thế bất phàm, nhìn lên tấm biển đen thiếp chữ vàng, thì chính là bảng hiệu lâu năm của “Tàng Chân Đường".
Tôi giải thích lý do thăm viếng với người trong tiệm, họ không đưa chúng tôi lên lầu mà dẫn thẳng tới khu nhà ống cách đó khá xa. Chỗ này đã gần Tiên Nông Đàn, trong sân tồi tàn cũ kỹ, lỗi đi chất đầy than đá, còn xếp cả rau cải thao cao như bức tường. Kiều Nhị gia quen ở chỗ này, có tuổi rồi không muốn di chuyển, mọi sinh hoạt thường ngày đều diễn ra ở đây.
chỉ thấy Kiều Nhị gia đã gần tám mươi, tóc rụng hết chẳng còn cọng nào nhưng chòm râu lại rất dài, trắng như tuyết, cặp mắt sang rực, chứng tỏ tinh thần hãy còn minh mẫn, già mà chưa lẫn. thấy chúng tôi liền vội vã mời ngồi. Người giúp việc bưng trà lên, bộ đồ trà tinh xảo, hương trà thơm đậm đà, có điều tôi và Tuyền béo đã quen uống trà bằng bát, chẳng hiểu quái gì về trà đạo, lại them ngoài trời lạnh cóng nên trong bụng đang run lên cầm cập, ngửa cổ một cái đã tu cạn đến đáy chén, mồm còn tấm tắc: “Trà ngon đấy, phiền ông cho xin bát nữa, tốt nhầ là đổi sang cái ca to vào".
Kiều Nhị gia vuốt râu cười, vội sai người mang bát to cho anh Nhất và anh Tuyền béo,lại khen rằng, vừa thấy cách uống trà, biết ngay hai chúng tôi đều là những kẻ phóng khoáng không nề hà tiểu tiết.
Tôi cười nói: “Để Nhị gia phải chê cười, chúng tôi trông hang nửa ngày trời ở Phan Gia Viên, sắp đông cứng mất rồi". Uống liến mấy bát trà người mới dần ấm lại, lúc ấy tôi mới để ý quan sát xung quanh. Trong căn phòng này hầu như không có thứ gì mới. Trên kệ sách kiểu cũ bày một động thư tích cổ, mé ngoài toàn là đồ cổ như bạch ngọc, pha lê, đá Tho Sơn, tương Phật, điêu khắc ngà voi, lọ thuốc hít… đầy ắp cả phòng vốn không to lắm. Nếu ở bên ngoài không rõ nguồn cơn, ai dám tưởng tượng được Kiều Nhị gia một đời buôn bán minh khí cổ vật lại sống ở nơi tồi tàn thế này.
Tôi và Tuyền béo thấy lão sinh hoạt giản dị, trong bụng cũng them phần kính nể. Đôi bên hàn huyên mấy câu, Kiều Nhị gia dường như biết chúng tôi là Mô Kim hiệu úy, liền hỏi tôi vào câu về phong thủy trong thành Bắc Kinh, bảo tôi nói xem vân khí kinh doanh ở Lưu Ly xưởng thế nào.
Tôi ngấm ngầm đề phòng, tuy rằng Kiều Nhị gia là nhân vật nổi tiếng ở Bắc Kinh, hạng người như Minh Thúc không thể so bì, nhưng tôi không hề có ý định hiển lộ những điều tinh túy trong Thập lục tự âm dương phong tủy bí thuật, nên chỉ nói đãi bôi mấy câu: “Thành Bắc Kinh như hai con rồng trên cạn, hình thế long mạch vừa khéo trùm lên Lưu Ly xưởng, chính là xe như nước chảy ngựa như rồng, hai dòng tài khí nằm cả ở đây, chỗ này mà kinh doanh e là phải đếm tiền mỏi tay".
Kiều Nhị gia nghe thế mừng lắm, lại tấm tắc thêm hồi lâu, Tuyền béo nóng ruột kiếm tiền, chán chẳng buồn nghe lão giá lải nhải, vội lấy thanh đầu ra cho lão xem, hỏi lão trả giá bao nhiêu. Kiều Nhị gia lôi kính lúp và kính lão ra, xem đi xem lại một lúc lâu, lại mân mê them một hồi, đoạn nói: “Ngọc tốt, ngọc tốt đây! Đích thực là ngọc cổ ngàn năm dưới đấy biển, chỉ tiếc là chưa lên được màu xưa cũ. Cậu Tuyền, cậu Nhất, ngửi mùi là biết hai cậu thường xuyên tiếp xúc với minh khí. Người thật thà không nói lời giả dối, không giấy gì hai cậu, trước giải phóng họ Kiều này cũng là đồng nghiệp của các cậu đấy, thời đó khcas bây giờ, trong tay không có hang thật thì sao buôn đồ cổ ở Lưu Ly xưởng này được, cho nên tôi biết loại ngọc xưa này chỉ có trong di tích dưới đấy biển hoặc trong hầm mộ cổ trên núi mà thôi, dân gian tuyệt đối không có thứ này".
Tôi và Tuyền béo nghe xong giật mình đánh thót, không ngờ Kiều Nhị gia lại nói toẹt ra như thế, hóa ra đều là nghệ nhân đổ đấu cả. Bên dưới căn nhà lão ở ngày nay trước đây từng có một ngôi mộ cổ đời Nguyên, năm đó Kiều Nhị gia đào được ngôi mộ nên mới có vốn buôn bán ở Lưu Ly xưởng. Lão tham phong thủy tốt ở khu vực xung quanh ngôi mổ cổ nên không nỡ rời đi. Sau đó, mộ cổ bị san phẳng rồi cất nhà bên trên, lão vãn cứ ở đây, hôm nay mời tôi đến một là muốn gom mua thanh đầu, hai là khu nhà này sắp phải dỡ bỏ nên muốn nhờ tôi tìm cho một nơi phong thủy tốt để chuyển tới đó.
Tôi bảo bác nhờ thế là làm khó cho tôi rồi, Mô Kim hiệu úy không cướp nhà người sống nên đâu xem được dương trạch phong thủy, huống hồ bác đã là nghệ nhân đổ đấu, sao còn tin vào thuyết phong thủy cơ chứ?
Tôi khuyên giải một hồi những mong lão thôi mê muội, nhưng Kiều Nhị gia không hề lay chuyển, lão chỉ xuống nền nhà dưới chân nói: “Ngôi mộ cổ đời Nguyên này quả thật nằm nơi phong thủy bảo huyệt. Năm đó tôi từ mộ đạo chui vào địa cung, nhìn thấy tình hình trong mộ, kinh ngạc đến nỗi suýt chút nữa thì cằm rơi xuống đất, bấy giờ mới thực sự tin trên đời này có cái gọi là phong thủy, tuyệt đối không phải là thứ huyền hoặc xa xôi gì…" Nói đến đây lão dùng một câu ám ngữ của dân đổ đấu thuật lại cho chúng tôi thứ lão nhìn thấy trong đêm đó: “Trong ngôi mộ cổ này… có nước mà không có cá!"
Thường có câu" ạo bất đạo, phi thường đạo"(“Trộm mà không trộm người có đạo, không phải là kẻ trộm tầm thường"), hoặc “Đạo diệc hữu đạo, đạo bất ly đạo"(“Trộm cũng có đạo, trộm không rời xa đạo"). Xưa nay trong giới Lục Lâm chuyên gây bè kết đảng, tụ nghĩa chia của cũng không hiếm bậc anh hung hào kiệt làm nên sự nghiệp người thường khó mà tưởng tượng nổi, những hạng bàng môn tả đạo không thể đem ra sò bì được. Trong đó, nổi danh nhất phải kể đến phái Xả Lĩnh.
Người phái Xả Lĩnh hoặc phân tán khắp thiên hạ, hoặc tụ tập chốn sơm lâm, thờ Quan Đế, đồng thời tôn Tây Sở Bá Vương làm sư tổ, cứ có mộ cổ mả lớn là lũ lượt kéo đến, chung sức khai quật, hủy thây dẹp gò, vết sạch châu báu không để lại thứ gì, học theo nghĩa quân Xích Mi thuở trước.
Thử nhìn lại lịch sử các triều đại sẽ thấy, thời nào cũng có những câu chuyện đổ đấu quật mộ của đám người phái Xả Lĩnh, nếu kể ra, những hành động muôn phần quái dị, kinh hồn bạt vía đó quả không thua gì sự tích của các Mô Kim hiệu úy.
Phái Xả Lĩnh luôn tụ tập hành sự, khai quật cổ mộ, vượt qua hiểm nguy trở ngại, cũng không chỉ dựa vào than thủ nhanh nhẹn và sức đông người. Chính như câu"trộm cũng có thuật","thuật" của phái Xả Lĩnh thảy đều nằm trong các món khí giới đã lưu truyền gần hai ngàn năm, lập nên nhiều kỳ sự xưa hiếm nay không. Nhưng sự vật trong thiên hạ hưng vong đều do số có sinh tất có diệt, Lực sĩ Xả Lĩnh xuất hiện thời loạn nhà Hán, thính thời Đường Tống, suy thời Minh Thanh, đến thời Dân Quốc thì im hơi lặng tiếng, đến nay coi như đã thất truyền.
Các thủ thuật của bốn phái Phats Khưu, Mô kim, Ban Sơn, Xả Lĩnh đều không nằm ngoài tứ quyết “vọng, văn, vấn, thiết", tứ quyết phần làm bát pháp, chia làm thượng và hạ. Ví như thượng pháp của “vọng" chính là trên xem thiên tính dưới dò địa mạch, hạ pháp là nhìn vết bùn, phân sắc cỏ, giữa thượng pháp và hạ pháp chênh lệch nhau rất xa, nhưng đều có đạo lý tiêng, kỹ năng tầm thường không thể sánh kịp. Thường có câu “trong bảy mươi hai nghề, nghề trộm mộ là vua", “tứ quyết bát pháp" của cổ thuật trộm mộ thảy đều có trong quyển Ba của phần II Ma Thổi Đèn, “Thi Vương Tương Tây".
*****
Con người ta sống ở trên đời, phúc họa an nguy hay bi hoan ly hợp đều do số trời định đoạt, đâu phải bản thân mình muốn là được? Nhận lời ủy thác của Giáo sư Trần, tôi và Shirley Dương tổ chức một đội trục vớt đi tới chỗ con tàu đắm ở vực xoáy San Hô mò tìm món quốc bảo Tần Vương Chiếu Cốt kính. Nhờ sự giúp đỡ của dân mò ngọc vùng Nam Hải, chúng tôi mới thoát chết, coi như không phụ sự ủy thác, mang được tấm gương cổ trở về.
Nào ngời, một trong những người giúp đỡ chúng tôi là Đa Linh lại trúng phải tà thuật Giáng đầu trong con tàu đắm. Thật đúng là “còn chút hơi tàn nghìn tác dụng, một khi hơi đứt vạn sự buông", xem ra khó long cứu chữa. May thay có người mach rằng: Thuật thi giáng ấy làm tiêu hao sinh khí của người sống, chỉ có “nội gia nhục đơn" trong cổ mộ mới cứu được. Nội đơn chính là kim đơn do những người đắc đạo mượn linh khó của trời đất luyện thành. Xưa nay, có bao người đi tu tiên học đạo, nhưng kẻ học được phép luyện ra nội đơn thực hiếm như long phượng sừng lân, tuyệt đối không phải hạng tầm thường có thể tìm được. Giáo sư Trần cũng nghe nói loáng thoáng về chuyện trong một ngôi mộ cổ nào đó ở Hồ Nam có giấu nội đơn, may ra có thể tìm được nội đơn ỏ đó, có điều không biết ngôi mộ ấy đã bị đào trộm hay chưa. Giáo sư Trần nhắc tới chuyện ấy làm tôi sực nhớ tới lão thầy bói mù mất tích ở Bắc Kinh, lão ta từng là thủ lĩnh của một băng trộm mộ Xả Lĩnh, đã vào đổ đấu quật mộ ở Tương Tây, nhất định có biết chút manh mối gì đó. Nói không chừng, Tử Kim nội đơn kết tinh bên trong cỗ cương thi thời Nguyên được người đời gọi là Thi Vương Tương Tây đã rơi vào tay lão mù ấy rồi cũng lên. Về tới Bắc Kinh, dù đào sâu ba thước đất cũng phải tìm bằng được lão thầy bói mù ấy, quyết tra ra tung tích của nội đơn,
Những năm Dân Quốc, các thế lực quân phiệt và thổ phỉ Tương Tây tổ chức khai quật mộ cổ trên diện rộng, sinh ra nhiều chuyện kỳ quái rợn người, trong đó nổi tiếng nhất là câu chuyện về cổ thi của một vị tường nhà Nguyên ở Tương Tây, đền giờ vẫn còn rất nhiều tin đồn liên quan đến vụ việc này. Hồi tôi còn buôn bán ở Phan Gia Viên cũng có nghe mấy người khách thường xuyên qua lại thu mua đồ cổ giữa vùng Hồ Nam và Quế Châu nhắc đền.
Những lời đồn đều nói ngôi mộ cổ bị đào ở Tương Tây thời trước Giải phóng có địa cung to lớn, hình thế kỳ quái, cạm bẫy hiểm hóc, trong mộ chứa báu vật, lại có cả thi biến kinh hồn… Vô số ngón nghề mà kẻ trộm mộ đã giở ra để mở cửa địa cũng cho đến bây giờ vẫn tuyệt đối là hành động khoáng cổ tuyệt kim, để lại cho bao lời đồn đại, thiên hạ không ai biết.
Nhưng đa số những lời đó đều là “tin tức vỉa hè", xung quanh sự kiện đáng sợ trong giới trộm mộ này, mọi người cũng chỉ nghe nói, mỗi người lại kể theo một kiểu chẳng ai giống ai. Dẫu sao thì thời gian đã lâu, lại không tận mắt chứng kiến, chưa chắc là thật. Duy có lão thầy bói mù họ Trần khi ấy đang làm thủ lĩnh trộm mộ ở Tương Tây là đã tận mắt nhìn thấy thi thể vị tường nhà Nguyên.
Trong vấn đền này, Shirley Dương lại rất lạc quan, cô nói với tôi: “Mạng của Đa Linh có giữ được hay không đều nhờ cả vào nội đơn trong cái xác cổ đó, vừa khéo chúng ta lịa quen với lão Trần từng trộm mộ nội đơn ở Trương Tây. Nếu như đây không phải bằng chứng về sự tồn tại của Tượng đế thì tôi thật không biết nên gọi là gì nữa".
Với tôi Thượng đế có tồn tại hay không còn chưa biế được, nhưng trước khi chết, sư phụ Nguyên Hắc của Đa Linh có nhờ tôi tìm giúp con bé ông bố người Pháp đã thất lạc. Nay ở vực xoáy San Hô điều tra mới biết tay người Pháp ấy chính là một thú thương buồn bán cổ vật, đã cùng với tàu Mariana vùi thây nơi đáy biển, xem ra việc này không thể làm xong rồi, Có điều, dù khó khăn đến mấy tôi cũng sẽ dốc hết toàn lực, tìm cách giữ lại mạng sống cho Đa Linh.
Sauk hi mọi người chia nhau số thanh đầu, Minh thúc đưa Cổ Thái và Đa Linh tới Hồng Kông trức, tạm thời điều trị tại một bênh viện hiện đại, duy trì trạng thái sống thực vật. Tôi và mấy người còn lại quay về Bắc Kinh tìm lão mù họ Trần. Răng Vằng muốn đi Mỹ trước, bảo rằng tuổi cao sức yếu, ở trong nước ăn không ngon ngủ không yên. Từ đảo Miếu San Hô về, hắn lập tức xuất cảnh, làm tiền trạm cho đội ngũ sang Tây lao động sản xuất chúng tôi, bắt đầu phát triển kinh doanh ở Mỹ, từ đây thôi không nhắc đến hắn nữa.
Nhưng tìm tung tích lão mù ở Bắc Kinh không phải dễ dàng, hành tung lão thoắt ẩn thoắt hiện, thậm chí bọn tôi không thể xác định lão còn ở trong thành phố hay không, đánh phải kiên trì hỏi thăm. May là tôi có nhiều người quen ở Phan Gia Viên, trong chợ đồ cũ vàng thay lẫn lộn, đủ kiểu người qua lại, chính là một kênh tin tức tốt nhất, hễ có động tĩnh gì, thế nào cũng được truyền ra từ Phan Gia Viên.
Tôi và Tuyền béo ngoài việc hỏi thăm tin tức lão Trần, còn một nhiệm vụ quan trọng, đó là đem số thanh đầu vớt được ở đảo Miếu San Hô ra bán. Đằng nào hai việc đều không thể lỡ, chúng tôi bày một sạp hang giữa chợ, vừa bán hang vừa nghe ngóng tin tức.
Thấm thoắt đã nửa tháng có dư, sắp đến Tết cổ truyền của Truong Quốc, chúng tôi đành bỏ ý định qua Mỹ ăn Tết. Khi ấy không khí Tết đã tràn ngập khắp Bắc Kinh, thành phố chưa cấm đốt pháo, còn lâu mới đến giao thừa nhưng đã nghe tiếng phảo nổ lác đác, khiến cái chợ đồ cũ vống đã nào nhiệt lại càng them phần hỗn loạn.
Chợ đồ cũ Phan Gia Viên ngày nay náo nhiệt hơn nhiều so với hồi tôi mới đến, cả biển người đông nghịt cứ chen chúc nhau. Đương nhiên, cũng vì sắp Tết, những người bày bán hang Tết trong cửa hang thực phầm Thiên Phú, và trong chợ ngày càng đông, nhiều người ưa náo nhiệt, thấy người ta châu đầu trong chợ đồ cũ cũng theo tới góp phần xôm tụ, tiết trời tuy lạnh nhưng người vẫn mỗi lúc một nhiều.
Hơn năm trở lại đây, chợ đồ cũ Phan Gia Viên đích thực đã sầm uất dần lên, hoàn toàn khác xa với những ngày đầu. Ngoài mấy món đồ cũ và đồ đồng nát, chỉ riêng cổ vật với các món đồ chơi sưu tậm đã vô cùng phong phú. Nào là thư họa, gốm sứ, đồ đồng, đàn cổ, tiền cổ, ngọc quý, gương đồng cổ, lư hương, nghiên cổ, mực cổ, sách cổ, bản khắc cổ, giấy quý của các triều đại, gạch ngói cổ, con dấu, đồ thêu thùa, đồ Cảnh Thái Lam, tranh sơn mai, ầm Tuyên Hưng, đồ pha lê màu, ngà voi, điêu khắc trên tre, quạt tay, đồ gỗ gia dụng, binh khí, đã quý… chất cao như núi, đứng bên này không nhìn thấy bên kia, nếu ai muốn xem, cứ cho một ngày coi được mười món thì cả đời cũng không xem hết hang hóa trong chợ đồ cũ này.
Không giống như Lưu Ly xưởng Bắc Kinh có từ giai đoạn cuối Minh đầu Thanh, toàn đồ chơi văn nhã, Phan Gia Viên chơi theo lối “hoang dã" hơn, hàn hóa cũng tạp nham, “hang tây bối" giả cổ chiếm đến chin phần, muốn kiếm một món hang thật ở Phan Gia Viên này, ngoài cặp mắt lửa ngươi vàng để phân biệt thật giả ra, còn phải trông vào vận may mới có thể mò được kim nơi đáy biển.
Tôi và Tuyền béo tiếng lành đồn xa nên tất nhiên không thể đem so sánh với bọn con buôn hạng hai chuyên đánh hang giả. Có vài khác quen thường ghé Phan Gia Viên chẳng rõ nghe đâu mà biết trong tay tôi và Tuyền béo có minh khí, minh khí hang thật giá thực bới được dưới mồ, dù chỉ là một đồng tiền cổ trông chẳng có gì đặc biệt, không chừng lại là “tiền áp khẩu" mà các Mô Kim hiệu úy moi ra trong mồm “bánh tông" cũng nên.
Nhiều người vừa nhìn thấy tôi, đã mở mồm hỏi luôn: “Anh Nhât, có minh khí đào được trong mộ cổ không vậy? Anh cứ thoải mái phát giá, chỉ cần là hang thật quyết không kỳ kèo".
Tôi nghĩ bụng, lâu rồi mình không lộ mặt ở Phan Gia Viên, chắc chắn trước khi đi Răng Vàng đã xua hết khách quen qua chỗ mình. Nhưng trong tay tôi làm quái gì có minh khí, huống hồ thường xuyên tiếp xúc với những thứ này cũng đều là kiêng kỵ. May mà thanh đầu với được ở Nam Hải thì rất nhiêu. Thực ra bản chất minh khí và thanh đầu không mấy khác nhau, chỉ là cái nằm trong đất còn cái kia nằm dưới biển cũng như tay gấu trên núi khác vây cá dưới biển mà thôi. Vậy là tôi bèn chèo kéo khách mua xem thử đống thanh đầu, chủ yếu là mấy món cổ ngọc trong đống ấy. Những miếng ngọc này toàn là đồ mua lại từ tay Võ thọt chuyên buôn hang thanh đầu trên đảo Miếu San Hô sau khi chugns tôi ở Vực xoáy San Hô trở về, so với bộ ngọc khí Người bói mai rùa bị vỡ lúc đầu còn hư hoại nhiều hơn, vì vậy giá mua vào rất thấp. Tôi chỉ định bày mấy thứ này ra trước, xem coi tình hình thị trường thế nào đã.
Dân sưu tầm ngày nay đều cảm thấy mặt hang ngọc thạch đang lên giá, nhưng họ chỉ nhận laoij ngọc cũ nhuận màu, ngọc thanh đầu của chúng tôi tuy đã lên màu nhưng lại bị ngâm trong nước biển nhiều năm, muối cặn bịt kín cả ngọc tủy, giống như một lớp vôi dày bao bọc bên ngoài, đến khách sành ngọc nhìn thấy cũng phải lắc đầu.
Đang khi ngã giá có người quen trong chợ tới báo, nói Kiều Nhị gia của Tàng Chân Đường ở Lưu Ly xưởng mời chúng tôi qua. Tôi thấy việc này hơi lạ, Kiều Nhị gia là cái tên lớn trong Lưu Ly xưởng ở thành Bắc Kinh này, lão đã kinh doanh tiệm đồ cổ Tàng Chân Đường từ trước thời Giải phóng, bao năm nay chưa từng bị ai qua mặt, cổ vật qua tay lão nhiều vô số kể, ngay ở Phan Gia Viên này, ai ai cũng biết Kiều Nhị gia là bậc nguyên lão trong giới chơi đồ cổ. Tôi từ lâu đã có ý viếng thăm nhưng chưa có cửa tiếp cận, không ngờ lão lại mời chúng tôi qua bên đó đàm đạo, không hiểu có ý đồ gì đây?
Hỏi kỹ người đưa tin mới biết, thì ra Kiều Nhị gia nghe nói chỗ tôi có ngọc cổ Nam Hải, lão xưa nay vốn là kẻ nghiện cổ vật, ngọc cổ vớt dưới biển là thứ rất hiếm ở Bắc Kinh, bình thường khó mà gặp được trên thị trường, nên mới đặc biết nhờ người đưa tin, mời tôi mang ngọc cổ tới nhà lão xem hang họ thế nào.
Tôi nghĩ bụng tốt rốt uộc cũng gặp được chuyên gia biết người biết của, lại có long muốn tới nhà Kiều Nhị gia mở rộng tầm mắt, bèn cùng Tuyền béo vội vã ôm một gói hang, đi thẳng về phố Chùa Diên Thọ ở phía Đông Lưu Ly xưởng. Đầu đường có một căn nhà hai tầng phía trước đượm sắc cổ giả, khí thế bất phàm, nhìn lên tấm biển đen thiếp chữ vàng, thì chính là bảng hiệu lâu năm của “Tàng Chân Đường".
Tôi giải thích lý do thăm viếng với người trong tiệm, họ không đưa chúng tôi lên lầu mà dẫn thẳng tới khu nhà ống cách đó khá xa. Chỗ này đã gần Tiên Nông Đàn, trong sân tồi tàn cũ kỹ, lỗi đi chất đầy than đá, còn xếp cả rau cải thao cao như bức tường. Kiều Nhị gia quen ở chỗ này, có tuổi rồi không muốn di chuyển, mọi sinh hoạt thường ngày đều diễn ra ở đây.
chỉ thấy Kiều Nhị gia đã gần tám mươi, tóc rụng hết chẳng còn cọng nào nhưng chòm râu lại rất dài, trắng như tuyết, cặp mắt sang rực, chứng tỏ tinh thần hãy còn minh mẫn, già mà chưa lẫn. thấy chúng tôi liền vội vã mời ngồi. Người giúp việc bưng trà lên, bộ đồ trà tinh xảo, hương trà thơm đậm đà, có điều tôi và Tuyền béo đã quen uống trà bằng bát, chẳng hiểu quái gì về trà đạo, lại them ngoài trời lạnh cóng nên trong bụng đang run lên cầm cập, ngửa cổ một cái đã tu cạn đến đáy chén, mồm còn tấm tắc: “Trà ngon đấy, phiền ông cho xin bát nữa, tốt nhầ là đổi sang cái ca to vào".
Kiều Nhị gia vuốt râu cười, vội sai người mang bát to cho anh Nhất và anh Tuyền béo,lại khen rằng, vừa thấy cách uống trà, biết ngay hai chúng tôi đều là những kẻ phóng khoáng không nề hà tiểu tiết.
Tôi cười nói: “Để Nhị gia phải chê cười, chúng tôi trông hang nửa ngày trời ở Phan Gia Viên, sắp đông cứng mất rồi". Uống liến mấy bát trà người mới dần ấm lại, lúc ấy tôi mới để ý quan sát xung quanh. Trong căn phòng này hầu như không có thứ gì mới. Trên kệ sách kiểu cũ bày một động thư tích cổ, mé ngoài toàn là đồ cổ như bạch ngọc, pha lê, đá Tho Sơn, tương Phật, điêu khắc ngà voi, lọ thuốc hít… đầy ắp cả phòng vốn không to lắm. Nếu ở bên ngoài không rõ nguồn cơn, ai dám tưởng tượng được Kiều Nhị gia một đời buôn bán minh khí cổ vật lại sống ở nơi tồi tàn thế này.
Tôi và Tuyền béo thấy lão sinh hoạt giản dị, trong bụng cũng them phần kính nể. Đôi bên hàn huyên mấy câu, Kiều Nhị gia dường như biết chúng tôi là Mô Kim hiệu úy, liền hỏi tôi vào câu về phong thủy trong thành Bắc Kinh, bảo tôi nói xem vân khí kinh doanh ở Lưu Ly xưởng thế nào.
Tôi ngấm ngầm đề phòng, tuy rằng Kiều Nhị gia là nhân vật nổi tiếng ở Bắc Kinh, hạng người như Minh Thúc không thể so bì, nhưng tôi không hề có ý định hiển lộ những điều tinh túy trong Thập lục tự âm dương phong tủy bí thuật, nên chỉ nói đãi bôi mấy câu: “Thành Bắc Kinh như hai con rồng trên cạn, hình thế long mạch vừa khéo trùm lên Lưu Ly xưởng, chính là xe như nước chảy ngựa như rồng, hai dòng tài khí nằm cả ở đây, chỗ này mà kinh doanh e là phải đếm tiền mỏi tay".
Kiều Nhị gia nghe thế mừng lắm, lại tấm tắc thêm hồi lâu, Tuyền béo nóng ruột kiếm tiền, chán chẳng buồn nghe lão giá lải nhải, vội lấy thanh đầu ra cho lão xem, hỏi lão trả giá bao nhiêu. Kiều Nhị gia lôi kính lúp và kính lão ra, xem đi xem lại một lúc lâu, lại mân mê them một hồi, đoạn nói: “Ngọc tốt, ngọc tốt đây! Đích thực là ngọc cổ ngàn năm dưới đấy biển, chỉ tiếc là chưa lên được màu xưa cũ. Cậu Tuyền, cậu Nhất, ngửi mùi là biết hai cậu thường xuyên tiếp xúc với minh khí. Người thật thà không nói lời giả dối, không giấy gì hai cậu, trước giải phóng họ Kiều này cũng là đồng nghiệp của các cậu đấy, thời đó khcas bây giờ, trong tay không có hang thật thì sao buôn đồ cổ ở Lưu Ly xưởng này được, cho nên tôi biết loại ngọc xưa này chỉ có trong di tích dưới đấy biển hoặc trong hầm mộ cổ trên núi mà thôi, dân gian tuyệt đối không có thứ này".
Tôi và Tuyền béo nghe xong giật mình đánh thót, không ngờ Kiều Nhị gia lại nói toẹt ra như thế, hóa ra đều là nghệ nhân đổ đấu cả. Bên dưới căn nhà lão ở ngày nay trước đây từng có một ngôi mộ cổ đời Nguyên, năm đó Kiều Nhị gia đào được ngôi mộ nên mới có vốn buôn bán ở Lưu Ly xưởng. Lão tham phong thủy tốt ở khu vực xung quanh ngôi mổ cổ nên không nỡ rời đi. Sau đó, mộ cổ bị san phẳng rồi cất nhà bên trên, lão vãn cứ ở đây, hôm nay mời tôi đến một là muốn gom mua thanh đầu, hai là khu nhà này sắp phải dỡ bỏ nên muốn nhờ tôi tìm cho một nơi phong thủy tốt để chuyển tới đó.
Tôi bảo bác nhờ thế là làm khó cho tôi rồi, Mô Kim hiệu úy không cướp nhà người sống nên đâu xem được dương trạch phong thủy, huống hồ bác đã là nghệ nhân đổ đấu, sao còn tin vào thuyết phong thủy cơ chứ?
Tôi khuyên giải một hồi những mong lão thôi mê muội, nhưng Kiều Nhị gia không hề lay chuyển, lão chỉ xuống nền nhà dưới chân nói: “Ngôi mộ cổ đời Nguyên này quả thật nằm nơi phong thủy bảo huyệt. Năm đó tôi từ mộ đạo chui vào địa cung, nhìn thấy tình hình trong mộ, kinh ngạc đến nỗi suýt chút nữa thì cằm rơi xuống đất, bấy giờ mới thực sự tin trên đời này có cái gọi là phong thủy, tuyệt đối không phải là thứ huyền hoặc xa xôi gì…" Nói đến đây lão dùng một câu ám ngữ của dân đổ đấu thuật lại cho chúng tôi thứ lão nhìn thấy trong đêm đó: “Trong ngôi mộ cổ này… có nước mà không có cá!"
Tác giả :
Thiên Hạ Bá Xướng