Linh Phi Kinh
Quyển 1 - Chương 2: Tử Cấm Thâm Thâm
Ánh đèn thấp thoáng xa dần, chẳng mấy chốc đã chìm khuất vào màn đêm tăm tối. Hồi lâu sau, phía lùm cây ven đường bỗng nhiên lạo xạo chuyển động, Nhạc Chi Dương thò đầu ra, ánh mắt lấp lánh phát sáng. Vừa rồi, gã thấy Trương Thiên Ý trò chuyện cùng người kia, biết thế nào lời nói láo của mình cũng bị lộ tẩy, nhất thời luống cuống bèn nhảy tạm vào một bụi rậm gần đó. Quá trình Trương Thiên Ý giết người vứt xác, gã đã chứng kiến toàn bộ, trong nhất thời hoảng sợ đến đơ cả mình mẩy, chẳng dám động đậy chi cả. Lúc này được tự do, gã cũng không cả gan nấn ná lại đây lâu, chỉ cầu cho Trương Thiên Ý đi càng xa càng tốt, sau đó co giò bỏ chạy.
Phía trước, hành lang ngoằn ngoèo uốn lượn, lối rẽ nhiều vô kể, chốc chốc lại có cành hoa bụi cỏ rậm rạp chắn lối, chốc chốc lại bị tường cao vách đứng sừng sững chèn hai bên. Chẳng rõ đã chạy trốn được bao xa, Nhạc Chi Dương mỏi nhừ cả hai chân, tim phổi như muốn nổ tung, đành phải ngừng lại gập người thở hào hển. Thở một lúc, gã ngoảnh đầu quan sát xung quanh, này đây mái nhà trùng trùng, hành lang dài lượt thượt, trông sắc đêm mịt mùng vô tận chẳng biết mình đã lạc thân đến nơi nào.
Nhạc Chi Dương cảm thấy ngả lòng, chán nản ngồi phịch xuống mặt đất. Gã đã bị lạc trong cung, chỉ đành đợi đến khi trời sáng mới có thể tính tiếp.
Một đêm này đã chịu đủ mọi kinh hoàng, giờ phút này thoát khỏi hiểm cảnh, cơn mệt mỏi bỗng đâu ập đến như thủy triều. Đang lúc mơ màng thiếp đi, gã chợt nghe xa xa vẳng đến một khúc đàn, khúc đàn ấy là bài "Ô Dạ Đề", người khảy đàn tay nghề tuyệt diệu, thế gian hiếm thấy. Cổ cầm mà người ấy sử dụng có âm sắc trong trẻo, êm ả như ngọc, mượt mà như suối, lúc thì như rừng vọng thông reo, khi lại như thung sâu vẳng tiếng, thoắt trầm thoắt bổng, không hề lẫn chút tạp âm.
Nhạc Chi Dương vốn đam mê âm nhạc bèn lắng nghe say sưa, cơn buồn ngủ cũng vô tình tan biến mất. Nghe đến đoạn tinh tế, gã không kềm được hạ sáo xuống, nương theo nhịp đàn mà gõ nhè nhẹ lên mặt đất. "Ô Dạ Đề" được vị nhạc sư lừng lẫy của Nam triều là Vương Nghĩa Khánh biên soạn, trong tiếng đàn trong vắt lại thấp thoáng nỗi niềm ai oán. Đoạn vút cao tựa tiếng chim kêu thê thiết trên bầu trời đêm ở núi hoang, đoạn quyến luyến như thể rủ rỉ chuyện trò qua lớp rèm châu mỏng mảnh, kỹ năng của người khảy đàn ảo diệu càng làm cho mối sầu thương ly biệt thêm ray rứt tâm can.
Nhạc Chi Dương tính khí trẻ con, nghe một lúc chỉ cảm thấy xốn xang trong lòng, quên mất bản thân đang gặp nguy hiểm. Tiếng đàn vừa vơi đi, gã không nhịn được bèn nâng sáo lên thổi ngay bài "Hải Thanh Nã Nga"(*), khúc nhạc này xuất xứ từ phương Bắc, nói về các loại thú vui như rong ngựa trên sa mạc, giương cung dài bắn chim lớn, thả thần ưng bắt ngỗng trời... Khúc nhạc này mạnh mẽ hào hùng, khai thoáng tâm hồn. Nhạc Chi Dương hào hứng thổi, thanh sáo như chia làm hai giai điệu, một như chim ưng bay vút lên trời xanh, một như thiên nga hòa vào làn mây trắng; một điệu sắc sảo sôi nổi, một điệu phẫn uất ngút trời, hai giai điệu khi cao khi thấp, đuổi bắt luân phiên.
(ND chú: Hải Thanh còn gọi là Hải Đồ Thanh, một giống chim dữ được tộc Nữ Chân suy tôn là Vạn Ưng chi Vương, về sau giống chim này sẽ xuất hiện trong quyển 3)
Tiếng sáo vừa trỗi lên, tiếng đàn bỗng nhiên lặng phắt, Nhạc Chi Dương thổi đến đoạn tuyệt diệu, hai giai điệu như hòa lẫn làm một, âm sắc dập dồn, tiếng sáo reo rắt mênh mang, vút thẳng lên tầng không, lãng đãng mấy vòng trên bầu trời đêm mới kết thúc.
Tiếng sáo vừa vơi đi, tiếng đàn lại cất lên, tấu một khúc "Bình Sa Lạc Nhạn", giai điệu nhẹ nhàng thanh thoát, ý tứ phóng khoáng bất cần, giống như chim nhạn mùa thu chao lượn trên sông, sóng gợn nhấp nhánh, ven sông cát trải dài như lụa, nhạn bay lúc cao lúc thấp, lên xuống hòa ca, đàn đến đoạn tài tình nghe hệt như mấy chục con nhạn lớn đồng thanh hợp xướng.
Nhạc Chi Dương nghe thấy khoan khoái, hồn như đắm chìm vào trong khúc nhạc, hoàn toàn quên khuấy đi bản thân, mãi đến khi bầy nhạn bay mất, nhạn lẻ nỉ non, khúc "Bình Sa Lạc Nhạn" rơi vào lặng im, lúc này gã mới đưa sáo lên miệng thổi bài "Hạc Minh Cửu Cao", tiếng sáo tựa thể một cánh hạc côi cút giữa bầu trời thăm thẵm đang cất tiếng kêu lảnh lót vọng khắp không trung.
Lúc sáo nổi thì tiếng đàn ngưng lại, Nhạc Chi Dương vừa thổi xong, tiếng đàn lại cất lên nối tiếp, đàn vang một khúc "Long Tường Thao" hệt như một chú rồng đang bay cao, bồng bềnh biến ảo, vô cùng sặc sỡ.
Nhạc Chi Dương lặng im nghe xong, thổi đáp lại bài "Thu Hồng", điệu nhạc tự nhiên phóng khoáng, hệt như một cánh chim Hồng thỏa sức giang cánh bay đến muôn nẻo. Nhưng gã thổi còn chưa xong, tiếng đàn bỗng dạt dào mênh mang trỗi dậy một khúc "Ngư Ca", như có một chiếc thuyền lá dạo chơi khắp giang hồ, rong ruổi đến những nơi chốn xa xăm, thậm chí còn vượt cả "Thu Hồng" khi nãy.
Nhạc Chi Dương vốn là tên ngốc, nghe ra đối phương có ý so tài với mình, gã tuổi trẻ hiếu thắng, khi tiếng đàn vừa ngưng liền tức tốc thổi lên khúc "Tiều Ca", âm thanh dạt dào trong trẻo, thêm vào ý tứ mặc kệ sự đời, tâm hồn chỉ vui thú với trời trăng mây gió. Không đợi "Tiều Ca" kịp tấu xong, tiếng đàn lại tình tang cất lên mang theo âm điệu xa xưa, Nhạc Chi Dương thoáng lặng người, nghe ra đây chính là khúc "Cao Sơn" do cầm thánh thời thượng cổ là Bá Nha soạn tấu. So với đời sau, khúc nhạc này có phần đơn giản, thế nhưng phàm những điều lớn lao thường giản dị, khúc nhạc này càng đơn giản thì càng không dễ trình tấu, vậy mà vào tay người khảy đàn này rồi, một loại khí chất ung dung cứ tự nhiên bộc lộ, uy nghi như núi cao thành lớn, cuồn cuộn như gió mạnh lùa rừng cây, cứ khinh trời ngạo trăng như thế, mà lại vô cùng thuần khiết. Nhạc Chi Dương không chịu yếu thế, khúc đàn vừa khảy xong, lập tức nâng sáo thổi lên bài "Lưu Thủy". Cao sơn-lưu thủy, từ xưa đã gắn liền cùng nhau, "Thượng thiện nhược thủy"(*), không gì có thể ràng buột, rất hợp với tính tình Nhạc Chi Dương, vì trùng tâm hợp ý nên thổi đến hứng khởi tuôn trào, dạt dào tựa thác đổ suối tuôn, lại như nước luồn khe nhỏ, khởi - thừa - chuyển - hợp(**) liên miên không dứt, khiến người ta phải suy nghĩ hồi tưởng, nghe mà quên cả mỏi mệt.
(ND chú:
-(*)Câu trích từ "đạo đức kinh" của lão tử, ý chỉ việc hành thiện cũng như tính chất dòng nước chảy: tĩnh tại, không tranh cầu, không bị ràng buột bởi bất cứ thứ gì...
- (**)Thứ tự cách viết văn thời xưa: khởi là bắt đầu, thừa là tiếp đoạn trên, chuyển là chuyển tiếp, hợp là kết thúc)
Bài nhạc thổi đến non nửa, tiếng đàn bất chợt nổi lên, âm sắc hài hòa, chính là một khúc "Ngư Tiều Vấn Đáp", giai điệu thong dong dặt dìu, không hề có ý khiêu khích mà trái lại ngầm tỏ vẻ cầu hòa. Nhạc Chi Dương ngạc nhiên, tiếng sáo cũng lẳng lặng đổi sang "Ngư Tiều Vấn Đáp". Gã và người khảy đàn chưa hề gặp gỡ, lúc này đàn sáo hợp tấu, quả là hẹn ước ngầm hiếm thấy. Đến đoạn "Vấn Đáp", tiếng đàn chuyên hỏi, ý tứ sâu xa; tiếng sáo chuyên đáp, tâm tình thoải mái. Một bên như núi cao ngút ngàn, một bên tựa nước bể dào dạt, dập dờn bay trên bầu trời kinh thành như mang đến ý vị thiên nhiên, khiến cho người nghe thẩn thờ suy tưởng.
Khúc nhạc đã tấu xong nhưng dư âm vẫn chưa dứt, Nhạc Chi Dương thả sáo xuống, bên tai lặng yên phăng phắc, khúc nhạc vừa rồi còn lãng đãng thật lâu trong lòng gã. Gã đứng trong góc khuất một con hẻm dài, ngơ ngẩn chẳng buồn động đậy. Ánh trăng bàng bạc như nước xuyên qua mái hiên soi rọi xuống, hắt bóng của gã thành một vệt dài sau lưng. Gió đêm vi vút, hơi lạnh giăng đầy, Nhạc Chi Dương hệt như rơi vào mộng ảo, quên mất bản thân đang ở chốn nào.
Bất chợt, sau lưng vọng đến tiếng bước chân, Nhạc Chi Dương như kẻ vừa tỉnh mộng quay đầu lại. Xa xa có hai ngọn đèn lập lòe lướt đến, ánh lửa mập mờ soi tỏ hai gã đàn ông mình vận áo hoa, khuôn mặt xinh đẹp, da thịt trắng mịn, tuy nhiên thần thái thì lạnh như băng hệt như đeo mặt nạ. Nhạc Chi Dương trông thấy hai kẻ nọ, trong lòng quýnh quáng, vốn muốn quay người bỏ chạy, nhưng vừa rồi gã thổi sáo gần như đã cạn kiệt tinh thần, nhìn hai kẻ nọ bước đến gần cũng chẳng còn dũng khí đâu mà chạy trốn.
Hai kẻ nọ ngừng lại, người bên trái lia mắt xuống thanh sáo dài trong tay Nhạc Chi Dương, vẻ mặt của y hết sức hoang mang, ngập ngừng một lúc mới hỏi:
- Vừa rồi... là ngươi thổi sáo đấy à?
Nhạc Chi Dương miễn cưỡng gật đầu, hai người nọ đánh mắt nhìn nhau, người bên phải cười bảo:
- Nhóc con, đi theo bọn ta một chuyến!
Nói rồi, hai kẻ nọ chia nhau ra hai bên, kẹp lấy Nhạc Chi Dương vào giữa.
Nhạc Chi Dương rầu muốn thối ruột, thầm biết tự tiện xâm nhập cung cấm là tội chết, vốn phải che giấu tung tích mới phải, dè đâu nổi hứng đột xuất mà thổi sáo oang oang, mấy khúc nhạc vừa rồi trỗi lên chỉ sợ cả tòa Tử Cấm Thành đều bị kinh động hết. Hôm nay gã rơi vào tay người, có chết cũng đáng đời, chỉ tiếc trước khi chết không thể thông báo cho người nhà, để lát nữa đây bị người ta chặt đầu rồi, cha cũng chẳng biết gã chết ở xó xỉn nào mà hốt cốt.
Đi vòng vo một hồi, trong rừng cây rậm rạp chợt lan ra mùi gỗ đàn hương lẫn trong hương hoa ngan ngát khiến người ta mê mẩn đắm say. Nhạc Chi Dương thẩn thờ, ngỡ rằng mình vẫn còn đương trong cơn mộng, gã vật vờ rảo qua một bụi râm bụt, chợt trông thấy một tòa đình nhỏ được xây bằng gỗ trầm hương, bốn bên góc cột đều treo đèn lồng, dưới ánh đèn thấp thoáng mấy người đang ngồi, phía trước đình có đặt một thanh cổ cầm đen bóng.
Chợt nghe có người "Ồ" một tiếng, cất lên giọng nói mềm mại:
- Sao cơ, người thổi sáo là y à?
Nhạc Chi Dương theo tiếng ngước nhìn, người vừa lên tiếng là một thiếu nữ mặc áo vàng, vẻ trạc tuổi với gã, đang ngồi ngay sau thanh cổ cầm. Thiếu nữ có chiếc cằm thon thon, đôi má phúng phính, mỏng manh tựa hoa sen vừa hé nở; đôi mắt hạnh long lanh như nước, tròn xoe ngắm nhìn Nhạc Chi Dương; hàng chân mày của cô đen dài, khẽ uốn nhẹ lên mái, làm cho gương mặt tươi tắn thêm mấy phần sắc sảo.
- Hóa ra là một tên thái giám à?
Gã đàn ông bên trái thiếu nữ hừ lên một tiếng, sắc mặt tỏ vẻ khinh miệt. Tuổi y áng chừng bốn mươi, mặt vuông mày dày, ánh mắt dữ tợn, bộ râu đen nhánh bay phất phơ theo gió.
- Quái lạ, trong đám thái giám mà cũng có người như vầy à?
Chàng trai vừa tiếp lời khoảng hơn hai mươi tuổi, dung mạo anh tuấn ngầm chứa vẻ phong lưu, trên mặt đeo theo nét cười như có như không, làm cho người ta nảy sinh cảm giác gần gũi.
Hai người cứ luôn mồm xưng hô thái giám, Nhạc Chi Dương lấy làm lạ bèn cúi đầu nhìn xuống, bỗng nhiên sáng tỏ, hóa ra áo bào mà gã mặc trên người tuy màu sắc không giống với hai tên thái giám bưng đèn kia nhưng về kiểu dáng thì tương tự. Ngẫm lại ban nãy, hai kẻ mà Trương Thiên Ý giết chắc cũng là thái giám nốt.
Chợt nghe người đàn ông trung niên cất tiếng:
- Thập thất đệ à, cưỡi ngựa bắn tên thì chú thua anh, nhưng về khoảng chơi đàn thổi sáo thì anh không sánh với chú được. Âm nhạc anh chỉ biết lõm bõm, nhưng chú nói tay sáo của tên tiểu thái giám này vô đối ở kinh thành thì có phần phóng đại hơi lố. Thợ sáo trong kinh này nhiều vô kể, y mới có tí tuổi đầu như thế làm sao đọ với người khác được?
Chàng trai anh tuấn cười đáp:
- Đệ chỉ thuận miệng nói vậy thôi, em Thập Tam cùng y đấu qua mấy khúc nhạc, lời của muội ấy là đáng tin nhất!
Thiếu nữ liếc nhìn Nhạc Chi Dương, khúc khích cười:
- Tứ ca, em gái kiến thức có hạn, trước giờ những tiếng sáo mà em từng thưởng thức dường như không qua được người này!
- Thật à? - Vị tứ ca nọ dời mắt sang chăm chú nhìn Nhạc Chi Dương: - Thổi sáo hay như vậy, sao ngươi không đến phường nhạc làm thầy nhạc, lại vào cung làm thái giám chi vậy?
Ánh mắt của y vô cùng đáng sợ, Nhạc Chi Dương trong lòng đang chứa việc bất chính, tức thì cúi rạp đầu xuống. Chỉ nghe thiếu nữ cười nói:
- Tứ ca, anh đừng có dọa người ta nữa! Phải rồi, tiểu thái giám, ngươi tên là gì? Làm việc dưới quyền vị công công nào?
- Ta... - Nhạc Chi Dương đổ mồ hôi đầy trán, cả người mềm oặt, lời thoát ra cửa miệng cứ vo ve như tiếng muỗi: - Ta tên Nhạc... Là... Là...
Gã rất muốn chế bừa ra một cái tên để lừa cho qua chuyện, nhưng lại chẳng biết gì về thái giám trong cung, cho dù có nghĩ đến nát óc cũng bói không ra một người nào.
- Thôi đi! - Thập Thất đệ lắc lắc đầu, mặt lộ vẻ thất vọng: - Có câu "Sáo ví như người", tên tiểu thái giám này thổi sáo thì lưu loát, nhưng tính nết lại chẳng ra gì!
Tứ ca cười ngoác mồm, cao giọng bảo:
- Y thiếu mất cặp trứng, còn có cái nết rắm chó nào nữa?
Tứ ca vừa nói xong, bỗng nghe một giọng nói trầm tĩnh cất lên:
- Tứ thúc, nam nữ có điều khác biệt, Thập Tam cô ở trước mặt, xin thúc cẩn trọng lời nói!
Nhạc Chi Dương dõi mắt nhìn ra, bên dưới bóng râm đằng sau Tứ ca là một chàng trai trẻ tuổi đang ngồi, trang phục chỉnh tề, thần thái dè dặt, nói xong câu này hắn như có chút không yên, bèn xoa xoa tay hướng mắt đi nơi khác.
Tứ ca liếc mắt nhìn chàng trai nọ, khẽ mỉm cười rồi ngân giọng nói:
- Thái tôn điện hạ đã có lời, ta nào dám không nghe?
Nói rồi, y chuyển hướng sang thiếu nữ áo vàng, nhạt giọng bảo:
- Thập tam muội đừng trách, Tứ ca là người thô lỗ, người thô lỗ nói lời thô bỉ, em chớ để bụng làm gì!
Thập Thất đệ tiếp lời cười mà rằng:
- Hay cho người thô lỗ, chỉ bằng hai từ ấy thôi mọi chuyện đều quấy quá cho qua được!
- Cũng chưa chắc! - Tứ ca nửa đùa nửa thật: - Hoàng thái tôn trời sinh sáng suốt, trò hề nhỏ này của ta sao có thể quấy quá được? Thái tôn điện hạ, chẳng bằng để ta quỳ xuống khấu đầu với Thập Tam muội để chuộc lại lời sai?
Chàng trai dè dặt ấy vội vã xua tay, luôn mồm bảo:
- Tứ thúc nghĩ nhiều rồi, chẳng qua cháu chỉ thuận miệng nói thôi!
Tứ ca mỉm cười:
- Chữ "Thúc" này ta nào dám nhận, thái tôn điện hạ nếu thích chỉ cần gọi “Chu Lệ" là được.
Chàng trai dè dặt ấy vội nói:
- Không dám, không dám!
- Sao lại không dám? - Chu Lệ lớn tiếng: - Ta ngốc già chừng này cùng lắm chỉ là một Phiên Vương, ngài dưới một người trên vạn người, tương lai thừa kế ngôi vua, hy vọng ngài hãy nương tay chừa cho ông chú này một đường sống!
Chàng trai dè dặt ấy trầm ngâm một thoáng, chua chát nói:
- Tứ thúc sao lại nói vậy? Chú và cháu vai vế tuy khác biệt nhưng đều là con cháu họ Chu, chẳng lẽ cháu lại gây bất lợi cho chú ư?
- Quân vô hí ngôn, điện hạ mai này đăng cơ, đừng quên mấy lời ngày hôm nay! Cái mạng nhỏ này của vi thúc nằm cả trong ý muốn của điện hạ đấy.
Chàng trai dè dặt ấy nhảy bật dậy, trừng mắt nhìn Chu Lệ vẻ giận dữ. Thập Thất đệ vội can:
- Thái tôn điện hạ, Tứ ca thích nói đùa, cháu đâu phải không biết.
Thiếu nữ áo vàng cũng chêm vào:
- Đúng vậy, mọi người đều vì ta mà đến, nếu như làm tổn thương đến hòa khí, bảo ta làm sao mà an lòng cho được!
Chàng trai dè dặt ấy cười khổ, chấp tay thưa với thiếu nữ áo vàng:
- Thập Tam cô đừng trách, Doãn Văn thất thố rồi. Tứ thúc đêm nay chẳng hiểu sao cứ nhăm nhe chĩa mũi dùi vào cháu, cháu mà nhịn nữa thì thật là uất ức!
Thiếu nữ áo vàng mỉm cười với hắn, dưới ánh trăng tựa như đóa hoa lan e ấp nở. Cô định lên tiếng khuyên giải, chợt nghe Chu Lệ lạnh lùng nói:
- Điện hạ gọi sai rồi, không phải Tứ thúc mà là Chu Lệ!
- Tứ ca... - Thiếu nữ áo vàng lộ ý trách cứ.
Chu Lệ đưa mắt nhìn trời, nở nụ cười nhạt. Chàng trai dè dặt ấy nhíu chặt mày, vừa định lên tiếng, ánh mắt vô tình lướt qua một người, mặt mày lập tức kinh ngạc, hai tay rũ xuống, khẽ giọng gọi:
- Tổ phụ!
Mọi người không khỏi biến sắc, lần lượt quay đầu nhìn lại. Dưới bóng hoa đằng xa, một ông già tóc bạc đang đứng lặng yên, cằm dưới nhô ra ngoài, đôi má vừa gầy vừa dài, đoán chừng thuở nhỏ từng mắc bệnh đậu mùa, về già những vệt nám đen nổi lên chi chít khắp mặt càng làm cho ông thêm vẻ lạnh lùng đáng sợ.
Y phục của ông đơn giản không màu mè, người khoác áo vải xám, đầu đội mũ Đông Pha(*), dung mạo tuy có phần xấu xí nhưng thân thể thì lại cao lớn tựa như một cánh diều hâu no nê chực bay. Ông tùy ý đứng tại nơi đó, tỏa ra một luồng khí thế áp bức. Mọi người ai nấy đứng bật cả dậy, chăm chú nhìn ông với thái độ cung kính.
(ND chú: mũ Đông Pha tất nhiên là do Tô Đông Pha sáng tạo ra rồi, dạng mũ này đan bằng trúc, vành rộng, có khi may thêm vải mỏng phủ xuống để che nắng)
Chàng trai anh tuấn định mở lời, ông lão bèn xua xua tay bước đến gần. Trong bóng râm đằng sau lặng lẽ xuất hiện một vị thái giám già nua, thân hình tiều tụy, áo trắng lóa mắt, tay cầm một cây phất trần, cun cút đi theo đuôi ông lão nọ. Hai người dường như đã trải qua tập luyện, nhấc chân hạ cẳng đều tăm tắp như nhau không sai lấy một li.
Nhạc Chi Dương trố mắt ngây người nhìn ông lão, bất chợt đám thái giám ở bên cạnh quỳ rạp xuống đất, một kẻ trong số chúng giật giật chéo áo của gã, quát khẽ:
- Muốn chết hả? Mau quỳ xuống!
Nhạc Chi Dương chưa kịp hoàn hồn, ông lão áo xám đã hướng mắt đến, từ tốn hỏi:
- Thằng bé kia, ngươi họ Nhạc à?
Nhạc Chi Dương khẽ gật đầu, ông lão nhướng cao hàng mi dài:
- Nhạc Thiều Phượng là gì của ngươi?
Nhạc Chi Dương ngớ ra, buột miệng đáp:
- Là cha nuôi của ta...
Lời vừa thốt ra gã lập tức hối không kịp, thầm nghĩ xâm nhập hoàng cung đã là tội lớn, có thể liên lụy đến cửu tộc. Lần này thì hay hớm rồi, không đánh mà tự khai, gã chẳng bỏ cái mạng quèn của mình thì chớ, còn làm dính dáng đến cả cha nữa.
- Lão là cha nuôi nhà ngươi à? - Ông lão chăm chăm nhìn Nhạc Chi Dương, ánh mắt hết sức khác thường, nhìn thì có vẻ u ám lạnh nhạt nhưng trong đáy mắt dường như ẩn chứa một ngọn lửa hừng hực: - Lão chưa chết à?
Câu hỏi này quá sức vô lễ, Nhạc Chi Dương trừng mắt nhìn ông lão, lòng sục sôi lửa giận. Ông lão lại mỉm cười, xoay người ngồi xuống, thong thả hỏi:
- Ai là người phụ trách dạy dỗ thái giám mới nhập cung vậy?
Một tên thái giám run giọng thưa:
- Bẩm, là Nghê Minh Bảo Nghê công công!
Ông lão gục gặc đầu, đều giọng bảo:
- Truyền ý chỉ của ta, tiểu thái giám hành vi xấc xược, ánh mắt vô lễ, đủ thấy Nghê Minh Bảo làm việc tắc trách, không biết quản giáo; đánh cho hắn một trăm trượng, nếu như không chết thì chuyển đi Quỳnh Châu sung quân.
Tên thái giám nọ run rẩy cả người, khẽ hỏi:
- Còn tên tiểu thái giám này?
Ông lão lạnh lùng gắt:
- Ta tự có sắp xếp!
Tên thái giám không dám hỏi nữa, lập tức bò lê về phía sau. Ông lão này khí thế dọa người, một câu nói quyết định sống chết kẻ khác. Nhạc Chi Dương mặt mày trắng bệch nhìn ông ta, trống ngực vỗ phình phịch, bỗng gã nhớ đến cách xưng hô của chàng trai dè dặt kia, lại trông vẻ mặt của mọi người, trong đầu chợt lóe lên suy nghĩ, buột miệng bật hô lên:
- Ông... Ông chính là Chu Nguyên Chương?
Câu nói này y như một tảng đá lớn rơi thẳng xuống nước, làm hàng tràng mắng nhiếc "To gan, láo xược..." rộ lên như ong vỡ tổ. Nhạc Chi Dương mặt nóng như lửa đốt, tay chân lại trở nên rét cóng. Gã mím chặt môi, thầm nghĩ mình dám gọi thẳng tên hoàng đế ra như vậy, giờ đây không chết mới gọi là lạ.
Đang lúc nghĩ ngợi, Chu Nguyên Chương bỗng phất tay lên, tiếng chỉ trích dần dà lắng xuống, mé đình trầm hương hệt như một ngôi mộ cổ tăm tối, chỉ nghe tiếng dế râm ran gáy vang.
- Không sai! - Chu Nguyên Chương trừng mắt nhìn Nhạc Chi Dương cười nhạt: - Ta chính là Chu Nguyên Chương, có điều phải nói rằng suốt hơn hai mươi năm qua chẳng ai dám gọi đến cái tên này nữa.
Nhạc Chi Dương há hốc mồm, một luồng khí lạnh chẹn cứng nơi ngực. Lòng gã chỉ cảm thấy tuyệt vọng, từng nghe nhiều lời đồn rằng lão hoàng đế này giết người như ngóe, từ khi hiểu chuyện đến nay, gã chẳng biết đã chứng kiến bao nhiêu người đầu lìa khỏi cổ.
- Tên đặt ra là để cho người gọi - Chu Nguyên Chương hờ hững tiếp lời: - Kẻ nào không dám gọi, nếu không vì nịnh hót thì cũng do sợ hãi ta, suốt ngày cứ vạn tuế tới vạn tuế lui, nghe mà ngấy tận cổ. Người chứ có phải rùa đâu, ai mà sống đến vạn tuổi cho nổi? Tháng rồi có một lão đạo sĩ luyện đơn dâng lên một bình đơn dược, nói là thuốc bất tử uống vào có thể trường sinh. Các ngươi đoán xem, ta xử trí hắn như thế nào?
Ông nói xong mỉm cười, ánh mắt rảo qua mọi người. Ai nấy đều kiêng dè không dám đáp lời.
Chu Nguyên Chương thoáng chút thất vọng, ánh mắt nhìn sang Nhạc Chi Dương, cười hỏi:
- Thằng bé kia, giả là ngươi, ngươi sẽ làm thế nào?
Chàng trai dè dặt kia nghe xong tái mặt, vội thưa:
- Tổ phụ, tên tiểu thái giám này là hạng gì, sao có thể đánh đồng với người được?
Chu Nguyên Chương phẩy tay:
- Cứ nói đi, cần gì phải nghiêm túc như thế. Doãn Văn à, cháu thì có thừa hiếu nhân, nhưng lại chưa đủ phóng khoáng. Về điểm này cháu phải theo học hỏi Tứ thúc và Thập Tứ thúc.
Chu Doãn Văn xụ mặt đi, đành miễn cưỡng gật đầu.
Chu Nguyên Chương nhìn Nhạc Chi Dương, mỉm cười:
- Thằng bé kia, đừng sợ, cứ nói những gì ngươi nghĩ.
Nhạc Chi Dương bụng dạ trẻ con, thấy ông lão thái độ thân thiện, đột nhiên bạo gan suy nghĩ rồi lớn tiếng thưa:
- Nếu là nô tài, nô tài sẽ bắt hắn uống viên thuốc bất tử ấy, sau đó sai người giám sát thử xem hắn có chết hay không!
Chu Nguyên Chương mỉm cười, quay sang Chu Lệ:
- Còn lão Tứ thì sao?
Chu Lệ đáp:
- Trước tiên con để hắn uống thuốc, sau đó bỏ đói hắn một hai tháng, để xem hắn có chết không?
Cách thức này còn hơn cả thử thuốc, vốn dĩ là giết người. Nhạc Chi Dương nghe mà lạnh toát cả người, Chu Nguyên Chương lại gật gù:
- Quả nhiên là lão Tứ, cách làm giống hệt ta. Tiếc là tên đạo sĩ ấy chịu đựng không nổi, chưa đến bảy ngày đã chết đói lăn quay. So ra, các đời vua kiệt xuất như Tần Thủy Hoàng, Hán Vũ Đế, Đường Thái Tông đều say mê tiên đạo trường sinh, há chẳng phải là ngu muội quá thể!
Chu Lệ cười bảo:
- Cha đánh đuổi giặc Thát, công lao bao trùm Hoa Hạ. Hôm nay thiên hạ thái bình, bốn cõi thần phục, luận về công đức còn vượt xa cả triều đại Hán-Đường!
Chu Nguyên Chương chỉ mỉm cười không ừ không hử, lại nói với Nhạc Chi Dương:
- Nhạc Thiều Phượng là người quen cũ của ta, ngươi lưu lạc đến chốn này, ông ta có biết hay không?
Nhạc Chi Dương lắc đầu, Chu Nguyên Chương lại hỏi:
- Nghề sáo của ngươi là do ông ta dạy à?
Nhạc Chi Dương bất đắc dĩ gật đầu. Chu Nguyên Chương lặng suy giây lát, thở dài:
- Đáng tiếc, đáng tiếc!
Lão liên tục than đáng tiếc rồi bảo:
- Thằng bé kia, ngươi thổi được "Phi Long Dẫn" chứ?
"Phi Long Dẫn" hay còn gọi là khúc "Khởi Lâm Hào", vốn là khúc hát ngợi ca Chu Nguyên Chương từ buổi nghèo hèn ban sơ đến lúc bình định được thiên hạ. Theo Nhạc Chi Dương nhận thấy, khúc hát này có thừa hào hùng nhưng lại thiếu đi uyển chuyển, cũng không thể xem là một điệu nhạc hay. Gã bèn đáp:
- Thổi được!
- Tốt lắm! - Chu Nguyên Chương gật gật đầu: - Ngươi mau thổi một khúc cho ta nghe!
Thiếu nữ áo vàng nói:
- Cha, người thiên vị quá, chỉ muốn nghe sáo mà không chịu thưởng đàn ư?
Chu Nguyên Chương dời mắt sang thiếu nữ nọ, lộ ra vẻ yêu chiều:
- Vi nhi, cha mà có ưu ái thì cũng chỉ ưu ái mỗi mình con thôi! Ban nãy ta nghe bọn con hòa tấu đàn sáo mà sảng khoái lắm, thôi được, hai đứa lại hòa tấu một khúc đi!
Thiếu nữ áo vàng dẩu môi cười, liếc mắt nhìn sang Nhạc Chi Dương rồi hếch mũi chun môi làm mặt xấu. Nhạc Chi Dương đỏ mặt tía tai, trong lòng càng thêm luống cuống, đưa sáo lên miệng liên tục thổi sai mấy nốt nhạc. Gã chợt thấy Chu Nguyên Chương nhíu mày nhìn sang, lúc này mới rùng mình củng cố lại tinh thần, trỗi lên những điệu nhạc đầu tiên, thiếu nữ áo vàng cũng chỉnh dây dạo phím cùng hòa theo nhịp.
"Phi Long Dẫn" là nhã nhạc của Đại Minh, khí thế hào hùng rộng lớn, được nhiều người tôn kính, lúc này tiếng đàn và tiếng sáo cùng cất lên, không khí xung quanh thoáng trở nên nghiêm túc. Thập Thất đệ vươn người đứng dậy, cười vang:
- Phụ hoàng, hài nhi bất tài, dám xin người cho con hát một khúc trợ hứng cho phụ hoàng!
Chu Nguyên Chương gật đầu đáp:
- Được!
Thập thất đệ ưỡn ngực đứng thẳng, chăm chú nhìn trời, lắng nghe khúc nhạc dần dần lên cao, bất chợt cất tiếng hát:
Trung Hoa ngàn năm sinh thánh chủ
Vượng khí hừng hực tựa hổ rồng
Chốn Hoài Tây giương kiếm nổi bão giông
Hùng binh trăm trận phá tan cường bạo
Dẫu nóng lạnh trên yên ngựa vẫn cười ngạo
Thảy ba quân đều chia ngọt sẻ bùi
Dẹp nhiễu nhương, đem lại cảnh yên vui
Trừ bạo an dân, công lao như Thang-Vũ
Giọng hát của y du dương, làn hơi phát ra từ tận đáy lòng, trong trẻo âm vang, dậy khắp bầu trời đêm lồng lộng.
Chu Nguyên Chương ngồi ở giữa đình, đôi mắt khép hờ, tay phải khẽ khua lên đầu gối theo từng nhịp hát, thái độ lạnh lùng đã biến đi mất, bao nhiêu loại thần sắc cứ lần lượt như nước trôi qua đầu mày khóe mắt của ông, khi thì vui vẻ, lúc lại ôn hòa, chốc bỗng phấn chấn, thoắt lại cảm thương. Khoảnh khắc ấy, ông lão đã ngoài bảy mươi này không còn là một vị vua vô tình nữa mà như trở thành một ông già bình thường đang hồi tưởng lại câu chuyện cuộc đời mình. Ông nổi dậy từ chốn tiện bần, vì sinh tồn mà chém giết, trải qua bao phen sống chết, vứt bỏ cả thất tình lục dục, cuối cùng cũng trấn áp được quần hùng, ngồi vững trên đỉnh giang sơn. Tiếc rằng ngày vui ngắn chẳng tày gang, thời gian như bóng câu qua cửa sổ, một đời lỗi lạc kiệt xuất rồi cũng có lúc phải già đi, tóc sương điểm bạc, mặt hằn nếp nhăn, người khác làm sao biết ông phải gắng gượng bao nhiêu sức lực mới có thể đứng thẳng lưng trước mặt mọi người. Chỉ vì năm rộng tháng dài, ngay cả ký ức cũng dần phôi phai đi cả, rất nhiều chuyện cũ người xưa giờ đã trở nên nhòa nhạt, bao nhiêu cảm xúc buồn vui thuở sáng nghiệp thấp thoáng như ánh trăng lạnh trôi tuột qua khỏi kẽ tay trong mỗi đêm nằm mơ lại.
"Phi Long Dẫn" tấu xong, Nhạc Chi Dương đang định hạ sáo xuống, tiếng đàn bất chợt nhẹ nhàng thay đổi, hóa thành giai điệu "Phong Vân Hội". Gã liếc nhìn người thiếu nữ ấy, kiên nhẫn nối sáo hòa nhịp. Thập Thất đệ cũng cất giọng hát theo:
Từ lũy ngọc nhìn phố thị ven sông
Mây gió kia vần vũ khắp dinh rồng
Trên tháp thuyền, này dọc ngang long hổ
Nhả pháo rồi, lục giáp cũng thành không
Bắt sống tướng, dẹp tan lũ mọi rợ
Thảy mừng vui thắng cá dữ hung tàn
Khắp ba quân dũng khí ngập tràn lan
Một bộ giáp cả sơn hà yên ổn
Đất Trung Hoa nay quy về chung một
Nghiệp đế từ đây, mừng hưởng cảnh thái bình
Bài hát này còn có tên là khúc "Khai Thái Bình", thuật lại cuộc chiến thuở xưa ở hồ Bà Dương(*), Chu Nguyên Chương ngự trên thuyền tháp đại phá quân của Trần Hữu Lượng. Cuộc chiến ấy nguy nan trăm bề, thắng bại đôi phen đảo ngược, từ lúc Chu Nguyên Chương khởi binh đến nay đây là trận hung hiểm nhất. Từ đó về sau, công cuộc thống nhất thiên hạ trở nên suôn sẻ. Thế nên khúc nhạc này thay đổi dập dồn, lúc đầu thì như sóng như gió, lại như chiến địa hào hùng, dần dần lại hòa làm một, thoảng như cá kình lặn xuống biển ngàn dặm bặt tăm.
(ND chú: trận chiến ở hồ Bà Dương là một trận thủy chiến diễn ra năm 1363 giữa thủy quân Đại Hán của Trần Hữu Lượng và thủy quân nhà Minh của Chu Nguyên Chương. Trận hồ Bà Dương có ý nghĩa quyết định trong cuộc tranh giành quyền lực giữa hai thế lực nhà Minh và Đại Hán. Mặc dù có lực lượng đông hơn, quân Đại Hán đã thất bại toàn diện trước lực lượng nhà Minh, bản thân Trần Hữu Lượng cũng tử trận trong cuộc chiến này, nhờ đó Chu Nguyên Chương kiểm soát hoàn toàn lãnh thổ hai bờ Trường Giang để từ đó làm bàn đạp Bắc tiến thống nhất Trung Quốc – Trích nguồn Wiki)
Chu Nguyên Chương bị điệu nhạc lay động, nhịp tay khua đầu gối càng trở nên gấp gáp hơn, như thể ông lại một lần nữa thúc ngựa ra trận, nhưng đối mặt với ông không còn là kẻ thù ngoan cường ngày trước nữa mà chính là ý trời mịt mờ khó đoán. Lần này, ông nhất định chiến bại. Trên hồ Bà Dương, ông bất kể sống chết chỉ vì đoạt lấy giang sơn, thế nhưng có ai biết rằng giờ phút này đây, ông thà đem cả sơn hà gấm vóc ra để đánh đổi lấy vài mươi năm dương thọ.
Vị hoàng đế già chợt cảm thấy cô độc, giống như một con mãnh hổ già yếu, thuở trước ngạo nghễ chốn rừng xanh, không ai so bì nổi, giờ đây sức cùng lực kiệt, co tay cúi đầu, xung quanh đầy ắp bọn chó sói chực chờ xâu xé.
“Chó sói? Ở nơi nào? Ta sẽ giết sạch bọn chúng!" Chu Nguyên Chương mở bừng mắt ra, hung hãn liếc nhìn xung quanh. Ánh mắt của lão dừng lại trên người Chu Doãn Văn rồi dần dần trở nên dịu lại. Lão nhìn đứa cháu này thật lâu, hận không thể thông qua đôi mắt già nua này mà truyền thụ tất cả tài trí và sức mạnh vào trong cơ thể y. Lửa tàn để lại củi than(*), đến khi lão xuôi tay về trời Tây rồi, vị hoàng đế trẻ tuổi này có thể gánh vác cả giang sơn nhà họ Chu.
(ND chú: nguyên văn là "hỏa tẫn tân truyền", ngụ ý rằng lửa tuy cháy hết nhưng vẫn để lại củi than, ngầm chỉ việc truyền thụ lại tư tưởng, tài nghệ, học vấn... cho đời sau)
Búa Hoàng Việt(*) trên tay
Diệt Kinh trừ Sở ngay
Quét tan cả Ngô-Việt
Sáng Tấn chiều Tần bay
Biết mấy hào kiệt đây?
Trời Tề-U-Lỗ-Yến
Ta trị hỗn loạn này
Cả đất Y-Lương-Thục
Lòng người cũng mê say
Bánh xe thư thông suốt
Vạn nẻo đường cùng quay
(ND chú: búa Hoàng Việt là loại vũ khí cổ, thường chỉ có vua chúa sử dụng hoặc ban cho trọng thần lãnh sứ mệnh tiểu trừ thu phục một nước nào đó)
Thập Thất đệ hát đến khúc "Tước Quần Hùng", khoảnh khắc ấy, khuôn mặt của từng đối thủ có liên quan như Trần Hữu Lượng, Trương Sĩ Thành, Phương Quốc Trân, Minh Ngọc Trân, Vương Bảo Bảo lần lượt trôi qua trước mắt ông, ai cũng mặt ủ mày ê, thần tình thảm đạm.
“Người chiến thắng chung cuộc là ta!" Chu Nguyên Chương cảm thấy hài lòng, so với mấy kẻ chiến bại kia, thứ lão có được nhiều hơn là thứ mất đi.
"Khà..." Đằng sau hòn giả sơn cách đó không xa vẳng đến một tiếng cười khẩy, tiếng sáo bỗng nhiên ngưng phắt lại, tiếng đàn theo đó cũng lặng đi. Thập Thất đệ giũ tay áo, theo tiếng giương mắt nhìn, chỉ thấy một kẻ đằng sau hòn giả sơn đang từ từ bước ra.
Nhạc Chi Dương trông thấy người nọ, trái tim như muốn nhảy tọt ra ngoài. Trương Thiên Ý đã cởi bỏ trang phục hoạn quan, áo trắng trên người lấm tấm vệt máu, vệt máu đã ngả thành màu tím hệt như trăm hoa rộ nở đan xen.
- Ngươi là ai? - Chu Nguyên Chương chăm chú quan sát kẻ vừa đến, không mảy may đổi sắc.
Trương Thiên Ý mỉm cười quỷ quyệt, khẽ vỗ tay lẩm nhẩm hát:
- Diệt Kinh trừ Sở ngay, quét tan cả Ngô-Việt, sáng Tấn chiều Tần bay, biết mấy hào kiệt đây? Lợi hại lắm, Chu Trùng Bát, ngươi có còn nhớ cố nhân hay chăng?
"Trùng Bát" là tiểu danh của Chu Nguyên Chương, Trương Thiên Ý thuận miệng nói ra, trong ngữ điệu lại mang phần nhiều ý trào phúng. Chu Lệ đứng bật dậy, ánh mắt phát lạnh, một tay đặt lên chuôi kiếm giắt bên hông. Chu Nguyên Chương trái lại bật cười, vừa ra hiệu con trai không được làm bừa, vừa bảo:
- Thứ cho Chu mỗ trí nhớ kém, túc hạ là vị cố nhân nào?
- Vị cố nhân ấy đã qua đời rồi! - Trương Thiên Ý khẽ nheo mắt: - Ta họ Trương, người xứ Bình Giang!
- Trương Sĩ Thành! - Chu Nguyên Chương lộ vẻ ngạc nhiên, trừng trừng nhìn Trương Thiên Ý, từng chữ một thốt ra: - Ngươi là con trai lão ta?
- Bệ hạ sáng suốt!- Trương Thiên Ý phất tay, rút nhuyễn kiếm ra khỏi thắt lưng, cười mỉm: - Chu Trùng Bát, tiếp chiêu đi, ta thay cha ôn lại chuyện cũ với ngươi!
- Chậm đã! - Chu Lệ cười ha hả, lạng người ra chắn đường: - Có câu: "Cha đấu cha, con đấu con", nếu ngươi muốn ôn chuyện thì há chẳng loạn vai vế hay sao!
Trương Thiên ý liếc nhìn y, ánh mắt lạnh như băng tuyết:
- Ngươi là ai?
Chu Lệ cười to, sang sảng đáp:
- Yến Vương Chu Lệ!
- Là ngươi? - Trương Thiên Ý đảo mắt: - Nghe nói ngươi trấn thủ phương Bắc khiến bọn giặc Thát ngán như ngán cọp. Nếu là cưỡi ngựa dùng binh, ta đành chịu lép vế...
Hắn ngừng lại một chút, hé ra nụ cười quái đản:
- …Nhưng lần này không giống như đánh trận đâu!
Nói đến đây, hắn vung trường kiếm trong tay lên cao.
Chu Lệ cười khẩy, cũng tuốt kiếm khỏi vỏ. So với kiếm thường thì thanh kiếm của y dài hơn năm tấc, rộng hơn một tấc, sáng như tuyết trắng, phản chiếu ánh trăng phát ra sắc lạnh.
- Kiếm chất! - Trương Thiên Ý săm soi thanh kiếm ấy, hỏi: - Có tên gọi không?
Chu Lệ cười trả lời:
- Kiếm có tên Quyết Vân!(*) Dài ba thước sáu.
(ND chú: nghĩa là chém mây)
- Trên trời chém mây, vậy dưới đất chém thứ gì đây? - Trương Thiên Ý cười lạnh: - Giọng điệu không nhỏ, chẳng biết kiếm pháp ra sao?
Chu Lệ cười mà rằng:
- Túc hạ cứ thử thì biết!
Trương Thiên Ý hừ một tiếng, ánh mắt khẽ liếc xéo về phía Thập Thất đệ đang đứng một bên. Chu Lệ cõi lòng chùng xuống, đưa mắt dõi theo ánh nhìn của hắn, đúng vào lúc này, một cơn gió lạnh tạt thốc vào mặt, sắc xanh nháng lên trong tầm mắt.
Trương Thiên Ý tự biết bản thân đã sa vào hang cọp, quyết chí đánh nhanh thắng nhanh, diệt trừ Chu Nguyên Chương để báo nợ nước trả thù nhà, thế nên hắn vô cùng sốt ruột khi phải nhì nhằng với Chu Lệ, đành giả vờ nhìn về phía Thập Thất đệ khiến cho đối thủ phân tâm, tiếp đó ra tay bất ngờ bằng một chiêu đâm chết người này.
"Choang" - âm thanh chát chúa vang lên, lưỡi kiếm cả hai chạm vào nhau làm tóe ra vô số tia lửa nhỏ. Trương Thiên Ý lụi một kiếm này thất bại, cảm thấy kinh ngạc vô cùng; Chu Lệ thu kiếm cực nhanh, phòng thủ chặt chẽ, đúng là cao thủ kiếm đạo hiếm có. Nhưng tình thế không cho phép hắn suy nghĩ nhiều, Trương Thiên Ý nhân lấy cơ hội, bật cao vờn thấp, luôn tay tấn công, một màn mưa kiếm mịt mờ sắc xanh trông hệt như bóng sông ngân hà dường như đã bao phủ lấy Chu Lệ vào bên trong.
Chu Lệ từng bước giật lùi, kiếm Quyết Vân lúc xoạc bên đông, khi chỉa bên tây, đối phó màn mưa kiếm ấy kín kẽ đến mức gió cũng chui không lọt. Nhuyễn kiếm của đối thủ đâm đến người y, hoặc là đâm trúng vào thân kiếm, hoặc là bị y khéo léo gạt đi. Trong chớp mắt, Chu Lệ đã lui đến mười bước. Trương Thiên Ý công kích đến hơn một trăm đường kiếm, tiếc rằng mưa to thì không thể kéo dài, đến lúc này thế kiếm đã suy yếu đi rõ rệt. Trương Thiên Ý đang định giảm tốc độ chiêu kiếm, chợt nghe Chu Lệ hét vang, hai tay siết chặt kiếm đâm chếch lên trên, trúng vào nhuyễn kiếm đánh "choang" một tiếng, từng tia lửa nhỏ tóe ra, Trương Thiên Ý chỉ cảm thấy gan bàn tay nóng rần, chuôi kiếm gần như tuột khỏi tay.
Nội công của đối thủ hùng hậu đến mực vượt xa khỏi dự đoán của Trương Thiên Ý, thanh nhuyễn kiếm dưới tác động của kiếm Quyết Vân bị hất ngược lên trên, để lộ ra một khoảng trống tơ hơ. Chu Lệ vung ngang trường kiếm, quét đến bụng dưới của hắn nhanh như chớp. Phút giây nguy cấp, Trương Thiên Ý đẩy khí vào ngập thân kiếm, thanh nhuyễn kiếm bị ép thành một đường cong, oằn ngược trở về, "choang" một tiếng chạm trúng Quyết Vân. Mũi kiếm chạm nhau, một luồng sức mạnh ùn ùn xô đến, gan bàn tay Trương Thiên Ý phát tê, hắn mượn lực xoay chuyển, bật nhanh mũi kiếm đâm về phía mạn sườn của Chu Lệ.
"Ha!" Chu Lê trở người vung kiếm, Quyết Vân đâm thẳng đến yết hầu Trương Thiên Ý, đường kiếm này có góc độ lạ lùng, Trương Thiên Ý cho dù có đâm chết đối thủ cũng khó lòng thoát cảnh kiếm sắc khứa xuyên cổ. Hắn chỉ nhằm vào Chu Nguyên Chương, chẳng thể cùng đối phương chết chung tại đây được, thân hình lướt vòng ra đằng sau Chu Lệ, ngờ đâu Chu Lệ như có mắt ở sau lưng, trường kiếm tiện thế phóng ngược trở ra. Trương Thiên Ý không kịp huơ kiếm, một luồng gió lạnh đã quét về phía bụng dưới, hắn đành bỏ đi ý đồ tấn công, xoay kiếm gạt đi, làm vang lên hàng loạt tiếng leng ka leng keng, chớp mắt cả hai trao đổi nhau với nhau hơn mười thức kiếm. Chu Lệ bước về trước một bước, Trương Thiên Ý bỗng tung người nhảy ra, nghiêm giọng quát:
- “Dịch Tinh Kiếm" của Thái Hạo cốc, Tịch Ứng Chân là gì của ngươi?
- Nửa là bạn, nửa là thầy! - Chu Lệ mỉm cười: - “Phi Ảnh Thần Kiếm" của túc hạ có trình độ siêu phàm, hẳn là do đích thân Vân đảo vương chân truyền nhỉ!
Trương Thiên Ý khẽ hừ một tiếng, bật người lên cao ra chiều muốn đâm. Chu Lệ thầm biết lợi hại, lùi về sau nửa bước, giữ kiếm không cử động. "Dịch Tinh Kiếm" mượn tinh tú làm quân cờ, lấy vòm trời làm bàn cờ, phương pháp án theo thiên văn, lại ngầm dung hợp cả thuật chơi cờ. Chu Lệ tuy không xuất kiếm, nhưng mũi kiếm chỉ rõ ra rằng, bất kể Trương Thiên Ý tung kiếm ở góc độ nào, chỉ cần tiến vào phạm vi của Quyết Vân, mũi kiếm sẽ lập tức hóa thành ngàn vạn vì sao lấp lánh hệt như khung cảnh cả thiên hà rơi ập xuống.
Thân thể Trương Thiên Ý đã lao đến nửa chừng, bất chợt khựng lại một thoáng, nhuyễn kiếm vòng ngược về sau. Chu Lệ thấy hắn đổi công sang thủ, lòng cảm thấy ngạc nhiên. Trương Thiên Ý nở một nụ cười quái dị với y, tay trái vung lên, một cơn mưa sáng lấp lóa bỗng đâu bay thẳng vào trong đình.
Đột nhiên, Chu Lệ đã hiểu ra thủ đoạn của Trương Thiên Ý. Hắn giả vờ tấn công để thu hút tâm trí của y, ý đồ thật sự là muốn dùng phi châm bắn chết phụ hoàng. Ám khí bay lẹ như chớp, có muốn đỡ cũng không còn kịp, Chu Lệ đau buồn đan xen phẫn nộ, vung kiếm như gió, chồm người đâm về phía Trương Thiên Ý. Trương Thiên Ý ôm oán hận mà ra tay, vốn dĩ không để cho bất cứ kẻ nào vào lúc này được sống sót. "Dạ Vũ Thần Châm" mảnh như sợi lông trâu, số lượng lên đến hàng trăm mũi, luồn lẩn vào trong gió mà bay êm như ru, dưới ánh trăng chỉ thấy một quầng sáng lấp lấp lóa lóa phủ chụp lấy cả tòa tiểu đình trầm hương.
Nhạc Chi Dương đang ở phía trước đình, hầu như ù ù cạc cạc, chỉ thấy một trận mưa châm thốc tới trước mặt, hoàn toàn chẳng hiểu chuyện gì đã xảy ra. Lúc này, bóng trắng nháng lên, một người bất chợt xông ra, tay cầm phất trần, thân vận áo trắng, chính là vị thái giám già xọm kia. Thân pháp của lão đã nhanh, cây phất trần còn nhanh hơn, đón lấy đợt mưa châm ấy mà quét qua một lượt, tơ bạc và quầng sáng đan lồng vào nhau, chớp mắt sau, màn mưa châm rợp trời ấy đã biến mất không còn dấu vết.
Lão thái giám bắt hết ám khí, đứng thẳng phía trước đình, gương mặt khô héo như phát ra ánh sáng, thứ ánh sáng này lóe lên rất nhanh hệt như lửa than cháy tàn rồi dần dần tắt ngúm. Lão khom mình, tích tắc sau đã mất hút ở phía sau Chu Nguyên Chương. Vị hoàng đế già an nhiên ngồi đó, dáng vẻ nhàn nhã, đôi mắt tỏ vẻ hứng thú quan sát màn đấu kiếm phía trước đình.
"Dịch Tinh Kiếm" vốn là kiếm thuật của đạo gia, chuyên dùng cứu người và đối phó với kẻ địch, lùi một bước để khống chế đối phương. Chu Lệ vung kiếm lên tấn công, tức thì rơi vào trong tính toán của Trương Thiên Ý, trước khi hắn bắn châm đã thu hồi nhuyễn kiếm, mắt thấy trường kiếm của đối thủ đâm đến, thế kiếm vẽ ra vòng tròn, một luồng nhu kình hất văng Quyết Vân ra ngoài, theo hướng kiếm nhắm thẳng vào giữa ngực Chu Lệ.
Chu Lệ bị màn mưa châm làm rối loạn tâm trí, đến khi choàng tỉnh lại thì đã lâm vào tình thế nguy hiểm. Y cật lực thu kiếm về, dùng "Thiên Môn Thức" phòng thủ, lưỡi của Quyết Vân móc lên mũi nhuyễn kiếm, "choang" một tiếng đẩy nhuyễn kiếm bạt sang phải, mũi kiếm quét sượt qua vai mang theo một dòng máu đỏ.
- Ối! - Thiếu nữ áo vàng bật hô lên, Trương Thiên Ý dùng chiêu hiểm thành công, đang cảm thấy đắc ý, chợt nghe thấy tiếng hô ấy, hắn sửng sốt dõi mắt nhìn lại, trông thấy mọi người trong đình đều bình an vô sự, trong lòng bỗng thấy nặng trĩu, cảm giác có điều gì đó không ổn. Hắn phâm tâm khiến cho chiêu kiếm xuất ra có phần chậm đi, Chu Lệ lấy lại tập trung, tung một chiêu "Thiên Trùng Thức", khép mở nhịp nhàng, phản công sắc bén, một tràng kiếm loát xoát liên tiếp đâm đến ép cho Trương Thiên Ý phải liên tục thoái lui.
Trong tích tắc, hai người đảo ngược công thủ, thân pháp đều nhanh đến kinh ngạc, tới lui lén lút như ma quỷ, lên xuống tựa chim Kiêu bay tít tận trời cao. Hai luồng kiếm khác nào hai tia chớp một xanh một trắng, lúc thì quấn rịt, khi lại tách ra, đong đưa biến hóa vô chừng.
Chu Nguyên Chương nhìn đến đoạn này, vuốt râu bảo:
- Hạng Vũ múa kiếm, ý nhắm vào Bái Công, còn họ Trương đây múa kiếm, ý nhắm vào quả nhân. Đã là múa kiếm, sao có thể thiếu đi âm nhạc hỗ trợ? Vi nhi, con với tiểu thái giám hợp tấu một khúc giúp cho Tứ ca của con lên tinh thần đi!
Thiếu nữ áo vàng hỏi:
- Tấu khúc nhạc nào ạ?
Chu Nguyên Chương cười đáp:
- Hãy tấu bài "Thập diện mai phục" đi!
Thiếu nữ áo vàng gật đầu, đôi tay dạo trên phím đàn như gió táp mưa sa, thoáng chốc đã nổi lên âm thanh nặng mùi sát phạt. Nhạc Chi Dương sau khi định thần lại cũng nâng sáo lên thổi, tiếng sáo vang lên sục sôi hệt như dũng sĩ rút kiếm lao băng băng trên yên ngựa, một bầu sát khí ngùn ngụt lập tức mịt mù giăng bủa.
Chu Lệ nghe được tiếng nhạc, khí thế phấn chấn, xuất kiếm càng thêm nhanh mạnh. Kiếm Quyết Vân vốn là một thanh chiến kiếm, phá quân giết tướng chém cả ngựa phi khi lâm trận. Lúc này y múa kiếm càng thêm hứng khởi, thân kiếm phát ra tiếng rung “oong oong", mỗi kiếm xuất ra đều như mang theo một trận cuồng phong quét lên người Trương Thiên Ý, chẳng những khiết cho da thịt hắn đau buốt mà còn áp chế cả thế kiếm của hắn. Trương Thiên Ý khéo léo né những đường kiếm đâm đến, tránh điểm mạnh mà tập trung đánh vào điểm yếu, thế nhưng "Dịch Tinh Kiếm" hàm chứa kỳ đạo, mỗi lần xuất kiếm đều kèm theo vài chiêu thức phía sau, phong kín hết tất thảy mọi góc độ, trải qua mấy hiệp mà Trương Thiên Ý vẫn không thể tận dụng được cơ hội, khí thế đã suy giảm vô cùng.
Lại trao đổi thêm mấy kiếm, khúc nhạc đã thổi đến đoạn "Biệt Cơ" trong bài "Bá Vương Biệt Cơ", giai điệu thê lương thương cảm. Trương Thiên Ý bị nhạc khúc này khơi gợi chuyện xưa, nhớ đến tình cảnh sinh ly tử biệt cùng cha mẹ thuở ấy trong thành Tô Châu, lòng dạ vô tình trở nên bấn loạn. Lòng đã rối, kiếm pháp cũng phát sinh kẽ hở, Chu Lệ nhìn ra điểm ấy, kiếm Quyết Vân liên tiếp đâm đến, công phá vào màn kiếm của Trương Thiên Ý.
Y quát lên: - Trúng!" - mũi kiếm lướt qua ngực trái của Trương Thiên Ý, da thịt tóe toác, máu tươi trào ra.
Trương Thiên Ý nuốt đau nhảy ngược về sau, tay phải vung kiếm loạn xà ngầu ngăn cản đường truy kích của Chu Lệ, tay trái giơ cao, hét lớn:
- Xem châm!
Chu Lệ luôn để bụng đề phòng phi châm của hắn, nghe vậy bèn thu vội kiếm rồi né sang trái, ngờ đâu Trương Thiên Ý chỉ phô trương thanh thế, đối thủ vừa lui đi, hắn bèn xoay người toan chạy. Chu Lệ quyết tâm truy đuổi không tha, phóng kiếm về phía vai lưng của hắn. Trương Thiên Ý vòng người sang phía sau một gốc phù dung, tay vung lên cao, hô to:
- Xem châm!
Chu Lệ thu kiếm tránh né, Trương Thiên Ý lại bỏ chạy về phía trước. Chu Lệ mắc mưu hai bận, trong lòng tức điên vội vã đuổi theo, chợt thấy Trương Thiên Ý vắt người trở lại, vung tay hét lên:
- Xem châm...
Chu Lệ cả giận đang định quát mắng, bỗng thấy một quầng sáng lấp lánh trong tay áo Trương Thiên Ý , trong lòng thất kinh, muốn tránh đi cũng đã muộn màng. Đúng lúc này một cơn gió từ bên hông thổi đến, trăm ngàn sợi tơ bạc như tuyết bay lung linh chặn ngang giữa hai người, tràng âm thanh "phựt phựt" vang lên liên tiếp, màn mưa châm rơi trúng tơ bạc hệt như trâu đất xuống biển, biến mất không sủi tăm.
Trương Thiên Ý nhảy bật ra sau, trừng mắt nhìn lão thái giám, gương mặt vừa ngạc nhiên vừa ngờ vực, quát lên:
- Ngươi là ai?
Lão thái giám cười nhạt đáp:
- Chỉ là một kẻ phế nhân chốn thâm cung, tên tuổi chẳng đáng nhắc làm gì!
Phất trần của lão khẽ rung lên, quét về phía trước mặt Trương Thiên Ý. Trương Thiên Ý huơ kiếm chặn lại, phất trần bay là là chạm vào lưỡi kiếm rồi quấn chặt lấy nó hệt như tơ nhện.
Gan bàn tay của Trương Thiên Ý tê dại, trường kiếm như có sự sống tự trôi tuột về phía trước, hắn hoảng hốt vận sức giữ lại, ngờ đâu một nguồn đại lực như thủy triều theo thế ùn ùn ập đến, rót xuyên vào cơ thể hắn. Bất đắc dĩ, hắn đánh phải buông chuôi kiếm, nhảy tránh về phía sau, thế nhưng nguồn nội lực còn dư lại ấy vẫn không hề suy giảm mà xâm nhập trực tiếp vào phế phủ. Tức thì, ngực Trương Thiên Ý phát đau nhoi nhói, miệng phun ra một bún máu tươi.
Hắn mới đánh có một chiêu đã bị trúng thương, từ khi thành tài đến nay chưa bao giờ gặp phải tình huống này, thầm biết đã đụng phải cao nhân bèn nhảy lùi ra sau, hay tay liên tục phóng ra hai làn mưa châm, một bắn về phía lão thái giám, một bắn về hướng mọi người ở trong đình.
Lần tập kích này không cứu không xong, lão thái giám nào dám chậm trễ, múa phất trần vùn vụt quét bay đám kim châm bắn đến, liền đó người lướt về sau mà chân tay không hề cử động, thế bay cực nhanh, trông cứ như có ai đó đang kéo lão ở sau lưng. Mọi người thấy trước mắt hoa lên, lão đã đến phía trước đình, phất trần xoay vòng thành một cơn bão, kim châm đầy trời tóc tóc rơi xuống. Phá hết kim châm, lão thái giám đưa mắt nhìn ra, bóng dáng Trương Thiên Ý chợt nháng lên rồi biến mất đằng sau một bờ tường cao.
Lão thái giám nhíu mày, quay đầu nhìn về phía Chu Nguyên Chương. Người đằng sau gật đầu, lạnh giọng:
- Không để chừa lại hậu họa!
Lão thái giám lắc mình một cái bỗng nhiên mất hút chẳng thấy đâu nữa.
Tiếng đàn ngưng lại, thiếu nữ áo vàng đứng dậy hỏi:
- Tứ ca, vết thương của anh không sao chứ?
Chu Lệ cười đáp:
- Chỉ là vết thương ngoài da, chẳng đáng lo!
Chu Nguyên Chương hừ một tiếng, lạnh lùng nói:
- Vết thương nhỏ càng phải chữa kỹ, không được chậm trễ, kẻ này quỷ quyệt gian xảo, trên kiếm chưa chắc không có điều bất thường. Mau truyền gọi thái y xem qua cho lão Tứ!
Thái giám ở bên cạnh vâng lời lui ra.
Chu Lệ cười khổ:
- Thẹn thật, thẹn thật! Nếu không có Lãnh công công suýt nữa ta đã mắc bẫy của tên họ Trương ấy rồi!
Chu Nguyên Chương trầm ngâm một lúc, chợt nói:
- Phi châm của hắn lợi hại, ngón nghề cũng khá nhiều, luận riêng về kiếm pháp thì con chưa chắc đã thua hắn. Hơn nữa, kiếm pháp lợi hại cùng lắm chỉ thắng được một người, còn binh pháp lợi hại thì chống được vạn người.
Chu Lệ kính cẩn thưa:
- Cha dạy rất phải ạ!
Chu Nguyên Chương lại nói:
- Lão Tứ, Thập Thất, các con sớm ngày mai hãy trở về phương Bắc đi!
Chu Lệ giật mình vội nói:
- Nhưng ngày mai là sinh nhật của em Thập Tam, con với Thập Thất cố ý về...
Chu Nguyên Chương ngắt ngang lời y:
- Phương Bắc tình hình chưa yên ổn, rợ Hồ cứ nhăm nhe vùng Yến Vân của ta, hai huynh đệ các con trấn thủ biên cương phương Bắc, trách nhiệm vô cùng trọng đại. Còn về Vi nhi, huynh muội các con tình cảm thắm thiết thì đương nhiên là rất tốt, nhưng nó chỉ là một con bé con, sinh nhật có tham dự hay không cũng không sao cả!
Thập thất đứng dậy còn muốn thưa gì đó, chợt thấy Chu Lê đánh mắt đến, tức thì cười khổ ghìm miệng lại không nói nữa. Chu Nguyên Chương quan sát hai người, lại thấy thiếu nữ áo vàng phụng phịu không vui liền không nhịn được cười:
- Vi nhi, sao con có vẻ mất hứng thế?
Thiếu nữ áo vàng nhẹ giọng đáp:
- Hài nhi không dám, những lời phụ hoàng nói đều hợp lý, hai vị huynh trưởng nên lấy quốc sự làm trọng! Vả lại, con gái tài đức kém cỏi, náo dám làm phiền hai đại phiên vương đến dự sinh nhật chứ.
Chu Nguyên Chương vỗ tay khen:
- Con gái ta càng hiểu chuyện càng khiến ta cưng chiều hơn. Ôi, mẹ con qua đời sớm quá, ta bận việc nước hiếm khi gặp con, nhưng cứ mỗi lần gặp thì trong lòng ta đều rất vui. Thôi được, bọn chúng đi rồi, ta sẽ dự sinh nhật con vậy, so với hai đại phiên vương thì cân lượng của người cha này thế nào nhỉ?
Chu Lệ và Thập Thất đệ vội nói:
- Phụ hoàng là đấng vạn tuế, sao có ai dám so sánh với người chứ?
Thiếu nữ áo vàng tươi tỉnh trở lại, cười rằng:
- Cha nói thiệt là bùi tai, chỉ sợ đến khi đó bận bịu việc gì lại quên mất cho coi!
Chu Nguyên Chương cười bảo:
- Nếu ta đến không được sẽ nhờ Văn nhi thay thế, có điều đã là sinh nhật thì không thể thiếu quà được! Lão Tứ, con tặng vật gì vậy?
Chu Lệ mỉm cười:
- Hài nhi tặng toàn là thứ tầm thường: một đôi ngọc như ý Hòa Điền, chín đấu trân châu Hợp Phố, hai tấm áo lông chồn tím, còn có mười bốn nhánh sâm lão Cao Ly.
Chu Nguyên Chương cười bảo:
- Mười bốn nhánh sâm lão, vậy ra mỗi tuổi vừa với một nhánh à? Còn Thập Thất, con tặng thứ gì?
Thập Thất đệ cười đáp:
- Em Thập Tam có hứng thú với âm nhạc, con bỏ công chế tạo ra một thanh cổ cầm tặng cho em gái xem như quà mừng!
Chu Nguyên Chương trỏ vào thanh cổ cầm ở trước đình:
- Là nó đây à?
Thập Thất đệ đáp:
- Phụ hoàng sáng suốt!
Chu Nguyên Chương đứng dậy, tay khẽ lướt nhanh trên tơ đàn, một chuỗi âm thanh ngân lên tinh tinh tang tang tựa như suối chảy ngọc lăn, ông không kềm được gật gù:
- Đàn tốt, có tên gọi không?
- Thưa có! - Thập Thất đệ trả lời: - Tên nó là Phi Bộc Liên Châu (*)
(ND chú: nghĩa là thác đổ không ngừng)
Chu Nguyên Chương mỉm cười phán:
- Cái tên này hợp lắm!
Quay sang thiếu nữ áo vàng, ông hỏi:
- Vi nhi, hai vị huynh trưởng của con, người tục kẻ nhã, thứ gì hay ho cũng giành hết cả rồi, con nói xem cha phải tặng vật gì cho con mới phải đây?
Thiếu nữ chớp mắt, cười thưa:
- Nếu cha muốn độc đáo khác lạ, chi bằng tặng cho con một người đi!
Chu Nguyên Chương sửng sờ hỏi:
- Là người nào?
Thiếu nữ chỉ vào Nhạc Chi Dương, t
Phía trước, hành lang ngoằn ngoèo uốn lượn, lối rẽ nhiều vô kể, chốc chốc lại có cành hoa bụi cỏ rậm rạp chắn lối, chốc chốc lại bị tường cao vách đứng sừng sững chèn hai bên. Chẳng rõ đã chạy trốn được bao xa, Nhạc Chi Dương mỏi nhừ cả hai chân, tim phổi như muốn nổ tung, đành phải ngừng lại gập người thở hào hển. Thở một lúc, gã ngoảnh đầu quan sát xung quanh, này đây mái nhà trùng trùng, hành lang dài lượt thượt, trông sắc đêm mịt mùng vô tận chẳng biết mình đã lạc thân đến nơi nào.
Nhạc Chi Dương cảm thấy ngả lòng, chán nản ngồi phịch xuống mặt đất. Gã đã bị lạc trong cung, chỉ đành đợi đến khi trời sáng mới có thể tính tiếp.
Một đêm này đã chịu đủ mọi kinh hoàng, giờ phút này thoát khỏi hiểm cảnh, cơn mệt mỏi bỗng đâu ập đến như thủy triều. Đang lúc mơ màng thiếp đi, gã chợt nghe xa xa vẳng đến một khúc đàn, khúc đàn ấy là bài "Ô Dạ Đề", người khảy đàn tay nghề tuyệt diệu, thế gian hiếm thấy. Cổ cầm mà người ấy sử dụng có âm sắc trong trẻo, êm ả như ngọc, mượt mà như suối, lúc thì như rừng vọng thông reo, khi lại như thung sâu vẳng tiếng, thoắt trầm thoắt bổng, không hề lẫn chút tạp âm.
Nhạc Chi Dương vốn đam mê âm nhạc bèn lắng nghe say sưa, cơn buồn ngủ cũng vô tình tan biến mất. Nghe đến đoạn tinh tế, gã không kềm được hạ sáo xuống, nương theo nhịp đàn mà gõ nhè nhẹ lên mặt đất. "Ô Dạ Đề" được vị nhạc sư lừng lẫy của Nam triều là Vương Nghĩa Khánh biên soạn, trong tiếng đàn trong vắt lại thấp thoáng nỗi niềm ai oán. Đoạn vút cao tựa tiếng chim kêu thê thiết trên bầu trời đêm ở núi hoang, đoạn quyến luyến như thể rủ rỉ chuyện trò qua lớp rèm châu mỏng mảnh, kỹ năng của người khảy đàn ảo diệu càng làm cho mối sầu thương ly biệt thêm ray rứt tâm can.
Nhạc Chi Dương tính khí trẻ con, nghe một lúc chỉ cảm thấy xốn xang trong lòng, quên mất bản thân đang gặp nguy hiểm. Tiếng đàn vừa vơi đi, gã không nhịn được bèn nâng sáo lên thổi ngay bài "Hải Thanh Nã Nga"(*), khúc nhạc này xuất xứ từ phương Bắc, nói về các loại thú vui như rong ngựa trên sa mạc, giương cung dài bắn chim lớn, thả thần ưng bắt ngỗng trời... Khúc nhạc này mạnh mẽ hào hùng, khai thoáng tâm hồn. Nhạc Chi Dương hào hứng thổi, thanh sáo như chia làm hai giai điệu, một như chim ưng bay vút lên trời xanh, một như thiên nga hòa vào làn mây trắng; một điệu sắc sảo sôi nổi, một điệu phẫn uất ngút trời, hai giai điệu khi cao khi thấp, đuổi bắt luân phiên.
(ND chú: Hải Thanh còn gọi là Hải Đồ Thanh, một giống chim dữ được tộc Nữ Chân suy tôn là Vạn Ưng chi Vương, về sau giống chim này sẽ xuất hiện trong quyển 3)
Tiếng sáo vừa trỗi lên, tiếng đàn bỗng nhiên lặng phắt, Nhạc Chi Dương thổi đến đoạn tuyệt diệu, hai giai điệu như hòa lẫn làm một, âm sắc dập dồn, tiếng sáo reo rắt mênh mang, vút thẳng lên tầng không, lãng đãng mấy vòng trên bầu trời đêm mới kết thúc.
Tiếng sáo vừa vơi đi, tiếng đàn lại cất lên, tấu một khúc "Bình Sa Lạc Nhạn", giai điệu nhẹ nhàng thanh thoát, ý tứ phóng khoáng bất cần, giống như chim nhạn mùa thu chao lượn trên sông, sóng gợn nhấp nhánh, ven sông cát trải dài như lụa, nhạn bay lúc cao lúc thấp, lên xuống hòa ca, đàn đến đoạn tài tình nghe hệt như mấy chục con nhạn lớn đồng thanh hợp xướng.
Nhạc Chi Dương nghe thấy khoan khoái, hồn như đắm chìm vào trong khúc nhạc, hoàn toàn quên khuấy đi bản thân, mãi đến khi bầy nhạn bay mất, nhạn lẻ nỉ non, khúc "Bình Sa Lạc Nhạn" rơi vào lặng im, lúc này gã mới đưa sáo lên miệng thổi bài "Hạc Minh Cửu Cao", tiếng sáo tựa thể một cánh hạc côi cút giữa bầu trời thăm thẵm đang cất tiếng kêu lảnh lót vọng khắp không trung.
Lúc sáo nổi thì tiếng đàn ngưng lại, Nhạc Chi Dương vừa thổi xong, tiếng đàn lại cất lên nối tiếp, đàn vang một khúc "Long Tường Thao" hệt như một chú rồng đang bay cao, bồng bềnh biến ảo, vô cùng sặc sỡ.
Nhạc Chi Dương lặng im nghe xong, thổi đáp lại bài "Thu Hồng", điệu nhạc tự nhiên phóng khoáng, hệt như một cánh chim Hồng thỏa sức giang cánh bay đến muôn nẻo. Nhưng gã thổi còn chưa xong, tiếng đàn bỗng dạt dào mênh mang trỗi dậy một khúc "Ngư Ca", như có một chiếc thuyền lá dạo chơi khắp giang hồ, rong ruổi đến những nơi chốn xa xăm, thậm chí còn vượt cả "Thu Hồng" khi nãy.
Nhạc Chi Dương vốn là tên ngốc, nghe ra đối phương có ý so tài với mình, gã tuổi trẻ hiếu thắng, khi tiếng đàn vừa ngưng liền tức tốc thổi lên khúc "Tiều Ca", âm thanh dạt dào trong trẻo, thêm vào ý tứ mặc kệ sự đời, tâm hồn chỉ vui thú với trời trăng mây gió. Không đợi "Tiều Ca" kịp tấu xong, tiếng đàn lại tình tang cất lên mang theo âm điệu xa xưa, Nhạc Chi Dương thoáng lặng người, nghe ra đây chính là khúc "Cao Sơn" do cầm thánh thời thượng cổ là Bá Nha soạn tấu. So với đời sau, khúc nhạc này có phần đơn giản, thế nhưng phàm những điều lớn lao thường giản dị, khúc nhạc này càng đơn giản thì càng không dễ trình tấu, vậy mà vào tay người khảy đàn này rồi, một loại khí chất ung dung cứ tự nhiên bộc lộ, uy nghi như núi cao thành lớn, cuồn cuộn như gió mạnh lùa rừng cây, cứ khinh trời ngạo trăng như thế, mà lại vô cùng thuần khiết. Nhạc Chi Dương không chịu yếu thế, khúc đàn vừa khảy xong, lập tức nâng sáo thổi lên bài "Lưu Thủy". Cao sơn-lưu thủy, từ xưa đã gắn liền cùng nhau, "Thượng thiện nhược thủy"(*), không gì có thể ràng buột, rất hợp với tính tình Nhạc Chi Dương, vì trùng tâm hợp ý nên thổi đến hứng khởi tuôn trào, dạt dào tựa thác đổ suối tuôn, lại như nước luồn khe nhỏ, khởi - thừa - chuyển - hợp(**) liên miên không dứt, khiến người ta phải suy nghĩ hồi tưởng, nghe mà quên cả mỏi mệt.
(ND chú:
-(*)Câu trích từ "đạo đức kinh" của lão tử, ý chỉ việc hành thiện cũng như tính chất dòng nước chảy: tĩnh tại, không tranh cầu, không bị ràng buột bởi bất cứ thứ gì...
- (**)Thứ tự cách viết văn thời xưa: khởi là bắt đầu, thừa là tiếp đoạn trên, chuyển là chuyển tiếp, hợp là kết thúc)
Bài nhạc thổi đến non nửa, tiếng đàn bất chợt nổi lên, âm sắc hài hòa, chính là một khúc "Ngư Tiều Vấn Đáp", giai điệu thong dong dặt dìu, không hề có ý khiêu khích mà trái lại ngầm tỏ vẻ cầu hòa. Nhạc Chi Dương ngạc nhiên, tiếng sáo cũng lẳng lặng đổi sang "Ngư Tiều Vấn Đáp". Gã và người khảy đàn chưa hề gặp gỡ, lúc này đàn sáo hợp tấu, quả là hẹn ước ngầm hiếm thấy. Đến đoạn "Vấn Đáp", tiếng đàn chuyên hỏi, ý tứ sâu xa; tiếng sáo chuyên đáp, tâm tình thoải mái. Một bên như núi cao ngút ngàn, một bên tựa nước bể dào dạt, dập dờn bay trên bầu trời kinh thành như mang đến ý vị thiên nhiên, khiến cho người nghe thẩn thờ suy tưởng.
Khúc nhạc đã tấu xong nhưng dư âm vẫn chưa dứt, Nhạc Chi Dương thả sáo xuống, bên tai lặng yên phăng phắc, khúc nhạc vừa rồi còn lãng đãng thật lâu trong lòng gã. Gã đứng trong góc khuất một con hẻm dài, ngơ ngẩn chẳng buồn động đậy. Ánh trăng bàng bạc như nước xuyên qua mái hiên soi rọi xuống, hắt bóng của gã thành một vệt dài sau lưng. Gió đêm vi vút, hơi lạnh giăng đầy, Nhạc Chi Dương hệt như rơi vào mộng ảo, quên mất bản thân đang ở chốn nào.
Bất chợt, sau lưng vọng đến tiếng bước chân, Nhạc Chi Dương như kẻ vừa tỉnh mộng quay đầu lại. Xa xa có hai ngọn đèn lập lòe lướt đến, ánh lửa mập mờ soi tỏ hai gã đàn ông mình vận áo hoa, khuôn mặt xinh đẹp, da thịt trắng mịn, tuy nhiên thần thái thì lạnh như băng hệt như đeo mặt nạ. Nhạc Chi Dương trông thấy hai kẻ nọ, trong lòng quýnh quáng, vốn muốn quay người bỏ chạy, nhưng vừa rồi gã thổi sáo gần như đã cạn kiệt tinh thần, nhìn hai kẻ nọ bước đến gần cũng chẳng còn dũng khí đâu mà chạy trốn.
Hai kẻ nọ ngừng lại, người bên trái lia mắt xuống thanh sáo dài trong tay Nhạc Chi Dương, vẻ mặt của y hết sức hoang mang, ngập ngừng một lúc mới hỏi:
- Vừa rồi... là ngươi thổi sáo đấy à?
Nhạc Chi Dương miễn cưỡng gật đầu, hai người nọ đánh mắt nhìn nhau, người bên phải cười bảo:
- Nhóc con, đi theo bọn ta một chuyến!
Nói rồi, hai kẻ nọ chia nhau ra hai bên, kẹp lấy Nhạc Chi Dương vào giữa.
Nhạc Chi Dương rầu muốn thối ruột, thầm biết tự tiện xâm nhập cung cấm là tội chết, vốn phải che giấu tung tích mới phải, dè đâu nổi hứng đột xuất mà thổi sáo oang oang, mấy khúc nhạc vừa rồi trỗi lên chỉ sợ cả tòa Tử Cấm Thành đều bị kinh động hết. Hôm nay gã rơi vào tay người, có chết cũng đáng đời, chỉ tiếc trước khi chết không thể thông báo cho người nhà, để lát nữa đây bị người ta chặt đầu rồi, cha cũng chẳng biết gã chết ở xó xỉn nào mà hốt cốt.
Đi vòng vo một hồi, trong rừng cây rậm rạp chợt lan ra mùi gỗ đàn hương lẫn trong hương hoa ngan ngát khiến người ta mê mẩn đắm say. Nhạc Chi Dương thẩn thờ, ngỡ rằng mình vẫn còn đương trong cơn mộng, gã vật vờ rảo qua một bụi râm bụt, chợt trông thấy một tòa đình nhỏ được xây bằng gỗ trầm hương, bốn bên góc cột đều treo đèn lồng, dưới ánh đèn thấp thoáng mấy người đang ngồi, phía trước đình có đặt một thanh cổ cầm đen bóng.
Chợt nghe có người "Ồ" một tiếng, cất lên giọng nói mềm mại:
- Sao cơ, người thổi sáo là y à?
Nhạc Chi Dương theo tiếng ngước nhìn, người vừa lên tiếng là một thiếu nữ mặc áo vàng, vẻ trạc tuổi với gã, đang ngồi ngay sau thanh cổ cầm. Thiếu nữ có chiếc cằm thon thon, đôi má phúng phính, mỏng manh tựa hoa sen vừa hé nở; đôi mắt hạnh long lanh như nước, tròn xoe ngắm nhìn Nhạc Chi Dương; hàng chân mày của cô đen dài, khẽ uốn nhẹ lên mái, làm cho gương mặt tươi tắn thêm mấy phần sắc sảo.
- Hóa ra là một tên thái giám à?
Gã đàn ông bên trái thiếu nữ hừ lên một tiếng, sắc mặt tỏ vẻ khinh miệt. Tuổi y áng chừng bốn mươi, mặt vuông mày dày, ánh mắt dữ tợn, bộ râu đen nhánh bay phất phơ theo gió.
- Quái lạ, trong đám thái giám mà cũng có người như vầy à?
Chàng trai vừa tiếp lời khoảng hơn hai mươi tuổi, dung mạo anh tuấn ngầm chứa vẻ phong lưu, trên mặt đeo theo nét cười như có như không, làm cho người ta nảy sinh cảm giác gần gũi.
Hai người cứ luôn mồm xưng hô thái giám, Nhạc Chi Dương lấy làm lạ bèn cúi đầu nhìn xuống, bỗng nhiên sáng tỏ, hóa ra áo bào mà gã mặc trên người tuy màu sắc không giống với hai tên thái giám bưng đèn kia nhưng về kiểu dáng thì tương tự. Ngẫm lại ban nãy, hai kẻ mà Trương Thiên Ý giết chắc cũng là thái giám nốt.
Chợt nghe người đàn ông trung niên cất tiếng:
- Thập thất đệ à, cưỡi ngựa bắn tên thì chú thua anh, nhưng về khoảng chơi đàn thổi sáo thì anh không sánh với chú được. Âm nhạc anh chỉ biết lõm bõm, nhưng chú nói tay sáo của tên tiểu thái giám này vô đối ở kinh thành thì có phần phóng đại hơi lố. Thợ sáo trong kinh này nhiều vô kể, y mới có tí tuổi đầu như thế làm sao đọ với người khác được?
Chàng trai anh tuấn cười đáp:
- Đệ chỉ thuận miệng nói vậy thôi, em Thập Tam cùng y đấu qua mấy khúc nhạc, lời của muội ấy là đáng tin nhất!
Thiếu nữ liếc nhìn Nhạc Chi Dương, khúc khích cười:
- Tứ ca, em gái kiến thức có hạn, trước giờ những tiếng sáo mà em từng thưởng thức dường như không qua được người này!
- Thật à? - Vị tứ ca nọ dời mắt sang chăm chú nhìn Nhạc Chi Dương: - Thổi sáo hay như vậy, sao ngươi không đến phường nhạc làm thầy nhạc, lại vào cung làm thái giám chi vậy?
Ánh mắt của y vô cùng đáng sợ, Nhạc Chi Dương trong lòng đang chứa việc bất chính, tức thì cúi rạp đầu xuống. Chỉ nghe thiếu nữ cười nói:
- Tứ ca, anh đừng có dọa người ta nữa! Phải rồi, tiểu thái giám, ngươi tên là gì? Làm việc dưới quyền vị công công nào?
- Ta... - Nhạc Chi Dương đổ mồ hôi đầy trán, cả người mềm oặt, lời thoát ra cửa miệng cứ vo ve như tiếng muỗi: - Ta tên Nhạc... Là... Là...
Gã rất muốn chế bừa ra một cái tên để lừa cho qua chuyện, nhưng lại chẳng biết gì về thái giám trong cung, cho dù có nghĩ đến nát óc cũng bói không ra một người nào.
- Thôi đi! - Thập Thất đệ lắc lắc đầu, mặt lộ vẻ thất vọng: - Có câu "Sáo ví như người", tên tiểu thái giám này thổi sáo thì lưu loát, nhưng tính nết lại chẳng ra gì!
Tứ ca cười ngoác mồm, cao giọng bảo:
- Y thiếu mất cặp trứng, còn có cái nết rắm chó nào nữa?
Tứ ca vừa nói xong, bỗng nghe một giọng nói trầm tĩnh cất lên:
- Tứ thúc, nam nữ có điều khác biệt, Thập Tam cô ở trước mặt, xin thúc cẩn trọng lời nói!
Nhạc Chi Dương dõi mắt nhìn ra, bên dưới bóng râm đằng sau Tứ ca là một chàng trai trẻ tuổi đang ngồi, trang phục chỉnh tề, thần thái dè dặt, nói xong câu này hắn như có chút không yên, bèn xoa xoa tay hướng mắt đi nơi khác.
Tứ ca liếc mắt nhìn chàng trai nọ, khẽ mỉm cười rồi ngân giọng nói:
- Thái tôn điện hạ đã có lời, ta nào dám không nghe?
Nói rồi, y chuyển hướng sang thiếu nữ áo vàng, nhạt giọng bảo:
- Thập tam muội đừng trách, Tứ ca là người thô lỗ, người thô lỗ nói lời thô bỉ, em chớ để bụng làm gì!
Thập Thất đệ tiếp lời cười mà rằng:
- Hay cho người thô lỗ, chỉ bằng hai từ ấy thôi mọi chuyện đều quấy quá cho qua được!
- Cũng chưa chắc! - Tứ ca nửa đùa nửa thật: - Hoàng thái tôn trời sinh sáng suốt, trò hề nhỏ này của ta sao có thể quấy quá được? Thái tôn điện hạ, chẳng bằng để ta quỳ xuống khấu đầu với Thập Tam muội để chuộc lại lời sai?
Chàng trai dè dặt ấy vội vã xua tay, luôn mồm bảo:
- Tứ thúc nghĩ nhiều rồi, chẳng qua cháu chỉ thuận miệng nói thôi!
Tứ ca mỉm cười:
- Chữ "Thúc" này ta nào dám nhận, thái tôn điện hạ nếu thích chỉ cần gọi “Chu Lệ" là được.
Chàng trai dè dặt ấy vội nói:
- Không dám, không dám!
- Sao lại không dám? - Chu Lệ lớn tiếng: - Ta ngốc già chừng này cùng lắm chỉ là một Phiên Vương, ngài dưới một người trên vạn người, tương lai thừa kế ngôi vua, hy vọng ngài hãy nương tay chừa cho ông chú này một đường sống!
Chàng trai dè dặt ấy trầm ngâm một thoáng, chua chát nói:
- Tứ thúc sao lại nói vậy? Chú và cháu vai vế tuy khác biệt nhưng đều là con cháu họ Chu, chẳng lẽ cháu lại gây bất lợi cho chú ư?
- Quân vô hí ngôn, điện hạ mai này đăng cơ, đừng quên mấy lời ngày hôm nay! Cái mạng nhỏ này của vi thúc nằm cả trong ý muốn của điện hạ đấy.
Chàng trai dè dặt ấy nhảy bật dậy, trừng mắt nhìn Chu Lệ vẻ giận dữ. Thập Thất đệ vội can:
- Thái tôn điện hạ, Tứ ca thích nói đùa, cháu đâu phải không biết.
Thiếu nữ áo vàng cũng chêm vào:
- Đúng vậy, mọi người đều vì ta mà đến, nếu như làm tổn thương đến hòa khí, bảo ta làm sao mà an lòng cho được!
Chàng trai dè dặt ấy cười khổ, chấp tay thưa với thiếu nữ áo vàng:
- Thập Tam cô đừng trách, Doãn Văn thất thố rồi. Tứ thúc đêm nay chẳng hiểu sao cứ nhăm nhe chĩa mũi dùi vào cháu, cháu mà nhịn nữa thì thật là uất ức!
Thiếu nữ áo vàng mỉm cười với hắn, dưới ánh trăng tựa như đóa hoa lan e ấp nở. Cô định lên tiếng khuyên giải, chợt nghe Chu Lệ lạnh lùng nói:
- Điện hạ gọi sai rồi, không phải Tứ thúc mà là Chu Lệ!
- Tứ ca... - Thiếu nữ áo vàng lộ ý trách cứ.
Chu Lệ đưa mắt nhìn trời, nở nụ cười nhạt. Chàng trai dè dặt ấy nhíu chặt mày, vừa định lên tiếng, ánh mắt vô tình lướt qua một người, mặt mày lập tức kinh ngạc, hai tay rũ xuống, khẽ giọng gọi:
- Tổ phụ!
Mọi người không khỏi biến sắc, lần lượt quay đầu nhìn lại. Dưới bóng hoa đằng xa, một ông già tóc bạc đang đứng lặng yên, cằm dưới nhô ra ngoài, đôi má vừa gầy vừa dài, đoán chừng thuở nhỏ từng mắc bệnh đậu mùa, về già những vệt nám đen nổi lên chi chít khắp mặt càng làm cho ông thêm vẻ lạnh lùng đáng sợ.
Y phục của ông đơn giản không màu mè, người khoác áo vải xám, đầu đội mũ Đông Pha(*), dung mạo tuy có phần xấu xí nhưng thân thể thì lại cao lớn tựa như một cánh diều hâu no nê chực bay. Ông tùy ý đứng tại nơi đó, tỏa ra một luồng khí thế áp bức. Mọi người ai nấy đứng bật cả dậy, chăm chú nhìn ông với thái độ cung kính.
(ND chú: mũ Đông Pha tất nhiên là do Tô Đông Pha sáng tạo ra rồi, dạng mũ này đan bằng trúc, vành rộng, có khi may thêm vải mỏng phủ xuống để che nắng)
Chàng trai anh tuấn định mở lời, ông lão bèn xua xua tay bước đến gần. Trong bóng râm đằng sau lặng lẽ xuất hiện một vị thái giám già nua, thân hình tiều tụy, áo trắng lóa mắt, tay cầm một cây phất trần, cun cút đi theo đuôi ông lão nọ. Hai người dường như đã trải qua tập luyện, nhấc chân hạ cẳng đều tăm tắp như nhau không sai lấy một li.
Nhạc Chi Dương trố mắt ngây người nhìn ông lão, bất chợt đám thái giám ở bên cạnh quỳ rạp xuống đất, một kẻ trong số chúng giật giật chéo áo của gã, quát khẽ:
- Muốn chết hả? Mau quỳ xuống!
Nhạc Chi Dương chưa kịp hoàn hồn, ông lão áo xám đã hướng mắt đến, từ tốn hỏi:
- Thằng bé kia, ngươi họ Nhạc à?
Nhạc Chi Dương khẽ gật đầu, ông lão nhướng cao hàng mi dài:
- Nhạc Thiều Phượng là gì của ngươi?
Nhạc Chi Dương ngớ ra, buột miệng đáp:
- Là cha nuôi của ta...
Lời vừa thốt ra gã lập tức hối không kịp, thầm nghĩ xâm nhập hoàng cung đã là tội lớn, có thể liên lụy đến cửu tộc. Lần này thì hay hớm rồi, không đánh mà tự khai, gã chẳng bỏ cái mạng quèn của mình thì chớ, còn làm dính dáng đến cả cha nữa.
- Lão là cha nuôi nhà ngươi à? - Ông lão chăm chăm nhìn Nhạc Chi Dương, ánh mắt hết sức khác thường, nhìn thì có vẻ u ám lạnh nhạt nhưng trong đáy mắt dường như ẩn chứa một ngọn lửa hừng hực: - Lão chưa chết à?
Câu hỏi này quá sức vô lễ, Nhạc Chi Dương trừng mắt nhìn ông lão, lòng sục sôi lửa giận. Ông lão lại mỉm cười, xoay người ngồi xuống, thong thả hỏi:
- Ai là người phụ trách dạy dỗ thái giám mới nhập cung vậy?
Một tên thái giám run giọng thưa:
- Bẩm, là Nghê Minh Bảo Nghê công công!
Ông lão gục gặc đầu, đều giọng bảo:
- Truyền ý chỉ của ta, tiểu thái giám hành vi xấc xược, ánh mắt vô lễ, đủ thấy Nghê Minh Bảo làm việc tắc trách, không biết quản giáo; đánh cho hắn một trăm trượng, nếu như không chết thì chuyển đi Quỳnh Châu sung quân.
Tên thái giám nọ run rẩy cả người, khẽ hỏi:
- Còn tên tiểu thái giám này?
Ông lão lạnh lùng gắt:
- Ta tự có sắp xếp!
Tên thái giám không dám hỏi nữa, lập tức bò lê về phía sau. Ông lão này khí thế dọa người, một câu nói quyết định sống chết kẻ khác. Nhạc Chi Dương mặt mày trắng bệch nhìn ông ta, trống ngực vỗ phình phịch, bỗng gã nhớ đến cách xưng hô của chàng trai dè dặt kia, lại trông vẻ mặt của mọi người, trong đầu chợt lóe lên suy nghĩ, buột miệng bật hô lên:
- Ông... Ông chính là Chu Nguyên Chương?
Câu nói này y như một tảng đá lớn rơi thẳng xuống nước, làm hàng tràng mắng nhiếc "To gan, láo xược..." rộ lên như ong vỡ tổ. Nhạc Chi Dương mặt nóng như lửa đốt, tay chân lại trở nên rét cóng. Gã mím chặt môi, thầm nghĩ mình dám gọi thẳng tên hoàng đế ra như vậy, giờ đây không chết mới gọi là lạ.
Đang lúc nghĩ ngợi, Chu Nguyên Chương bỗng phất tay lên, tiếng chỉ trích dần dà lắng xuống, mé đình trầm hương hệt như một ngôi mộ cổ tăm tối, chỉ nghe tiếng dế râm ran gáy vang.
- Không sai! - Chu Nguyên Chương trừng mắt nhìn Nhạc Chi Dương cười nhạt: - Ta chính là Chu Nguyên Chương, có điều phải nói rằng suốt hơn hai mươi năm qua chẳng ai dám gọi đến cái tên này nữa.
Nhạc Chi Dương há hốc mồm, một luồng khí lạnh chẹn cứng nơi ngực. Lòng gã chỉ cảm thấy tuyệt vọng, từng nghe nhiều lời đồn rằng lão hoàng đế này giết người như ngóe, từ khi hiểu chuyện đến nay, gã chẳng biết đã chứng kiến bao nhiêu người đầu lìa khỏi cổ.
- Tên đặt ra là để cho người gọi - Chu Nguyên Chương hờ hững tiếp lời: - Kẻ nào không dám gọi, nếu không vì nịnh hót thì cũng do sợ hãi ta, suốt ngày cứ vạn tuế tới vạn tuế lui, nghe mà ngấy tận cổ. Người chứ có phải rùa đâu, ai mà sống đến vạn tuổi cho nổi? Tháng rồi có một lão đạo sĩ luyện đơn dâng lên một bình đơn dược, nói là thuốc bất tử uống vào có thể trường sinh. Các ngươi đoán xem, ta xử trí hắn như thế nào?
Ông nói xong mỉm cười, ánh mắt rảo qua mọi người. Ai nấy đều kiêng dè không dám đáp lời.
Chu Nguyên Chương thoáng chút thất vọng, ánh mắt nhìn sang Nhạc Chi Dương, cười hỏi:
- Thằng bé kia, giả là ngươi, ngươi sẽ làm thế nào?
Chàng trai dè dặt kia nghe xong tái mặt, vội thưa:
- Tổ phụ, tên tiểu thái giám này là hạng gì, sao có thể đánh đồng với người được?
Chu Nguyên Chương phẩy tay:
- Cứ nói đi, cần gì phải nghiêm túc như thế. Doãn Văn à, cháu thì có thừa hiếu nhân, nhưng lại chưa đủ phóng khoáng. Về điểm này cháu phải theo học hỏi Tứ thúc và Thập Tứ thúc.
Chu Doãn Văn xụ mặt đi, đành miễn cưỡng gật đầu.
Chu Nguyên Chương nhìn Nhạc Chi Dương, mỉm cười:
- Thằng bé kia, đừng sợ, cứ nói những gì ngươi nghĩ.
Nhạc Chi Dương bụng dạ trẻ con, thấy ông lão thái độ thân thiện, đột nhiên bạo gan suy nghĩ rồi lớn tiếng thưa:
- Nếu là nô tài, nô tài sẽ bắt hắn uống viên thuốc bất tử ấy, sau đó sai người giám sát thử xem hắn có chết hay không!
Chu Nguyên Chương mỉm cười, quay sang Chu Lệ:
- Còn lão Tứ thì sao?
Chu Lệ đáp:
- Trước tiên con để hắn uống thuốc, sau đó bỏ đói hắn một hai tháng, để xem hắn có chết không?
Cách thức này còn hơn cả thử thuốc, vốn dĩ là giết người. Nhạc Chi Dương nghe mà lạnh toát cả người, Chu Nguyên Chương lại gật gù:
- Quả nhiên là lão Tứ, cách làm giống hệt ta. Tiếc là tên đạo sĩ ấy chịu đựng không nổi, chưa đến bảy ngày đã chết đói lăn quay. So ra, các đời vua kiệt xuất như Tần Thủy Hoàng, Hán Vũ Đế, Đường Thái Tông đều say mê tiên đạo trường sinh, há chẳng phải là ngu muội quá thể!
Chu Lệ cười bảo:
- Cha đánh đuổi giặc Thát, công lao bao trùm Hoa Hạ. Hôm nay thiên hạ thái bình, bốn cõi thần phục, luận về công đức còn vượt xa cả triều đại Hán-Đường!
Chu Nguyên Chương chỉ mỉm cười không ừ không hử, lại nói với Nhạc Chi Dương:
- Nhạc Thiều Phượng là người quen cũ của ta, ngươi lưu lạc đến chốn này, ông ta có biết hay không?
Nhạc Chi Dương lắc đầu, Chu Nguyên Chương lại hỏi:
- Nghề sáo của ngươi là do ông ta dạy à?
Nhạc Chi Dương bất đắc dĩ gật đầu. Chu Nguyên Chương lặng suy giây lát, thở dài:
- Đáng tiếc, đáng tiếc!
Lão liên tục than đáng tiếc rồi bảo:
- Thằng bé kia, ngươi thổi được "Phi Long Dẫn" chứ?
"Phi Long Dẫn" hay còn gọi là khúc "Khởi Lâm Hào", vốn là khúc hát ngợi ca Chu Nguyên Chương từ buổi nghèo hèn ban sơ đến lúc bình định được thiên hạ. Theo Nhạc Chi Dương nhận thấy, khúc hát này có thừa hào hùng nhưng lại thiếu đi uyển chuyển, cũng không thể xem là một điệu nhạc hay. Gã bèn đáp:
- Thổi được!
- Tốt lắm! - Chu Nguyên Chương gật gật đầu: - Ngươi mau thổi một khúc cho ta nghe!
Thiếu nữ áo vàng nói:
- Cha, người thiên vị quá, chỉ muốn nghe sáo mà không chịu thưởng đàn ư?
Chu Nguyên Chương dời mắt sang thiếu nữ nọ, lộ ra vẻ yêu chiều:
- Vi nhi, cha mà có ưu ái thì cũng chỉ ưu ái mỗi mình con thôi! Ban nãy ta nghe bọn con hòa tấu đàn sáo mà sảng khoái lắm, thôi được, hai đứa lại hòa tấu một khúc đi!
Thiếu nữ áo vàng dẩu môi cười, liếc mắt nhìn sang Nhạc Chi Dương rồi hếch mũi chun môi làm mặt xấu. Nhạc Chi Dương đỏ mặt tía tai, trong lòng càng thêm luống cuống, đưa sáo lên miệng liên tục thổi sai mấy nốt nhạc. Gã chợt thấy Chu Nguyên Chương nhíu mày nhìn sang, lúc này mới rùng mình củng cố lại tinh thần, trỗi lên những điệu nhạc đầu tiên, thiếu nữ áo vàng cũng chỉnh dây dạo phím cùng hòa theo nhịp.
"Phi Long Dẫn" là nhã nhạc của Đại Minh, khí thế hào hùng rộng lớn, được nhiều người tôn kính, lúc này tiếng đàn và tiếng sáo cùng cất lên, không khí xung quanh thoáng trở nên nghiêm túc. Thập Thất đệ vươn người đứng dậy, cười vang:
- Phụ hoàng, hài nhi bất tài, dám xin người cho con hát một khúc trợ hứng cho phụ hoàng!
Chu Nguyên Chương gật đầu đáp:
- Được!
Thập thất đệ ưỡn ngực đứng thẳng, chăm chú nhìn trời, lắng nghe khúc nhạc dần dần lên cao, bất chợt cất tiếng hát:
Trung Hoa ngàn năm sinh thánh chủ
Vượng khí hừng hực tựa hổ rồng
Chốn Hoài Tây giương kiếm nổi bão giông
Hùng binh trăm trận phá tan cường bạo
Dẫu nóng lạnh trên yên ngựa vẫn cười ngạo
Thảy ba quân đều chia ngọt sẻ bùi
Dẹp nhiễu nhương, đem lại cảnh yên vui
Trừ bạo an dân, công lao như Thang-Vũ
Giọng hát của y du dương, làn hơi phát ra từ tận đáy lòng, trong trẻo âm vang, dậy khắp bầu trời đêm lồng lộng.
Chu Nguyên Chương ngồi ở giữa đình, đôi mắt khép hờ, tay phải khẽ khua lên đầu gối theo từng nhịp hát, thái độ lạnh lùng đã biến đi mất, bao nhiêu loại thần sắc cứ lần lượt như nước trôi qua đầu mày khóe mắt của ông, khi thì vui vẻ, lúc lại ôn hòa, chốc bỗng phấn chấn, thoắt lại cảm thương. Khoảnh khắc ấy, ông lão đã ngoài bảy mươi này không còn là một vị vua vô tình nữa mà như trở thành một ông già bình thường đang hồi tưởng lại câu chuyện cuộc đời mình. Ông nổi dậy từ chốn tiện bần, vì sinh tồn mà chém giết, trải qua bao phen sống chết, vứt bỏ cả thất tình lục dục, cuối cùng cũng trấn áp được quần hùng, ngồi vững trên đỉnh giang sơn. Tiếc rằng ngày vui ngắn chẳng tày gang, thời gian như bóng câu qua cửa sổ, một đời lỗi lạc kiệt xuất rồi cũng có lúc phải già đi, tóc sương điểm bạc, mặt hằn nếp nhăn, người khác làm sao biết ông phải gắng gượng bao nhiêu sức lực mới có thể đứng thẳng lưng trước mặt mọi người. Chỉ vì năm rộng tháng dài, ngay cả ký ức cũng dần phôi phai đi cả, rất nhiều chuyện cũ người xưa giờ đã trở nên nhòa nhạt, bao nhiêu cảm xúc buồn vui thuở sáng nghiệp thấp thoáng như ánh trăng lạnh trôi tuột qua khỏi kẽ tay trong mỗi đêm nằm mơ lại.
"Phi Long Dẫn" tấu xong, Nhạc Chi Dương đang định hạ sáo xuống, tiếng đàn bất chợt nhẹ nhàng thay đổi, hóa thành giai điệu "Phong Vân Hội". Gã liếc nhìn người thiếu nữ ấy, kiên nhẫn nối sáo hòa nhịp. Thập Thất đệ cũng cất giọng hát theo:
Từ lũy ngọc nhìn phố thị ven sông
Mây gió kia vần vũ khắp dinh rồng
Trên tháp thuyền, này dọc ngang long hổ
Nhả pháo rồi, lục giáp cũng thành không
Bắt sống tướng, dẹp tan lũ mọi rợ
Thảy mừng vui thắng cá dữ hung tàn
Khắp ba quân dũng khí ngập tràn lan
Một bộ giáp cả sơn hà yên ổn
Đất Trung Hoa nay quy về chung một
Nghiệp đế từ đây, mừng hưởng cảnh thái bình
Bài hát này còn có tên là khúc "Khai Thái Bình", thuật lại cuộc chiến thuở xưa ở hồ Bà Dương(*), Chu Nguyên Chương ngự trên thuyền tháp đại phá quân của Trần Hữu Lượng. Cuộc chiến ấy nguy nan trăm bề, thắng bại đôi phen đảo ngược, từ lúc Chu Nguyên Chương khởi binh đến nay đây là trận hung hiểm nhất. Từ đó về sau, công cuộc thống nhất thiên hạ trở nên suôn sẻ. Thế nên khúc nhạc này thay đổi dập dồn, lúc đầu thì như sóng như gió, lại như chiến địa hào hùng, dần dần lại hòa làm một, thoảng như cá kình lặn xuống biển ngàn dặm bặt tăm.
(ND chú: trận chiến ở hồ Bà Dương là một trận thủy chiến diễn ra năm 1363 giữa thủy quân Đại Hán của Trần Hữu Lượng và thủy quân nhà Minh của Chu Nguyên Chương. Trận hồ Bà Dương có ý nghĩa quyết định trong cuộc tranh giành quyền lực giữa hai thế lực nhà Minh và Đại Hán. Mặc dù có lực lượng đông hơn, quân Đại Hán đã thất bại toàn diện trước lực lượng nhà Minh, bản thân Trần Hữu Lượng cũng tử trận trong cuộc chiến này, nhờ đó Chu Nguyên Chương kiểm soát hoàn toàn lãnh thổ hai bờ Trường Giang để từ đó làm bàn đạp Bắc tiến thống nhất Trung Quốc – Trích nguồn Wiki)
Chu Nguyên Chương bị điệu nhạc lay động, nhịp tay khua đầu gối càng trở nên gấp gáp hơn, như thể ông lại một lần nữa thúc ngựa ra trận, nhưng đối mặt với ông không còn là kẻ thù ngoan cường ngày trước nữa mà chính là ý trời mịt mờ khó đoán. Lần này, ông nhất định chiến bại. Trên hồ Bà Dương, ông bất kể sống chết chỉ vì đoạt lấy giang sơn, thế nhưng có ai biết rằng giờ phút này đây, ông thà đem cả sơn hà gấm vóc ra để đánh đổi lấy vài mươi năm dương thọ.
Vị hoàng đế già chợt cảm thấy cô độc, giống như một con mãnh hổ già yếu, thuở trước ngạo nghễ chốn rừng xanh, không ai so bì nổi, giờ đây sức cùng lực kiệt, co tay cúi đầu, xung quanh đầy ắp bọn chó sói chực chờ xâu xé.
“Chó sói? Ở nơi nào? Ta sẽ giết sạch bọn chúng!" Chu Nguyên Chương mở bừng mắt ra, hung hãn liếc nhìn xung quanh. Ánh mắt của lão dừng lại trên người Chu Doãn Văn rồi dần dần trở nên dịu lại. Lão nhìn đứa cháu này thật lâu, hận không thể thông qua đôi mắt già nua này mà truyền thụ tất cả tài trí và sức mạnh vào trong cơ thể y. Lửa tàn để lại củi than(*), đến khi lão xuôi tay về trời Tây rồi, vị hoàng đế trẻ tuổi này có thể gánh vác cả giang sơn nhà họ Chu.
(ND chú: nguyên văn là "hỏa tẫn tân truyền", ngụ ý rằng lửa tuy cháy hết nhưng vẫn để lại củi than, ngầm chỉ việc truyền thụ lại tư tưởng, tài nghệ, học vấn... cho đời sau)
Búa Hoàng Việt(*) trên tay
Diệt Kinh trừ Sở ngay
Quét tan cả Ngô-Việt
Sáng Tấn chiều Tần bay
Biết mấy hào kiệt đây?
Trời Tề-U-Lỗ-Yến
Ta trị hỗn loạn này
Cả đất Y-Lương-Thục
Lòng người cũng mê say
Bánh xe thư thông suốt
Vạn nẻo đường cùng quay
(ND chú: búa Hoàng Việt là loại vũ khí cổ, thường chỉ có vua chúa sử dụng hoặc ban cho trọng thần lãnh sứ mệnh tiểu trừ thu phục một nước nào đó)
Thập Thất đệ hát đến khúc "Tước Quần Hùng", khoảnh khắc ấy, khuôn mặt của từng đối thủ có liên quan như Trần Hữu Lượng, Trương Sĩ Thành, Phương Quốc Trân, Minh Ngọc Trân, Vương Bảo Bảo lần lượt trôi qua trước mắt ông, ai cũng mặt ủ mày ê, thần tình thảm đạm.
“Người chiến thắng chung cuộc là ta!" Chu Nguyên Chương cảm thấy hài lòng, so với mấy kẻ chiến bại kia, thứ lão có được nhiều hơn là thứ mất đi.
"Khà..." Đằng sau hòn giả sơn cách đó không xa vẳng đến một tiếng cười khẩy, tiếng sáo bỗng nhiên ngưng phắt lại, tiếng đàn theo đó cũng lặng đi. Thập Thất đệ giũ tay áo, theo tiếng giương mắt nhìn, chỉ thấy một kẻ đằng sau hòn giả sơn đang từ từ bước ra.
Nhạc Chi Dương trông thấy người nọ, trái tim như muốn nhảy tọt ra ngoài. Trương Thiên Ý đã cởi bỏ trang phục hoạn quan, áo trắng trên người lấm tấm vệt máu, vệt máu đã ngả thành màu tím hệt như trăm hoa rộ nở đan xen.
- Ngươi là ai? - Chu Nguyên Chương chăm chú quan sát kẻ vừa đến, không mảy may đổi sắc.
Trương Thiên Ý mỉm cười quỷ quyệt, khẽ vỗ tay lẩm nhẩm hát:
- Diệt Kinh trừ Sở ngay, quét tan cả Ngô-Việt, sáng Tấn chiều Tần bay, biết mấy hào kiệt đây? Lợi hại lắm, Chu Trùng Bát, ngươi có còn nhớ cố nhân hay chăng?
"Trùng Bát" là tiểu danh của Chu Nguyên Chương, Trương Thiên Ý thuận miệng nói ra, trong ngữ điệu lại mang phần nhiều ý trào phúng. Chu Lệ đứng bật dậy, ánh mắt phát lạnh, một tay đặt lên chuôi kiếm giắt bên hông. Chu Nguyên Chương trái lại bật cười, vừa ra hiệu con trai không được làm bừa, vừa bảo:
- Thứ cho Chu mỗ trí nhớ kém, túc hạ là vị cố nhân nào?
- Vị cố nhân ấy đã qua đời rồi! - Trương Thiên Ý khẽ nheo mắt: - Ta họ Trương, người xứ Bình Giang!
- Trương Sĩ Thành! - Chu Nguyên Chương lộ vẻ ngạc nhiên, trừng trừng nhìn Trương Thiên Ý, từng chữ một thốt ra: - Ngươi là con trai lão ta?
- Bệ hạ sáng suốt!- Trương Thiên Ý phất tay, rút nhuyễn kiếm ra khỏi thắt lưng, cười mỉm: - Chu Trùng Bát, tiếp chiêu đi, ta thay cha ôn lại chuyện cũ với ngươi!
- Chậm đã! - Chu Lệ cười ha hả, lạng người ra chắn đường: - Có câu: "Cha đấu cha, con đấu con", nếu ngươi muốn ôn chuyện thì há chẳng loạn vai vế hay sao!
Trương Thiên ý liếc nhìn y, ánh mắt lạnh như băng tuyết:
- Ngươi là ai?
Chu Lệ cười to, sang sảng đáp:
- Yến Vương Chu Lệ!
- Là ngươi? - Trương Thiên Ý đảo mắt: - Nghe nói ngươi trấn thủ phương Bắc khiến bọn giặc Thát ngán như ngán cọp. Nếu là cưỡi ngựa dùng binh, ta đành chịu lép vế...
Hắn ngừng lại một chút, hé ra nụ cười quái đản:
- …Nhưng lần này không giống như đánh trận đâu!
Nói đến đây, hắn vung trường kiếm trong tay lên cao.
Chu Lệ cười khẩy, cũng tuốt kiếm khỏi vỏ. So với kiếm thường thì thanh kiếm của y dài hơn năm tấc, rộng hơn một tấc, sáng như tuyết trắng, phản chiếu ánh trăng phát ra sắc lạnh.
- Kiếm chất! - Trương Thiên Ý săm soi thanh kiếm ấy, hỏi: - Có tên gọi không?
Chu Lệ cười trả lời:
- Kiếm có tên Quyết Vân!(*) Dài ba thước sáu.
(ND chú: nghĩa là chém mây)
- Trên trời chém mây, vậy dưới đất chém thứ gì đây? - Trương Thiên Ý cười lạnh: - Giọng điệu không nhỏ, chẳng biết kiếm pháp ra sao?
Chu Lệ cười mà rằng:
- Túc hạ cứ thử thì biết!
Trương Thiên Ý hừ một tiếng, ánh mắt khẽ liếc xéo về phía Thập Thất đệ đang đứng một bên. Chu Lệ cõi lòng chùng xuống, đưa mắt dõi theo ánh nhìn của hắn, đúng vào lúc này, một cơn gió lạnh tạt thốc vào mặt, sắc xanh nháng lên trong tầm mắt.
Trương Thiên Ý tự biết bản thân đã sa vào hang cọp, quyết chí đánh nhanh thắng nhanh, diệt trừ Chu Nguyên Chương để báo nợ nước trả thù nhà, thế nên hắn vô cùng sốt ruột khi phải nhì nhằng với Chu Lệ, đành giả vờ nhìn về phía Thập Thất đệ khiến cho đối thủ phân tâm, tiếp đó ra tay bất ngờ bằng một chiêu đâm chết người này.
"Choang" - âm thanh chát chúa vang lên, lưỡi kiếm cả hai chạm vào nhau làm tóe ra vô số tia lửa nhỏ. Trương Thiên Ý lụi một kiếm này thất bại, cảm thấy kinh ngạc vô cùng; Chu Lệ thu kiếm cực nhanh, phòng thủ chặt chẽ, đúng là cao thủ kiếm đạo hiếm có. Nhưng tình thế không cho phép hắn suy nghĩ nhiều, Trương Thiên Ý nhân lấy cơ hội, bật cao vờn thấp, luôn tay tấn công, một màn mưa kiếm mịt mờ sắc xanh trông hệt như bóng sông ngân hà dường như đã bao phủ lấy Chu Lệ vào bên trong.
Chu Lệ từng bước giật lùi, kiếm Quyết Vân lúc xoạc bên đông, khi chỉa bên tây, đối phó màn mưa kiếm ấy kín kẽ đến mức gió cũng chui không lọt. Nhuyễn kiếm của đối thủ đâm đến người y, hoặc là đâm trúng vào thân kiếm, hoặc là bị y khéo léo gạt đi. Trong chớp mắt, Chu Lệ đã lui đến mười bước. Trương Thiên Ý công kích đến hơn một trăm đường kiếm, tiếc rằng mưa to thì không thể kéo dài, đến lúc này thế kiếm đã suy yếu đi rõ rệt. Trương Thiên Ý đang định giảm tốc độ chiêu kiếm, chợt nghe Chu Lệ hét vang, hai tay siết chặt kiếm đâm chếch lên trên, trúng vào nhuyễn kiếm đánh "choang" một tiếng, từng tia lửa nhỏ tóe ra, Trương Thiên Ý chỉ cảm thấy gan bàn tay nóng rần, chuôi kiếm gần như tuột khỏi tay.
Nội công của đối thủ hùng hậu đến mực vượt xa khỏi dự đoán của Trương Thiên Ý, thanh nhuyễn kiếm dưới tác động của kiếm Quyết Vân bị hất ngược lên trên, để lộ ra một khoảng trống tơ hơ. Chu Lệ vung ngang trường kiếm, quét đến bụng dưới của hắn nhanh như chớp. Phút giây nguy cấp, Trương Thiên Ý đẩy khí vào ngập thân kiếm, thanh nhuyễn kiếm bị ép thành một đường cong, oằn ngược trở về, "choang" một tiếng chạm trúng Quyết Vân. Mũi kiếm chạm nhau, một luồng sức mạnh ùn ùn xô đến, gan bàn tay Trương Thiên Ý phát tê, hắn mượn lực xoay chuyển, bật nhanh mũi kiếm đâm về phía mạn sườn của Chu Lệ.
"Ha!" Chu Lê trở người vung kiếm, Quyết Vân đâm thẳng đến yết hầu Trương Thiên Ý, đường kiếm này có góc độ lạ lùng, Trương Thiên Ý cho dù có đâm chết đối thủ cũng khó lòng thoát cảnh kiếm sắc khứa xuyên cổ. Hắn chỉ nhằm vào Chu Nguyên Chương, chẳng thể cùng đối phương chết chung tại đây được, thân hình lướt vòng ra đằng sau Chu Lệ, ngờ đâu Chu Lệ như có mắt ở sau lưng, trường kiếm tiện thế phóng ngược trở ra. Trương Thiên Ý không kịp huơ kiếm, một luồng gió lạnh đã quét về phía bụng dưới, hắn đành bỏ đi ý đồ tấn công, xoay kiếm gạt đi, làm vang lên hàng loạt tiếng leng ka leng keng, chớp mắt cả hai trao đổi nhau với nhau hơn mười thức kiếm. Chu Lệ bước về trước một bước, Trương Thiên Ý bỗng tung người nhảy ra, nghiêm giọng quát:
- “Dịch Tinh Kiếm" của Thái Hạo cốc, Tịch Ứng Chân là gì của ngươi?
- Nửa là bạn, nửa là thầy! - Chu Lệ mỉm cười: - “Phi Ảnh Thần Kiếm" của túc hạ có trình độ siêu phàm, hẳn là do đích thân Vân đảo vương chân truyền nhỉ!
Trương Thiên Ý khẽ hừ một tiếng, bật người lên cao ra chiều muốn đâm. Chu Lệ thầm biết lợi hại, lùi về sau nửa bước, giữ kiếm không cử động. "Dịch Tinh Kiếm" mượn tinh tú làm quân cờ, lấy vòm trời làm bàn cờ, phương pháp án theo thiên văn, lại ngầm dung hợp cả thuật chơi cờ. Chu Lệ tuy không xuất kiếm, nhưng mũi kiếm chỉ rõ ra rằng, bất kể Trương Thiên Ý tung kiếm ở góc độ nào, chỉ cần tiến vào phạm vi của Quyết Vân, mũi kiếm sẽ lập tức hóa thành ngàn vạn vì sao lấp lánh hệt như khung cảnh cả thiên hà rơi ập xuống.
Thân thể Trương Thiên Ý đã lao đến nửa chừng, bất chợt khựng lại một thoáng, nhuyễn kiếm vòng ngược về sau. Chu Lệ thấy hắn đổi công sang thủ, lòng cảm thấy ngạc nhiên. Trương Thiên Ý nở một nụ cười quái dị với y, tay trái vung lên, một cơn mưa sáng lấp lóa bỗng đâu bay thẳng vào trong đình.
Đột nhiên, Chu Lệ đã hiểu ra thủ đoạn của Trương Thiên Ý. Hắn giả vờ tấn công để thu hút tâm trí của y, ý đồ thật sự là muốn dùng phi châm bắn chết phụ hoàng. Ám khí bay lẹ như chớp, có muốn đỡ cũng không còn kịp, Chu Lệ đau buồn đan xen phẫn nộ, vung kiếm như gió, chồm người đâm về phía Trương Thiên Ý. Trương Thiên Ý ôm oán hận mà ra tay, vốn dĩ không để cho bất cứ kẻ nào vào lúc này được sống sót. "Dạ Vũ Thần Châm" mảnh như sợi lông trâu, số lượng lên đến hàng trăm mũi, luồn lẩn vào trong gió mà bay êm như ru, dưới ánh trăng chỉ thấy một quầng sáng lấp lấp lóa lóa phủ chụp lấy cả tòa tiểu đình trầm hương.
Nhạc Chi Dương đang ở phía trước đình, hầu như ù ù cạc cạc, chỉ thấy một trận mưa châm thốc tới trước mặt, hoàn toàn chẳng hiểu chuyện gì đã xảy ra. Lúc này, bóng trắng nháng lên, một người bất chợt xông ra, tay cầm phất trần, thân vận áo trắng, chính là vị thái giám già xọm kia. Thân pháp của lão đã nhanh, cây phất trần còn nhanh hơn, đón lấy đợt mưa châm ấy mà quét qua một lượt, tơ bạc và quầng sáng đan lồng vào nhau, chớp mắt sau, màn mưa châm rợp trời ấy đã biến mất không còn dấu vết.
Lão thái giám bắt hết ám khí, đứng thẳng phía trước đình, gương mặt khô héo như phát ra ánh sáng, thứ ánh sáng này lóe lên rất nhanh hệt như lửa than cháy tàn rồi dần dần tắt ngúm. Lão khom mình, tích tắc sau đã mất hút ở phía sau Chu Nguyên Chương. Vị hoàng đế già an nhiên ngồi đó, dáng vẻ nhàn nhã, đôi mắt tỏ vẻ hứng thú quan sát màn đấu kiếm phía trước đình.
"Dịch Tinh Kiếm" vốn là kiếm thuật của đạo gia, chuyên dùng cứu người và đối phó với kẻ địch, lùi một bước để khống chế đối phương. Chu Lệ vung kiếm lên tấn công, tức thì rơi vào trong tính toán của Trương Thiên Ý, trước khi hắn bắn châm đã thu hồi nhuyễn kiếm, mắt thấy trường kiếm của đối thủ đâm đến, thế kiếm vẽ ra vòng tròn, một luồng nhu kình hất văng Quyết Vân ra ngoài, theo hướng kiếm nhắm thẳng vào giữa ngực Chu Lệ.
Chu Lệ bị màn mưa châm làm rối loạn tâm trí, đến khi choàng tỉnh lại thì đã lâm vào tình thế nguy hiểm. Y cật lực thu kiếm về, dùng "Thiên Môn Thức" phòng thủ, lưỡi của Quyết Vân móc lên mũi nhuyễn kiếm, "choang" một tiếng đẩy nhuyễn kiếm bạt sang phải, mũi kiếm quét sượt qua vai mang theo một dòng máu đỏ.
- Ối! - Thiếu nữ áo vàng bật hô lên, Trương Thiên Ý dùng chiêu hiểm thành công, đang cảm thấy đắc ý, chợt nghe thấy tiếng hô ấy, hắn sửng sốt dõi mắt nhìn lại, trông thấy mọi người trong đình đều bình an vô sự, trong lòng bỗng thấy nặng trĩu, cảm giác có điều gì đó không ổn. Hắn phâm tâm khiến cho chiêu kiếm xuất ra có phần chậm đi, Chu Lệ lấy lại tập trung, tung một chiêu "Thiên Trùng Thức", khép mở nhịp nhàng, phản công sắc bén, một tràng kiếm loát xoát liên tiếp đâm đến ép cho Trương Thiên Ý phải liên tục thoái lui.
Trong tích tắc, hai người đảo ngược công thủ, thân pháp đều nhanh đến kinh ngạc, tới lui lén lút như ma quỷ, lên xuống tựa chim Kiêu bay tít tận trời cao. Hai luồng kiếm khác nào hai tia chớp một xanh một trắng, lúc thì quấn rịt, khi lại tách ra, đong đưa biến hóa vô chừng.
Chu Nguyên Chương nhìn đến đoạn này, vuốt râu bảo:
- Hạng Vũ múa kiếm, ý nhắm vào Bái Công, còn họ Trương đây múa kiếm, ý nhắm vào quả nhân. Đã là múa kiếm, sao có thể thiếu đi âm nhạc hỗ trợ? Vi nhi, con với tiểu thái giám hợp tấu một khúc giúp cho Tứ ca của con lên tinh thần đi!
Thiếu nữ áo vàng hỏi:
- Tấu khúc nhạc nào ạ?
Chu Nguyên Chương cười đáp:
- Hãy tấu bài "Thập diện mai phục" đi!
Thiếu nữ áo vàng gật đầu, đôi tay dạo trên phím đàn như gió táp mưa sa, thoáng chốc đã nổi lên âm thanh nặng mùi sát phạt. Nhạc Chi Dương sau khi định thần lại cũng nâng sáo lên thổi, tiếng sáo vang lên sục sôi hệt như dũng sĩ rút kiếm lao băng băng trên yên ngựa, một bầu sát khí ngùn ngụt lập tức mịt mù giăng bủa.
Chu Lệ nghe được tiếng nhạc, khí thế phấn chấn, xuất kiếm càng thêm nhanh mạnh. Kiếm Quyết Vân vốn là một thanh chiến kiếm, phá quân giết tướng chém cả ngựa phi khi lâm trận. Lúc này y múa kiếm càng thêm hứng khởi, thân kiếm phát ra tiếng rung “oong oong", mỗi kiếm xuất ra đều như mang theo một trận cuồng phong quét lên người Trương Thiên Ý, chẳng những khiết cho da thịt hắn đau buốt mà còn áp chế cả thế kiếm của hắn. Trương Thiên Ý khéo léo né những đường kiếm đâm đến, tránh điểm mạnh mà tập trung đánh vào điểm yếu, thế nhưng "Dịch Tinh Kiếm" hàm chứa kỳ đạo, mỗi lần xuất kiếm đều kèm theo vài chiêu thức phía sau, phong kín hết tất thảy mọi góc độ, trải qua mấy hiệp mà Trương Thiên Ý vẫn không thể tận dụng được cơ hội, khí thế đã suy giảm vô cùng.
Lại trao đổi thêm mấy kiếm, khúc nhạc đã thổi đến đoạn "Biệt Cơ" trong bài "Bá Vương Biệt Cơ", giai điệu thê lương thương cảm. Trương Thiên Ý bị nhạc khúc này khơi gợi chuyện xưa, nhớ đến tình cảnh sinh ly tử biệt cùng cha mẹ thuở ấy trong thành Tô Châu, lòng dạ vô tình trở nên bấn loạn. Lòng đã rối, kiếm pháp cũng phát sinh kẽ hở, Chu Lệ nhìn ra điểm ấy, kiếm Quyết Vân liên tiếp đâm đến, công phá vào màn kiếm của Trương Thiên Ý.
Y quát lên: - Trúng!" - mũi kiếm lướt qua ngực trái của Trương Thiên Ý, da thịt tóe toác, máu tươi trào ra.
Trương Thiên Ý nuốt đau nhảy ngược về sau, tay phải vung kiếm loạn xà ngầu ngăn cản đường truy kích của Chu Lệ, tay trái giơ cao, hét lớn:
- Xem châm!
Chu Lệ luôn để bụng đề phòng phi châm của hắn, nghe vậy bèn thu vội kiếm rồi né sang trái, ngờ đâu Trương Thiên Ý chỉ phô trương thanh thế, đối thủ vừa lui đi, hắn bèn xoay người toan chạy. Chu Lệ quyết tâm truy đuổi không tha, phóng kiếm về phía vai lưng của hắn. Trương Thiên Ý vòng người sang phía sau một gốc phù dung, tay vung lên cao, hô to:
- Xem châm!
Chu Lệ thu kiếm tránh né, Trương Thiên Ý lại bỏ chạy về phía trước. Chu Lệ mắc mưu hai bận, trong lòng tức điên vội vã đuổi theo, chợt thấy Trương Thiên Ý vắt người trở lại, vung tay hét lên:
- Xem châm...
Chu Lệ cả giận đang định quát mắng, bỗng thấy một quầng sáng lấp lánh trong tay áo Trương Thiên Ý , trong lòng thất kinh, muốn tránh đi cũng đã muộn màng. Đúng lúc này một cơn gió từ bên hông thổi đến, trăm ngàn sợi tơ bạc như tuyết bay lung linh chặn ngang giữa hai người, tràng âm thanh "phựt phựt" vang lên liên tiếp, màn mưa châm rơi trúng tơ bạc hệt như trâu đất xuống biển, biến mất không sủi tăm.
Trương Thiên Ý nhảy bật ra sau, trừng mắt nhìn lão thái giám, gương mặt vừa ngạc nhiên vừa ngờ vực, quát lên:
- Ngươi là ai?
Lão thái giám cười nhạt đáp:
- Chỉ là một kẻ phế nhân chốn thâm cung, tên tuổi chẳng đáng nhắc làm gì!
Phất trần của lão khẽ rung lên, quét về phía trước mặt Trương Thiên Ý. Trương Thiên Ý huơ kiếm chặn lại, phất trần bay là là chạm vào lưỡi kiếm rồi quấn chặt lấy nó hệt như tơ nhện.
Gan bàn tay của Trương Thiên Ý tê dại, trường kiếm như có sự sống tự trôi tuột về phía trước, hắn hoảng hốt vận sức giữ lại, ngờ đâu một nguồn đại lực như thủy triều theo thế ùn ùn ập đến, rót xuyên vào cơ thể hắn. Bất đắc dĩ, hắn đánh phải buông chuôi kiếm, nhảy tránh về phía sau, thế nhưng nguồn nội lực còn dư lại ấy vẫn không hề suy giảm mà xâm nhập trực tiếp vào phế phủ. Tức thì, ngực Trương Thiên Ý phát đau nhoi nhói, miệng phun ra một bún máu tươi.
Hắn mới đánh có một chiêu đã bị trúng thương, từ khi thành tài đến nay chưa bao giờ gặp phải tình huống này, thầm biết đã đụng phải cao nhân bèn nhảy lùi ra sau, hay tay liên tục phóng ra hai làn mưa châm, một bắn về phía lão thái giám, một bắn về hướng mọi người ở trong đình.
Lần tập kích này không cứu không xong, lão thái giám nào dám chậm trễ, múa phất trần vùn vụt quét bay đám kim châm bắn đến, liền đó người lướt về sau mà chân tay không hề cử động, thế bay cực nhanh, trông cứ như có ai đó đang kéo lão ở sau lưng. Mọi người thấy trước mắt hoa lên, lão đã đến phía trước đình, phất trần xoay vòng thành một cơn bão, kim châm đầy trời tóc tóc rơi xuống. Phá hết kim châm, lão thái giám đưa mắt nhìn ra, bóng dáng Trương Thiên Ý chợt nháng lên rồi biến mất đằng sau một bờ tường cao.
Lão thái giám nhíu mày, quay đầu nhìn về phía Chu Nguyên Chương. Người đằng sau gật đầu, lạnh giọng:
- Không để chừa lại hậu họa!
Lão thái giám lắc mình một cái bỗng nhiên mất hút chẳng thấy đâu nữa.
Tiếng đàn ngưng lại, thiếu nữ áo vàng đứng dậy hỏi:
- Tứ ca, vết thương của anh không sao chứ?
Chu Lệ cười đáp:
- Chỉ là vết thương ngoài da, chẳng đáng lo!
Chu Nguyên Chương hừ một tiếng, lạnh lùng nói:
- Vết thương nhỏ càng phải chữa kỹ, không được chậm trễ, kẻ này quỷ quyệt gian xảo, trên kiếm chưa chắc không có điều bất thường. Mau truyền gọi thái y xem qua cho lão Tứ!
Thái giám ở bên cạnh vâng lời lui ra.
Chu Lệ cười khổ:
- Thẹn thật, thẹn thật! Nếu không có Lãnh công công suýt nữa ta đã mắc bẫy của tên họ Trương ấy rồi!
Chu Nguyên Chương trầm ngâm một lúc, chợt nói:
- Phi châm của hắn lợi hại, ngón nghề cũng khá nhiều, luận riêng về kiếm pháp thì con chưa chắc đã thua hắn. Hơn nữa, kiếm pháp lợi hại cùng lắm chỉ thắng được một người, còn binh pháp lợi hại thì chống được vạn người.
Chu Lệ kính cẩn thưa:
- Cha dạy rất phải ạ!
Chu Nguyên Chương lại nói:
- Lão Tứ, Thập Thất, các con sớm ngày mai hãy trở về phương Bắc đi!
Chu Lệ giật mình vội nói:
- Nhưng ngày mai là sinh nhật của em Thập Tam, con với Thập Thất cố ý về...
Chu Nguyên Chương ngắt ngang lời y:
- Phương Bắc tình hình chưa yên ổn, rợ Hồ cứ nhăm nhe vùng Yến Vân của ta, hai huynh đệ các con trấn thủ biên cương phương Bắc, trách nhiệm vô cùng trọng đại. Còn về Vi nhi, huynh muội các con tình cảm thắm thiết thì đương nhiên là rất tốt, nhưng nó chỉ là một con bé con, sinh nhật có tham dự hay không cũng không sao cả!
Thập thất đứng dậy còn muốn thưa gì đó, chợt thấy Chu Lê đánh mắt đến, tức thì cười khổ ghìm miệng lại không nói nữa. Chu Nguyên Chương quan sát hai người, lại thấy thiếu nữ áo vàng phụng phịu không vui liền không nhịn được cười:
- Vi nhi, sao con có vẻ mất hứng thế?
Thiếu nữ áo vàng nhẹ giọng đáp:
- Hài nhi không dám, những lời phụ hoàng nói đều hợp lý, hai vị huynh trưởng nên lấy quốc sự làm trọng! Vả lại, con gái tài đức kém cỏi, náo dám làm phiền hai đại phiên vương đến dự sinh nhật chứ.
Chu Nguyên Chương vỗ tay khen:
- Con gái ta càng hiểu chuyện càng khiến ta cưng chiều hơn. Ôi, mẹ con qua đời sớm quá, ta bận việc nước hiếm khi gặp con, nhưng cứ mỗi lần gặp thì trong lòng ta đều rất vui. Thôi được, bọn chúng đi rồi, ta sẽ dự sinh nhật con vậy, so với hai đại phiên vương thì cân lượng của người cha này thế nào nhỉ?
Chu Lệ và Thập Thất đệ vội nói:
- Phụ hoàng là đấng vạn tuế, sao có ai dám so sánh với người chứ?
Thiếu nữ áo vàng tươi tỉnh trở lại, cười rằng:
- Cha nói thiệt là bùi tai, chỉ sợ đến khi đó bận bịu việc gì lại quên mất cho coi!
Chu Nguyên Chương cười bảo:
- Nếu ta đến không được sẽ nhờ Văn nhi thay thế, có điều đã là sinh nhật thì không thể thiếu quà được! Lão Tứ, con tặng vật gì vậy?
Chu Lệ mỉm cười:
- Hài nhi tặng toàn là thứ tầm thường: một đôi ngọc như ý Hòa Điền, chín đấu trân châu Hợp Phố, hai tấm áo lông chồn tím, còn có mười bốn nhánh sâm lão Cao Ly.
Chu Nguyên Chương cười bảo:
- Mười bốn nhánh sâm lão, vậy ra mỗi tuổi vừa với một nhánh à? Còn Thập Thất, con tặng thứ gì?
Thập Thất đệ cười đáp:
- Em Thập Tam có hứng thú với âm nhạc, con bỏ công chế tạo ra một thanh cổ cầm tặng cho em gái xem như quà mừng!
Chu Nguyên Chương trỏ vào thanh cổ cầm ở trước đình:
- Là nó đây à?
Thập Thất đệ đáp:
- Phụ hoàng sáng suốt!
Chu Nguyên Chương đứng dậy, tay khẽ lướt nhanh trên tơ đàn, một chuỗi âm thanh ngân lên tinh tinh tang tang tựa như suối chảy ngọc lăn, ông không kềm được gật gù:
- Đàn tốt, có tên gọi không?
- Thưa có! - Thập Thất đệ trả lời: - Tên nó là Phi Bộc Liên Châu (*)
(ND chú: nghĩa là thác đổ không ngừng)
Chu Nguyên Chương mỉm cười phán:
- Cái tên này hợp lắm!
Quay sang thiếu nữ áo vàng, ông hỏi:
- Vi nhi, hai vị huynh trưởng của con, người tục kẻ nhã, thứ gì hay ho cũng giành hết cả rồi, con nói xem cha phải tặng vật gì cho con mới phải đây?
Thiếu nữ chớp mắt, cười thưa:
- Nếu cha muốn độc đáo khác lạ, chi bằng tặng cho con một người đi!
Chu Nguyên Chương sửng sờ hỏi:
- Là người nào?
Thiếu nữ chỉ vào Nhạc Chi Dương, t
Tác giả :
Phượng Ca