Liêu Trai Chí Dị
Chương 86: Báo ứng trước mắt
(a Hà)
Văn Đăng Cảnh Tỉnh, hơi có tên tuổi, ở cùng xóm với Trần xinh, nhà học chỉ cách nhau bức tường ngắn. Một bữa trời đã chạng vạngm Trần sinh qua bãi đất vắng vẻ, nghe trong bụi cây có tiếng con gái khóc. Đến gần, thấy sợi dây vắt ngang trên cành cây hình như sửa soạn thắt cổ.
Trần hỏi căn do, nàng gạt lệ và nói:
- Mẹ em đi vắng xa, gửi em ở nhà người anh bên ngoại, không dè quân lang sói có dã tâm, xử với em không trọn thuỷ chung, thành ra thân phải bơ vơ thế này, không bằng chết đi cho rảnh.
Nói rồi lại khóc.
Trần sinh cởi sợi dây khuyên nhủ nàng tìm người mà lấy. Nàng lo không biết nương tựa vào ai. Trần mời về nhà ở tạm, nàng nghe theo.
Về đến nhà, khêu đèn sáng lên nhìn rõ mặt thật xinh đẹp, trong bụng thấy khoái, muốn vầy cuộc mây mưa. Nàng chống cự lại dữ dội. Những tiếng cãi lẫy ồn ào thấu qua vách vên kia. Cảnh sinh leo tường sang chơi, bấy giờ chàng mới buông nàng ra.
Nàng thấy Cảnh ngó lâu không chớp mắt, lâu mới chịu đi. Hai người cùng rượt theo, nhưng không thấy bóng nàng ngả nào.
Cảnh trở về nhà mình vừa mới đóng cửa đi ngủ, thì nàng lững thững từ trong buồng đi ra. Cảnh ngạc nhiên hỏi, nàng đáp:
- Hắn ta bạc phước, tôi không nương tựa cả đời được.
Cảnh mừng lắm, gạn hỏi họ tên quê quán, nàng đáp:
- Ông bà tổ tiên tôi nhà ở đất Tề cho nên tôi lấy chữ Tề làm họ, tên là A Hà.
Cảnh giở ngón chòng ghẹo, nàng cười mà không ra vẻ chống cự, bèn cùng ăn nằm. Nhà thường có nhiều bạn bè lui tới, nên nàng hay núp trong buồng học. Qua mấy hôm nói:
- Tôi hãy tạm đi, bởi chổ này lộn xộn, làm mệt người ta lắm. Từ nay xin gặp nhau vào ban đêm thì hơn.
Chàng hỏi nhà ở đâu, nàng trả lời không xa. Cứ sáng ngày đi, đêm tối lại đến, tình yêu càng thấy nồng nàn. Cách mấy ngày lại bảo Cảnh:
- Tình ái đôi ta tuy đẹp, nhưng vẫn là mới chung chạ, ngày có ngày không. Nay sẳn dịp ông thân tôi bổ đi làm quan ở miền tây, sáng mai tôi phải theo mẹ đi. Vậy để tôi về nhà, thừa cơ thú thật với mẹ thì sẽ ở lại đây luôn với chàng trọn đời.
- Nhưng mình đi độ bao lâu?
- Phỏng một tuần thôi.
Thế rồi nàng đi. Cảnh suy nghĩ ở nhà học không tiện, bèn dọn vào nhà trong. Nhưng lại lo vợ ghen, tính là không gì hơn là bỏ vợ là xong. Chàng nghĩ rồi nhất định thực hành như vậy.
Vợ đến, chàng kiếm chuyện mắng chửi, khiến vợ nhục nhã không chịu nổi, khóc lóc đòi chết. Cảnh dỗ vợ:
- Mày chết làm phiền cho tao, thôi mày về nhà mày là hơn.
Nói đoạn, giục vợ đi cho mau, vợ khóc và nói:
- Tôi lấy anh mười năm nay chưa từng có chuyện gì thất đức, sao anh đành dứt tình như thế?
Chàng khăng khăng một mực đuổi vợ càng gấp, vợ phải cuốn gói bỏ đi.
Từ đó, sớm tối chỉ đợi nàng trở lại, nhưng mây ngàn hạc nội, chẳng thấy tăm hơi.
Vợ về nhà mình rồi, mấy phen nhờ bạn bè quen thân nói giùm, xin trở lại với Cảnh, nhưng Cảnh nhất định không nghe, bấy giờ mới cải giá lấy họ Hạ Hầu.
Làng xóm Hạ Hầu giáp ranh với Cảnh, vì có ranh giới ruộng mà hai nhà thù hiềm với nhau lâu đời. Nay nghe vợ cũ đi lấy Hạ Hầu, Cảnh càng tức giận, nhưng trong lòng vẫn còn mong được A Hà trở lại, âu yếm an ủi tấm lòng.
Trải hơn một năm, càng ngày càng kiệt chẳng thấy tăm hơi gì cả.
Gặp ngày vái hải thần, trai tài gái sắc tấp nập trong miếu ngoài sân. Cảnh cũng đến đó, trông xa xa thấy một cô gái, mặt mũi giống hệt A Hà, chàng mon men đến gần thì nàng xen vào đám đông, chàng theo dõi, cho tới ra ngoài cửa cũng ra theo. Nhưng nghoảnh đi nghoảnh lại, nàng đi như bay. Cảnh đuổi theo không kịp, tức giận bỏ về.
Cách sau nửa năm, đang đi trên đường cái, thấy một cô mặc áo đỏ, cưỡi ngựa đen, lão bộc theo sau, từ đằng kia đi tới. Cảnh nhìn mường tượng là A Hà, bèn hỏi thăm người tùy tùng: Nương tử là ai? Người này đáp là vợ kế của Trịnh công tử ở Nam thôn. Cảnh lại hỏi công tử lấy vợ từ hồi nào? Nghe lão bộc trả lời nhừng nửa tháng nay thôi.
Cảnh bỡ ngỡ có lẽ mình sai lầm chăng? Giữa lúc ấy người con gái nghe tiếng nói chuyện ở phía sau lưng nên day mặt ngó lại. Cảnh trông thấy đúng thật là Hà, lại thấy nàng đã lấy người ta, cơn ghen tức sôi gan óc, cất tiếng kêu lên:
- Cô Hà ơi! Sao lại quên lời hứa cũ?
Người nhà đi theo, nghe gọi tên tục của bà chủ mình, toan túm lại đấm đá Cảnh; nàng vội ngăn lại, mở tấm vải mỏng che mặt nói với Cảnh:
- Con người phụ tình, còn mặt mũi nào thấy nhau ư?
Cảnh nói:
- Cô phụ tôi thì có, chứ tôi đâu có phụ cô hồi nào?
Nàng đáp:
- Anh phụ rẫy vợ anh còn bằng máy phụ tôi kia. Với người kết tóc trăm năm còn thế, huống chi với ai? Trước kia nhờ âm đức ông bà để lại nên thấy rên anh được ghi vào bảng thi đậu, tôi mới đem thân lấy anh. Nay vì anh bỏ vợ tấm cám, thần thánh xử phạt đã rút tên anh đi rồi. Khoa thi này người đậu thứ hai có tên là Vương Xương, thế vào tên anh đó, nói cho mà biết. Nay tôi đã lấy Trịnh quân, anh đừng mơ tưởng tôi nữa vô ích.
Cảnh cúi đầu, cụp tai, không dám mở miệng thốt ra một lời tiếng nào. Chừng ngó lên thì nàng đã giục ngựa đi như bay. Chỉ còn có ấm ức đi về thôi.
Khoa thi ấy, quả nhiên Cảnh rớt; Người đậu số hai đúng là họ Vương tên Xương, cả Trịnh là chồng nàng cũng đậu.
Từ đó Cảnh mang tiếng là con người phụ bạc, bốn mươi tuổi không vợ, gia đạo sa sút, thường phải ăn nhờ ở vạ nhà bạn hữu.
Một hôm, ngẫu nhiên đến nhà Trịnh, Trịnh mời ăn cơm và giữ lại ngủ đêm. Nàng lén nhòm khách mà động lòng thương hỏi Trịnh:
- Người khách ở trên nhà có phải là ảnh Khách Vân chăng?
Trịnh hỏi từ đâu quen biết, nàng nói:
- Trước khi lấy ông, tôi từng lánh nạn ở nhà y, được y nuôi nấng cũng khá. Tính hạnh y tuy hèn, nhưng ân đức tổ tiên chưa dứt, vả lại, đối với ông cũng là cố nhân. Vậy cũng nên cứu giúp y manh quần tấm áo kẻo để rách rưới tội nghiệp.
Trịnh nghe lấy làm phải, liền sai đưa quần áo mới cho Cảnh thay và lưu lại khoản đãi mấy ngày.
Nửa đêm, chàng sửa soạn đi ngủ, có con ở đem hơn hai mươi đồng ra tặng, còn nàng thì đứng ngoài cửa sổ nói:
- Đó là của riêng của tôi để dành, nay tặng cho anh gọi là đền đáp nghĩa cũ. Anh nên nhận lấy rồi tìm lấy một người tử tế làm vợ. Còn may là ân đức của tổ tiên dày nặng, đủ mở mày mở mặt cho con cháu mai sau. Từ nay anh ráng giữ nết nànghẳn hoi, không thì tổn thọ đấy.
Cảnh cảm tạ, về nhà trích ra hơn mười đồng mua một con hầu ở nhà khoa cử trong miền về làm vợ, vừa xấu vừa dữ, sinh được một con trai sau đỗ đại khoa.
Còn Trịnh làm quan đến Thị lang lại bộ thì qua đời. Nàng đưa đám chôn cất rồi về, người ta vén màn che chiếc kiệu xe nàng ngồi thì là xe không, bấy giờ ai nấy mới biết rõ nàng là chồn hóa thân, chứ không phải người.
Ôi! Con người ta bất lương, được mới nới cũ, rốt lại ổ vỡ mà chim bay vụt mất, ông trời báo ứng một cách thảm độc lắm thay!
ĐÀO TRINH NHẤT dịch
Văn Đăng Cảnh Tỉnh, hơi có tên tuổi, ở cùng xóm với Trần xinh, nhà học chỉ cách nhau bức tường ngắn. Một bữa trời đã chạng vạngm Trần sinh qua bãi đất vắng vẻ, nghe trong bụi cây có tiếng con gái khóc. Đến gần, thấy sợi dây vắt ngang trên cành cây hình như sửa soạn thắt cổ.
Trần hỏi căn do, nàng gạt lệ và nói:
- Mẹ em đi vắng xa, gửi em ở nhà người anh bên ngoại, không dè quân lang sói có dã tâm, xử với em không trọn thuỷ chung, thành ra thân phải bơ vơ thế này, không bằng chết đi cho rảnh.
Nói rồi lại khóc.
Trần sinh cởi sợi dây khuyên nhủ nàng tìm người mà lấy. Nàng lo không biết nương tựa vào ai. Trần mời về nhà ở tạm, nàng nghe theo.
Về đến nhà, khêu đèn sáng lên nhìn rõ mặt thật xinh đẹp, trong bụng thấy khoái, muốn vầy cuộc mây mưa. Nàng chống cự lại dữ dội. Những tiếng cãi lẫy ồn ào thấu qua vách vên kia. Cảnh sinh leo tường sang chơi, bấy giờ chàng mới buông nàng ra.
Nàng thấy Cảnh ngó lâu không chớp mắt, lâu mới chịu đi. Hai người cùng rượt theo, nhưng không thấy bóng nàng ngả nào.
Cảnh trở về nhà mình vừa mới đóng cửa đi ngủ, thì nàng lững thững từ trong buồng đi ra. Cảnh ngạc nhiên hỏi, nàng đáp:
- Hắn ta bạc phước, tôi không nương tựa cả đời được.
Cảnh mừng lắm, gạn hỏi họ tên quê quán, nàng đáp:
- Ông bà tổ tiên tôi nhà ở đất Tề cho nên tôi lấy chữ Tề làm họ, tên là A Hà.
Cảnh giở ngón chòng ghẹo, nàng cười mà không ra vẻ chống cự, bèn cùng ăn nằm. Nhà thường có nhiều bạn bè lui tới, nên nàng hay núp trong buồng học. Qua mấy hôm nói:
- Tôi hãy tạm đi, bởi chổ này lộn xộn, làm mệt người ta lắm. Từ nay xin gặp nhau vào ban đêm thì hơn.
Chàng hỏi nhà ở đâu, nàng trả lời không xa. Cứ sáng ngày đi, đêm tối lại đến, tình yêu càng thấy nồng nàn. Cách mấy ngày lại bảo Cảnh:
- Tình ái đôi ta tuy đẹp, nhưng vẫn là mới chung chạ, ngày có ngày không. Nay sẳn dịp ông thân tôi bổ đi làm quan ở miền tây, sáng mai tôi phải theo mẹ đi. Vậy để tôi về nhà, thừa cơ thú thật với mẹ thì sẽ ở lại đây luôn với chàng trọn đời.
- Nhưng mình đi độ bao lâu?
- Phỏng một tuần thôi.
Thế rồi nàng đi. Cảnh suy nghĩ ở nhà học không tiện, bèn dọn vào nhà trong. Nhưng lại lo vợ ghen, tính là không gì hơn là bỏ vợ là xong. Chàng nghĩ rồi nhất định thực hành như vậy.
Vợ đến, chàng kiếm chuyện mắng chửi, khiến vợ nhục nhã không chịu nổi, khóc lóc đòi chết. Cảnh dỗ vợ:
- Mày chết làm phiền cho tao, thôi mày về nhà mày là hơn.
Nói đoạn, giục vợ đi cho mau, vợ khóc và nói:
- Tôi lấy anh mười năm nay chưa từng có chuyện gì thất đức, sao anh đành dứt tình như thế?
Chàng khăng khăng một mực đuổi vợ càng gấp, vợ phải cuốn gói bỏ đi.
Từ đó, sớm tối chỉ đợi nàng trở lại, nhưng mây ngàn hạc nội, chẳng thấy tăm hơi.
Vợ về nhà mình rồi, mấy phen nhờ bạn bè quen thân nói giùm, xin trở lại với Cảnh, nhưng Cảnh nhất định không nghe, bấy giờ mới cải giá lấy họ Hạ Hầu.
Làng xóm Hạ Hầu giáp ranh với Cảnh, vì có ranh giới ruộng mà hai nhà thù hiềm với nhau lâu đời. Nay nghe vợ cũ đi lấy Hạ Hầu, Cảnh càng tức giận, nhưng trong lòng vẫn còn mong được A Hà trở lại, âu yếm an ủi tấm lòng.
Trải hơn một năm, càng ngày càng kiệt chẳng thấy tăm hơi gì cả.
Gặp ngày vái hải thần, trai tài gái sắc tấp nập trong miếu ngoài sân. Cảnh cũng đến đó, trông xa xa thấy một cô gái, mặt mũi giống hệt A Hà, chàng mon men đến gần thì nàng xen vào đám đông, chàng theo dõi, cho tới ra ngoài cửa cũng ra theo. Nhưng nghoảnh đi nghoảnh lại, nàng đi như bay. Cảnh đuổi theo không kịp, tức giận bỏ về.
Cách sau nửa năm, đang đi trên đường cái, thấy một cô mặc áo đỏ, cưỡi ngựa đen, lão bộc theo sau, từ đằng kia đi tới. Cảnh nhìn mường tượng là A Hà, bèn hỏi thăm người tùy tùng: Nương tử là ai? Người này đáp là vợ kế của Trịnh công tử ở Nam thôn. Cảnh lại hỏi công tử lấy vợ từ hồi nào? Nghe lão bộc trả lời nhừng nửa tháng nay thôi.
Cảnh bỡ ngỡ có lẽ mình sai lầm chăng? Giữa lúc ấy người con gái nghe tiếng nói chuyện ở phía sau lưng nên day mặt ngó lại. Cảnh trông thấy đúng thật là Hà, lại thấy nàng đã lấy người ta, cơn ghen tức sôi gan óc, cất tiếng kêu lên:
- Cô Hà ơi! Sao lại quên lời hứa cũ?
Người nhà đi theo, nghe gọi tên tục của bà chủ mình, toan túm lại đấm đá Cảnh; nàng vội ngăn lại, mở tấm vải mỏng che mặt nói với Cảnh:
- Con người phụ tình, còn mặt mũi nào thấy nhau ư?
Cảnh nói:
- Cô phụ tôi thì có, chứ tôi đâu có phụ cô hồi nào?
Nàng đáp:
- Anh phụ rẫy vợ anh còn bằng máy phụ tôi kia. Với người kết tóc trăm năm còn thế, huống chi với ai? Trước kia nhờ âm đức ông bà để lại nên thấy rên anh được ghi vào bảng thi đậu, tôi mới đem thân lấy anh. Nay vì anh bỏ vợ tấm cám, thần thánh xử phạt đã rút tên anh đi rồi. Khoa thi này người đậu thứ hai có tên là Vương Xương, thế vào tên anh đó, nói cho mà biết. Nay tôi đã lấy Trịnh quân, anh đừng mơ tưởng tôi nữa vô ích.
Cảnh cúi đầu, cụp tai, không dám mở miệng thốt ra một lời tiếng nào. Chừng ngó lên thì nàng đã giục ngựa đi như bay. Chỉ còn có ấm ức đi về thôi.
Khoa thi ấy, quả nhiên Cảnh rớt; Người đậu số hai đúng là họ Vương tên Xương, cả Trịnh là chồng nàng cũng đậu.
Từ đó Cảnh mang tiếng là con người phụ bạc, bốn mươi tuổi không vợ, gia đạo sa sút, thường phải ăn nhờ ở vạ nhà bạn hữu.
Một hôm, ngẫu nhiên đến nhà Trịnh, Trịnh mời ăn cơm và giữ lại ngủ đêm. Nàng lén nhòm khách mà động lòng thương hỏi Trịnh:
- Người khách ở trên nhà có phải là ảnh Khách Vân chăng?
Trịnh hỏi từ đâu quen biết, nàng nói:
- Trước khi lấy ông, tôi từng lánh nạn ở nhà y, được y nuôi nấng cũng khá. Tính hạnh y tuy hèn, nhưng ân đức tổ tiên chưa dứt, vả lại, đối với ông cũng là cố nhân. Vậy cũng nên cứu giúp y manh quần tấm áo kẻo để rách rưới tội nghiệp.
Trịnh nghe lấy làm phải, liền sai đưa quần áo mới cho Cảnh thay và lưu lại khoản đãi mấy ngày.
Nửa đêm, chàng sửa soạn đi ngủ, có con ở đem hơn hai mươi đồng ra tặng, còn nàng thì đứng ngoài cửa sổ nói:
- Đó là của riêng của tôi để dành, nay tặng cho anh gọi là đền đáp nghĩa cũ. Anh nên nhận lấy rồi tìm lấy một người tử tế làm vợ. Còn may là ân đức của tổ tiên dày nặng, đủ mở mày mở mặt cho con cháu mai sau. Từ nay anh ráng giữ nết nànghẳn hoi, không thì tổn thọ đấy.
Cảnh cảm tạ, về nhà trích ra hơn mười đồng mua một con hầu ở nhà khoa cử trong miền về làm vợ, vừa xấu vừa dữ, sinh được một con trai sau đỗ đại khoa.
Còn Trịnh làm quan đến Thị lang lại bộ thì qua đời. Nàng đưa đám chôn cất rồi về, người ta vén màn che chiếc kiệu xe nàng ngồi thì là xe không, bấy giờ ai nấy mới biết rõ nàng là chồn hóa thân, chứ không phải người.
Ôi! Con người ta bất lương, được mới nới cũ, rốt lại ổ vỡ mà chim bay vụt mất, ông trời báo ứng một cách thảm độc lắm thay!
ĐÀO TRINH NHẤT dịch
Tác giả :
Bồ Tùng Linh