Lời Nói Dối Chân Thành

Chương 151

Vô cùng may mắn là sau khi nói câu này, không cần Kỷ Tuân cùng Hoắc Nhiễm Nhân thúc giục, lão Hồ đã bắt đầu kể câu chuyện của ông.

Hoàn toàn khác với bề ngoài già nua của ông cụ, khi miêu tả chuyện này, lão Hồ lại kể rất mạch lạc rõ ràng, câu chữ chính xác, khi nghe giọng kể rủ rỉ của ông, Kỷ Tuân cùng Hoắc Nhiễm Nhân giống như đã nhìn thấy một màn đáng sợ kia, giống như bức tranh về kẻ gϊếŧ người đang dần dần mở ra trước mắt...

Chuyện xảy ra vào cuối thu năm ngoái, chùa Đại Diệp thiếu tu sửa lâu năm đã bắt đầu tu sửa.

Cửa chùa đóng chặt, từ chối khách hành hương.

Chùa miếu vốn nên du khách tấp nập, hương khói quẩn quanh lại trở nên vắng tanh vắng ngắt, khắp cả ngày chỉ có công nhân chuyên nghiệp như thợ mộc, thợ ngoã là đi lên đi xuống trong đường núi.


Sau khi tu sửa được một quãng thời gian, lá cây bạch quả đã bắt đầu phủ kín cầu thang.

Cây bạch quả tuy gọi là cây bạch quả, nhưng lá cây lại có màu vàng rực, khi lá cây rải khắp đường núi lẫn cầu thang trong chùa, trông rất giống từng mảnh từng mảnh giấy thếp vàng tươi rơi đầy đất mặt, cung nghênh phật tổ sắp trở về.

Bỏ qua ngôi chùa còn đang được tu sửa, đường núi phủ đầy lá rụng của cây bạch quả cũng hấp dẫn du khách tới tham quan.

Tuy người sửa chùa ba lần bốn lượt nhấn mạnh khu vực đang thi công không an toàn, lại cắm biển báo "du khách dừng bước" trên mỗi cửa núi, thế nhưng vẫn không ngăn cản được nhiệt tình tới ngắm cảnh của người địa phương.

Bây giờ ngẫm lại, cái gọi là "khu vực đang thi công không an toàn", có lẽ chẳng qua là có dụng ý khác.


Không ít du khách, đương nhiên tôi cũng là một trong số đó.

Chỉ là bình thường tôi không tin phật không vái phật, không leo núi không rèn luyện, mặc dù đã ở thành phố này rất lâu, nhưng số lần tới đây vẫn chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Bởi vì leo núi một mình, cũng không muốn nhìn những đôi yêu nhau trẻ tuổi cho cay mắt, vì vậy đã cố ý tránh né đoàn người, chọn đường nhỏ không có ai, vừa lên núi vừa thưởng thức mỹ cảnh.

Bởi vì ít khi tới đây, không quen đường, tôi cứ thế mà leo bừa lên thôi, thế mà lại leo đến sau lưng núi, cũng chính là công trường.

Khi tôi đến đúng lúc mọi người đi ăn cơm, trong công trường không có ai cả, chỉ có cọc gỗ, xi măng, dụng cụ mài đang tán loạn một chỗ, tuy công trường rộng rãi, nhưng lại khiến người ta có cảm giác không nơi đặt chân.


Tôi leo núi cả một buổi chiều, vừa mệt vừa đói, lúc này đi không nổi nữa, thế nên đã chọn nghỉ ngời sau một tảng đá lớn đưa lưng về phía công trường trên chặng đường đi lên.

Sở dĩ lựa chọn nơi này, chỉ bởi vì công trường ngổn ngang, mà tôi lại tới ngắm phong cảnh, vì vậy mới vô thức chọn một nơi có phong cảnh không tồi, tuyệt không có ý nghĩ đặc biệt hay năng lực biết trước nào.

Tôi nghỉ ngơi sau tảng đá một lúc, bỗng nhiên nghe thấy sau lưng truyền đến tiếng vang.

"Răng rắc —— răng rắc —— răng rắc —— "

Giống như tiếng bánh xe lăn của xe ba gác đi qua mặt đất gồ ghề.

Là công nhân cơm nước xong lại trở về khởi công à? Tôi nghĩ như vậy, quay đầu lại, chuẩn bị hỏi công nhân đường tắt để xuống núi.

Nhưng tôi lại nhìn thấy một màn kỳ quái.

Lúc này mặt trời đã xuống núi, sắc trời cũng chuyển đen, chỉ là không đen đến mức phải bật đèn. Nhưng đây lại là thời gian ảm đạm nhất trong ngày —— mặt trời đã mất, đèn đuốc không sáng, mặt đất từ màu xanh lam biến thành màu đen, giống như bị màu mực nhuộm dần.
Trong tầm mắt xanh lam gần chuyển sang đen kịt, tôi nhìn thấy một người mặc áo xám, hắn kéo xe ba gác, chậm rì rì đi về phía trước.

Trên xe ba gác còn chở một thứ giống như bao tải, hai đầu của bao tải đều quét đất, xóc nảy cả một đường theo sự di chuyển của xe ba gác.

Không, đó không phải bao tải.

Đó là người!

Khi nhận ra được thứ đang chở trên xe ba gác, tôi kinh ngạc đến mức không thể tự kiềm chế, nhưng tôi lại không lựa chọn chạy trốn.

Thật ra khi con người đối mặt với nguy hiểm sẽ bùng nổ ra sức mạnh bình thường khó có thể tưởng tượng được.

Xét đến cùng, chính mình mới không có cách nào hiểu rõ chính mình.

Hỏi tôi tại sao lại biết rõ như thế? Bởi vì tôi có trải đời phong phú chứ sao.

Nói tóm lại, khi tôi nhận ra trên xe ba gác đang chở người, tôi không chỉ không nghĩ đến chạy trốn, thậm chí còn lặng lẽ điều chỉnh góc độ để có thể quan sát tốt hơn.
Tôi để ý thấy, người kia hướng lưng với trời, hướng mặt với đất, nằm nhoài trên xe ba gác, dáng vẻ khôi ngô, là một người đàn ông, đầu cùng hai chân của hắn đều rủ ra ngoài xe ba gác, tiếp xúc với mặt đất.

Nhìn đến đây, tôi vẫn không biết người này còn sống hay đã chết.

Nhưng tôi đã bắt đầu lo lắng cho phần đầu tiếp xúc với mặt đất của hắn —— cũng không biết mặt sàn xi măng kia có thể làm rách mặt hắn hay không?

Được rồi, thay vì nói là lo lắng, còn không bằng nói là hiếu kỳ.

Tôi vẫn một mực nhìn theo, nhìn người áo xám này kéo xe đến trước bồn xi măng, lại nhìn hắn đổ xi măng vào trong khuôn đúc... Chỗ này phải nói một chút, toàn bộ tượng phật trong chùa miếu gồm tượng đất, tượng gỗ và tượng kim loại.

Bình thường tượng phật trong miếu chủ yếu là tượng gỗ hoặc là tượng kim loại, chỉ có một vài bức tượng không quá quan trọng mới dùng tượng gỗ.
Kiến thức cơ bản thế này, cho dù tôi chưa bao giờ vái phật cũng biết.

Hơn nữa tôi còn biết khuôn đúc mà hắn đổ bùn vào, chính là Tứ đại thiên vương bên trong Thiên điện—— Cũng không phải tôi nhận ra, mà là bên cạnh có đặt một cái bảng, trên bảng còn viết to mấy chữ "Thiên điện, Tứ đại thiên vương".

Chắc có lẽ là người sửa miếu sợ thợ ngoã làm sai nên mới cố ý viết trước?

Người sửa miếu còn thực sự làm không tồi về mặt chi tiết như thế này.

Nói chung, người áo xám lấy một thứ màu vàng nhạt giống như một tấm vải bạt cỡ lớn từ trên xe ba gác, đặt vào trong khuôn đúc, lại đầy người đang gục trên xe lên phía trên dùng vải bạt bao chặt lấy.

Người kia rất cẩn thận, còn dùng băng dán cố định lại.

Lúc đó tôi không hiểu, sau này tra tư liệu mới biết làm vậy để phòng ngừa xác thối lộ ra ngoài, người làm ra loại chuyện sinh sát lớn cỡ này, dù sao cũng cân nhắc chu toàn hơn tôi.
Sau đó chính là xi măng, xi măng màu xám đậm, nặng nề chảy xuống từ ngực từ bụng của hắn, từng chút từng chút chảy xuống hai bên đầu, cuối cùng làm phẳng cơ thể của hắn, làm phẳng gương mặt của hắn, làm phẳng tồn tại của hắn.

Lại sau đó là khuôn đúc, khuôn đúc khép lại.

Kết thúc.

Cho dù lúc trước hắn sống hay chết, hiện tại tất cả đều đã kết thúc.

Người áo xám kéo xe ba gác, dễ dàng rời đi.

Lại là tiếng "Răng rắc —— răng rắc —— răng rắc ——", tiếng bánh xe dần dần biến mất, biến mất trong ngồi chùa phủ kín đêm đen giống như cự thú.

Chỉ để lại công trường không một bóng người, cùng với một thi thể giấu trong bụng phật.

Tôi ngồi ở đó, sững sờ một lúc lâu, lại nghe thấy một loạt âm thanh sột sà sột soạt, tôi biết tôi nên rời khỏi đó ngay lập tức, nếu như là người vừa nãy phát hiện ra tôi, vậy thì tôi chính là chín phần chết một phần sống, nhưng hiếu kỳ của việc hiếm có như đi nhìn trộm lại kéo chặt lấy trái tim tôi, khống chế đôi mắt của tôi, một lần nữa lặng lẽ nhìn phía công trường xuyên qua tảng đá.
Một người vóc dáng thấp bé, không thấy rõ khuôn mặt đang nhẹ nhàng bước qua đá vụn trên mặt đất.

Hắn có mục đích rõ ràng, không chút sai sót mà tiêu sái đi đến trước tượng Phật Thích Ca mới vừa đóng kín.

Hắn ngồi xổm, thả tấm bảng trong tay xuống, lại cầm tấm bảng viết "Thiên điện - Tứ đại thiên vương" lúc nãy. Sau đó, một lần nữa nhẹ nhàng rời đi, không một lần quay đầu nhìn lại.

Lúc này tôi mới phát hiện, trên tấm bảng mới viết: Chủ điện – Mười tám vị la hán.

Người áo xám là ai? Kẻ vóc dáng thấp lại là ai?

Tại sao hắn phải đổi bảng khác?

Bảng trước làm sai rồi? Bảng hiện tại mới chính xác?

Khi chùa lại mở cửa, người đến người đi, hương khói quanh quẩn, mọi người thành kính bái lạy phật tổ, nhưng liệu có biết, hương khói đã che đi mùi xác thối, màu sơn lại là ẩn dụ của vong hồn oan uổng.
Trong từng pho tượng phật tổ trợn trừng đôi mắt với đủ hình dạng khác nhau, lại là pho tượng nào đang ẩn giấu thi thể?

*

"Lúc đó ông có báo cảnh sát không?"

Kỷ Tuân nghe thấy tiếng hỏi của Hoắc Nhiễm Nhân, đối phương dò hỏi rất trực tiếp. Cũng là đúng thôi, đối với loại chuyện cho dù đưa vào tuyển tập truyện kinh dị trước khi đi ngủ cũng vô cùng hợp lệ này, lúc đó không báo cảnh sát, còn đợi lúc nào?

"Không có." Lão Hồ nói.

"Tại sao?" Hoắc Nhiễm Nhân truy hỏi.

"Người đã già, chỉ sợ phiền phức chứ sao..." Lão Hồ chầm chậm nói, "Một ông lão như tôi, thêm một chuyện không bằng bớt một chuyện, tùy tiện gây sự, lỡ như để lộ tình báo, hung phạm gϊếŧ người tới báo thù tôi biết phải làm sao? Nếu như tôi trẻ hơn một chút, còn có thể tranh đấu với hắn, nhưng đã từng tuổi này, hắn cho tôi một nhát vào gáy, tôi cũng chỉ có thể ngủm ngay tại chỗ thôi."
"Bây giờ cùng chúng ta tới đồn cảnh sát." Hoắc Nhiễm Nhân dùng ánh mắt đánh giá mà nhìn lão Hồ, "Miêu tả lại hiện trường hung án mà ông đã từng miêu tả với chúng tôi cho lực lượng cảnh sát."

Lão Hồ bưng cốc cà phê, nếm một hớp.

"Không đi, tôi ghét đến đồn cảnh sát."

Ánh mặt trời ngoài cửa sổ chiếu vào mặt bàn, chiếu sáng kính râm của lão Hồ đang để trên bàn, chiếu sáng trâm cài trước ngực lão Hồ, cũng chiếu sáng đồi mồi to bằng hạt đậu trên gương mặt lão Hồ.

Người thọ 80 xưa nay hiếm. (Đây là lái từ câu thơ Nhân sinh thất thập cổ lai hy trong bài hai của Khúc Giang nhị thủ của nhà thơ Đỗ Phủ.)

Đến độ tuổi này, dù như thế nào cũng không thể chỉ vì đối phương nắm giữ một vài manh mối của án mạng mà trực tiếp thô bạo mang người tới cục cảnh sát, ép người ta lên tiếng.
Huống hồ, còn có một vấn đề mấu chốt nhất.

Những gì lão Hồ nói, là thật hay giả?

Cảnh sát cũng không thể chỉ vì lời khai hàm hồ không rõ như vậy mà đã lập án điều tra.

Kỷ Tuân cùng Hoắc Nhiễm Nhân liếc mắt nhìn nhau.

Trong cái nhìn này, ăn ý vô cùng.

—— Là thật hay giả, lên núi xem trước đã.

Lão Hồ căn bản không nhớ hiện trường thi công cùng ngôi miếu kia ở chỗ nào, theo như ông nói, khi đó vẫn là đường đất, hiện tại rải gạch rồi, sao còn nhận ra được nữa.

Cho nên chỉ có thể vừa đi vừa tìm, ba người bước vào chùa Đại Diệp, muốn vào ngôi chùa này phải mua vé, anh và Hoắc Nhiễm Nhân thì đơn giản, nhưng lão Hồ lại hơi khó, ông cụ này không có chứng minh thư, chỉ cầm giấy chứng nhận đi lại cho cư dân Hong Kong, cần phải đến quầy hàng khác giải quyết thủ tục mua vé.
Kỷ Tuân vốn muốn hỏi ông lão tại sao vì sao có quốc tịch Hong Kong lại muốn định cư ở thành phố Cầm, lời chưa kịp ra khỏi miệng anh đã nhớ tới ông nội mình, một người tỉnh Phúc chính gốc cũng cầm quốc tịch Hong Kong đến ở thành phố Ninh, mà mình cũng chưa từng hỏi ông nội vì sao lại chạy đi Hong Kong.

Sau đó đi thẳng lên trên, người trẻ tuổi đi đứng nhanh, lão Hồ thế mà cũng không cam lòng yếu thế, không bao lâu đã tới ngồi chùa đầu tiên trong núi.

Không biết có phải là vừa mới nghe được câu chuyện kia hay không, lúc này Kỷ Tuân nhìn hương khói lượn lờ, bồ tát ngồi ngay ngắn trong chùa miếu, lại cảm thấy hơi cổ quái, cảm thấy ngưỡng cửa quá cao, song cửa sổ quá sâu, ánh sáng không chiếu vào trong được, khiến hoa văn trên tượng phật trở nên âm u ảm đạm.

"Ngôi miếu này không phải khởi công năm ngoái."
Trong lúc Kỷ Tuân cảm khái, Hoắc Nhiễm Nhân với năng lực hành động cực mạnh đã đi dạo một vòng trước sau chùa, cũng tìm được người phụ trách chùa, còn lấy được quyển Đại Diệp tự chí trong tay người phụ trách.

Đây là quyển ghi chép về sự tích của chùa, có thể lấy ra từ trong bảo điện, đương nhiên không phải bản gốc, mà là bản sao.

Trong lúc Hoắc Nhiễm Nhân hành động, Kỷ Tuân cũng không đứng chơi, anh tìm được bia đá mà chùa Đại Diệp lập bên ngoài bảo điện, đây là bia công đức, bên trên có khắc tên của những người đã quyên góp số tiền lớn. Kỷ Tuân nhìn lướt qua, từ trên xuống dưới toàn là những con số rất lớn, dao động từ mấy triệu đến mấy chục triệu.

Trong đó người đứng hàng đầu tiên, con số được khắc lên nhiều vô cùng, dù sao thì người đầu tiên vẫn luôn khác biệt.
"Năm 1997, người thiện tâm Dụ Từ Sinh, quyên tặng 3 triệu, giúp chùa tu sửa lại"

"Năm 1997," Kỷ Tuân lẩm bẩm, "Cách hiện tại cũng không phải quá lâu, nhưng là do ngôi chúa này chưa được lâu đời hay là do mình không nhìn thấy bia công đức khác nhỉ?"

Cái tên quen thuộc khiến Hoắc Nhiễm Nhân giương mắt nhìn lại.

Dụ Từ Sinh là hàng xóm của cậu, chỉ lớn hơn cậu 4 tuổi, năm 1997 cậu 7 tuổi, Dụ Từ Sinh 11 tuổi, một đứa trẻ 11 tuổi chắc chắn không thể bỏ ra số tiền quyên góp lớn như vậy được —— Người quyên tiền chính là bố của Dụ Từ Sinh, chỉ là dùng danh nghĩa của Dụ Từ Sinh để quyên tặng.

Từ khi Dụ Từ Sinh ra đời đã mắc chứng bạch tạng, bố Dụ đến tuổi trung niên mới có được đứa con độc nhất này vừa thấy vui lại thấy buồn, đương nhiên ngậm trong miệng sợ tan, nâng trong tay sợ vỡ, nghe đâu từ khi Dụ Từ Sinh chào đời đã bắt đầu làm từ thiện, quyên tặng rất nhiều khoản tiền lớn, không câu nệ phật giáo, đạo giáo, nhân dân cùng khổ hay là bệnh nhân mắc bệnh hiếm thấy, chỉ cần tìm được đến trước mặt bố Dụ hơn nữa quả thật có khó khăn, ít nhiều gì cũng được trợ giúp.
Tuy không nhớ quá rõ chuyện khi còn bé, mà chuyện này Hoắc Nhiễm Nhân vẫn có ấn tượng.

Cả nhà Dụ Từ Sinh, cũng coi như là gia tộc làm từ thiện cha truyền con nối.

Cậu mở quyển Đại Diệp tự chí.

Mở đầu chính là nguồn gốc của chùa Đại Diệp, cơ bản là lưu truyền từ thời Nam Tống tới nay, trong suốt thời gian đó, bởi vì vương triều thay đổi, ngoại địch xâm lấn, nhiều lần thịnh suy, cho đến năm 1997, cuối cùng dưới sự giúp đỡ của người thiện tâm Dụ Từ Sinh mới được trùng kiến.

Còn về nguyên nhân tại sao Dụ Từ Sinh lại trùng kiến ngồi chùa này, trong sách còn ghi văn tắt một câu chuyện nhỏ.

Nói là một ngày người nhà họ Dụ dẫn Dụ Từ Sinh đi du lịch mùa xuân, đi qua nơi này, Dụ Từ Sinh đột phát bệnh hen suyễn, người nhà hoảng loạn luống cuống, lúc này đại sư trụ trì trong chùa Đại Diệp bưng lên một bát thanh tuyền từ hậu viện.
Thanh tuyền này lấy từ "Nguồn suối Thiện Kiến" có trong núi từ thời Nam Tống, suối cạn chùa suy, suối đầy chùa thịnh, sáng hôm nay, nguồn suối đã khô héo nhiều năm đột nhiên tuôn ra nước suối, trụ trì trong chùa liền biết người hữu duyên đã đến.

Sau khi Dụ Từ Sinh uống nước suối, nước tới bệnh trừ, sau đó đã quyên tặng 3 triệu, giúp chùa trùng tu.

Một bữa ăn, một hợp uống, hẳn là trời định.

Kỷ Tuân say sưa đọc câu chuyện này, không tiếc nghe ngợi: "Quyển Đại Diệp tự chí này viết cũng không tệ lắm!"

Hoắc Nhiễm Nhân thì không quá hứng thú, cậu lật tiếp sang đoạn sau, tự chí ghi chép lại mọi thứ, một cây cầu nhỏ đổi tên hay một pho tượng đổi chất liệu cũng phải ghi lại, huống hồ là chuyện lớn như sửa chùa.

Trừ quy mô trùng kiến lớn như năm 1997, năm 2002, năm 2008, năm 2011 đều có ghi chép tu sửa, chỉ không có năm ngoái.
Lão Hồ nói: "Vậy chắc là cung điện phía sau rồi, lúc đó tôi đã leo dọc theo đường núi rất lâu."

Cũng không thiếu khả năng này.

Ngọn núi này lớn như vậy, bên trong không chỉ có mình chùa Đại Diệp, còn nhiều chùa miếu khác nữa, thậm chí còn có cung điện đạo giáo.

Ba người tiếp tục tiến lên, lúc này dọc theo bản đồ, đi qua tất cả chùa miếu lân cận, nhưng vẫn không tìm được ngôi miếu đã khởi công năm ngoái.

Lần này, vẻ mặt của lão Hồ có chút khác thường.

Đương nhiên có lẽ bởi vì leo núi lâu, cảm thấy mệt mỏi.

Lão Hồ nói: "Có thể miếu thờ đã khởi công, nhưng không được ghi chép lại. Dù sao làm chuyện đuối lý, che che giấu giấu cũng bình thường mà đúng không?"

"Nếu quả thật khởi công, vậy thì không che giấu nổi." Hoắc Nhiễm Nhân nói, "Khách hành hương thường xuyên tới đây nhất định biết trong núi có ngôi miếu nào tu sửa hay không, cháu đi hỏi khách hành hương xem sao."
"Chờ đã." Kỷ Tuân gọi lại Hoắc Nhiễm Nhân, lúc tới anh mua một chai nước, leo núi hai tiếng đồng hồ, là người đều sẽ khát, anh vặn nắp chai, đưa cho Hoắc Nhiễm Nhân trước, "Uống một ngụm rồi đi."

Hoắc Nhiễm Nhân nhất lấy, uống hai ngụm, làm trơn cổ họng, lại đưa trả chai nước cho Kỷ Tuân, nói một cậu: "Ở đây chờ em."

"Ừ."

Kỷ Tuân đáp lời, sau đó uống nước, cũng nhìn Hoắc Nhiễm Nhân đi xa, uống hết khoảng nửa chai, anh đảo mắt nhìn sang, bắt được lão Hồ đang nhìn trộm anh.

"Ông này —— "

"Làm gì?" Lão Hồ cảnh giác, "Tôi nhớ rất rõ, chính là ngồi miếu trong ngọn núi này!"

"Cháu không hỏi chuyện này, cháu muốn hỏi là," Kỷ Tuân cười, "Suốt đường đi ông cứ nhìn trộm cháu làm gì? Nhìn cháu đẹp trai à?"

"Thằng nhóc này, không biết xấu hổ." Lão Hồ dừng lại, "Nhưng kể ra cũng đẹp trai thật. Không đẹp trai, nhà họ Hoắc cũng không đến nỗi tuyệt hậu."
Kỷ Tuân sặc một ngụm nước.

-------------------------------------------

Tác giả : Sở Hàn Y Thanh
5/5 của 1 đánh giá

Bình luận

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi

Truyện cùng thể loại