Lý Trí Và Tình Cảm
Chương 42
Thêm một chuyến thăm viếng ngắn đến Phố Harley kết thúc sự giao hảo giữa người anh và hai em gái ở thành phố, sau khi người anh tỏ ý vui mừng vì hai chị em Elinor được di chuyển một phần đường về Barton mà không tốn kém, và vì một hoặc hai ngày sau Đại tá Brandon đi theo hai cô đến Cleveland. Fanny hời hợt mời hai cô ghé Norland mỗi khi có dịp đi ngang – điều khó thể xảy ra; còn John hứa với Elinor – nồng nàn hơn nhưng riêng tư hơn – sẽ sẵn sàng đi thăm cô tại Delaford. Đấy là tất cả những gì hứa hẹn cho những cuộc gặp gỡ trong tương lai ở miền quê.
Elinor buồn cười mà nhận xét là mọi người thân quen của cô dường như chủ ý muốn gửi cô đến Delaford, nơi mà, so với mọi nơi khác, cô không thiết tha thăm viếng hoặc cư ngụ. Không những ông anh cô và bà Jennings xem đấy là mái ấm gia đình tương lai của cô, mà ngay cả Lucy, khi từ biệt, cũng tha thiết mời cô ghé thăm mình ở đó.
Đầu Tháng Tư và vào giờ khá sớm trong ngày, hai nhóm từ Quảng trường Hanover° và Phố Berkeley khởi hành đến một điểm hẹn trên đường đi. Để hai mẹ con cô Charlotte được thoải mái, họ sẽ đi trước hai ngày; còn anh Palmer, vì cùng Đại tá Brandon di chuyển nhanh hơn, sẽ gặp họ ở Cleveland ngay sau khi họ đến.
Chỉ có ít thời gian được thoải mái ở London và từ lâu nôn nóng muốn rời xa thành phố này, Marianne nói lời từ giã, trong đau đớn cùng cực, với ngôi nhà trong đó lần cuối cùng cô đã mang hy vọng, và cũng là nơi mà niềm tin yêu dành cho Willoughby đã lịm tắt hẳn. Với những dòng lệ chảy dài, cô xa rời nơi mà Willoughby lưu lại, bận rộn trong những giao tiếp mới và những toan tính mới, mà cô không thể tham dự.
Elinor được hài lòng hơn. Cô không có đối tượng như thế để vương vấn tâm tư, cô không xa rời một người nào đã cho cô tiếc nuối trong giây phút là sẽ xa cách mãi, và cô vui vì được thoát khỏi sự hành hạ của quan hệ bằng hữu qua Lucy. Cô còn được dễ chịu vì mang em gái về mà em không gặp lại Willoughby từ khi anh kết hôn, và cô trông mong vài tháng tĩnh lặng ở Barton sẽ giúp hồi phục bình an trong tâm hồn của Marianne và cũng xác định bình an trong tâm hồn của chính mình.
-o0o-
Chuyến đi được bình an. Ngày thứ hai mang họ đến một hạt của Somerset mà nhiều người yêu thích nhưng trí tưởng tượng của Marianne cấm đoán, và vào buổi chiều ngày thứ ba họ đến Cleveland.
Cleveland là một ngôi gia cư rộng rãi, được xây dựng hiện đại, tọa lạc trên một thảm cỏ dốc. Không có hoa viên, nhưng cảnh quan của các sân chơi khá phong phú. Giống như mọi cơ ngơi khác có tầm quan trọng tương tự, cũng có những trảng cây bụi, lối đi dạo trong rừng, một con đường trải cuội sỏi chạy ngoằn ngoèo quanh đồn điền dẫn đến mặt trước, cây gỗ rải rác trên thảm cỏ, các cây linh sam°°, bụi hồng dại và cây keo che chắn ngôi nhà, và một dải đầy các cây này, xen kẽ với những cây bạch dương, ngăn cách các phòng làm việc.
Marianne bước vào ngôi nhà với tâm tư ngập tràn xúc động qua ý thức rằng mình đang ở cách Barton chỉ tám mươi dặm, và cách Combe Magna không đến ba mươi dặm. Chỉ sau năm phút, trong khi những người khác bận rộn giúp Charlotte giới thiệu đứa bé với gia nhân, cô lẻn ra ngoài qua các lùm cây ngoằn ngoèo, bắt đầu một quang cảnh đẹp để đi đến một mô đất xa xa. Từ một ngôi nhà thời kiểu Hy Lạp nơi đây, cô dõi mắt lướt qua một dải đất thôn dã khoáng đãng đến hướng đông-nam, trìu mến chú mục đến chóp xa nhất của mấy dãy đồi phía chân trời, tưởng tượng được nhìn thấy Combe Magna từ các đỉnh đồi này.
Trong những khoảnh khắc u buồn quý giá như thế, cô hân hoan trong nước mắt đau khổ được đến Cleveland. Khi cô trở về ngôi nhà qua một lối khác, cảm nhận mọi đặc quyền hạnh phúc của cuộc sống thong dong nơi thôn dã, thẩn thơ đây đó trong cảnh tĩnh mịch tự do và phong phú, cô quyết định trong khi lưu lại với gia đình Palmer sẽ bỏ ra mỗi giờ trong mỗi ngày để đắm mình trong những ngao du cô tịch như thế.
Cô trở về vừa kịp để tháp tùng các người khác trong chuyến dạo chơi đến những khu vực lân cận. Phần còn lại của buổi sáng trôi qua dễ chịu bằng cách thơ thẩn trong khu vườn rau, ngắm các chùm hoa trên bờ tường khu vườn và nghe ông làm vườn ta thán về những bệnh thực vật, la cà trong nhà kính nơi Charlotte cười đùa vì các cây hoa cô thích bị phơi ra sương giá mà tàn rụi, đến thăm nhà nuôi gia cầm, nơi chủ nhân lấy làm thích thú thêm khi thấy cô nhân công bơ sữa bị thất vọng về các con gà mái bỏ ổ trứng hoặc bị cáo tha mất, hoặc về sự suy giảm của lứa con non có triển vọng.
Trời buổi sáng trong lành và hanh. Trong kế hoạch hoạt động ngoài trời, Marianne không tính đến sự thay đổi của thời tiết. Vì thế, cô vô cùng ngạc nhiên thấy một cơn mưa ngăn cản cô đi ra ngoài sau bữa ăn chiều. Cô đã định đi dạo trong bóng chiều chạng vạng để đến ngôi nhà thờ Hy Lạp, có lẽ lang thang khắp cả các cánh đồng, sẽ không nản chí vì se lạnh hoặc ẩm thấp. Nhưng với một cơn mưa lớn và dai dẳng, ngay cả cô không thể tưởng tượng đấy là thời tiết tốt để dạo chơi.
Số khách ghé lưu lại chỉ có ít, và thời khắc trôi qua êm đềm. Cô Palmer bận bịu với đứa trẻ; bà Jennings với việc đan tấm thảm của bà. Họ nói đến các người bạn còn ở lại, sắp xếp lịch công việc của Phu nhân Middleton, và tự hỏi liệu anh Palmer và Đại tá Brandon đã đến Reading tối nay hay chưa. Dù không quan tâm mấy về việc này, Elinor vẫn góp chuyện. Bằng mánh lới tự tìm lối đi trong mọi tòa nhà để đến phòng đọc sách cho dù gia đình không màng đến sách vở, chẳng bao lâu Marianne đã tìm được một quyển sách để đọc.
Cô vợ Palmer không có gì yếu kém trong việc vui đùa thân thiện để tiếp đãi các người khách của cô. Thái độ cởi mở và nồng nhiệt của cô vượt mức bù trừ cho sự thiếu kém về suy nghĩ và thanh lịch vốn thường làm cho cô kém lễ độ; lòng tử tế cộng thêm khuôn mặt rất xinh của cô thật thu hút; thói điên rồ của cô dù hiển hiện nhưng không đáng ghét vì không phải do dối trá. Elinor có thể bỏ qua tất cả ngoại trừ tiếng cười của cô.
Ngày kế, hai người đàn ông đến nơi và dự vào buổi ăn tối rất muộn, giúp mở rộng nhóm người trong không khí vui vẻ và đem đến thêm đề tài cho cuộc chuyện trò vốn đã khô cạn sau cơn mưa dai dẳng kéo dài cả buổi sáng.
Elinor đã nhận thấy rất ít nơi anh Palmer, và qua cái rất ít đó cô đã thấy thái độ anh luôn thay đổi đối với em cô và chính cô, đến nỗi cô không biết anh là người như thế nào trong gia đình anh. Tuy nhiên, cô thấy anh là một người quý phái chân chính trong cách đối xử với tất cả các vị khách, và chỉ thỉnh thoảng thô lỗ với cô vợ và bà mẹ vợ. Cô cũng thấy anh có khả năng trở thành một người bạn dễ chịu, nhưng không thể luôn luôn trở nên dễ chịu chỉ vì anh có tật quá tự kiêu khi tưởng tượng mình vượt trội thiên hạ, nhất là vượt trội so với bà Jennings và Charlotte. Về những phần còn lại trong cá tính và thói quen của anh, Elinor không thấy có gì bất thường trong giới tính và tuổi tác của anh. Anh tế nhị trong khi ăn uống, thất thường về giờ giấc; yêu mến đứa con tuy ra vẻ không đậm đà lắm; và lãng phí những buổi sáng bên bàn bi-a thay vì lo chuyện làm ăn.
Tuy nhiên, nói chung Elinor mến anh hơn là cô nghĩ lúc đầu, và trong thâm tâm cô không lấy làm tiếc là mình chẳng thể mến anh hơn; không lấy làm tiếc khi thấy tính sành ăn, ích kỷ và kiêu ngạo của anh, để dựa vào đấy mà hài lòng khi nhớ đến phong thái khoáng đạt, thú thưởng thức giản đơn và cảm nghĩ khiêm tốn của Edward.
Về Edward, hoặc ít nhất về vài mối quan tâm của anh, bây giờ Elinor được biết qua Đại tá Brandon, vì gần đây ông có ghé qua Dorsetshire. Đã xem cô là người bạn không vụ lợi của anh Ferrars và là người bạn tâm tình của mình, ông nói với cô nhiều về Tư dinh Cha xứ Delaford, mô tả các thiếu kém, cho cô biết ông định làm gì để nâng cấp. Thái độ của ông đối với cô trong các cuộc trò chuyện này cũng như về những chi tiết khác, tính cách vui vẻ bộc lộ với cô chỉ sau thời gian mười ngày xa cách, ý thích sẵn sàng tiếp chuyện với cô, và sự tôn trọng ý kiến của cô – tất cả đều minh chứng cho bà Jennings tin là ông yêu cô.
Có lẽ thế cũng đủ khiến Elinor trở nên nghi ngờ với chính mình, nếu như ngay từ đầu cô không tin Marianne là người ông yêu. Nhưng thật ra, ý nghĩ kia không hề len lỏi vào đầu cô, cho đến khi bà Jennins nhận xét. Nhưng cô vẫn tin trong hai người, mình là người quan sát tốt hơn: cô nhìn ánh mắt của ông trong khi bà Jennings chỉ nghĩ đến cử chỉ của ông. Ánh mắt của ông khi lo lắng cho tinh thần và sức khỏe của Marianne thoát khỏi sự quan sát của bà vì không thể diễn tả bằng lời. Riêng cô có thể thấy trong ánh mắt này các ý tình nhạy bén và vẻ hốt hoảng không cần thiết của một người đang yêu.
-o0o-
Trong ngày thứ ba và thứ tư sau khi Marianne đến, cô em có hai buổi chiều tà dạo chơi không chỉ trên con đường cuội sỏi, mà khắp cả cánh đồng, đặc biệt ở những khu vực xa nơi mà cây cối cao nhất, cỏ um tùm nhất và ẩm ướt nhất. Cách đi dạo này, cộng thêm thiếu cẩn thận khi giày vớ bị ẩm ướt, đã khiến cô bị một cơn cảm cúm mà trong một, hai ngày đầu cô xem thường hoặc phủ nhận, rồi trở nên nặng thêm trong nỗi âu lo của mọi người. Thuốc men đến từ mọi nơi, nhưng như thường lệ, đều bị từ chối. Cô em tin là dù có nặng và bị sốt cộng thêm nhức mỏi chân tay, chứng ho và khan cổ, chỉ cần một đêm nghỉ ngơi là có thể dứt hẳn. Elinor phải khó khăn lắm mới thuyết phục được em gái dùng một hoặc hai loại thuốc đơn giản nhất.
Chú thích:
° Quảng trường Hanover: như đoạn trước đã đề cập, chỉ nơi cư ngụ của vợ chồng Palmer ở London.
°° Linh sam (Anh ngữ: fir): loại cây trong họ thông, có thân thẳng và tán lá hình nón, mọc phổ biến vùng ôn đới, thường được dùng làm “Cây Giáng Sinh".
Elinor buồn cười mà nhận xét là mọi người thân quen của cô dường như chủ ý muốn gửi cô đến Delaford, nơi mà, so với mọi nơi khác, cô không thiết tha thăm viếng hoặc cư ngụ. Không những ông anh cô và bà Jennings xem đấy là mái ấm gia đình tương lai của cô, mà ngay cả Lucy, khi từ biệt, cũng tha thiết mời cô ghé thăm mình ở đó.
Đầu Tháng Tư và vào giờ khá sớm trong ngày, hai nhóm từ Quảng trường Hanover° và Phố Berkeley khởi hành đến một điểm hẹn trên đường đi. Để hai mẹ con cô Charlotte được thoải mái, họ sẽ đi trước hai ngày; còn anh Palmer, vì cùng Đại tá Brandon di chuyển nhanh hơn, sẽ gặp họ ở Cleveland ngay sau khi họ đến.
Chỉ có ít thời gian được thoải mái ở London và từ lâu nôn nóng muốn rời xa thành phố này, Marianne nói lời từ giã, trong đau đớn cùng cực, với ngôi nhà trong đó lần cuối cùng cô đã mang hy vọng, và cũng là nơi mà niềm tin yêu dành cho Willoughby đã lịm tắt hẳn. Với những dòng lệ chảy dài, cô xa rời nơi mà Willoughby lưu lại, bận rộn trong những giao tiếp mới và những toan tính mới, mà cô không thể tham dự.
Elinor được hài lòng hơn. Cô không có đối tượng như thế để vương vấn tâm tư, cô không xa rời một người nào đã cho cô tiếc nuối trong giây phút là sẽ xa cách mãi, và cô vui vì được thoát khỏi sự hành hạ của quan hệ bằng hữu qua Lucy. Cô còn được dễ chịu vì mang em gái về mà em không gặp lại Willoughby từ khi anh kết hôn, và cô trông mong vài tháng tĩnh lặng ở Barton sẽ giúp hồi phục bình an trong tâm hồn của Marianne và cũng xác định bình an trong tâm hồn của chính mình.
-o0o-
Chuyến đi được bình an. Ngày thứ hai mang họ đến một hạt của Somerset mà nhiều người yêu thích nhưng trí tưởng tượng của Marianne cấm đoán, và vào buổi chiều ngày thứ ba họ đến Cleveland.
Cleveland là một ngôi gia cư rộng rãi, được xây dựng hiện đại, tọa lạc trên một thảm cỏ dốc. Không có hoa viên, nhưng cảnh quan của các sân chơi khá phong phú. Giống như mọi cơ ngơi khác có tầm quan trọng tương tự, cũng có những trảng cây bụi, lối đi dạo trong rừng, một con đường trải cuội sỏi chạy ngoằn ngoèo quanh đồn điền dẫn đến mặt trước, cây gỗ rải rác trên thảm cỏ, các cây linh sam°°, bụi hồng dại và cây keo che chắn ngôi nhà, và một dải đầy các cây này, xen kẽ với những cây bạch dương, ngăn cách các phòng làm việc.
Marianne bước vào ngôi nhà với tâm tư ngập tràn xúc động qua ý thức rằng mình đang ở cách Barton chỉ tám mươi dặm, và cách Combe Magna không đến ba mươi dặm. Chỉ sau năm phút, trong khi những người khác bận rộn giúp Charlotte giới thiệu đứa bé với gia nhân, cô lẻn ra ngoài qua các lùm cây ngoằn ngoèo, bắt đầu một quang cảnh đẹp để đi đến một mô đất xa xa. Từ một ngôi nhà thời kiểu Hy Lạp nơi đây, cô dõi mắt lướt qua một dải đất thôn dã khoáng đãng đến hướng đông-nam, trìu mến chú mục đến chóp xa nhất của mấy dãy đồi phía chân trời, tưởng tượng được nhìn thấy Combe Magna từ các đỉnh đồi này.
Trong những khoảnh khắc u buồn quý giá như thế, cô hân hoan trong nước mắt đau khổ được đến Cleveland. Khi cô trở về ngôi nhà qua một lối khác, cảm nhận mọi đặc quyền hạnh phúc của cuộc sống thong dong nơi thôn dã, thẩn thơ đây đó trong cảnh tĩnh mịch tự do và phong phú, cô quyết định trong khi lưu lại với gia đình Palmer sẽ bỏ ra mỗi giờ trong mỗi ngày để đắm mình trong những ngao du cô tịch như thế.
Cô trở về vừa kịp để tháp tùng các người khác trong chuyến dạo chơi đến những khu vực lân cận. Phần còn lại của buổi sáng trôi qua dễ chịu bằng cách thơ thẩn trong khu vườn rau, ngắm các chùm hoa trên bờ tường khu vườn và nghe ông làm vườn ta thán về những bệnh thực vật, la cà trong nhà kính nơi Charlotte cười đùa vì các cây hoa cô thích bị phơi ra sương giá mà tàn rụi, đến thăm nhà nuôi gia cầm, nơi chủ nhân lấy làm thích thú thêm khi thấy cô nhân công bơ sữa bị thất vọng về các con gà mái bỏ ổ trứng hoặc bị cáo tha mất, hoặc về sự suy giảm của lứa con non có triển vọng.
Trời buổi sáng trong lành và hanh. Trong kế hoạch hoạt động ngoài trời, Marianne không tính đến sự thay đổi của thời tiết. Vì thế, cô vô cùng ngạc nhiên thấy một cơn mưa ngăn cản cô đi ra ngoài sau bữa ăn chiều. Cô đã định đi dạo trong bóng chiều chạng vạng để đến ngôi nhà thờ Hy Lạp, có lẽ lang thang khắp cả các cánh đồng, sẽ không nản chí vì se lạnh hoặc ẩm thấp. Nhưng với một cơn mưa lớn và dai dẳng, ngay cả cô không thể tưởng tượng đấy là thời tiết tốt để dạo chơi.
Số khách ghé lưu lại chỉ có ít, và thời khắc trôi qua êm đềm. Cô Palmer bận bịu với đứa trẻ; bà Jennings với việc đan tấm thảm của bà. Họ nói đến các người bạn còn ở lại, sắp xếp lịch công việc của Phu nhân Middleton, và tự hỏi liệu anh Palmer và Đại tá Brandon đã đến Reading tối nay hay chưa. Dù không quan tâm mấy về việc này, Elinor vẫn góp chuyện. Bằng mánh lới tự tìm lối đi trong mọi tòa nhà để đến phòng đọc sách cho dù gia đình không màng đến sách vở, chẳng bao lâu Marianne đã tìm được một quyển sách để đọc.
Cô vợ Palmer không có gì yếu kém trong việc vui đùa thân thiện để tiếp đãi các người khách của cô. Thái độ cởi mở và nồng nhiệt của cô vượt mức bù trừ cho sự thiếu kém về suy nghĩ và thanh lịch vốn thường làm cho cô kém lễ độ; lòng tử tế cộng thêm khuôn mặt rất xinh của cô thật thu hút; thói điên rồ của cô dù hiển hiện nhưng không đáng ghét vì không phải do dối trá. Elinor có thể bỏ qua tất cả ngoại trừ tiếng cười của cô.
Ngày kế, hai người đàn ông đến nơi và dự vào buổi ăn tối rất muộn, giúp mở rộng nhóm người trong không khí vui vẻ và đem đến thêm đề tài cho cuộc chuyện trò vốn đã khô cạn sau cơn mưa dai dẳng kéo dài cả buổi sáng.
Elinor đã nhận thấy rất ít nơi anh Palmer, và qua cái rất ít đó cô đã thấy thái độ anh luôn thay đổi đối với em cô và chính cô, đến nỗi cô không biết anh là người như thế nào trong gia đình anh. Tuy nhiên, cô thấy anh là một người quý phái chân chính trong cách đối xử với tất cả các vị khách, và chỉ thỉnh thoảng thô lỗ với cô vợ và bà mẹ vợ. Cô cũng thấy anh có khả năng trở thành một người bạn dễ chịu, nhưng không thể luôn luôn trở nên dễ chịu chỉ vì anh có tật quá tự kiêu khi tưởng tượng mình vượt trội thiên hạ, nhất là vượt trội so với bà Jennings và Charlotte. Về những phần còn lại trong cá tính và thói quen của anh, Elinor không thấy có gì bất thường trong giới tính và tuổi tác của anh. Anh tế nhị trong khi ăn uống, thất thường về giờ giấc; yêu mến đứa con tuy ra vẻ không đậm đà lắm; và lãng phí những buổi sáng bên bàn bi-a thay vì lo chuyện làm ăn.
Tuy nhiên, nói chung Elinor mến anh hơn là cô nghĩ lúc đầu, và trong thâm tâm cô không lấy làm tiếc là mình chẳng thể mến anh hơn; không lấy làm tiếc khi thấy tính sành ăn, ích kỷ và kiêu ngạo của anh, để dựa vào đấy mà hài lòng khi nhớ đến phong thái khoáng đạt, thú thưởng thức giản đơn và cảm nghĩ khiêm tốn của Edward.
Về Edward, hoặc ít nhất về vài mối quan tâm của anh, bây giờ Elinor được biết qua Đại tá Brandon, vì gần đây ông có ghé qua Dorsetshire. Đã xem cô là người bạn không vụ lợi của anh Ferrars và là người bạn tâm tình của mình, ông nói với cô nhiều về Tư dinh Cha xứ Delaford, mô tả các thiếu kém, cho cô biết ông định làm gì để nâng cấp. Thái độ của ông đối với cô trong các cuộc trò chuyện này cũng như về những chi tiết khác, tính cách vui vẻ bộc lộ với cô chỉ sau thời gian mười ngày xa cách, ý thích sẵn sàng tiếp chuyện với cô, và sự tôn trọng ý kiến của cô – tất cả đều minh chứng cho bà Jennings tin là ông yêu cô.
Có lẽ thế cũng đủ khiến Elinor trở nên nghi ngờ với chính mình, nếu như ngay từ đầu cô không tin Marianne là người ông yêu. Nhưng thật ra, ý nghĩ kia không hề len lỏi vào đầu cô, cho đến khi bà Jennins nhận xét. Nhưng cô vẫn tin trong hai người, mình là người quan sát tốt hơn: cô nhìn ánh mắt của ông trong khi bà Jennings chỉ nghĩ đến cử chỉ của ông. Ánh mắt của ông khi lo lắng cho tinh thần và sức khỏe của Marianne thoát khỏi sự quan sát của bà vì không thể diễn tả bằng lời. Riêng cô có thể thấy trong ánh mắt này các ý tình nhạy bén và vẻ hốt hoảng không cần thiết của một người đang yêu.
-o0o-
Trong ngày thứ ba và thứ tư sau khi Marianne đến, cô em có hai buổi chiều tà dạo chơi không chỉ trên con đường cuội sỏi, mà khắp cả cánh đồng, đặc biệt ở những khu vực xa nơi mà cây cối cao nhất, cỏ um tùm nhất và ẩm ướt nhất. Cách đi dạo này, cộng thêm thiếu cẩn thận khi giày vớ bị ẩm ướt, đã khiến cô bị một cơn cảm cúm mà trong một, hai ngày đầu cô xem thường hoặc phủ nhận, rồi trở nên nặng thêm trong nỗi âu lo của mọi người. Thuốc men đến từ mọi nơi, nhưng như thường lệ, đều bị từ chối. Cô em tin là dù có nặng và bị sốt cộng thêm nhức mỏi chân tay, chứng ho và khan cổ, chỉ cần một đêm nghỉ ngơi là có thể dứt hẳn. Elinor phải khó khăn lắm mới thuyết phục được em gái dùng một hoặc hai loại thuốc đơn giản nhất.
Chú thích:
° Quảng trường Hanover: như đoạn trước đã đề cập, chỉ nơi cư ngụ của vợ chồng Palmer ở London.
°° Linh sam (Anh ngữ: fir): loại cây trong họ thông, có thân thẳng và tán lá hình nón, mọc phổ biến vùng ôn đới, thường được dùng làm “Cây Giáng Sinh".
Tác giả :
Jane Austen