Lục Mạch Thần Kiếm
Chương 58: Lo vạ lớn quần hùng táng đởm
Mọi người vừa kinh ngạc vừa mừng thầm. Nghe hai bên đối đáp thì dường như người gãy đàn trong rừng là sư phụ A Bích.
Chẳng những Huyền Nạn, bọn Công Dã Càn kinh ngạc mà cả bọn đồ gàn bên đối phương lại càng kinh ngạc hơn.
Bỗng thấy một lão già tay áo thùng thình phất phới ở trong rừng bước ra. Ông trán cao hầu lộ, tướng mạo kỳ dị nét mặt tươi cười hì hì, ra vẻ hòa nhã.
Con người cốt cách thanh kỳ vùa xuất hiện.
A Bích vui mừng hớn hở reo lên:
- A ha! Sư phụ! Sư phụ mạnh đấy ạ?
Gã "đồ gàn"cùng cả bọn đồng thanh hô:
- Ðại ca!
A Bích chạy lẹ đi truớc bọn này lão già mới đến giang hai tay ra nắm lấy bàn tay A Bích tươi cười nói:
- A Bích hả! A Bích! Ngươi càng lớn càng xinh đẹp!
A Bích đôi má ửng hồng chưa kịp trả lời thì lão đã quay về phía Huyền Nạn đại sư chắp tay thi lễ hỏi:
- Ðại hòa thượng đây là một vị cao tănh chùa Thiếu Lâm? Tiểu lão thật là vô lễ!
Huyền Nạn chắp tay để trước ngực đáp:
- Bần tăng là Huyền Nạn!
Lão mới đến reo lên:
- Trơi ơi! Thế ra đây là Huyền Nạn sư huynh! Huyền Khổ đại sư là sư huynh hay sư sư đệ với Ðại hòa thượng? Tiểu lão cùng người đã được có duyên hội ngộ mấy lần, thật là ý hiệp tâm đầu. Lâu nay người vẫn mạnh giỏi chứ?
Huyền Nạn buồn rầu nói:
- Huyền Khổ sư huynh bần tăng chẳng may gặp phải tên nghịch đồ ám toán nên đã viên tịch rồi.
Lão kia nghe tin thộn mặt ra một lúc. Ðột nhiên lão nhảy vọt lên cao hơn một trương. Lúc người lão chưa hạ xuống đất còn đang lơ lửng trên không đà cả tiếng khóc rống lên một cách rất bi ai.
Huyền Nạn cùng bọn Công Dã Càn đều giật mình, không ai ngờ đến con người già nua tuổi tác ấy lại khóc lóc thảm thiết như tuồng trẻ nít.
Hai chân vừa chấm đất, lão ngồi phệt xuống. Tay nắm lấy từng chòm râu mà giựt thật mạnh. Hai chân lão nện xuống đất thình thịch như người rung trống.
Lão vừa khóc vừa kể lể:
- Huyền Khổ lão huynh ơi! Bao lão huynh chẳng dặn dò tiểu đệ một câu nào đã bỏ đi ngay? Lão huynh ơi! Lão huynh làm thế sao cho hợp lý? Khúc "Phạn âm phổ tấu" kia của tiểu đệ đã biết bao nhiêu người nghe rồi mà chẳng ai hiểu gì ráo. Chỉ mình lão huynh biết trong khúc đó bao hàm lý tưởng nhà Phật và có thể khiến cho công lực lão huynh tinh tiến thêm lên. Lão huynh nghe đi nghe lại hết lần này sang lần khác mà không biết chán. Cái ông Huyền Nạn sư đệ của lão huynh đây vị tất đã có tính tình giác ngộ được như huynh. Tiểu đệ e rằng tấu khúc này cho ông ta nghe, không khác gì đàn gãy tai trâu!. Trời ơi! Trâu thì biết nghe đàn làm sao được mà gãy? Hỡi ơi! Số mệnh tiểu đệ sao mà đau khổ đến nổi nước này?
Ban đầu Huyền Nạn nghe lão khóc lóc cũng tưởng lão là người chí tình với Huyền Khổ, vì xót thương cái chết của một vị sư huynh không cầm lòng được, mà bật tiếng kêu gào khóc lóc.
Nhưng nhà sư nghe lâu mới rõ là không phải thế. Lão khóc đây là khóc trên đời không tìm ra bạn tri âm.
Sau cùng nhà sư nghe lão lại bảo đánh đàn cho mình nghe chẳng khác gì đàn gãy tai trâu.
Huyền Nạn vốn là một bậc cao tăng đắc đạo, tuy nghe trong tiếng khóc lão già có ý châm chọc mình, nhưng vẫn không tức giận, mà chỉ tủm tỉm cười nghĩ thầm:
- Bọn này ai cũng có tính dở điên dở khùng, chẳng nên lý luận với họ làm gì. Tuy nội lực lão thâm hậu hơn người, song tính khí gàn dở chẳng khác gì mấy người đàn em mà có lẽ lão còn dở hơi hơn cả cũ, không trách người ta thường nói rằng: "Ngưu tầm ngưu mã tầm mã" là phải lắm.
Bỗng thấy lão kia lại vừa khóc vừa nói:
- Huyền Khổ sư huynh ơi! Ðể đền ơn tri ngộ, tiểu đệ đã khổ tâm sáng chế ra khúc nhạc mới là "Nhất vi ngâm" tặng lão huynh. Khúc nhạc này tuyên dương công đức Ðạt Ma lão tổ là đức thủy tổ chùa Thiếu Lâm đã thả bè lau qua sông. Sao sư huynh chẳng sống mà nghe! Ðột nhiên lão quay lại nhìn Huyền Nạn hỏi:
- Mộ phần Huyền Khổ sư huynh an táng ở đâu? Ðại sư mau dẫn tiểu đệ đến đó. Lẹ lên! Lẹ lên! Càng lẹ càng tốt! Tiểu đệ sẽ gãy khúc đàn này cho y nghe. Biết đâu y nghe rồi chẳng khích động tâm thần mà sống lại!
Huyền Nạn đáp:
- Thí chủ sao lại hồ đồ đến thế? Sau khi sư huynh bần tăng viên tịch đã đem di thể người hỏa táng đốt thành nắm tro tàn, làm gì có mộ phàn?
Lão kia nghe nói vậy đứng thộn mặt ra một lúc rồi đột nhiên nhảy nhót reo mừng, la lên:
- Hay lắm! Như thế càng hay! Ðại sư đưa tại hạ đi lấy một nắm tro này. Tại hạ sẽ dùng keo hỏa để dán vào dây cây đàn Dao cầm. Rồi từ đây trở đi mỗi khi tại hạ tấu khúc nhạc là y lại được nghe. Ðại sư tính thế có tuyệt diệu không? Ha ha! Cái sáng kiến của tại hạ thật là tuyệt vời!
Lão càng nói càng cao hứng rồi vỗ tay cười rộ như người điên.
Ðột nhiên Lão trông thấy thiếu nữ xinh đẹp nằm lăn một bên thì thất kinh hỏi:
- Ồ! Lục Muội làm sao thế. Ai đã đánh Lục Muội bị thương?
A Bích nói:
- Sư phụ! Vụ này bên trong có chỗ hiểu lầm. Có sư phụ đến đây thật là khéo quá!
Lão kia hỏi:
- Hiểu lầm cái gì? Ai hiểu lầm? Dù sao kẻ đánh Lục Muội bị thương vẫn là kẻ chẳng ra gì. Chao ôi! Bát đệ cũng bị thương ư? Kẻ đánh Bát đệ bị thương tất không phải là người tốt. Nào ai là thủ phạm hãy báo danh đi! Công nghị phân xử thì không kêu ca vào đâu được nữa! A Bích! Ngươi ra ngoài kia lấy cây đàn về đây cho ta.
A Bích"dạ"một tiếng rồi nàng không nghe sư phụ nói ba hoa nữa, nàng băng mình chạy ra gốc cây.
Mọi người nhìn xa xa thấy bóng xanh nhảy lên cây tay cầm vật gì rồi nhảy xuống đất. Nàng lại qua gốc khác nhảy vọt lên: Huyền Nạn cùng Công Dã Càn bây giờ mới biết rõ thì ra lão già kia đã để mấy cây đàn trên ngọn cây, và dùng nội lực rất thâm hậu để đánh đàn. Vì thế mà tiếng đàn khi ở mé tả lúc qua mé hữu không biết đâu mà mò. Lúc trước bao nhiêu người chạy xục tìm trong rừng mấy lần mà thủy chung vẫn không tìm thấy người đánh đàn ở chỗ nào, là vì lẽ này.
Mọi người lại nhìn thấy A Bích hết chạy ở mé Ðông lại nhảy sang mé Tây mà cách xa nhau đến hơn mười trượng, thì nghĩ bụng chẳng lẽ lão già kia nội công thâm hậu chuyển từ cây nọ sang cây kia cách nhau có đến hơn mười trượng. Tiếng đàn của lão cực kỳ thần diệu không ai đến mức độ đó được.
Mọi người còn đang ngẫm nghĩ thì thấy A Bích ôm bảy tám cây Dao Cầm từ trong rừng chạy về. Nàng chạy được nửa đường, thốt nhiên người nàng lạng đi một cái rồi té lăn xuống đất. Cái ngã của A Bích khiến cho lão gãy đàn cùng cả bọn Công Dã Càn đều thất kinh.
Công Dã Càn hốt hoảng chạy ra bỗng cảm thấy mé tả có một cơn gió nhẹ nhàng vừa lướt qua mà lão gia đã bồng A Bích trên tay rồi.
Công Dã Càn lẩm bẩm:
- Lão tiên sinh này khinh công ghê thật!
Gã nhô lên thụt xuống ba cái, nhảy đến trước mặt hai người.
Công Dã Càn vừa ngó vào mặt A Bích thì lòng đã hết lo ngay, vì mặt nàng tươi như ánh nắng ban mai, tinh thần rất mạnh mẽ bên môi hé một nụ cười.
Công Dã Càn liền cười hỏi:
- Lục Muội! Lục Muội muốn làm nũng với sư phụ chăng? Lục Muội làm cho ta sợ muốn chết.
A Bích không đáp. Ðột nhiên mấy hạt nước mắt rớt xuống khuôn mặt tươi như hoa đào của nàng. Công Dã Càn giật mình liếc mắt ra nhìn thấy mặt lão gia xám ngắt nước mắt đang tong tong nhỏ xuống.
Công Dã Càn rất lấy làm kỳ tự hỏi:
- Lão già này điên rồi sao?
Lão kia nhìn Công Dã Càn đưa mắt ra hiệu khẽ hỏi:
- Ðừng có lên tiếng.
Lão ôm A Bích hấp tấp chạy về trước mặt mọi người.
Phong Bá Ác hỏi:
- Lục Muội! Lục Muội làm sao vậy?
Gã chưa dứt lời thì lão nói ngay:
- Vạ lớn đến nơi rồi! Vạ lớn đến nơi rồi! Lão hốt hoảng nhìn tả ngó hữu vẻ mặt cực kỳ sợ hãy, hoang mang giục luôn miệng:
- Phải trốn mau kẻo không kịp mất rồi! Xin toàn thể quý vị vào nhà đi! Lẹ lên! Lẹ lên!
Bao Bất Ðồng vốn tính ưa phản đối người. Gã thấy lão già hoảng sợ giọng nói run, gã liền lớn tiếng hỏi:
- Cái gì mà vạ lớn đến nơi? Trời sập hay sao?
Lão già vẫn hối hả giục:
- Lẹ lên! Lẹ lên! Vào nhà đi!
Bao Bất Ðồng nói:
- Xin lão tiên sinh tùy tiện. Bao Bất Ðồng này không vào đâu. Lục muộ!...
Lão già tay trái ẵm A Bích, tay phải đột nhiên vươn ra phía trước nắm trúng huyệt đạo trước ngực Bao Bất Ðồng. Lão ra tay mau lẹ vô cùng.
Bao Bất Ðồng không kịp đề phòng nên bị lão kiềm chế được ngay.
Lão nhắc bỗng người Bao Bất Ðồng lên. Hai chân gã lên khỏi mặt đất gã không tự chủ được, lão kia liền cứ nắm lấy như vậy chạy qua cổng lớn vào nhà.
Huyền Nạn cùng Công Dã Càn đều rất lấy làm kinh ngạc toan lên tiếng hỏi, thì gã đứng tuổi làm bàn cờ khia giới khẽ nói:
- Ðại sư phụ cùng mọi người vào nhà lẹ lên có lão đại ma đầu cực kỳ lợi hại chớp mắt sẽ đến đây.
Huyền Nạn là một nhà sư nổi tiếng về thần công, khắp võ lâm ít có đối thủ được thì còn sợ gì đại ma với tiểu ma đầu.
Nhà sư liền hỏi lại:
- Ðại ma đầu nào vậy? Kiều Phong phải không?
Gã này lắc đầu đáp:
- Không phải! Không phải! Lão này còn lợi hại gấp mấy Kiều Phong chính là Tinh Tú Lão Quái đó!
Huyền Nạn ngừng một lát rồi hỏi:
- Tưởng ai chứ Tinh Tú Lão Quái thì hay quá rồi. Lão tăng đang muốn tìm y đây!
Gã nói:
- Thần công của đại sư tuy cao cường, dĩ nhiên chẳng có sợ y nhưng mấy người ở đây nếu bị y ám toán là chết hết có chăng chỉ một mình đại sư là sống được thôi. Như vậy mới thật từ bi! Gã nói mấy câu móc họng này quả nhiên rất công hiệu.
Huyền Nạn vừa nghe vừa rùng mình nghĩ bụng. Gã này nói có lý lắm, liền gật đầu:
- Ðược rồi! Vậy thì chúng ta vào nhà hết.
Lúc này sư phụ A Bích đã đem nàng cùng Bao Bất Ðồng đặt xuống rồi chạy ra.
Lão gịuc luôn miệng:
- Lẹ lên! Lẹ lên! Còn đợi gì nữa?
Lão đưa mắt nhìn thấy trong đám người này có Phong Bá Ác ra chiều bướng bỉnh, liền xoay tay trái qua mé hữu quét ngang cổ gã.
Phong Bá Ác tuy là tay háo chiến, nhưng lão không ngờ đến lão sư phụ của Lục Muội nói đánh là đánh luôn. Lúc này khí hàn độc trong người gã lại bắt đầu lên cơn, nên lại càng khó chống. Gã vừa trông thấy tay lão đánh lại vội vàng cúi đầu xuống né tránh. khôn gngơi tay tráo lão không phóng chưởng ra , đột nhhiên vòng về bên hữu rồi chụp xuống nắm được sau gáy Phong Bá Ác, miệng lão vẫn giục:
- Lẹ lên! Lẹ lên vào nhà đi! Lão xách Phong Bá Ác chẳng khác xách con gà chạy ngay vào nhà.
Công Dã Càn trong lòng rất khó chịu vì hai người anh em mình bị lão già chỉ ra một chiêu đã tóm cổ xách đi. Tuy lão là sư phụ A Bích chứ không phải người dưng, nhưng tiếng tăm Mộ Dung Cô Tô bấy lâu lừng lẫy giang hồ. Thanh danh Mộ Dung công tử là thế mà bọn thuộc hạ lại kém cỏi như vậy, nhất là ở trước mặt chư tăng chùa Thiếu Lâm thì thật là mất thể diện rất nhiều.
Huyền Nạn nhìn vẻ mặt Công Dã Càn liền đoán biết ngay tâm sự gã. Chính nhà sư thấy lão kia liên tiếp chế phục Bao Bất Ðồng bằng một thủ pháp mau lẹ vô cùng thì biết rằng bản lãnh lão này chẳng kém gì mình. Thế mà lão phải sợ Tinh Tú lão quái như vậy, chắc là lão quái kia phải là tay ghê gớm vô cùng, mình không thể coi thường được.
Nhà sư liền bảo Công Dã Càn:
- Công Dã Càn thí chủ! Chúng ta hãy vào nhà rồi sẽ bàn định kế họach lâu dài.
Sáu nhà sư hàng chữ Tuệ khiêng thi thể Huyền Thống lên, Công Dã Càn thì ẵm Ðặng Bách Xuyên chạy lẹ vào nhà.
Sư phụ A Bích lại chạy ra lần nữa để túc giục ngưng thấy mọi người đã chạy vào nhà cả rồi vội đóng sập cửa lại, và toan đóng cổng cài then, thì gã sử bàn cờ nói:
- Ðại ca! Ta cứ để ngỏ cổng hay hơn. Ðó là kế: "Thực giả tư chi, hư giả thực chi." Chắc địch không biết thực hư ra sao không dám hiên ngang sấn vào. Lão kia đáp thế cũng phải. Ta nghe lời ngươi. Tuy lão nói vậy nhưng giọng nói không có vẻ gì tự tin ở minh.
Huyền Nạn cùng Công Dã Càn đưa mắt nhìn nhau và đều tự hỏi:
- Lão này võ công cao cường đến thế sao lúc lâm sự lại hoang mang cuống quýt lên như vậy? Lão không còn chút chi bình tĩnh để xét đoán. Cái cửa mỏng manh này đối với quân đạo tặc tầm thường còn chưa giữ nổi, huống chi đối với Tinh Tú Lão Quái, một lão ma đầu khét tiếng, thì dù cửa có đóng hay không phỏng ăn thua gì? Xem thế đủ biết lão này đã bị Tinh Tú Lão Quái làm nhiều phen thất điên bác đảo, chẳng khác gì con chim phải tên sợ làn cây cung, nên lão mới được tin Tinh Tú Lão Quái đến gần đã kinh hồn táng đởm.
Hai người còn đanh ngẫm nghĩ bỗng nghe lão gãy đàn giục luôn miệng:
- Lục đệ! lục đệ tính sao đây?
Huyền Nạn tuy là một vị cao tăng đăc đạo đã tu tâm dưỡng tính cực kỳ trầm tĩnh, nhưng thấy lão này hoảng sợ cuống cuồng thì không khỏi nổi nóng lên tiếng hỏi:
- Lão trượng ơi! Người ta thường nói:
nước chảy ùa vào thì lấy đất đắp ngăn lại mà quân giặc đến thì tướng ra kháng cự. Dù Tinh Tú Lão Quái độc ác lợi hại đến đâu, tất cả mọi người chúng ta hợp sức lại cự địch vị tất thua hắn cả. Sao lão trượng phải... hoang mang và... quá lo xa đến thế?
Nên biết rằng trên chốn giang hồ, người ngoài dùng đến chữ sợ hãi nhát gan là một điều tối kỵ. vì vậy mà nhà sư phải đổi lại là quá lo xa.
Lúc này trên nhà khách sảnh đã thắp đèn sáng. Huyền Nạn đưa mắt nhìn mọi người thì chẳng những lão gãy đàn là tỏ vẻ sợ sẹt mà cả đến gã bàn cờ, gã đồ gàn, gã phan quan bút ai nấy đều run lên bần bật.
Huyền Nạn đã được mục kích bọn người này động thủvà biết bản lãnh không phải tầm thường, Hơn nữa bọn này ai cũng giở điên giở khùng, bất luận việc gì cũng cho là thường, họ nhìn tấn tuồng đó như những trò chơi tiêu khiển. Thế mà đột nhiên biến thành những con người hoang mang, lo lắng khác nào những kẻ hèn nhát vô dụng tầm thường không biết đâu mà nói.
Bỗng thấy gã thợ mộc xử búa gật đầu, lấy trong bọc ra một cái thước gấp cầm tay đo góc nhà đại sảnh, mọi người cũng theo sau để coi gã làm gì, thì thấy gã để ý nhìn bốn góc. Ðột nhiên gã tung người nhảy lên đo hoành nhà xong rồi lại lắc đầu nhảy xuống.
Gã chạy vào nhà trong đến trươc cổ quan tài hờ của Tiết Thần Y. Gã đưa mắt nhìn mấy lần rồi nói:
- Ðáng tiếc! Thực là đáng tiếc!
Lão gãy đàn hỏi:
- Không... không dùng được việc gì ư?
Gã sử búa đáp:
- Không được rồi, nhất định sư thúc sẽ nhận ra.
lão gãy đàn tức mình nói:
- Ngươi... Ngươi còn gọi y là sư thúc ư?
Lão sử búa lắc đầu rồi không nói nữa. Ðoạn đi sâu mãi phía sau nhà.
Công Dã Càn lẩm bẩm:
- Thằng cha này ngoài cái nghề lắc đầu ra tựa hồ như hắn không con làm được trò trống gì nữa?
Gã xử búa lại đo goác tường phía sau rồi vừa đi vừa đếm bước chân, trông chẳng khác gì người thợ đang tính toán để xay nhà cửa phòng ốc.
Gã vào vườn sau tay cầm cây đèn nến, ngưng thần suy nghĩ hồi lâu rồi đi vào dãy hành lang có đặt năm cái cối đá. Gã trầm ngâm một lúc đặt cây đèn cầy xuống đất, đến bên cái cối thứ hai ở mé tả. Gã lấy một ít trầu và mấy nắm đất bỏ vào trong cối đá. gã cầm một cái chày đá lớn ở bên cạnh để giã vào lòng cối boong boong. Cái chày đá này rất nặng, mỗi lần giáng xuống sức mạnh vô cùng.
Công Dã Càn khẽ thở dài một tếng lẩm bẩm:
- Chuyến này mình thật xúi quẩy gặp phải bọn điên rồ. Lúc này chúng còn đi giã gạo được mới kỳ. Nếu quả trong cối có gạo thì chẳng nói làm chi nhưng mình thấy rõ ràng họ bỏ trấu cùng đất vào cối giả chơi! Hỡi ơi may mà Ðặng Bách Xuyên sau khi trúng độc mạch vẫn điều hòa chỉ tựa như người say rượu ngủ li bì, không có gì là nguy hiểm.
Boong! Boong! Boong tiếng giã gạo vang lên đều đặn và không ngớt.
Giả chừng mấy chục chày thì đột nhiền về góc Ðông nam trong vườn hoa cách độ bảy tám trượng bỗng phát ra tiếng lách cách.
Tiếng này rất nhỏ nhẹ song Huuyền Nạn và Công Dã Càn tai thính vô cùng hơi có tiếng gì lạ là nghe thấy ngay.
Mọi người đảo mắt nhìn ra thì thanh âm này từ bốn gốc quế vọng lại.
Boong! Boong! Gã xử búa vẫn liên tiếp giã gạo. Một điều kỳ dị xảy ra:
Gốc quế thứ nhì ở mé đông tựa hồ như chuyển động nhích ra dần. Một lúc nữa mọi người đều nhìn rõ, thì ra gã xử búa cứ mỗi chày nện xuống cối thì một lần cây quế lại chuyển động nhích đi một tấc hay nửa tấc.
Lão gãy đàn khẽ cất tiếng hoan hô rồi trông về phía cây quế đó chạy ra. Lão khẽ nói:
- Ðúng rồi! Ðúng rồi!
Mọi người cũng theo đi, thì thấy chỗ gốc quế dời đi, lộ ra một phiến đá lớn. Trên phiến đá này có một cái vòng sắt để cầm.
Công Dã Càn xiết bao kinh ngạc, bội phục gã xử búa và tự lấy làm xấu hổ, Y tự nhủ:
- Cơ quan ở dưới đất này an bài một cách tuyệt diệu, thật là mình không ngờ họ tinh vi đến thế gã xử búa mới trong khoảnh khắc mà đã phát giác ra được chỗ then chốt cơ quan. Thế thì gã thông minh tài trí chẳng kém gì cái người đã bố trí ra cơ quan này.
Gã xử búa lại giã mười mấy chày nữa thì cả phiến đá hoàn toàn lộ ra.
Lão gãy đàn nắm lấy vòng sắt kéo mạnh lên, nhưng không nhúc nhích được tí nào. Lão toan vận động hết nội lực để kéo lần thứ hai tì gã xử búa la lên:
- Ðại ca! Hãy dừng tay!
Gã tung người, mình nhảy đến bên một chiếc cối đá khác, vạch quần ra tiểu vào trong cối này. Ðồng thời gã hô lớn:
- Xin các vị mau lại đi tiểu vào đây!
Lão gãy đàn kinh ngạc, vội bỏ ngay vòng sắt ra chạy đến.
Chớp mắt gã xử bàn cờ, gã đồ hàn gã xử phán quan bút và lão gãy đàn cùng lão xử búa nhất tề đi tiểu vào trong cối đá.
Giả tỷ ở vào hoàn cảnh khác mà bọn Công Dã Càn thấy năm người này đi tiểu vào cối như lũ điên rồ thì không thể nhịn được phải cười đến nẻ ruột.
Nhưng chỉ trong khoảnh khắc, mọi người đều ngửi thấy có mùi thuốc súng xông lên.
Gã xử búa mừng rỡ nói:
- Hay lắm không còn gì nguy hiểm nữa rồi!
Riệng mình lão gãy đàn là bọng đái lớn hơn cả. Lão đi tiểu mãi không hết nước, miệng lão nói lảm nhảm:
- Chết chưa! Chết chưa! Thế thì phá xong một cơ quan. Lục đệ! Nếu không có lục đệ điều tra ra cơ quan một cách nhanh chóng thì hết thảy chúng ta đều bị nổ nát như cám.
Bọn Công Dã Càn cũng bất giác sợ run. Sau ngửi thấy mùi thuốc súng khét lẹt ai cũng hiểu rằng trong giây phút vừa rồi, mọi người đã trải qua cơn đại nạn.
Hiển nhiên dưới vòng sắt họ đã để thuốc nổ và tra ngòi sẵn. Chỉ cần châm cái ngòi cháy lên, thuốc súng sẽ nổ tung. Thật là một thủ đoạn cực kỳ lợi hại do đối phương bố trí để hại người. May mà gã xử búa mau trí khôn kêu mọi người đi tiểu làm ướt nhòi súng nên mới thoát khỏi tai nạn.
Lại thấy gã xử búa đi tới cái cối đá đầu tiên ở bên hữu... Gã vận nội lực vần cái cối đá chuyển về mé hữu ba vòng. Gã ngẩng mặt trông trời, miệng lẩm bẩm khẩu quyết, lặng lẽ tính toán một lúc. Ðoạn gã lùi dần cái cối đá này về mé tả chuyển đi sái nửa vòng, thì bỗng nghe thấy những tiếng lách cách.
Tảng đá lớn trụt xuống để hở ra một cửa động.
Lần này lão gãy đàn không dám hấp tấp chui vào ngay. Lão nhìn gã xử búa vẫy tay ra hiệu nhờ dẫn đường.
Gã xử búa quỳ xuống đất để ý nhìn cái cối đá ở mé tả thì đột nhiên trong lòng đất có thanh âm phát ra và rõ ràng là lời thóa mạ:
- Tinh Tú Lão Quái! Mẹ nó đồ con chó! Nếu mi mà tìm thấy thì ta cho mi là giỏi!
Mi quen làm những trò độc ác, tất nhiên sẽ có ngày chịu quả báo. Vào đây! Vào đây mà giết ta đi!
Huyền Nạn nghe rõ là thanh âm Tiết Thần Y thì mững thầm trong bụng.
Bỗng nghe Lão gãy đàn gọi:
- Ngũ đệ! Chúng ta đến cả rồi!
Thanh âm trong lòng đất ngưng một lát hỏi lại:
- Có thật đại ca đó chăng?
Lão gãy đàn đáp:
- Nếu không có Lục đệ thì không tài nào mở được cơ quan này.
Bỗng nghe vèo một tiếng. Từ trong thach động một người nhảy vọt ra chính là Diêm Dương Ðịch Tiết Thần Y!
Tiết Thần Y không ngờ ngoài lão gãy đàn cùng mấy người anh em kết nghĩa, lại còn có vô số người ngoài, thì không khỏi giật mình.
Lão gãy đàn nói:
- Bây giờ không nói nhiều lời nữa. Ngươi đem ngay thất Muội cùng đồ đệ ta vào hầm để chữa cho chúng. Trong đó có đủ chỗ không?
Lão vừa nói vừa đưa tay trỏ vào cửa động.
Tiết Thần Y nhìn Huyền Nạn hỏi:
- Ðại sư! Ðại sư đã đến đây ư? Mấy vị này là ban hữu cả đấy chứ? Huyền Nạn ngần ngừ một lát rồi đáp:
- Phải rồi cùng bạn bè cả đấy mà.
Nguyên là chùa Thiếu Lâm đã nhận định rằng là Huyền Bi đại sư chết về tay họ Mộ Dung ở Cô Tô. Như vậy thì bè lũ Mộ Dung đều là những kẻ cừu địch. Nhưng lần này nhà sư đi với bọn Ðặng Bách Xuyên đến đây để xin chữa thuốc, dọc đường Ðặng Bách Xuyên và Công Dã Càn đã hết sức trần tình Huyền Bi đại sư quyết không phải bị Mộ Dung công tử hạ sát. Vì thế mà Huyền Nạn đại sư đã tin họ đến sáu bảy phần. Hơn nữa, chuyến này bọn họ cũng gặp tai nạn như bọn mình thì cũng là cùng hội cùng thuyền với nhau, nên nhà sư nhìn nhận bọn Ðặng Bách Xuyên cũng là bạn bè với mình. Công Dã Càn nghe Huyền Nạn nói vậy thì nhìn nhà sư gật đầu tỏ ý đồng tình chứ không nói gì.
Tiết Thần Y nói:
- Dưới này có chỗ rộng, xin các vị xuống cả đây. Nào mời Huyền Nạn đại sư đi trước cho!
Tuy y nói vậy nhưng y tiến vào trong hầm trước tiên. Nên biết rằng đường hầm tối mò này rõ là một nơi nguy hiểm vô cùng mà người trên chốn giang hồ thường xảo trá khôn lường, chẳng ai tin được ai. Chính mình vào trước mới đúng lề đón khách.
Tiết Thần Y vào rồi, Huyền Nạn không tỏ vẻ gì ngần ngại, theo sau đi xuống luôn.
Mọi người lục tục theo sau Huyền Nạn đại sư. Cả thi hài Huyền Thống đại sư cũng khiêng xuống hầm.
Tiết Thần Y bấm nút cơ quan, phiến đá tự nhiên đóng lại. Y còn chuyển động cơ quan cho các cây quế đã di chuyển ra chỗ khác lại chuyển về chỗ cũ ngay trên phiến đá.
Bên trong là một đường hầm đá mơi khoét ra mọi người phải cúi lom khom đi mới khỏi đụng đầu.
Ðoàn người đi trong khoảnh khắc thì đường hầm cao lên dần dần và đi tới quãng đường địa đạo thiên nhiên.
Ði chừng được hai mươi trượng thì đến một thạch động rộng rãi. Trong góc thạch động gần ánh lửa sáng đã có đến hơn hai mươi người ngồi đó, đủ cả trai gái già trẻ.
Những người này nghe có tiếng bước chân đi vào đều ngoảnh đầu nhìn ra.
Tiết Thàn Y giới thiẹu:
- Ðây là những người nhà tại ha, . Gặp lúc nguy nan không ai dám ra ngoài làm lễ bái kiến. Ðại ca! Nhị ca! Hai vị đến có việc chi?
Y vẫn giữ bản sắc thầy lang không chờ lão gãy đàn đã lại coi thương thế mọi người ngay.
Tiết Thần Y coi người đầu tiên là Huyền Thống đại sư rồi nói:
- Vị đại sư này giác ngộ mà viên tịch. Thật là một việc đáng cung hỉ!
Y tới xem Ðặng Bách Xuyên rồi mỉm cười:
- Thất Muội tại hạ có thứ phấn hương khiến cho người hít phải sảy rồi ngã lăn ra. Nhưng chỉ trong khoảnh khắc là tỉnh lại chứ không có chất độc gì cả.
Thiếu phụ đứng tuổi xinh đẹp cùng gã kép hát đều bị ngoại thương. Tuy thương thế trầm trọng nhưng Tiết Thần Y côi rồi cho là tầm thường.
Khi xem đến A Bích thì la hoảng:
- Quả nhiên Tinh Tú Lão Quái... đã đến đây! Chất độc này của lão... lợi hại vô cùng! Tại hạ không thể chữa được rồi!
Công Dã Càn la lên một tiếng ủa rồi nói:
- Dù sao cũng xin Tiết Thần Y cứu giùm cho!
Bỗng nghe tiếng lão gảy đàn tru lên khóc nức nở Gã đồ gàn nói:
- Ðại ca! Thầy Trang Tử có câu: "Những bậc chân nhân đời xưa không ưa sống mà cũng không ghét chết." Ðồ đệ đại ca trúng phải chất độc của sư thúc. Nếu quả nhiên không thể chữa cho y khỏi được thì cũng là tới số. Can chi đại ca phải khóc ròng?
Lão gãy đàn tức giận nói:
- Tên đồ đệ ngoan ngoãn của ta đã cách biệt ta trong tám năm trời, bữa nay mới đưọc trùng phùng. Nếu nó chết đi lẽ nào ta lại không đau xót? A Bích con ơi! Con Ðừng chết, muôn ngàn lần con không nên chết!
Công Dã Càn cùng Bao Bất Ðồng nhìn A Bích thì chỉ thấy sắc mặt nàng đỏ hồng song vẻ hồng hào trông rất đáng buồn vì da thịt dường như rướm máu tươi.
Công Dã Càn hỏi:
- Tiết thần Y! Người nghĩa Muội của tại hạ đây bị trúng chất độc gì vậy?
Gã đồ gàn tiếp lời:
- Tiểu cô nương đây là đồ đệ đại ca ta. Ta là sư thúc nàng. Người mới là nghĩa huynh nàng kể về tình nghĩa kết giao thì người còn là vai dưới chúng ta một bậc. Ðức Khổng Tử đã nói: "Danh có chính thì ngôn mới thuận" ngươi phải kêu ta là sư thúc mới hợp lý. Thế mà mi đem gọi xách mé một điều Tiết Thần Y hai điều Tiết Thần Y như người ngang hàng. Sao không biết kêu bằng Tiết sư thúc?
Lúc này Tiết Thần Y đã coi mạch cho Bao Bất Ðồng cùng Phong Bá Ác. Lão nhắm mắt ngoẹo cổ, suy nghĩ mong lung. Người ngoài không ai dám kinh động luồng tư tưởng của y. Nên gã gãy đàn muốn khóc thế nào thì khóc, gã đồ gàn muốn nói ba hoa thế nào thì ba hoa chẳng ai thèm đếm xỉa gì đến.
Tiết Thần Y ngẫm nghĩ hồi lâu rồi lắc đầu nói:
- Lạ thật! Lạ thật! không hiểu kẻ nào đã đánh hai vị huynh đài đến nổi bị thương thế này?
Công Dã Càn đáp:
- Ðó là một gã thiếu niên đầu chụp lồng sắt.
Tiết Thần Y lắc đầu nói:
- Thiếu niên cóc gì? Có lý nào lại là thiếu niên được? Người này võ công gồm đủ những sở trường của hai phe chính tà. Nội lực y mới lại càng thâm hậu? Ít ra là phải rèn luyện ba mươi năm trở lên. Thế thì sao gọi là thiếu niên được?
Huyền Nạn nói:
- Gã này đã từng đến nằm vùng trong chùa Thiếu Lâm, thế mà bọn bần tăng chưa phát giác ra, nên hễ ngĩ đến là mắc cỡ chết đi được!
Tiết thần Y nói:
- Mắc cỡ ư? Các vị thì việc móc gì mà mắc cỡ? Hai vị huynh đài đây mắc phải chất hàn độc, lão phu không chữa được mới tức chứ? Hai chữ "Thần Y" từ nay không dám dương danh với thiên hạ nữa!
Thốn nhiên một thanh âm oang oang như tiếng chuông đồng nói:
- Tiết tiên sinh! Nếu vậy thì chúng tôi xin cáo từ thôi!
Người nói đó chính là Ðặng Bách Xuyên. Y bị trúng phấn hương chỉ ngã ra rồi mê man bất tỉnh. Nhưng nội lực rất thâm hậu, bây giờ y đã tỉnh lại rồi.
Bao Bất Ðồng tiếp theo:
- Phải rồi! Phải bậc đại trượng phu coi cái sống chết là do mệnh trời. Chui rúc ở dưới hầm này làm cóc gì? Chẳng lẽ làm người cũng học thói con rùa đen hay con chuột đồng, ẩn nấp vào trong hang trong hốc?
Tiết Thần Y nghe Bao Bất Ðồng nói móc, cườilạt hỏi:
- Coi bộ thí chủ ăn nói trường ba khoát bảy ra vẻ anh hùng lắm. Thí chủ có biết ai ngoài kia không?
Phong Bá Ác đáp thay:
- Các vị sợ Tinh Tú Lão Quái, chớ tại hạ sợ cóc gì lão? Các vị bản lĩnh cao cường thật là uổng quá! Mới nghe cái tên Tinh Tú Lão Quái đã kinh hồn tán đởm!
Lão gãy đàn khẽ vỗ vai A Bích vừa khóc vừa nói:
- A Bích con ơi! Có ngờ đâu người sát hại con chính là sư thúc con? Sư phụ con không đủ bản lãnh để báo thù cho con rồi!
Công Dã Càn nghe bọn này đều kêu Tinh Tú Lão Quái là sư thúc thì lấy làm quái dị, nghĩ thầm: Trước khi rời khỏi nơi đây cần phải điều tra cho biết rõ lai lịch bọn này. Có thế mới mong tìm cách cứu chữa được Lục Muội.
Công Dã Càn nghị vậy liền hỏi:
- Các vị ai cũng xưng hô Tinh Tú lão Quái bằng sư thúc. Vậy các vị đây là những nhân vật thế nào?
Nguyên A Bích tuy ở trong phủ Mộ Dung lâu năm cùng Công Dã Càn kết nghĩa anh em, nhưng y chưa từng hỏi đến lai lịch sư môn nàng bao giờ. Nàng không nói ra nên y cũng không biết.
Huyền Nạn nói vào:
- Những điều lão tăng mắt thấy tai nghe bữa nay thật là nhiều chỗ không hiểu, lão tăng cũng đang muốn thỉnh giáo.
Tiết Thần Y nói:
- Bọn sư huynh, sư đệ chúng tôi có tám người gọi đùa là "Hàm Cốc Bát Hữu."
Y trỏ lão gảy đàn nói tiếp:
- Vị này là sư huynh chúng tôi. Tại hạ đứng hàng thứ năm nên gọi là lão Ngũ, còn những điều khkác thì câu chuyện quá dài lại không tiện nói với người ngoài. Mong rằng cac vị...
Y nói tơi đây thì đột nhiên có thanh âm rất nhỏ gọi:
- Tiết Mộ Hoa! Sao ngươi không ra yết kiến ta? Khang Quảng Lăng! Ngươi đang làm gì mà không gảy đàn cho ta nghe? Tiếng nói rất nhỏ thấp thoáng như có như không. Nhưng những người trong động đều nghe rõ mồn một. Người ta cảm giác tưởng chừng thanh âm này như một sợi dây vàng nhỏ li ti xỏ qua lớp đất dày đến hơn mười trượng, hoặc như dây kim tuyến luồn theo những khúc đường hầm quanh co để chui vào lỗ tai mọi người.
Lão gảy đàn la lên một tiếng:
- Ui da!
Rồi nhảy lên chồm chồm nói:
- Ðúng Tinh Tú Lão Quái rồi.
Phong Bá Ác cũng đứng phắt dậy lớn tiếng nói:
- Ðại ca! Nhị ca! Tam ca! Chúng ta quyết một trận tử chiến với hắn đi!
Lão gãy đàn vội can:
- Không được đâu! Không được đâu! Các ngươi mà ra bây giờ là uổng mạng đó! Các ngươi chết toi chẳng đáng kể gì nhưng làm tiếc lộ nhà thạch thất bí mật nàt thì tính mạng mấy chục người đây cũng bị giết lây vì tay một đứa thất phu như ngươi hay sao?
Bao Bất Ðồng nói xỏ lại:
- Tiếng hắn nói đã lọt vào được. Có lý đâu hắn lại không biết chỗ mình ngồi đây hay sao? Ngươi đúng là "Con rùa" chỉ quen lẫn lút. Nhưng thế nào hắn chẳng tìm vào tới nơi dù muốn ẩn lánh cũng không được đâu!
Lão gãy đàn nói:
- Y có tìm ra ít nhất cũng mất ba khắc hay một giờ chưa chắc đã vào được. Mình lợi dụng thời gian để lo liệu kế phải hơn.
Gãxử búa vẫn nín thinh từ nảy, bây giờ mới lên tiếng mới xen vào:
- Tuy sư thúc bản lĩnh cao cường, nhưng muốn khám cơ quan dưới hầm này, ít ra cũng mất hai giờ, lại phải tìm cách tậân thiện cũng mất hai giờ nữa.
Lão gãy đàn hỏi:
- Cứ như lời hiền điệt nói thì chúng ta còn được những bốn giờ để tìm ra kế hoạch vững chảy phải không?
Gã xử búa đáp:
- Còn được bốn giờ rưỡi nữa.
Lão gãy đàn lại hỏi:
- Sao giờ lại thêm nữa giờ nửa!
Gã xử búa đáp:
- Trong vòng bốn giờ ta bố trí được thêm ba cơ quan và còn ngăn trở đối phương thêm nửa giờ nữa.
Gã gãy đàn nói:
- Vậy thì hay lắm! Huyền Nạn đại sư! Khi lão đại ma đầu mà tới đây, bọn sư huynh, sư đệ tại hạ quyết nhiên khó lòng trốn thoát độc thủ của lão. Còn các vị là người ngoài thì không lo lắm, vì lão đại ma đầu tới đây sẽ chuyên tâm để ý đối phó với bọn tôi mà thôi. Các vị có rất nhiều hy vọng trố ra được. Có điều tôi dặn các vị nên nhớ là đừng có giở trò anh hùng hảo hán tranh đấu với lão. Ai đã gặp tay Tinh Tú Lão Quái mà còn trốn tránh được toàn mạng là anh hùng hảo hán lắm rồi!
Bao Bất Ðồng tự nhiên kêu lên:
- Thúi quá! Thúi quá!
Nghe y la hoảng như vậy mọi ngươìhít hơi mạnh để ngửi xem mà chẳng thấy mùi chi hôi thối, đều có vẻ nghi ngờ, nhìn Bao Bất Ðồng chòng chọc.
Bao Bất Ðồng trỏ lão gãy đàn nói:
- Lão này thúi quá không ngửi được.
Y vừa bị lão gãy đàn ra một chiêu đã kiềm chế được mình, trong lòng rất căm phẫn. Bản tính y là con người quật cường không biết sợ trời sợ đất là gì. Nhưng y biết rõ bản lĩnh lão này giỏi hơn mình nhiều không thể địch lại. Bây giờ y vớ được cơ hội liền buông lời chửi đỏng.
Gã xử bàn cờ lườm Bao Bất Ðồng nói:
- Ngươi đã không thoát khỏi bàn tay đại sư huynh ta thì còn nói gì đến chuyện đối phó với sư thúc ta. Bản lĩnh lão còn hơn gấp mười đại sư huynh ta. Vậy thì đứa nào thúi miệng?
Ðặng Bách Xuyên nghĩ thầm: Ngươì này nói rất có lý mà Bao tam đệ nhà mình chuyên nói bướng hoài làm mất cả thời giờ qúy báu:
- Lai lịch các vị tại hạ chưa được nghe qua nên vừa rồi có sự hiểu lầm làm bị thương nương tử đây. Tại hạ rất lấy làm ái náy. Bây giờ như người một nhà. Có điều lúc nữa cường địch vào đây thì bọn thủ hạ dưới trướng Cô Tô Mộ Dung chúng tôi đây quyết không chịu trốn tránh. Nếu cường địch ghê gớm quá mình không chống lại được thì chịu chết cả với nhau là xong.
Huyền Nạn gọi:
- Tuệ Kinh! Tuệ Thụ! Khinh công hai người đã khá. Nếu có cơ hội thì các ngươi phải ráng tìm cách trốn thoát chạy về chùa Thiếu Lâm báo tin lên phương trượng sư bá hay, đừng để cho loài yêu quái giết một mẻ hết sạch, thậm chí đến nỗi không có người đưa tin về chùa.
Hai nhà sư Tuệ Kinh Tuệ Thụ chắp tay bẩm:
- Bọn tiểu đệ xin tuân pháp chỉ của sư bá.
Lão gãy đàn cùng bọn Ðặng Bách Xuyên nghe Huyền Nạn nói phải biết rằng nhà sư đã quyết liều chết chống đối với Tinh Tú lão ma. Sở dĩ nhà sư sai Tuệ Kinh Tuệ Thụ đi báo tin là để cho chùa Thiếu Lâm biết kẻ thù là ai đặng sau này có ngày báo thù rửa hận.
Lão gãy đàn ngẩn ngơ một hồi đột nhiên vỗ tay cười nói:
- Hết thảy mọi người đều muốn chết, thì A Bích có trúng độc cũng đến chết là cùng. Ta còn thương tâm nổi gì? Hỡi ôi! Ở đời có người bảo Khang Quảng Lăng này là một lão gan toẹt. Trước nay ta vẫn tức mãi, nhưng giờ xem ra thì dẫu mình chẳng gan toẹt cũng là hạng dỡ hơi.
Bao Bất Ðồng nói:
- Ngươi đúng là đồ tồi, đồ gàn toẹt, đồ ngu xuẩn!
Lão gãy đàn tức Khang Quảng Lăng cả giận nói:
- Ta gan cũng chưa bằng ngươi.
Bao Bất Ðồng cãi:
- Ngươi gàn gấp mười ta.
Khang Quẳng Lăng quắc mắt lên nói:
- Mi còn gàn bằng vạn ta.
Bao Bất Ðồng không chịu thua cũng lớn tiếng:
- Ngươi gàn gấp mười vạn lần, trăm vạn lần, ngàn vạn lần, vạn vạn lần...! Thần Y Tiết Mộ Hoa nói:
- Thôi hai vị đừng tranh hơi cãi nhau một cách vô vị nữa. Tuệ Kinh, Tuệ Thụ hai vị sư huynh về chùa Thiếu Lâm, nếu phương trượng đại sư có hỏi đến tiền nhân hậu quả, tại hạ e rằng hai vị không biết đường mà trả lời. Việc này chẳng qua là một điều bỉ ổi trong bản phái chúng tôi, lẽ ra không nên nói với người ngoài. Nhưng nói về việc trừ diệt mối đại họa cho các bạn võ lâm mà không được những vị cao tăng chùa Thiếu Lâm chủ trương đại cuộc thì khó bề thành công được. Tại hạ xin nói rõ là rất mong hai vị chỉ bẩm vụ này riêng với một mình phương trượng quý tự mà thôi, đừng tiết lộ cho người khác biết.
Tiết Mộ Hoa quay lại bảo Khang Quảng Lăng:
- Ðại sư huynh! Tiểu đệ muốn đem đầu đuôi vụ này nói rõ cho các đại sư hay.
Khang Quảng Lăng tuy bậc huynh trưởng mấy người kia, bản lãnh cũng là hay hơn hết, nhưng lại kém về quyết đáp mọi việc. Sở dĩ Tiết Mộ Hoa hỏi qua một tiếng như vậy là cốt giữ thể diện cho y trước mặt người ngoài.
Khang Quảng Lăng không hiểu ý Tiết Mộ Hoa, nói ngay:
- Lão ngũ nói gì mà kỳ vậy? Ngươi có miệng lưỡi muốn nói gì thì nói, hà tất phải hỏi ta?
Tiết Mộ Hoa nói:
- Huyền Nạn đại sư! Ðặng sư phụ! Vị ân sư mà chúng tôi theo nghiệp, anh em võ lâm kêu bằng Thông Biện tiên sinh!...
Huyền Nạn cùng Ðặng Bách Xuyên sửng sốt đồng thanh hỏi:
- Sao?
Chẳng những Huyền Nạn, bọn Công Dã Càn kinh ngạc mà cả bọn đồ gàn bên đối phương lại càng kinh ngạc hơn.
Bỗng thấy một lão già tay áo thùng thình phất phới ở trong rừng bước ra. Ông trán cao hầu lộ, tướng mạo kỳ dị nét mặt tươi cười hì hì, ra vẻ hòa nhã.
Con người cốt cách thanh kỳ vùa xuất hiện.
A Bích vui mừng hớn hở reo lên:
- A ha! Sư phụ! Sư phụ mạnh đấy ạ?
Gã "đồ gàn"cùng cả bọn đồng thanh hô:
- Ðại ca!
A Bích chạy lẹ đi truớc bọn này lão già mới đến giang hai tay ra nắm lấy bàn tay A Bích tươi cười nói:
- A Bích hả! A Bích! Ngươi càng lớn càng xinh đẹp!
A Bích đôi má ửng hồng chưa kịp trả lời thì lão đã quay về phía Huyền Nạn đại sư chắp tay thi lễ hỏi:
- Ðại hòa thượng đây là một vị cao tănh chùa Thiếu Lâm? Tiểu lão thật là vô lễ!
Huyền Nạn chắp tay để trước ngực đáp:
- Bần tăng là Huyền Nạn!
Lão mới đến reo lên:
- Trơi ơi! Thế ra đây là Huyền Nạn sư huynh! Huyền Khổ đại sư là sư huynh hay sư sư đệ với Ðại hòa thượng? Tiểu lão cùng người đã được có duyên hội ngộ mấy lần, thật là ý hiệp tâm đầu. Lâu nay người vẫn mạnh giỏi chứ?
Huyền Nạn buồn rầu nói:
- Huyền Khổ sư huynh bần tăng chẳng may gặp phải tên nghịch đồ ám toán nên đã viên tịch rồi.
Lão kia nghe tin thộn mặt ra một lúc. Ðột nhiên lão nhảy vọt lên cao hơn một trương. Lúc người lão chưa hạ xuống đất còn đang lơ lửng trên không đà cả tiếng khóc rống lên một cách rất bi ai.
Huyền Nạn cùng bọn Công Dã Càn đều giật mình, không ai ngờ đến con người già nua tuổi tác ấy lại khóc lóc thảm thiết như tuồng trẻ nít.
Hai chân vừa chấm đất, lão ngồi phệt xuống. Tay nắm lấy từng chòm râu mà giựt thật mạnh. Hai chân lão nện xuống đất thình thịch như người rung trống.
Lão vừa khóc vừa kể lể:
- Huyền Khổ lão huynh ơi! Bao lão huynh chẳng dặn dò tiểu đệ một câu nào đã bỏ đi ngay? Lão huynh ơi! Lão huynh làm thế sao cho hợp lý? Khúc "Phạn âm phổ tấu" kia của tiểu đệ đã biết bao nhiêu người nghe rồi mà chẳng ai hiểu gì ráo. Chỉ mình lão huynh biết trong khúc đó bao hàm lý tưởng nhà Phật và có thể khiến cho công lực lão huynh tinh tiến thêm lên. Lão huynh nghe đi nghe lại hết lần này sang lần khác mà không biết chán. Cái ông Huyền Nạn sư đệ của lão huynh đây vị tất đã có tính tình giác ngộ được như huynh. Tiểu đệ e rằng tấu khúc này cho ông ta nghe, không khác gì đàn gãy tai trâu!. Trời ơi! Trâu thì biết nghe đàn làm sao được mà gãy? Hỡi ơi! Số mệnh tiểu đệ sao mà đau khổ đến nổi nước này?
Ban đầu Huyền Nạn nghe lão khóc lóc cũng tưởng lão là người chí tình với Huyền Khổ, vì xót thương cái chết của một vị sư huynh không cầm lòng được, mà bật tiếng kêu gào khóc lóc.
Nhưng nhà sư nghe lâu mới rõ là không phải thế. Lão khóc đây là khóc trên đời không tìm ra bạn tri âm.
Sau cùng nhà sư nghe lão lại bảo đánh đàn cho mình nghe chẳng khác gì đàn gãy tai trâu.
Huyền Nạn vốn là một bậc cao tăng đắc đạo, tuy nghe trong tiếng khóc lão già có ý châm chọc mình, nhưng vẫn không tức giận, mà chỉ tủm tỉm cười nghĩ thầm:
- Bọn này ai cũng có tính dở điên dở khùng, chẳng nên lý luận với họ làm gì. Tuy nội lực lão thâm hậu hơn người, song tính khí gàn dở chẳng khác gì mấy người đàn em mà có lẽ lão còn dở hơi hơn cả cũ, không trách người ta thường nói rằng: "Ngưu tầm ngưu mã tầm mã" là phải lắm.
Bỗng thấy lão kia lại vừa khóc vừa nói:
- Huyền Khổ sư huynh ơi! Ðể đền ơn tri ngộ, tiểu đệ đã khổ tâm sáng chế ra khúc nhạc mới là "Nhất vi ngâm" tặng lão huynh. Khúc nhạc này tuyên dương công đức Ðạt Ma lão tổ là đức thủy tổ chùa Thiếu Lâm đã thả bè lau qua sông. Sao sư huynh chẳng sống mà nghe! Ðột nhiên lão quay lại nhìn Huyền Nạn hỏi:
- Mộ phần Huyền Khổ sư huynh an táng ở đâu? Ðại sư mau dẫn tiểu đệ đến đó. Lẹ lên! Lẹ lên! Càng lẹ càng tốt! Tiểu đệ sẽ gãy khúc đàn này cho y nghe. Biết đâu y nghe rồi chẳng khích động tâm thần mà sống lại!
Huyền Nạn đáp:
- Thí chủ sao lại hồ đồ đến thế? Sau khi sư huynh bần tăng viên tịch đã đem di thể người hỏa táng đốt thành nắm tro tàn, làm gì có mộ phàn?
Lão kia nghe nói vậy đứng thộn mặt ra một lúc rồi đột nhiên nhảy nhót reo mừng, la lên:
- Hay lắm! Như thế càng hay! Ðại sư đưa tại hạ đi lấy một nắm tro này. Tại hạ sẽ dùng keo hỏa để dán vào dây cây đàn Dao cầm. Rồi từ đây trở đi mỗi khi tại hạ tấu khúc nhạc là y lại được nghe. Ðại sư tính thế có tuyệt diệu không? Ha ha! Cái sáng kiến của tại hạ thật là tuyệt vời!
Lão càng nói càng cao hứng rồi vỗ tay cười rộ như người điên.
Ðột nhiên Lão trông thấy thiếu nữ xinh đẹp nằm lăn một bên thì thất kinh hỏi:
- Ồ! Lục Muội làm sao thế. Ai đã đánh Lục Muội bị thương?
A Bích nói:
- Sư phụ! Vụ này bên trong có chỗ hiểu lầm. Có sư phụ đến đây thật là khéo quá!
Lão kia hỏi:
- Hiểu lầm cái gì? Ai hiểu lầm? Dù sao kẻ đánh Lục Muội bị thương vẫn là kẻ chẳng ra gì. Chao ôi! Bát đệ cũng bị thương ư? Kẻ đánh Bát đệ bị thương tất không phải là người tốt. Nào ai là thủ phạm hãy báo danh đi! Công nghị phân xử thì không kêu ca vào đâu được nữa! A Bích! Ngươi ra ngoài kia lấy cây đàn về đây cho ta.
A Bích"dạ"một tiếng rồi nàng không nghe sư phụ nói ba hoa nữa, nàng băng mình chạy ra gốc cây.
Mọi người nhìn xa xa thấy bóng xanh nhảy lên cây tay cầm vật gì rồi nhảy xuống đất. Nàng lại qua gốc khác nhảy vọt lên: Huyền Nạn cùng Công Dã Càn bây giờ mới biết rõ thì ra lão già kia đã để mấy cây đàn trên ngọn cây, và dùng nội lực rất thâm hậu để đánh đàn. Vì thế mà tiếng đàn khi ở mé tả lúc qua mé hữu không biết đâu mà mò. Lúc trước bao nhiêu người chạy xục tìm trong rừng mấy lần mà thủy chung vẫn không tìm thấy người đánh đàn ở chỗ nào, là vì lẽ này.
Mọi người lại nhìn thấy A Bích hết chạy ở mé Ðông lại nhảy sang mé Tây mà cách xa nhau đến hơn mười trượng, thì nghĩ bụng chẳng lẽ lão già kia nội công thâm hậu chuyển từ cây nọ sang cây kia cách nhau có đến hơn mười trượng. Tiếng đàn của lão cực kỳ thần diệu không ai đến mức độ đó được.
Mọi người còn đang ngẫm nghĩ thì thấy A Bích ôm bảy tám cây Dao Cầm từ trong rừng chạy về. Nàng chạy được nửa đường, thốt nhiên người nàng lạng đi một cái rồi té lăn xuống đất. Cái ngã của A Bích khiến cho lão gãy đàn cùng cả bọn Công Dã Càn đều thất kinh.
Công Dã Càn hốt hoảng chạy ra bỗng cảm thấy mé tả có một cơn gió nhẹ nhàng vừa lướt qua mà lão gia đã bồng A Bích trên tay rồi.
Công Dã Càn lẩm bẩm:
- Lão tiên sinh này khinh công ghê thật!
Gã nhô lên thụt xuống ba cái, nhảy đến trước mặt hai người.
Công Dã Càn vừa ngó vào mặt A Bích thì lòng đã hết lo ngay, vì mặt nàng tươi như ánh nắng ban mai, tinh thần rất mạnh mẽ bên môi hé một nụ cười.
Công Dã Càn liền cười hỏi:
- Lục Muội! Lục Muội muốn làm nũng với sư phụ chăng? Lục Muội làm cho ta sợ muốn chết.
A Bích không đáp. Ðột nhiên mấy hạt nước mắt rớt xuống khuôn mặt tươi như hoa đào của nàng. Công Dã Càn giật mình liếc mắt ra nhìn thấy mặt lão gia xám ngắt nước mắt đang tong tong nhỏ xuống.
Công Dã Càn rất lấy làm kỳ tự hỏi:
- Lão già này điên rồi sao?
Lão kia nhìn Công Dã Càn đưa mắt ra hiệu khẽ hỏi:
- Ðừng có lên tiếng.
Lão ôm A Bích hấp tấp chạy về trước mặt mọi người.
Phong Bá Ác hỏi:
- Lục Muội! Lục Muội làm sao vậy?
Gã chưa dứt lời thì lão nói ngay:
- Vạ lớn đến nơi rồi! Vạ lớn đến nơi rồi! Lão hốt hoảng nhìn tả ngó hữu vẻ mặt cực kỳ sợ hãy, hoang mang giục luôn miệng:
- Phải trốn mau kẻo không kịp mất rồi! Xin toàn thể quý vị vào nhà đi! Lẹ lên! Lẹ lên!
Bao Bất Ðồng vốn tính ưa phản đối người. Gã thấy lão già hoảng sợ giọng nói run, gã liền lớn tiếng hỏi:
- Cái gì mà vạ lớn đến nơi? Trời sập hay sao?
Lão già vẫn hối hả giục:
- Lẹ lên! Lẹ lên! Vào nhà đi!
Bao Bất Ðồng nói:
- Xin lão tiên sinh tùy tiện. Bao Bất Ðồng này không vào đâu. Lục muộ!...
Lão già tay trái ẵm A Bích, tay phải đột nhiên vươn ra phía trước nắm trúng huyệt đạo trước ngực Bao Bất Ðồng. Lão ra tay mau lẹ vô cùng.
Bao Bất Ðồng không kịp đề phòng nên bị lão kiềm chế được ngay.
Lão nhắc bỗng người Bao Bất Ðồng lên. Hai chân gã lên khỏi mặt đất gã không tự chủ được, lão kia liền cứ nắm lấy như vậy chạy qua cổng lớn vào nhà.
Huyền Nạn cùng Công Dã Càn đều rất lấy làm kinh ngạc toan lên tiếng hỏi, thì gã đứng tuổi làm bàn cờ khia giới khẽ nói:
- Ðại sư phụ cùng mọi người vào nhà lẹ lên có lão đại ma đầu cực kỳ lợi hại chớp mắt sẽ đến đây.
Huyền Nạn là một nhà sư nổi tiếng về thần công, khắp võ lâm ít có đối thủ được thì còn sợ gì đại ma với tiểu ma đầu.
Nhà sư liền hỏi lại:
- Ðại ma đầu nào vậy? Kiều Phong phải không?
Gã này lắc đầu đáp:
- Không phải! Không phải! Lão này còn lợi hại gấp mấy Kiều Phong chính là Tinh Tú Lão Quái đó!
Huyền Nạn ngừng một lát rồi hỏi:
- Tưởng ai chứ Tinh Tú Lão Quái thì hay quá rồi. Lão tăng đang muốn tìm y đây!
Gã nói:
- Thần công của đại sư tuy cao cường, dĩ nhiên chẳng có sợ y nhưng mấy người ở đây nếu bị y ám toán là chết hết có chăng chỉ một mình đại sư là sống được thôi. Như vậy mới thật từ bi! Gã nói mấy câu móc họng này quả nhiên rất công hiệu.
Huyền Nạn vừa nghe vừa rùng mình nghĩ bụng. Gã này nói có lý lắm, liền gật đầu:
- Ðược rồi! Vậy thì chúng ta vào nhà hết.
Lúc này sư phụ A Bích đã đem nàng cùng Bao Bất Ðồng đặt xuống rồi chạy ra.
Lão gịuc luôn miệng:
- Lẹ lên! Lẹ lên! Còn đợi gì nữa?
Lão đưa mắt nhìn thấy trong đám người này có Phong Bá Ác ra chiều bướng bỉnh, liền xoay tay trái qua mé hữu quét ngang cổ gã.
Phong Bá Ác tuy là tay háo chiến, nhưng lão không ngờ đến lão sư phụ của Lục Muội nói đánh là đánh luôn. Lúc này khí hàn độc trong người gã lại bắt đầu lên cơn, nên lại càng khó chống. Gã vừa trông thấy tay lão đánh lại vội vàng cúi đầu xuống né tránh. khôn gngơi tay tráo lão không phóng chưởng ra , đột nhhiên vòng về bên hữu rồi chụp xuống nắm được sau gáy Phong Bá Ác, miệng lão vẫn giục:
- Lẹ lên! Lẹ lên vào nhà đi! Lão xách Phong Bá Ác chẳng khác xách con gà chạy ngay vào nhà.
Công Dã Càn trong lòng rất khó chịu vì hai người anh em mình bị lão già chỉ ra một chiêu đã tóm cổ xách đi. Tuy lão là sư phụ A Bích chứ không phải người dưng, nhưng tiếng tăm Mộ Dung Cô Tô bấy lâu lừng lẫy giang hồ. Thanh danh Mộ Dung công tử là thế mà bọn thuộc hạ lại kém cỏi như vậy, nhất là ở trước mặt chư tăng chùa Thiếu Lâm thì thật là mất thể diện rất nhiều.
Huyền Nạn nhìn vẻ mặt Công Dã Càn liền đoán biết ngay tâm sự gã. Chính nhà sư thấy lão kia liên tiếp chế phục Bao Bất Ðồng bằng một thủ pháp mau lẹ vô cùng thì biết rằng bản lãnh lão này chẳng kém gì mình. Thế mà lão phải sợ Tinh Tú lão quái như vậy, chắc là lão quái kia phải là tay ghê gớm vô cùng, mình không thể coi thường được.
Nhà sư liền bảo Công Dã Càn:
- Công Dã Càn thí chủ! Chúng ta hãy vào nhà rồi sẽ bàn định kế họach lâu dài.
Sáu nhà sư hàng chữ Tuệ khiêng thi thể Huyền Thống lên, Công Dã Càn thì ẵm Ðặng Bách Xuyên chạy lẹ vào nhà.
Sư phụ A Bích lại chạy ra lần nữa để túc giục ngưng thấy mọi người đã chạy vào nhà cả rồi vội đóng sập cửa lại, và toan đóng cổng cài then, thì gã sử bàn cờ nói:
- Ðại ca! Ta cứ để ngỏ cổng hay hơn. Ðó là kế: "Thực giả tư chi, hư giả thực chi." Chắc địch không biết thực hư ra sao không dám hiên ngang sấn vào. Lão kia đáp thế cũng phải. Ta nghe lời ngươi. Tuy lão nói vậy nhưng giọng nói không có vẻ gì tự tin ở minh.
Huyền Nạn cùng Công Dã Càn đưa mắt nhìn nhau và đều tự hỏi:
- Lão này võ công cao cường đến thế sao lúc lâm sự lại hoang mang cuống quýt lên như vậy? Lão không còn chút chi bình tĩnh để xét đoán. Cái cửa mỏng manh này đối với quân đạo tặc tầm thường còn chưa giữ nổi, huống chi đối với Tinh Tú Lão Quái, một lão ma đầu khét tiếng, thì dù cửa có đóng hay không phỏng ăn thua gì? Xem thế đủ biết lão này đã bị Tinh Tú Lão Quái làm nhiều phen thất điên bác đảo, chẳng khác gì con chim phải tên sợ làn cây cung, nên lão mới được tin Tinh Tú Lão Quái đến gần đã kinh hồn táng đởm.
Hai người còn đanh ngẫm nghĩ bỗng nghe lão gãy đàn giục luôn miệng:
- Lục đệ! lục đệ tính sao đây?
Huyền Nạn tuy là một vị cao tăng đăc đạo đã tu tâm dưỡng tính cực kỳ trầm tĩnh, nhưng thấy lão này hoảng sợ cuống cuồng thì không khỏi nổi nóng lên tiếng hỏi:
- Lão trượng ơi! Người ta thường nói:
nước chảy ùa vào thì lấy đất đắp ngăn lại mà quân giặc đến thì tướng ra kháng cự. Dù Tinh Tú Lão Quái độc ác lợi hại đến đâu, tất cả mọi người chúng ta hợp sức lại cự địch vị tất thua hắn cả. Sao lão trượng phải... hoang mang và... quá lo xa đến thế?
Nên biết rằng trên chốn giang hồ, người ngoài dùng đến chữ sợ hãi nhát gan là một điều tối kỵ. vì vậy mà nhà sư phải đổi lại là quá lo xa.
Lúc này trên nhà khách sảnh đã thắp đèn sáng. Huyền Nạn đưa mắt nhìn mọi người thì chẳng những lão gãy đàn là tỏ vẻ sợ sẹt mà cả đến gã bàn cờ, gã đồ gàn, gã phan quan bút ai nấy đều run lên bần bật.
Huyền Nạn đã được mục kích bọn người này động thủvà biết bản lãnh không phải tầm thường, Hơn nữa bọn này ai cũng giở điên giở khùng, bất luận việc gì cũng cho là thường, họ nhìn tấn tuồng đó như những trò chơi tiêu khiển. Thế mà đột nhiên biến thành những con người hoang mang, lo lắng khác nào những kẻ hèn nhát vô dụng tầm thường không biết đâu mà nói.
Bỗng thấy gã thợ mộc xử búa gật đầu, lấy trong bọc ra một cái thước gấp cầm tay đo góc nhà đại sảnh, mọi người cũng theo sau để coi gã làm gì, thì thấy gã để ý nhìn bốn góc. Ðột nhiên gã tung người nhảy lên đo hoành nhà xong rồi lại lắc đầu nhảy xuống.
Gã chạy vào nhà trong đến trươc cổ quan tài hờ của Tiết Thần Y. Gã đưa mắt nhìn mấy lần rồi nói:
- Ðáng tiếc! Thực là đáng tiếc!
Lão gãy đàn hỏi:
- Không... không dùng được việc gì ư?
Gã sử búa đáp:
- Không được rồi, nhất định sư thúc sẽ nhận ra.
lão gãy đàn tức mình nói:
- Ngươi... Ngươi còn gọi y là sư thúc ư?
Lão sử búa lắc đầu rồi không nói nữa. Ðoạn đi sâu mãi phía sau nhà.
Công Dã Càn lẩm bẩm:
- Thằng cha này ngoài cái nghề lắc đầu ra tựa hồ như hắn không con làm được trò trống gì nữa?
Gã xử búa lại đo goác tường phía sau rồi vừa đi vừa đếm bước chân, trông chẳng khác gì người thợ đang tính toán để xay nhà cửa phòng ốc.
Gã vào vườn sau tay cầm cây đèn nến, ngưng thần suy nghĩ hồi lâu rồi đi vào dãy hành lang có đặt năm cái cối đá. Gã trầm ngâm một lúc đặt cây đèn cầy xuống đất, đến bên cái cối thứ hai ở mé tả. Gã lấy một ít trầu và mấy nắm đất bỏ vào trong cối đá. gã cầm một cái chày đá lớn ở bên cạnh để giã vào lòng cối boong boong. Cái chày đá này rất nặng, mỗi lần giáng xuống sức mạnh vô cùng.
Công Dã Càn khẽ thở dài một tếng lẩm bẩm:
- Chuyến này mình thật xúi quẩy gặp phải bọn điên rồ. Lúc này chúng còn đi giã gạo được mới kỳ. Nếu quả trong cối có gạo thì chẳng nói làm chi nhưng mình thấy rõ ràng họ bỏ trấu cùng đất vào cối giả chơi! Hỡi ơi may mà Ðặng Bách Xuyên sau khi trúng độc mạch vẫn điều hòa chỉ tựa như người say rượu ngủ li bì, không có gì là nguy hiểm.
Boong! Boong! Boong tiếng giã gạo vang lên đều đặn và không ngớt.
Giả chừng mấy chục chày thì đột nhiền về góc Ðông nam trong vườn hoa cách độ bảy tám trượng bỗng phát ra tiếng lách cách.
Tiếng này rất nhỏ nhẹ song Huuyền Nạn và Công Dã Càn tai thính vô cùng hơi có tiếng gì lạ là nghe thấy ngay.
Mọi người đảo mắt nhìn ra thì thanh âm này từ bốn gốc quế vọng lại.
Boong! Boong! Gã xử búa vẫn liên tiếp giã gạo. Một điều kỳ dị xảy ra:
Gốc quế thứ nhì ở mé đông tựa hồ như chuyển động nhích ra dần. Một lúc nữa mọi người đều nhìn rõ, thì ra gã xử búa cứ mỗi chày nện xuống cối thì một lần cây quế lại chuyển động nhích đi một tấc hay nửa tấc.
Lão gãy đàn khẽ cất tiếng hoan hô rồi trông về phía cây quế đó chạy ra. Lão khẽ nói:
- Ðúng rồi! Ðúng rồi!
Mọi người cũng theo đi, thì thấy chỗ gốc quế dời đi, lộ ra một phiến đá lớn. Trên phiến đá này có một cái vòng sắt để cầm.
Công Dã Càn xiết bao kinh ngạc, bội phục gã xử búa và tự lấy làm xấu hổ, Y tự nhủ:
- Cơ quan ở dưới đất này an bài một cách tuyệt diệu, thật là mình không ngờ họ tinh vi đến thế gã xử búa mới trong khoảnh khắc mà đã phát giác ra được chỗ then chốt cơ quan. Thế thì gã thông minh tài trí chẳng kém gì cái người đã bố trí ra cơ quan này.
Gã xử búa lại giã mười mấy chày nữa thì cả phiến đá hoàn toàn lộ ra.
Lão gãy đàn nắm lấy vòng sắt kéo mạnh lên, nhưng không nhúc nhích được tí nào. Lão toan vận động hết nội lực để kéo lần thứ hai tì gã xử búa la lên:
- Ðại ca! Hãy dừng tay!
Gã tung người, mình nhảy đến bên một chiếc cối đá khác, vạch quần ra tiểu vào trong cối này. Ðồng thời gã hô lớn:
- Xin các vị mau lại đi tiểu vào đây!
Lão gãy đàn kinh ngạc, vội bỏ ngay vòng sắt ra chạy đến.
Chớp mắt gã xử bàn cờ, gã đồ hàn gã xử phán quan bút và lão gãy đàn cùng lão xử búa nhất tề đi tiểu vào trong cối đá.
Giả tỷ ở vào hoàn cảnh khác mà bọn Công Dã Càn thấy năm người này đi tiểu vào cối như lũ điên rồ thì không thể nhịn được phải cười đến nẻ ruột.
Nhưng chỉ trong khoảnh khắc, mọi người đều ngửi thấy có mùi thuốc súng xông lên.
Gã xử búa mừng rỡ nói:
- Hay lắm không còn gì nguy hiểm nữa rồi!
Riệng mình lão gãy đàn là bọng đái lớn hơn cả. Lão đi tiểu mãi không hết nước, miệng lão nói lảm nhảm:
- Chết chưa! Chết chưa! Thế thì phá xong một cơ quan. Lục đệ! Nếu không có lục đệ điều tra ra cơ quan một cách nhanh chóng thì hết thảy chúng ta đều bị nổ nát như cám.
Bọn Công Dã Càn cũng bất giác sợ run. Sau ngửi thấy mùi thuốc súng khét lẹt ai cũng hiểu rằng trong giây phút vừa rồi, mọi người đã trải qua cơn đại nạn.
Hiển nhiên dưới vòng sắt họ đã để thuốc nổ và tra ngòi sẵn. Chỉ cần châm cái ngòi cháy lên, thuốc súng sẽ nổ tung. Thật là một thủ đoạn cực kỳ lợi hại do đối phương bố trí để hại người. May mà gã xử búa mau trí khôn kêu mọi người đi tiểu làm ướt nhòi súng nên mới thoát khỏi tai nạn.
Lại thấy gã xử búa đi tới cái cối đá đầu tiên ở bên hữu... Gã vận nội lực vần cái cối đá chuyển về mé hữu ba vòng. Gã ngẩng mặt trông trời, miệng lẩm bẩm khẩu quyết, lặng lẽ tính toán một lúc. Ðoạn gã lùi dần cái cối đá này về mé tả chuyển đi sái nửa vòng, thì bỗng nghe thấy những tiếng lách cách.
Tảng đá lớn trụt xuống để hở ra một cửa động.
Lần này lão gãy đàn không dám hấp tấp chui vào ngay. Lão nhìn gã xử búa vẫy tay ra hiệu nhờ dẫn đường.
Gã xử búa quỳ xuống đất để ý nhìn cái cối đá ở mé tả thì đột nhiên trong lòng đất có thanh âm phát ra và rõ ràng là lời thóa mạ:
- Tinh Tú Lão Quái! Mẹ nó đồ con chó! Nếu mi mà tìm thấy thì ta cho mi là giỏi!
Mi quen làm những trò độc ác, tất nhiên sẽ có ngày chịu quả báo. Vào đây! Vào đây mà giết ta đi!
Huyền Nạn nghe rõ là thanh âm Tiết Thần Y thì mững thầm trong bụng.
Bỗng nghe Lão gãy đàn gọi:
- Ngũ đệ! Chúng ta đến cả rồi!
Thanh âm trong lòng đất ngưng một lát hỏi lại:
- Có thật đại ca đó chăng?
Lão gãy đàn đáp:
- Nếu không có Lục đệ thì không tài nào mở được cơ quan này.
Bỗng nghe vèo một tiếng. Từ trong thach động một người nhảy vọt ra chính là Diêm Dương Ðịch Tiết Thần Y!
Tiết Thần Y không ngờ ngoài lão gãy đàn cùng mấy người anh em kết nghĩa, lại còn có vô số người ngoài, thì không khỏi giật mình.
Lão gãy đàn nói:
- Bây giờ không nói nhiều lời nữa. Ngươi đem ngay thất Muội cùng đồ đệ ta vào hầm để chữa cho chúng. Trong đó có đủ chỗ không?
Lão vừa nói vừa đưa tay trỏ vào cửa động.
Tiết Thần Y nhìn Huyền Nạn hỏi:
- Ðại sư! Ðại sư đã đến đây ư? Mấy vị này là ban hữu cả đấy chứ? Huyền Nạn ngần ngừ một lát rồi đáp:
- Phải rồi cùng bạn bè cả đấy mà.
Nguyên là chùa Thiếu Lâm đã nhận định rằng là Huyền Bi đại sư chết về tay họ Mộ Dung ở Cô Tô. Như vậy thì bè lũ Mộ Dung đều là những kẻ cừu địch. Nhưng lần này nhà sư đi với bọn Ðặng Bách Xuyên đến đây để xin chữa thuốc, dọc đường Ðặng Bách Xuyên và Công Dã Càn đã hết sức trần tình Huyền Bi đại sư quyết không phải bị Mộ Dung công tử hạ sát. Vì thế mà Huyền Nạn đại sư đã tin họ đến sáu bảy phần. Hơn nữa, chuyến này bọn họ cũng gặp tai nạn như bọn mình thì cũng là cùng hội cùng thuyền với nhau, nên nhà sư nhìn nhận bọn Ðặng Bách Xuyên cũng là bạn bè với mình. Công Dã Càn nghe Huyền Nạn nói vậy thì nhìn nhà sư gật đầu tỏ ý đồng tình chứ không nói gì.
Tiết Thần Y nói:
- Dưới này có chỗ rộng, xin các vị xuống cả đây. Nào mời Huyền Nạn đại sư đi trước cho!
Tuy y nói vậy nhưng y tiến vào trong hầm trước tiên. Nên biết rằng đường hầm tối mò này rõ là một nơi nguy hiểm vô cùng mà người trên chốn giang hồ thường xảo trá khôn lường, chẳng ai tin được ai. Chính mình vào trước mới đúng lề đón khách.
Tiết Thần Y vào rồi, Huyền Nạn không tỏ vẻ gì ngần ngại, theo sau đi xuống luôn.
Mọi người lục tục theo sau Huyền Nạn đại sư. Cả thi hài Huyền Thống đại sư cũng khiêng xuống hầm.
Tiết Thần Y bấm nút cơ quan, phiến đá tự nhiên đóng lại. Y còn chuyển động cơ quan cho các cây quế đã di chuyển ra chỗ khác lại chuyển về chỗ cũ ngay trên phiến đá.
Bên trong là một đường hầm đá mơi khoét ra mọi người phải cúi lom khom đi mới khỏi đụng đầu.
Ðoàn người đi trong khoảnh khắc thì đường hầm cao lên dần dần và đi tới quãng đường địa đạo thiên nhiên.
Ði chừng được hai mươi trượng thì đến một thạch động rộng rãi. Trong góc thạch động gần ánh lửa sáng đã có đến hơn hai mươi người ngồi đó, đủ cả trai gái già trẻ.
Những người này nghe có tiếng bước chân đi vào đều ngoảnh đầu nhìn ra.
Tiết Thàn Y giới thiẹu:
- Ðây là những người nhà tại ha, . Gặp lúc nguy nan không ai dám ra ngoài làm lễ bái kiến. Ðại ca! Nhị ca! Hai vị đến có việc chi?
Y vẫn giữ bản sắc thầy lang không chờ lão gãy đàn đã lại coi thương thế mọi người ngay.
Tiết Thần Y coi người đầu tiên là Huyền Thống đại sư rồi nói:
- Vị đại sư này giác ngộ mà viên tịch. Thật là một việc đáng cung hỉ!
Y tới xem Ðặng Bách Xuyên rồi mỉm cười:
- Thất Muội tại hạ có thứ phấn hương khiến cho người hít phải sảy rồi ngã lăn ra. Nhưng chỉ trong khoảnh khắc là tỉnh lại chứ không có chất độc gì cả.
Thiếu phụ đứng tuổi xinh đẹp cùng gã kép hát đều bị ngoại thương. Tuy thương thế trầm trọng nhưng Tiết Thần Y côi rồi cho là tầm thường.
Khi xem đến A Bích thì la hoảng:
- Quả nhiên Tinh Tú Lão Quái... đã đến đây! Chất độc này của lão... lợi hại vô cùng! Tại hạ không thể chữa được rồi!
Công Dã Càn la lên một tiếng ủa rồi nói:
- Dù sao cũng xin Tiết Thần Y cứu giùm cho!
Bỗng nghe tiếng lão gảy đàn tru lên khóc nức nở Gã đồ gàn nói:
- Ðại ca! Thầy Trang Tử có câu: "Những bậc chân nhân đời xưa không ưa sống mà cũng không ghét chết." Ðồ đệ đại ca trúng phải chất độc của sư thúc. Nếu quả nhiên không thể chữa cho y khỏi được thì cũng là tới số. Can chi đại ca phải khóc ròng?
Lão gãy đàn tức giận nói:
- Tên đồ đệ ngoan ngoãn của ta đã cách biệt ta trong tám năm trời, bữa nay mới đưọc trùng phùng. Nếu nó chết đi lẽ nào ta lại không đau xót? A Bích con ơi! Con Ðừng chết, muôn ngàn lần con không nên chết!
Công Dã Càn cùng Bao Bất Ðồng nhìn A Bích thì chỉ thấy sắc mặt nàng đỏ hồng song vẻ hồng hào trông rất đáng buồn vì da thịt dường như rướm máu tươi.
Công Dã Càn hỏi:
- Tiết thần Y! Người nghĩa Muội của tại hạ đây bị trúng chất độc gì vậy?
Gã đồ gàn tiếp lời:
- Tiểu cô nương đây là đồ đệ đại ca ta. Ta là sư thúc nàng. Người mới là nghĩa huynh nàng kể về tình nghĩa kết giao thì người còn là vai dưới chúng ta một bậc. Ðức Khổng Tử đã nói: "Danh có chính thì ngôn mới thuận" ngươi phải kêu ta là sư thúc mới hợp lý. Thế mà mi đem gọi xách mé một điều Tiết Thần Y hai điều Tiết Thần Y như người ngang hàng. Sao không biết kêu bằng Tiết sư thúc?
Lúc này Tiết Thần Y đã coi mạch cho Bao Bất Ðồng cùng Phong Bá Ác. Lão nhắm mắt ngoẹo cổ, suy nghĩ mong lung. Người ngoài không ai dám kinh động luồng tư tưởng của y. Nên gã gãy đàn muốn khóc thế nào thì khóc, gã đồ gàn muốn nói ba hoa thế nào thì ba hoa chẳng ai thèm đếm xỉa gì đến.
Tiết Thần Y ngẫm nghĩ hồi lâu rồi lắc đầu nói:
- Lạ thật! Lạ thật! không hiểu kẻ nào đã đánh hai vị huynh đài đến nổi bị thương thế này?
Công Dã Càn đáp:
- Ðó là một gã thiếu niên đầu chụp lồng sắt.
Tiết Thần Y lắc đầu nói:
- Thiếu niên cóc gì? Có lý nào lại là thiếu niên được? Người này võ công gồm đủ những sở trường của hai phe chính tà. Nội lực y mới lại càng thâm hậu? Ít ra là phải rèn luyện ba mươi năm trở lên. Thế thì sao gọi là thiếu niên được?
Huyền Nạn nói:
- Gã này đã từng đến nằm vùng trong chùa Thiếu Lâm, thế mà bọn bần tăng chưa phát giác ra, nên hễ ngĩ đến là mắc cỡ chết đi được!
Tiết thần Y nói:
- Mắc cỡ ư? Các vị thì việc móc gì mà mắc cỡ? Hai vị huynh đài đây mắc phải chất hàn độc, lão phu không chữa được mới tức chứ? Hai chữ "Thần Y" từ nay không dám dương danh với thiên hạ nữa!
Thốn nhiên một thanh âm oang oang như tiếng chuông đồng nói:
- Tiết tiên sinh! Nếu vậy thì chúng tôi xin cáo từ thôi!
Người nói đó chính là Ðặng Bách Xuyên. Y bị trúng phấn hương chỉ ngã ra rồi mê man bất tỉnh. Nhưng nội lực rất thâm hậu, bây giờ y đã tỉnh lại rồi.
Bao Bất Ðồng tiếp theo:
- Phải rồi! Phải bậc đại trượng phu coi cái sống chết là do mệnh trời. Chui rúc ở dưới hầm này làm cóc gì? Chẳng lẽ làm người cũng học thói con rùa đen hay con chuột đồng, ẩn nấp vào trong hang trong hốc?
Tiết Thần Y nghe Bao Bất Ðồng nói móc, cườilạt hỏi:
- Coi bộ thí chủ ăn nói trường ba khoát bảy ra vẻ anh hùng lắm. Thí chủ có biết ai ngoài kia không?
Phong Bá Ác đáp thay:
- Các vị sợ Tinh Tú Lão Quái, chớ tại hạ sợ cóc gì lão? Các vị bản lĩnh cao cường thật là uổng quá! Mới nghe cái tên Tinh Tú Lão Quái đã kinh hồn tán đởm!
Lão gãy đàn khẽ vỗ vai A Bích vừa khóc vừa nói:
- A Bích con ơi! Có ngờ đâu người sát hại con chính là sư thúc con? Sư phụ con không đủ bản lãnh để báo thù cho con rồi!
Công Dã Càn nghe bọn này đều kêu Tinh Tú Lão Quái là sư thúc thì lấy làm quái dị, nghĩ thầm: Trước khi rời khỏi nơi đây cần phải điều tra cho biết rõ lai lịch bọn này. Có thế mới mong tìm cách cứu chữa được Lục Muội.
Công Dã Càn nghị vậy liền hỏi:
- Các vị ai cũng xưng hô Tinh Tú lão Quái bằng sư thúc. Vậy các vị đây là những nhân vật thế nào?
Nguyên A Bích tuy ở trong phủ Mộ Dung lâu năm cùng Công Dã Càn kết nghĩa anh em, nhưng y chưa từng hỏi đến lai lịch sư môn nàng bao giờ. Nàng không nói ra nên y cũng không biết.
Huyền Nạn nói vào:
- Những điều lão tăng mắt thấy tai nghe bữa nay thật là nhiều chỗ không hiểu, lão tăng cũng đang muốn thỉnh giáo.
Tiết Thần Y nói:
- Bọn sư huynh, sư đệ chúng tôi có tám người gọi đùa là "Hàm Cốc Bát Hữu."
Y trỏ lão gảy đàn nói tiếp:
- Vị này là sư huynh chúng tôi. Tại hạ đứng hàng thứ năm nên gọi là lão Ngũ, còn những điều khkác thì câu chuyện quá dài lại không tiện nói với người ngoài. Mong rằng cac vị...
Y nói tơi đây thì đột nhiên có thanh âm rất nhỏ gọi:
- Tiết Mộ Hoa! Sao ngươi không ra yết kiến ta? Khang Quảng Lăng! Ngươi đang làm gì mà không gảy đàn cho ta nghe? Tiếng nói rất nhỏ thấp thoáng như có như không. Nhưng những người trong động đều nghe rõ mồn một. Người ta cảm giác tưởng chừng thanh âm này như một sợi dây vàng nhỏ li ti xỏ qua lớp đất dày đến hơn mười trượng, hoặc như dây kim tuyến luồn theo những khúc đường hầm quanh co để chui vào lỗ tai mọi người.
Lão gảy đàn la lên một tiếng:
- Ui da!
Rồi nhảy lên chồm chồm nói:
- Ðúng Tinh Tú Lão Quái rồi.
Phong Bá Ác cũng đứng phắt dậy lớn tiếng nói:
- Ðại ca! Nhị ca! Tam ca! Chúng ta quyết một trận tử chiến với hắn đi!
Lão gãy đàn vội can:
- Không được đâu! Không được đâu! Các ngươi mà ra bây giờ là uổng mạng đó! Các ngươi chết toi chẳng đáng kể gì nhưng làm tiếc lộ nhà thạch thất bí mật nàt thì tính mạng mấy chục người đây cũng bị giết lây vì tay một đứa thất phu như ngươi hay sao?
Bao Bất Ðồng nói xỏ lại:
- Tiếng hắn nói đã lọt vào được. Có lý đâu hắn lại không biết chỗ mình ngồi đây hay sao? Ngươi đúng là "Con rùa" chỉ quen lẫn lút. Nhưng thế nào hắn chẳng tìm vào tới nơi dù muốn ẩn lánh cũng không được đâu!
Lão gãy đàn nói:
- Y có tìm ra ít nhất cũng mất ba khắc hay một giờ chưa chắc đã vào được. Mình lợi dụng thời gian để lo liệu kế phải hơn.
Gãxử búa vẫn nín thinh từ nảy, bây giờ mới lên tiếng mới xen vào:
- Tuy sư thúc bản lĩnh cao cường, nhưng muốn khám cơ quan dưới hầm này, ít ra cũng mất hai giờ, lại phải tìm cách tậân thiện cũng mất hai giờ nữa.
Lão gãy đàn hỏi:
- Cứ như lời hiền điệt nói thì chúng ta còn được những bốn giờ để tìm ra kế hoạch vững chảy phải không?
Gã xử búa đáp:
- Còn được bốn giờ rưỡi nữa.
Lão gãy đàn lại hỏi:
- Sao giờ lại thêm nữa giờ nửa!
Gã xử búa đáp:
- Trong vòng bốn giờ ta bố trí được thêm ba cơ quan và còn ngăn trở đối phương thêm nửa giờ nữa.
Gã gãy đàn nói:
- Vậy thì hay lắm! Huyền Nạn đại sư! Khi lão đại ma đầu mà tới đây, bọn sư huynh, sư đệ tại hạ quyết nhiên khó lòng trốn thoát độc thủ của lão. Còn các vị là người ngoài thì không lo lắm, vì lão đại ma đầu tới đây sẽ chuyên tâm để ý đối phó với bọn tôi mà thôi. Các vị có rất nhiều hy vọng trố ra được. Có điều tôi dặn các vị nên nhớ là đừng có giở trò anh hùng hảo hán tranh đấu với lão. Ai đã gặp tay Tinh Tú Lão Quái mà còn trốn tránh được toàn mạng là anh hùng hảo hán lắm rồi!
Bao Bất Ðồng tự nhiên kêu lên:
- Thúi quá! Thúi quá!
Nghe y la hoảng như vậy mọi ngươìhít hơi mạnh để ngửi xem mà chẳng thấy mùi chi hôi thối, đều có vẻ nghi ngờ, nhìn Bao Bất Ðồng chòng chọc.
Bao Bất Ðồng trỏ lão gãy đàn nói:
- Lão này thúi quá không ngửi được.
Y vừa bị lão gãy đàn ra một chiêu đã kiềm chế được mình, trong lòng rất căm phẫn. Bản tính y là con người quật cường không biết sợ trời sợ đất là gì. Nhưng y biết rõ bản lĩnh lão này giỏi hơn mình nhiều không thể địch lại. Bây giờ y vớ được cơ hội liền buông lời chửi đỏng.
Gã xử bàn cờ lườm Bao Bất Ðồng nói:
- Ngươi đã không thoát khỏi bàn tay đại sư huynh ta thì còn nói gì đến chuyện đối phó với sư thúc ta. Bản lĩnh lão còn hơn gấp mười đại sư huynh ta. Vậy thì đứa nào thúi miệng?
Ðặng Bách Xuyên nghĩ thầm: Ngươì này nói rất có lý mà Bao tam đệ nhà mình chuyên nói bướng hoài làm mất cả thời giờ qúy báu:
- Lai lịch các vị tại hạ chưa được nghe qua nên vừa rồi có sự hiểu lầm làm bị thương nương tử đây. Tại hạ rất lấy làm ái náy. Bây giờ như người một nhà. Có điều lúc nữa cường địch vào đây thì bọn thủ hạ dưới trướng Cô Tô Mộ Dung chúng tôi đây quyết không chịu trốn tránh. Nếu cường địch ghê gớm quá mình không chống lại được thì chịu chết cả với nhau là xong.
Huyền Nạn gọi:
- Tuệ Kinh! Tuệ Thụ! Khinh công hai người đã khá. Nếu có cơ hội thì các ngươi phải ráng tìm cách trốn thoát chạy về chùa Thiếu Lâm báo tin lên phương trượng sư bá hay, đừng để cho loài yêu quái giết một mẻ hết sạch, thậm chí đến nỗi không có người đưa tin về chùa.
Hai nhà sư Tuệ Kinh Tuệ Thụ chắp tay bẩm:
- Bọn tiểu đệ xin tuân pháp chỉ của sư bá.
Lão gãy đàn cùng bọn Ðặng Bách Xuyên nghe Huyền Nạn nói phải biết rằng nhà sư đã quyết liều chết chống đối với Tinh Tú lão ma. Sở dĩ nhà sư sai Tuệ Kinh Tuệ Thụ đi báo tin là để cho chùa Thiếu Lâm biết kẻ thù là ai đặng sau này có ngày báo thù rửa hận.
Lão gãy đàn ngẩn ngơ một hồi đột nhiên vỗ tay cười nói:
- Hết thảy mọi người đều muốn chết, thì A Bích có trúng độc cũng đến chết là cùng. Ta còn thương tâm nổi gì? Hỡi ôi! Ở đời có người bảo Khang Quảng Lăng này là một lão gan toẹt. Trước nay ta vẫn tức mãi, nhưng giờ xem ra thì dẫu mình chẳng gan toẹt cũng là hạng dỡ hơi.
Bao Bất Ðồng nói:
- Ngươi đúng là đồ tồi, đồ gàn toẹt, đồ ngu xuẩn!
Lão gãy đàn tức Khang Quảng Lăng cả giận nói:
- Ta gan cũng chưa bằng ngươi.
Bao Bất Ðồng cãi:
- Ngươi gàn gấp mười ta.
Khang Quẳng Lăng quắc mắt lên nói:
- Mi còn gàn bằng vạn ta.
Bao Bất Ðồng không chịu thua cũng lớn tiếng:
- Ngươi gàn gấp mười vạn lần, trăm vạn lần, ngàn vạn lần, vạn vạn lần...! Thần Y Tiết Mộ Hoa nói:
- Thôi hai vị đừng tranh hơi cãi nhau một cách vô vị nữa. Tuệ Kinh, Tuệ Thụ hai vị sư huynh về chùa Thiếu Lâm, nếu phương trượng đại sư có hỏi đến tiền nhân hậu quả, tại hạ e rằng hai vị không biết đường mà trả lời. Việc này chẳng qua là một điều bỉ ổi trong bản phái chúng tôi, lẽ ra không nên nói với người ngoài. Nhưng nói về việc trừ diệt mối đại họa cho các bạn võ lâm mà không được những vị cao tăng chùa Thiếu Lâm chủ trương đại cuộc thì khó bề thành công được. Tại hạ xin nói rõ là rất mong hai vị chỉ bẩm vụ này riêng với một mình phương trượng quý tự mà thôi, đừng tiết lộ cho người khác biết.
Tiết Mộ Hoa quay lại bảo Khang Quảng Lăng:
- Ðại sư huynh! Tiểu đệ muốn đem đầu đuôi vụ này nói rõ cho các đại sư hay.
Khang Quảng Lăng tuy bậc huynh trưởng mấy người kia, bản lãnh cũng là hay hơn hết, nhưng lại kém về quyết đáp mọi việc. Sở dĩ Tiết Mộ Hoa hỏi qua một tiếng như vậy là cốt giữ thể diện cho y trước mặt người ngoài.
Khang Quảng Lăng không hiểu ý Tiết Mộ Hoa, nói ngay:
- Lão ngũ nói gì mà kỳ vậy? Ngươi có miệng lưỡi muốn nói gì thì nói, hà tất phải hỏi ta?
Tiết Mộ Hoa nói:
- Huyền Nạn đại sư! Ðặng sư phụ! Vị ân sư mà chúng tôi theo nghiệp, anh em võ lâm kêu bằng Thông Biện tiên sinh!...
Huyền Nạn cùng Ðặng Bách Xuyên sửng sốt đồng thanh hỏi:
- Sao?
Tác giả :
Kim Dung