Lưỡng Đô Ký Sự
Chương 53: Hạ đài
Quân tử phòng vị nhiên,
bất xử hiềm nghi gian.
Qua điền bất nạp lí,
lý hạ bất chính quan.
Vô luận là Vương Bạc Viễn có muốn hay không, hôm nay hắn đã lên tới nơi đầu sóng ngọn gió, ngày kia Hoàng đế tự mình chấp chính ắt sẽ khai đao thu lại hoàng quyền, mà hắn sẽ là đối tượng đầu tiên. Ở vị trí này, phàm là người thông minh nhất định sẽ biết cố thủ giữ mình, tốt nhất không nên tham gia vào chuyện can gián, cứ an an phận phận làm tốt chức trách của mình mới phải. Vương Bạc Viễn lên tới Lại bộ Thượng thư, đương nhiên không thể không biết những điều này. Nhưng là, hắn sơ ý mua dây buộc mình, hiện tại có đẩy hắn xuống, cái ghế Thượng thư này vẫn không thể để trống.
Hôm ấy, có người đã nhanh hơn một bước, tới Vị Ương cung cầu kiến xin gặp Thái hậu. Người này, tức Hình bộ Thượng thư Trương Cảnh.
Trương Cảnh nói, ngữ điệu sầu lo: "Dạo gần đây thần thường ra vào phủ đệ của Thanh Hà điện hạ, nhớ đến chính biến mấy năm trước, thần cũng không khỏi thấp thỏm lo âu. Quân tử biết phòng hiểm cảnh, cho nên, hôm nay thần tới bẩm Điện hạ."
Trương Cảnh cũng không nhiều lời, chỉ nói như vậy đã đủ. Mùa thu năm Cảnh Ninh nguyên niên, tức năm đầu tiên Hoàng đế đăng cơ, Trịnh vương và Tề vương hồi kinh báo cáo, đã nhân cơ hội liê thủ với Tương Lăng Trưởng công chúa, gây ra một hồi sóng gió chính biến. Từ ấy về sau, các vị đại công chúa ở đất Yến Kinh này cũng thành không được tự nhiên. Địa vị của Thanh Hà đại công chúa càng có chút đặc biệt. Hôn phu của nàng, Cao Thực, thân là Đại thống lĩnh Thân Vệ quân, mà Vương Bạc Viễn lại qua lại sát sao với hai người. Nghĩ vậy cũng khó tránh khỏi suy nghĩ sâu xa.
Trương Cảnh đi rồi, Thái hậu cho truyền Vương Bạc Viễn.
Án tham ô của Tần Mịch, tuy rằng không có chứng cứ xác thực, việc Trương Cảnh có liên quan không ít thì nhiều đã là việc rõ ràng. Nhưng Trương Cảnh người này, nếu không Hoàng đế hoặc Thái hậu đứng sau, bày trò ra như thế rồi cũng chỉ giống như một tên hề, sự không thể thành. Những năm gần đây Thái hậu đã có ý muốn hoàn chính lại cho Hoàng đế, thời gian này rất ít khi triệu kiến chiều thần. Hôm nay hành động như vậy, Vương Bạc Viễn lo lắng bất an.
Thái hậu nhìn môi hắn đã lạnh đến tái lại, liền cho cung nga dâng trà nóng.
Hai người cũng chỉ nói việc gia sự. Nay Vương Bạc Viễn là hơn năm mươi, nam nhân tuổi này, tính toán trong lòng một nửa là cho sự nghiệp của bản thân, một nửa là cho sự nghiệp của nhi tử. Chuyện học của nhi tử hắn đã được Hoàng đế để mắt chiếu cố, Thái hậu cũng dựa vào đó mà tùy tiện hỏi vài câu. Từ đầu đến cuối thần sắc đều bình thản thân hòa, tựa hồ như hôm nay triệu kiến đến chỉ là để hỏi han, không có ý gì khác.
Ước chừng nửa chén trà, Vương Bạc Viễn đã thôi cảnh giác, khuôn mặt vốn căng thẳng giờ thả lỏng. Bỗng nghĩ ra một chuyện, hắn cười nói với Thái hậu: "Hôm qua thần tới phủ đệ của Thanh Hạ điện hạ bình thi văn, có nhìn thấy một bản dập từ tiền triều..." Nói đến đây, hắn vội im bặt. Một Cấp Sự Trung lỡ miệng nói lời phạm thượng đã bị đánh chết, nay hắn còn nhắc đến tiền triều trước mặt Thái hậu, có gì khác nhau đâu?
Mà ngoài dự đoán, Thái hậu còn chẳng hề nhíu mày, cũng không mượn cớ chất vấn quan hệ của hắn với Thanh Hà đại công chúa. Nàng không nói, nâng chén trà lên, thong thả nhấp môi, cười nhạt: "Nói tới thi văn, đêm qua ta cũng đọc một thiên rất tâm đắc. Văn nói, 'Quân tử phòng vị nhiên, bất xử hiềm nghi gian. Qua điền bất nạp lí, lý hạ bất chính quan.'[1] Ta cũng muốn cùng khanh gia bình phẩm một chút."
[1] 'Quân Tử Hành' của Tào Thực, khuyên người quân tử phải xử sự sao để tránh tị hiềm nghi kị.
Vương Bạc Viễn lau mồ hôi trên trán, một mặt tỏ ra không hiểu thâm ý, một mặt đành ấp úng mà bình phẩm. Hắn nói xong, lại càng không dám tùy ý thả lỏng, cũng không khỏi tự giận mình tâm tư còn chẳng kín đáo bằng một nữ nhân. Gần đây Thái hậu đã lùi về sau Hoàng đế, trở về nơi hậu cung này, rất ít khi trực tiếp tham dự chuyện triều chính, hắn cơ hồ đã quên mất nàng là ai. Kỳ thật, nàng vẫn là nàng năm đó, biến Lãng Phong uyển khi ấy chính là nàng chấn nhiếp tình hình rối ren, phong phạm quyết đoán gặp biến mà không rối. Nghĩ lại, không có nàng năm ấy khó mà có được ngày hôm nay.
Vương Bạc Viễn thấp thỏm như đang đi trên băng mỏng. Hôm nay Thái hậu không xử lí, trong lòng hắn cũng đang treo một tảng đá lớn, không biết khi nào sẽ rơi xuống. Đến khi hồi phủ, còn chưa vào được tới chính đường, đã có một nội thị tới cáo lệnh của Thái hậu: Biếm trích tới Kinh Châu, toàn bộ gia quyến đi theo.
Đi bên bờ sông không thể không ướt giày, gần như không người nào làm quan mà không có tội. Cáo lệnh viết rõ ràng, liệt kê từng tội từng tội, nghe là biết cáo lệnh này đã được chuẩn bị trong một thời gian dài. Thái hậu và Hoàng đế muốn hắn hạ đài lại chẳng ra tay trong ngày một ngày hai, chỉ e lần ấy Hoàng đế cũng chính là dùng lạt mềm buộc chặt mà thôi.
Vương Bạc Viên đưa tay đón cáo lệnh, ngây ngốc mà quỳ ở đó, hai mắt vô thần. Hắn đã đến tuổi này, đường quan lộ coi như đã tận, muốn thăng tiến lần nữa không khác nào là chuyện lên trời. Gia quyến nhìn nhau mà khóc, Kinh Châu tuy không phải đất hoang vu nhưng cũng nào so được với Yến Kinh phồn hoa náo nhiệt.
Nghe thấy quanh mình toàn những tiếng khóc than oán hận, trách móc vì sao hắn đắc tội quân thượng, Vương Bạc Viễn lúc này đột nhiên nhớ đến câu sách sử vẫn nói: 'Tây Hán chư tướng, dĩ quyền quý bất toàn, Nam Dương cố nhân, dĩ du nhàn tự bảo'[2].
[2] Chư tướng Tây Hán, có quyền quý ắt sẽ bất toàn. Cố nhân Nam Dương, lấy nhàn nhã tự bảo vệ mình.
Từ xưa đến nay, quân chủ và công thần có thể cùng hoạn nạn, lại khó cùng phú quý. Hắn có công, e là đã bị Thái hậu và Hoàng đế đề phòng từ lâu. Bao nhiêu tội lỗi nhỏ nhặt, Hoàng đế cũng đề sẽ nhắm mắt làm ngơ cho qua, nhưng chỉ cần hắn có ý đe dọa đến hoàng quyền, gây ra hiềm nghi trong chư khanh, ấy chính là thời điểm tốt nhất để trị tội.
Hoàng đế vẫn chưa chính thức tự chấp chính, cáo lệnh của Thái hậu cũng cần phải có được sự đồng thuận của hai vị Thừa tướng mới có thể phát xuống. Việc đến nước này, Vương Bạc Viễn biết mình đã không còn có con đường nào khác. Cáo lệnh viết, cho phép gia quyến ở lại Yến Kinh đến khi phủ nha khai ấn năm sau, như vậy đã là thập phần khoan dung.
Về phía Trương Cảnh, hắn một mực chờ đợi, đợi thời cơ đến, quan hệ sẽ càng sâu rộng, đảng phái sẽ càng được củng cố. Nhưng hắn chờ đợi nôn nóng mấy ngày lại chẳng hề thấy có tờ cáo lệnh nào tới phủ đệ của mình, chỉ nghe thị nhân thân tín của Vị Ương cung, Từ Cửu Cửu, đích thân tới phủ đệ của Thanh Hà đại công chúa ban trân bảo.
Trương Cảnh cũng đã hiểu ra, xét về bản chất hắn và Vương Bạc Viễn không khác nhau là bao, kì thực đều chỉ là hai quân cờ trên một bàn cờ mà thôi. Hắn tìm cơ hội loại bỏ Vương Bạc Viễn, Thái hậu cũng đang muốn trừ khử Vương Bạc Viễn. Hắn cho người để mắt đến Vương Bạc Viễn, e rằng chính Vị Ương cung cũng đã nắm nhất cử nhất động của Vương Bạc Viễn trong tay từ lâu.
Thời điểm Vương Bạc Viễn bị biếm, khi ấy đã gần tới Trừ Tịch. Tân Lại bộ Thượng thư chưa xét tới, công việc để lại cho các Thị lang cùng nhau xử lí. Sứ giả Ô Thát cũng đã truyền thư tới, nói rằng ước chừng hơn tháng nữa triều cống sẽ tới Yến Kinh, không có điều gì khác bất thường.
Trước Trừ Tịch mấy ngày, sự vụ triều chính đã vãn bớt phần nào, nhớ tới kỳ Đông Thú vừa qua săn được không ít thịt rừng, Đường Oanh cho Thượng Thiện giám đi chuẩn bị một chút, mang thẳng tới Vị Ương cung.
Trời đổ tuyết, cung thành bao phủ trong một tà áo bạc, tuyết rơi phiêu phiêu thành chùm. Cung nhân quét tuyết dọn đường, để lại hai bên lối đi những núi tuyết nhỏ trắng muốt. Hai cung cách nhau không xa, Đường Oanh đi bộ tới, trên vai nàng khoác áo choàng, trên đầu đã có Trì Tái che ô chắn tuyết. Đợi khi tới Vị Ương cung, trên vai đọng mấy bông tuyết như sợi tơ.
Hai người ngồi xuống không lâu, Thượng Thiện giám đã cho người đem hai hộp gỗ lớn tới. Bên trong là đủ loại thịt rừng đã sơ chế hoàn hảo, cắt ra thành lát, để kế bên bếp than. Than Hồng la không nồng mùi, không có khói, ngồi trước Thiên Điện nướng thịt rừng thế này mới thực có ý vị. Người của Thượng Thiện giám an trí xong xuôi lúc ấy mới cáo lui, ngay đến cung nga hầu cận cũng đã lui xuống, lúc này chỉ còn lại có hai người.
Đường Oanh gắp lên một miếng thịt hươu, cười nhẹ: "Thịt hươu giảm khí hàn, người ăn nhiều một chút."
- -- Hết chương 49 ---
bất xử hiềm nghi gian.
Qua điền bất nạp lí,
lý hạ bất chính quan.
Vô luận là Vương Bạc Viễn có muốn hay không, hôm nay hắn đã lên tới nơi đầu sóng ngọn gió, ngày kia Hoàng đế tự mình chấp chính ắt sẽ khai đao thu lại hoàng quyền, mà hắn sẽ là đối tượng đầu tiên. Ở vị trí này, phàm là người thông minh nhất định sẽ biết cố thủ giữ mình, tốt nhất không nên tham gia vào chuyện can gián, cứ an an phận phận làm tốt chức trách của mình mới phải. Vương Bạc Viễn lên tới Lại bộ Thượng thư, đương nhiên không thể không biết những điều này. Nhưng là, hắn sơ ý mua dây buộc mình, hiện tại có đẩy hắn xuống, cái ghế Thượng thư này vẫn không thể để trống.
Hôm ấy, có người đã nhanh hơn một bước, tới Vị Ương cung cầu kiến xin gặp Thái hậu. Người này, tức Hình bộ Thượng thư Trương Cảnh.
Trương Cảnh nói, ngữ điệu sầu lo: "Dạo gần đây thần thường ra vào phủ đệ của Thanh Hà điện hạ, nhớ đến chính biến mấy năm trước, thần cũng không khỏi thấp thỏm lo âu. Quân tử biết phòng hiểm cảnh, cho nên, hôm nay thần tới bẩm Điện hạ."
Trương Cảnh cũng không nhiều lời, chỉ nói như vậy đã đủ. Mùa thu năm Cảnh Ninh nguyên niên, tức năm đầu tiên Hoàng đế đăng cơ, Trịnh vương và Tề vương hồi kinh báo cáo, đã nhân cơ hội liê thủ với Tương Lăng Trưởng công chúa, gây ra một hồi sóng gió chính biến. Từ ấy về sau, các vị đại công chúa ở đất Yến Kinh này cũng thành không được tự nhiên. Địa vị của Thanh Hà đại công chúa càng có chút đặc biệt. Hôn phu của nàng, Cao Thực, thân là Đại thống lĩnh Thân Vệ quân, mà Vương Bạc Viễn lại qua lại sát sao với hai người. Nghĩ vậy cũng khó tránh khỏi suy nghĩ sâu xa.
Trương Cảnh đi rồi, Thái hậu cho truyền Vương Bạc Viễn.
Án tham ô của Tần Mịch, tuy rằng không có chứng cứ xác thực, việc Trương Cảnh có liên quan không ít thì nhiều đã là việc rõ ràng. Nhưng Trương Cảnh người này, nếu không Hoàng đế hoặc Thái hậu đứng sau, bày trò ra như thế rồi cũng chỉ giống như một tên hề, sự không thể thành. Những năm gần đây Thái hậu đã có ý muốn hoàn chính lại cho Hoàng đế, thời gian này rất ít khi triệu kiến chiều thần. Hôm nay hành động như vậy, Vương Bạc Viễn lo lắng bất an.
Thái hậu nhìn môi hắn đã lạnh đến tái lại, liền cho cung nga dâng trà nóng.
Hai người cũng chỉ nói việc gia sự. Nay Vương Bạc Viễn là hơn năm mươi, nam nhân tuổi này, tính toán trong lòng một nửa là cho sự nghiệp của bản thân, một nửa là cho sự nghiệp của nhi tử. Chuyện học của nhi tử hắn đã được Hoàng đế để mắt chiếu cố, Thái hậu cũng dựa vào đó mà tùy tiện hỏi vài câu. Từ đầu đến cuối thần sắc đều bình thản thân hòa, tựa hồ như hôm nay triệu kiến đến chỉ là để hỏi han, không có ý gì khác.
Ước chừng nửa chén trà, Vương Bạc Viễn đã thôi cảnh giác, khuôn mặt vốn căng thẳng giờ thả lỏng. Bỗng nghĩ ra một chuyện, hắn cười nói với Thái hậu: "Hôm qua thần tới phủ đệ của Thanh Hạ điện hạ bình thi văn, có nhìn thấy một bản dập từ tiền triều..." Nói đến đây, hắn vội im bặt. Một Cấp Sự Trung lỡ miệng nói lời phạm thượng đã bị đánh chết, nay hắn còn nhắc đến tiền triều trước mặt Thái hậu, có gì khác nhau đâu?
Mà ngoài dự đoán, Thái hậu còn chẳng hề nhíu mày, cũng không mượn cớ chất vấn quan hệ của hắn với Thanh Hà đại công chúa. Nàng không nói, nâng chén trà lên, thong thả nhấp môi, cười nhạt: "Nói tới thi văn, đêm qua ta cũng đọc một thiên rất tâm đắc. Văn nói, 'Quân tử phòng vị nhiên, bất xử hiềm nghi gian. Qua điền bất nạp lí, lý hạ bất chính quan.'[1] Ta cũng muốn cùng khanh gia bình phẩm một chút."
[1] 'Quân Tử Hành' của Tào Thực, khuyên người quân tử phải xử sự sao để tránh tị hiềm nghi kị.
Vương Bạc Viễn lau mồ hôi trên trán, một mặt tỏ ra không hiểu thâm ý, một mặt đành ấp úng mà bình phẩm. Hắn nói xong, lại càng không dám tùy ý thả lỏng, cũng không khỏi tự giận mình tâm tư còn chẳng kín đáo bằng một nữ nhân. Gần đây Thái hậu đã lùi về sau Hoàng đế, trở về nơi hậu cung này, rất ít khi trực tiếp tham dự chuyện triều chính, hắn cơ hồ đã quên mất nàng là ai. Kỳ thật, nàng vẫn là nàng năm đó, biến Lãng Phong uyển khi ấy chính là nàng chấn nhiếp tình hình rối ren, phong phạm quyết đoán gặp biến mà không rối. Nghĩ lại, không có nàng năm ấy khó mà có được ngày hôm nay.
Vương Bạc Viễn thấp thỏm như đang đi trên băng mỏng. Hôm nay Thái hậu không xử lí, trong lòng hắn cũng đang treo một tảng đá lớn, không biết khi nào sẽ rơi xuống. Đến khi hồi phủ, còn chưa vào được tới chính đường, đã có một nội thị tới cáo lệnh của Thái hậu: Biếm trích tới Kinh Châu, toàn bộ gia quyến đi theo.
Đi bên bờ sông không thể không ướt giày, gần như không người nào làm quan mà không có tội. Cáo lệnh viết rõ ràng, liệt kê từng tội từng tội, nghe là biết cáo lệnh này đã được chuẩn bị trong một thời gian dài. Thái hậu và Hoàng đế muốn hắn hạ đài lại chẳng ra tay trong ngày một ngày hai, chỉ e lần ấy Hoàng đế cũng chính là dùng lạt mềm buộc chặt mà thôi.
Vương Bạc Viên đưa tay đón cáo lệnh, ngây ngốc mà quỳ ở đó, hai mắt vô thần. Hắn đã đến tuổi này, đường quan lộ coi như đã tận, muốn thăng tiến lần nữa không khác nào là chuyện lên trời. Gia quyến nhìn nhau mà khóc, Kinh Châu tuy không phải đất hoang vu nhưng cũng nào so được với Yến Kinh phồn hoa náo nhiệt.
Nghe thấy quanh mình toàn những tiếng khóc than oán hận, trách móc vì sao hắn đắc tội quân thượng, Vương Bạc Viễn lúc này đột nhiên nhớ đến câu sách sử vẫn nói: 'Tây Hán chư tướng, dĩ quyền quý bất toàn, Nam Dương cố nhân, dĩ du nhàn tự bảo'[2].
[2] Chư tướng Tây Hán, có quyền quý ắt sẽ bất toàn. Cố nhân Nam Dương, lấy nhàn nhã tự bảo vệ mình.
Từ xưa đến nay, quân chủ và công thần có thể cùng hoạn nạn, lại khó cùng phú quý. Hắn có công, e là đã bị Thái hậu và Hoàng đế đề phòng từ lâu. Bao nhiêu tội lỗi nhỏ nhặt, Hoàng đế cũng đề sẽ nhắm mắt làm ngơ cho qua, nhưng chỉ cần hắn có ý đe dọa đến hoàng quyền, gây ra hiềm nghi trong chư khanh, ấy chính là thời điểm tốt nhất để trị tội.
Hoàng đế vẫn chưa chính thức tự chấp chính, cáo lệnh của Thái hậu cũng cần phải có được sự đồng thuận của hai vị Thừa tướng mới có thể phát xuống. Việc đến nước này, Vương Bạc Viễn biết mình đã không còn có con đường nào khác. Cáo lệnh viết, cho phép gia quyến ở lại Yến Kinh đến khi phủ nha khai ấn năm sau, như vậy đã là thập phần khoan dung.
Về phía Trương Cảnh, hắn một mực chờ đợi, đợi thời cơ đến, quan hệ sẽ càng sâu rộng, đảng phái sẽ càng được củng cố. Nhưng hắn chờ đợi nôn nóng mấy ngày lại chẳng hề thấy có tờ cáo lệnh nào tới phủ đệ của mình, chỉ nghe thị nhân thân tín của Vị Ương cung, Từ Cửu Cửu, đích thân tới phủ đệ của Thanh Hà đại công chúa ban trân bảo.
Trương Cảnh cũng đã hiểu ra, xét về bản chất hắn và Vương Bạc Viễn không khác nhau là bao, kì thực đều chỉ là hai quân cờ trên một bàn cờ mà thôi. Hắn tìm cơ hội loại bỏ Vương Bạc Viễn, Thái hậu cũng đang muốn trừ khử Vương Bạc Viễn. Hắn cho người để mắt đến Vương Bạc Viễn, e rằng chính Vị Ương cung cũng đã nắm nhất cử nhất động của Vương Bạc Viễn trong tay từ lâu.
Thời điểm Vương Bạc Viễn bị biếm, khi ấy đã gần tới Trừ Tịch. Tân Lại bộ Thượng thư chưa xét tới, công việc để lại cho các Thị lang cùng nhau xử lí. Sứ giả Ô Thát cũng đã truyền thư tới, nói rằng ước chừng hơn tháng nữa triều cống sẽ tới Yến Kinh, không có điều gì khác bất thường.
Trước Trừ Tịch mấy ngày, sự vụ triều chính đã vãn bớt phần nào, nhớ tới kỳ Đông Thú vừa qua săn được không ít thịt rừng, Đường Oanh cho Thượng Thiện giám đi chuẩn bị một chút, mang thẳng tới Vị Ương cung.
Trời đổ tuyết, cung thành bao phủ trong một tà áo bạc, tuyết rơi phiêu phiêu thành chùm. Cung nhân quét tuyết dọn đường, để lại hai bên lối đi những núi tuyết nhỏ trắng muốt. Hai cung cách nhau không xa, Đường Oanh đi bộ tới, trên vai nàng khoác áo choàng, trên đầu đã có Trì Tái che ô chắn tuyết. Đợi khi tới Vị Ương cung, trên vai đọng mấy bông tuyết như sợi tơ.
Hai người ngồi xuống không lâu, Thượng Thiện giám đã cho người đem hai hộp gỗ lớn tới. Bên trong là đủ loại thịt rừng đã sơ chế hoàn hảo, cắt ra thành lát, để kế bên bếp than. Than Hồng la không nồng mùi, không có khói, ngồi trước Thiên Điện nướng thịt rừng thế này mới thực có ý vị. Người của Thượng Thiện giám an trí xong xuôi lúc ấy mới cáo lui, ngay đến cung nga hầu cận cũng đã lui xuống, lúc này chỉ còn lại có hai người.
Đường Oanh gắp lên một miếng thịt hươu, cười nhẹ: "Thịt hươu giảm khí hàn, người ăn nhiều một chút."
- -- Hết chương 49 ---
Tác giả :
Lục Ngộ