Lung Văn Song Bức Ngọc
Chương 8
Núi Cao Đình nằm ở phía Đông Bắc Hàng Châu, ngồi trên xe buýt ngắm cảnh không đến một giờ là tới. Đương nhiên chúng tôi không ngồi xe buýt ngắm cảnh. Vốn dĩ tôi định lái chiếc xe tải nhỏ của mình, thế nhưng Hắc Nhãn Kính nhắc nhở, dùng xe của mình mà đi trộm mộ chính là một hành động ngu xuẩn cực kỳ. Vì thế tôi nhờ bạn bè thuê giúp một chiếc xe quân dụng, sau đó chở đám người nọ chạy thẳng ra ngoại thành.
Núi Cao Đình từ triều đại Nam Tống cho tới nay vẫn có tập tục ‘ngắm đào Cao Đình’. Sườn tây của núi có một rừng đào trải dài mười dặm. Vào thời Nam Tống, thung lũng hai bên bờ sông kín mít cây đào, mỗi khi xuân về hoa nở, sắc đỏ lại phủ kín cả một mảnh rừng.
Núi này cao hơn mực nước biển ước chừng ba trăm mét, cũng là một bảo địa phong thủy đặc biệt tốt. ‘Núi như hổ, nước như rồng’, đỉnh Cao Đình sơn mặc dù hình thái bé nhỏ nhưng khí thế lại đặc biệt hào hùng. Ven sông có thêm ngọn núi Thiên Mục nối vào tạo thành một dãy núi dài trùng trùng điệp điệp tới hơn mười dặm trước khi bắt gặp ngọn núi Bình Chư.
Long mạch như thế này tuy rằng không thích hợp với vua chúa, nhưng với quan lại thế gia mà nói chính là phù hợp vô cùng.
Huống hồ ở giữa núi Cao Đình và núi Bắc Lộc, hình thái của hai sa hộ vệ tả long – hữu hổ rất chuẩn mực. Đây là huyệt kết vô sa thu thủy, thế nhưng phần đầu dãy núi lại hạ xuống một chút, hình thành một mạch hồn nguyên, giống như một người đại quý thẳng lưng ngồi ở giữa, được núi non bao bọc bảo hộ xung quanh. Huyệt này cũng khá thuận khí, tốt càng thêm tốt, có thế coi là một địa thế phong thủy thuận lợi.
[*Chú thích:
– LONG – HỔ là hai sa hộ vệ bên tả và bên hữu của huyệt.
– HẠ SA là cái sa ở phía tay dưới nó nghịch chuyển lại. Có hai cái: một cái sa thu thủy, cái còn lại sa thu khí; có cái vừa thu khí, vừa thu thủy. Cái hạ sa thu thủy hẳn là nghịch thủy; Cái hạ sa thu khí thì hẳn là thuận thủy, phần nhiều thấy như vậy. Ý là địa đúc kết, là long với thủy cùng đi đôi, đến chỗ kết huyệt thì long và thủy cùng quay đầu nghịch trở lại]
Truyền thuyết kể lại rằng Lung văn song bức ngọc là cống phẩm Tống Cao Tông tặng cho đại Kim. Như thế, gì thì gì nó cũng không nên rơi vào mộ huyệt của một vị quan viên chứ?
Huống chi khi ngôi mộ này được khai quật, bên trong căn bản không hề tìm thấy Lung văn song bức ngọc. Mộ thất lại có một mộ đạo khác… Chẳng lẽ thực sự có huyền cơ gì?
Nghĩ thế, chúng tôi dừng xe ở chân núi, đi bộ lên tiếp. Với kinh nghiệm tích lũy từ những chuyến đi trước đây của tôi, cho dù là lưng mang vài chục cân trang bị thì việc leo lên ngọn núi cao vài trăm mét cũng chỉ như vượt một gò đất nho nhỏ mà thôi.
Thế nhưng tôi buồn bực phát hiện bản thân mình vẫn là thành viên yếu nhất đội! Thực lực của Muộn Du Bình, Bàn Tử và Hắc Nhãn Kính thì chẳng cần phải nói đến nữa, nhưng cái chính là thằng nhóc A Qua kia. Có lẽ là vì trước đây nó đã tới nơi này một lần, cho nên quen chân mà bước rất nhanh.
Bàn Tử nói thằng nhóc ấy tuy rằng ngu thì ngu thật, bướng thì bướng thật, thế nhưng được Khô Quy Tử đào tạo nhiều năm, cho nên vẫn có một chút kinh nghiệm thực tế.
Nhìn vào vẻ mặt của cậu nhóc, thật chẳng khác nào một con gà mái vừa đẻ được trứng vàng.
Muộn Du Bình vẫn luôn thờ ơ lãnh đạm với tôi suốt cả chặng đường, trái lại thằng nhóc A Qua đi sau lưng anh ta cứ một câu ‘Trương đại ca’, hai câu ‘Trương đại ca’, gọi đến là thân thiết.
Khi đó tôi thật sự có một loại xúc động muốn chạy lên phía trước nói cho cái thằng ngốc ấy rằng, ‘tuổi tác Trương đại ca của chú mày đã đủ lớn để mày gọi là bác được rồi đấy!’ Bất quá, nghĩ thì nghĩ, thế nhưng tôi vẫn nhịn xuống.
Tôi dùng một sợi dây đỏ xuyên vào cái lỗ trên khối Lung văn song bức ngọc rồi đeo lên cổ. Theo từng nhịp bước chân của tôi, khối ngọc lắc lư lay động không ngừng, cọ qua cọ lại vào vùng cổ khiến cho tôi có một cảm giác rất kỳ dị.
Sơn đạo này được tu sửa làm nơi ngắm cảnh, dọc đường có thềm đá chỉn chu. Chiều rộng thềm đá không lớn, cho nên nếu như có hai đoàn người ngược chiều mà gặp nhau thì nhất định phải có một bên nhường đường, còn bên được nhường đường hiển nhiên là mỉm cười một cái rồi nói cảm ơn.
Tình huống như thế, trên đường chúng tôi gặp phải không ít. Phần lớn những vị du khách này khi nhìn thấy hành trang lớn bé trên lưng chúng tôi đều tưởng là chúng tôi chuẩn bị lên núi cắm trại, vì thế thái độ vô cùng hòa nhã.
Tôi đi được một chút thì bắt đầu miệng đắng lưỡi khô, vừa ngẩng đầu lên liền thấy một cái bóng đen đang men theo thềm đá đi xuống. Lại phải nhường đường rồi. Tôi thở dài, dừng bước, đứng nép sang một phía. Nhưng kỳ quái chính là Bàn Tử đi đầu thế mà lại không hề dừng lại, cứ tiếp tục đi tiếp lên trên.
Mắt thấy đám người Bàn tử sắp húc đầu vào đoàn người đi xuống, tôi bất giác hô lên một tiếng, “Này!"
Bọn họ ngừng lại, tất cả đều tò mò quay lại nhìn tôi. Tôi sửng sốt ngẩng đầu, cái bóng đen kia thế mà đã biến mất sạch sẽ rồi. Phía trước Bàn Tử không có một cái gì cả, chỉ có thềm đá trống trơn.
Tôi cả kinh, mồ hôi lạnh không ngừng túa ra. Vừa rồi chẳng nhẽ lại là ảo giác? Rõ ràng là có một đám người từ trên đi xuống …
“Cậu nhìn thấy cái gì sao?" Hắc Nhãn Kính lúc này đã đi đến sau lưng tôi, vỗ nhẹ lên vai tôi một cái.
Tôi giống như bị điện giật mà hồi thần, quay đầu nhìn anh ta một cái, xấu hổ cười, “Không… không có gì, chẳng qua là thấy hơi mệt thôi."
“Hắc! Tôi cũng khát nước rồi, chúng ta nghỉ một chút, uống hớp nước đi… Cậu nói xem, giữa trời đông rét lạnh như thế này, sao tự nhiên lại nóng vậy…" Bàn Tử vô tâm vô phế tiếp lời, đặt mông ngồi phịch xuống bậc thềm bằng đá.
Tất cả mọi người cũng ngồi xuống. Tôi lơ đễnh tiếp nhận bình nước mà Bàn Tử đưa qua. Vừa nâng mắt, tôi liền thấy Muộn Du Bình vẫn còn đang đứng. Anh ta không uống nước, cũng không gỡ trang bị trên lưng xuống. Bởi vì anh ta quay lưng lại đây, cho nên tôi không nhìn rõ ánh mắt của anh ta, bất quá chỉ có thể vội vã cúi đầu… cư nhiên lại có một chút chột dạ.
— Trong ngày đông giá rét mà còn có thể đổ mồ hôi, thử hỏi lớp mỡ của Bàn Tử anh dày bao nhiêu a —
Núi Cao Đình từ triều đại Nam Tống cho tới nay vẫn có tập tục ‘ngắm đào Cao Đình’. Sườn tây của núi có một rừng đào trải dài mười dặm. Vào thời Nam Tống, thung lũng hai bên bờ sông kín mít cây đào, mỗi khi xuân về hoa nở, sắc đỏ lại phủ kín cả một mảnh rừng.
Núi này cao hơn mực nước biển ước chừng ba trăm mét, cũng là một bảo địa phong thủy đặc biệt tốt. ‘Núi như hổ, nước như rồng’, đỉnh Cao Đình sơn mặc dù hình thái bé nhỏ nhưng khí thế lại đặc biệt hào hùng. Ven sông có thêm ngọn núi Thiên Mục nối vào tạo thành một dãy núi dài trùng trùng điệp điệp tới hơn mười dặm trước khi bắt gặp ngọn núi Bình Chư.
Long mạch như thế này tuy rằng không thích hợp với vua chúa, nhưng với quan lại thế gia mà nói chính là phù hợp vô cùng.
Huống hồ ở giữa núi Cao Đình và núi Bắc Lộc, hình thái của hai sa hộ vệ tả long – hữu hổ rất chuẩn mực. Đây là huyệt kết vô sa thu thủy, thế nhưng phần đầu dãy núi lại hạ xuống một chút, hình thành một mạch hồn nguyên, giống như một người đại quý thẳng lưng ngồi ở giữa, được núi non bao bọc bảo hộ xung quanh. Huyệt này cũng khá thuận khí, tốt càng thêm tốt, có thế coi là một địa thế phong thủy thuận lợi.
[*Chú thích:
– LONG – HỔ là hai sa hộ vệ bên tả và bên hữu của huyệt.
– HẠ SA là cái sa ở phía tay dưới nó nghịch chuyển lại. Có hai cái: một cái sa thu thủy, cái còn lại sa thu khí; có cái vừa thu khí, vừa thu thủy. Cái hạ sa thu thủy hẳn là nghịch thủy; Cái hạ sa thu khí thì hẳn là thuận thủy, phần nhiều thấy như vậy. Ý là địa đúc kết, là long với thủy cùng đi đôi, đến chỗ kết huyệt thì long và thủy cùng quay đầu nghịch trở lại]
Truyền thuyết kể lại rằng Lung văn song bức ngọc là cống phẩm Tống Cao Tông tặng cho đại Kim. Như thế, gì thì gì nó cũng không nên rơi vào mộ huyệt của một vị quan viên chứ?
Huống chi khi ngôi mộ này được khai quật, bên trong căn bản không hề tìm thấy Lung văn song bức ngọc. Mộ thất lại có một mộ đạo khác… Chẳng lẽ thực sự có huyền cơ gì?
Nghĩ thế, chúng tôi dừng xe ở chân núi, đi bộ lên tiếp. Với kinh nghiệm tích lũy từ những chuyến đi trước đây của tôi, cho dù là lưng mang vài chục cân trang bị thì việc leo lên ngọn núi cao vài trăm mét cũng chỉ như vượt một gò đất nho nhỏ mà thôi.
Thế nhưng tôi buồn bực phát hiện bản thân mình vẫn là thành viên yếu nhất đội! Thực lực của Muộn Du Bình, Bàn Tử và Hắc Nhãn Kính thì chẳng cần phải nói đến nữa, nhưng cái chính là thằng nhóc A Qua kia. Có lẽ là vì trước đây nó đã tới nơi này một lần, cho nên quen chân mà bước rất nhanh.
Bàn Tử nói thằng nhóc ấy tuy rằng ngu thì ngu thật, bướng thì bướng thật, thế nhưng được Khô Quy Tử đào tạo nhiều năm, cho nên vẫn có một chút kinh nghiệm thực tế.
Nhìn vào vẻ mặt của cậu nhóc, thật chẳng khác nào một con gà mái vừa đẻ được trứng vàng.
Muộn Du Bình vẫn luôn thờ ơ lãnh đạm với tôi suốt cả chặng đường, trái lại thằng nhóc A Qua đi sau lưng anh ta cứ một câu ‘Trương đại ca’, hai câu ‘Trương đại ca’, gọi đến là thân thiết.
Khi đó tôi thật sự có một loại xúc động muốn chạy lên phía trước nói cho cái thằng ngốc ấy rằng, ‘tuổi tác Trương đại ca của chú mày đã đủ lớn để mày gọi là bác được rồi đấy!’ Bất quá, nghĩ thì nghĩ, thế nhưng tôi vẫn nhịn xuống.
Tôi dùng một sợi dây đỏ xuyên vào cái lỗ trên khối Lung văn song bức ngọc rồi đeo lên cổ. Theo từng nhịp bước chân của tôi, khối ngọc lắc lư lay động không ngừng, cọ qua cọ lại vào vùng cổ khiến cho tôi có một cảm giác rất kỳ dị.
Sơn đạo này được tu sửa làm nơi ngắm cảnh, dọc đường có thềm đá chỉn chu. Chiều rộng thềm đá không lớn, cho nên nếu như có hai đoàn người ngược chiều mà gặp nhau thì nhất định phải có một bên nhường đường, còn bên được nhường đường hiển nhiên là mỉm cười một cái rồi nói cảm ơn.
Tình huống như thế, trên đường chúng tôi gặp phải không ít. Phần lớn những vị du khách này khi nhìn thấy hành trang lớn bé trên lưng chúng tôi đều tưởng là chúng tôi chuẩn bị lên núi cắm trại, vì thế thái độ vô cùng hòa nhã.
Tôi đi được một chút thì bắt đầu miệng đắng lưỡi khô, vừa ngẩng đầu lên liền thấy một cái bóng đen đang men theo thềm đá đi xuống. Lại phải nhường đường rồi. Tôi thở dài, dừng bước, đứng nép sang một phía. Nhưng kỳ quái chính là Bàn Tử đi đầu thế mà lại không hề dừng lại, cứ tiếp tục đi tiếp lên trên.
Mắt thấy đám người Bàn tử sắp húc đầu vào đoàn người đi xuống, tôi bất giác hô lên một tiếng, “Này!"
Bọn họ ngừng lại, tất cả đều tò mò quay lại nhìn tôi. Tôi sửng sốt ngẩng đầu, cái bóng đen kia thế mà đã biến mất sạch sẽ rồi. Phía trước Bàn Tử không có một cái gì cả, chỉ có thềm đá trống trơn.
Tôi cả kinh, mồ hôi lạnh không ngừng túa ra. Vừa rồi chẳng nhẽ lại là ảo giác? Rõ ràng là có một đám người từ trên đi xuống …
“Cậu nhìn thấy cái gì sao?" Hắc Nhãn Kính lúc này đã đi đến sau lưng tôi, vỗ nhẹ lên vai tôi một cái.
Tôi giống như bị điện giật mà hồi thần, quay đầu nhìn anh ta một cái, xấu hổ cười, “Không… không có gì, chẳng qua là thấy hơi mệt thôi."
“Hắc! Tôi cũng khát nước rồi, chúng ta nghỉ một chút, uống hớp nước đi… Cậu nói xem, giữa trời đông rét lạnh như thế này, sao tự nhiên lại nóng vậy…" Bàn Tử vô tâm vô phế tiếp lời, đặt mông ngồi phịch xuống bậc thềm bằng đá.
Tất cả mọi người cũng ngồi xuống. Tôi lơ đễnh tiếp nhận bình nước mà Bàn Tử đưa qua. Vừa nâng mắt, tôi liền thấy Muộn Du Bình vẫn còn đang đứng. Anh ta không uống nước, cũng không gỡ trang bị trên lưng xuống. Bởi vì anh ta quay lưng lại đây, cho nên tôi không nhìn rõ ánh mắt của anh ta, bất quá chỉ có thể vội vã cúi đầu… cư nhiên lại có một chút chột dạ.
— Trong ngày đông giá rét mà còn có thể đổ mồ hôi, thử hỏi lớp mỡ của Bàn Tử anh dày bao nhiêu a —
Tác giả :
Bí Mật Đà Điểu