Lời Nguyền Lỗ Ban
Quyển 4 - Chương 27: Lại ý huyền
Một con sáo mắt đỏ bay vụt qua bãi trống, đậu trên máng tre chúi đầu uống nước. Một đứa trẻ không mấy chú tâm vào đan lát đã phát hiện ra con sáo, bèn reo lên gọi những đứa trẻ khác cùng ùa đến như ong vỡ tổ. Con chim sáo bay trở lại đậu trên mũi thuyền đồng của Du Hữu Thích, sau đó sải cánh bay vút vào rừng tre.Đó chính là con sáo mắt đỏ của chưởng giáo thiên sư. Sau khi đưa tin đến nơi, nó vẫn bám theo bọn họ. Chỉ có điều nó bay trên trời, lại tự mình kiếm thức ăn, nên suốt chặng đường chỉ xuất hiện đâu ba bốn lần. Lần nào cũng vậy, cứ uống hết rượu trong lòng bàn tay của Thuỷ Du Bạo, nó lại bay đi mất hút.
Con sáo đã kéo theo cả lũ trẻ con rồng rắn chạy đi sạch, và như vậy, gã thợ đan có thể rảnh rỗi trò chuyện dăm câu ba điều với Lỗ Thịnh Nghĩa.
-Ồ! Đông người thế! Đến tận nơi thâm sơn cùng cốc này, thật vất vả cho các vị quá! – Âm sắc địa phương trong lời nói của gã rất nặng, nhưng ngữ điệu có phần nhạt nhẽo.
-Quả thực có chuyện cấp thiết, mới phải dẫn cả bọn đến làm phiền anh! - Lỗ Thịnh Nghĩa đã quen với thái độ lạnh nhạt của gã.
-Thế à! Muốn tôi giúp chuyện gì? - Lời nói thẳng tuột của gã đã khiến cho một vài người phải lập tức nhìn hắn với ánh mắt khác. Mới qua lại có một câu mà đã biết bọn họ tìm đến để nhờ vả, người này hẳn không phải ngây ngô.
-Chuyện là thế này, chúng tôi... - Lỗ Thịnh Nghĩa chưa nói hết câu, gã thợ đan đã ngắt lời:
-Không cần phải nói rõ mục đích! Tôi giúp anh không mong cầu điều gì, chỉ vì anh coi tôi là bạn, mà anh cũng không phải người xấu! - Ngữ điệu tuy lạnh nhạt, song lại khiến Lỗ Thịnh Nghĩa vô cùng cảm động – Nhưng mọi người làm gì mà lại kéo đến tận đây? Ở đây chẳng có thứ gì đáng giá! - Những người đang mải tấm tắc trước cảnh sắc xung quanh đều cảm thấy lời của gã thợ đan có vẻ không thành thực.
Để chứng minh cho sự tín nhiệm của mình, Lỗ Thịnh Nghĩa quyết định nói ra những mật ngôn trên tấm lục vàng cho gã thợ đan biết. Ông kéo gã sang một bên, xoay lưng về phía những người còn lại, rồi chấm ngón tay vào máng dẫn nước, viết lên mặt đá hàng chữ “Hoả linh kế, hư hải tế, giả Chân Vũ, chân nhạn linh", sau đó hạ giọng giải thích cho gã thợ đan.
Gã thợ đan tỏ ra rất lơ đãng với những lời giải thích của Lỗ Thịnh Nghĩa, chỉ chăm chú nhìn những con chữ, ra chiều ngẫm nghĩ, miệng lẩm bà lẩm bẩm.
Nhìn thấy phản ứng của gã thợ đan, giọng Lỗ Thịnh Nghĩa rời rạc dần rồi dừng hẳn.
Đợi đến khi Lỗ Thịnh Nghĩa không nói gì nữa, gã thợ đan mới cao giọng nói lớn:
-Viết sai mấy chữ phải không? Hay là người viết nghe nhầm? Hơi khác so với tên gọi một chút!
Lời vừa nói ra, tất cả những người biết về mười hai chữ này thảy đều trợn tròn con mắt. Chẳng lẽ trong đó còn có hàm ý gì khác?
-Các anh em! Đến chỗ mấy cô em vừa nãy xin ít nước về uống nhé!
-Tìm xem xung quanh có cây quả gì không, hái một ít về đây. Nhớ đào thêm ít măng tối về xào món đưa cơm!
-...
Chu thiên sư, Du Hữu Thích tìm cách đuổi hết những người không biết nội tình đi, sau đó xúm cả lại quanh gã thợ đan.
-Anh Lỗ, anh giải thích như vậy là không đúng! Những chữ này đúng ra phải là hai chữ một địa danh: “Hoả Linh, Kế Hư, Hải Tế, Giả Chân, Vũ Chân, Nhạn Linh". “Hoả Linh" là cầu Hoả Linh, nơi đó rặt là cây phong, trên núi lại toàn đá đỏ, dưới nước mọc đầy rong tía và cỏ chổi màu đỏ, cả vùng thoạt nhìn tựa như mới bị lửa thiêu, nên cây cầu này mới có tên là cầu Hoả Linh. Bên dưới cầu Hoả Linh là sông Kế Hư. Sông này nước chảy quanh năm không cạn, nhưng lại không tìm thấy nguồn nước ở đâu, nên gọi là kế tiếp hư vô, mới thành ra cái tên này.
-“Hải Tế" là tên một giếng nước, ở hạ lưu sông Kế Hư, cách cầu Hoả Linh khoảng mười mấy dặm đường núi, nằm ở lưng chừng vách núi, vốn là một đầm nước tự nhiên. Mặc dù miệng đầm chỉ lớn bằng ang nước, nhưng không ai biết nó sâu bao nhiêu. Người ta đồn rằng nó là một con mắt biển, nối thông với long cung dưới đáy biển sâu, là nơi biển cả hấp thu nước của trời đất mà không bao giờ khô cạn. Giếng này có thể nhìn thấy từ xa, nhưng rất khó lại gần, vì vách núi này nằm ở chính giữa con đường xả lũ từ trên núi xuống, nên phía dưới vách núi bị nước lũ xói mòn sâu hoắm vào trong, nếu muốn trèo lên chắc phải biết cách đu người lơ lửng trên vách đá. Nhưng người trong vùng cho dù có khả năng này cũng chẳng ai dám trèo lên. Truyền thuyết nói rằng nếu bị khí âm hàn trong giếng phun trúng, không sinh bệnh tất cũng gặp vận xui xẻo. Nghe nói còn có người bị hàn khí thổi cho hồn bay phách tán, rơi ngay xuống giếng.
-Hai chữ tiếp theo tôi cảm thấy không đúng. Từ giếng Hải Tế đi về phía đông, qua bốn đỉnh núi sẽ đến rừng Giá Trinh. “Giá Trinh" và “Giả Chân" âm đọc gần giống như nhau. Đó là một khu rừng vô cùng kỳ lạ, chỉ mọc toàn cây nữ trinh, cứ hai cây một mọc sát vào nhau. Truyền thuyết nói rằng muốn biết vợ có lén lút ngoại tình hay không, chỉ cần bảo cô ta khấu đầu trước hai cái cây mọc liền nhau một cái. Nếu hai cái cây tách rời ra, chứng tỏ cô ta không giữ được tiết tháo.
-Từ rừng Giá Trinh đi tiếp, xuôi theo dòng nước trong sơn cốc men theo chân núi đi khoảng hơn hai mươi dặm, rồi vòng vèo qua mấy ngọn núi, sẽ đến một thung lũng tên là Ngộ Chân. Là “Ngộ" chứ không phải “Vũ" như anh viết. Thung lung Ngộ Chân rất lớn, lại sâu hun hút, đường lối bên trong hết sức khó đi, rất nhiều trùng độc thú dữ, vô cùng nguy hiểm. Sở dĩ có cái tên này, ý nói là nếu đi vào đó một chuyến, sẽ ngộ ra được ý nghĩa chân thực của sống chết vui buồn. Mặc dù nơi đó cực kỳ nguy hiểm, song trước đây vẫn có rất nhiều người lui tới, có điều chẳng ai ngộ ra được điều gì cả.
-Hai chữ cuối cùng “Nhạn Linh", tôi vẫn chưa thể khẳng định, chỉ nghe người già nói rằng ở phía tận cùng của thung lũng Ngộ Chân có một đoạn kéo dài rất khó tìm ra. Có người đã vô tình vào được nơi đó, nói rằng bên trong có thác Nhạn Linh. Vì dòng nước đổ xuống bị đá nhọn chặn đường, bắn đi tung toé, bọt nước bay tung đan xéo vào nhau, giống hệt như lông vũ chim nhạn, vô cùng đẹp mắt. Nhưng đây chỉ là lời đồn đại từ mấy đời trước, về sau cũng chẳng có ai chứng thực, không biết là thật hay giả.
Trong khi Chúc Tiết Cao giảng giải, mọi người đều nín thở lắng nghe như nuốt từng lời, không một ai động cựa hay lên tiếng. Lời gã thợ đan vừa dứt, chỉ còn nghe thấy tiếng nước chảy rí rách, gió trúc lao xao.
-Hãy dẫn chúng tôi tới đó! - Lỗ Thịnh Nghĩa phá vỡ sự im lặng bằng một câu chắc nịch.
-Không được! – Gã thợ đan từ chối thẳng thừng.
-Tại sao?
-Sao thế?
-Có chuyện gì?
Mọi người vừa nghe đã mồm năm miệng mười nhao nhao lên hỏi.
Song gã thợ đan vẫn bình thản như không, cứ ngồi ung dung đợi cho những tiếng ồn ào lắng xuống, mới khẽ đằng hắng rồi nói rành rọt:
-Những nơi đó đã không thể đi được nữa. Nếu các vị đến đây sớm hơn khoảng một trăm năm, tôi sẵn sàng đưa các vị đi. Nhưng bắt đầu từ đời ông nội của tôi, không những người trong sơn thôn này, mà tất cả các sơn thôn khác trong vùng núi Thiên Linh đều đã đặt ra quy tắc không ai được phép bén mảng tới đó!
-Đến sớm hơn một trăm năm? Đó là kiếp trước của ta. Những năm tháng đó ta còn bận hưởng phúc trong cung, làm gì có thời gian rảnh để đến xó rừng heo hút này! - Thuỷ Du Bạo thấy gã thợ đan nói năng có vẻ hoang đường, liền tìm lời châm chọc.
-Có ở trong cung thì cái ngữ ông cũng chỉ là thái giám thôi! Đừng lắm điều, im mồm nghe cậu ta nói! – Du Hữu Thích sừng sộ chặn họng Thuỷ Du Bạo.
Gã thợ đan chẳng thèm đếm xỉa tới Thuỷ Du Bạo, thản nhiên nói tiếp:
-Trước đây, cư dân ở nơi này đều sống bằng nghề hái thuốc, bán tre, rất ít người làm nghề đan lát như nhà chúng tôi. Nhưng bắt đầu từ đời ông nội tôi, những người đi rừng hái thuốc thường xuyên mất tích một cách bí hiểm, không rõ sống chết thế nào. Sau đó qua điều tra xem xét, mới phát hiện những người này đều gặp nạn ở những nơi như thung lũng Ngộ Chân, rừng Giá Trinh, giếng Hải Tế. Một người hái thuốc may mắn thoát chết trở về có nói rằng, cây cối đường đi ở những khu vực đó đều hoàn toàn thay đổi, lạc vào trong không nhìn thấy ánh mặt trời, không thể xác định phương hướng. Từ đó về sau, cư dân ở đây không dám đi hái thuốc nữa, chỉ bán tre trúc, bắt đầu học cách đan đồ tre trúc mang bán như nhà chúng tôi.
Nhưng Chúc Tiết Cao thật không ngờ, nghe xong những câu chuyện rùng rợn mà gã vừa kể, đám người trước mặt lại không giấu được niềm hưng phấn.
-Đường đến đó có xa không? Hay là anh vẽ giúp chúng tôi một sơ đồ đường đi, chúng tôi sẽ tự tìm tới đó. – Chu thiên sư đề nghị.
-Nói thế nào nhỉ. Nếu tính theo đường chim bay, kể cũng không xa lắm. Nhưng đường đi đến đó ngoắt ngoéo quanh co, lên dốc xuống đèo, tính ra cũng không gần đâu.
-Vậy đường có dễ đi không? Mất khoảng bao lâu mới tới nơi? Chúng ta phải mang cho đủ lương thực đấy, nếu đói thì biết làm thế nào! - Thuỷ Du Bạo hỏi câu này, hẳn là muốn tính toán xem phải mang theo bao nhiêu rượu.
-Mặc dù đoạn đường từ cầu Hoả Linh đến giếng Hải Tế chưa từng xảy ra tai nạn, vẫn là con đường cũ, song nhiều năm nay không có ai đặt chân tới, chắc rằng đường đã không còn, hẳn không dễ đi đâu. Từ giếng Hải Tế đi đến điểm tiếp theo, nghe nói chí ít cũng mất khoảng sáu ngày. Tiếp nữa thì tôi không biết!
Lỗ Thiên Liễu từ đầu chí cuối chỉ đứng bên cạnh chăm chú lắng nghe. Nhưng không biết tại sao, cô luôn cảm thấy gã thợ đan trông bề ngoài có vẻ chất phác thật thà kia vẫn còn giấu giếm điều gì không chịu nói.
-Còn lối đi nào khác hay không? - Lỗ Thiên Liễu hỏi bằng tiếng Quan Thoại, cô sợ gã thợ đan nghe không hiểu tiếng Ngô.
-Không! - Mặc dù gã khẳng định dứt khoát, song Lỗ Thiên Liễu vẫn phát giác có một tia bất định xẹt ngang qua ánh mắt của gã.
-Được! Chúng tôi cần chuẩn bị chút đồ đạc, ăn cơm xong sẽ lập tức lên đường! - Lỗ Thịnh Nghĩa nói với Chúc Tiết Cao.
Gã thợ đan quay đầu gọi một đứa trẻ ở phía xa lại, bảo nó vào trong thôn nhắn người nhà chuẩn bị cơm nước, rồi nói với Lỗ Thịnh Nghĩa:
-Các vị phải chuẩn bị chút lương khô chống đói, như măng khô, bánh ngô đậu xanh... Nước uống thì không cần, suốt dọc đường đều có suối chảy. Cần có thêm cây gậy cật tre để mở đường, dùng nó để chặt cành phạt lá còn tốt hơn cả đao. Mang thêm ít dép trúc bọc chân, khi đi ven sông Kế Hư lồng nó ra ngoài giày sẽ không bị trơn trượt, lại tránh được đá dăm găm vào chân. Những thứ này nhà tôi đều có sẵn, các vị cứ lấy mà dùng, nếu thiếu tôi sẽ làm thêm.
Nói xong, gã không ngó ngàng gì tới đám Lỗ Thịnh Nghĩa nữa, quay trở lại chỗ ngồi gọi lũ trẻ đến dạy đan.
Một loáng sau, đồ ăn đã được dọn lên, đều là những thức dân dã chốn núi rừng, như măng khô, nấm tươi, củ mài, thức ăn chính là cơm độn ngô nấu ống tre. Chúc Tiết Cao không cho đám Lỗ Thịnh Nghĩa vào trong thôn, cơm nước do một đám trai gái choai choai bưng ra tận bãi trống đầu thôn.
Mọi người không ai khách sáo, lập tức ngồi xuống ăn uống ngon lành. Vốn dĩ toàn là những người không câu nệ, suốt dọc đường đi đã phát ngán vị lương khô, nên bữa cơm bình dị hôm nay khiến họ cảm thấy ngon miệng lạ thường.
Lỗ Thiên Liễu cầm theo một ống cơm tre đến ngồi bên cạnh gã thợ đan. Gã thợ đan không hề ngẩng lên, chỉ cắm đầu mải miết đan sọt. Lỗ Thiên liễu đã được nghe kể về tay nghề thần kỳ của gã, nhưng giờ đây, chỉ là một chiếc sọt bình thường mà gã đan mãi không xong. Rõ ràng gã đang muốn dùng sự bận rộn của đôi tay để che giấu điều gì đó.
-Bọn trẻ thật ngoan ngoãn chăm chỉ, bé gái thì xinh đẹp lanh lợi, bé trai thì khoẻ mạnh hoạt bát. Nơi đây quả thực tuyệt vời, khác nào chốn thần tiên. Nếu có thể sống mãi những ngày tháng thế này thì tốt quá! Chú Chúc ơi, đúng là chú không muốn biết chúng tôi tìm tới nơi đó với mục đích gì ư?
Gã thợ đan vẫn cúi gằm, chỉ lặng lẽ lắc lắc đầu.
-Có rất nhiều việc tổ tiên không cho phép làm, là vì không muốn đời sau phải chịu khổ gặp hoạ, cũng giống như quy tắc không được tới thung lũng Ngộ Chân của tổ tiên nhà chú. Thế nhưng có những việc nếu tổ tiên không làm, con cháu đời sau sẽ phải chịu khổ nhiều hơn. Nếu như nơi đây núi không còn xanh nữa, nước không còn trong nữa, những đứa trẻ đáng yêu kia không còn thức ăn nước uống, liệu chú có xông vào thung lũng Ngộ Chân để tìm cho chúng một nơi ở mới hay không?
Gã thợ đan không lên tiếng, cũng không lắc đầu.
-Có rất nhiều chuyện có lẽ chú hiểu rõ hơn chúng cháu, nên cháu cũng không muốn rườm lời. Cháu chỉ muốn chú biết rằng, việc làm lần này của mọi người, mục đích cũng tương tự như vậy...
Không đợi Lỗ Thiên Liễu nói dứt câu, gã thợ đan đã đứng phắt dậy lầm lì bước đi, vụt một cái đã mất dạng sau rừng tre hun hút.
Đến tận khi đám Lỗ Thịnh Nghĩa lên đường, gã thợ đan cũng không ló mặt ra, chỉ cho người mang đến các món vật dụng cần thiết và một sơ đồ đường đi nguệch ngoạc.
Nhìn vào tấm sơ đồ, có thể thấy rằng, sau khi ra khỏi khe núi, cần men theo con đường mòn dưới chân núi đi về phía nam, sau đó vòng qua một ngọn núi ở bên trái rồi quay đầu đi về phía đông bắc, băng qua một ngã rẽ kẹp giữa hai ngọn núi rồi rẽ phải đi thêm một đoạn, sẽ đến được cầu Hoả Linh.
Vừa ra khỏi khe núi, Lỗ Thiên Liễu bèn dừng bước:
-Đợi chút đã, còn có người đang đến!
Mọi người đều ngơ ngác, chỉ có Chu thiên sư hơi lộ nét cười tỏ vẻ đồng ý.
Chờ đợi đã một hồi lâu, đám Du Hữu Thích bắt đầu sốt ruột, nhưng Lỗ Thiên Liễu vẫn khăng khăng:
-Chắc chắn sẽ có người đến! Đừng vội, sẽ không lãng phí thời gian của chúng ta đâu!
Sau vài câu trò chuyện với gã thợ đan, Lỗ Thiên liễu dám khẳng định rằng gã sẽ đến, vì cô đã nhìn thấu thần thái và hành vi của gã. Có lẽ đó chính là thứ tiềm năng mà cuốn “Huyền giác" đã thức dậy trong cô.
Lỗ Thiên Liễu vừa dứt lời, một cái bóng lêu nghêu thình lình xuất hiện ngay trước lối ra vào khe núi. Chính là gã thợ đan Chúc Tiết Cao.
Trang phục của Chúc Tiết Cao rất đặc biệt, ngang lưng quấn một bó nan tre, cổ tay, bắp chân đều mang một vòng mảnh tre bảo hộ, đầu đội một chiếc nón không bện mép, quanh vành nón một vòng nan tre chĩa ra tua tủa. Sau lưng gã giắt một thanh khảm đao bằng thép đen chuôi gỗ tần bì, đây là thanh đao chuyên dùng để chặt tre chẻ nan. Trước ngực áo có hai chiếc túi vải đặt ngang, bên trong giắt một con dao dài nhỏ và một lưỡi dao hình vuông, vốn là dụng cụ để pha nan và chuốt nan. Làm đồ tre thường phải ngồi, nên dụng cụ đặt ở trước ngực là thuận tay nhất.
-Đợi tôi à? – Gã thợ đan hỏi.
-Đợi chú đấy! - Lỗ Thiên Liễu đáp.
-Biết tôi sẽ đến?
-Có lẽ! Nhưng không biết tại sao chú lại đến.
-Vì các người không phải là kẻ xấu!
-Sao chú biết chúng tôi không phải là kẻ xấu? - Lỗ Thiên Liễu cười hỏi.
-Vì kẻ xấu đã tới từ lâu rồi! – Gã thợ đan cũng cười.
Lời vừa nói ra, một số người lập tức mặt mũi tối sầm, tim đập như trống...
Con sáo đã kéo theo cả lũ trẻ con rồng rắn chạy đi sạch, và như vậy, gã thợ đan có thể rảnh rỗi trò chuyện dăm câu ba điều với Lỗ Thịnh Nghĩa.
-Ồ! Đông người thế! Đến tận nơi thâm sơn cùng cốc này, thật vất vả cho các vị quá! – Âm sắc địa phương trong lời nói của gã rất nặng, nhưng ngữ điệu có phần nhạt nhẽo.
-Quả thực có chuyện cấp thiết, mới phải dẫn cả bọn đến làm phiền anh! - Lỗ Thịnh Nghĩa đã quen với thái độ lạnh nhạt của gã.
-Thế à! Muốn tôi giúp chuyện gì? - Lời nói thẳng tuột của gã đã khiến cho một vài người phải lập tức nhìn hắn với ánh mắt khác. Mới qua lại có một câu mà đã biết bọn họ tìm đến để nhờ vả, người này hẳn không phải ngây ngô.
-Chuyện là thế này, chúng tôi... - Lỗ Thịnh Nghĩa chưa nói hết câu, gã thợ đan đã ngắt lời:
-Không cần phải nói rõ mục đích! Tôi giúp anh không mong cầu điều gì, chỉ vì anh coi tôi là bạn, mà anh cũng không phải người xấu! - Ngữ điệu tuy lạnh nhạt, song lại khiến Lỗ Thịnh Nghĩa vô cùng cảm động – Nhưng mọi người làm gì mà lại kéo đến tận đây? Ở đây chẳng có thứ gì đáng giá! - Những người đang mải tấm tắc trước cảnh sắc xung quanh đều cảm thấy lời của gã thợ đan có vẻ không thành thực.
Để chứng minh cho sự tín nhiệm của mình, Lỗ Thịnh Nghĩa quyết định nói ra những mật ngôn trên tấm lục vàng cho gã thợ đan biết. Ông kéo gã sang một bên, xoay lưng về phía những người còn lại, rồi chấm ngón tay vào máng dẫn nước, viết lên mặt đá hàng chữ “Hoả linh kế, hư hải tế, giả Chân Vũ, chân nhạn linh", sau đó hạ giọng giải thích cho gã thợ đan.
Gã thợ đan tỏ ra rất lơ đãng với những lời giải thích của Lỗ Thịnh Nghĩa, chỉ chăm chú nhìn những con chữ, ra chiều ngẫm nghĩ, miệng lẩm bà lẩm bẩm.
Nhìn thấy phản ứng của gã thợ đan, giọng Lỗ Thịnh Nghĩa rời rạc dần rồi dừng hẳn.
Đợi đến khi Lỗ Thịnh Nghĩa không nói gì nữa, gã thợ đan mới cao giọng nói lớn:
-Viết sai mấy chữ phải không? Hay là người viết nghe nhầm? Hơi khác so với tên gọi một chút!
Lời vừa nói ra, tất cả những người biết về mười hai chữ này thảy đều trợn tròn con mắt. Chẳng lẽ trong đó còn có hàm ý gì khác?
-Các anh em! Đến chỗ mấy cô em vừa nãy xin ít nước về uống nhé!
-Tìm xem xung quanh có cây quả gì không, hái một ít về đây. Nhớ đào thêm ít măng tối về xào món đưa cơm!
-...
Chu thiên sư, Du Hữu Thích tìm cách đuổi hết những người không biết nội tình đi, sau đó xúm cả lại quanh gã thợ đan.
-Anh Lỗ, anh giải thích như vậy là không đúng! Những chữ này đúng ra phải là hai chữ một địa danh: “Hoả Linh, Kế Hư, Hải Tế, Giả Chân, Vũ Chân, Nhạn Linh". “Hoả Linh" là cầu Hoả Linh, nơi đó rặt là cây phong, trên núi lại toàn đá đỏ, dưới nước mọc đầy rong tía và cỏ chổi màu đỏ, cả vùng thoạt nhìn tựa như mới bị lửa thiêu, nên cây cầu này mới có tên là cầu Hoả Linh. Bên dưới cầu Hoả Linh là sông Kế Hư. Sông này nước chảy quanh năm không cạn, nhưng lại không tìm thấy nguồn nước ở đâu, nên gọi là kế tiếp hư vô, mới thành ra cái tên này.
-“Hải Tế" là tên một giếng nước, ở hạ lưu sông Kế Hư, cách cầu Hoả Linh khoảng mười mấy dặm đường núi, nằm ở lưng chừng vách núi, vốn là một đầm nước tự nhiên. Mặc dù miệng đầm chỉ lớn bằng ang nước, nhưng không ai biết nó sâu bao nhiêu. Người ta đồn rằng nó là một con mắt biển, nối thông với long cung dưới đáy biển sâu, là nơi biển cả hấp thu nước của trời đất mà không bao giờ khô cạn. Giếng này có thể nhìn thấy từ xa, nhưng rất khó lại gần, vì vách núi này nằm ở chính giữa con đường xả lũ từ trên núi xuống, nên phía dưới vách núi bị nước lũ xói mòn sâu hoắm vào trong, nếu muốn trèo lên chắc phải biết cách đu người lơ lửng trên vách đá. Nhưng người trong vùng cho dù có khả năng này cũng chẳng ai dám trèo lên. Truyền thuyết nói rằng nếu bị khí âm hàn trong giếng phun trúng, không sinh bệnh tất cũng gặp vận xui xẻo. Nghe nói còn có người bị hàn khí thổi cho hồn bay phách tán, rơi ngay xuống giếng.
-Hai chữ tiếp theo tôi cảm thấy không đúng. Từ giếng Hải Tế đi về phía đông, qua bốn đỉnh núi sẽ đến rừng Giá Trinh. “Giá Trinh" và “Giả Chân" âm đọc gần giống như nhau. Đó là một khu rừng vô cùng kỳ lạ, chỉ mọc toàn cây nữ trinh, cứ hai cây một mọc sát vào nhau. Truyền thuyết nói rằng muốn biết vợ có lén lút ngoại tình hay không, chỉ cần bảo cô ta khấu đầu trước hai cái cây mọc liền nhau một cái. Nếu hai cái cây tách rời ra, chứng tỏ cô ta không giữ được tiết tháo.
-Từ rừng Giá Trinh đi tiếp, xuôi theo dòng nước trong sơn cốc men theo chân núi đi khoảng hơn hai mươi dặm, rồi vòng vèo qua mấy ngọn núi, sẽ đến một thung lũng tên là Ngộ Chân. Là “Ngộ" chứ không phải “Vũ" như anh viết. Thung lung Ngộ Chân rất lớn, lại sâu hun hút, đường lối bên trong hết sức khó đi, rất nhiều trùng độc thú dữ, vô cùng nguy hiểm. Sở dĩ có cái tên này, ý nói là nếu đi vào đó một chuyến, sẽ ngộ ra được ý nghĩa chân thực của sống chết vui buồn. Mặc dù nơi đó cực kỳ nguy hiểm, song trước đây vẫn có rất nhiều người lui tới, có điều chẳng ai ngộ ra được điều gì cả.
-Hai chữ cuối cùng “Nhạn Linh", tôi vẫn chưa thể khẳng định, chỉ nghe người già nói rằng ở phía tận cùng của thung lũng Ngộ Chân có một đoạn kéo dài rất khó tìm ra. Có người đã vô tình vào được nơi đó, nói rằng bên trong có thác Nhạn Linh. Vì dòng nước đổ xuống bị đá nhọn chặn đường, bắn đi tung toé, bọt nước bay tung đan xéo vào nhau, giống hệt như lông vũ chim nhạn, vô cùng đẹp mắt. Nhưng đây chỉ là lời đồn đại từ mấy đời trước, về sau cũng chẳng có ai chứng thực, không biết là thật hay giả.
Trong khi Chúc Tiết Cao giảng giải, mọi người đều nín thở lắng nghe như nuốt từng lời, không một ai động cựa hay lên tiếng. Lời gã thợ đan vừa dứt, chỉ còn nghe thấy tiếng nước chảy rí rách, gió trúc lao xao.
-Hãy dẫn chúng tôi tới đó! - Lỗ Thịnh Nghĩa phá vỡ sự im lặng bằng một câu chắc nịch.
-Không được! – Gã thợ đan từ chối thẳng thừng.
-Tại sao?
-Sao thế?
-Có chuyện gì?
Mọi người vừa nghe đã mồm năm miệng mười nhao nhao lên hỏi.
Song gã thợ đan vẫn bình thản như không, cứ ngồi ung dung đợi cho những tiếng ồn ào lắng xuống, mới khẽ đằng hắng rồi nói rành rọt:
-Những nơi đó đã không thể đi được nữa. Nếu các vị đến đây sớm hơn khoảng một trăm năm, tôi sẵn sàng đưa các vị đi. Nhưng bắt đầu từ đời ông nội của tôi, không những người trong sơn thôn này, mà tất cả các sơn thôn khác trong vùng núi Thiên Linh đều đã đặt ra quy tắc không ai được phép bén mảng tới đó!
-Đến sớm hơn một trăm năm? Đó là kiếp trước của ta. Những năm tháng đó ta còn bận hưởng phúc trong cung, làm gì có thời gian rảnh để đến xó rừng heo hút này! - Thuỷ Du Bạo thấy gã thợ đan nói năng có vẻ hoang đường, liền tìm lời châm chọc.
-Có ở trong cung thì cái ngữ ông cũng chỉ là thái giám thôi! Đừng lắm điều, im mồm nghe cậu ta nói! – Du Hữu Thích sừng sộ chặn họng Thuỷ Du Bạo.
Gã thợ đan chẳng thèm đếm xỉa tới Thuỷ Du Bạo, thản nhiên nói tiếp:
-Trước đây, cư dân ở nơi này đều sống bằng nghề hái thuốc, bán tre, rất ít người làm nghề đan lát như nhà chúng tôi. Nhưng bắt đầu từ đời ông nội tôi, những người đi rừng hái thuốc thường xuyên mất tích một cách bí hiểm, không rõ sống chết thế nào. Sau đó qua điều tra xem xét, mới phát hiện những người này đều gặp nạn ở những nơi như thung lũng Ngộ Chân, rừng Giá Trinh, giếng Hải Tế. Một người hái thuốc may mắn thoát chết trở về có nói rằng, cây cối đường đi ở những khu vực đó đều hoàn toàn thay đổi, lạc vào trong không nhìn thấy ánh mặt trời, không thể xác định phương hướng. Từ đó về sau, cư dân ở đây không dám đi hái thuốc nữa, chỉ bán tre trúc, bắt đầu học cách đan đồ tre trúc mang bán như nhà chúng tôi.
Nhưng Chúc Tiết Cao thật không ngờ, nghe xong những câu chuyện rùng rợn mà gã vừa kể, đám người trước mặt lại không giấu được niềm hưng phấn.
-Đường đến đó có xa không? Hay là anh vẽ giúp chúng tôi một sơ đồ đường đi, chúng tôi sẽ tự tìm tới đó. – Chu thiên sư đề nghị.
-Nói thế nào nhỉ. Nếu tính theo đường chim bay, kể cũng không xa lắm. Nhưng đường đi đến đó ngoắt ngoéo quanh co, lên dốc xuống đèo, tính ra cũng không gần đâu.
-Vậy đường có dễ đi không? Mất khoảng bao lâu mới tới nơi? Chúng ta phải mang cho đủ lương thực đấy, nếu đói thì biết làm thế nào! - Thuỷ Du Bạo hỏi câu này, hẳn là muốn tính toán xem phải mang theo bao nhiêu rượu.
-Mặc dù đoạn đường từ cầu Hoả Linh đến giếng Hải Tế chưa từng xảy ra tai nạn, vẫn là con đường cũ, song nhiều năm nay không có ai đặt chân tới, chắc rằng đường đã không còn, hẳn không dễ đi đâu. Từ giếng Hải Tế đi đến điểm tiếp theo, nghe nói chí ít cũng mất khoảng sáu ngày. Tiếp nữa thì tôi không biết!
Lỗ Thiên Liễu từ đầu chí cuối chỉ đứng bên cạnh chăm chú lắng nghe. Nhưng không biết tại sao, cô luôn cảm thấy gã thợ đan trông bề ngoài có vẻ chất phác thật thà kia vẫn còn giấu giếm điều gì không chịu nói.
-Còn lối đi nào khác hay không? - Lỗ Thiên Liễu hỏi bằng tiếng Quan Thoại, cô sợ gã thợ đan nghe không hiểu tiếng Ngô.
-Không! - Mặc dù gã khẳng định dứt khoát, song Lỗ Thiên Liễu vẫn phát giác có một tia bất định xẹt ngang qua ánh mắt của gã.
-Được! Chúng tôi cần chuẩn bị chút đồ đạc, ăn cơm xong sẽ lập tức lên đường! - Lỗ Thịnh Nghĩa nói với Chúc Tiết Cao.
Gã thợ đan quay đầu gọi một đứa trẻ ở phía xa lại, bảo nó vào trong thôn nhắn người nhà chuẩn bị cơm nước, rồi nói với Lỗ Thịnh Nghĩa:
-Các vị phải chuẩn bị chút lương khô chống đói, như măng khô, bánh ngô đậu xanh... Nước uống thì không cần, suốt dọc đường đều có suối chảy. Cần có thêm cây gậy cật tre để mở đường, dùng nó để chặt cành phạt lá còn tốt hơn cả đao. Mang thêm ít dép trúc bọc chân, khi đi ven sông Kế Hư lồng nó ra ngoài giày sẽ không bị trơn trượt, lại tránh được đá dăm găm vào chân. Những thứ này nhà tôi đều có sẵn, các vị cứ lấy mà dùng, nếu thiếu tôi sẽ làm thêm.
Nói xong, gã không ngó ngàng gì tới đám Lỗ Thịnh Nghĩa nữa, quay trở lại chỗ ngồi gọi lũ trẻ đến dạy đan.
Một loáng sau, đồ ăn đã được dọn lên, đều là những thức dân dã chốn núi rừng, như măng khô, nấm tươi, củ mài, thức ăn chính là cơm độn ngô nấu ống tre. Chúc Tiết Cao không cho đám Lỗ Thịnh Nghĩa vào trong thôn, cơm nước do một đám trai gái choai choai bưng ra tận bãi trống đầu thôn.
Mọi người không ai khách sáo, lập tức ngồi xuống ăn uống ngon lành. Vốn dĩ toàn là những người không câu nệ, suốt dọc đường đi đã phát ngán vị lương khô, nên bữa cơm bình dị hôm nay khiến họ cảm thấy ngon miệng lạ thường.
Lỗ Thiên Liễu cầm theo một ống cơm tre đến ngồi bên cạnh gã thợ đan. Gã thợ đan không hề ngẩng lên, chỉ cắm đầu mải miết đan sọt. Lỗ Thiên liễu đã được nghe kể về tay nghề thần kỳ của gã, nhưng giờ đây, chỉ là một chiếc sọt bình thường mà gã đan mãi không xong. Rõ ràng gã đang muốn dùng sự bận rộn của đôi tay để che giấu điều gì đó.
-Bọn trẻ thật ngoan ngoãn chăm chỉ, bé gái thì xinh đẹp lanh lợi, bé trai thì khoẻ mạnh hoạt bát. Nơi đây quả thực tuyệt vời, khác nào chốn thần tiên. Nếu có thể sống mãi những ngày tháng thế này thì tốt quá! Chú Chúc ơi, đúng là chú không muốn biết chúng tôi tìm tới nơi đó với mục đích gì ư?
Gã thợ đan vẫn cúi gằm, chỉ lặng lẽ lắc lắc đầu.
-Có rất nhiều việc tổ tiên không cho phép làm, là vì không muốn đời sau phải chịu khổ gặp hoạ, cũng giống như quy tắc không được tới thung lũng Ngộ Chân của tổ tiên nhà chú. Thế nhưng có những việc nếu tổ tiên không làm, con cháu đời sau sẽ phải chịu khổ nhiều hơn. Nếu như nơi đây núi không còn xanh nữa, nước không còn trong nữa, những đứa trẻ đáng yêu kia không còn thức ăn nước uống, liệu chú có xông vào thung lũng Ngộ Chân để tìm cho chúng một nơi ở mới hay không?
Gã thợ đan không lên tiếng, cũng không lắc đầu.
-Có rất nhiều chuyện có lẽ chú hiểu rõ hơn chúng cháu, nên cháu cũng không muốn rườm lời. Cháu chỉ muốn chú biết rằng, việc làm lần này của mọi người, mục đích cũng tương tự như vậy...
Không đợi Lỗ Thiên Liễu nói dứt câu, gã thợ đan đã đứng phắt dậy lầm lì bước đi, vụt một cái đã mất dạng sau rừng tre hun hút.
Đến tận khi đám Lỗ Thịnh Nghĩa lên đường, gã thợ đan cũng không ló mặt ra, chỉ cho người mang đến các món vật dụng cần thiết và một sơ đồ đường đi nguệch ngoạc.
Nhìn vào tấm sơ đồ, có thể thấy rằng, sau khi ra khỏi khe núi, cần men theo con đường mòn dưới chân núi đi về phía nam, sau đó vòng qua một ngọn núi ở bên trái rồi quay đầu đi về phía đông bắc, băng qua một ngã rẽ kẹp giữa hai ngọn núi rồi rẽ phải đi thêm một đoạn, sẽ đến được cầu Hoả Linh.
Vừa ra khỏi khe núi, Lỗ Thiên Liễu bèn dừng bước:
-Đợi chút đã, còn có người đang đến!
Mọi người đều ngơ ngác, chỉ có Chu thiên sư hơi lộ nét cười tỏ vẻ đồng ý.
Chờ đợi đã một hồi lâu, đám Du Hữu Thích bắt đầu sốt ruột, nhưng Lỗ Thiên Liễu vẫn khăng khăng:
-Chắc chắn sẽ có người đến! Đừng vội, sẽ không lãng phí thời gian của chúng ta đâu!
Sau vài câu trò chuyện với gã thợ đan, Lỗ Thiên liễu dám khẳng định rằng gã sẽ đến, vì cô đã nhìn thấu thần thái và hành vi của gã. Có lẽ đó chính là thứ tiềm năng mà cuốn “Huyền giác" đã thức dậy trong cô.
Lỗ Thiên Liễu vừa dứt lời, một cái bóng lêu nghêu thình lình xuất hiện ngay trước lối ra vào khe núi. Chính là gã thợ đan Chúc Tiết Cao.
Trang phục của Chúc Tiết Cao rất đặc biệt, ngang lưng quấn một bó nan tre, cổ tay, bắp chân đều mang một vòng mảnh tre bảo hộ, đầu đội một chiếc nón không bện mép, quanh vành nón một vòng nan tre chĩa ra tua tủa. Sau lưng gã giắt một thanh khảm đao bằng thép đen chuôi gỗ tần bì, đây là thanh đao chuyên dùng để chặt tre chẻ nan. Trước ngực áo có hai chiếc túi vải đặt ngang, bên trong giắt một con dao dài nhỏ và một lưỡi dao hình vuông, vốn là dụng cụ để pha nan và chuốt nan. Làm đồ tre thường phải ngồi, nên dụng cụ đặt ở trước ngực là thuận tay nhất.
-Đợi tôi à? – Gã thợ đan hỏi.
-Đợi chú đấy! - Lỗ Thiên Liễu đáp.
-Biết tôi sẽ đến?
-Có lẽ! Nhưng không biết tại sao chú lại đến.
-Vì các người không phải là kẻ xấu!
-Sao chú biết chúng tôi không phải là kẻ xấu? - Lỗ Thiên Liễu cười hỏi.
-Vì kẻ xấu đã tới từ lâu rồi! – Gã thợ đan cũng cười.
Lời vừa nói ra, một số người lập tức mặt mũi tối sầm, tim đập như trống...
Tác giả :
Viên Thái Cực