Truyện Ma Ngạ Quỷ
Chương 7: Gia phả của máu
(Truyện ngắn nằm trong series truyện ngắn kinh dị Ma Làng của tác giả Ngạ Quỷ)
Ở làng Vạn có dòng họ Lã mấy trăm năm buôn tơ lụa có tiếng, còn được đích thân vua Nguyễn chọn là người tiến cống tơ lụa để may quốc phục. Nhưng ít ai biết được, để có được những tấm lụa đẹp như thế thì ẩn giấu trong nó là một bí mật đáng sợ đến mức kinh người.
Trăm năm trước vì trong dòng họ có nội loạn, con cháu tranh nhau cướp lấy công thức bí truyền để tạo nên những tấm lụa quý, mà sau này người ta thường gọi nó là lụa Hà Thành. Cuộc tranh cướp đẫm máu của con cháu trong họ, thanh trừng gần hết những người thuộc phả hệ dòng họ này. Sau cùng chỉ còn vài chi thứ là còn sống sót, và cái công thức bí truyền để tạo nên thứ lụa quý cũng đã bị thất lạc.
Mãi đến tận ba năm về trước, ông Hùng là con cháu đời thứ mười mấy của dòng họ này, cải táng mộ tổ mới phát hiện ra được công thức làm thứ lụa quý giấu dưới lớp quan tài ở bia mộ. Và kể từ đây những chuyện đáng sợ đã bắt đầu ập đến với gia đình ông.
…
Ông Hùng thắp nén hương bay nghi ngút, cắm lên cái bát nhang ở trên bàn thờ, nhìn thấy thằng con trai cả đang quỳ lạy ở trước bậc thềm mà thở dài bực dọc, ông nói:
- Mày đứng lên đi, cho dù mày có cầu xin tao như thế nào đi chăng nữa thì cũng không được. Mà từ nay tao cấm tiệt đứa nào được động vào cái quyển công thức ấy, cho dù sau này tao chết đi rồi thì mày cũng phải chôn nó xuống mồ sâu cùng với tao…
Ông Hùng nói xong quay đầu vào buồng trong, không thèm nhìn thằng con cả tên là Hưng đang quỳ trước nhà.
Hưng buồn rầu, biết là thuyết phục bố thì cũng không được. Nhưng ngoài cách ấy ra thì gã chẳng còn cách nào khác. Gia cảnh họ Lã mấy năm nay đã quá sa sút, người trong dòng họ này vì ở quê quá nghèo nên đều đã bỏ làng đi tha hương biệt xứ. Duy chỉ còn ông Hùng là bám trụ lại cái đất này, vì mang tiếng là trưởng họ phải hương hỏa các cụ.
Hưng năm nay đã ngoài ba mươi tuổi, tính ra trong làng thì cũng đã là người lớn tuổi rồi. Đáng lý ra với tầm tuổi này thì Hưng phải con đàn cháu đống, vợ con xum họp. Ấy vậy mà chỉ vì gia cảnh của họ Lã quá sa sút khiến gã chẳng thể lấy được vợ.
Hưng yêu Thúy, là người làng Phục kế bên làng Vạn. Gia cảnh nhà dòng họ Phùng của nhà Thúy mấy đời nay rất phất vì buôn bán có lời. Bố Thúy là lão Quyền thì đã đánh tiếng, nếu ai mà muốn lấy con gái lão thì ít nhất đất đai cũng phải xứng vào hàng phú hộ thì mới được. Lão nói phong phanh cho cả làng cả tổng biết như thế, ấy cũng chỉ là vì muốn nói cho Hưng biết là gã không xứng mà thôi.
Nhưng Hưng nào có chịu nghe, nếu tính ra thì cụ tổ cái dòng họ Phùng của lão Quyền, ngày xưa chỉ là đứa hầu trong nhà cụ tổ nhà họ Lã mà thôi. Thế mà nhà họ Phùng của lão quên gốc, bây giờ mới làm ăn được có tí tiền mà đã muốn ngồi chiếu trên. Trong lòng Hưng không phục, nhưng không còn cách nào khác, gã đành phải ngậm đắng nuốt cay quên đi mối tình của gã với Thúy mấy năm trời.
Chẳng ngờ rằng, ông Hùng sau đó lại đào được cái công thức bí truyền đã thất lạc hằng trăm năm của dòng họ Lã dưới bia mộ tổ kia. Kể từ đây Hưng bắt đầu nảy ra cái ý định phục hưng dòng họ Lã giàu có như xưa chỉ với thứ lụa quý. Gã bàn với ông Hùng là mở lại xưởng lụa và dùng lại công thức bí truyền đã thất lạc để trấn hưng dòng họ. Nhưng chẳng hiểu sao ông Hùng lại gạt phăng cái ý định ấy đi, và còn đe gã rằng không bao giờ được phép tơ tưởng đến quyển công thức ấy, nếu không muốn bị ông đánh cho gãy chân.
Hưng không nghe, và trách ông Hùng lắm. Mấy lần dò hỏi không được, nên hôm nay Hưng mạnh bạo dùng hết mặt mũi muốn quỳ trước từ đường, ép ông Hùng phải giao ra quyển công thức để trấn hưng lại dòng họ. Nhưng ông Hùng lại vẫn giống như mọi lần, đuổi gã đi và không đồng ý việc ấy.
Hưng chán nản đứng dậy. Gã định quay đầu vào buồng đi ngủ thì chợt có tiếng gọi vọng đến từ cánh cổng ngoài sân:
- Cậu Hưng, cậu Hưng!
Hưng quay đầu lại nhìn, thì thấy là thằng Toại, cháu trong họ của mình. Toại năm nay hơn Hưng đến ba tuổi, nhưng tính về cái vai vế trong họ, thì Toại vẫn phải gọi Hưng bằng cậu xưng con.
Giọng Toại hớt hải như gấp lắm, Hưng đang bực mình trong lòng vì chuyện ông Hùng không đồng ý khi nãy, nên đâm ra cũng giận cá chém thớt quát lên:
- Có việc gì, giời nắng giời nôi buổi trưa nhà người ta mày cứ hét toáng cả lên thể hả, định không cho ai ngủ phỏng?
Toại cười toe toét, tự tiện mở cổng đi vào sân. Toại chạy đến gần chỗ của Hưng, ghé miệng sát tai gã thì thầm nói nhỏ:
- Cậu ơi, con nghe nói thằng Việt, con chú Bằng nó về làng rồi đấy!
Thằng Việt con ông Bằng, năm nay ngoài hai mươi lăm tuổi, cũng là một chi thứ trong họ Lã. Tính về vai vế thì Việt cũng phải gọi Hưng bằng cậu. Năm thằng Việt lên ba, thì ông Bằng chết, bà Hòa là vợ ông Bằng vì không còn cách kiếm sống ở làng, nên đã đem thằng Việt bỏ đi biệt xứ, mấy chục năm tung tích không rõ. Hưng cứ ngỡ là hai mẹ con nhà ấy đã chết rồi, thế mà hôm nay Toại lại nói rằng Việt đã trở về. Ban đầu thì Hưng cũng phải cố lục lọi trong ký ức của mình xem thằng Việt mà Toại nhắc đến là ai. Nhưng sau đó khi được Toại kể đến ông Bằng thì Hưng lập tức nhớ ra là mình có đứa cháu họ này.
Có điều, Hưng không hiểu Toại nhắc đến thằng Việt là có ý gì? Trán gã hơi nhăn lại hỏi:
- Thằng Việt nó về làng thì làm sao, có liên quan gì tới tao đâu?
Toại đắc ý lắm, hắn cười nói:
- Thế thì cậu không biết rồi, bà Hòa từ lúc đi biệt xứ, hóa ra là lên thành phố làm ăn, giờ giàu có lắm. Thằng Việt về thăm quê theo lời mẹ nó, mang theo bao nhiêu là tiền, chỉ cần kỳ này cậu cháu mình quan hệ tốt với nó, là không khéo cũng được sang lây đấy cậu ạ.
Hưng mở to mắt kinh ngạc, trong lòng gã thoáng tính toán.
Một lúc sau, Hưng gật đầu nói:
- Được rồi, mày về qua nhà chuẩn bị đi, tối qua gọi thằng Việt mời qua nhà cậu, bảo là cậu nghe tin nó về nên gọi qua ăn cơm. Phải bắt nó sang đây bằng được đấy nghe chưa?
Toại gật đầu xoa tay nói:
- Vâng, lời cậu bảo cháu cũng xin nghe. Nhưng hôm qua cháu nghe nó phong phanh nói chuyện, hình như là nó đã biết được cái chuyện ông đào được cuốn bí kíp ở trong mộ tổ nhà mình rồi đấy!
Hưng toan quay đầu chuẩn bị bước vào nhà, lại nghe đến đấy liền có cảm giác không ổn. Gã cảm thấy rằng lần này Việt về là có toan tính chứ không phải là chuyện đơn giản. Hưng quay ra nhìn Toại hỏi:
- Làm sao mà nó biết được, việc ấy chỉ người trong họ nhà mình mới biết được thôi cơ mà. Cái đứa đi biệt xứ như nó bao nhiêu năm nay thì tại sao lại biết được việc làng như thế? Là ai lộ cho nó?
Toại bối rối lắc đầu nói:
- Dạ cháu không biết!
Hưng thoáng tính toán trong đầu, mắt gã đảo láo liên một hồi rồi nói:
- Được rồi, mày cứ gọi nó tối nay qua đây, tao sẽ dùng lời bóc mẽ mà dò xét nó thử xem thế nào…
Hưng nói xong thì đuổi Toại về, còn gã chui vào nhà. Trước khi vào buồng trong ngủ trưa, gã còn thoáng liếc qua cái khay gỗ đặt trên cái ban thờ ở trước từ đường, rồi mới nhịn nuốt nước bọt bước đi vào buồng trong.
Tối đến.
Hưng đã làm sẵn bữa cơm rượu sang trọng. Gã còn phải bấm bụng gạ xin mãi thì bà Hường mới chịu cho gã thịt con gà trống cuối cùng trong đàn gà để đãi Việt.
Sáu giờ tối, đã thấy Toại lấp ló ngoài sân và đi theo sau gã là một người đàn ông cao chừng mét bảy, rất to béo và bụng hơi phệ, với cặp mắt đầy tính toán và gian xảo. Người đàn ông này chính là Việt, tính về vai vế trong gia phả họ Lã, thì Việt là cháu của Hưng.
Hưng ngồi trước hiên nhà, đưa điếu thuốc lào lên rít sòng sọc nhìn xuống dưới sân, nơi Việt với Toại đang bước vào. Toại vừa nhìn thấy Hưng thì đã chào từ xa:
- Cháu chào cậu ạ!
Hưng gật đầu nói:
- Ừ!
Gã đảo mắt sang nhìn Việt thì thấy Việt không chào gã nên gã có chút hơi bực mình vì Việt lại láo như thế, là phận cháu chắt mà gặp gã không chào. Nhưng gã vẫn cố kìm nén mà mở lời trước:
- Việt đấy hả cháu?
Việt mấy năm nay ở thành phố, toàn ở với người cùng tuổi và xưng hô theo tuổi tác. Thấy Hưng tuổi tác không kém gì mình mà lại phải gọi bằng cậu nên cảm thấy hơi mất mặt và không quen miệng. Sau cùng Toại đứng ở bên cạnh huých ác quá ra hiệu, Việt mới đành phải gượng gạo chào lại Hưng:
- Dạ cháu chào cậu, vâng cháu là Việt đây cậu!
Hưng gật đầu hài lòng, ra hiệu cho Toại và Việt đi vào trong nhà ngồi xuống mâm. Ông Hùng và bà Hường thì kể từ chiều đã có việc phải ra phố huyện, nên chỉ còn một mình Hưng là ở nhà để tiếp đón Toại với Việt.
Ba chén rượu đầy nhanh chóng được Toại rót ra. Hưng có tiếng là chủ nhà, nên đành phải cầm chén rượu lên trước mở lời:
- Đây! Nhân hôm nay có thằng cháu Việt lâu lắm mới về làng, nên cậu làm bữa cơm để thết đãi mày, cạn chén đi!
Hưng nhấc chén rượu hô đồng khởi. Toại thì nuốt nước bọt ừng ực, từ lâu gã không dám động đũa, vừa nhân đấy thì vội tọng nhanh chén rượu vô miệng nuốt đến ực một cái, rồi như hổ đói lâu ngày cầm miếng thịt gà xé nát ăn ngấu nghiến.
Hưng cũng thèm thịt gà, và lâu lắm rồi gã mới được ăn thịt gà, nhưng Hưng trọng mặt mũi, không như Toại, nên cũng chỉ cầm miếng thịt gà lên rất chậm và ăn từ tốn.
Việt thấy Hưng và Toại diễn trò như thế thì không khỏi cảm thấy buồn cười, nhưng gã vẫn cố nhịn cho được việc.
Việt là người thành phố, gã xưa nay giàu có nên ăn thịt thà đâu có ít. Gã nhìn thấy đĩa thịt gà đãi khách của Hưng mà trong lòng cũng chẳng mặn mà gì. Chuyến này gã về cũng chẳng phải là vì nối lại tình xưa hay chỉ cốt có cái tên trong gia phả. Mà cái chủ yếu là gã muốn nhắm đến chính là quyển bí kíp thất truyền về thứ lụa quý của dòng họ Lã kia…
Hưng ăn thịt uống rượu, cứ hối Việt gắp thức ăn nên Việt cũng chỉ gắp cho có lệ. Chừng hồi lâu làm vài miếng thịt gà xong cho đỡ thèm, Hưng mới đặt đũa xuống bát dùng giọng bề trên trong họ mà hỏi Việt:
- Thế dạo này mẹ mày có khỏe không? Sao lần này về làng không đưa mẹ mày về cùng luôn?
Việt lau cái miệng bóng mỡ của gã bằng đôi đũa, rồi mới trả lời:
- Dạ thưa cậu, mẹ cháu dạo này bận làm ăn trên ấy, nên không có về được!
Hai cặp mắt Hưng tí hí, chợt hỏi sang chuyện của bà Hòa:
- Cậu nghe nói mẹ con mày trên thành phố làm ăn buôn bán lời lắm hả?
Việt gãi đầu gãi tai cười khách sáo, hai mắt hơi nheo lại, gã nói:
- Lời thì không lời cậu ạ, nhưng cũng đủ ăn!
Hưng không tin, nói:
- Mày lại cứ giấu cậu, cậu nghe người làng người ta nói biết hết cả rồi!
Nói xong, Hưng chợt nhấp nhổn không yên, gã cố kìm nén trong lòng lắm nhưng vẫn không nhịn được mà mở miệng muốn nhờ cậy Việt chuyện của gã với Thúy:
- Việt này, dẫu gì thì cũng là người trong họ nhà mình cả. Kì này cậu có chuyện này khó lắm, mày phải giúp cậu…
Việt liền hỏi:
- Là chuyện gì hả cậu?
Hưng hơi ngượng, nên phải nháy mắt cho Toại ra ý để Toại nói thay. Toại lập tức gật đầu hiểu ý, gã nói:
- Chuyện của cậu Hưng, là năm nay cậu muốn lấy vợ. Là cô Thúy ở bên làng Phục, nhưng mà khó quá, bố cô ta đòi cậu Hưng phải có cái điền sản cỡ phú hộ trong làng thì mới cho lấy. Em xem…
Toại nói đến đây thì Việt liền gật gù hiểu ý, gã nói hơi lấp lửng:
- Ôi chuyện ấy thì có khó gì, đều là người dòng tộc với nhau, cháu không giúp cậu thì giúp ai. Đất đai ở cái làng này rẻ như bèo, cháu chỉ cần quẳng tiền ra là mua cả đống… Chỉ có điều, cháu muốn hỏi cậu chuyện này…
Việt nói đến đây thì đã hở ra chuyện, mà Hưng cũng đã đoán biết được ý của gã từ lâu. Hưng lộ ra cái việc gã muốn lấy vợ, một mặt là muốn dùng để dò xét Việt, mặt khác cũng vừa tiện là để muốn Việt giúp mình thật sự. Thấy Việt cứ lấp lửng, Hưng không nhịn được liền nói:
- Cậu cháu với nhau, có việc gì thì mày cứ nói toẹt nó ra đi. Chứ cứ lấp lửng như thế cậu khó chịu bỏ bu đi được…
Việt cười khành khạch, gã uống thêm một chén rượu nữa rồi mới gằn ra mấy từ:
- Quyển bí kíp…
Sắc mặt Hưng thoáng trầm trọng, mặc dù gã cũng đã phân nửa đoán được ra ý đồ của Việt. Nhưng khi chính miệng Việt nói ra chuyện ấy, Hưng vẫn chưa biết xử lý ra sao cho thỏa đáng.
Việt nhìn thấy Hưng có vẻ chưa xuôi, liền kể lể chêm thêm:
- Mấy năm nay mẹ con cháu lang bạt trên thành phố, buôn hàng may mặc tuồn từ Tàu về. Cũng có lãi nhưng không cao lắm, mà người ta giờ này đang chuộng săn một thứ lụa quý, nghe nói đã thất truyền hàng trăm năm trước từ làng mình. Thứ lụa ấy được người Tây trả giá tiền lên tới nghìn đô…
Hưng từ nhỏ ở làng, có nhiều chuyện gã không hiểu, thấy Việt nhắc đến nghìn đô với vẻ nghiêm trọng, thì chắc hẳn là nó phải to lắm, nhưng không rõ là to đến như thế nào. Gã liền hỏi:
- Nghìn đô thì nó lớn cỡ nào?
Việt đắc ý nói:
- Ui trời, cậu đúng là lạc hậu mà, nghìn đô mà quy ra tiền mình ấy thì, đất cả cái làng này còn mua được nữa là…
Hưng trợn mắt không dám tin, nếu chỉ với một tấm lụa quý mà đã có giá như thế, ấy vậy thì nắm được cả công thức bí truyền rồi sản xuất đại trà, đến khi ấy thì Hưng sẽ giàu có đến mức như thế nào đây. Thôi thì có rẻ rách gì thì cũng ít nhất là xếp vào hàng cự phú, mà họ Phùng bên làng Phục lúc ấy cũng chỉ còn là cái loại tôm tép so với họ Lã là cùng. Đến lúc ấy lão Quyền lại chẳng không chạy đến tận nơi mà xởi lởi mời mình rước con gái lão ấy chứ.
Hưng nghĩ đến chuyện ấy mà lòng không sao giấu nổi vui mừng. Bất chợt gã liếc lên cái khay gỗ đặt trước từ đường, mà trong ấy chính là đang đựng cuốn bí kíp thất truyền đến hằng trăm năm của dòng họ Lã. Cuốn bí kíp khiến cho con cháu họ Lã đổ máu, đến mức chỉ còn sót lại vài người vì tranh dành.
Hưng lại nghĩ đến việc ông Hùng không đồng tình, đành thở dài ngao ngán nói:
- Cậu cũng muốn thế lắm, nhưng ông mày không cho, giờ ông là trưởng họ, cuốn bí kíp ấy chỉ có ông mới được quyền động đến. Cậu mà động đến thì ông đe là đánh cho gãy chân chứ chẳng đùa. Thôi, có khi mày xem tìm cách khác mà giúp cậu…
Việt hơi mất vui, gã lắc đầu nói:
- Ngoài cách ấy thì cháu chẳng còn cách nào để giúp cậu đâu. Cậu xem cố dùng cách nào mà thuyết phục ông cho ông đổi ý đi, cháu thì cháu xin hứa là nếu giờ này mà mình mở xưởng thì chi phí cháu sẽ lo hết. Mà tiền lời lãi là cháu chỉ dám lấy một phần chứ còn chín phần là để cho cậu giữ. Mà cái quan trọng chỉ là phải lấy được quyển công thức ấy thôi…
Việt trầm ngâm hồi lâu, chờ mãi mà Hưng vẫn không trả lời, bèn bất đắc dĩ mở lời:
- Thôi cậu cứ suy nghĩ kĩ đi, suy nghĩ kĩ rồi hai ba hôm nữa báo cho cháu biết cũng được. Người Tây người ta gạ hỏi cũng chỉ qua đợt này thôi, chứ còn lỡ mất cơ hội này rồi là người ta đặt mối ở nước khác chứ chẳng mua gì lụa của nước mình đâu…
Việt càng nói vẻ chẳng cần thiết, nhưng thật ra trong lòng gã càng đang muốn ngấm ngầm ép Hưng phải ra tay ăn trộm cuốn bí kíp từ tay ông Hùng mà hành sự.
Hưng bấm bụng làm liều, liền gật đầu nói:
- Được rồi, cậu sẽ lén ông cụ xem qua bản bí kíp rồi chép lại một bản. Sau đó mày mở cho cậu một cái xưởng, nhưng không được đặt ở làng này, để tránh ông cụ biết nghe chửa. Còn sau này họ nhà mình phất lên rồi thì chắc là ông cụ cũng chẳng trách được mình đâu.
Việt vui vẻ, hai mắt gã sáng quắc như đuốc vì vớ được món hời. Gã hào hứng nâng ly lên để muốn chúc mừng cho thương vụ thành công của gã. Ba người trong mâm đều hết sức hào hứng, và còn bàn bạc nhau xem nên chia cái lợi nhuận ấy ra sao. Cuối cùng theo ý kiến của Hưng, thì Hưng sẽ nhận sáu phần lãi, Việt là ba phần, còn Toại vì chỉ ăn theo nên chỉ nhận được một phần.
…
Chiều hôm sau.
Hưng đạp xe lên phố huyện mua một cuốn sổ màu đen, để về chép lại thứ công thức bí truyền về cách làm những tấm lụa quý.
Đi qua hai con phố nhỏ, cuối cùng gã cũng đến được tiệm tạp hóa duy nhất trong huyện. Gã mở cửa tiệm bước vào bên trong, chọn lấy một cuốn sổ đen và dày nhất.
Gã lựa loại giấy tốt nhất trong tiệm nhằm cho việc chép sách được thuận tiện và còn có thể lưu giữ được lâu.
Sau khi ngắm nghía đủ thứ trong tiệm, xem xem mình còn thiếu thứ gì chưa mua hay không, gã mới đem cuốn sổ đen ra quầy thanh toán tính tiền.
Chủ tiệm tạp hóa là một người phụ nữ, năm nay độ chừng bốn mươi tuổi, nhìn thấy gã ăn mặc quê mùa nên nghi ngờ gã là kẻ cắp. Mụ cứ đứng nhìn chằm chằm làm gã cảm thấy khó chịu, gã gõ mạnh cuốn sổ đen xuống mặt bàn mà nói với giọng bực tức:
- Bao nhiêu tiền?
Mụ thấy gã hỏi như vậy thì mới cho rằng cái ý định mua cuốn sổ của gã là thật. Bởi lẽ vốn dĩ những người ăn mặc xoàng xĩnh thuộc giai cấp bần nông như Hưng, có lẽ nào lại đi mua sách vở về để mà viết, mà nếu có lựa sổ về để viết thì cũng thường chỉ chọn những loại nào rẻ tiền nhất. Nhưng nhìn Hưng như không có tiền mà lại chọn cuốn sổ sang nhất thì chẳng trách tại sao mụ lại nghi ngờ gã là có cái ý đồ ăn cắp vặt trong tiệm như vậy.
Mụ cầm cuốn sổ lên liếc xéo một chốc, rồi mới ra giá:
- Mười nghìn đồng!
Hưng toan trợn mắt kinh ngạc, nhưng gã lại nhanh chóng giấu được cái thứ cảm xúc ấy. Mười nghìn đồng là có thể đủ cho gã có một bữa rượu say bét nhè cùng với Toại ở đầu làng. Vậy mà chỉ một cuốn sổ đen nho nhỏ lại có cái mức giá trên trời như vậy thì gã không ngạc nhiên làm sao cho được. Nhưng Hưng tính toán đến chuyện thiệt hơn nên vẫn cố gắng bấm bụng lôi ra tờ giấy bạc mười nghìn đưa cho mụ chủ tiệm tạp hóa, rồi nhanh chóng cầm cuốn sổ đen rời khỏi.
Mụ chủ tiệm tạp hóa cũng nhìn gã với vẻ thoáng ngạc nhiên, nhưng sau cùng cũng chỉ lắc đầu, coi như là con mắt đánh giá người của mụ nhìn lầm. Và người đàn ông nghèo khố rách áo ôm này có thể bỏ ra được một số tiền lớn đến như thế để mua sổ cũng là chuyện hiếm có.
Ra khỏi tiệm tạp hóa, Hưng hung hăng bực dọc vì bị coi thường. Gã nhìn lại bộ quần áo khố rách áo ôm của mình mà thầm nghiến răng quyết tâm phải làm giàu cho được, quyết không để cho thiên hạ còn có thể khinh thường gã như vậy.
Sau khi về nhà, gã giấu kín cuốn sổ dưới cái gối ở đầu giường, rồi chờ cơ hội ông Hùng đi vắng là sẽ lén lút mở trộm cuốn bí kíp ra đọc và chép trộm.
Và cuối cùng thời cơ cũng đã đến, buổi chiều ông Hùng có việc qua xã bên, phải đến tối mới về. Mà bà Hường thì đang mải lui cui làm mấy thứ ở sau cái chuồng lợn. Hưng liền lén lút bước đến gần cái từ đường, đứng trước cái hộc gỗ đựng cuốn bí kíp gia truyền.
Gã đảo mắt nhìn quanh canh chừng một chặp cho cẩn thận, rồi mới đưa tay lên chắp lại, khấn vái trước bài vị của tổ tiên mà lẩm bẩm rằng:
- Con là Hưng, là đích tôn của dòng họ Lã. Nay dòng họ nhà mình đã đến hồi đèn cạn lửa tắt, không còn cách vãn hồi. Con không còn cách nào khác, chỉ đành mượn cuốn bí kíp này để hồi sinh lại dòng họ nhà mình, để nở mày nở mặt với tổ tiên. Để thứ công thức bí truyền không bị mai một, nay con xin phép sao ra một bản của quyển công thức này để mở xưởng làm ăn. Mong gia tiên tổ tông hiểu cho và xin cũng thành toàn cho con…
Khấn vái xong, Hưng bưng vội cái khay gỗ trên ban thờ từ đường, đặt xuống cái sập gỗ. Rồi cẩn thận bê cuốn bí kíp làm thứ lụa quý từ trong khay mở ra.
Những dòng chữ bị ẩn giấu hàng trăm năm, phủ sau lớp cát bụi dày đặc dần được hé mở, một sự thật kinh động lòng người được lộ ra.
Từng dòng chữ nôm màu đen nhánh uốn lượn trên mặt giấy tuy trông rất thật nhưng lại làm Hưng có cảm giác mờ ảo như màn đêm.
Thoáng nhìn qua nét chữ trên cuốn bí kíp, Hưng thất vọng tràn trề vì đó toàn là chữ nôm, mà chữ nôm thì gã chẳng hiểu gì cả. Nhưng gã nghĩ đến Việt, là người ở thành phố, hẳn sẽ có cách liên hệ được người nào đó mà dịch được những chữ này chuyển thành thứ ngôn từ mà gã có thể hiểu được. Nên Hưng vẫn cẩn thận trải cuốn bí kíp mở ra mặt giấy đặt trên kệ, rồi đem bút bi phỏng theo nét uốn lượn của từng chữ một mà chép lại vào cuốn sổ đen.
Vì việc Hưng không biết chữ nôm khiến gã không thể nào chép nhanh được hết công thức trong cuốn bí kíp, mà chỉ có thể dùng cách phỏng theo nên gã phải chép rất lâu.
Trời đã dần tối, Hưng đoán chắc ông Hùng sắp về nên đành phải cất lại cuốn bí kíp đặt lại chỗ cũ, hẹn lần sau lại chép tiếp.
Khi gã vừa đặt xong cuốn bí kíp vào vị trí cũ thì cũng là lúc tiếng ông Hùng vọng đến từ cái cổng ngoài sân:
- Nhà cửa sao để tối đen như mực thế này? Hưng, mày không biết bật cái đèn lên hả con?
Hưng giấu vội cuốn sổ đen nhét dưới gầm cái sập gỗ, rồi mới hét toáng vang cả ra bên ngoài trả lời ông Hùng:
- Dạ hồi chiều con ốm mệt quá nên ngủ quên!
Gã vội bật nhanh cái đèn điện trong nhà, bàn tay vẫn còn hơi run run vì vừa rồi gã làm một chuyện lén lút.
Ông Hùng bước vào trong nhà, nhìn quanh một hồi rồi mới từ từ ngồi xuống cái sập gỗ. Ông đổ nước nóng vào trong ấm trà, pha một ấm trà đặc rồi ngồi nhâm nhi. Hưng thì lẻn vào trong buồng ngồi thụp xuống thở phào vì gã vừa rồi may mà nhanh tay, nếu không ông Hùng về phát hiện ra gã chép trộm quyển bí kíp thì xong chuyện.
Từ đó, gã cứ rình mò liên tục, chỉ đợi ông Hùng ra khỏi nhà là lập tức đem cuốn bí kíp bỏ ra chép trộm. Mới đầu thì gã còn sợ ném chuột vỡ bình, nên nét chữ chép rất cẩn thận, còn về sau thì gã chép vội nên rất qua loa và cẩu thả. Đúng một tuần sau thì gã hoàn thành chép toàn bộ được cuốn bí kíp về công thức làm thứ lụa quý.
Gã nhanh chân chạy đến nhà Toại, hối Toại mau chóng ra bưu điện xã, làm một bức điện báo gọi cho Việt về làng có công chuyện gấp.
Việt ở trên thành phố mấy hôm vẫn đang chờ tin tức của Hưng, được điện báo một cái, là gã đã phóng xe máy ngay từ thành phố về làng để gặp Hưng.
Trong cái lán nhỏ ở đầu làng, Hưng, Việt và Toại đang ngồi quây lại bên mâm thịt chó, mà người mời bữa này chính là Việt.
Việt nóng lòng sốt ruột, chưa chờ Hưng động đũa đã liền hỏi ngay:
- Cậu Hưng, cậu hối cháu về gấp như thế, có phải là đã lấy được cuốn bí kíp từ tay ông rồi không?
Hưng đắc ý, gã chẳng vội vã gì mà chỉ từ tốn đưa miếng thịt chó vô trong miệng nhai đều cho thật đã, rồi mới nói:
- Cậu lấy được rồi, nhưng chỉ có điều…
Việt hỏi gấp:
- Có điều làm sao hả cậu?
Hưng nheo mày tỏ vẻ khó khăn nói:
- Cuốn bí kíp này từ đời tổ tiên dòng họ nhà mình, khi ấy người ta lại thịnh hành cái thể chữ nôm. Nên đâm ra cậu chép được hết mà đọc chẳng hiểu được gì, đấy mới là cái khó…
Việt vừa nghe đến đây, hai hàng lông mày nhăn chặt của gã liền giãn ra, gã cười nói:
- Ôi cháu tưởng chuyện gì, chứ còn việc dịch chữ thì sớm cháu cũng đã biết từ trước rồi. Cậu cứ đưa cuốn bí kíp ấy đây, cháu sẽ đưa cho người ta dịch cho cậu…
Hưng lắc đầu, gã sao có thể đồng ý việc ấy. Nếu đưa cuốn bí kíp ấy cho Việt thì gã đâu còn là người nắm đằng chuôi nữa, cho nên gã quả quyết:
- Mày phải đưa người về đây, dịch trước mặt cậu, dịch xong là cậu lấy một bản, còn mày lấy một bản, sau này mở xưởng lợi nhuận chia đôi!
Việt hào phóng vỗ bàn:
- Được, cậu đã nói thế thì cháu xin làm theo lời cậu. Cậu cứ chờ đi, khoảng độ hai hôm nữa là cháu sẽ đưa người về dịch cuốn bí kíp ấy…
Nói xong, Việt nâng chén chúc mừng. Cả ba người chè chén say rượu nát đến be bét rồi mới lê lết về nhà.
Hai hôm sau, quả nhiên Việt đưa về làng Vạn một người đàn ông khoảng ngoài năm mươi tuổi, râu tóc để chỏm, mặc bộ quần áo ông đồ dáng đi rất đạo mạo thanh tao.
Việt đưa người ấy đến trước mặt Hưng giới thiệu:
- Đầy là thầy Tuân, là thầy thông hiểu địa lý, bói toán, không những vậy còn là người rất am hiểu chữ Nôm. Cháu mời thầy ấy về đây, thứ nhất là để dịch cuốn bí kíp, thứ hai là chọn địa điểm tốt để cậu cháu mình mở xưởng, rồi tính cả ngày giờ đẹp để bắt đầu khởi công luôn.
Việt giới thiệu xong, thì Hưng liền xởi lởi bước đến trước mặt thầy địa lý tên Tuân vui mừng nói:
- Ôi thầy đến giúp cậu cháu tôi thế này thì phúc đức quá! Thằng Toại đâu, chuẩn bị trước rượu thịt để đãi thầy trưa nay đi…
Toại toan quay đầu về nhà, nghe theo lời Hưng chuẩn bị rượu thịt, thì thầy Tuân đã gàn mà nói:
- Không cần phải rườm rà như thế đâu, tôi còn có việc rất bận phải đi ngay. Chi phí thì cậu Việt đây đã lo tất cả rồi, cái nhà anh này cứ đưa đây cho tôi xem cuốn bí kíp, tôi dịch nhanh cho anh chép lại, rồi tôi sẽ ra về…
Thầy Tuân giơ tay chìa ra đòi, Hưng thẫn thờ một lúc vì kinh ngạc, không ngờ là ông thầy địa lý này tác phong lại nhanh nhẹn đến như vậy. Không giống với những ông thầy trước đây, mở đầu cứ phải là thết đãi rồi tâng bốc đủ thứ rồi mới hành nghề, mà người này lại làm việc rất nhanh gọn thì lại khiến Hưng không thể không kinh ngạc. Hưng bất giác đành phải đem cuốn sổ đen giấu ở trong cái túi bên hông, mở ra đưa cho thầy Tuân.
Thầy Tuân nhanh tay tiếp lấy cuốn sổ, ngồi xuống cái ghế gỗ ở trong lán, rồi mới đem cặp kính lão đeo lên, chậm rãi nhìn từng nét chữ trong cuốn sổ. Mới đầu, thầy Tuân còn trầm ngâm, còn có vui tươi cười nói khi đọc, nhưng càng về đoạn cuối của cuốn bí kíp, nét mặt của thầy lại càng sa sầm lại. Cuối cùng, còn chưa đọc hết cuốn bí kíp, thầy Tuân đã ném cuốn sổ xuống đất rồi tức giận quát:
- Cái việc ác đức tày đình như thế mà cũng làm được sao, tôi đây không làm!
Nói rồi thầy Tuân phăm phăm bỏ đi, Việt không hiểu chuyện gì xảy ra, cố nài thầy Tuân ở lại giúp mình thì thầy lại đe:
- Nếu không bỏ ngay cái ý định ấy đi, thì coi chừng có ngày nhận lấy quả báo!
Việt cố sức nài thầy Tuân giải thích, nhưng thầy chẳng nói chẳng rằng mà vẫn bỏ đi. Việt thở dài tức tối, đành phải nói với Hưng rằng:
- Thôi, cậu chờ thêm vài bữa nữa, cháu sẽ tìm người khác về dịch cho cậu…
Nói xong thì Việt quay đầu bước lên xe máy bỏ về thành phố. Còn Hưng với Toại thì vẫn chưng hửng, không biết tại sao ông thầy địa lý Tuân lại hành động như vậy.
Độ khoảng bốn hôm sau, thì Việt lại đưa một ông thầy địa lý khác về làng. Ông này mặt béo tròn, bụng lại phệ, cặp mắt ti hí như mắt lươn, bộ râu quặp trông rất gian tà, độ chừng chỉ hơn bốn mươi tuổi.
Khác với thầy địa lý Tuân bữa trước, bữa này ông thầy này mới đến thì đã đòi hạch sách chè chén thuốc nước đủ thứ, rồi mới đem bản bí kíp bỏ ra dịch. Ông ta đọc xong một hồi, thì cũng giống như ông thầy địa lý bữa trước, nét mặt sa sầm lại, những chỉ lát sau đôi lông mày của ông ta lại thoáng giãn ra. Ông ta nói:
- Muốn tôi dịch cho cái cuốn bí kíp này cũng được, nhưng có điều giá tiền phải tăng lên gấp đôi đấy, chứ cái việc ác đức này thì thực là tôi cũng không muốn…
Ông ta đang nói nửa chừng, thì đã bị Việt cắt ngang, tay gã vỗ thẳng xuống mặt bàn nói:
- Ông nói đi, bao nhiêu tôi cũng chơi. Rốt cuộc là trong cái cuốn bí kíp ấy có thứ bí mật gì, mà lại khiến mấy ông sợ phát khiếp như vậy?
Ông thầy địa lý húp lấy ngụm nước chè, chép miệng đến mấy lần rồi mới khó khăn nói:
- Chạy là phải, chạy là đúng, tôi gặp tôi cũng sợ. Nhưng suy cho cùng thì có phải là tôi làm cái việc ấy đâu, mà là người làm thứ lụa quý kia mới là người thực thi việc ác cơ mà. Tôi chẳng nghĩ gì cả, có điều gặp phải ông thầy tính liêm chính, ông ta bỏ đi là cũng đúng thôi…
Hưng sốt ruột giục gấp vì gã đã quá tò mò:
- Mong thầy cứ nói nhanh cho, Toại, châm cho thầy điều thuốc!
Hưng lớn giọng sai Toại. Toại liền nhanh tay châm điếu thuốc lá, mời ông thầy địa lý. Lúc này ông ta hút xong một mồi thuốc lá, rồi mới đem cái chuyện trọng đại nhất nói ra:
- Bí mật của cách làm thứ lụa quý ấy, chính là một việc cực kỳ tàn ác. Đó chính là dùng máu của người yêu quý mình, giết người đó đi, trộn với thuốc nước nhuộm lụa, rồi ủ trong vòng ba năm cho oán khí ngấm đậm, lúc ấy thì sẽ cho ra được một thứ lụa quý cực kỳ thượng hạng, màu sắc có một không hai. Mà phải để cho người ấy chết càng tức tưởi, càng oan ức thì lụa mới càng đẹp…
Ông thầy địa lý nói xong, thì Hưng, Toại và Việt chợt hiểu ra. Thảo nào mà ông thầy địa lý Tuân lần trước, chỉ mới vừa đọc xong cuốn bí kíp, là đã ném nó xuống đất mà chẳng thèm dịch tiếp. Xem ra là cũng vì một chuyện này nên ông ta mới làm như vậy. Hưng thoáng lưỡng lự, gã còn đang mơ đến giấc mộng giàu sang, nhưng bây giờ để làm được thứ lụa như vậy thì phải trả giá bằng một phương thức độc ác trước nay chưa từng có thì gã không khỏi chùn chân.
Còn Việt thì lại khác, gã là một kẻ tham tiền tài còn hơn cả mạng sống. Gã có thể dùng bất cứ thủ đoạn nào để kiếm được nhiều tiền nhất, nên cho dù đó có là cách nào đi chăng nữa, thì gã vẫn có thể nhẫn tâm mà làm bằng được.
Việt liếc sang nhìn Hưng với Toại, rồi vội hỏi:
- Việc này cậu tính thế nào?
Hưng trầm ngâm hồi lâu, gã hơi sợ nên lắc đầu nói:
- Nếu việc này đã là như vậy, thì cậu nghĩ mình nên thôi đi. Giết người để nhuộm lụa, cái cách này ghê tởm quá…
Việt vỗ bàn tức giận nói:
- Cậu không cần phải lo lắng, cháu sẽ lo mọi chuyện, chỉ cần cậu trả lời cháu một câu thôi. Rằng nếu như bây giờ cháu mở xưởng ra, thì cậu có chấp nhận quản lý nó giúp cháu hay không? Cháu không cần phải cậu ra tay giết người, chuyện ấy chỉ cần cháu làm là đủ rồi!
Việt nói xong, không thèm chờ Hưng đồng ý, đã lập tức quay sang hối thúc ông thầy địa lý nói:
- Tiền bạc thì tôi sẽ lo đủ, ông cứ xem cho tôi mấy miếng đất để tới đây tôi mở xưởng đi, việc ấy phải nhanh chóng thì mới được!
Ông thầy địa lý gật đầu nói:
- Việc ấy là chuyện môn của tao mà lỵ, mày cứ chuẩn bị tiền đầy đủ đi, dăm ba hôm nữa tao sẽ chỉ cho mày vài khu đất quý.
Nói xong ông thầy địa lý cũng đứng dậy, quay đầu mà đi mất.
Việt lại quay sang nhìn Hưng, thấy Hưng vẫn còn chưa xuôi. Trong mắt gã láo liên tính toán một hồi, rồi chợt nhìn Hưng cười nói:
- Thôi, chẳng mấy khi có dịp, cháu muốn mời cậu lên thành phố chơi một chuyến!
Hưng đang đau đầu vì cân nhắc về cái chuyện có nên mở xưởng nhuộm lụa hay không, thì Việt lại mở lời như vậy. Cuối cùng gã cũng đành cắn răng đi theo Việt một chuyến.
Lên đến thành phố, Việt đưa Hưng vào một quán bar hạng sang, toàn là những người đẹp hảo hạng có số ở Hà Thành. Việt đưa Hưng đi chơi bời sướng như một ông hoàng, khiến Hưng quên hết những ngày tháng khổ cực.
Việt cứ kiên trì như vậy đến mấy lần, cuối cùng rồi mới giở giọng ra hướng Hưng đi vào con đường tội ác:
- Đấy, cậu thấy chưa, giàu có nó có sướng hơn không? Việc gì phải chui rúc ở cái xó làng ấy, ở đây rượu thịt đề huề cả ngày, gái đẹp thì cả đàn cả đống. Còn cái em Thúy của cậu ấy à, có bằng một cái móng chân của gái đẹp trên này không? Gái ở đây ngon ngọt đến liếm ngón tay mà mút chùn chụt cũng còn thấy ngọt nữa là…
Việt đem Thúy ra so sánh với những cô gái bao hạng sang, làm cho Hưng cảm thấy hơi khó chịu. Vì dẫu gì Thúy cũng là người mà Hưng đem lòng yêu thương suốt bao nhiêu năm. Nhưng so ra thì Hưng thấy Việt nói cũng có cái đúng. Thúy quả thực không có được cái tính cách chiều chuộng mình giống như các cô gái ở đây. Thúy chân thật nết na hiền lành quá, mà lại thiếu đi nét tinh nghịch, táo bạo và nóng bỏng như các cô gái ở đây. Những thứ ấy Hưng chưa từng trải nghiệm một lần trước đây, nhưng giờ đây khi đã trải nghiệm một lần rồi thì nghiện không sao dứt ra nổi. Hưng thấy cuộc sống giàu sang như vậy vẫn hơn. Ngày xưa gia đình Thúy khinh thường Hưng như thế nào, vậy mà bây giờ Hưng nếu vẫn cứ muốn đâm đầu vào thì không phải tự nhận mình là một thằng ngu ư? Cho nên câu nói của Việt khiến Hưng luôn phải đau đáu mà suy nghĩ lại.
Về nhà mấy hôm, Hưng cứ rúc ở góc tường mà ôm đầu. Ông Hùng hỏi gì cũng không nói, vì gã vẫn còn toan tính xem là rốt cuộc mình có nên đồng ý với Việt hay không. Nhưng cuối cùng cái sự cám dỗ của đồng tiền quá lớn, khiến gã không sao cưỡng lại được.
Hai hôm sau, không chờ Việt gọi điện, Hưng đã bắt xe thẳng lên thành phố để gặp Việt, và đồng ý với việc là mình sẽ trở thành người quản lý cả cái xưởng ấy thay cho Việt. Đổi lại là món lợi nhuận kếch xù, và cái việc giết người để lấy máu nhuộm lụa cũng không phải là Hưng làm.
Việt đồng ý ngay, và gã đưa tiền cho Hưng, hối Hưng về làng gấp để hôm sau cùng ông thầy địa lý lần trước qua xem đất chọn ngày để mở xưởng.
Xưởng nhuộm lụa nhanh chóng được chọn xây ở một khu đất gần với nghĩa trang làng Đại, cách làng Vạn chừng mười cây số. Ông thầy địa lý nói rằng nơi ấy gần với âm khí, nên rất có ích cho việc nhuộm lụa. Chỉ có điều xưởng lụa này mở ra mười năm, là phải đổi địa điểm khác, nếu không muốn âm khí quật lại mà giết luôn cả chủ.
Ba tháng sau, xưởng nhuộm lụa chính thức được khánh thành. Với số lượng nhân công chỉ khoảng mười người, hàng tá những thứ thuốc nhuộm được chuyển về, và chỉ chờ một mẻ thuốc nhuộm lụa đầu tiên để mở xưởng.
Một tuần sau, Việt đích thân lái một chiếc xe Oát xuống làng Đại, đi cùng với gã là một cô gái độ chừng tuổi hai mươi, nét mặt hết sức xinh đẹp tươi tắn.
Cô gái đi cùng Việt vào trong xưởng lụa và từ đó không còn thấy quay ra nữa. Vài ngày sau thì thứ lụa bí truyền hàng trăm năm cuối cùng cũng được bắt tay vào làm. Hàng loạt mẻ lụa lớn nhỏ cứ tăm tắp ra lò đều đặn, với chất lụa bỏng bảy mềm mượt. Lụa được phơi khô và cất đi để thật kĩ qua ba năm, rồi mới đem ra chào bán.
Khi thứ lụa được chính thức tung ra thị trường, hàng loạt những hiệu buôn lớn nhỏ từ thành phố đổ xô về mua, dẫu dù là giá cao cắt cổ nhưng cũng vẫn hết hàng.
Hưng từ một tên khố rách áo ôm, bỗng chốc trở thành một phú hộ có đất đai đồn điền rộng lớn vô kể. Ông Hùng đến khi này mới phát hiện ra việc làm táo tợn của Hưng nhưng đã là quá muộn, ông tức đến hộc máu ở trong miệng rồi sau đó cũng chết.
Căn nhà của ông Hùng ngày xưa rách nát, trông nghèo rớt mùng tơi, thì nay ngay bên cạnh cái nhà cũ ấy đã được xây nên một căn nhà xây mới khang trang tiện nghi, đồ đạc nội thất trong nhà toàn là những thứ sang trọng mua từ thành phố về, lại còn cả chiếc xe hơi mới cóng mà Hưng mới tậu được dăm bữa.
Việc ông Hùng chết không khiến Hưng và Việt dừng lại được bàn tay của tội ác. Khi xác ông Hưng chết còn chưa kịp hết hơi ấm, thì hai kẻ ác tâm cũng nhân lúc vắng người mà lén lút chích lấy hết sạch số máu của ông dồn vào trong hũ để ủ ngâm dần làm màu thứ lụa quý.
Mỗi một lần làm một mẻ lụa quý, là phải có một mạng người chết. Mà mỗi lần một người chết ấy, cái tình yêu thương của họ càng lớn dành cho mình thì thứ lụa càng đẹp. Vậy nên máu của ông Hùng mà dùng để làm thứ lụa quý, thì không còn gì có thể đẹp hơn. Và những tấm lụa làm ra từ thứ máu này, có thể khiến cho giá trị của những tấm lụa cao lên vô số lần.
Lại kể đến họ Phùng ở bên làng Vạn, ngày xưa thì cứ cấm cửa Thúy không cho qua lại với Hưng. Nhưng mấy năm nay Hưng làm ăn phất lên, còn nhà họ Phùng thì lại lụi bại dần. Nên lão Quyền liền trở mặt xoay như chong chóng, lão cứ lân la đến gần Hưng mà muốn nối lại mối duyên xưa của Hưng với Thúy.
Hưng ngày nay đã chẳng giống như ngày xưa, con mắt gã ngày xưa chỉ bao quát trong cái làng nhỏ bé này. Còn giờ này thì gã đã phóng tầm mắt ra xa đến tận thành phố, nơi ấy có những cô gái còn đẹp hơn Thúy nhiều lắm. Lão Quyền càng muối mặt muốn đến lấy lòng gã, thì chỉ làm cho gã cảm thấy khinh thường thêm mà thôi. Còn về việc của gã với Thúy, gã cũng muốn tính đến nhưng cũng vẫn muốn làm lão Quyền phải mất mặt thêm vài lần rồi mới đặt vấn đề. Nhằm trả thù cái việc mà ngày xưa lão Quyền đã khinh thường gã như thế nào, thì ngày nay tất phải trả giá bằng hậu quả đích đáng.
Hưng muốn dày vò cái họ Phùng, rồi dùng thế lớn mà ép cho con đường làm ăn của họ Phùng đi đến hồi lụi bại. Để rồi đến lúc họ Phùng khố rách áo hôm còn hơn gã ngày xưa, lúc ấy thì gã mới đưa tay đỡ lấy mà giúp đỡ nhà họ Phùng, lấy lại cái quyền thế ngày xưa của dòng họ Lã mà gã vốn dĩ ra phải được hưởng. Vì chính họ Phùng cũng chỉ là thứ bề tôi kẻ hầu người hạ của nhà họ Lã ngày xưa mà thôi, vậy mà lại dám vượt mặt thì phải bị gã trừng trị.
Mấy năm sau nữa, quả nhiên họ Phùng chết thật. Nhà họ Phùng chuyên buôn bán đồ gốm sứ, thì nay không hiểu sao gốm sứ của nhà họ Phùng cứ không đảm bảo chất lượng, chỉ được dăm bữa là vỡ, dẫn đến những mối hàng quen cũng mất dần. Việc làm ăn thất bại khiến cho gia cảnh nhà lão Quyền đi vào con đường nghèo túng.
Lão Quyền nhiều lần qua hỏi mượn Hưng ít vốn để làm ăn, và vịn cớ tình thân của Hưng với Thúy ngày xưa để đưa ra làm con bài vay vốn. Nhưng Hưng chửi lão Quyền, Hưng chửi đến mức lão Quyền nhục nhã không còn mặt mũi nào để gặp vợ con. Nghĩ đến gia thế ngày xưa và ngày nay của mình, lão Quyền không nhịn được, mấy đêm sau liền mò ra bờ đê, nhảy xuống sông mà tự vẫn.
Xác lão Quyền trôi dạt về đâu không biết, người ta tìm cả nửa tháng trời mà chẳng thấy. Người nhà Thúy vì không tìm thấy xác, nên chỉ đành lập một cái bia mộ không để thờ cúng.
Hưng sau khi trả thù được lão Quyền, thì mới đặt vấn đề với nhà họ Phùng, muốn hỏi cưới Thúy về làm vợ.
Bà Xuân là mẹ của Thúy giờ chỉ là người đàn bà góa bụa, nhà lại nghèo không lo được cho Thúy. Thằng con thứ thì năm nay lại đang cần tiền đi học đại học, cho nên dù có thù hận Hưng đến như thế nào về cái chết của chồng mình, bà vẫn phải cắn răng chịu đựng mà gả con gái cho Hưng.
Hôn lễ được cử hành long trọng, từ thành phố có nhiều vị khách sang trọng muốn nhân dịp này đến chúc mừng Hưng, để lấy lòng Hưng mong rằng gã sẽ ưu tiên bán lụa cho mình. Còn Việt thì cũng huy động một lực lượng hùng hậu đến chúc mừng đám cưới của Hưng. Gã thuê nhiều tên đàn em đến để làm lực lượng an ninh hoành tráng trước đám cưới, rồi thuê hẳn cả ca sĩ nổi tiếng từ thành phố về. Lại đặt mua cả viên kim cương đắt nhất trong tiệm nữ trang số một Hà thành, về để mừng cho mợ mới của cậu.
Đám cưới lớn nhất cả khu làng quê, vang dội khắp cả một vùng về độ chịu chơi khiến cho Hưng mát lòng mát dạ. Cái lý tưởng ngày xưa của gã, cái ước mơ gã cho là viển vông thì nay đã thành sự thực, và bao nhiêu kẻ đã khinh thường gã giờ đây đã đều phải quỳ gót dưới chân gã mà cầu xin gã tha thứ như gã hằng mong muốn.
Kẽo kẹt!
Tiếng cửa tiệm tạp hóa mở ra, cái tiệm tạp hóa ngày xưa là duy nhất của phố huyện, buôn bán vào hạng độc quyền. Thì nay lại trở nên ế ẩm vì chẳng có mớ khách nào, là vì trước cửa cái tiệm tạp hóa từ lúc nào đã mọc lên một cái siêu thị cỡ nhỏ với đủ thứ mặt hàng trong đó. Khiến cho cửa hàng được tiếng độc quyền và làm ăn đắt hàng giàu có đến như thế cũng phải đến hồi kiệt quệ vì mất khách.
Một người đàn ông quần áo sang trọng, dáng vẻ hết sức quyền uy bước vào trong cửa tiệm. Mụ chủ tiệm lười nhác quạt phe phẩy cho đỡ nóng, một tay lại cầm cái chổi lông gà quét quét phủi bụi mấy thứ đồ tạp hóa mà lâu nay chẳng bán được thứ nào.
Chợt mụ thấy đột nhiên lại có khách bước vào cửa tiệm của mình, hơn nữa lại còn là một người khách sang trọng thì không khỏi vui mừng. Giọng mụ xởi lởi mừng như điên nói:
- Ôi thằng em đẹp trai, muốn mua gì thế để chị chỉ cho?
Mụ hớn hở đứng dậy, thì bị người đàn ông quát cho một trận nói:
- Sao bà vẫn còn dám ngồi đây, cửa tiệm này đã được lệnh là giải tỏa rồi cơ mà. Giờ đây khu đất này đã là quyền sỡ hữu của tôi, tôi sẽ đập nó đi và xây lên một tòa nhà lớn ở đây. Tôi đã cho người đến báo bà chuyển đi mấy lần rồi, mà sao bà vẫn không chịu hiểu hả?
Người đàn ông chợt cầm một cái bình gốm trong tiệm, ném xuống đất vỡ choang một cái. Người đàn ông này không phải kẻ nào khác, mà chính là Hưng. Năm xưa gã bị khinh thường trong cái tiệm tạp hóa này vì quá nghèo, thì ngày nay gã đã giàu có rồi. Nên gã quay lại trả thù tất cả những người đã khinh thường gã.
Mụ chủ tiệm tạp hóa còn đang vui mừng vì tưởng là có khách, thì hóa ra vị khách đó lại là người đến đòi đất thì không khỏi thẫn người. Đây là miếng đất truyền đời của nhà mụ để lại, vừa may lại ở trung tâm phố huyện nên rất hợp để mở tiệm tạp hóa. Ấy vậy mà đột nhiên lại có lệnh quy hoạch của nhà nước, ép giải tỏa khu đất này trong nay mai. Mụ đang từ chủ của một khu đất vàng, bỗng dưng trở thành mất trắng với số tiền bồi thường ít ỏi mà bên chủ đầu tư đưa cho.
Cộng thêm mấy năm nay buôn bán ế ẩm, mụ chẳng dành được tiền nên nếu mất miếng đất và căn nhà này, thì mụ chẳng còn biết làm gì để kiếm sống nữa. Vì vậy đã mấy lần có giấy hẹn lên ủy ban làm thủ tục giải tỏa, mà mụ vẫn cố chấp cứng đầu không trả lời. Và cho dù có sống có chết, thì mụ cũng nhất định phải bám trụ ở khu đất này cho bằng được, vì đây là miếng đất sinh tồn của mụ.
Mụ gào khóc kêu toáng lên:
- Mày cút đi, đây là mảnh đất của tổ tiên tao, tao không cho đứa nào động vào hết!
Hưng cười, gã bước đi chậm rãi, ngồi xuống cái ghế gỗ trong tiệm. Đưa điếu thuốc lá lên miệng châm rồi hút và nói:
- Bà có còn nhớ mấy năm trước, có một gã nhà quê vào đây hỏi mua một cuốn sổ đen hay không?
Mụ chủ tiệm tạp hóa không nhớ, bao nhiêu năm như vậy, nhiều người qua người lại như vậy thì làm sao mụ có thể nhớ nổi. Mụ lắc đầu.
Hưng tiếp tục cười nói:
- Bà không nhớ, nhưng tôi thì nhớ rất rõ, người ấy năm ấy vì ăn mặc trông quá nghèo túng mà bị bà khinh thường, và còn bị bà nghi cho là quân kẻ cắp đấy!
Hưng nói đến đây, thì mụ chợt mường tượng nhớ ra, hình như ngày xưa cũng có đợt có người như vậy xuất hiện. Chỉ có điều mụ không biết là người ấy có liên quan gì đến Hưng, mà Hưng lại nhắc đến như vậy.
Hưng tiếp tục hút thuốc lá, rồi dùng giọng trịch thượng nói:
- Cái thằng khố rách áo ôm năm ấy, mà bị bà khinh thường, bà có biết là ai không? Là tôi, chính là tôi đây bà có biết không? Và để trả giá cho sự khinh thường ấy, thì bà sẽ phải mất sạch số tài sản của mình, rồi cút ra đường như một kẻ ăn mày…
Hưng nói xong, liền đứng phắt dậy bước ra cửa rồi đi thẳng. Mụ chủ tiệm tạp hóa ngồi thụp xuống như không tin, trên đời này lại còn có kẻ thù dai như Hưng. Mụ không nghĩ rằng năm xưa chỉ vì một cái hành động vô tình như thế, lại có thể chọc phải một kẻ điên như Hưng, khiến gã bao nhiêu năm mà vẫn ôm hận trả thù mụ.
Nhìn ra ngoài cửa, mụ thấy Hưng bước phăm phăm vào cái siêu thị trước cửa tiệm. Mà một điều mụ không ngờ nữa, chính là quản lý và nhân viên của cả cái siêu thị ấy, lại bước ra xếp hàng chào đón Hưng hết sức trang trọng. Khi này mụ mới hiểu ra, hóa ra hành động trả thù của Hưng không phải là bột phát, mà là đã có toan tính từ trước. Rằng cái siêu thị trước cửa tiệm tạp hóa mở ra mấy năm nay không phải là vì để làm ăn bình thường, mà chính là vì Hưng chủ yếu muốn ép chết cửa tiệm tạp hóa của mụ, không còn đường mà sống, để trả lại mối nhục mà ngày xưa mụ đã reo rắc cho gã.
…
Họ Lã mấy đời trước tranh dành nhau cuốn bí kíp đến đổ máu, dẫn đến chỉ còn vài chi thứ là còn sống sót. Mà Toại và Hưng thêm cả Việt nữa, là những người trong những chi thứ cuối cùng này còn được biết đến. Toại lấy vợ sớm, nhưng chẳng có con, Việt thì chơi bời lêu lổng quá nên gã cũng bị chẩn đoán kết luận là vô sinh. Cả dòng họ Lã giờ chỉ có Hưng mới lấy vợ được vài năm, lại còn là dòng trưởng họ nữa, nên Hưng cũng nóng lòng muốn có con nối dõi lắm mà chẳng được.
Thúy nghe theo lời bà Hường, rất chăm chỉ đi chùa cúng lễ để cầu mong có con mong nối dõi cho dòng họ Lã. Mà cầu cả năm trời nay vẫn chẳng có tin vui. Bẵng đi một thời gian, có ông thầy toán nổi tiếng lên ở mạn Bắc Ninh vì tài xin công danh sự nghiệp, lại xin đường con cháu. Thì Thúy nhân đấy liền ghé qua hỏi xin cách để có con nối dõi.
Thúy giờ đây là một bà chủ giàu có nhờ hơi chồng, đi đâu cũng có tài xế xe riêng mà đưa đón. Xe chạy đến cổng nhà ông thầy toán thì phải dừng lại, vì dòng người xếp trước cửa nhà ông ta quá đông. Thúy phải hối anh lái xe đút tiền cho cái đội sắp hàng người chờ, để cho bọn chúng có thể để Thúy vào gặp ông thầy toán trước. Nhưng dù đã đút tiền rồi, mà Thúy vẫn phải ngồi chờ ở bên ngoài đến tận hơn hai tiếng đồng hồ.
- Người tiếp theo vào đi!
Tiếng thầy toán vọng ra ngoài, Thúy chờ đã lâu, cũng sốt ruột lắm, liền đứng dậy đi vào ngay.
Vừa vào đến trong nhà, Thúy liền nhìn thấy một người đàn ông gầy nhom, mặt mũi hốc hác. Ăn mặc thì dáng vẻ bần nông, lại đeo cái cặp kính lão to tổ bố thì không khỏi suýt nữa mà phải bật cười. Nhưng Thúy cố nhịn, nàng ngồi xuống cái ghế gỗ, đặt trước cái sập nơi mà lão thầy toán đang đặt điện thờ.
Thầy toán số chẳng chờ Thúy lên tiếng, đã lập tức phán một câu:
- Nghiệt khí nặng như thế này, không có con cũng là đúng thôi!
Thúy giật mình kinh sợ, vì mình còn chưa nói câu nào mà thầy đã đoán trúng ngay rồi, trúng ngay cái ý định muốn xin có con của mình. Thúy ban đầu bước vào còn nửa tin nửa ngờ, nhưng nghe ông thầy toán đoán một phát đã trúng ngay cái ý định của nàng thì nàng không khỏi khiếp sợ về tài nghệ của ông ta.
Thúy hơi run mình, chắp tay lạy tạ nói:
- Lạy thầy, thầy quả là có con mắt tinh đời. Con lần này muốn xin thầy đến đây, cũng là vì muốn có đứa con nối dõi tông đường cho nhà chồng con.
Thầy toán gật đầu nói:
- Ừ, qua cửa thầy Sách tôi là đúng rồi, chứ nếu còn qua cửa người khác ý à, thì còn lâu…
Thầy toán này tên Đặng Sách, ngày xưa bị liệt nửa người. Nhưng bất chợt một hôm ông ta bị lên cơn thần kinh thế nào mà lại đứng dậy được, giữa trời mùa đông lại còn đi tắm nước lạnh, sau đó nhảy vô bếp lấy than nóng đỏ bỏ vô miệng nhai rau ráu để ăn như không có chuyện gì vậy. Từ đấy ông ta tự xưng là mình có thể nhìn thấy quỷ thần, toán được chuyện âm dương cứu độ chúng sinh, và tự xưng mình là thầy Sách.
Thầy Sách quay đầu, lấy một cuộn chỉ đỏ, rồi vẫy cho Thúy đến gần, buộc chỉ đỏ vào cổ tay cô rồi nói:
- Giờ tôi sẽ dẫn đồng, gọi tổ tiên của cô lên đây để hỏi xem ở dưới âm có bị gì hay không mà lại ảnh hưởng đến cả trên dương thế đường con cháu thế này!
Thúy không dám cãi lời, ngồi nguyên một góc chờ thầy Sách hành động. Thầy Sách làm xong mấy việc lặt vặt như là đốt nhang khấn vái, thì lại gọi thêm một người hầu đồng xuất hiện. Lại lấy sợi chỉ đỏ một đầu nối với cánh tay người ấy mà buộc.
Xong mấy việc ấy, thì thầy Sách miệng mới bắt đầu lầm rầm lầm rầm đọc chú ngữ. Thầy cứ xoay người như chong chóng, được mấy lần thì lại ném gạo rồi hất rượu cả vào mặt Thúy, cả vào mặt người kia.
- Hồn lên!
Bất chợt thầy Sách hét lên một tiếng, tức thì người hầu đồng rùng mình. Người hầu đồng còn rất trẻ, đột nhiên lại chuyển sang bộ dạng lọm khọm như một ông già.
Thầy Sách gặng hỏi:
- Hồn mau cho biết tên tuổi?
Người hầu đồng mắt có vẻ mê mang, trả lời:
- Tôi là Phùng Đức Quyền!
- Hồn là gì với người này?
Thầy Sách một tay trỏ vào người Thúy rồi hỏi, người hầu đồng định trả lời thì Thúy đã gào khóc lên mà nói:
- Ôi trời ơi bố ơi, sao bố lại phải chết oan ức thế hả bố!
Thầy Sách lúc này đã biết được thân phận của cái hồn, nên không gặng hỏi nữa. Còn người hầu đồng thì chợt quay sang nhìn Thúy, nước mắt chảy ươn ướt nói:
- Bố nhảy xuống sông tự tử, giờ thành ma da ở dưới ấy mà chẳng thể đi đầu thai được. Mày có thương bố thì nhờ thầy đây đốt tiền vàng hối lộ bọn quan độ dưới âm ty ấy để cho bố được đi đầu thai.
Thúy gạt nước mắt rồi mới nói:
- Thế bây giờ xác bố ở đâu? Để con còn tìm về chôn cất…
Người hầu đồng nói:
- Xác bố không còn nữa rồi, bị cá nó rỉa hết, mà xương cốt thì vương vãi mỗi thứ một nơi, không tìm được đâu con ạ!
Thúy gặng hỏi mấy lần mà hồn ông Quyền không trả lời, sau cùng Thúy mới chuyển sang vấn đề chính, hỏi đặt vấn đề về đường con cháu thì ông Quyền cũng lắc đầu bảo không biết, bảo là mình ở dưới sông bị nhốt nên không rõ chuyện ấy.
Tức thì người hầu đồng rùng mình giữ dội, cái ánh mắt mê mang chợt biến mất rồi trở nên linh hoạt.
Thúy gào lên:
- Bố, bố ơi!
Thầy Sách liền lên tiếng:
- Thôi cái hồn nó thoát rồi!
Rồi lại nhìn Thúy và nói:
- Hôm nay đến đây thôi, mỗi hôm thầy chỉ gọi đồng được ba người. Mà cái nhà chị là cuối cùng rồi đấy, thầy không gọi được thêm nữa. Thôi về đi, lần sau rồi lại đến tiếp!
Đoạn thầy Sách đuổi Thúy đi về, mắt Thúy còn ngấn lệ vấn vương nhìn vào trong điện. Thúy đặt một bọc tiền để vào trong bát rồi mới rời đi.
Hôm sau, Thúy đã nhanh chân đến từ sớm, và giờ này thì chẳng cần phải xếp hàng vì chính thầy Sách đã ra lệnh cho mấy đứa làm công là hễ có nhìn thấy bóng Thúy là phải cho vào ngay.
Thúy vừa mới bước vào nhà, thấy một người cũng đang làm lễ xin tiền tài gì đó. Thầy Sách chỉ làm nhanh nhanh chóng chóng rồi cũng đuổi người đó ra ngoài. Sau đó gọi Thúy vào ngồi xuống trước mặt thầy.
Thầy Sách nói:
- Tôi đã làm theo lời ông cụ, đốt tiền đút hối lộ cho lũ âm binh, dẫn độ ông cụ. Chắc nay mai là sẽ được đi đầu thai thôi. Nhà chị cứ chuẩn bị mà làm một mâm cỗ đầy để cúng cụ lên đường đi…
Thúy chắp tay lạy tạ xin vâng, rồi lại chợt hỏi:
- Vậy còn đường con cháu của nhà con thì thế nào thưa thầy?
Thầy Sách cau mày một lúc rồi mới nói:
- Gọi bố cô lên thì không hỏi được, vậy thì để tôi thử gọi bố chồng cô xem thế nào!
Thầy nói xong, lại giống như lần trước gọi người hầu đồng vào. Lần này hồn nhập rất nhanh, chẳng mấy chốc mà người hầu đồng đã quay sang nhìn Thúy rồi nói:
- Thúy có phải không con?
Thúy hơi ngạc nhiên vì hồi ông Hùng mất, Thúy còn chưa lấy Hưng. Nhưng hồn biết hết, thấy người hầu đồng chợt nói giọng thê lương:
- Mày về bảo cái thằng mặt người dạ thú ấy là nhanh nhanh chóng chóng dừng lại cái việc thất đức ấy đi, nếu không muốn bị quả báo. Từ d
Ở làng Vạn có dòng họ Lã mấy trăm năm buôn tơ lụa có tiếng, còn được đích thân vua Nguyễn chọn là người tiến cống tơ lụa để may quốc phục. Nhưng ít ai biết được, để có được những tấm lụa đẹp như thế thì ẩn giấu trong nó là một bí mật đáng sợ đến mức kinh người.
Trăm năm trước vì trong dòng họ có nội loạn, con cháu tranh nhau cướp lấy công thức bí truyền để tạo nên những tấm lụa quý, mà sau này người ta thường gọi nó là lụa Hà Thành. Cuộc tranh cướp đẫm máu của con cháu trong họ, thanh trừng gần hết những người thuộc phả hệ dòng họ này. Sau cùng chỉ còn vài chi thứ là còn sống sót, và cái công thức bí truyền để tạo nên thứ lụa quý cũng đã bị thất lạc.
Mãi đến tận ba năm về trước, ông Hùng là con cháu đời thứ mười mấy của dòng họ này, cải táng mộ tổ mới phát hiện ra được công thức làm thứ lụa quý giấu dưới lớp quan tài ở bia mộ. Và kể từ đây những chuyện đáng sợ đã bắt đầu ập đến với gia đình ông.
…
Ông Hùng thắp nén hương bay nghi ngút, cắm lên cái bát nhang ở trên bàn thờ, nhìn thấy thằng con trai cả đang quỳ lạy ở trước bậc thềm mà thở dài bực dọc, ông nói:
- Mày đứng lên đi, cho dù mày có cầu xin tao như thế nào đi chăng nữa thì cũng không được. Mà từ nay tao cấm tiệt đứa nào được động vào cái quyển công thức ấy, cho dù sau này tao chết đi rồi thì mày cũng phải chôn nó xuống mồ sâu cùng với tao…
Ông Hùng nói xong quay đầu vào buồng trong, không thèm nhìn thằng con cả tên là Hưng đang quỳ trước nhà.
Hưng buồn rầu, biết là thuyết phục bố thì cũng không được. Nhưng ngoài cách ấy ra thì gã chẳng còn cách nào khác. Gia cảnh họ Lã mấy năm nay đã quá sa sút, người trong dòng họ này vì ở quê quá nghèo nên đều đã bỏ làng đi tha hương biệt xứ. Duy chỉ còn ông Hùng là bám trụ lại cái đất này, vì mang tiếng là trưởng họ phải hương hỏa các cụ.
Hưng năm nay đã ngoài ba mươi tuổi, tính ra trong làng thì cũng đã là người lớn tuổi rồi. Đáng lý ra với tầm tuổi này thì Hưng phải con đàn cháu đống, vợ con xum họp. Ấy vậy mà chỉ vì gia cảnh của họ Lã quá sa sút khiến gã chẳng thể lấy được vợ.
Hưng yêu Thúy, là người làng Phục kế bên làng Vạn. Gia cảnh nhà dòng họ Phùng của nhà Thúy mấy đời nay rất phất vì buôn bán có lời. Bố Thúy là lão Quyền thì đã đánh tiếng, nếu ai mà muốn lấy con gái lão thì ít nhất đất đai cũng phải xứng vào hàng phú hộ thì mới được. Lão nói phong phanh cho cả làng cả tổng biết như thế, ấy cũng chỉ là vì muốn nói cho Hưng biết là gã không xứng mà thôi.
Nhưng Hưng nào có chịu nghe, nếu tính ra thì cụ tổ cái dòng họ Phùng của lão Quyền, ngày xưa chỉ là đứa hầu trong nhà cụ tổ nhà họ Lã mà thôi. Thế mà nhà họ Phùng của lão quên gốc, bây giờ mới làm ăn được có tí tiền mà đã muốn ngồi chiếu trên. Trong lòng Hưng không phục, nhưng không còn cách nào khác, gã đành phải ngậm đắng nuốt cay quên đi mối tình của gã với Thúy mấy năm trời.
Chẳng ngờ rằng, ông Hùng sau đó lại đào được cái công thức bí truyền đã thất lạc hằng trăm năm của dòng họ Lã dưới bia mộ tổ kia. Kể từ đây Hưng bắt đầu nảy ra cái ý định phục hưng dòng họ Lã giàu có như xưa chỉ với thứ lụa quý. Gã bàn với ông Hùng là mở lại xưởng lụa và dùng lại công thức bí truyền đã thất lạc để trấn hưng dòng họ. Nhưng chẳng hiểu sao ông Hùng lại gạt phăng cái ý định ấy đi, và còn đe gã rằng không bao giờ được phép tơ tưởng đến quyển công thức ấy, nếu không muốn bị ông đánh cho gãy chân.
Hưng không nghe, và trách ông Hùng lắm. Mấy lần dò hỏi không được, nên hôm nay Hưng mạnh bạo dùng hết mặt mũi muốn quỳ trước từ đường, ép ông Hùng phải giao ra quyển công thức để trấn hưng lại dòng họ. Nhưng ông Hùng lại vẫn giống như mọi lần, đuổi gã đi và không đồng ý việc ấy.
Hưng chán nản đứng dậy. Gã định quay đầu vào buồng đi ngủ thì chợt có tiếng gọi vọng đến từ cánh cổng ngoài sân:
- Cậu Hưng, cậu Hưng!
Hưng quay đầu lại nhìn, thì thấy là thằng Toại, cháu trong họ của mình. Toại năm nay hơn Hưng đến ba tuổi, nhưng tính về cái vai vế trong họ, thì Toại vẫn phải gọi Hưng bằng cậu xưng con.
Giọng Toại hớt hải như gấp lắm, Hưng đang bực mình trong lòng vì chuyện ông Hùng không đồng ý khi nãy, nên đâm ra cũng giận cá chém thớt quát lên:
- Có việc gì, giời nắng giời nôi buổi trưa nhà người ta mày cứ hét toáng cả lên thể hả, định không cho ai ngủ phỏng?
Toại cười toe toét, tự tiện mở cổng đi vào sân. Toại chạy đến gần chỗ của Hưng, ghé miệng sát tai gã thì thầm nói nhỏ:
- Cậu ơi, con nghe nói thằng Việt, con chú Bằng nó về làng rồi đấy!
Thằng Việt con ông Bằng, năm nay ngoài hai mươi lăm tuổi, cũng là một chi thứ trong họ Lã. Tính về vai vế thì Việt cũng phải gọi Hưng bằng cậu. Năm thằng Việt lên ba, thì ông Bằng chết, bà Hòa là vợ ông Bằng vì không còn cách kiếm sống ở làng, nên đã đem thằng Việt bỏ đi biệt xứ, mấy chục năm tung tích không rõ. Hưng cứ ngỡ là hai mẹ con nhà ấy đã chết rồi, thế mà hôm nay Toại lại nói rằng Việt đã trở về. Ban đầu thì Hưng cũng phải cố lục lọi trong ký ức của mình xem thằng Việt mà Toại nhắc đến là ai. Nhưng sau đó khi được Toại kể đến ông Bằng thì Hưng lập tức nhớ ra là mình có đứa cháu họ này.
Có điều, Hưng không hiểu Toại nhắc đến thằng Việt là có ý gì? Trán gã hơi nhăn lại hỏi:
- Thằng Việt nó về làng thì làm sao, có liên quan gì tới tao đâu?
Toại đắc ý lắm, hắn cười nói:
- Thế thì cậu không biết rồi, bà Hòa từ lúc đi biệt xứ, hóa ra là lên thành phố làm ăn, giờ giàu có lắm. Thằng Việt về thăm quê theo lời mẹ nó, mang theo bao nhiêu là tiền, chỉ cần kỳ này cậu cháu mình quan hệ tốt với nó, là không khéo cũng được sang lây đấy cậu ạ.
Hưng mở to mắt kinh ngạc, trong lòng gã thoáng tính toán.
Một lúc sau, Hưng gật đầu nói:
- Được rồi, mày về qua nhà chuẩn bị đi, tối qua gọi thằng Việt mời qua nhà cậu, bảo là cậu nghe tin nó về nên gọi qua ăn cơm. Phải bắt nó sang đây bằng được đấy nghe chưa?
Toại gật đầu xoa tay nói:
- Vâng, lời cậu bảo cháu cũng xin nghe. Nhưng hôm qua cháu nghe nó phong phanh nói chuyện, hình như là nó đã biết được cái chuyện ông đào được cuốn bí kíp ở trong mộ tổ nhà mình rồi đấy!
Hưng toan quay đầu chuẩn bị bước vào nhà, lại nghe đến đấy liền có cảm giác không ổn. Gã cảm thấy rằng lần này Việt về là có toan tính chứ không phải là chuyện đơn giản. Hưng quay ra nhìn Toại hỏi:
- Làm sao mà nó biết được, việc ấy chỉ người trong họ nhà mình mới biết được thôi cơ mà. Cái đứa đi biệt xứ như nó bao nhiêu năm nay thì tại sao lại biết được việc làng như thế? Là ai lộ cho nó?
Toại bối rối lắc đầu nói:
- Dạ cháu không biết!
Hưng thoáng tính toán trong đầu, mắt gã đảo láo liên một hồi rồi nói:
- Được rồi, mày cứ gọi nó tối nay qua đây, tao sẽ dùng lời bóc mẽ mà dò xét nó thử xem thế nào…
Hưng nói xong thì đuổi Toại về, còn gã chui vào nhà. Trước khi vào buồng trong ngủ trưa, gã còn thoáng liếc qua cái khay gỗ đặt trên cái ban thờ ở trước từ đường, rồi mới nhịn nuốt nước bọt bước đi vào buồng trong.
Tối đến.
Hưng đã làm sẵn bữa cơm rượu sang trọng. Gã còn phải bấm bụng gạ xin mãi thì bà Hường mới chịu cho gã thịt con gà trống cuối cùng trong đàn gà để đãi Việt.
Sáu giờ tối, đã thấy Toại lấp ló ngoài sân và đi theo sau gã là một người đàn ông cao chừng mét bảy, rất to béo và bụng hơi phệ, với cặp mắt đầy tính toán và gian xảo. Người đàn ông này chính là Việt, tính về vai vế trong gia phả họ Lã, thì Việt là cháu của Hưng.
Hưng ngồi trước hiên nhà, đưa điếu thuốc lào lên rít sòng sọc nhìn xuống dưới sân, nơi Việt với Toại đang bước vào. Toại vừa nhìn thấy Hưng thì đã chào từ xa:
- Cháu chào cậu ạ!
Hưng gật đầu nói:
- Ừ!
Gã đảo mắt sang nhìn Việt thì thấy Việt không chào gã nên gã có chút hơi bực mình vì Việt lại láo như thế, là phận cháu chắt mà gặp gã không chào. Nhưng gã vẫn cố kìm nén mà mở lời trước:
- Việt đấy hả cháu?
Việt mấy năm nay ở thành phố, toàn ở với người cùng tuổi và xưng hô theo tuổi tác. Thấy Hưng tuổi tác không kém gì mình mà lại phải gọi bằng cậu nên cảm thấy hơi mất mặt và không quen miệng. Sau cùng Toại đứng ở bên cạnh huých ác quá ra hiệu, Việt mới đành phải gượng gạo chào lại Hưng:
- Dạ cháu chào cậu, vâng cháu là Việt đây cậu!
Hưng gật đầu hài lòng, ra hiệu cho Toại và Việt đi vào trong nhà ngồi xuống mâm. Ông Hùng và bà Hường thì kể từ chiều đã có việc phải ra phố huyện, nên chỉ còn một mình Hưng là ở nhà để tiếp đón Toại với Việt.
Ba chén rượu đầy nhanh chóng được Toại rót ra. Hưng có tiếng là chủ nhà, nên đành phải cầm chén rượu lên trước mở lời:
- Đây! Nhân hôm nay có thằng cháu Việt lâu lắm mới về làng, nên cậu làm bữa cơm để thết đãi mày, cạn chén đi!
Hưng nhấc chén rượu hô đồng khởi. Toại thì nuốt nước bọt ừng ực, từ lâu gã không dám động đũa, vừa nhân đấy thì vội tọng nhanh chén rượu vô miệng nuốt đến ực một cái, rồi như hổ đói lâu ngày cầm miếng thịt gà xé nát ăn ngấu nghiến.
Hưng cũng thèm thịt gà, và lâu lắm rồi gã mới được ăn thịt gà, nhưng Hưng trọng mặt mũi, không như Toại, nên cũng chỉ cầm miếng thịt gà lên rất chậm và ăn từ tốn.
Việt thấy Hưng và Toại diễn trò như thế thì không khỏi cảm thấy buồn cười, nhưng gã vẫn cố nhịn cho được việc.
Việt là người thành phố, gã xưa nay giàu có nên ăn thịt thà đâu có ít. Gã nhìn thấy đĩa thịt gà đãi khách của Hưng mà trong lòng cũng chẳng mặn mà gì. Chuyến này gã về cũng chẳng phải là vì nối lại tình xưa hay chỉ cốt có cái tên trong gia phả. Mà cái chủ yếu là gã muốn nhắm đến chính là quyển bí kíp thất truyền về thứ lụa quý của dòng họ Lã kia…
Hưng ăn thịt uống rượu, cứ hối Việt gắp thức ăn nên Việt cũng chỉ gắp cho có lệ. Chừng hồi lâu làm vài miếng thịt gà xong cho đỡ thèm, Hưng mới đặt đũa xuống bát dùng giọng bề trên trong họ mà hỏi Việt:
- Thế dạo này mẹ mày có khỏe không? Sao lần này về làng không đưa mẹ mày về cùng luôn?
Việt lau cái miệng bóng mỡ của gã bằng đôi đũa, rồi mới trả lời:
- Dạ thưa cậu, mẹ cháu dạo này bận làm ăn trên ấy, nên không có về được!
Hai cặp mắt Hưng tí hí, chợt hỏi sang chuyện của bà Hòa:
- Cậu nghe nói mẹ con mày trên thành phố làm ăn buôn bán lời lắm hả?
Việt gãi đầu gãi tai cười khách sáo, hai mắt hơi nheo lại, gã nói:
- Lời thì không lời cậu ạ, nhưng cũng đủ ăn!
Hưng không tin, nói:
- Mày lại cứ giấu cậu, cậu nghe người làng người ta nói biết hết cả rồi!
Nói xong, Hưng chợt nhấp nhổn không yên, gã cố kìm nén trong lòng lắm nhưng vẫn không nhịn được mà mở miệng muốn nhờ cậy Việt chuyện của gã với Thúy:
- Việt này, dẫu gì thì cũng là người trong họ nhà mình cả. Kì này cậu có chuyện này khó lắm, mày phải giúp cậu…
Việt liền hỏi:
- Là chuyện gì hả cậu?
Hưng hơi ngượng, nên phải nháy mắt cho Toại ra ý để Toại nói thay. Toại lập tức gật đầu hiểu ý, gã nói:
- Chuyện của cậu Hưng, là năm nay cậu muốn lấy vợ. Là cô Thúy ở bên làng Phục, nhưng mà khó quá, bố cô ta đòi cậu Hưng phải có cái điền sản cỡ phú hộ trong làng thì mới cho lấy. Em xem…
Toại nói đến đây thì Việt liền gật gù hiểu ý, gã nói hơi lấp lửng:
- Ôi chuyện ấy thì có khó gì, đều là người dòng tộc với nhau, cháu không giúp cậu thì giúp ai. Đất đai ở cái làng này rẻ như bèo, cháu chỉ cần quẳng tiền ra là mua cả đống… Chỉ có điều, cháu muốn hỏi cậu chuyện này…
Việt nói đến đây thì đã hở ra chuyện, mà Hưng cũng đã đoán biết được ý của gã từ lâu. Hưng lộ ra cái việc gã muốn lấy vợ, một mặt là muốn dùng để dò xét Việt, mặt khác cũng vừa tiện là để muốn Việt giúp mình thật sự. Thấy Việt cứ lấp lửng, Hưng không nhịn được liền nói:
- Cậu cháu với nhau, có việc gì thì mày cứ nói toẹt nó ra đi. Chứ cứ lấp lửng như thế cậu khó chịu bỏ bu đi được…
Việt cười khành khạch, gã uống thêm một chén rượu nữa rồi mới gằn ra mấy từ:
- Quyển bí kíp…
Sắc mặt Hưng thoáng trầm trọng, mặc dù gã cũng đã phân nửa đoán được ra ý đồ của Việt. Nhưng khi chính miệng Việt nói ra chuyện ấy, Hưng vẫn chưa biết xử lý ra sao cho thỏa đáng.
Việt nhìn thấy Hưng có vẻ chưa xuôi, liền kể lể chêm thêm:
- Mấy năm nay mẹ con cháu lang bạt trên thành phố, buôn hàng may mặc tuồn từ Tàu về. Cũng có lãi nhưng không cao lắm, mà người ta giờ này đang chuộng săn một thứ lụa quý, nghe nói đã thất truyền hàng trăm năm trước từ làng mình. Thứ lụa ấy được người Tây trả giá tiền lên tới nghìn đô…
Hưng từ nhỏ ở làng, có nhiều chuyện gã không hiểu, thấy Việt nhắc đến nghìn đô với vẻ nghiêm trọng, thì chắc hẳn là nó phải to lắm, nhưng không rõ là to đến như thế nào. Gã liền hỏi:
- Nghìn đô thì nó lớn cỡ nào?
Việt đắc ý nói:
- Ui trời, cậu đúng là lạc hậu mà, nghìn đô mà quy ra tiền mình ấy thì, đất cả cái làng này còn mua được nữa là…
Hưng trợn mắt không dám tin, nếu chỉ với một tấm lụa quý mà đã có giá như thế, ấy vậy thì nắm được cả công thức bí truyền rồi sản xuất đại trà, đến khi ấy thì Hưng sẽ giàu có đến mức như thế nào đây. Thôi thì có rẻ rách gì thì cũng ít nhất là xếp vào hàng cự phú, mà họ Phùng bên làng Phục lúc ấy cũng chỉ còn là cái loại tôm tép so với họ Lã là cùng. Đến lúc ấy lão Quyền lại chẳng không chạy đến tận nơi mà xởi lởi mời mình rước con gái lão ấy chứ.
Hưng nghĩ đến chuyện ấy mà lòng không sao giấu nổi vui mừng. Bất chợt gã liếc lên cái khay gỗ đặt trước từ đường, mà trong ấy chính là đang đựng cuốn bí kíp thất truyền đến hằng trăm năm của dòng họ Lã. Cuốn bí kíp khiến cho con cháu họ Lã đổ máu, đến mức chỉ còn sót lại vài người vì tranh dành.
Hưng lại nghĩ đến việc ông Hùng không đồng tình, đành thở dài ngao ngán nói:
- Cậu cũng muốn thế lắm, nhưng ông mày không cho, giờ ông là trưởng họ, cuốn bí kíp ấy chỉ có ông mới được quyền động đến. Cậu mà động đến thì ông đe là đánh cho gãy chân chứ chẳng đùa. Thôi, có khi mày xem tìm cách khác mà giúp cậu…
Việt hơi mất vui, gã lắc đầu nói:
- Ngoài cách ấy thì cháu chẳng còn cách nào để giúp cậu đâu. Cậu xem cố dùng cách nào mà thuyết phục ông cho ông đổi ý đi, cháu thì cháu xin hứa là nếu giờ này mà mình mở xưởng thì chi phí cháu sẽ lo hết. Mà tiền lời lãi là cháu chỉ dám lấy một phần chứ còn chín phần là để cho cậu giữ. Mà cái quan trọng chỉ là phải lấy được quyển công thức ấy thôi…
Việt trầm ngâm hồi lâu, chờ mãi mà Hưng vẫn không trả lời, bèn bất đắc dĩ mở lời:
- Thôi cậu cứ suy nghĩ kĩ đi, suy nghĩ kĩ rồi hai ba hôm nữa báo cho cháu biết cũng được. Người Tây người ta gạ hỏi cũng chỉ qua đợt này thôi, chứ còn lỡ mất cơ hội này rồi là người ta đặt mối ở nước khác chứ chẳng mua gì lụa của nước mình đâu…
Việt càng nói vẻ chẳng cần thiết, nhưng thật ra trong lòng gã càng đang muốn ngấm ngầm ép Hưng phải ra tay ăn trộm cuốn bí kíp từ tay ông Hùng mà hành sự.
Hưng bấm bụng làm liều, liền gật đầu nói:
- Được rồi, cậu sẽ lén ông cụ xem qua bản bí kíp rồi chép lại một bản. Sau đó mày mở cho cậu một cái xưởng, nhưng không được đặt ở làng này, để tránh ông cụ biết nghe chửa. Còn sau này họ nhà mình phất lên rồi thì chắc là ông cụ cũng chẳng trách được mình đâu.
Việt vui vẻ, hai mắt gã sáng quắc như đuốc vì vớ được món hời. Gã hào hứng nâng ly lên để muốn chúc mừng cho thương vụ thành công của gã. Ba người trong mâm đều hết sức hào hứng, và còn bàn bạc nhau xem nên chia cái lợi nhuận ấy ra sao. Cuối cùng theo ý kiến của Hưng, thì Hưng sẽ nhận sáu phần lãi, Việt là ba phần, còn Toại vì chỉ ăn theo nên chỉ nhận được một phần.
…
Chiều hôm sau.
Hưng đạp xe lên phố huyện mua một cuốn sổ màu đen, để về chép lại thứ công thức bí truyền về cách làm những tấm lụa quý.
Đi qua hai con phố nhỏ, cuối cùng gã cũng đến được tiệm tạp hóa duy nhất trong huyện. Gã mở cửa tiệm bước vào bên trong, chọn lấy một cuốn sổ đen và dày nhất.
Gã lựa loại giấy tốt nhất trong tiệm nhằm cho việc chép sách được thuận tiện và còn có thể lưu giữ được lâu.
Sau khi ngắm nghía đủ thứ trong tiệm, xem xem mình còn thiếu thứ gì chưa mua hay không, gã mới đem cuốn sổ đen ra quầy thanh toán tính tiền.
Chủ tiệm tạp hóa là một người phụ nữ, năm nay độ chừng bốn mươi tuổi, nhìn thấy gã ăn mặc quê mùa nên nghi ngờ gã là kẻ cắp. Mụ cứ đứng nhìn chằm chằm làm gã cảm thấy khó chịu, gã gõ mạnh cuốn sổ đen xuống mặt bàn mà nói với giọng bực tức:
- Bao nhiêu tiền?
Mụ thấy gã hỏi như vậy thì mới cho rằng cái ý định mua cuốn sổ của gã là thật. Bởi lẽ vốn dĩ những người ăn mặc xoàng xĩnh thuộc giai cấp bần nông như Hưng, có lẽ nào lại đi mua sách vở về để mà viết, mà nếu có lựa sổ về để viết thì cũng thường chỉ chọn những loại nào rẻ tiền nhất. Nhưng nhìn Hưng như không có tiền mà lại chọn cuốn sổ sang nhất thì chẳng trách tại sao mụ lại nghi ngờ gã là có cái ý đồ ăn cắp vặt trong tiệm như vậy.
Mụ cầm cuốn sổ lên liếc xéo một chốc, rồi mới ra giá:
- Mười nghìn đồng!
Hưng toan trợn mắt kinh ngạc, nhưng gã lại nhanh chóng giấu được cái thứ cảm xúc ấy. Mười nghìn đồng là có thể đủ cho gã có một bữa rượu say bét nhè cùng với Toại ở đầu làng. Vậy mà chỉ một cuốn sổ đen nho nhỏ lại có cái mức giá trên trời như vậy thì gã không ngạc nhiên làm sao cho được. Nhưng Hưng tính toán đến chuyện thiệt hơn nên vẫn cố gắng bấm bụng lôi ra tờ giấy bạc mười nghìn đưa cho mụ chủ tiệm tạp hóa, rồi nhanh chóng cầm cuốn sổ đen rời khỏi.
Mụ chủ tiệm tạp hóa cũng nhìn gã với vẻ thoáng ngạc nhiên, nhưng sau cùng cũng chỉ lắc đầu, coi như là con mắt đánh giá người của mụ nhìn lầm. Và người đàn ông nghèo khố rách áo ôm này có thể bỏ ra được một số tiền lớn đến như thế để mua sổ cũng là chuyện hiếm có.
Ra khỏi tiệm tạp hóa, Hưng hung hăng bực dọc vì bị coi thường. Gã nhìn lại bộ quần áo khố rách áo ôm của mình mà thầm nghiến răng quyết tâm phải làm giàu cho được, quyết không để cho thiên hạ còn có thể khinh thường gã như vậy.
Sau khi về nhà, gã giấu kín cuốn sổ dưới cái gối ở đầu giường, rồi chờ cơ hội ông Hùng đi vắng là sẽ lén lút mở trộm cuốn bí kíp ra đọc và chép trộm.
Và cuối cùng thời cơ cũng đã đến, buổi chiều ông Hùng có việc qua xã bên, phải đến tối mới về. Mà bà Hường thì đang mải lui cui làm mấy thứ ở sau cái chuồng lợn. Hưng liền lén lút bước đến gần cái từ đường, đứng trước cái hộc gỗ đựng cuốn bí kíp gia truyền.
Gã đảo mắt nhìn quanh canh chừng một chặp cho cẩn thận, rồi mới đưa tay lên chắp lại, khấn vái trước bài vị của tổ tiên mà lẩm bẩm rằng:
- Con là Hưng, là đích tôn của dòng họ Lã. Nay dòng họ nhà mình đã đến hồi đèn cạn lửa tắt, không còn cách vãn hồi. Con không còn cách nào khác, chỉ đành mượn cuốn bí kíp này để hồi sinh lại dòng họ nhà mình, để nở mày nở mặt với tổ tiên. Để thứ công thức bí truyền không bị mai một, nay con xin phép sao ra một bản của quyển công thức này để mở xưởng làm ăn. Mong gia tiên tổ tông hiểu cho và xin cũng thành toàn cho con…
Khấn vái xong, Hưng bưng vội cái khay gỗ trên ban thờ từ đường, đặt xuống cái sập gỗ. Rồi cẩn thận bê cuốn bí kíp làm thứ lụa quý từ trong khay mở ra.
Những dòng chữ bị ẩn giấu hàng trăm năm, phủ sau lớp cát bụi dày đặc dần được hé mở, một sự thật kinh động lòng người được lộ ra.
Từng dòng chữ nôm màu đen nhánh uốn lượn trên mặt giấy tuy trông rất thật nhưng lại làm Hưng có cảm giác mờ ảo như màn đêm.
Thoáng nhìn qua nét chữ trên cuốn bí kíp, Hưng thất vọng tràn trề vì đó toàn là chữ nôm, mà chữ nôm thì gã chẳng hiểu gì cả. Nhưng gã nghĩ đến Việt, là người ở thành phố, hẳn sẽ có cách liên hệ được người nào đó mà dịch được những chữ này chuyển thành thứ ngôn từ mà gã có thể hiểu được. Nên Hưng vẫn cẩn thận trải cuốn bí kíp mở ra mặt giấy đặt trên kệ, rồi đem bút bi phỏng theo nét uốn lượn của từng chữ một mà chép lại vào cuốn sổ đen.
Vì việc Hưng không biết chữ nôm khiến gã không thể nào chép nhanh được hết công thức trong cuốn bí kíp, mà chỉ có thể dùng cách phỏng theo nên gã phải chép rất lâu.
Trời đã dần tối, Hưng đoán chắc ông Hùng sắp về nên đành phải cất lại cuốn bí kíp đặt lại chỗ cũ, hẹn lần sau lại chép tiếp.
Khi gã vừa đặt xong cuốn bí kíp vào vị trí cũ thì cũng là lúc tiếng ông Hùng vọng đến từ cái cổng ngoài sân:
- Nhà cửa sao để tối đen như mực thế này? Hưng, mày không biết bật cái đèn lên hả con?
Hưng giấu vội cuốn sổ đen nhét dưới gầm cái sập gỗ, rồi mới hét toáng vang cả ra bên ngoài trả lời ông Hùng:
- Dạ hồi chiều con ốm mệt quá nên ngủ quên!
Gã vội bật nhanh cái đèn điện trong nhà, bàn tay vẫn còn hơi run run vì vừa rồi gã làm một chuyện lén lút.
Ông Hùng bước vào trong nhà, nhìn quanh một hồi rồi mới từ từ ngồi xuống cái sập gỗ. Ông đổ nước nóng vào trong ấm trà, pha một ấm trà đặc rồi ngồi nhâm nhi. Hưng thì lẻn vào trong buồng ngồi thụp xuống thở phào vì gã vừa rồi may mà nhanh tay, nếu không ông Hùng về phát hiện ra gã chép trộm quyển bí kíp thì xong chuyện.
Từ đó, gã cứ rình mò liên tục, chỉ đợi ông Hùng ra khỏi nhà là lập tức đem cuốn bí kíp bỏ ra chép trộm. Mới đầu thì gã còn sợ ném chuột vỡ bình, nên nét chữ chép rất cẩn thận, còn về sau thì gã chép vội nên rất qua loa và cẩu thả. Đúng một tuần sau thì gã hoàn thành chép toàn bộ được cuốn bí kíp về công thức làm thứ lụa quý.
Gã nhanh chân chạy đến nhà Toại, hối Toại mau chóng ra bưu điện xã, làm một bức điện báo gọi cho Việt về làng có công chuyện gấp.
Việt ở trên thành phố mấy hôm vẫn đang chờ tin tức của Hưng, được điện báo một cái, là gã đã phóng xe máy ngay từ thành phố về làng để gặp Hưng.
Trong cái lán nhỏ ở đầu làng, Hưng, Việt và Toại đang ngồi quây lại bên mâm thịt chó, mà người mời bữa này chính là Việt.
Việt nóng lòng sốt ruột, chưa chờ Hưng động đũa đã liền hỏi ngay:
- Cậu Hưng, cậu hối cháu về gấp như thế, có phải là đã lấy được cuốn bí kíp từ tay ông rồi không?
Hưng đắc ý, gã chẳng vội vã gì mà chỉ từ tốn đưa miếng thịt chó vô trong miệng nhai đều cho thật đã, rồi mới nói:
- Cậu lấy được rồi, nhưng chỉ có điều…
Việt hỏi gấp:
- Có điều làm sao hả cậu?
Hưng nheo mày tỏ vẻ khó khăn nói:
- Cuốn bí kíp này từ đời tổ tiên dòng họ nhà mình, khi ấy người ta lại thịnh hành cái thể chữ nôm. Nên đâm ra cậu chép được hết mà đọc chẳng hiểu được gì, đấy mới là cái khó…
Việt vừa nghe đến đây, hai hàng lông mày nhăn chặt của gã liền giãn ra, gã cười nói:
- Ôi cháu tưởng chuyện gì, chứ còn việc dịch chữ thì sớm cháu cũng đã biết từ trước rồi. Cậu cứ đưa cuốn bí kíp ấy đây, cháu sẽ đưa cho người ta dịch cho cậu…
Hưng lắc đầu, gã sao có thể đồng ý việc ấy. Nếu đưa cuốn bí kíp ấy cho Việt thì gã đâu còn là người nắm đằng chuôi nữa, cho nên gã quả quyết:
- Mày phải đưa người về đây, dịch trước mặt cậu, dịch xong là cậu lấy một bản, còn mày lấy một bản, sau này mở xưởng lợi nhuận chia đôi!
Việt hào phóng vỗ bàn:
- Được, cậu đã nói thế thì cháu xin làm theo lời cậu. Cậu cứ chờ đi, khoảng độ hai hôm nữa là cháu sẽ đưa người về dịch cuốn bí kíp ấy…
Nói xong, Việt nâng chén chúc mừng. Cả ba người chè chén say rượu nát đến be bét rồi mới lê lết về nhà.
Hai hôm sau, quả nhiên Việt đưa về làng Vạn một người đàn ông khoảng ngoài năm mươi tuổi, râu tóc để chỏm, mặc bộ quần áo ông đồ dáng đi rất đạo mạo thanh tao.
Việt đưa người ấy đến trước mặt Hưng giới thiệu:
- Đầy là thầy Tuân, là thầy thông hiểu địa lý, bói toán, không những vậy còn là người rất am hiểu chữ Nôm. Cháu mời thầy ấy về đây, thứ nhất là để dịch cuốn bí kíp, thứ hai là chọn địa điểm tốt để cậu cháu mình mở xưởng, rồi tính cả ngày giờ đẹp để bắt đầu khởi công luôn.
Việt giới thiệu xong, thì Hưng liền xởi lởi bước đến trước mặt thầy địa lý tên Tuân vui mừng nói:
- Ôi thầy đến giúp cậu cháu tôi thế này thì phúc đức quá! Thằng Toại đâu, chuẩn bị trước rượu thịt để đãi thầy trưa nay đi…
Toại toan quay đầu về nhà, nghe theo lời Hưng chuẩn bị rượu thịt, thì thầy Tuân đã gàn mà nói:
- Không cần phải rườm rà như thế đâu, tôi còn có việc rất bận phải đi ngay. Chi phí thì cậu Việt đây đã lo tất cả rồi, cái nhà anh này cứ đưa đây cho tôi xem cuốn bí kíp, tôi dịch nhanh cho anh chép lại, rồi tôi sẽ ra về…
Thầy Tuân giơ tay chìa ra đòi, Hưng thẫn thờ một lúc vì kinh ngạc, không ngờ là ông thầy địa lý này tác phong lại nhanh nhẹn đến như vậy. Không giống với những ông thầy trước đây, mở đầu cứ phải là thết đãi rồi tâng bốc đủ thứ rồi mới hành nghề, mà người này lại làm việc rất nhanh gọn thì lại khiến Hưng không thể không kinh ngạc. Hưng bất giác đành phải đem cuốn sổ đen giấu ở trong cái túi bên hông, mở ra đưa cho thầy Tuân.
Thầy Tuân nhanh tay tiếp lấy cuốn sổ, ngồi xuống cái ghế gỗ ở trong lán, rồi mới đem cặp kính lão đeo lên, chậm rãi nhìn từng nét chữ trong cuốn sổ. Mới đầu, thầy Tuân còn trầm ngâm, còn có vui tươi cười nói khi đọc, nhưng càng về đoạn cuối của cuốn bí kíp, nét mặt của thầy lại càng sa sầm lại. Cuối cùng, còn chưa đọc hết cuốn bí kíp, thầy Tuân đã ném cuốn sổ xuống đất rồi tức giận quát:
- Cái việc ác đức tày đình như thế mà cũng làm được sao, tôi đây không làm!
Nói rồi thầy Tuân phăm phăm bỏ đi, Việt không hiểu chuyện gì xảy ra, cố nài thầy Tuân ở lại giúp mình thì thầy lại đe:
- Nếu không bỏ ngay cái ý định ấy đi, thì coi chừng có ngày nhận lấy quả báo!
Việt cố sức nài thầy Tuân giải thích, nhưng thầy chẳng nói chẳng rằng mà vẫn bỏ đi. Việt thở dài tức tối, đành phải nói với Hưng rằng:
- Thôi, cậu chờ thêm vài bữa nữa, cháu sẽ tìm người khác về dịch cho cậu…
Nói xong thì Việt quay đầu bước lên xe máy bỏ về thành phố. Còn Hưng với Toại thì vẫn chưng hửng, không biết tại sao ông thầy địa lý Tuân lại hành động như vậy.
Độ khoảng bốn hôm sau, thì Việt lại đưa một ông thầy địa lý khác về làng. Ông này mặt béo tròn, bụng lại phệ, cặp mắt ti hí như mắt lươn, bộ râu quặp trông rất gian tà, độ chừng chỉ hơn bốn mươi tuổi.
Khác với thầy địa lý Tuân bữa trước, bữa này ông thầy này mới đến thì đã đòi hạch sách chè chén thuốc nước đủ thứ, rồi mới đem bản bí kíp bỏ ra dịch. Ông ta đọc xong một hồi, thì cũng giống như ông thầy địa lý bữa trước, nét mặt sa sầm lại, những chỉ lát sau đôi lông mày của ông ta lại thoáng giãn ra. Ông ta nói:
- Muốn tôi dịch cho cái cuốn bí kíp này cũng được, nhưng có điều giá tiền phải tăng lên gấp đôi đấy, chứ cái việc ác đức này thì thực là tôi cũng không muốn…
Ông ta đang nói nửa chừng, thì đã bị Việt cắt ngang, tay gã vỗ thẳng xuống mặt bàn nói:
- Ông nói đi, bao nhiêu tôi cũng chơi. Rốt cuộc là trong cái cuốn bí kíp ấy có thứ bí mật gì, mà lại khiến mấy ông sợ phát khiếp như vậy?
Ông thầy địa lý húp lấy ngụm nước chè, chép miệng đến mấy lần rồi mới khó khăn nói:
- Chạy là phải, chạy là đúng, tôi gặp tôi cũng sợ. Nhưng suy cho cùng thì có phải là tôi làm cái việc ấy đâu, mà là người làm thứ lụa quý kia mới là người thực thi việc ác cơ mà. Tôi chẳng nghĩ gì cả, có điều gặp phải ông thầy tính liêm chính, ông ta bỏ đi là cũng đúng thôi…
Hưng sốt ruột giục gấp vì gã đã quá tò mò:
- Mong thầy cứ nói nhanh cho, Toại, châm cho thầy điều thuốc!
Hưng lớn giọng sai Toại. Toại liền nhanh tay châm điếu thuốc lá, mời ông thầy địa lý. Lúc này ông ta hút xong một mồi thuốc lá, rồi mới đem cái chuyện trọng đại nhất nói ra:
- Bí mật của cách làm thứ lụa quý ấy, chính là một việc cực kỳ tàn ác. Đó chính là dùng máu của người yêu quý mình, giết người đó đi, trộn với thuốc nước nhuộm lụa, rồi ủ trong vòng ba năm cho oán khí ngấm đậm, lúc ấy thì sẽ cho ra được một thứ lụa quý cực kỳ thượng hạng, màu sắc có một không hai. Mà phải để cho người ấy chết càng tức tưởi, càng oan ức thì lụa mới càng đẹp…
Ông thầy địa lý nói xong, thì Hưng, Toại và Việt chợt hiểu ra. Thảo nào mà ông thầy địa lý Tuân lần trước, chỉ mới vừa đọc xong cuốn bí kíp, là đã ném nó xuống đất mà chẳng thèm dịch tiếp. Xem ra là cũng vì một chuyện này nên ông ta mới làm như vậy. Hưng thoáng lưỡng lự, gã còn đang mơ đến giấc mộng giàu sang, nhưng bây giờ để làm được thứ lụa như vậy thì phải trả giá bằng một phương thức độc ác trước nay chưa từng có thì gã không khỏi chùn chân.
Còn Việt thì lại khác, gã là một kẻ tham tiền tài còn hơn cả mạng sống. Gã có thể dùng bất cứ thủ đoạn nào để kiếm được nhiều tiền nhất, nên cho dù đó có là cách nào đi chăng nữa, thì gã vẫn có thể nhẫn tâm mà làm bằng được.
Việt liếc sang nhìn Hưng với Toại, rồi vội hỏi:
- Việc này cậu tính thế nào?
Hưng trầm ngâm hồi lâu, gã hơi sợ nên lắc đầu nói:
- Nếu việc này đã là như vậy, thì cậu nghĩ mình nên thôi đi. Giết người để nhuộm lụa, cái cách này ghê tởm quá…
Việt vỗ bàn tức giận nói:
- Cậu không cần phải lo lắng, cháu sẽ lo mọi chuyện, chỉ cần cậu trả lời cháu một câu thôi. Rằng nếu như bây giờ cháu mở xưởng ra, thì cậu có chấp nhận quản lý nó giúp cháu hay không? Cháu không cần phải cậu ra tay giết người, chuyện ấy chỉ cần cháu làm là đủ rồi!
Việt nói xong, không thèm chờ Hưng đồng ý, đã lập tức quay sang hối thúc ông thầy địa lý nói:
- Tiền bạc thì tôi sẽ lo đủ, ông cứ xem cho tôi mấy miếng đất để tới đây tôi mở xưởng đi, việc ấy phải nhanh chóng thì mới được!
Ông thầy địa lý gật đầu nói:
- Việc ấy là chuyện môn của tao mà lỵ, mày cứ chuẩn bị tiền đầy đủ đi, dăm ba hôm nữa tao sẽ chỉ cho mày vài khu đất quý.
Nói xong ông thầy địa lý cũng đứng dậy, quay đầu mà đi mất.
Việt lại quay sang nhìn Hưng, thấy Hưng vẫn còn chưa xuôi. Trong mắt gã láo liên tính toán một hồi, rồi chợt nhìn Hưng cười nói:
- Thôi, chẳng mấy khi có dịp, cháu muốn mời cậu lên thành phố chơi một chuyến!
Hưng đang đau đầu vì cân nhắc về cái chuyện có nên mở xưởng nhuộm lụa hay không, thì Việt lại mở lời như vậy. Cuối cùng gã cũng đành cắn răng đi theo Việt một chuyến.
Lên đến thành phố, Việt đưa Hưng vào một quán bar hạng sang, toàn là những người đẹp hảo hạng có số ở Hà Thành. Việt đưa Hưng đi chơi bời sướng như một ông hoàng, khiến Hưng quên hết những ngày tháng khổ cực.
Việt cứ kiên trì như vậy đến mấy lần, cuối cùng rồi mới giở giọng ra hướng Hưng đi vào con đường tội ác:
- Đấy, cậu thấy chưa, giàu có nó có sướng hơn không? Việc gì phải chui rúc ở cái xó làng ấy, ở đây rượu thịt đề huề cả ngày, gái đẹp thì cả đàn cả đống. Còn cái em Thúy của cậu ấy à, có bằng một cái móng chân của gái đẹp trên này không? Gái ở đây ngon ngọt đến liếm ngón tay mà mút chùn chụt cũng còn thấy ngọt nữa là…
Việt đem Thúy ra so sánh với những cô gái bao hạng sang, làm cho Hưng cảm thấy hơi khó chịu. Vì dẫu gì Thúy cũng là người mà Hưng đem lòng yêu thương suốt bao nhiêu năm. Nhưng so ra thì Hưng thấy Việt nói cũng có cái đúng. Thúy quả thực không có được cái tính cách chiều chuộng mình giống như các cô gái ở đây. Thúy chân thật nết na hiền lành quá, mà lại thiếu đi nét tinh nghịch, táo bạo và nóng bỏng như các cô gái ở đây. Những thứ ấy Hưng chưa từng trải nghiệm một lần trước đây, nhưng giờ đây khi đã trải nghiệm một lần rồi thì nghiện không sao dứt ra nổi. Hưng thấy cuộc sống giàu sang như vậy vẫn hơn. Ngày xưa gia đình Thúy khinh thường Hưng như thế nào, vậy mà bây giờ Hưng nếu vẫn cứ muốn đâm đầu vào thì không phải tự nhận mình là một thằng ngu ư? Cho nên câu nói của Việt khiến Hưng luôn phải đau đáu mà suy nghĩ lại.
Về nhà mấy hôm, Hưng cứ rúc ở góc tường mà ôm đầu. Ông Hùng hỏi gì cũng không nói, vì gã vẫn còn toan tính xem là rốt cuộc mình có nên đồng ý với Việt hay không. Nhưng cuối cùng cái sự cám dỗ của đồng tiền quá lớn, khiến gã không sao cưỡng lại được.
Hai hôm sau, không chờ Việt gọi điện, Hưng đã bắt xe thẳng lên thành phố để gặp Việt, và đồng ý với việc là mình sẽ trở thành người quản lý cả cái xưởng ấy thay cho Việt. Đổi lại là món lợi nhuận kếch xù, và cái việc giết người để lấy máu nhuộm lụa cũng không phải là Hưng làm.
Việt đồng ý ngay, và gã đưa tiền cho Hưng, hối Hưng về làng gấp để hôm sau cùng ông thầy địa lý lần trước qua xem đất chọn ngày để mở xưởng.
Xưởng nhuộm lụa nhanh chóng được chọn xây ở một khu đất gần với nghĩa trang làng Đại, cách làng Vạn chừng mười cây số. Ông thầy địa lý nói rằng nơi ấy gần với âm khí, nên rất có ích cho việc nhuộm lụa. Chỉ có điều xưởng lụa này mở ra mười năm, là phải đổi địa điểm khác, nếu không muốn âm khí quật lại mà giết luôn cả chủ.
Ba tháng sau, xưởng nhuộm lụa chính thức được khánh thành. Với số lượng nhân công chỉ khoảng mười người, hàng tá những thứ thuốc nhuộm được chuyển về, và chỉ chờ một mẻ thuốc nhuộm lụa đầu tiên để mở xưởng.
Một tuần sau, Việt đích thân lái một chiếc xe Oát xuống làng Đại, đi cùng với gã là một cô gái độ chừng tuổi hai mươi, nét mặt hết sức xinh đẹp tươi tắn.
Cô gái đi cùng Việt vào trong xưởng lụa và từ đó không còn thấy quay ra nữa. Vài ngày sau thì thứ lụa bí truyền hàng trăm năm cuối cùng cũng được bắt tay vào làm. Hàng loạt mẻ lụa lớn nhỏ cứ tăm tắp ra lò đều đặn, với chất lụa bỏng bảy mềm mượt. Lụa được phơi khô và cất đi để thật kĩ qua ba năm, rồi mới đem ra chào bán.
Khi thứ lụa được chính thức tung ra thị trường, hàng loạt những hiệu buôn lớn nhỏ từ thành phố đổ xô về mua, dẫu dù là giá cao cắt cổ nhưng cũng vẫn hết hàng.
Hưng từ một tên khố rách áo ôm, bỗng chốc trở thành một phú hộ có đất đai đồn điền rộng lớn vô kể. Ông Hùng đến khi này mới phát hiện ra việc làm táo tợn của Hưng nhưng đã là quá muộn, ông tức đến hộc máu ở trong miệng rồi sau đó cũng chết.
Căn nhà của ông Hùng ngày xưa rách nát, trông nghèo rớt mùng tơi, thì nay ngay bên cạnh cái nhà cũ ấy đã được xây nên một căn nhà xây mới khang trang tiện nghi, đồ đạc nội thất trong nhà toàn là những thứ sang trọng mua từ thành phố về, lại còn cả chiếc xe hơi mới cóng mà Hưng mới tậu được dăm bữa.
Việc ông Hùng chết không khiến Hưng và Việt dừng lại được bàn tay của tội ác. Khi xác ông Hưng chết còn chưa kịp hết hơi ấm, thì hai kẻ ác tâm cũng nhân lúc vắng người mà lén lút chích lấy hết sạch số máu của ông dồn vào trong hũ để ủ ngâm dần làm màu thứ lụa quý.
Mỗi một lần làm một mẻ lụa quý, là phải có một mạng người chết. Mà mỗi lần một người chết ấy, cái tình yêu thương của họ càng lớn dành cho mình thì thứ lụa càng đẹp. Vậy nên máu của ông Hùng mà dùng để làm thứ lụa quý, thì không còn gì có thể đẹp hơn. Và những tấm lụa làm ra từ thứ máu này, có thể khiến cho giá trị của những tấm lụa cao lên vô số lần.
Lại kể đến họ Phùng ở bên làng Vạn, ngày xưa thì cứ cấm cửa Thúy không cho qua lại với Hưng. Nhưng mấy năm nay Hưng làm ăn phất lên, còn nhà họ Phùng thì lại lụi bại dần. Nên lão Quyền liền trở mặt xoay như chong chóng, lão cứ lân la đến gần Hưng mà muốn nối lại mối duyên xưa của Hưng với Thúy.
Hưng ngày nay đã chẳng giống như ngày xưa, con mắt gã ngày xưa chỉ bao quát trong cái làng nhỏ bé này. Còn giờ này thì gã đã phóng tầm mắt ra xa đến tận thành phố, nơi ấy có những cô gái còn đẹp hơn Thúy nhiều lắm. Lão Quyền càng muối mặt muốn đến lấy lòng gã, thì chỉ làm cho gã cảm thấy khinh thường thêm mà thôi. Còn về việc của gã với Thúy, gã cũng muốn tính đến nhưng cũng vẫn muốn làm lão Quyền phải mất mặt thêm vài lần rồi mới đặt vấn đề. Nhằm trả thù cái việc mà ngày xưa lão Quyền đã khinh thường gã như thế nào, thì ngày nay tất phải trả giá bằng hậu quả đích đáng.
Hưng muốn dày vò cái họ Phùng, rồi dùng thế lớn mà ép cho con đường làm ăn của họ Phùng đi đến hồi lụi bại. Để rồi đến lúc họ Phùng khố rách áo hôm còn hơn gã ngày xưa, lúc ấy thì gã mới đưa tay đỡ lấy mà giúp đỡ nhà họ Phùng, lấy lại cái quyền thế ngày xưa của dòng họ Lã mà gã vốn dĩ ra phải được hưởng. Vì chính họ Phùng cũng chỉ là thứ bề tôi kẻ hầu người hạ của nhà họ Lã ngày xưa mà thôi, vậy mà lại dám vượt mặt thì phải bị gã trừng trị.
Mấy năm sau nữa, quả nhiên họ Phùng chết thật. Nhà họ Phùng chuyên buôn bán đồ gốm sứ, thì nay không hiểu sao gốm sứ của nhà họ Phùng cứ không đảm bảo chất lượng, chỉ được dăm bữa là vỡ, dẫn đến những mối hàng quen cũng mất dần. Việc làm ăn thất bại khiến cho gia cảnh nhà lão Quyền đi vào con đường nghèo túng.
Lão Quyền nhiều lần qua hỏi mượn Hưng ít vốn để làm ăn, và vịn cớ tình thân của Hưng với Thúy ngày xưa để đưa ra làm con bài vay vốn. Nhưng Hưng chửi lão Quyền, Hưng chửi đến mức lão Quyền nhục nhã không còn mặt mũi nào để gặp vợ con. Nghĩ đến gia thế ngày xưa và ngày nay của mình, lão Quyền không nhịn được, mấy đêm sau liền mò ra bờ đê, nhảy xuống sông mà tự vẫn.
Xác lão Quyền trôi dạt về đâu không biết, người ta tìm cả nửa tháng trời mà chẳng thấy. Người nhà Thúy vì không tìm thấy xác, nên chỉ đành lập một cái bia mộ không để thờ cúng.
Hưng sau khi trả thù được lão Quyền, thì mới đặt vấn đề với nhà họ Phùng, muốn hỏi cưới Thúy về làm vợ.
Bà Xuân là mẹ của Thúy giờ chỉ là người đàn bà góa bụa, nhà lại nghèo không lo được cho Thúy. Thằng con thứ thì năm nay lại đang cần tiền đi học đại học, cho nên dù có thù hận Hưng đến như thế nào về cái chết của chồng mình, bà vẫn phải cắn răng chịu đựng mà gả con gái cho Hưng.
Hôn lễ được cử hành long trọng, từ thành phố có nhiều vị khách sang trọng muốn nhân dịp này đến chúc mừng Hưng, để lấy lòng Hưng mong rằng gã sẽ ưu tiên bán lụa cho mình. Còn Việt thì cũng huy động một lực lượng hùng hậu đến chúc mừng đám cưới của Hưng. Gã thuê nhiều tên đàn em đến để làm lực lượng an ninh hoành tráng trước đám cưới, rồi thuê hẳn cả ca sĩ nổi tiếng từ thành phố về. Lại đặt mua cả viên kim cương đắt nhất trong tiệm nữ trang số một Hà thành, về để mừng cho mợ mới của cậu.
Đám cưới lớn nhất cả khu làng quê, vang dội khắp cả một vùng về độ chịu chơi khiến cho Hưng mát lòng mát dạ. Cái lý tưởng ngày xưa của gã, cái ước mơ gã cho là viển vông thì nay đã thành sự thực, và bao nhiêu kẻ đã khinh thường gã giờ đây đã đều phải quỳ gót dưới chân gã mà cầu xin gã tha thứ như gã hằng mong muốn.
Kẽo kẹt!
Tiếng cửa tiệm tạp hóa mở ra, cái tiệm tạp hóa ngày xưa là duy nhất của phố huyện, buôn bán vào hạng độc quyền. Thì nay lại trở nên ế ẩm vì chẳng có mớ khách nào, là vì trước cửa cái tiệm tạp hóa từ lúc nào đã mọc lên một cái siêu thị cỡ nhỏ với đủ thứ mặt hàng trong đó. Khiến cho cửa hàng được tiếng độc quyền và làm ăn đắt hàng giàu có đến như thế cũng phải đến hồi kiệt quệ vì mất khách.
Một người đàn ông quần áo sang trọng, dáng vẻ hết sức quyền uy bước vào trong cửa tiệm. Mụ chủ tiệm lười nhác quạt phe phẩy cho đỡ nóng, một tay lại cầm cái chổi lông gà quét quét phủi bụi mấy thứ đồ tạp hóa mà lâu nay chẳng bán được thứ nào.
Chợt mụ thấy đột nhiên lại có khách bước vào cửa tiệm của mình, hơn nữa lại còn là một người khách sang trọng thì không khỏi vui mừng. Giọng mụ xởi lởi mừng như điên nói:
- Ôi thằng em đẹp trai, muốn mua gì thế để chị chỉ cho?
Mụ hớn hở đứng dậy, thì bị người đàn ông quát cho một trận nói:
- Sao bà vẫn còn dám ngồi đây, cửa tiệm này đã được lệnh là giải tỏa rồi cơ mà. Giờ đây khu đất này đã là quyền sỡ hữu của tôi, tôi sẽ đập nó đi và xây lên một tòa nhà lớn ở đây. Tôi đã cho người đến báo bà chuyển đi mấy lần rồi, mà sao bà vẫn không chịu hiểu hả?
Người đàn ông chợt cầm một cái bình gốm trong tiệm, ném xuống đất vỡ choang một cái. Người đàn ông này không phải kẻ nào khác, mà chính là Hưng. Năm xưa gã bị khinh thường trong cái tiệm tạp hóa này vì quá nghèo, thì ngày nay gã đã giàu có rồi. Nên gã quay lại trả thù tất cả những người đã khinh thường gã.
Mụ chủ tiệm tạp hóa còn đang vui mừng vì tưởng là có khách, thì hóa ra vị khách đó lại là người đến đòi đất thì không khỏi thẫn người. Đây là miếng đất truyền đời của nhà mụ để lại, vừa may lại ở trung tâm phố huyện nên rất hợp để mở tiệm tạp hóa. Ấy vậy mà đột nhiên lại có lệnh quy hoạch của nhà nước, ép giải tỏa khu đất này trong nay mai. Mụ đang từ chủ của một khu đất vàng, bỗng dưng trở thành mất trắng với số tiền bồi thường ít ỏi mà bên chủ đầu tư đưa cho.
Cộng thêm mấy năm nay buôn bán ế ẩm, mụ chẳng dành được tiền nên nếu mất miếng đất và căn nhà này, thì mụ chẳng còn biết làm gì để kiếm sống nữa. Vì vậy đã mấy lần có giấy hẹn lên ủy ban làm thủ tục giải tỏa, mà mụ vẫn cố chấp cứng đầu không trả lời. Và cho dù có sống có chết, thì mụ cũng nhất định phải bám trụ ở khu đất này cho bằng được, vì đây là miếng đất sinh tồn của mụ.
Mụ gào khóc kêu toáng lên:
- Mày cút đi, đây là mảnh đất của tổ tiên tao, tao không cho đứa nào động vào hết!
Hưng cười, gã bước đi chậm rãi, ngồi xuống cái ghế gỗ trong tiệm. Đưa điếu thuốc lá lên miệng châm rồi hút và nói:
- Bà có còn nhớ mấy năm trước, có một gã nhà quê vào đây hỏi mua một cuốn sổ đen hay không?
Mụ chủ tiệm tạp hóa không nhớ, bao nhiêu năm như vậy, nhiều người qua người lại như vậy thì làm sao mụ có thể nhớ nổi. Mụ lắc đầu.
Hưng tiếp tục cười nói:
- Bà không nhớ, nhưng tôi thì nhớ rất rõ, người ấy năm ấy vì ăn mặc trông quá nghèo túng mà bị bà khinh thường, và còn bị bà nghi cho là quân kẻ cắp đấy!
Hưng nói đến đây, thì mụ chợt mường tượng nhớ ra, hình như ngày xưa cũng có đợt có người như vậy xuất hiện. Chỉ có điều mụ không biết là người ấy có liên quan gì đến Hưng, mà Hưng lại nhắc đến như vậy.
Hưng tiếp tục hút thuốc lá, rồi dùng giọng trịch thượng nói:
- Cái thằng khố rách áo ôm năm ấy, mà bị bà khinh thường, bà có biết là ai không? Là tôi, chính là tôi đây bà có biết không? Và để trả giá cho sự khinh thường ấy, thì bà sẽ phải mất sạch số tài sản của mình, rồi cút ra đường như một kẻ ăn mày…
Hưng nói xong, liền đứng phắt dậy bước ra cửa rồi đi thẳng. Mụ chủ tiệm tạp hóa ngồi thụp xuống như không tin, trên đời này lại còn có kẻ thù dai như Hưng. Mụ không nghĩ rằng năm xưa chỉ vì một cái hành động vô tình như thế, lại có thể chọc phải một kẻ điên như Hưng, khiến gã bao nhiêu năm mà vẫn ôm hận trả thù mụ.
Nhìn ra ngoài cửa, mụ thấy Hưng bước phăm phăm vào cái siêu thị trước cửa tiệm. Mà một điều mụ không ngờ nữa, chính là quản lý và nhân viên của cả cái siêu thị ấy, lại bước ra xếp hàng chào đón Hưng hết sức trang trọng. Khi này mụ mới hiểu ra, hóa ra hành động trả thù của Hưng không phải là bột phát, mà là đã có toan tính từ trước. Rằng cái siêu thị trước cửa tiệm tạp hóa mở ra mấy năm nay không phải là vì để làm ăn bình thường, mà chính là vì Hưng chủ yếu muốn ép chết cửa tiệm tạp hóa của mụ, không còn đường mà sống, để trả lại mối nhục mà ngày xưa mụ đã reo rắc cho gã.
…
Họ Lã mấy đời trước tranh dành nhau cuốn bí kíp đến đổ máu, dẫn đến chỉ còn vài chi thứ là còn sống sót. Mà Toại và Hưng thêm cả Việt nữa, là những người trong những chi thứ cuối cùng này còn được biết đến. Toại lấy vợ sớm, nhưng chẳng có con, Việt thì chơi bời lêu lổng quá nên gã cũng bị chẩn đoán kết luận là vô sinh. Cả dòng họ Lã giờ chỉ có Hưng mới lấy vợ được vài năm, lại còn là dòng trưởng họ nữa, nên Hưng cũng nóng lòng muốn có con nối dõi lắm mà chẳng được.
Thúy nghe theo lời bà Hường, rất chăm chỉ đi chùa cúng lễ để cầu mong có con mong nối dõi cho dòng họ Lã. Mà cầu cả năm trời nay vẫn chẳng có tin vui. Bẵng đi một thời gian, có ông thầy toán nổi tiếng lên ở mạn Bắc Ninh vì tài xin công danh sự nghiệp, lại xin đường con cháu. Thì Thúy nhân đấy liền ghé qua hỏi xin cách để có con nối dõi.
Thúy giờ đây là một bà chủ giàu có nhờ hơi chồng, đi đâu cũng có tài xế xe riêng mà đưa đón. Xe chạy đến cổng nhà ông thầy toán thì phải dừng lại, vì dòng người xếp trước cửa nhà ông ta quá đông. Thúy phải hối anh lái xe đút tiền cho cái đội sắp hàng người chờ, để cho bọn chúng có thể để Thúy vào gặp ông thầy toán trước. Nhưng dù đã đút tiền rồi, mà Thúy vẫn phải ngồi chờ ở bên ngoài đến tận hơn hai tiếng đồng hồ.
- Người tiếp theo vào đi!
Tiếng thầy toán vọng ra ngoài, Thúy chờ đã lâu, cũng sốt ruột lắm, liền đứng dậy đi vào ngay.
Vừa vào đến trong nhà, Thúy liền nhìn thấy một người đàn ông gầy nhom, mặt mũi hốc hác. Ăn mặc thì dáng vẻ bần nông, lại đeo cái cặp kính lão to tổ bố thì không khỏi suýt nữa mà phải bật cười. Nhưng Thúy cố nhịn, nàng ngồi xuống cái ghế gỗ, đặt trước cái sập nơi mà lão thầy toán đang đặt điện thờ.
Thầy toán số chẳng chờ Thúy lên tiếng, đã lập tức phán một câu:
- Nghiệt khí nặng như thế này, không có con cũng là đúng thôi!
Thúy giật mình kinh sợ, vì mình còn chưa nói câu nào mà thầy đã đoán trúng ngay rồi, trúng ngay cái ý định muốn xin có con của mình. Thúy ban đầu bước vào còn nửa tin nửa ngờ, nhưng nghe ông thầy toán đoán một phát đã trúng ngay cái ý định của nàng thì nàng không khỏi khiếp sợ về tài nghệ của ông ta.
Thúy hơi run mình, chắp tay lạy tạ nói:
- Lạy thầy, thầy quả là có con mắt tinh đời. Con lần này muốn xin thầy đến đây, cũng là vì muốn có đứa con nối dõi tông đường cho nhà chồng con.
Thầy toán gật đầu nói:
- Ừ, qua cửa thầy Sách tôi là đúng rồi, chứ nếu còn qua cửa người khác ý à, thì còn lâu…
Thầy toán này tên Đặng Sách, ngày xưa bị liệt nửa người. Nhưng bất chợt một hôm ông ta bị lên cơn thần kinh thế nào mà lại đứng dậy được, giữa trời mùa đông lại còn đi tắm nước lạnh, sau đó nhảy vô bếp lấy than nóng đỏ bỏ vô miệng nhai rau ráu để ăn như không có chuyện gì vậy. Từ đấy ông ta tự xưng là mình có thể nhìn thấy quỷ thần, toán được chuyện âm dương cứu độ chúng sinh, và tự xưng mình là thầy Sách.
Thầy Sách quay đầu, lấy một cuộn chỉ đỏ, rồi vẫy cho Thúy đến gần, buộc chỉ đỏ vào cổ tay cô rồi nói:
- Giờ tôi sẽ dẫn đồng, gọi tổ tiên của cô lên đây để hỏi xem ở dưới âm có bị gì hay không mà lại ảnh hưởng đến cả trên dương thế đường con cháu thế này!
Thúy không dám cãi lời, ngồi nguyên một góc chờ thầy Sách hành động. Thầy Sách làm xong mấy việc lặt vặt như là đốt nhang khấn vái, thì lại gọi thêm một người hầu đồng xuất hiện. Lại lấy sợi chỉ đỏ một đầu nối với cánh tay người ấy mà buộc.
Xong mấy việc ấy, thì thầy Sách miệng mới bắt đầu lầm rầm lầm rầm đọc chú ngữ. Thầy cứ xoay người như chong chóng, được mấy lần thì lại ném gạo rồi hất rượu cả vào mặt Thúy, cả vào mặt người kia.
- Hồn lên!
Bất chợt thầy Sách hét lên một tiếng, tức thì người hầu đồng rùng mình. Người hầu đồng còn rất trẻ, đột nhiên lại chuyển sang bộ dạng lọm khọm như một ông già.
Thầy Sách gặng hỏi:
- Hồn mau cho biết tên tuổi?
Người hầu đồng mắt có vẻ mê mang, trả lời:
- Tôi là Phùng Đức Quyền!
- Hồn là gì với người này?
Thầy Sách một tay trỏ vào người Thúy rồi hỏi, người hầu đồng định trả lời thì Thúy đã gào khóc lên mà nói:
- Ôi trời ơi bố ơi, sao bố lại phải chết oan ức thế hả bố!
Thầy Sách lúc này đã biết được thân phận của cái hồn, nên không gặng hỏi nữa. Còn người hầu đồng thì chợt quay sang nhìn Thúy, nước mắt chảy ươn ướt nói:
- Bố nhảy xuống sông tự tử, giờ thành ma da ở dưới ấy mà chẳng thể đi đầu thai được. Mày có thương bố thì nhờ thầy đây đốt tiền vàng hối lộ bọn quan độ dưới âm ty ấy để cho bố được đi đầu thai.
Thúy gạt nước mắt rồi mới nói:
- Thế bây giờ xác bố ở đâu? Để con còn tìm về chôn cất…
Người hầu đồng nói:
- Xác bố không còn nữa rồi, bị cá nó rỉa hết, mà xương cốt thì vương vãi mỗi thứ một nơi, không tìm được đâu con ạ!
Thúy gặng hỏi mấy lần mà hồn ông Quyền không trả lời, sau cùng Thúy mới chuyển sang vấn đề chính, hỏi đặt vấn đề về đường con cháu thì ông Quyền cũng lắc đầu bảo không biết, bảo là mình ở dưới sông bị nhốt nên không rõ chuyện ấy.
Tức thì người hầu đồng rùng mình giữ dội, cái ánh mắt mê mang chợt biến mất rồi trở nên linh hoạt.
Thúy gào lên:
- Bố, bố ơi!
Thầy Sách liền lên tiếng:
- Thôi cái hồn nó thoát rồi!
Rồi lại nhìn Thúy và nói:
- Hôm nay đến đây thôi, mỗi hôm thầy chỉ gọi đồng được ba người. Mà cái nhà chị là cuối cùng rồi đấy, thầy không gọi được thêm nữa. Thôi về đi, lần sau rồi lại đến tiếp!
Đoạn thầy Sách đuổi Thúy đi về, mắt Thúy còn ngấn lệ vấn vương nhìn vào trong điện. Thúy đặt một bọc tiền để vào trong bát rồi mới rời đi.
Hôm sau, Thúy đã nhanh chân đến từ sớm, và giờ này thì chẳng cần phải xếp hàng vì chính thầy Sách đã ra lệnh cho mấy đứa làm công là hễ có nhìn thấy bóng Thúy là phải cho vào ngay.
Thúy vừa mới bước vào nhà, thấy một người cũng đang làm lễ xin tiền tài gì đó. Thầy Sách chỉ làm nhanh nhanh chóng chóng rồi cũng đuổi người đó ra ngoài. Sau đó gọi Thúy vào ngồi xuống trước mặt thầy.
Thầy Sách nói:
- Tôi đã làm theo lời ông cụ, đốt tiền đút hối lộ cho lũ âm binh, dẫn độ ông cụ. Chắc nay mai là sẽ được đi đầu thai thôi. Nhà chị cứ chuẩn bị mà làm một mâm cỗ đầy để cúng cụ lên đường đi…
Thúy chắp tay lạy tạ xin vâng, rồi lại chợt hỏi:
- Vậy còn đường con cháu của nhà con thì thế nào thưa thầy?
Thầy Sách cau mày một lúc rồi mới nói:
- Gọi bố cô lên thì không hỏi được, vậy thì để tôi thử gọi bố chồng cô xem thế nào!
Thầy nói xong, lại giống như lần trước gọi người hầu đồng vào. Lần này hồn nhập rất nhanh, chẳng mấy chốc mà người hầu đồng đã quay sang nhìn Thúy rồi nói:
- Thúy có phải không con?
Thúy hơi ngạc nhiên vì hồi ông Hùng mất, Thúy còn chưa lấy Hưng. Nhưng hồn biết hết, thấy người hầu đồng chợt nói giọng thê lương:
- Mày về bảo cái thằng mặt người dạ thú ấy là nhanh nhanh chóng chóng dừng lại cái việc thất đức ấy đi, nếu không muốn bị quả báo. Từ d
Tác giả :
Ngạ Quỷ