Lời Thề Ước Em Không Thể Thay Đổi
Chương 5
Tối hôm đó, tôi đã ngồi rất lâu trong nhà bếp.
Bố và mẹ kế đã đi ngủ từ lâu rồi, Kì Nặc đang ở trong phòng chăm sóc cho Kì Ngôn. Màn đêm đã buông xuống, tôi nhẹ nhàng ra khỏi phòng. Không gian chìm trong sự tĩnh mịch. Trước phòng khách có một bậc thềm lộ ra bên ngoài. Ánh trăng từ trên bầu trời dìu dịu chiếu xuống mặt đất, len qua cửa sổ vào phòng khách. Tôi bước xuống nhà bếp, lấy một cái ghế nhỏ ngồi trước cái bếp lò.
Mấy tiếng trước, Kì Nặc đã đứng ở đây để xào trám trắng cho tôi ăn. Khi nghe tin bố sẽ nhận nuôi anh ấy, Kì Nặc vẫn rất bình tĩnh hỏi: Thế Kì Ngôn thì sao?
Không hiểu tại sao, câu hỏi này cứ lởn vởn trong đầu tôi, không sao xóa đi được.
Một lúc sau huyện trưởng đến. Ông ngồi xuống bên cạnh tôi, nhẹ nhàng châm một điếu thuốc rồi bắt đầu kể chuyện về Kì Nặc và Kì Ngôn cho tôi nghe.
Bố mẹ Kì Nặc và Kì Ngôn đã cho hai anh em đến trạm y tế học y ngay từ khi cả hai còn nhỏ với hi vọng sau này lớn lên họ có thể chữa bệnh cho mọi người. Hai anh em họ luôn ganh đua trong học hành, ai cũng học tập rất giỏi. Nhưng nào ai ngờ, nửa năm trước bố mẹ hai người đã tử vong trong một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Lúc thi thể của bố mẹ được đưa về, hai anh em đã ôm nhau khóc suốt cả đêm, ai khuyên nhủ cũng không được. Ngày hôm sau, cả hai cùng không khóc nữa mà bắt tay vào việc vệ sinh cho thi thể của bố mẹ. Cảnh tượng ấy cảm động đến mức tất cả mọi người xung quanh đều rơi nước mắt. Kể từ đó về sau, Kì Ngôn không bao giờ chịu đến trạm y tế để học y nữa. Ngày nào cậu ấy cũng đi đánh bạc với người khác, thành tích học tập vì thế mà sa sút nghiêm trọng. Chỉ có Kì Nặc là vẫn tiếp tục cố gắng. Cậu ấy không những tiến bộ vượt bậc trong học tập mà còn rất chăm chỉ học y.
Huyện trưởng rít điếu thuốc rồi nói tiếp: -Thực ra hai cậu bé ấy đều là những đứa trẻ ngoan ngoãn. Kì Ngôn bình thường vẫn tỏ ra nghịch ngợm, phá phách, chẳng quan tâm đến chuyện gì nhưng thực ra cậu ấy lại là người cố chấp hơn ai hết. Sau khi bố mẹ hai đứa qua đời, tôi đã bảo hai cậu bé ấy đến sống chung với tôi. Kì Nặc thì đồng ý đến, nhưng Kì Ngôn thì không. Tôi biết, cậu ấy thực chất không nỡ rời xa căn nhà của mình".
Tôi nhớ lại từng cử chỉ, lời nói của Kì Ngôn. Anh ấy chẳng qua chỉ là một đứa trẻ 12 tuổi, thế mà phải chịu đựng nỗi đau khổ mất đi cả hai người thân thiết nhất, vậy mà anh ấy vẫn ép buộc bản thân mình phải mỉm cười.
Nhưng còn Kì Nặc thì sao? Anh ấy phải gánh vác trách nhiệm của người làm anh, gánh vác trách nhiệm của cả gia đình. Anh ấy không thể tự ý bỏ mặc bản thân, bỏ mặc tất cả như Kì Ngôn. Anh ấy biết mình là một người không có sự lựa chọn nào khác, ngoài việc phải kiên cường đối diện với sự thật, anh ấy không còn cách nào khác cả.
Ngày hôm đó, tôi đã ngủ gục bên cánh cửa. Tôi còn nhớ trước khi tôi chìm vào giấc ngủ, huyện trưởng có nói với tôi rằng:
-Tiểu Mạt, nếu như cháu chính là người có thể thay đổi được cậu ấy…
Câu nói ấy thật mơ hồ, tôi không sao nghe rõ được.
Sáng sớm, Kì Ngôn đã đánh thức tôi dậy. Anh ấy nói: -Cái tốt em không học, đi học cái xấu! Thói quen xấu nhất của Kì Nặc là ngồi dựa vào cửa mà ngủ đấy! Tại sao mới chỉ có một ngày mà em đã học được thế hả?
Tôi vươn vai một cái rồi đáp:
-Anh thấy đây là một nhược điểm, nhưng em lại cho đó là ưu điểm!
Kì Ngôn đang định phản bác thì giọng nói quen thuộc của Tô Linh San đã vang lên bên tai:
-Kì Ngôn ơi…. Kì Ngôn à…
Tôi và Kì Ngôn nhìn nhau. Đột nhiên, Kì Ngôn ngã vào người tôi, giả vờ yếu ớt.
Tôi nói: “Anh giả vờ gì chứ? Mau dậy đi!"
Kì Ngôn vội vàng nói:
-La Tiểu Mạt, mau mau giúp anh đi….
Anh ấy còn chưa kịp nói hết thì Tô Linh San đã vào đến tận cửa rồi. Nhìn thấy Kì Ngôn đang dựa vào người tôi, cô ấy lập tức kéo tay tôi ra, đỡ lấy Kì Ngôn rồi nói:
-Sao anh vẫn còn yếu thế này? Chất độc vẫn chưa hết hay sao?
Tôi nói: -Đúng vậy, anh ấy cần phải có nhân sâm bồi bổ mới có thể hồi phục được. Tô Linh San, cậu mau đi bảo bố cậu kiếm một ít đến đây!
Tô Linh San lạnh lùng đáp:
-Cái đồ xấu xí, ai cho cậu chõ mũi vào thế hả?
Tôi như bị tạt một gáo nước lạnh vào mặt, đứng yên không nói được câu gì.
Mặt Kì Ngôn chợt biến sắc.Anh đứng bật dậy nói:
-Tô Linh San, thật không ngờ cô lại là người người như vậy! Tôi đúng là đã nhìn nhầm người!
Tô Linh San ngẩn người ra trước phản ứng của Kì Ngôn, sau đó vội vàng lao về phía Kì Ngôn:
-Tại sao anh lại nói thay cho nó như vậy?
Tôi xua xua tay nói:
-Cô ấy chỉ nói sự thật thôi mà, cậu đừng giận cô ấy!
Khi nói ra câu này, tôi phát hiện ra mình chẳng buồn rầu chút nào, cũng không chút tự ti. Điều này khiến cho tôi phải kinh ngạc về sự thay đổi của chính bản thân mình!
Sau đó, tôi nhìn thấy bố của Tô Linh San. Đó chính là ông chủ Tô buôn bán dược liệu rất nổi tiếng ở Cảnh An. Bố tôi và chú Tô chào hỏi lẫn nhau, nhưng tôi biết đó chẳng qua chỉ là xã giao. Họ đều là niềm kiêu ngạo của huyện Thụ Thủy này. Bố của Tô Linh San đã từng học đại học, lấy một người vợ giàu có, làm ăn rất lớn. Còn bố của tôi gây dựng sự nghiệp từ hai bàn tay trắng, xây dựng nên một công xưởng chế biến dược liệu, cũng có thể coi là không tồi.
Còn về mối thù oán giữa hai người trước đây, tôi cũng không biết rõ lắm.
Mà lần này, họ đến đây là vì việc sửa chữa đường xá. Đó cũng có thể coi như là một việc tốt cho huyện Thụ Thủy.
Bố và mẹ kế đã đi ngủ từ lâu rồi, Kì Nặc đang ở trong phòng chăm sóc cho Kì Ngôn. Màn đêm đã buông xuống, tôi nhẹ nhàng ra khỏi phòng. Không gian chìm trong sự tĩnh mịch. Trước phòng khách có một bậc thềm lộ ra bên ngoài. Ánh trăng từ trên bầu trời dìu dịu chiếu xuống mặt đất, len qua cửa sổ vào phòng khách. Tôi bước xuống nhà bếp, lấy một cái ghế nhỏ ngồi trước cái bếp lò.
Mấy tiếng trước, Kì Nặc đã đứng ở đây để xào trám trắng cho tôi ăn. Khi nghe tin bố sẽ nhận nuôi anh ấy, Kì Nặc vẫn rất bình tĩnh hỏi: Thế Kì Ngôn thì sao?
Không hiểu tại sao, câu hỏi này cứ lởn vởn trong đầu tôi, không sao xóa đi được.
Một lúc sau huyện trưởng đến. Ông ngồi xuống bên cạnh tôi, nhẹ nhàng châm một điếu thuốc rồi bắt đầu kể chuyện về Kì Nặc và Kì Ngôn cho tôi nghe.
Bố mẹ Kì Nặc và Kì Ngôn đã cho hai anh em đến trạm y tế học y ngay từ khi cả hai còn nhỏ với hi vọng sau này lớn lên họ có thể chữa bệnh cho mọi người. Hai anh em họ luôn ganh đua trong học hành, ai cũng học tập rất giỏi. Nhưng nào ai ngờ, nửa năm trước bố mẹ hai người đã tử vong trong một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Lúc thi thể của bố mẹ được đưa về, hai anh em đã ôm nhau khóc suốt cả đêm, ai khuyên nhủ cũng không được. Ngày hôm sau, cả hai cùng không khóc nữa mà bắt tay vào việc vệ sinh cho thi thể của bố mẹ. Cảnh tượng ấy cảm động đến mức tất cả mọi người xung quanh đều rơi nước mắt. Kể từ đó về sau, Kì Ngôn không bao giờ chịu đến trạm y tế để học y nữa. Ngày nào cậu ấy cũng đi đánh bạc với người khác, thành tích học tập vì thế mà sa sút nghiêm trọng. Chỉ có Kì Nặc là vẫn tiếp tục cố gắng. Cậu ấy không những tiến bộ vượt bậc trong học tập mà còn rất chăm chỉ học y.
Huyện trưởng rít điếu thuốc rồi nói tiếp: -Thực ra hai cậu bé ấy đều là những đứa trẻ ngoan ngoãn. Kì Ngôn bình thường vẫn tỏ ra nghịch ngợm, phá phách, chẳng quan tâm đến chuyện gì nhưng thực ra cậu ấy lại là người cố chấp hơn ai hết. Sau khi bố mẹ hai đứa qua đời, tôi đã bảo hai cậu bé ấy đến sống chung với tôi. Kì Nặc thì đồng ý đến, nhưng Kì Ngôn thì không. Tôi biết, cậu ấy thực chất không nỡ rời xa căn nhà của mình".
Tôi nhớ lại từng cử chỉ, lời nói của Kì Ngôn. Anh ấy chẳng qua chỉ là một đứa trẻ 12 tuổi, thế mà phải chịu đựng nỗi đau khổ mất đi cả hai người thân thiết nhất, vậy mà anh ấy vẫn ép buộc bản thân mình phải mỉm cười.
Nhưng còn Kì Nặc thì sao? Anh ấy phải gánh vác trách nhiệm của người làm anh, gánh vác trách nhiệm của cả gia đình. Anh ấy không thể tự ý bỏ mặc bản thân, bỏ mặc tất cả như Kì Ngôn. Anh ấy biết mình là một người không có sự lựa chọn nào khác, ngoài việc phải kiên cường đối diện với sự thật, anh ấy không còn cách nào khác cả.
Ngày hôm đó, tôi đã ngủ gục bên cánh cửa. Tôi còn nhớ trước khi tôi chìm vào giấc ngủ, huyện trưởng có nói với tôi rằng:
-Tiểu Mạt, nếu như cháu chính là người có thể thay đổi được cậu ấy…
Câu nói ấy thật mơ hồ, tôi không sao nghe rõ được.
Sáng sớm, Kì Ngôn đã đánh thức tôi dậy. Anh ấy nói: -Cái tốt em không học, đi học cái xấu! Thói quen xấu nhất của Kì Nặc là ngồi dựa vào cửa mà ngủ đấy! Tại sao mới chỉ có một ngày mà em đã học được thế hả?
Tôi vươn vai một cái rồi đáp:
-Anh thấy đây là một nhược điểm, nhưng em lại cho đó là ưu điểm!
Kì Ngôn đang định phản bác thì giọng nói quen thuộc của Tô Linh San đã vang lên bên tai:
-Kì Ngôn ơi…. Kì Ngôn à…
Tôi và Kì Ngôn nhìn nhau. Đột nhiên, Kì Ngôn ngã vào người tôi, giả vờ yếu ớt.
Tôi nói: “Anh giả vờ gì chứ? Mau dậy đi!"
Kì Ngôn vội vàng nói:
-La Tiểu Mạt, mau mau giúp anh đi….
Anh ấy còn chưa kịp nói hết thì Tô Linh San đã vào đến tận cửa rồi. Nhìn thấy Kì Ngôn đang dựa vào người tôi, cô ấy lập tức kéo tay tôi ra, đỡ lấy Kì Ngôn rồi nói:
-Sao anh vẫn còn yếu thế này? Chất độc vẫn chưa hết hay sao?
Tôi nói: -Đúng vậy, anh ấy cần phải có nhân sâm bồi bổ mới có thể hồi phục được. Tô Linh San, cậu mau đi bảo bố cậu kiếm một ít đến đây!
Tô Linh San lạnh lùng đáp:
-Cái đồ xấu xí, ai cho cậu chõ mũi vào thế hả?
Tôi như bị tạt một gáo nước lạnh vào mặt, đứng yên không nói được câu gì.
Mặt Kì Ngôn chợt biến sắc.Anh đứng bật dậy nói:
-Tô Linh San, thật không ngờ cô lại là người người như vậy! Tôi đúng là đã nhìn nhầm người!
Tô Linh San ngẩn người ra trước phản ứng của Kì Ngôn, sau đó vội vàng lao về phía Kì Ngôn:
-Tại sao anh lại nói thay cho nó như vậy?
Tôi xua xua tay nói:
-Cô ấy chỉ nói sự thật thôi mà, cậu đừng giận cô ấy!
Khi nói ra câu này, tôi phát hiện ra mình chẳng buồn rầu chút nào, cũng không chút tự ti. Điều này khiến cho tôi phải kinh ngạc về sự thay đổi của chính bản thân mình!
Sau đó, tôi nhìn thấy bố của Tô Linh San. Đó chính là ông chủ Tô buôn bán dược liệu rất nổi tiếng ở Cảnh An. Bố tôi và chú Tô chào hỏi lẫn nhau, nhưng tôi biết đó chẳng qua chỉ là xã giao. Họ đều là niềm kiêu ngạo của huyện Thụ Thủy này. Bố của Tô Linh San đã từng học đại học, lấy một người vợ giàu có, làm ăn rất lớn. Còn bố của tôi gây dựng sự nghiệp từ hai bàn tay trắng, xây dựng nên một công xưởng chế biến dược liệu, cũng có thể coi là không tồi.
Còn về mối thù oán giữa hai người trước đây, tôi cũng không biết rõ lắm.
Mà lần này, họ đến đây là vì việc sửa chữa đường xá. Đó cũng có thể coi như là một việc tốt cho huyện Thụ Thủy.
Tác giả :
Trương Vân Hân