Lục Mạch Thần Kiếm
Chương 108: Phạm thanh tu thầy trò chịu tội
Tứ kiếm ở cung Linh Thứu nghe chủ nhân quát tháo thảy đều sửng sốt. Tay kiếm ra chiêu ác liệt mới được nửa vời đều phải kém xa bốn vị cao tăng vào hàng chữ Huyền mà lúc lâm địch phải mất tiên cơ nên bị bốn vị nhà sư bắt ngay.
Mai Kiếm cố sức dẫy dụa mà không sao thoát được liền tức giận nói:
- Vì chúng ta tuân lệnh chủ nhân nên mới nể mặt các người. úi chao! Ðau chết mất! Các ngươi làm gì mà ghê gớm thế?
Lan Kiếm cũng la lên:
- Thằng trọc này! Mau buông ta ra!
Nhà sư nắm giữ cô này là Huyền Quý đại sư đầu tóc bạc phơ, tuổi đã ngoài bảy chục mà nàng gọi là thằng trọc.
Trúc Kiếm nói:
- Ngươi mà không buông tay thì ta chửi bới tam đại nhà ngươi lên bây giờ.
Cúc Kiếm thét lên:
- Ta phải nhổ nước miếng vào mặt ngươi!
Rồi cô nhổ nước miếng vào mặt Huyền Tĩnh.
Huyền Tĩnh né đầu tránh khỏi rồi xiết tay thật mạnh.
Cúc Kiếm đau quá la ó om sòm.
Ðại hùng bảo điện là nơi thánh địa trang nghiêm bỗng trở nên một trường oanh kêu yến mắng.
Huyền Từ nói:
- Bốn vị nữ thí chủ hãy bình tĩnh lại, đừng có nóng nảy! Nếu bốn vị còn la ó thì các sư đệ sẽ điểm vào á huyệt đó.
Bốn cô nghe nói đến điểm á huyệt biết là không phải chuyện đùa chỉ bĩu môi ra không dám nói gì nữa.
Bốn vị đại sư liền buông tay bốn cô ra chỉ đứng một bên để giám thị.
Huyền Từ nói:
- Hư Trúc! Ngươi đem những việc đã qua đầu đuôi thế nào nói ra hết không được giấu diếm một chút nào cả.
Hư Trúc đáp:
- Ðệ tử xin thành tâm bẩm lại.
Rồi y kể từ chuyện vâng sứ mạng xuống núi đưa thư, giữa đường gặp Diệp nhị nương bắt, rồi gặp Huyền Nạn, Tuệ Phương cùng chúng tăng, kế đến vụ đi một nước mà phá được thế cờ bí hiểm trở nên chưởng môn nhân phái Tiêu Dao.
Hư Trúc tiếp tục kể vụ Huyền Nạn bị chết về chất kịch độc của Ðinh Xuân Thu, bị A Tử cho ăn mặn phá giới.
Sau y kể đến gặp Thiên Sơn Ðồng Mỗ trong trường hợp nào? Làm sao phải chui vào hầm nước đá trong Hoàng cung nước Tây Hạ? Y làm chủ nhân cung Linh Thứu trong trường hợp nào?
Ðoạn này quả tình rất phức tạp mà Hư Trúc mồm miệng lại vụng về nên nói ấp úng mãi mất rất nhiều thì giờ. Tuy y nói lê thê không được rõ ràng gãy gọn cho lắm, nhưng không bỏ sát chỗ nào. Ðoạn ở trong hầm nước đá phạm vào sắc giới với mộng trung nữ lang, y lại càng lắp bắp vừa nói vừa thở. Chúng tăng càng nghe càng lấy làm kỳ vì biết rõ là tên tiểu đệ tử này gặp những chuyện kỳ ngộ trước nay chưa từng nghe thấy trong võ lâm.
Mọi người vừa thấy thủ pháp Hư Trúc kịch đấu với Cưu Ma Trí bây giờ nghe y thuật chuyện thì không còn hoài nghi gì nữa.
Ai cũng tự nhủ:
- Nếu không có chuyện trong mình y thâu thái được thần công của ba tay ghê gớm là Vô Nhai Tử, Ðồng Mỗ và Lý Thu Thủy lại một phen nghiên cứu những tuyệt kỹ võ công trên những vách đá nhà hầm cung Linh Thứu thì làm sao chống được với Ðại Luân Minh Vương là một tay tuyệt thế thần thông?
Hư Trúc nói xong đến trước tượng Phật gật đầu lia lịa nói:
- Ðệ tử là kẻ ngu muội lại không giữ được luật thanh quy. Một khi gặp phải tà ma, thành ra tâm thần bất định phạm vào huân giới ăn mặn, tửu giới, sát giới, sắc giới, phản bội bản môn, tập luyện võ công bàng môn tà đạo lại gây ra vụ bốn vị cô nương vào gây rối chống thanh tu khiến cho thanh danh ba môn phái thương tổn. Ðệ tử nghĩ mình tội ác ngập đầu, trừng phạt đến đâu cũng không xứng đáng khẩn cầu phương trượng từ bi.
Y càng nói càng thấy đau đớn trong lòng rồi khóc rống lên.
Mai Kiếm và Cúc Kiếm hắng giọng một tiếng toan khuyên y đừng làm hoà thượng nữa, nhưng Huyền Tam, Huyền Tĩnh hai vị lão tăng dơ ngón tay ra cách lần áo nắm lấy huyệt môn của hai cô. Hai cô không sao đành ngừng lại không dám nói gì nữa. Nhưng mắt các cô cũng đảo lòng trắng ra lườm nguýt hai nhà sư vừa rủa thầm:
- Nhà sư chết đâm này! Thầy chùa thối tha kia!
Huyền Từ trầm ngâm hồi lâu rồi nói:
- Các vị sư huynh sư đệ! Những cuộc tao ngộ của Hư Trúc thực đã khác thường. Vụ này có quan hệ đến thanh danh ngàn đời của bản tự nên một mình bản toà không dám chuyên quyền tác chủ. Vậy xin các vị hội đồng châm trước.
Huyền Sinh vốn tính nóng nảy, lớn tiếng nói:
- Khải bẩm phương trượng! Hư Trúc tuy tội tình quá nặng, nhưng công lao y không phải là nhỏ. Giả tỷ y gặp lúc nguy cấp mà không có y ra tay để ngăn chặn lão Phiên tăng thì bản tự liệu còn có đất mà đứng được trong võ lâm không? Phiên tăng đã bảo chúng ta phải giải tán để gia nhập vào những chùa Thanh Lương, Phổ Tĩnh. Ðó là những sự vô cùng nhục nhã. Nay nhờ có một mình Hư Trúc mà cứu vãn được. Theo ý kiến của tiểu tăng thì bắt y vào Viện Ðạt Ma nghiên cứu võ nghệ hối cải tội trước và từ đây không cho ra khỏi chùa, không được hỏi đến việc ngoài, thế là đích đáng.
Nên biết rằng được vào Viện Ðạt Ma để nghiên cứu võ công phải là những hàng tăng lữ đáng kính nhất. Nếu người võ công không đến mức tuyệt cao thì không đủ tư cách. Hiện giờ các vị cao tăng hàng chữ Huyền cũng chỉ được có tám vị vào Viện Ðạt Ma mà thôi. Chính Huyền Sinh cũng được đứng trong hạng này. Thế thì việc y đề nghị cho Hư Trúc vào Viện Ðạt Ma không phải là trừng phạt mà là tưởng thưởng rất hậu.
Thủ toà giới luật viện là Huyền Tịch lên tiếng:
- Kể về võ công y thì có thể cho vào Viện Ðạt Ma được. Nhưng lại là những võ công của bàng môn thì liệu Viện Ðạt Ma chùa Thiếu Lâm có thể dung nạp được không? Huyền Sinh sư đệ! Sư đệ đã nghĩ kỹ chi tiết này chưa?
Quần tăng nghe nói đều cùi đầu ngẫm nghĩ và đều cho là lời đề nghị của Huyền Sinh chưa được thoả đáng.
Huyền Sinh lại hỏi:
- Theo ý kiến sư huynh thì nên thế nào?
Huyền Tịch đáp:
- Ồ! Việc này ta không thể quyết định được. Hư Trúc vừa có công lại vừa có tội. Có công thì nên khen thưởng, có tội thì phải trừng phạt. Bốn vị cô nương mà đến bản tự đây cải trang thành sư, tuyệt không phải là bản ý Hư Trúc. Vậy vụ này chúng ta chỉ cần thuyết minh với các vị Cưu Ma Trí, Thần Quang là đủ. Các vị ấy tin như vậy là xong mà không tin thì thôi. Chúng ta không có điều chi để thẹn mặt hổ lòng, và cũng không cần người dị nghị một cách sai lầm. Nhưng Hư Trúc phản bội bản môn học võ người ngoài thì chùa Thiếu Lâm e rằng khó lòng dung tha y được.
Huyền Tịch nói vậy rõ ràng tỏ ý muốn khu trục Hư Trúc ra khỏi chùa. Ðó là một sự trừng phạt rất nặng nề trong Phật giáo.
Quần tăng nghe nói ai cũng kinh hãi.
Huyền Tịch lại nói:
- Hư Trúc ỷ mình bản lãnh cao cường lại phạm nhiều giới luật nên phế bỏ võ công rồi hãy đuổi ra khỏi sơn môn. Nhưng võ công y luyện trước của bản phái đã bị người ngoài hoá giải. Công phu trong người y hiện nay không phải là của bản môn thì chúng ta không được quyền tước bỏ.
Hư Trúc nghe thủ toà giới luật viện sắp đuổi mình ra khỏi chùa thì khóc sướt mướt nói:
- Trước đức Bồ Tát, xin các vị mở lượng từ bi trỏ cho đệ tử một đường để hối lỗi trở về chính đạo. Bất luận hình phạt nặng đến đâu đệ tử cũng xin cam tâm thọ lãnh, miễn là đừng trục xuất đệ tử ra khỏi sư môn.
Các vị lão tăng đưa mắt nhìn nhau không biết quyết định thế nào nhưng nghe lời Hư Trúc cũng biết là y thành khẩn hối lỗi, đúng như câu buông lưỡi đao đồ tể, có thể lập tức thành Phật hay là bể khổ mênh mông rồi cũng có lúc vào bờ. Cửa Phật vốn là cửa từ bi phổ độ cho chúng sinh. Ðối với những kẻ cùng hung cực ác, chấp mê không tỉnh còn tìm trăm phương ngàn kế để cứu vớt, để cảm hoá. Huống chi Hư Trúc đã ra khỏi đường mê muội quay về chính đạo. Hơn nữa y là đệ tử xuất gia từ thuở nhỏ, nào nỡ tuyệt đường không cho y quay về điều thiện.
Chùa Thiếu Lâm thuộc về Thiền Tông, trước nay chuyên giảng về giác ngộ. Giả tỷ không có người ngoài thì chúng tăng nghĩ tới công lao y quyết không đến nỗi phải trục xuất. Nhưng sự việc trước mắt chẳng những liên quan đến Cưu Ma Trí, Triết La Tinh, một bọn Hồ tăng mà còn dính líu đến chùa Thanh Lương, Phổ Ðộ ở Trung Nguyên. Họ ngồi cả đấy mà không trách phạt Hư Trúc không nghiêm ngặt thì tất thiên hạ sẽ coi phái Thiếu Lâm không còn uy tín gì nữa. Họ sẽ phao đồn chùa Thiếu Lâm chỉ nghiêng về phái đảng, không đếm xỉa đến thị phi, chỉ giảng võ công mà không quan tâm đến giới luật. Những truyền thuyết này đồn đại trong ngoài thì thanh danh phái Thiếu Lâm sẽ bị huỷ diệt.
Giữa lúc ấy, một vị lão tăng do hai đệ tử nâng đỡ từ hậu viện đi ra. Lão chính là Huyền Ðộ.
Huyền Ðộ bị chưởng lực của Cưu Ma Trí đả thương, phải về tăng phòng điều dưỡng. Lão vẫn quan tâm đến kết quả cuộc tranh đấu ngoài đại điện và phái đệ tử luân lưu báo tin vào.
Huyền Ðộ được tin Cưu Ma Trí đã tạm thời rút lui. Quần tăng đang chất vấn Hư Trúc và có ý trách phạt rất nặng nề.
Nhà sư già phải ôm vết thương ra ngoài Ðại hùng bảo điện nói:
- Phương trượng! Cái mạng già của lão là do Hư Trúc cứu cho. Ta có câu này chẳng biết nên nói hay chăng?
Huyền Ðộ cao niên hơn hết, võ công cũng cao thâm.
Huyền Từ phương trượng đối với lão cực kỳ cung kính vội nói:
- Xin sư huynh hãy ngồi xuống từ từ nói ra cho khỏi đụng đến thương thế.
Huyền Ðộ nói:
- Cứu cái mạng già này chẳng kể vào đâu. Nhưng hiện giờ hãy còn sáu việc lớn chưa giải quyết được ổn thoả. Nếu lưu Hư Trúc ở lại chùa thì rất có bổ ích bằng đuổi y đi thì khó lắm đấy!
Huyền Tịch hỏi:
- Sáu việc lớn mà sư huynh muốn nói đây thì việc thứ nhất là Cưu Ma Trí chưa rút lui, thứ hai là Ba La Tinh trộm võ kinh của bản tự, ba là tân bang chúa Cái Bang Vương Tinh Thiên muốn làm minh chủ võ lâm. Còn ba việc nữa sư huynh muốn nói những việc gì?
Huyền Ðộ thở dài đáp:
- Ðó là tính mạng của bốn vị sư đệ Huyền Bi, Huyền Khổ, Huyền Thống, Huyền Nạn.
Lão vừa đề cập đến bốn nhà sư này thì quần tăng chấp tay niệm:
- A di đà Phật!
Nên nhớ rằng Huyền Khổ chết về tay Kiều Phong. Huyền Thống, Huyền Nạn bị Ðinh Xuân Thu ám hại. Chỉ vì những kẻ đối đầu quá mạnh mà những mối thù lớn này chưa trả được. Còn hung thủ sát hại Huyền Bi đại sư thì chưa biết là ai?
Mọi người chỉ hay rằng trước ngực Huyền Bi bị đòn Kim Cương chỉ mà chết. Kim Cương chỉ lại là một trong bảy mươi hai môn tuyệt kỹ của phái Thiếu Lâm. Trước ai nấy đều ngờ cho Mộ Dung Phục, nhưng lúc gặp hỏi thì y không thừa nhận. Hơn nữa xem y đáng bậc quân tử nghĩa hiệp, quang minh lỗi lạc, chứ không phải là kẻ tiểu nhân ngấm ngầm ám hại Huyền Bi.
Chiêu Kim Cương chỉ hạ sát Huyền Bi này cho dù không phải y nữa thì tất cũng còn người khác.
Huyền Từ nói:
- Bần tăng làm phương trượng bản tự đối với sáu việc lớn này không việc nào có thể thu xếp được, thật lấy làm xấu hổ, nhưng võ công Hư Trúc đều là võ học của phái Tiêu Dao, chẳng lẽ... chẳng lẽ việc lớn của chùa Thiếu Lâm...
Huyền Từ nói đến đây rồi ngừng lại, nhưng quần tăng cũng hiểu ý của lão là Hư Trúc tuy võ công cao cường nhưng toàn là công phu biệt phái. Dù y có đứng ra để giải quyết những việc lớn này thì những bậc thức giả cũng cho là phái Thiếu Lâm hành sự ở người tất không tránh khỏi những điều hổ nhục cho bản môn. Dù có dấu nhẹm đi nữa, người ngoài chẳng ai biết nhưng các bậc cao tăng đắc đạo khi nào lại tự dối mình và dối người bao giờ?
Chúng tăng yên lặng hồi lâu rồi Huyền Ðộ lại hỏi:
- Theo ý kiến phương trượng thì thế nào?
Huyền Từ đáp:
- Chúng ta đã được thừa hưởng cơ nghiệp của tổ tiên dù bữa nay gặp đại nạn, theo ý kiến lão tăng thì nên noi gương chính đạo mà hành sự. Thà làm viên ngọc vỡ chứ không chịu làm viên ngói lành. Nếu tất cả sư đệ đều gắng sức hết lòng giữ được danh dự cho chùa Thiếu Lâm thì đó là phúc ấm của các bậc tổ tôn. Chùa Thiếu Lâm mấy năm nay đã tạo phúc cho thiên hạ không phải là ít. Thiên duyên đã thâm hậu thì dù có phải nhất thời toả chiết, nhưng quyết không đến nỗi tan tành. Sau này vẫn có hy vọng phục hưng.
Huyền Từ nói bằng một giọng hoà bình song đầy vẻ chính khí.
Quần tăng nghe Huyền Từ nói xong đến khom lưng kính cẩn đáp:
- Phương trượng thật là cao kiến! Bọn bần tăng xin tuân theo pháp chỉ.
Huyền Từ quay lại nói với Huyền Tịch:
- Sư đệ! Nhờ sư đệ thi hành giới luật cho bản tự.
Huyền Tịch đáp:
- Xin vâng!
Rồi quay lại bảo bọn tri khách tăng:
- Mời Ðại Luân Minh Vương cùng các vị cao tăng vào cho.
Tri khách tăng kính cẩn vâng lời.
Huyền Ðộ và Huyền Sinh ngấm ngầm thở dài. Tuy hai vị lão tăng này có ý che chở Hư Trúc, nhưng lời nói của phương trượng đã lấy nghĩa cả làm trọng nên không dám vì quyền lợi nhất thời mà năn nỉ cho y nữa, sợ làm tổn thương đến bản tự.
Mọi người ai cũng biết rằng: Nếu tha tội cho Hư Trúc thì thắng mà hoá bại, còn theo công giữ phép thì dù có bại vẫn còn giữ được thanh danh.
Hư Trúc cũng tự biết việc nay khó lòng vãn hồi được, dù khóc lóc năn nỉ cũng bằng vô ích mà thôi. Y nghĩ thầm:
- Ai cũng lấy danh dự bản tự làm trọng. Mình đã làm nên tội thì phải ráng mà chịu, không nên tỏ vẻ khiếp nhược rụt rè trước mặt người ngoài để họ coi thường một vị hoà thượng Thiếu Lâm.
Lát sau bọn Cưu Ma Trí, Thần Quang, Triết La Tinh kéo vào đại điện.
Một hồi chuông nổi lên. Các nhà sư hàng chữ Tuệ, chữ Hư, chữ Trí xếp thành đội theo thứ tự. Kéo vào đứng hai bên hành lang.
Huyền Từ chắp tay tuyên bố:
- Thưa Ðại Luân Minh Vương cùng liệt vị sư huynh! Trong hàng đệ tử chùa Thiếu Lâm về hàng chữ Hư có Hư Trúc đã phạm vào huân giới, tửu giới, sát giới, sắc giới là bốn điều giới luật rất nghiêm. Y lại còn đi học võ công phái khác, tự chuyên nhận chức chưởng môn nhân một phái ngoài. Thủ toà giới luật viện là Huyền Tịch phải chiếu luật trừng trị không khoan dung!
Bọn Cưu Ma Trí và Trần Quang nghe Huyền Từ tuyên bố như vạy đều lấy làm ngạc nhiên.
Các nhà sư kia thấy Mai, Lan, Trúc, Cúc, bốn thiếu nữ ăn mặc giả nhà sư chỉ cho là Hư Trúc oa tàng thiếu nữ và phạm vào sắc giới mà thôi. Không ngờ phương trượng tuyên bố tội trạng còn nặng hơn thế nhiều.
Phổ Ðộ chỉ cho là Hư Trúc lớn mật dám làm điều càn rỡ. Còn Ðạo Thanh đại sư lớn tuổi mới xuất gia ở chùa riêng rất thông suốt nhân tình thế cố mà tính nết lại khoan dung, hiền hậu, rất ưa làm việc phúc đức, tiến ra nói:
- Phương trượng sư huynh! Bốn vị cô nương kia mày rủ mà lưng ngay, cổ nhỏ mũi thẳng, hiển nhiên là người xử nữ giữ mình như ngọc. Vừa rồi mấy cô cùng Ðại Luân Minh Vương động thủ lại dùng toàn kiếm công của gái đồng trinh. Chúng ta đã là người học võ chỉ nhìn qua đã biết. Vị tiểu sư huynh Hư Trúc đây hoặc giả có những hành vi phạm đến hai chữ sắc giới mà bị khép tội tưởng cũng là quá nặng rồi!
Huyền Từ đáp:
- Ða tạ sư huynh có lòng chỉ điểm. Nhưng Hư Trúc phạm sắc giới không những chỉ nói về bốn vị cô nương này mà thôi. Y còn quy đầu phái khác làm chủ nhân cung Linh Thứu trên núi Ðại Tuyết Sơn. Bốn cô này là thị tỳ cho chủ cũ cung Linh Thứu, lén vào bản tự là có ý phụng thị chủ mới mà Hư Trúc không biết. Chùa Thiếu Lâm sơ hở việc phòng phạm, tự lấy làm xấu hổ, nên không bắt tội Hư Trúc.
Ðồng Mỗ tuy bản lãnh cao cường nhưng chưa hề bước chân vào đất Trung nguyên mà mụ chỉ giao thiệp với các đảo chúa động chúa ở hải ngoại về khỏi Tây Vực. Vì thế nên quần tăng không đến cung Linh Thứu làm gì? Chỉ có Cưu Ma Trí ở nước Thổ Phồn là đã nghe người ta nói tới, nhưng cũng không hiểu rõ gốc ngọn.
Ðạo Thanh đại sư nói:
- Ðã vậy thì người ngoài chẳng nên nói ra nói vào làm chi nữa.
Bọn Cưu Ma Trí, Triết La Tinh và Thần Quang Thượng Nhân tuy có ác ý với chùa Thiếu Lâm, nhưng thấy Huyền Từ chí công vô tư, không bênh vực những điều tội lỗi. Hư Trúc phạm phải những giới luật gì, người ngoài vốn chẳng ai hay, mà đại sư cũng đem ra tuyên bố công khai, nên họ rất đem lòng kính phục.
Huyền Tịch tiến ra một bước dõng dạc nói:
- Hư Trúc! Những lời phương trượng đã chỉ rõ tội nghiệt, ngươi đều công nhận cả chứ? Có muốn giải thích gì nữa không?
Hư Trúc đáp:
- Ðệ tử xin thừa nhận hết. Ðã phạm tội trọng đại, xin cam nguyện đại sư thúc chiếu luật trừng trị, đệ tử không có điều gì để mà giải thoát.
Quần tăng nghe y nói đều xao xuyến trong lòng, đưa mắt nhìn Huyền Tịch để chờ, lão tuyên bố:
- Hư Trúc phạm vào bốn giới luật: Huân, Tửu, Sắc, Sát phải xử một trăm côn. Ngươi có chịu phục không?
Hư Trúc nghe xử đánh đòn một trăm côn, hình phạt này không phải là nhẹ. Nhưng y cũng chịu nổi, vội đáp:
- Ða tạ sư thúc từ bi. Hư Trúc này xin tâm phục.
Huyền Tịch lại nói:
- Ngươi chưa được chưởng môn phương trượng và sư phụ cho phép đã đi học võ nghệ bàng môn. Phạt ngươi phải phế bỏ toàn thể võ công phái Thiếu Lâm và từ hôm nay không được là đệ tử bản phái nữa, ngươi có tâm phục không?
Hư Trúc trong lòng chua xót, nhưng biết rằng vụ này không thể vãn hồi được nữa liền đáp:
- Tội đệ tử thật là đáng chết. Ðại sư thúc xử như vậy rất là công minh, chính trực.
Những nhà sư các phái khác vừa thấy Hư Trúc tỷ đấu cùng Cưu Ma Trí đều dùng Vi Ðà chưởng và La Hán quyền đều là võ công phái Thiếu Lâm và đã trổ oai thần, làm cho đối phương phải khốn đốn. Nhưng họ chưa biết võ công Hư Trúc thực ra chẳng những chỉ thuộc phái Thiếu Lâm mà thôi.
Cưu Ma Trí tự xưng thông suốt hết cả bảy mươi hai môn tuyệt kỹ phái Thiếu Lâm mà thực ra lão chỉ hiểu qua về chiêu thức bề ngoài, còn về nội công phái này thì lão biết rất ít. Vừa rồi Hư Trúc cùng lão tỷ đấu đã thi triển công phu Tiểu vô tướng công thì dĩ nhiên lão biết rồi. Nhưng về Bắc Minh chân khí,Thiên sơn lục dương chưởng, Thiên sơn chiết mai thủ cao thâm thế nào, lão cũng chỉ cho là võ công của phái Thiếu Lâm. Bây giờ lão nghe Huyền Tịch tuyên bố phế võ công phái Thiếu Lâm của Hư Trúc thì mừng thầm, lẩm bẩm:
- Các ngươi có vạn lý trường thành mà tự huỷ đi tức là bỏ mối lo tâm phúc cho ta thì còn gì hay hơn nữa?
Mấy vị cao tăng như Giác Hiền, Ðạo Thanh, thì la thầm trong bụng:
- Thực là đáng tiếc! Thực là đáng tiếc!
Huyền Tịch lại nói:
- Hư Trúc! Ngươi đã làm chưởng môn nhân phái Tiêu Dao, chủ nhân Cung Linh Thứu thì phải xuất giáo hoàn tục không được làm Phật môn đệ tử. Bắt đầu từ hôn nay ngươi không còn là tăng lữ chùa Thiếu Lâm nữa. Bản toà xử trí như vậy ngươi có phục không?
Hư Trúc không cha không mẹ, vào chùa ăn ở từ hồi còn là đứa nhỏ thơ ngây và được nuôi dưỡng cho đến khi thân lớn. Về Phật pháp tuy y chưa lĩnh hội được nhiều, nhưng chùa Thiếu Lâm là nơi là nơi gửi thân độc nhất trên đời của y, bị trục xuất thì trong lòng thê thảm vô cùng! Nước mắt tuôn ra như mưa. Y nằm phục xuống đất khóc một hồi rồi nghẹn ngào đáp:
- Tại chùa Thiếu Lâm đây từ Phương Trượng đại sư trở xuống, các hàng đại sư thúc, cùng các sư bá, sư thúc, sư phụ đối với đệ tử đều có ân thâm nghĩa trọng. Ðệ tử là kẻ bất hiếu thật phụ lòng các vị đã giáo hối cho.
Ðạo Thanh đại sư không thể nhịn được nữa lại năn nỉ:
- Phương trượng sư huynh! Huyền tịch sư huynh! Theo chỗ lão tăng nhìn nhận thì vị tiểu sư huynh đây đã ra khỏi bến mê, quay về đạo pháp là thực tâm muốn hối cải. Sao các vị không mở đường sám hối cho y?
Huyền Tịch đáp:
- Lời chỉ điểm của sư huynh thật chí lý. nhưng cửa Phật mênh mông, chỗ nào y chẳng dung thân được. Hư Trúc! Chúng ta phạt ngươi phải ra khỏi chùa này, không phải có ác tâm đâu. Trong thiên hạ thiếu gì am tự trang nghiêm. Tỷ như Thần Quang Thượng nhân trước kia có vào chùa Thiếu Lâm đâu mà ngày nay cũng trụ trì chùa Thanh Lương và làm rạng rỡ Phật môn, thật đáng làm gương cho ngươi đó. Nếu ngươi còn có ý niệm xuất gia đầu Phật thì nay hoàn tục rồi, sau vẫn có thể xin vào nơi am chiền khác để thí phát quy y, bái cao tăng làm thầy, thanh tỉnh thân thế, mở rộng phép màu, để tới giác ngạn được.
Những lời nói về sau của Huyền Tịch càng ân cần hiền từ, đầy vẻ khuyên răn.
Hư Trúc bùi ngùi thi lễ nói:
- Lời nói của đại sư thúc, đệ tử khi nào dám sai tấc lòng.
Huyền Tịch lại nói:
- Tuệ Luân nghe đây!
Tuệ Luân chắp tay tiến ra mấy bước rồi quỳ xuống.
Huyền Tịch nói:
- Tuệ Luân! Ngươi là nghiệp sư của Hư Trúc, trễ nải điều huấn hối khiến cho đồ đệ chưa sạch tam nghiệp, lục căn đến nỗi gây ra tai vạ ngày nay. Bần tăng phạt đòn ngươi ba mươi đại côn rồi cho vào giới luật viện quay mặt vào tường ba năm để sám hối. Ngươi có phục không?
Tuệ Luân run lên đáp:
- Ðệ tử xin tâm phục.
Hư Trúc nói:
- Ðại sư thúc! Ðệ tử xin lãnh thay ba mươi côn cho sư phụ.
Huyền Tịch gật đầu nói:
- Vậy thì Hư Trúc phải chịu một trăm ba mươi côn. Chưởng hình đệ tử đâu? Lấy côn ra chờ lệnh. Lúc này Hư Trúc còn là nhà sư chùa Thiếu Lâm phải thi hành hình pháp cho nghiêm minh, không được phóng túng. Sau khi Hư Trúc ra khỏi chùa này, y là chưởng môn phái khác, không can dự gì đến bản tự nữa và những người bản phái từ trên xuống dưới đều phải kính nể y.
Bốn tên chưởng hình đệ tử lãnh mạng đi ra. Lát sau chúng trở lại đại điện, trong tay mỗi tên cầm một cây Tề mi côn.
Huyền Tịch toan hạ lệnh dụng hình thì đột nhiên một nhà sư hốt hoảng chạy vào trong điện, tay cầm một tập danh thiếp giơ cao hai tay lên đưa cho Huyền Từ nói:
- Kính bẩm phương trượng! Quần hùng ở Hà Sóc đến bái sơn.
Huyền Từ liếc mắt nhìn tập danh thiếp thấy có tới ngoài ba chục chiếc mà tên đề toàn là những bậc anh hùng hào kiệt nổi tiếng ở phương Bắc. Trong đám này có nhiều người đã tham dự vào cuộc anh hùng đại hội tại Tụ Hiền trang.
Ðại sư tự hỏi:
- Những vị anh hùng này đến đây một cách đột ngột không hiểu vì việc gì?
Bỗng nghe ngoài chùa có tiếng người xôn xao, quần hào đã vào tới cửa điện. Huyền Từ liền bảo Huyền Sinh:
- Huyền Sinh sư đệ mau ra nghênh tiếp liệt vị vào đây!
Ðại sư lại nói:
- Liệt vị sư huynh! Vì có khách giá lâm, vậy việc thanh lý môn hộ tạm hoãn lại một chút để tỏ lễ kính khách.
Huyền Từ nói xong lập tức đứng lên ra trước thềm đại điện đứng chờ.
Chớp mắt đã thấy quần hùng khu Hà Sóc kẻ cao người thấp lục tục tiến vào và đang được Huyền Sinh cùng tri khách tăng đón tiếp đưa vào đến trước đại điện.
Bọn Huyền Từ, Huyền Tịch, Huyền Sinh tuy là những tay võ công cao cường, mỗi khi gặp võ lâm đồng đạo đều ra chiều niềm nở thân cận.
Lúc này, đột nhiên thấy nhiều vị anh hùng tới nơi, tuy gặp lúc thanh lý môn hộ, đầu óc cực kỳ trầm trọng nhưng gặp quý khách thì tinh thần phấn khởi.
Quần tăng chùa Thiếu Lâm ra ngoài hành đạo kết giao bạn hữu rất nhiều. Trong bọn quần hùng đến đây có nhiều vị chơi thân với các đại sư hàng chữ Huyền, chữ Tuệ. Mọi người gặp nhau tay bắt mặt mừng, kể lại chuyện cũ. Chủ đón khách vào đại điện rồi đưa đến giới thiệu cùng bọn Cưu Ma Trí, Triết La Tinh.
Thần Quang, Long Mãnh đều là những tay có uy danh rất lớn, quần hào người thì biết mặt, kẻ nghe tên.
Huyền Từ đang muốn hỏi quần hùng đến có chuyện chi thì tri khách tăng lại vào bẩm:
- Có mấy chục nhân vật võ lâm ở đạo Sơn Ðông và Hoài Nam đến bái sơn.
Huyền Tâm ra nghênh tiếp vào đại điện. Một hán tử đen đủi lớn tiếng nói:
- Vương bang chúa ở Cái Bang mời bọn ta đi coi cuộc đại hội náo nhiệt mà chính y lại chưa đến là nghĩa làm sao?
Một thanh âm bé nhỏ cất lên đáp:
- Lão huynh làm chi mà nóng vậy? Chúng mình đã đến đây thì hãy coi chuyện nhiệt náo này một lúc đã, vội gì? Dĩ nhiên chúng mình là hạng thấp kém thì phải đến trước, còn những bậc to đầu bao giờ họ chả bệ vệ đến sau.
Huyền Từ niềm nở nói:
- Các vị không hẹn mà đều giá lâm tệ tự thật là một điều vinh hạnh lớn. Sự tiếp đãi có chỗ nào khiếm khuyết xin liệt vị miễn thứ cho!
Quần hào đồng thanh đáp:
- Phương trượng bất tất phải khách khí.
Mai Kiếm cố sức dẫy dụa mà không sao thoát được liền tức giận nói:
- Vì chúng ta tuân lệnh chủ nhân nên mới nể mặt các người. úi chao! Ðau chết mất! Các ngươi làm gì mà ghê gớm thế?
Lan Kiếm cũng la lên:
- Thằng trọc này! Mau buông ta ra!
Nhà sư nắm giữ cô này là Huyền Quý đại sư đầu tóc bạc phơ, tuổi đã ngoài bảy chục mà nàng gọi là thằng trọc.
Trúc Kiếm nói:
- Ngươi mà không buông tay thì ta chửi bới tam đại nhà ngươi lên bây giờ.
Cúc Kiếm thét lên:
- Ta phải nhổ nước miếng vào mặt ngươi!
Rồi cô nhổ nước miếng vào mặt Huyền Tĩnh.
Huyền Tĩnh né đầu tránh khỏi rồi xiết tay thật mạnh.
Cúc Kiếm đau quá la ó om sòm.
Ðại hùng bảo điện là nơi thánh địa trang nghiêm bỗng trở nên một trường oanh kêu yến mắng.
Huyền Từ nói:
- Bốn vị nữ thí chủ hãy bình tĩnh lại, đừng có nóng nảy! Nếu bốn vị còn la ó thì các sư đệ sẽ điểm vào á huyệt đó.
Bốn cô nghe nói đến điểm á huyệt biết là không phải chuyện đùa chỉ bĩu môi ra không dám nói gì nữa.
Bốn vị đại sư liền buông tay bốn cô ra chỉ đứng một bên để giám thị.
Huyền Từ nói:
- Hư Trúc! Ngươi đem những việc đã qua đầu đuôi thế nào nói ra hết không được giấu diếm một chút nào cả.
Hư Trúc đáp:
- Ðệ tử xin thành tâm bẩm lại.
Rồi y kể từ chuyện vâng sứ mạng xuống núi đưa thư, giữa đường gặp Diệp nhị nương bắt, rồi gặp Huyền Nạn, Tuệ Phương cùng chúng tăng, kế đến vụ đi một nước mà phá được thế cờ bí hiểm trở nên chưởng môn nhân phái Tiêu Dao.
Hư Trúc tiếp tục kể vụ Huyền Nạn bị chết về chất kịch độc của Ðinh Xuân Thu, bị A Tử cho ăn mặn phá giới.
Sau y kể đến gặp Thiên Sơn Ðồng Mỗ trong trường hợp nào? Làm sao phải chui vào hầm nước đá trong Hoàng cung nước Tây Hạ? Y làm chủ nhân cung Linh Thứu trong trường hợp nào?
Ðoạn này quả tình rất phức tạp mà Hư Trúc mồm miệng lại vụng về nên nói ấp úng mãi mất rất nhiều thì giờ. Tuy y nói lê thê không được rõ ràng gãy gọn cho lắm, nhưng không bỏ sát chỗ nào. Ðoạn ở trong hầm nước đá phạm vào sắc giới với mộng trung nữ lang, y lại càng lắp bắp vừa nói vừa thở. Chúng tăng càng nghe càng lấy làm kỳ vì biết rõ là tên tiểu đệ tử này gặp những chuyện kỳ ngộ trước nay chưa từng nghe thấy trong võ lâm.
Mọi người vừa thấy thủ pháp Hư Trúc kịch đấu với Cưu Ma Trí bây giờ nghe y thuật chuyện thì không còn hoài nghi gì nữa.
Ai cũng tự nhủ:
- Nếu không có chuyện trong mình y thâu thái được thần công của ba tay ghê gớm là Vô Nhai Tử, Ðồng Mỗ và Lý Thu Thủy lại một phen nghiên cứu những tuyệt kỹ võ công trên những vách đá nhà hầm cung Linh Thứu thì làm sao chống được với Ðại Luân Minh Vương là một tay tuyệt thế thần thông?
Hư Trúc nói xong đến trước tượng Phật gật đầu lia lịa nói:
- Ðệ tử là kẻ ngu muội lại không giữ được luật thanh quy. Một khi gặp phải tà ma, thành ra tâm thần bất định phạm vào huân giới ăn mặn, tửu giới, sát giới, sắc giới, phản bội bản môn, tập luyện võ công bàng môn tà đạo lại gây ra vụ bốn vị cô nương vào gây rối chống thanh tu khiến cho thanh danh ba môn phái thương tổn. Ðệ tử nghĩ mình tội ác ngập đầu, trừng phạt đến đâu cũng không xứng đáng khẩn cầu phương trượng từ bi.
Y càng nói càng thấy đau đớn trong lòng rồi khóc rống lên.
Mai Kiếm và Cúc Kiếm hắng giọng một tiếng toan khuyên y đừng làm hoà thượng nữa, nhưng Huyền Tam, Huyền Tĩnh hai vị lão tăng dơ ngón tay ra cách lần áo nắm lấy huyệt môn của hai cô. Hai cô không sao đành ngừng lại không dám nói gì nữa. Nhưng mắt các cô cũng đảo lòng trắng ra lườm nguýt hai nhà sư vừa rủa thầm:
- Nhà sư chết đâm này! Thầy chùa thối tha kia!
Huyền Từ trầm ngâm hồi lâu rồi nói:
- Các vị sư huynh sư đệ! Những cuộc tao ngộ của Hư Trúc thực đã khác thường. Vụ này có quan hệ đến thanh danh ngàn đời của bản tự nên một mình bản toà không dám chuyên quyền tác chủ. Vậy xin các vị hội đồng châm trước.
Huyền Sinh vốn tính nóng nảy, lớn tiếng nói:
- Khải bẩm phương trượng! Hư Trúc tuy tội tình quá nặng, nhưng công lao y không phải là nhỏ. Giả tỷ y gặp lúc nguy cấp mà không có y ra tay để ngăn chặn lão Phiên tăng thì bản tự liệu còn có đất mà đứng được trong võ lâm không? Phiên tăng đã bảo chúng ta phải giải tán để gia nhập vào những chùa Thanh Lương, Phổ Tĩnh. Ðó là những sự vô cùng nhục nhã. Nay nhờ có một mình Hư Trúc mà cứu vãn được. Theo ý kiến của tiểu tăng thì bắt y vào Viện Ðạt Ma nghiên cứu võ nghệ hối cải tội trước và từ đây không cho ra khỏi chùa, không được hỏi đến việc ngoài, thế là đích đáng.
Nên biết rằng được vào Viện Ðạt Ma để nghiên cứu võ công phải là những hàng tăng lữ đáng kính nhất. Nếu người võ công không đến mức tuyệt cao thì không đủ tư cách. Hiện giờ các vị cao tăng hàng chữ Huyền cũng chỉ được có tám vị vào Viện Ðạt Ma mà thôi. Chính Huyền Sinh cũng được đứng trong hạng này. Thế thì việc y đề nghị cho Hư Trúc vào Viện Ðạt Ma không phải là trừng phạt mà là tưởng thưởng rất hậu.
Thủ toà giới luật viện là Huyền Tịch lên tiếng:
- Kể về võ công y thì có thể cho vào Viện Ðạt Ma được. Nhưng lại là những võ công của bàng môn thì liệu Viện Ðạt Ma chùa Thiếu Lâm có thể dung nạp được không? Huyền Sinh sư đệ! Sư đệ đã nghĩ kỹ chi tiết này chưa?
Quần tăng nghe nói đều cùi đầu ngẫm nghĩ và đều cho là lời đề nghị của Huyền Sinh chưa được thoả đáng.
Huyền Sinh lại hỏi:
- Theo ý kiến sư huynh thì nên thế nào?
Huyền Tịch đáp:
- Ồ! Việc này ta không thể quyết định được. Hư Trúc vừa có công lại vừa có tội. Có công thì nên khen thưởng, có tội thì phải trừng phạt. Bốn vị cô nương mà đến bản tự đây cải trang thành sư, tuyệt không phải là bản ý Hư Trúc. Vậy vụ này chúng ta chỉ cần thuyết minh với các vị Cưu Ma Trí, Thần Quang là đủ. Các vị ấy tin như vậy là xong mà không tin thì thôi. Chúng ta không có điều chi để thẹn mặt hổ lòng, và cũng không cần người dị nghị một cách sai lầm. Nhưng Hư Trúc phản bội bản môn học võ người ngoài thì chùa Thiếu Lâm e rằng khó lòng dung tha y được.
Huyền Tịch nói vậy rõ ràng tỏ ý muốn khu trục Hư Trúc ra khỏi chùa. Ðó là một sự trừng phạt rất nặng nề trong Phật giáo.
Quần tăng nghe nói ai cũng kinh hãi.
Huyền Tịch lại nói:
- Hư Trúc ỷ mình bản lãnh cao cường lại phạm nhiều giới luật nên phế bỏ võ công rồi hãy đuổi ra khỏi sơn môn. Nhưng võ công y luyện trước của bản phái đã bị người ngoài hoá giải. Công phu trong người y hiện nay không phải là của bản môn thì chúng ta không được quyền tước bỏ.
Hư Trúc nghe thủ toà giới luật viện sắp đuổi mình ra khỏi chùa thì khóc sướt mướt nói:
- Trước đức Bồ Tát, xin các vị mở lượng từ bi trỏ cho đệ tử một đường để hối lỗi trở về chính đạo. Bất luận hình phạt nặng đến đâu đệ tử cũng xin cam tâm thọ lãnh, miễn là đừng trục xuất đệ tử ra khỏi sư môn.
Các vị lão tăng đưa mắt nhìn nhau không biết quyết định thế nào nhưng nghe lời Hư Trúc cũng biết là y thành khẩn hối lỗi, đúng như câu buông lưỡi đao đồ tể, có thể lập tức thành Phật hay là bể khổ mênh mông rồi cũng có lúc vào bờ. Cửa Phật vốn là cửa từ bi phổ độ cho chúng sinh. Ðối với những kẻ cùng hung cực ác, chấp mê không tỉnh còn tìm trăm phương ngàn kế để cứu vớt, để cảm hoá. Huống chi Hư Trúc đã ra khỏi đường mê muội quay về chính đạo. Hơn nữa y là đệ tử xuất gia từ thuở nhỏ, nào nỡ tuyệt đường không cho y quay về điều thiện.
Chùa Thiếu Lâm thuộc về Thiền Tông, trước nay chuyên giảng về giác ngộ. Giả tỷ không có người ngoài thì chúng tăng nghĩ tới công lao y quyết không đến nỗi phải trục xuất. Nhưng sự việc trước mắt chẳng những liên quan đến Cưu Ma Trí, Triết La Tinh, một bọn Hồ tăng mà còn dính líu đến chùa Thanh Lương, Phổ Ðộ ở Trung Nguyên. Họ ngồi cả đấy mà không trách phạt Hư Trúc không nghiêm ngặt thì tất thiên hạ sẽ coi phái Thiếu Lâm không còn uy tín gì nữa. Họ sẽ phao đồn chùa Thiếu Lâm chỉ nghiêng về phái đảng, không đếm xỉa đến thị phi, chỉ giảng võ công mà không quan tâm đến giới luật. Những truyền thuyết này đồn đại trong ngoài thì thanh danh phái Thiếu Lâm sẽ bị huỷ diệt.
Giữa lúc ấy, một vị lão tăng do hai đệ tử nâng đỡ từ hậu viện đi ra. Lão chính là Huyền Ðộ.
Huyền Ðộ bị chưởng lực của Cưu Ma Trí đả thương, phải về tăng phòng điều dưỡng. Lão vẫn quan tâm đến kết quả cuộc tranh đấu ngoài đại điện và phái đệ tử luân lưu báo tin vào.
Huyền Ðộ được tin Cưu Ma Trí đã tạm thời rút lui. Quần tăng đang chất vấn Hư Trúc và có ý trách phạt rất nặng nề.
Nhà sư già phải ôm vết thương ra ngoài Ðại hùng bảo điện nói:
- Phương trượng! Cái mạng già của lão là do Hư Trúc cứu cho. Ta có câu này chẳng biết nên nói hay chăng?
Huyền Ðộ cao niên hơn hết, võ công cũng cao thâm.
Huyền Từ phương trượng đối với lão cực kỳ cung kính vội nói:
- Xin sư huynh hãy ngồi xuống từ từ nói ra cho khỏi đụng đến thương thế.
Huyền Ðộ nói:
- Cứu cái mạng già này chẳng kể vào đâu. Nhưng hiện giờ hãy còn sáu việc lớn chưa giải quyết được ổn thoả. Nếu lưu Hư Trúc ở lại chùa thì rất có bổ ích bằng đuổi y đi thì khó lắm đấy!
Huyền Tịch hỏi:
- Sáu việc lớn mà sư huynh muốn nói đây thì việc thứ nhất là Cưu Ma Trí chưa rút lui, thứ hai là Ba La Tinh trộm võ kinh của bản tự, ba là tân bang chúa Cái Bang Vương Tinh Thiên muốn làm minh chủ võ lâm. Còn ba việc nữa sư huynh muốn nói những việc gì?
Huyền Ðộ thở dài đáp:
- Ðó là tính mạng của bốn vị sư đệ Huyền Bi, Huyền Khổ, Huyền Thống, Huyền Nạn.
Lão vừa đề cập đến bốn nhà sư này thì quần tăng chấp tay niệm:
- A di đà Phật!
Nên nhớ rằng Huyền Khổ chết về tay Kiều Phong. Huyền Thống, Huyền Nạn bị Ðinh Xuân Thu ám hại. Chỉ vì những kẻ đối đầu quá mạnh mà những mối thù lớn này chưa trả được. Còn hung thủ sát hại Huyền Bi đại sư thì chưa biết là ai?
Mọi người chỉ hay rằng trước ngực Huyền Bi bị đòn Kim Cương chỉ mà chết. Kim Cương chỉ lại là một trong bảy mươi hai môn tuyệt kỹ của phái Thiếu Lâm. Trước ai nấy đều ngờ cho Mộ Dung Phục, nhưng lúc gặp hỏi thì y không thừa nhận. Hơn nữa xem y đáng bậc quân tử nghĩa hiệp, quang minh lỗi lạc, chứ không phải là kẻ tiểu nhân ngấm ngầm ám hại Huyền Bi.
Chiêu Kim Cương chỉ hạ sát Huyền Bi này cho dù không phải y nữa thì tất cũng còn người khác.
Huyền Từ nói:
- Bần tăng làm phương trượng bản tự đối với sáu việc lớn này không việc nào có thể thu xếp được, thật lấy làm xấu hổ, nhưng võ công Hư Trúc đều là võ học của phái Tiêu Dao, chẳng lẽ... chẳng lẽ việc lớn của chùa Thiếu Lâm...
Huyền Từ nói đến đây rồi ngừng lại, nhưng quần tăng cũng hiểu ý của lão là Hư Trúc tuy võ công cao cường nhưng toàn là công phu biệt phái. Dù y có đứng ra để giải quyết những việc lớn này thì những bậc thức giả cũng cho là phái Thiếu Lâm hành sự ở người tất không tránh khỏi những điều hổ nhục cho bản môn. Dù có dấu nhẹm đi nữa, người ngoài chẳng ai biết nhưng các bậc cao tăng đắc đạo khi nào lại tự dối mình và dối người bao giờ?
Chúng tăng yên lặng hồi lâu rồi Huyền Ðộ lại hỏi:
- Theo ý kiến phương trượng thì thế nào?
Huyền Từ đáp:
- Chúng ta đã được thừa hưởng cơ nghiệp của tổ tiên dù bữa nay gặp đại nạn, theo ý kiến lão tăng thì nên noi gương chính đạo mà hành sự. Thà làm viên ngọc vỡ chứ không chịu làm viên ngói lành. Nếu tất cả sư đệ đều gắng sức hết lòng giữ được danh dự cho chùa Thiếu Lâm thì đó là phúc ấm của các bậc tổ tôn. Chùa Thiếu Lâm mấy năm nay đã tạo phúc cho thiên hạ không phải là ít. Thiên duyên đã thâm hậu thì dù có phải nhất thời toả chiết, nhưng quyết không đến nỗi tan tành. Sau này vẫn có hy vọng phục hưng.
Huyền Từ nói bằng một giọng hoà bình song đầy vẻ chính khí.
Quần tăng nghe Huyền Từ nói xong đến khom lưng kính cẩn đáp:
- Phương trượng thật là cao kiến! Bọn bần tăng xin tuân theo pháp chỉ.
Huyền Từ quay lại nói với Huyền Tịch:
- Sư đệ! Nhờ sư đệ thi hành giới luật cho bản tự.
Huyền Tịch đáp:
- Xin vâng!
Rồi quay lại bảo bọn tri khách tăng:
- Mời Ðại Luân Minh Vương cùng các vị cao tăng vào cho.
Tri khách tăng kính cẩn vâng lời.
Huyền Ðộ và Huyền Sinh ngấm ngầm thở dài. Tuy hai vị lão tăng này có ý che chở Hư Trúc, nhưng lời nói của phương trượng đã lấy nghĩa cả làm trọng nên không dám vì quyền lợi nhất thời mà năn nỉ cho y nữa, sợ làm tổn thương đến bản tự.
Mọi người ai cũng biết rằng: Nếu tha tội cho Hư Trúc thì thắng mà hoá bại, còn theo công giữ phép thì dù có bại vẫn còn giữ được thanh danh.
Hư Trúc cũng tự biết việc nay khó lòng vãn hồi được, dù khóc lóc năn nỉ cũng bằng vô ích mà thôi. Y nghĩ thầm:
- Ai cũng lấy danh dự bản tự làm trọng. Mình đã làm nên tội thì phải ráng mà chịu, không nên tỏ vẻ khiếp nhược rụt rè trước mặt người ngoài để họ coi thường một vị hoà thượng Thiếu Lâm.
Lát sau bọn Cưu Ma Trí, Thần Quang, Triết La Tinh kéo vào đại điện.
Một hồi chuông nổi lên. Các nhà sư hàng chữ Tuệ, chữ Hư, chữ Trí xếp thành đội theo thứ tự. Kéo vào đứng hai bên hành lang.
Huyền Từ chắp tay tuyên bố:
- Thưa Ðại Luân Minh Vương cùng liệt vị sư huynh! Trong hàng đệ tử chùa Thiếu Lâm về hàng chữ Hư có Hư Trúc đã phạm vào huân giới, tửu giới, sát giới, sắc giới là bốn điều giới luật rất nghiêm. Y lại còn đi học võ công phái khác, tự chuyên nhận chức chưởng môn nhân một phái ngoài. Thủ toà giới luật viện là Huyền Tịch phải chiếu luật trừng trị không khoan dung!
Bọn Cưu Ma Trí và Trần Quang nghe Huyền Từ tuyên bố như vạy đều lấy làm ngạc nhiên.
Các nhà sư kia thấy Mai, Lan, Trúc, Cúc, bốn thiếu nữ ăn mặc giả nhà sư chỉ cho là Hư Trúc oa tàng thiếu nữ và phạm vào sắc giới mà thôi. Không ngờ phương trượng tuyên bố tội trạng còn nặng hơn thế nhiều.
Phổ Ðộ chỉ cho là Hư Trúc lớn mật dám làm điều càn rỡ. Còn Ðạo Thanh đại sư lớn tuổi mới xuất gia ở chùa riêng rất thông suốt nhân tình thế cố mà tính nết lại khoan dung, hiền hậu, rất ưa làm việc phúc đức, tiến ra nói:
- Phương trượng sư huynh! Bốn vị cô nương kia mày rủ mà lưng ngay, cổ nhỏ mũi thẳng, hiển nhiên là người xử nữ giữ mình như ngọc. Vừa rồi mấy cô cùng Ðại Luân Minh Vương động thủ lại dùng toàn kiếm công của gái đồng trinh. Chúng ta đã là người học võ chỉ nhìn qua đã biết. Vị tiểu sư huynh Hư Trúc đây hoặc giả có những hành vi phạm đến hai chữ sắc giới mà bị khép tội tưởng cũng là quá nặng rồi!
Huyền Từ đáp:
- Ða tạ sư huynh có lòng chỉ điểm. Nhưng Hư Trúc phạm sắc giới không những chỉ nói về bốn vị cô nương này mà thôi. Y còn quy đầu phái khác làm chủ nhân cung Linh Thứu trên núi Ðại Tuyết Sơn. Bốn cô này là thị tỳ cho chủ cũ cung Linh Thứu, lén vào bản tự là có ý phụng thị chủ mới mà Hư Trúc không biết. Chùa Thiếu Lâm sơ hở việc phòng phạm, tự lấy làm xấu hổ, nên không bắt tội Hư Trúc.
Ðồng Mỗ tuy bản lãnh cao cường nhưng chưa hề bước chân vào đất Trung nguyên mà mụ chỉ giao thiệp với các đảo chúa động chúa ở hải ngoại về khỏi Tây Vực. Vì thế nên quần tăng không đến cung Linh Thứu làm gì? Chỉ có Cưu Ma Trí ở nước Thổ Phồn là đã nghe người ta nói tới, nhưng cũng không hiểu rõ gốc ngọn.
Ðạo Thanh đại sư nói:
- Ðã vậy thì người ngoài chẳng nên nói ra nói vào làm chi nữa.
Bọn Cưu Ma Trí, Triết La Tinh và Thần Quang Thượng Nhân tuy có ác ý với chùa Thiếu Lâm, nhưng thấy Huyền Từ chí công vô tư, không bênh vực những điều tội lỗi. Hư Trúc phạm phải những giới luật gì, người ngoài vốn chẳng ai hay, mà đại sư cũng đem ra tuyên bố công khai, nên họ rất đem lòng kính phục.
Huyền Tịch tiến ra một bước dõng dạc nói:
- Hư Trúc! Những lời phương trượng đã chỉ rõ tội nghiệt, ngươi đều công nhận cả chứ? Có muốn giải thích gì nữa không?
Hư Trúc đáp:
- Ðệ tử xin thừa nhận hết. Ðã phạm tội trọng đại, xin cam nguyện đại sư thúc chiếu luật trừng trị, đệ tử không có điều gì để mà giải thoát.
Quần tăng nghe y nói đều xao xuyến trong lòng, đưa mắt nhìn Huyền Tịch để chờ, lão tuyên bố:
- Hư Trúc phạm vào bốn giới luật: Huân, Tửu, Sắc, Sát phải xử một trăm côn. Ngươi có chịu phục không?
Hư Trúc nghe xử đánh đòn một trăm côn, hình phạt này không phải là nhẹ. Nhưng y cũng chịu nổi, vội đáp:
- Ða tạ sư thúc từ bi. Hư Trúc này xin tâm phục.
Huyền Tịch lại nói:
- Ngươi chưa được chưởng môn phương trượng và sư phụ cho phép đã đi học võ nghệ bàng môn. Phạt ngươi phải phế bỏ toàn thể võ công phái Thiếu Lâm và từ hôm nay không được là đệ tử bản phái nữa, ngươi có tâm phục không?
Hư Trúc trong lòng chua xót, nhưng biết rằng vụ này không thể vãn hồi được nữa liền đáp:
- Tội đệ tử thật là đáng chết. Ðại sư thúc xử như vậy rất là công minh, chính trực.
Những nhà sư các phái khác vừa thấy Hư Trúc tỷ đấu cùng Cưu Ma Trí đều dùng Vi Ðà chưởng và La Hán quyền đều là võ công phái Thiếu Lâm và đã trổ oai thần, làm cho đối phương phải khốn đốn. Nhưng họ chưa biết võ công Hư Trúc thực ra chẳng những chỉ thuộc phái Thiếu Lâm mà thôi.
Cưu Ma Trí tự xưng thông suốt hết cả bảy mươi hai môn tuyệt kỹ phái Thiếu Lâm mà thực ra lão chỉ hiểu qua về chiêu thức bề ngoài, còn về nội công phái này thì lão biết rất ít. Vừa rồi Hư Trúc cùng lão tỷ đấu đã thi triển công phu Tiểu vô tướng công thì dĩ nhiên lão biết rồi. Nhưng về Bắc Minh chân khí,Thiên sơn lục dương chưởng, Thiên sơn chiết mai thủ cao thâm thế nào, lão cũng chỉ cho là võ công của phái Thiếu Lâm. Bây giờ lão nghe Huyền Tịch tuyên bố phế võ công phái Thiếu Lâm của Hư Trúc thì mừng thầm, lẩm bẩm:
- Các ngươi có vạn lý trường thành mà tự huỷ đi tức là bỏ mối lo tâm phúc cho ta thì còn gì hay hơn nữa?
Mấy vị cao tăng như Giác Hiền, Ðạo Thanh, thì la thầm trong bụng:
- Thực là đáng tiếc! Thực là đáng tiếc!
Huyền Tịch lại nói:
- Hư Trúc! Ngươi đã làm chưởng môn nhân phái Tiêu Dao, chủ nhân Cung Linh Thứu thì phải xuất giáo hoàn tục không được làm Phật môn đệ tử. Bắt đầu từ hôn nay ngươi không còn là tăng lữ chùa Thiếu Lâm nữa. Bản toà xử trí như vậy ngươi có phục không?
Hư Trúc không cha không mẹ, vào chùa ăn ở từ hồi còn là đứa nhỏ thơ ngây và được nuôi dưỡng cho đến khi thân lớn. Về Phật pháp tuy y chưa lĩnh hội được nhiều, nhưng chùa Thiếu Lâm là nơi là nơi gửi thân độc nhất trên đời của y, bị trục xuất thì trong lòng thê thảm vô cùng! Nước mắt tuôn ra như mưa. Y nằm phục xuống đất khóc một hồi rồi nghẹn ngào đáp:
- Tại chùa Thiếu Lâm đây từ Phương Trượng đại sư trở xuống, các hàng đại sư thúc, cùng các sư bá, sư thúc, sư phụ đối với đệ tử đều có ân thâm nghĩa trọng. Ðệ tử là kẻ bất hiếu thật phụ lòng các vị đã giáo hối cho.
Ðạo Thanh đại sư không thể nhịn được nữa lại năn nỉ:
- Phương trượng sư huynh! Huyền tịch sư huynh! Theo chỗ lão tăng nhìn nhận thì vị tiểu sư huynh đây đã ra khỏi bến mê, quay về đạo pháp là thực tâm muốn hối cải. Sao các vị không mở đường sám hối cho y?
Huyền Tịch đáp:
- Lời chỉ điểm của sư huynh thật chí lý. nhưng cửa Phật mênh mông, chỗ nào y chẳng dung thân được. Hư Trúc! Chúng ta phạt ngươi phải ra khỏi chùa này, không phải có ác tâm đâu. Trong thiên hạ thiếu gì am tự trang nghiêm. Tỷ như Thần Quang Thượng nhân trước kia có vào chùa Thiếu Lâm đâu mà ngày nay cũng trụ trì chùa Thanh Lương và làm rạng rỡ Phật môn, thật đáng làm gương cho ngươi đó. Nếu ngươi còn có ý niệm xuất gia đầu Phật thì nay hoàn tục rồi, sau vẫn có thể xin vào nơi am chiền khác để thí phát quy y, bái cao tăng làm thầy, thanh tỉnh thân thế, mở rộng phép màu, để tới giác ngạn được.
Những lời nói về sau của Huyền Tịch càng ân cần hiền từ, đầy vẻ khuyên răn.
Hư Trúc bùi ngùi thi lễ nói:
- Lời nói của đại sư thúc, đệ tử khi nào dám sai tấc lòng.
Huyền Tịch lại nói:
- Tuệ Luân nghe đây!
Tuệ Luân chắp tay tiến ra mấy bước rồi quỳ xuống.
Huyền Tịch nói:
- Tuệ Luân! Ngươi là nghiệp sư của Hư Trúc, trễ nải điều huấn hối khiến cho đồ đệ chưa sạch tam nghiệp, lục căn đến nỗi gây ra tai vạ ngày nay. Bần tăng phạt đòn ngươi ba mươi đại côn rồi cho vào giới luật viện quay mặt vào tường ba năm để sám hối. Ngươi có phục không?
Tuệ Luân run lên đáp:
- Ðệ tử xin tâm phục.
Hư Trúc nói:
- Ðại sư thúc! Ðệ tử xin lãnh thay ba mươi côn cho sư phụ.
Huyền Tịch gật đầu nói:
- Vậy thì Hư Trúc phải chịu một trăm ba mươi côn. Chưởng hình đệ tử đâu? Lấy côn ra chờ lệnh. Lúc này Hư Trúc còn là nhà sư chùa Thiếu Lâm phải thi hành hình pháp cho nghiêm minh, không được phóng túng. Sau khi Hư Trúc ra khỏi chùa này, y là chưởng môn phái khác, không can dự gì đến bản tự nữa và những người bản phái từ trên xuống dưới đều phải kính nể y.
Bốn tên chưởng hình đệ tử lãnh mạng đi ra. Lát sau chúng trở lại đại điện, trong tay mỗi tên cầm một cây Tề mi côn.
Huyền Tịch toan hạ lệnh dụng hình thì đột nhiên một nhà sư hốt hoảng chạy vào trong điện, tay cầm một tập danh thiếp giơ cao hai tay lên đưa cho Huyền Từ nói:
- Kính bẩm phương trượng! Quần hùng ở Hà Sóc đến bái sơn.
Huyền Từ liếc mắt nhìn tập danh thiếp thấy có tới ngoài ba chục chiếc mà tên đề toàn là những bậc anh hùng hào kiệt nổi tiếng ở phương Bắc. Trong đám này có nhiều người đã tham dự vào cuộc anh hùng đại hội tại Tụ Hiền trang.
Ðại sư tự hỏi:
- Những vị anh hùng này đến đây một cách đột ngột không hiểu vì việc gì?
Bỗng nghe ngoài chùa có tiếng người xôn xao, quần hào đã vào tới cửa điện. Huyền Từ liền bảo Huyền Sinh:
- Huyền Sinh sư đệ mau ra nghênh tiếp liệt vị vào đây!
Ðại sư lại nói:
- Liệt vị sư huynh! Vì có khách giá lâm, vậy việc thanh lý môn hộ tạm hoãn lại một chút để tỏ lễ kính khách.
Huyền Từ nói xong lập tức đứng lên ra trước thềm đại điện đứng chờ.
Chớp mắt đã thấy quần hùng khu Hà Sóc kẻ cao người thấp lục tục tiến vào và đang được Huyền Sinh cùng tri khách tăng đón tiếp đưa vào đến trước đại điện.
Bọn Huyền Từ, Huyền Tịch, Huyền Sinh tuy là những tay võ công cao cường, mỗi khi gặp võ lâm đồng đạo đều ra chiều niềm nở thân cận.
Lúc này, đột nhiên thấy nhiều vị anh hùng tới nơi, tuy gặp lúc thanh lý môn hộ, đầu óc cực kỳ trầm trọng nhưng gặp quý khách thì tinh thần phấn khởi.
Quần tăng chùa Thiếu Lâm ra ngoài hành đạo kết giao bạn hữu rất nhiều. Trong bọn quần hùng đến đây có nhiều vị chơi thân với các đại sư hàng chữ Huyền, chữ Tuệ. Mọi người gặp nhau tay bắt mặt mừng, kể lại chuyện cũ. Chủ đón khách vào đại điện rồi đưa đến giới thiệu cùng bọn Cưu Ma Trí, Triết La Tinh.
Thần Quang, Long Mãnh đều là những tay có uy danh rất lớn, quần hào người thì biết mặt, kẻ nghe tên.
Huyền Từ đang muốn hỏi quần hùng đến có chuyện chi thì tri khách tăng lại vào bẩm:
- Có mấy chục nhân vật võ lâm ở đạo Sơn Ðông và Hoài Nam đến bái sơn.
Huyền Tâm ra nghênh tiếp vào đại điện. Một hán tử đen đủi lớn tiếng nói:
- Vương bang chúa ở Cái Bang mời bọn ta đi coi cuộc đại hội náo nhiệt mà chính y lại chưa đến là nghĩa làm sao?
Một thanh âm bé nhỏ cất lên đáp:
- Lão huynh làm chi mà nóng vậy? Chúng mình đã đến đây thì hãy coi chuyện nhiệt náo này một lúc đã, vội gì? Dĩ nhiên chúng mình là hạng thấp kém thì phải đến trước, còn những bậc to đầu bao giờ họ chả bệ vệ đến sau.
Huyền Từ niềm nở nói:
- Các vị không hẹn mà đều giá lâm tệ tự thật là một điều vinh hạnh lớn. Sự tiếp đãi có chỗ nào khiếm khuyết xin liệt vị miễn thứ cho!
Quần hào đồng thanh đáp:
- Phương trượng bất tất phải khách khí.
Tác giả :
Kim Dung