Ma Kiếm Lục
Chương 6: A Cửu thiết chuỷ, hí sọa đại tài tử
Tầm tầm mịch mịch, lãnh lãnh thanh thanh, thê thê thảm thảm thích thích
Sạ noãn hoàn hàn thời hậu, tối nan tương tức
Tam bôi lưỡng trản đạm tửu, chẩm địch tha, vãn lai phong cấp?
Yến quá dã, chính thương tâm, khước thị cựu thì tương thức
Đọc xong một đoạn, Liễu Dật nhẹ nhàng ngồi xuống, rót cho mình chén rượu. .
Mãn địa hoàng hoa đôi tích, tiều tuỵ tổn, như kim hữu thuỳ kham trích?
Thủ chước song nhi, độc tự chẩm sinh đắc hắc?
Ngô đồng cánh khiêm tế vũ, đáo hoàng hôn, điểm điểm tích tích.
Giá thứ đệ, chẩm nhất cá sầu tự liễu đắc? (1)
Một thanh âm ai sầu mà cảm động vang lên sau lưng y, đọc nốt đoạn còn lại của bài từ. Chẳng cần ngoái đầu, Liễu Dật cũng biết người đó là A Cửu... Không sai, nữ tử đó chính là A Cửu, theo sát nàng là tên hộ hoa sứ giả Thập Kiệt Nhất. A Cửu không đợi được mời, nàng ngồi xuống buồn buồn nói: “Không ngờ Liễu công tử cũng thích bài Thanh Thanh Mạn này!" Liễu Dật thủng thẳng uống rượu trong chén: “Thích gì đâu, chỉ là ngẫu nhiên đọc ra mà thôi!"
A Cửu dùng ánh mắt đánh giá quan sát Liễu Dật. Tuy đã vào Liễu phủ mấy lần, nhưng nàng chưa từng nhìn kỹ y, đến nỗi trong ấn tượng của nàng, Liễu Dật chỉ tồn tại với cái danh là một tài tử, chứ không biết tướng mạo của tài tử ấy thế nào. Dưới ánh nến mờ mờ trong hoa viên, Liễu Dật hiện lên với đôi mày kiếm xếch, hiên ngang anh tuấn, đôi mắt tròn có thần, sâu thẳm và mơ màng, sống mũi cao thẳng, khuôn mặt gần như đạt đến sự hoàn mỹ, khiến người ta cảm thấy bên trong khí chất thư sinh còn ẩn chứa một cái gì đó, nhưng không diễn tả được, y vận trường bào rộng màu xám, dáng điệu thoải mái, vô câu vô thúc. Tựa hồ đang hân thưởng một tác phẩm nghệ thuật, A Cửu ngồi im một chỗ không động đậy. Liễu Dật gọi mấy tiếng liền nàng mới có phản ứng, y bèn dùng đúng câu của nàng hỏi: “A Cửu cô nương, trên mặt Liễu mỗ có nhọ chăng?" Cảm thấy mình hơi thất lễ, A Cửu đỏ mặt, cũng may nhờ ánh nến mờ mờ che giấu bớt, nếu không nàng sẽ bối rối đến mức muốn chui xuống đất cho rồi. Nàng vội lắc đầu đáp: “Không, không nhọ!" Liễu Dật phe phẩy quạt, ung dung cầm chung rượu trên bàn lên, uống một hớp: “Nói về bức họa đi nào... Ta vốn duy trì thái độ phản đối với chuyện này, nhưng mà... Thập Nhất bắt ta phải hỏi cho rõ." A Cửu nghe rồi vội nói: “Thực ra... sự việc là như vầy. Một bằng hữu ở xa, với ta có mối sinh tử chi giao, y bình thường thích nhất là thư họa, nói rằng mê say cũng không phải là quá. Nhưng thiên mệnh bất trắc, bằng hữu đó không biết vì sao lại mắc một thứ quái bệnh, xem ra cũng không kéo dài được lâu. Y cầu xin ta một chuyện, bình sinh người y kính trọng nhất là Liễu công tử, hi vọng lúc lâm tử được xem Long Phụng Trình Tường Đồ. Vì vậy ta mới năm lần bảy lượt đến làm phiền quý phủ. " Thập Kiệt Nhất là một người thật thà, vừa nghe kể đã rơi lệ, thương cảm nói: “Lão đại, đệ đã bảo mà! A Cửu cô nương nhất định là có nỗi khổ riêng, nếu không cũng chẳng kiên trì tìm đến huynh như vậy." Nhưng Liễu Dật chẳng hề xúc động, y nhìn điệu bộ tức cười của Thập Kiệt Nhất, rồi lại nhìn cặp mắt hoảng hốt của A Cửu: “Ố? Là như vậy đấy? Thế A Cửu cô nương có biết bức Long Phụng Trình Tường Đồ đó quan hệ lớn thế nào không?" A Cửu tựa hồ ngại nhìn thẳng vào ánh mắt Liễu Dật, nàng vội vã quay đầu đi: “Cái này... A Cửu đương nhiên biết, có điều, việc mà bằng hữu phó thác, A Cửu cho dù thịt nát xương tan cũng phải làm. Liễu công tử chắc cũng hiểu giá trị của tri kỷ trong đời người ta?"
Thập Kiệt Nhất không biết là muốn làm cho A Cửu vui, hay quả thực bị xúc động vì câu chuyện của nàng, gã sôi nổi nói: “Tốt lắm, có nghĩa khí, không ngờ A Cửu cô nương còn là một người trọng tình cảm đến như vậy." A Cửu ôm quyền đáp: “Thập Nhất đại ca quá khen rồi!" Nghe câu trả lời của A Cửu, Thập Kiệt Nhất tràn trề vui sướng. Liễu Dật vẫn chẳng tỏ vẻ gì. Bức họa quan hệ quá lớn, y không thể chỉ vì nghe vài câu nói mà đi vẽ cho một người lạ. Y lại uống một hớp nữa cho cạn chung rượu, rồi nói: “Bức họa đó là của hoàng thượng, nếu ta lại vẽ cho cô, tức là ta đã phạm tội khi quân, điều đó quan hệ đến sự sống còn của toàn gia Liễu phủ. Không biết A Cửu cô nương đã từng nghĩ qua cho nhà ta chưa?" A Cửu tựa hồ đang suy tính, cuối cùng nàng nói: “Đương nhiên. Điều này Liễu công tử không cần lo lắng, bằng hữu của ta chỉ cần trông thấy tranh của Liễu công tử, chứ không hề có ý thu lưu. Vì vậy, sau khi y xem xong rồi, chúng ta sẽ huỷ bức họa đi. Vậy thì, Long Phụng Trình Tường Đồ chẳng phải là vẫn còn nguyên một bức sao?" Thập Kiệt Nhất lắng nghe, rồi cười hắc hắc mà rằng: “Đúng là một ý hay, lão đại, huynh mau giúp A Cửu cô nương, đừng lo mấy cái tội khi quân đó nữa!" Liễu Dật nhìn gã ngốc, chỉ muốn đá cho một cái, nhưng rồi cố trấn áp cơn nộ hỏa, y lại quay sang A Cửu: “A Cửu cô nương, những lời phiến diện như thế, bảo Liễu mỗ làm sao tin được? Ta không thể vì một câu nói của cô nương mà đùa cợt với sinh mệnh của hơn một ngàn người trong Liễu phủ." A Cửu tỏ vẻ trầm ngâm, rất lâu nàng không lên tiếng, rồi mập mờ nói: “Vậy... vậy..." Liễu Dật uống một hớp rượu, tiếp: “Nếu A Cửu cô nương không nghĩ ra được lý do nào có tính thuyết phục hơn, e rằng Liễu mỗ quả thực hữu tâm vô lực rồi!" Đột nhiên, A Cửu nói: “Thế này, Liễu công tử, ta có thể đem những châu bảo, mỹ nữ đặt ở đây, đổi lấy thời hạn bảy ngày. Chỉ cần người bạn đó của ta trông thấy bức họa, ta sẽ lập tức mang nó trở về, hủy ngay trong Liễu phủ." Liễu Dật suy nghĩ, nữ tử này muốn dùng tiền tài chỉ để đổi lấy thời gian bảy ngày, có lẽ là thật cũng chưa biết chừng. Sau đó hủy bức họa đi, chắc không xảy ra việc gì. Thập Kiệt Nhất căn bản chẳng hề cân nhắc, lại vội vàng: “Lão đại, A Cửu cô nương dùng bao nhiêu kim ngân tài vật như thế để đổi lấy thời gian bảy ngày, việc này huynh nên tin đi
Liễu Dật nhìn Thập Kiệt Nhất, rồi lại nhìn A Cửu: “Hừ, lý do này cũng có thể chấp nhận được. Vậy thì, A Cửu cô nương, ngày mai mang đồ bảo đảm đến đây, thời hạn là bảy ngày." A Cửu vội vã gật đầu: “Đa tạ Liễu công tử!" Đoạn nàng lấy vẻ cảm động: “Trời xanh có mắt, người bằng hữu đó của ta chết cũng yên lòng rồi!" Nhưng ai mà biết A Cửu tinh quái kia thực ra đang nghĩ gì? Thật sâu trong lòng, cô nàng cười thầm: “Hừ! Ha ha, những vật bảo đảm đó chẳng qua là dùng để đổi lấy bức họa mà thôi! Ta nhận được tranh rồi, đừng nói bảy ngày, bảy năm nữa ngươi cũng đừng hòng tìm lại được ta! Thật uổng danh Liễu đại tài tử, chẳng phải là đã bại dưới cái miệng dẻo của A Cửu ta rồi sao, ha ha, ha ha!" Liễu Dật thì, thông minh cả đời, hồ đồ phút chốc, đã quên bẵng rằng những tài bảo kia lúc đầu vốn được đưa ra để đổi lấy tranh, có giá trị bảo đảm gì đâu! Cũng tại A Cửu miệng lưỡi lợi hại, che mắt được Liễu Dật. Còn cái tên đứng trong hàng ngũ thập đại kiệt xuất thiếu niên kia, bụng chỉ chứa toàn cơm. Liễu Dật nhìn vẻ cảm động của A Cửu, nói: “Việc này khỏi cám ơn ta, vì ta vốn cực lực phản đối. Hãy cám ơn Thập Nhất đại ca đang đứng bên cạnh cô kìa, gã đã nói hộ cô nhiều đấy!" Cuối cùng, A Cửu cũng ngoảnh đầu lại nhìn thẳng vào Thập Kiệt Nhất. Sao cái gã này lại giống mấy tên chăn lợn ở nhà mình thế không biết? Người như vầy mà là một trong thập đại kiệt xuất thiếu niên ư? Nhưng vốn từng trải, nàng ôm quyền xúc động nói: “Thập Nhất đại ca, A Cửu đa tạ huynh đã thành toàn cho, sau này có cơ hội A Cửu nhất định sẽ báo đáp." Thập Kiệt Nhất như được nghe lời khen đẹp nhất trần gian, vội vàng đáp lễ: “A Cửu cô nương, cô... cô quá lời rồi, nhọc công mở miệng!" Lời vừa thốt ra, là khiến cả A Cửu và Liễu Dật cùng phá lên cười. Thập Nhất bình thường ở bên Liễu Dật, gần mực thì đen, gần đèn thì rạng, đôi khi cũng học được chút ít văn từ, nhưng chỉ lõm bõm, vì vậy gặp lúc bối rối, lại tùy tiện nói chữ. Lẽ ra phải nói “nhọc công khen ngợi", thì lại quên bẵng chữ “khen ngợi", trong lúc vội vàng lại sửa thành “mở miệng", có điều gã vẫn thập phần bội phục phản ứng nhanh nhẹn của mình. Liễu Dật uống hết chung rượu: “Cũng muộn rồi, mình về ngủ đi!" A Cửu đứng dậy, cố nén cơn đau nhức nơi bả vai: “Vậy A Cửu xin cáo từ, sáng sớm mai gặp lại!" Đoạn nàng quay mình đi ra ngoài.
Thập Kiệt Nhất toan nói, nhưng không biết nên nói thế nào, Liễu Dật đã vịn vào gã: “Thôi nào, Thập Nhất, về ngủ đi! Còn A Cửu đó, ca ca đây sớm muộn gì cũng bảo cô ta về làm nương tử của đệ!" Thập Kiệt Nhất nghe dứt, phấn khởi ôm cứng lấy Liễu Dật, la lên: “Lão đại, huynh tốt quá! Thập Nhất đời này sẽ mãi mãi theo huynh!" Ánh mắt gã phảng phất lộ vẻ kính ngưỡng. Giãy giụa thoát khỏi đôi tay cứng như sắt của Thập Nhất, Liễu Dật đi vượt lên trước, lầm bầm: “Khào, hảo huynh đệ, để mua cho đệ một mỹ nữ vậy!" Tuy là đùa, nhưng nghĩ đến Thập Kiệt Nhất bảo vệ mình đã bao nhiêu năm, cũng phải thừa nhận, nếu không có gã, mình chắc đã cát bụi trở về cát bụi từ lâu rồi. Xem ra danh nhân cũng có nỗi khổ của danh nhân. Nhìn bóng hai người khuất dần, trong màn đêm đột nhiên vang lên một tiếng thở dài: “Vị Linh Phong, Vị Linh Phong, ta nhất định sẽ khiến huynh cầm kiếm trở lại!" Nơi phát ra thanh âm đó, một cây cổ thụ trong hoa viên, đầu cành một dải liễu, đột nhiên hiện ra một trung niên vận bạch y, tuổi chừng tam thập, tay cầm thanh trường kiếm lam sắc. Hơi gió lay động, cành cây lắc lư, người đó chính là Lãnh Kiếm, kiếm giả tối cao trong tam giới một trăm năm về trước. Sau cái chết của Vị Linh Phong, y đột nhiên bặt tăm vô tung vô ảnh. Từ đó trở đi, kiếm giả tối cao của tam giới, niềm kiêu hãnh của Nhân tộc, đã trở thành một thần thoại... -oOo-
(1) Thanh Thanh Mạn. (Nguyễn Xuân Tảo dịch - Nguồn : thi viện Mai Hoa Trang)
Lần lần giở giở
Lạnh lạnh lùng lùng
Cảm cảm thương thương nhớ nhớ
Thời tiết ấm lên lại rét
Càng thêm khó ở
Rượu nhạt uống đôi ba chén
Không chống nổi chiều về gió dữ
Nhạn bay qua
Đang đau lòng
Lại đúng bạn quen biết cũ
Chồng chất hoa vàng khắp chỗ
Buồn bực nỗi
Giờ đây còn ai bẻ nữa
Đen kịt nhường kia
Một mình giữ bên cửa sổ
Cây ngô đồng gặp mưa bay
Buổi hoàng hôn thánh thót giọt nhỏ
Nối tiếp vậy
Ghê gớm sao, sầu kia một chữ.
Sau loạn Tĩnh Khang, Lý Thanh Chiếu gặp cảnh nước mất, nhà tan, chồng chết. Thời kỳ này, tác phẩm của bà không còn cái vị thanh tân như xưa, mà trở nên ưu tư, chủ yếu bộc lộ nỗi nhung nhớ vong phu Triệu Minh Thành và miêu tả tình cảnh cô đơn thê lương của mình. Thanh Thanh Mạn – Tầm Tầm Mịch Mịch chính là một trong những tác phẩm tiêu biểu điển hình trong thời kỳ này. Câu mở đầu của bài từ này rất đặc biệt, dùng liên tiếp bảy lần điệp từ. Không chỉ trong lĩnh vực điền từ, dù là trong thi – phú – khúc cũng tuyệt không có. Nhưng nó còn chỗ độc đáo ở chỗ, bảy cụm điệp từ rất giàu nhạc tính. Tống từ là thể loại dùng để diễn xướng, vì vậy âm điệu nhiệp nhàng là một điều kiện cần thiết. Bảy cụm từ này đọc lên có cảm giác như nghe tiếng lanh canh khi rắc một nắm hạt châu xuống cái khay ngọc. Âm điệu ngân nga trở đi trở lại, bồi hồi đê mê, uyển chuyển thê thiết, như tiếng thở than khe khẽ của một người đang đắm trong nỗi đau thương cực điểm, nghe mà thấy nỗi sầu úa khó tả tan dần trong lòng và trong không gian, ngưng tụ khó tiêu tán, dư vị thật vô cùng. Tâm trạng buồn bã, lại thêm thời tiết dở ẩm dở lạnh, từ nhân không ngủ được. Nếu có thể lặng lẽ ngủ, may ra tạm thời trốn tránh được nỗi thống khổ trong một khoảng thời gian, nhưng càng nhắm mắt càng khó yên giấc, bất giác từ nhân lại nhớ tới người bạn lòng đã quá cố. Nàng khoác áo trỗi dậy khỏi giường, chiêu một ngụm rượu nóng, nhưng cái lạnh là do nỗi cô đơn gây nên, mà rượu thì cũng như trà, uống một mình làm sao chữa được cô đơn. Quạnh quẽ bên chung rượu, giữa lúc thời tiết u ám, mây dày trĩu nặng, gió lạnh lùa tới từng cơn, đột nhiên lại nghe thấy tiếng kêu bi ai của cánh nhạn lẻ loi. Âm thanh ai oán như xé ngang bầu trời, lại một lần nữa xoáy mạnh vào vết thương lòng còn chưa kín miệng của từ nhân. Ôi nhạn, sao tiếng kêu của ngươi lại thê thiết như vậy, lẽ nào ngươi cũng giống ta, mất đi người bạn lòng, để quãng đời còn lại phải một thân một bóng đối diện với trùng điệp núi với nhấp nhô mây ? Nghĩ ngợi mông lung, ánh mắt mê mang, mơ hồ...
Sạ noãn hoàn hàn thời hậu, tối nan tương tức
Tam bôi lưỡng trản đạm tửu, chẩm địch tha, vãn lai phong cấp?
Yến quá dã, chính thương tâm, khước thị cựu thì tương thức
Đọc xong một đoạn, Liễu Dật nhẹ nhàng ngồi xuống, rót cho mình chén rượu. .
Mãn địa hoàng hoa đôi tích, tiều tuỵ tổn, như kim hữu thuỳ kham trích?
Thủ chước song nhi, độc tự chẩm sinh đắc hắc?
Ngô đồng cánh khiêm tế vũ, đáo hoàng hôn, điểm điểm tích tích.
Giá thứ đệ, chẩm nhất cá sầu tự liễu đắc? (1)
Một thanh âm ai sầu mà cảm động vang lên sau lưng y, đọc nốt đoạn còn lại của bài từ. Chẳng cần ngoái đầu, Liễu Dật cũng biết người đó là A Cửu... Không sai, nữ tử đó chính là A Cửu, theo sát nàng là tên hộ hoa sứ giả Thập Kiệt Nhất. A Cửu không đợi được mời, nàng ngồi xuống buồn buồn nói: “Không ngờ Liễu công tử cũng thích bài Thanh Thanh Mạn này!" Liễu Dật thủng thẳng uống rượu trong chén: “Thích gì đâu, chỉ là ngẫu nhiên đọc ra mà thôi!"
A Cửu dùng ánh mắt đánh giá quan sát Liễu Dật. Tuy đã vào Liễu phủ mấy lần, nhưng nàng chưa từng nhìn kỹ y, đến nỗi trong ấn tượng của nàng, Liễu Dật chỉ tồn tại với cái danh là một tài tử, chứ không biết tướng mạo của tài tử ấy thế nào. Dưới ánh nến mờ mờ trong hoa viên, Liễu Dật hiện lên với đôi mày kiếm xếch, hiên ngang anh tuấn, đôi mắt tròn có thần, sâu thẳm và mơ màng, sống mũi cao thẳng, khuôn mặt gần như đạt đến sự hoàn mỹ, khiến người ta cảm thấy bên trong khí chất thư sinh còn ẩn chứa một cái gì đó, nhưng không diễn tả được, y vận trường bào rộng màu xám, dáng điệu thoải mái, vô câu vô thúc. Tựa hồ đang hân thưởng một tác phẩm nghệ thuật, A Cửu ngồi im một chỗ không động đậy. Liễu Dật gọi mấy tiếng liền nàng mới có phản ứng, y bèn dùng đúng câu của nàng hỏi: “A Cửu cô nương, trên mặt Liễu mỗ có nhọ chăng?" Cảm thấy mình hơi thất lễ, A Cửu đỏ mặt, cũng may nhờ ánh nến mờ mờ che giấu bớt, nếu không nàng sẽ bối rối đến mức muốn chui xuống đất cho rồi. Nàng vội lắc đầu đáp: “Không, không nhọ!" Liễu Dật phe phẩy quạt, ung dung cầm chung rượu trên bàn lên, uống một hớp: “Nói về bức họa đi nào... Ta vốn duy trì thái độ phản đối với chuyện này, nhưng mà... Thập Nhất bắt ta phải hỏi cho rõ." A Cửu nghe rồi vội nói: “Thực ra... sự việc là như vầy. Một bằng hữu ở xa, với ta có mối sinh tử chi giao, y bình thường thích nhất là thư họa, nói rằng mê say cũng không phải là quá. Nhưng thiên mệnh bất trắc, bằng hữu đó không biết vì sao lại mắc một thứ quái bệnh, xem ra cũng không kéo dài được lâu. Y cầu xin ta một chuyện, bình sinh người y kính trọng nhất là Liễu công tử, hi vọng lúc lâm tử được xem Long Phụng Trình Tường Đồ. Vì vậy ta mới năm lần bảy lượt đến làm phiền quý phủ. " Thập Kiệt Nhất là một người thật thà, vừa nghe kể đã rơi lệ, thương cảm nói: “Lão đại, đệ đã bảo mà! A Cửu cô nương nhất định là có nỗi khổ riêng, nếu không cũng chẳng kiên trì tìm đến huynh như vậy." Nhưng Liễu Dật chẳng hề xúc động, y nhìn điệu bộ tức cười của Thập Kiệt Nhất, rồi lại nhìn cặp mắt hoảng hốt của A Cửu: “Ố? Là như vậy đấy? Thế A Cửu cô nương có biết bức Long Phụng Trình Tường Đồ đó quan hệ lớn thế nào không?" A Cửu tựa hồ ngại nhìn thẳng vào ánh mắt Liễu Dật, nàng vội vã quay đầu đi: “Cái này... A Cửu đương nhiên biết, có điều, việc mà bằng hữu phó thác, A Cửu cho dù thịt nát xương tan cũng phải làm. Liễu công tử chắc cũng hiểu giá trị của tri kỷ trong đời người ta?"
Thập Kiệt Nhất không biết là muốn làm cho A Cửu vui, hay quả thực bị xúc động vì câu chuyện của nàng, gã sôi nổi nói: “Tốt lắm, có nghĩa khí, không ngờ A Cửu cô nương còn là một người trọng tình cảm đến như vậy." A Cửu ôm quyền đáp: “Thập Nhất đại ca quá khen rồi!" Nghe câu trả lời của A Cửu, Thập Kiệt Nhất tràn trề vui sướng. Liễu Dật vẫn chẳng tỏ vẻ gì. Bức họa quan hệ quá lớn, y không thể chỉ vì nghe vài câu nói mà đi vẽ cho một người lạ. Y lại uống một hớp nữa cho cạn chung rượu, rồi nói: “Bức họa đó là của hoàng thượng, nếu ta lại vẽ cho cô, tức là ta đã phạm tội khi quân, điều đó quan hệ đến sự sống còn của toàn gia Liễu phủ. Không biết A Cửu cô nương đã từng nghĩ qua cho nhà ta chưa?" A Cửu tựa hồ đang suy tính, cuối cùng nàng nói: “Đương nhiên. Điều này Liễu công tử không cần lo lắng, bằng hữu của ta chỉ cần trông thấy tranh của Liễu công tử, chứ không hề có ý thu lưu. Vì vậy, sau khi y xem xong rồi, chúng ta sẽ huỷ bức họa đi. Vậy thì, Long Phụng Trình Tường Đồ chẳng phải là vẫn còn nguyên một bức sao?" Thập Kiệt Nhất lắng nghe, rồi cười hắc hắc mà rằng: “Đúng là một ý hay, lão đại, huynh mau giúp A Cửu cô nương, đừng lo mấy cái tội khi quân đó nữa!" Liễu Dật nhìn gã ngốc, chỉ muốn đá cho một cái, nhưng rồi cố trấn áp cơn nộ hỏa, y lại quay sang A Cửu: “A Cửu cô nương, những lời phiến diện như thế, bảo Liễu mỗ làm sao tin được? Ta không thể vì một câu nói của cô nương mà đùa cợt với sinh mệnh của hơn một ngàn người trong Liễu phủ." A Cửu tỏ vẻ trầm ngâm, rất lâu nàng không lên tiếng, rồi mập mờ nói: “Vậy... vậy..." Liễu Dật uống một hớp rượu, tiếp: “Nếu A Cửu cô nương không nghĩ ra được lý do nào có tính thuyết phục hơn, e rằng Liễu mỗ quả thực hữu tâm vô lực rồi!" Đột nhiên, A Cửu nói: “Thế này, Liễu công tử, ta có thể đem những châu bảo, mỹ nữ đặt ở đây, đổi lấy thời hạn bảy ngày. Chỉ cần người bạn đó của ta trông thấy bức họa, ta sẽ lập tức mang nó trở về, hủy ngay trong Liễu phủ." Liễu Dật suy nghĩ, nữ tử này muốn dùng tiền tài chỉ để đổi lấy thời gian bảy ngày, có lẽ là thật cũng chưa biết chừng. Sau đó hủy bức họa đi, chắc không xảy ra việc gì. Thập Kiệt Nhất căn bản chẳng hề cân nhắc, lại vội vàng: “Lão đại, A Cửu cô nương dùng bao nhiêu kim ngân tài vật như thế để đổi lấy thời gian bảy ngày, việc này huynh nên tin đi
Liễu Dật nhìn Thập Kiệt Nhất, rồi lại nhìn A Cửu: “Hừ, lý do này cũng có thể chấp nhận được. Vậy thì, A Cửu cô nương, ngày mai mang đồ bảo đảm đến đây, thời hạn là bảy ngày." A Cửu vội vã gật đầu: “Đa tạ Liễu công tử!" Đoạn nàng lấy vẻ cảm động: “Trời xanh có mắt, người bằng hữu đó của ta chết cũng yên lòng rồi!" Nhưng ai mà biết A Cửu tinh quái kia thực ra đang nghĩ gì? Thật sâu trong lòng, cô nàng cười thầm: “Hừ! Ha ha, những vật bảo đảm đó chẳng qua là dùng để đổi lấy bức họa mà thôi! Ta nhận được tranh rồi, đừng nói bảy ngày, bảy năm nữa ngươi cũng đừng hòng tìm lại được ta! Thật uổng danh Liễu đại tài tử, chẳng phải là đã bại dưới cái miệng dẻo của A Cửu ta rồi sao, ha ha, ha ha!" Liễu Dật thì, thông minh cả đời, hồ đồ phút chốc, đã quên bẵng rằng những tài bảo kia lúc đầu vốn được đưa ra để đổi lấy tranh, có giá trị bảo đảm gì đâu! Cũng tại A Cửu miệng lưỡi lợi hại, che mắt được Liễu Dật. Còn cái tên đứng trong hàng ngũ thập đại kiệt xuất thiếu niên kia, bụng chỉ chứa toàn cơm. Liễu Dật nhìn vẻ cảm động của A Cửu, nói: “Việc này khỏi cám ơn ta, vì ta vốn cực lực phản đối. Hãy cám ơn Thập Nhất đại ca đang đứng bên cạnh cô kìa, gã đã nói hộ cô nhiều đấy!" Cuối cùng, A Cửu cũng ngoảnh đầu lại nhìn thẳng vào Thập Kiệt Nhất. Sao cái gã này lại giống mấy tên chăn lợn ở nhà mình thế không biết? Người như vầy mà là một trong thập đại kiệt xuất thiếu niên ư? Nhưng vốn từng trải, nàng ôm quyền xúc động nói: “Thập Nhất đại ca, A Cửu đa tạ huynh đã thành toàn cho, sau này có cơ hội A Cửu nhất định sẽ báo đáp." Thập Kiệt Nhất như được nghe lời khen đẹp nhất trần gian, vội vàng đáp lễ: “A Cửu cô nương, cô... cô quá lời rồi, nhọc công mở miệng!" Lời vừa thốt ra, là khiến cả A Cửu và Liễu Dật cùng phá lên cười. Thập Nhất bình thường ở bên Liễu Dật, gần mực thì đen, gần đèn thì rạng, đôi khi cũng học được chút ít văn từ, nhưng chỉ lõm bõm, vì vậy gặp lúc bối rối, lại tùy tiện nói chữ. Lẽ ra phải nói “nhọc công khen ngợi", thì lại quên bẵng chữ “khen ngợi", trong lúc vội vàng lại sửa thành “mở miệng", có điều gã vẫn thập phần bội phục phản ứng nhanh nhẹn của mình. Liễu Dật uống hết chung rượu: “Cũng muộn rồi, mình về ngủ đi!" A Cửu đứng dậy, cố nén cơn đau nhức nơi bả vai: “Vậy A Cửu xin cáo từ, sáng sớm mai gặp lại!" Đoạn nàng quay mình đi ra ngoài.
Thập Kiệt Nhất toan nói, nhưng không biết nên nói thế nào, Liễu Dật đã vịn vào gã: “Thôi nào, Thập Nhất, về ngủ đi! Còn A Cửu đó, ca ca đây sớm muộn gì cũng bảo cô ta về làm nương tử của đệ!" Thập Kiệt Nhất nghe dứt, phấn khởi ôm cứng lấy Liễu Dật, la lên: “Lão đại, huynh tốt quá! Thập Nhất đời này sẽ mãi mãi theo huynh!" Ánh mắt gã phảng phất lộ vẻ kính ngưỡng. Giãy giụa thoát khỏi đôi tay cứng như sắt của Thập Nhất, Liễu Dật đi vượt lên trước, lầm bầm: “Khào, hảo huynh đệ, để mua cho đệ một mỹ nữ vậy!" Tuy là đùa, nhưng nghĩ đến Thập Kiệt Nhất bảo vệ mình đã bao nhiêu năm, cũng phải thừa nhận, nếu không có gã, mình chắc đã cát bụi trở về cát bụi từ lâu rồi. Xem ra danh nhân cũng có nỗi khổ của danh nhân. Nhìn bóng hai người khuất dần, trong màn đêm đột nhiên vang lên một tiếng thở dài: “Vị Linh Phong, Vị Linh Phong, ta nhất định sẽ khiến huynh cầm kiếm trở lại!" Nơi phát ra thanh âm đó, một cây cổ thụ trong hoa viên, đầu cành một dải liễu, đột nhiên hiện ra một trung niên vận bạch y, tuổi chừng tam thập, tay cầm thanh trường kiếm lam sắc. Hơi gió lay động, cành cây lắc lư, người đó chính là Lãnh Kiếm, kiếm giả tối cao trong tam giới một trăm năm về trước. Sau cái chết của Vị Linh Phong, y đột nhiên bặt tăm vô tung vô ảnh. Từ đó trở đi, kiếm giả tối cao của tam giới, niềm kiêu hãnh của Nhân tộc, đã trở thành một thần thoại... -oOo-
(1) Thanh Thanh Mạn. (Nguyễn Xuân Tảo dịch - Nguồn : thi viện Mai Hoa Trang)
Lần lần giở giở
Lạnh lạnh lùng lùng
Cảm cảm thương thương nhớ nhớ
Thời tiết ấm lên lại rét
Càng thêm khó ở
Rượu nhạt uống đôi ba chén
Không chống nổi chiều về gió dữ
Nhạn bay qua
Đang đau lòng
Lại đúng bạn quen biết cũ
Chồng chất hoa vàng khắp chỗ
Buồn bực nỗi
Giờ đây còn ai bẻ nữa
Đen kịt nhường kia
Một mình giữ bên cửa sổ
Cây ngô đồng gặp mưa bay
Buổi hoàng hôn thánh thót giọt nhỏ
Nối tiếp vậy
Ghê gớm sao, sầu kia một chữ.
Sau loạn Tĩnh Khang, Lý Thanh Chiếu gặp cảnh nước mất, nhà tan, chồng chết. Thời kỳ này, tác phẩm của bà không còn cái vị thanh tân như xưa, mà trở nên ưu tư, chủ yếu bộc lộ nỗi nhung nhớ vong phu Triệu Minh Thành và miêu tả tình cảnh cô đơn thê lương của mình. Thanh Thanh Mạn – Tầm Tầm Mịch Mịch chính là một trong những tác phẩm tiêu biểu điển hình trong thời kỳ này. Câu mở đầu của bài từ này rất đặc biệt, dùng liên tiếp bảy lần điệp từ. Không chỉ trong lĩnh vực điền từ, dù là trong thi – phú – khúc cũng tuyệt không có. Nhưng nó còn chỗ độc đáo ở chỗ, bảy cụm điệp từ rất giàu nhạc tính. Tống từ là thể loại dùng để diễn xướng, vì vậy âm điệu nhiệp nhàng là một điều kiện cần thiết. Bảy cụm từ này đọc lên có cảm giác như nghe tiếng lanh canh khi rắc một nắm hạt châu xuống cái khay ngọc. Âm điệu ngân nga trở đi trở lại, bồi hồi đê mê, uyển chuyển thê thiết, như tiếng thở than khe khẽ của một người đang đắm trong nỗi đau thương cực điểm, nghe mà thấy nỗi sầu úa khó tả tan dần trong lòng và trong không gian, ngưng tụ khó tiêu tán, dư vị thật vô cùng. Tâm trạng buồn bã, lại thêm thời tiết dở ẩm dở lạnh, từ nhân không ngủ được. Nếu có thể lặng lẽ ngủ, may ra tạm thời trốn tránh được nỗi thống khổ trong một khoảng thời gian, nhưng càng nhắm mắt càng khó yên giấc, bất giác từ nhân lại nhớ tới người bạn lòng đã quá cố. Nàng khoác áo trỗi dậy khỏi giường, chiêu một ngụm rượu nóng, nhưng cái lạnh là do nỗi cô đơn gây nên, mà rượu thì cũng như trà, uống một mình làm sao chữa được cô đơn. Quạnh quẽ bên chung rượu, giữa lúc thời tiết u ám, mây dày trĩu nặng, gió lạnh lùa tới từng cơn, đột nhiên lại nghe thấy tiếng kêu bi ai của cánh nhạn lẻ loi. Âm thanh ai oán như xé ngang bầu trời, lại một lần nữa xoáy mạnh vào vết thương lòng còn chưa kín miệng của từ nhân. Ôi nhạn, sao tiếng kêu của ngươi lại thê thiết như vậy, lẽ nào ngươi cũng giống ta, mất đi người bạn lòng, để quãng đời còn lại phải một thân một bóng đối diện với trùng điệp núi với nhấp nhô mây ? Nghĩ ngợi mông lung, ánh mắt mê mang, mơ hồ...
Tác giả :
Tàn Nguyệt Bi Mộng