Liêu Trai Chí Dị
Chương 64: Mỹ nhân cứu mạng
Kiều Na
Một kiếp tài hoa chẳng hổ danh
Khen ai lấy vợ khéo đa tình
Cô Tùng sắc đẹp, cô Na cứu
Lưỡi búa thiên lôi chết chẳng đành.
Khổng Tuyết Lạp dòng dõi Khổng Thánh Nhân, tính tình đằm thắm, tài làm thơ, có người bạn đồng học cũ làm huyện lệnh Thiên Thai, gửi thư mời chàng đến huyện chơi.
Chàng tới nơi thì ông huyện vừa mới qua đời, bơ vơ không có tiền trở về quê quán, phải ở đậu trong chùa Bồ Đà, viết thuê chép mướn cho mấy thầy sãi để nuôi thân.
Cách chùa hơn trăm bước về phía Tây, có toà nhà của Đơn tiên sinh. Tiên sinh vốn con nhà quan, vì kiện cáo mãi mà nhà hiu quạnh, gia quyến lại ít người, ông liền dời vô trong xóm thành ra tòa nhà bỏ không.
Một hôm tuyết xuống, trên đường vắng tanh không có người qua lại, Khổng sinh chợt đi ngoài cửa thấy một thiếu niên từ trong đi ra, vẻ người rất lịch sự. Thiếu niên trông thấy chàng liền chào hỏi rất niềm nở, rồi mời vào trong nhà chơi.
Chàng vui vẻ theo chân vào liền.
Nhà không rộng rãi mấy nhưng chỗ nào cũng treo màn gấm, trên tường đầy những tranh vẽ và chữ viết của người xưa. Trên bàn có một quyển sách, ngoài bìa đề chữ “Loan hoàn tỏa ký" (nghĩa là chuyện vặt ở động Loan Hoàn).
Chàng mở ra xem qua một lượt toàn thấy chép những cảnh mình chưa được thấy bao giờ. Nhân nghĩ thiếu niên ở tòa nhà họ Đơn, vậy tất là chủ nhà, cho nên không màng hỏi thăm về gia thế làm gì. Thiếu niên gạn hỏi tình cảnh của chàng, tỏ ý thương xót khuyên bảo chàng nên mở lớp dạy học.
Chàng than thở:
- Tôi là người bơ vơ lữ thứ thế này, có ai chịu dương danh mách mối cho mình?
Thiếu niên nói:
- Nếu đừng chê tôi đơn hèn, thì chính tôi xin thụ giáo đây!
Chàng mừng rỡ, nhưng không dám nhận là thầy học, chỉ xin làm bạn, nhân dịp hỏi thăm tại sao nhà này đóng cửa bịt bùng đã lâu?
Thiếu niên đáp:
- Đây là nhà của ông Đơn, lúc trước vì ông dời vào ở trong làng, cho nên chốn này bỏ hoang đã lâu. Tôi họ Hoàng Phủ, quê quán ông bà vốn ở đất Thiểm, vì nhà cửa tôi bị cháy rụi, phải đến tạm ở nhà này.
Bấy giờ chàng mới rõ thiếu niên không phải là Đơn Ngay đêm hôm đó hai người chuyện vãn rất vui vẻ, khi ngủ nằm chung một giường. Tảng sáng, đã có thằng nhỏ dậy đốt lò than trong nhà. Thiếu niên thức dậy trước, đi vào nhà trong, chàng vẫn còn ôm mềm trên giường. Thằng nhỏ vào nói có ông cụ đến. Chàng sửng sốt vùng dậy. Một cụ già bước vào, râu tóc bạc phơ, chào hỏi rồi ngỏ lời cảm tạ chàng:
- Tiên sinh có lòng thương đến thằng con khờ dại của lão mà chịu ở lại đây dạy dỗ, lão rất cám ơn. Nó mới bắt đầu tập viết và tập đọc, vậy xin đừng lấy nê làm bạn, coi nó như cùng trang lứa.
Đoạn lão sai mang ra biếu chàng một bộ áo gấm, và mũ lông cùng giấy vở, mỗi thứ một món. Lão săn sóc cho chàng rửa mặt chải đầu xong rồi, gọi bưng cơm rượu ta thết đãi. Các thứ áo giường ghế không biết gọi tên là gì, chỉ thấy bóng lộn sáng ngời, choáng cả mắt.
Ngồi tiếp một hai ly rượu, lão đứng dậy từ tạ, chống gậy đi vào. Cơm xong, thiếu niên đem văn bài ra trình, toàn là giọng điệu cổ văn không có lối khoa cử theo thời một chút nào...
Chàng hỏi tại sao, thiếu niên cười và nói:
- Tôi không cần học để thi đỗ làm quan chi hết.
Tối đến thiếu niên sai bày tiệc rượu lại nói rằng đêm nay uống thật say rồi thôi, ngày mai trở đi không được uống rượu nữa. Rồi gọi thằng nhỏ và nói:
- Mày xem ông cụ đã đi nằm ngủ chưa, hễ nằm ngủ rồi thì lên bảo Hương Nô ra đây nghe.
Thằng nhỏ đi một lát trở lại, ôm cái túi thêu đựng cây đàn tỳ bà mang ra trước. Giây lát một nàng hầu bước vào, mặc áo đỏ tuyệt đẹp. Thiếu niên sai gảy khúc Tương Phi. Nàng cầm thẻ ngà gảy đàn bổng trầm bi tráng, bài bản nhịp nhàng, không phải như người ta thường nghe. Laị sai nàng mang chén lớn tới chuốc rượu, canh ba mới tan.
Ngày hôm sau cùng dậy sớm đọc sách. Thiếu niên rất thông minh, đọc qua là nhớ. Hai ba tháng sau, câu văn viết cực rắn rỏi. Đôi bên hẹn nhau năm ngày uống rượu một lần. Mỗi lần có tiệc rượu, đều gọi Hương Nô tới góp vui.
Một hôm, rượu say nóng mặt, chàng ngó Hương Nô đăm đăm.
Thiếu niên hiểu ý nói:
- Người nàng hầu này, ông cụ tôi nuôi dạy đã lâu. Nay anh trơ trọi không có gia đình, ngày đêm tôi vẫn trù tính cho anh về chuyện đó. Để tôi sẽ tính một người vợ thật đẹp.
Chàng nói:
- Nếu cậu có lòng tốt, phải tìm cho tôi một người như Hương Nô mới được.
Thiếu niên cười đáp:
- Anh này thật là người thấy ít, lạ nhiều. Hạng như con Hương Nô mà anh cho là đẹp, té ra sở nguyện của anh muốn được vừa lòng cũng dễ lắm nhỉ.
Ở được nửa năm, chàng muốn ra ngoài dạo chơi, nhưng đến cửa thì hai cánh khóa trái. Hỏi thiếu niên cắt nghĩa rằng: “ông cụ nhà tôi sợ giao du làm rộn tâm trí nên đóng cửa tạ khách đó thôi!" Chàng tin như thế, yên tâm ở nhà.
Lúc đó nắng bức gắt gao, phải dời nhà học ra ngoài vườn, giữa bụng chàng nổi một cái ung, to như trái đào, qua đêm lớn bằng cái chén, đau đớn rên la. Sớm tối thiếu niên chăm nom săn sóc, đến nỗi bỏ ăn quên ngủ.
Mấy ngày nữa chỗ đau lại nặng thêm, cũng tuyệt ăn uống. Cụ già cũng ra thăm, đứng nhìn và thở dài. Thiếu niên nói:
- Đêm trước con nghĩ chứng bịnh của tiên sinh chắc em Kiều Na chữa được, nên đã cho người đến nhà bà ngoại kêu nó về. Không hiểu sao đến chừng này còn chưa thấy đến.
Bỗng thằng nhỏ vào thưa:
- Cô Na đã tới, cả dì và cô Tùng cũng đến một lượt.
Hai cha con lật đật đón vào trong nhà, một lát thiếu niên đưa em lại thăm bênệ cho chàng. Cô này lối chừng mười ba mười bốn tuổi vẻ hoa lộng lẫy, vóc liễu thước tha, chàng ngó thấy nhan sắc, bỗng quên cả đau đớn rên la, tinh thần tự nhiên khoẻ khoắn.
- Anh này là bạn thân không khác chi ruột thịt, vậy em rán xem mạch, điều trị cho anh.
Nàng bèn nén vẻ thẹn thùng, vén tay áo lên đến cạnh giường bắt mạch. Trong lúc tay chạm tay, chàng nghe mùi thơm phức, hơn mùi bông lan. Nàng bắt mạch rồi cười nói:
- Phát ra chứng bệnh này là phải, vì mạch tâm động lắm. Bệnh tuy rằng nguy, nhưng có thể trị đặng. Có điều cái nhọt đã cương, không bóc da khoét thịt không đặng.
Đoạn nàng tháo chiếc xuyến vàng đeo ở cánh tay mình ra, đặt vào chỗ nhọt của chàng, từ từ đè xuống, nhọt bỗng nỗi lên chừng một tấc, cao hơn bên ngoài chiếc xuyến, nhưng cả vùng tím bầm dưới chân đều thu gọn cả vào bên trong chứ không loang rộng bằng cái chén như trước. Nàng vén áo móc lấy con dao đeo bên mình, lưỡi mỏng tang như tờ giấy, rồi tay đè xuyến, tay cầm dao nhẹ nhàng lựa theo quanh nhọt mà cắt, máu tím chảy phun, ướt đẫm giường chiếu.
Chàng thèm thuồng gần kề sắc đẹp, cho nên chẳng những không thấy dau đớn, lại còn lo công việc mổ xẻ mau xong thì vái khoái mình kề, tay ấp không hưởng được lâu.
Không mấy chốc, nàng khoét xong thịt thối, từng hòn từng cục như cái bướu ở trên thân cây cắt xuống vậy. Nàng gọi đem nươớ lại để rửa chỗ mới cắt, rồi nhá một hoàn thuốc màu đỏ ở trong miệng ra, nhỏ như viên đạn, đặt trên thịt chàng và thoa khắp xung quanh.
Mới một vòng đầu, chàng nghe khí nóng phừng phừng, vòng thứ hai thì làm như xốn xang ngứa ngáy, vòng thứ ba thì khắp thân thể mát mẻ thấu đến xương tủy. Nàng thu lấy hồng hoàn bỏ vô miệng và nói:
- Thế là khỏi bệnh rồi!
Miệng nói chân rảo bước đi ra.
Chàng vùng trỗi dậy chạy theo cảm tạ. Bao nhiêu bệnh tật lê mê dường đã tiêu tan đâu hết, trong trí tưởng nhớ vẻ đẹp của n không thể nào khuây.
Từ hôm đó trở đi, bỏ cả sách vở không đọc chỉ ngồi ngẩn ngơ suy nghĩ, không được hoạt bác vui vẻ như cũ. Thiếu niên nhòm thấy, hiểu ý, nói:
- Em đã vì anh kén chọn được một người vợ đẹp rồi!
Chàng hỏi người nào? Thiếu niên đáp:
- Người đẹp cùng họ hàng với em.
Chàng lặng nghĩ giây lâu, chỉ thốt ra hai tiếng:
- Thôi đừng!
Rồi day mặt vào tường ngâm hai câu thơ cổ:
Ngoài ra biển cả khôn tìm nước
Nếu bỏ non Vu đâu có mây.(1)
Hoàng Phủ công tử nghe qua hiểu ý, nói rằng:
- Thân phụ tôi vẫn mến tài anh, thường muốn kết làm hôn nhân.
Ngặt vì tôi chỉ có một con em bé, tuổi còn nhỏ quá, nhưng bà dì tôi có người con gái tên là A Tùng năm nay đã mười bảy tuổi, nhan sắc không đến nỗi xấu xa. Nếu anh không tin lời toi nói, thì Tùng nương sớm nào cũng dạo chơi ngoài vườn, anh đứng núp trước hiên, dòm coi sẽ biết.
Chàng y lời dặn, quả thấy Kiều Na dắt một mỹ nữ ra vườn, mắt vẽ mày ngài, chân mang giày phượng, sắt mặt xấp xỉ Kiều Na. Chàng rất mừng nhờ công tử làm mối dùm.
Qua hôm sau, công tử ở trong nhà đi ra, chúc mừng chàng và nói:
- Việc xong rồi!
Đoạn, công tử sai dọn một nhà riêng, lo việc làm đám cưới cho chàng.
Đêm ấy, nhạc trỗi vang nhà, hương bay khắp chốn, chàng thấy như mình được nàng tiên cung trăng bỗng cùng chăn gối, bất giác đâm ngờ cung điện Quảng Hàn chưa chắc ở trên mây xanh tuyệt vời kia mới có.
Sau khi thành vợ chồng, đôi bên rất tâm đầu ý hợp.
Bỗng một đêm công tử đến nói với chàng:
- Cái ơn của anh dùi mài bảo tôi học, không có ngày giờ nào tôi quên được, Mới rồi, Đơn tiên sinh kiện cáo đã xong, đòi lại nhà này rất gấp. Vì đó, gia đình tôi muốn bỏ chốn này mà dời đi phía Tây, thế khó tụ họp với nhau thành ra nông nỗi lìa tan khiến tôi vấn vương trong bụng.
Khổng sinh tình nguyện đi theo, nhưng công tử khuyên chàng trở về quê quán. Chàng lấy chuyện ấy làm khó khăn. Công tử nói:
- Đừng lo, bây giờ tôi có thể đưa chân anh về.
Một chốc cụ già dẫn Tùng nương ra, lấy một trăm lượng vàng tặng cho hai vợ chồng. Công tử đưa hai tay, dặn phải nhắm mắt đừng nhìn. Thế rồi vùn vụt bay trên không, bên tay chỉ nghe gió thổi. Chặp lâu công tử nói:
- Đến nơi rồi đây!
Chàng mở mắt ra trong thấy quê quán mình, bây giờ mới rõ công tử không phải là người. Đến nhà gõ cửa, bà mẹ không ngờ thấy con về, mừng rỡ khôn tả lại thấy con có vợ đẹp, càng mừng hơn nữa. Mẹ con hớn hở chuyện trò, chừng nghoảnh lại thì công tử đã biến đâu mất.
Tùng nương thờ phụng mẹ chồng rất hiếu thảo, đức hiền, sắc đẹp đồn dậy xa gần.
Sau khi chàng đậu tiến sĩ, được bổ chức Tự Lý ( coi việc hình án) ở quận Diên An, muốn đem cả gia quyến đi theo, nhưng bà mẹ ngại đường xa, ở nhà không đi.
Tùng nương sinh đứa con trai đặt tên là Tiểu Hoạn.
Chàng vì tính khí cương trực, trái ý quan khâm sai, nên bị bãi chức. Nhưng vì còn có chuyện ngăn trở, chưa tiện trở về quê nhà. Hôm đó ngẫu nhiên đi săn ngoài đồng, gặp một chàng thiếu niên đẹp trai cưỡi một con ngựa nhỏ, đôi ba phen đưa mắt nhòm chàng: Nhìn kỹ té ra là Hoàng Phủ công tử! Hai người cùng dừng ngựa buông cương, nói chuyện mừng mừng tủi tủi.
Công tử mời chàng đi tới một xóm cây um tùm không trông thấy mặt trời. Vào trong nhà, thì đâu đó thiếp vàng chạm nổi, rõ ràng là một đại gia quý tộc. Hỏi thăm cô em, thì cô em đã xuất giá, bá nhạc cũng đã qua đời, chàng rất động lòng thương tiếc.
Ngủ có một đêm rồi từ biệt ra về, hôm sau dắt vợ con cùng đến.
Kiều Na cũng tới, ẵm đứa con chàng nựng nịu hôn hít và nói bỡn:
- Bà chị làm loạn mát dòng giống nhà rồi!
Khổng sinh ta ơn Kiều Na đã cứu mạng ngày trước. Nàng cười và nói:
- Nay dượng sang trọng rồi. Vết thương đã hàn, có nhớ hồi đó đau rên như thế nào không?
Ngô lang là chồng nàng cũng đến thăm nhà vợ, ở một hai bữa rồi đi.
Một hôm công tử có sắc lo, hớt hải bảo chàng:
- Trời giáng tai họa, có cứu được nhau chăng?
Chàng không biết tai họa gì, nhưng cứ hăng hái nhận lời. Công tử chạy dẫn cả gia nhân cùng vào, quì lạy la liệt. Chàng kinh ngạc vội hỏi chuyện gì. Công tử nói:
- Thú thực chúng tôi là hồ tinh, chứ không phải là người. Hôm nay có số kiếp bị sét đánh, nếu anh chịu lấy thân ra cứu nạn, thì cả nhà tôi có trông được sanh toàn. Bằng không thì xin anh phải bồng con đi trước, đừng ở đây mà phải vạ lây!
Chàng kêu trời thề sống chết. Công tử bèn nhủ chàng cầm gươm đứng trấn ngoài cửa và căn dặn kỹ lưỡng:
- Sấm sét đùng đùng, anh đừng nhúc nhích!
Chàng y theo lời dặn quả thấy mây mù kéo tới, đen tối như mực, nghoảnh lại chỗ ở cũ, không còn thấy tòa ngang dãy dọc gì nữa, chỉ thấy đá cao lù lù, hang hốc thăm thẳm. Giữa cơn kinh ngạc, một tiếng sét đánh dữ dội, vang động núi non, mưa to gió lớn, đánh bậc cả những gốc cây đã già. Chàng hoa mắt choáng tai, nhưng cứ đứng nguyên, không hề cục cựa.
Bỗng trong đám mây đen gió thét hiện ra một con quỷ, mỏ dài nanh nhọn cắp một người từ trong hang ra, bay thẳng lên mây. Chàng trông thoáng áo giày giống hệt Kiều Na, vội vàng nhảy lên khỏi mặt đất, hươ kiếm đánh với theo. Người đó theo tay rớt xuống. Thế rồi núi non rung chuyển, sấm sét đùng đùng, chàng té rụi xuống đất chết giấc.
Một lát sau, trời quang mây tạnh, Kiều Na đã tự tỉnh hồn trông thấy chàng chết cạnh, cất tiếng khóc rống:
- Khổng lang vì ta mà chết, thì ta còn sống làm gì?
Lúc ấy Tùng nương vừa ra đến nơi. Chị em xúm lại vực chàng đem về nhà.
Kiều Na sai Tùng nương ôm đầu, thoạt tiên lấy cây trâm cạy hàm răng, dùng lưỡi đẩy viên hồng hoàn vào trong miệng, lại kề môi mà hà hơi vào. Hồn hoàn theo hơi thở vào cuống họng, nghe tiếng ừng ực.
Một lát chàng tỉnh dậy, trông thấy vợ con, người nhà đông đủ trước mặt, nghĩ như cơn mộng bừng tỉnh.
Bấy giờ hết sợ tới mừng, cả nhà sum họp. Chàng nghĩ nơi mồ mả âm u chẳng nên ở lâu, bèn đề nghị cùng về quê nhà mình.
Ai nấy cũng tán thành, chỉ có Kiều Na không vui. Chàng xin mời cả Ngô lang cùng về ở chung, nhưng lại lo ngại ông cụ không chịu xa lìa cô bé. Vì thế suốt ngày bàn soạn chưa biết nhất định thế nào?
Chợt thấy thằng nhỏ ở bên nhà họ Ngô, mồ hôi nhễ nhại hơi thở hổn hển, từ ngoài bước vào. Mọi người sửng sốt hỏi thăm nguyên do, thì ra cũng ngày hôm đó. Ngô gia bị số kiếp lôi đình, cả nhà chết ráo.
Kiều Na dậm chân gào khóc, nước mắt tuôn mãi không thôi. Ai nấy xúm lại an ủi khuyên lơn, rồi đó cái mưu toan tính cùng về mới được quyết định.
Chàng vào trong thành, mua bán, cách vài ngày sửa soạn hành lý lên đường. Về đến nơi, chàng để một khu vườn cất riêng cho công tử ở. Nhà thường khóa trái, lúc nào chàng và Tùng nương đến mới mở cửa ra.
Chàng với anh em công tử, ly rượu cuộc cờ, chuyện trò thân mật như người một nhà.
Tiểu Hoạn lớn lên, mặt mày xinh đẹp, hơi có vẻ chồn. Mỗi khi nó đi chơi phố phường, ai cũng biết là con chồn đẻ ra.
ĐÀO TRINH NHẤT dịch
Chú thích:(1) Nguyên văn:
Tằng kinh thương hải nan vi thủy
Trừ khước Vu Sơn bắt thị vân.
Thơ của một thi sĩ đời Đường khóc vợ, cực tả nỗi niềm thương nhớ, trên đời không có ai đáng cho mình yêu quý hơn nữa, cũng như đã ra biển cả mênh mông, thì nước sông nước hồ chẳng có nghĩa gì: đã lên tận Vu sơn trông thấy mây đẹp thì mây ở chỗ khác chỉ là đám khói chứ không phải mây.
Khổng sinh mượn hai câu thơ này ngâm nga cảm khái, muốn tỏ ra trước mắt mình không còn ai đẹp hơn Kiều Na và chỉ Kiều Na mới đáng để cho mình lấy làm vợ thôi!
Một kiếp tài hoa chẳng hổ danh
Khen ai lấy vợ khéo đa tình
Cô Tùng sắc đẹp, cô Na cứu
Lưỡi búa thiên lôi chết chẳng đành.
Khổng Tuyết Lạp dòng dõi Khổng Thánh Nhân, tính tình đằm thắm, tài làm thơ, có người bạn đồng học cũ làm huyện lệnh Thiên Thai, gửi thư mời chàng đến huyện chơi.
Chàng tới nơi thì ông huyện vừa mới qua đời, bơ vơ không có tiền trở về quê quán, phải ở đậu trong chùa Bồ Đà, viết thuê chép mướn cho mấy thầy sãi để nuôi thân.
Cách chùa hơn trăm bước về phía Tây, có toà nhà của Đơn tiên sinh. Tiên sinh vốn con nhà quan, vì kiện cáo mãi mà nhà hiu quạnh, gia quyến lại ít người, ông liền dời vô trong xóm thành ra tòa nhà bỏ không.
Một hôm tuyết xuống, trên đường vắng tanh không có người qua lại, Khổng sinh chợt đi ngoài cửa thấy một thiếu niên từ trong đi ra, vẻ người rất lịch sự. Thiếu niên trông thấy chàng liền chào hỏi rất niềm nở, rồi mời vào trong nhà chơi.
Chàng vui vẻ theo chân vào liền.
Nhà không rộng rãi mấy nhưng chỗ nào cũng treo màn gấm, trên tường đầy những tranh vẽ và chữ viết của người xưa. Trên bàn có một quyển sách, ngoài bìa đề chữ “Loan hoàn tỏa ký" (nghĩa là chuyện vặt ở động Loan Hoàn).
Chàng mở ra xem qua một lượt toàn thấy chép những cảnh mình chưa được thấy bao giờ. Nhân nghĩ thiếu niên ở tòa nhà họ Đơn, vậy tất là chủ nhà, cho nên không màng hỏi thăm về gia thế làm gì. Thiếu niên gạn hỏi tình cảnh của chàng, tỏ ý thương xót khuyên bảo chàng nên mở lớp dạy học.
Chàng than thở:
- Tôi là người bơ vơ lữ thứ thế này, có ai chịu dương danh mách mối cho mình?
Thiếu niên nói:
- Nếu đừng chê tôi đơn hèn, thì chính tôi xin thụ giáo đây!
Chàng mừng rỡ, nhưng không dám nhận là thầy học, chỉ xin làm bạn, nhân dịp hỏi thăm tại sao nhà này đóng cửa bịt bùng đã lâu?
Thiếu niên đáp:
- Đây là nhà của ông Đơn, lúc trước vì ông dời vào ở trong làng, cho nên chốn này bỏ hoang đã lâu. Tôi họ Hoàng Phủ, quê quán ông bà vốn ở đất Thiểm, vì nhà cửa tôi bị cháy rụi, phải đến tạm ở nhà này.
Bấy giờ chàng mới rõ thiếu niên không phải là Đơn Ngay đêm hôm đó hai người chuyện vãn rất vui vẻ, khi ngủ nằm chung một giường. Tảng sáng, đã có thằng nhỏ dậy đốt lò than trong nhà. Thiếu niên thức dậy trước, đi vào nhà trong, chàng vẫn còn ôm mềm trên giường. Thằng nhỏ vào nói có ông cụ đến. Chàng sửng sốt vùng dậy. Một cụ già bước vào, râu tóc bạc phơ, chào hỏi rồi ngỏ lời cảm tạ chàng:
- Tiên sinh có lòng thương đến thằng con khờ dại của lão mà chịu ở lại đây dạy dỗ, lão rất cám ơn. Nó mới bắt đầu tập viết và tập đọc, vậy xin đừng lấy nê làm bạn, coi nó như cùng trang lứa.
Đoạn lão sai mang ra biếu chàng một bộ áo gấm, và mũ lông cùng giấy vở, mỗi thứ một món. Lão săn sóc cho chàng rửa mặt chải đầu xong rồi, gọi bưng cơm rượu ta thết đãi. Các thứ áo giường ghế không biết gọi tên là gì, chỉ thấy bóng lộn sáng ngời, choáng cả mắt.
Ngồi tiếp một hai ly rượu, lão đứng dậy từ tạ, chống gậy đi vào. Cơm xong, thiếu niên đem văn bài ra trình, toàn là giọng điệu cổ văn không có lối khoa cử theo thời một chút nào...
Chàng hỏi tại sao, thiếu niên cười và nói:
- Tôi không cần học để thi đỗ làm quan chi hết.
Tối đến thiếu niên sai bày tiệc rượu lại nói rằng đêm nay uống thật say rồi thôi, ngày mai trở đi không được uống rượu nữa. Rồi gọi thằng nhỏ và nói:
- Mày xem ông cụ đã đi nằm ngủ chưa, hễ nằm ngủ rồi thì lên bảo Hương Nô ra đây nghe.
Thằng nhỏ đi một lát trở lại, ôm cái túi thêu đựng cây đàn tỳ bà mang ra trước. Giây lát một nàng hầu bước vào, mặc áo đỏ tuyệt đẹp. Thiếu niên sai gảy khúc Tương Phi. Nàng cầm thẻ ngà gảy đàn bổng trầm bi tráng, bài bản nhịp nhàng, không phải như người ta thường nghe. Laị sai nàng mang chén lớn tới chuốc rượu, canh ba mới tan.
Ngày hôm sau cùng dậy sớm đọc sách. Thiếu niên rất thông minh, đọc qua là nhớ. Hai ba tháng sau, câu văn viết cực rắn rỏi. Đôi bên hẹn nhau năm ngày uống rượu một lần. Mỗi lần có tiệc rượu, đều gọi Hương Nô tới góp vui.
Một hôm, rượu say nóng mặt, chàng ngó Hương Nô đăm đăm.
Thiếu niên hiểu ý nói:
- Người nàng hầu này, ông cụ tôi nuôi dạy đã lâu. Nay anh trơ trọi không có gia đình, ngày đêm tôi vẫn trù tính cho anh về chuyện đó. Để tôi sẽ tính một người vợ thật đẹp.
Chàng nói:
- Nếu cậu có lòng tốt, phải tìm cho tôi một người như Hương Nô mới được.
Thiếu niên cười đáp:
- Anh này thật là người thấy ít, lạ nhiều. Hạng như con Hương Nô mà anh cho là đẹp, té ra sở nguyện của anh muốn được vừa lòng cũng dễ lắm nhỉ.
Ở được nửa năm, chàng muốn ra ngoài dạo chơi, nhưng đến cửa thì hai cánh khóa trái. Hỏi thiếu niên cắt nghĩa rằng: “ông cụ nhà tôi sợ giao du làm rộn tâm trí nên đóng cửa tạ khách đó thôi!" Chàng tin như thế, yên tâm ở nhà.
Lúc đó nắng bức gắt gao, phải dời nhà học ra ngoài vườn, giữa bụng chàng nổi một cái ung, to như trái đào, qua đêm lớn bằng cái chén, đau đớn rên la. Sớm tối thiếu niên chăm nom săn sóc, đến nỗi bỏ ăn quên ngủ.
Mấy ngày nữa chỗ đau lại nặng thêm, cũng tuyệt ăn uống. Cụ già cũng ra thăm, đứng nhìn và thở dài. Thiếu niên nói:
- Đêm trước con nghĩ chứng bịnh của tiên sinh chắc em Kiều Na chữa được, nên đã cho người đến nhà bà ngoại kêu nó về. Không hiểu sao đến chừng này còn chưa thấy đến.
Bỗng thằng nhỏ vào thưa:
- Cô Na đã tới, cả dì và cô Tùng cũng đến một lượt.
Hai cha con lật đật đón vào trong nhà, một lát thiếu niên đưa em lại thăm bênệ cho chàng. Cô này lối chừng mười ba mười bốn tuổi vẻ hoa lộng lẫy, vóc liễu thước tha, chàng ngó thấy nhan sắc, bỗng quên cả đau đớn rên la, tinh thần tự nhiên khoẻ khoắn.
- Anh này là bạn thân không khác chi ruột thịt, vậy em rán xem mạch, điều trị cho anh.
Nàng bèn nén vẻ thẹn thùng, vén tay áo lên đến cạnh giường bắt mạch. Trong lúc tay chạm tay, chàng nghe mùi thơm phức, hơn mùi bông lan. Nàng bắt mạch rồi cười nói:
- Phát ra chứng bệnh này là phải, vì mạch tâm động lắm. Bệnh tuy rằng nguy, nhưng có thể trị đặng. Có điều cái nhọt đã cương, không bóc da khoét thịt không đặng.
Đoạn nàng tháo chiếc xuyến vàng đeo ở cánh tay mình ra, đặt vào chỗ nhọt của chàng, từ từ đè xuống, nhọt bỗng nỗi lên chừng một tấc, cao hơn bên ngoài chiếc xuyến, nhưng cả vùng tím bầm dưới chân đều thu gọn cả vào bên trong chứ không loang rộng bằng cái chén như trước. Nàng vén áo móc lấy con dao đeo bên mình, lưỡi mỏng tang như tờ giấy, rồi tay đè xuyến, tay cầm dao nhẹ nhàng lựa theo quanh nhọt mà cắt, máu tím chảy phun, ướt đẫm giường chiếu.
Chàng thèm thuồng gần kề sắc đẹp, cho nên chẳng những không thấy dau đớn, lại còn lo công việc mổ xẻ mau xong thì vái khoái mình kề, tay ấp không hưởng được lâu.
Không mấy chốc, nàng khoét xong thịt thối, từng hòn từng cục như cái bướu ở trên thân cây cắt xuống vậy. Nàng gọi đem nươớ lại để rửa chỗ mới cắt, rồi nhá một hoàn thuốc màu đỏ ở trong miệng ra, nhỏ như viên đạn, đặt trên thịt chàng và thoa khắp xung quanh.
Mới một vòng đầu, chàng nghe khí nóng phừng phừng, vòng thứ hai thì làm như xốn xang ngứa ngáy, vòng thứ ba thì khắp thân thể mát mẻ thấu đến xương tủy. Nàng thu lấy hồng hoàn bỏ vô miệng và nói:
- Thế là khỏi bệnh rồi!
Miệng nói chân rảo bước đi ra.
Chàng vùng trỗi dậy chạy theo cảm tạ. Bao nhiêu bệnh tật lê mê dường đã tiêu tan đâu hết, trong trí tưởng nhớ vẻ đẹp của n không thể nào khuây.
Từ hôm đó trở đi, bỏ cả sách vở không đọc chỉ ngồi ngẩn ngơ suy nghĩ, không được hoạt bác vui vẻ như cũ. Thiếu niên nhòm thấy, hiểu ý, nói:
- Em đã vì anh kén chọn được một người vợ đẹp rồi!
Chàng hỏi người nào? Thiếu niên đáp:
- Người đẹp cùng họ hàng với em.
Chàng lặng nghĩ giây lâu, chỉ thốt ra hai tiếng:
- Thôi đừng!
Rồi day mặt vào tường ngâm hai câu thơ cổ:
Ngoài ra biển cả khôn tìm nước
Nếu bỏ non Vu đâu có mây.(1)
Hoàng Phủ công tử nghe qua hiểu ý, nói rằng:
- Thân phụ tôi vẫn mến tài anh, thường muốn kết làm hôn nhân.
Ngặt vì tôi chỉ có một con em bé, tuổi còn nhỏ quá, nhưng bà dì tôi có người con gái tên là A Tùng năm nay đã mười bảy tuổi, nhan sắc không đến nỗi xấu xa. Nếu anh không tin lời toi nói, thì Tùng nương sớm nào cũng dạo chơi ngoài vườn, anh đứng núp trước hiên, dòm coi sẽ biết.
Chàng y lời dặn, quả thấy Kiều Na dắt một mỹ nữ ra vườn, mắt vẽ mày ngài, chân mang giày phượng, sắt mặt xấp xỉ Kiều Na. Chàng rất mừng nhờ công tử làm mối dùm.
Qua hôm sau, công tử ở trong nhà đi ra, chúc mừng chàng và nói:
- Việc xong rồi!
Đoạn, công tử sai dọn một nhà riêng, lo việc làm đám cưới cho chàng.
Đêm ấy, nhạc trỗi vang nhà, hương bay khắp chốn, chàng thấy như mình được nàng tiên cung trăng bỗng cùng chăn gối, bất giác đâm ngờ cung điện Quảng Hàn chưa chắc ở trên mây xanh tuyệt vời kia mới có.
Sau khi thành vợ chồng, đôi bên rất tâm đầu ý hợp.
Bỗng một đêm công tử đến nói với chàng:
- Cái ơn của anh dùi mài bảo tôi học, không có ngày giờ nào tôi quên được, Mới rồi, Đơn tiên sinh kiện cáo đã xong, đòi lại nhà này rất gấp. Vì đó, gia đình tôi muốn bỏ chốn này mà dời đi phía Tây, thế khó tụ họp với nhau thành ra nông nỗi lìa tan khiến tôi vấn vương trong bụng.
Khổng sinh tình nguyện đi theo, nhưng công tử khuyên chàng trở về quê quán. Chàng lấy chuyện ấy làm khó khăn. Công tử nói:
- Đừng lo, bây giờ tôi có thể đưa chân anh về.
Một chốc cụ già dẫn Tùng nương ra, lấy một trăm lượng vàng tặng cho hai vợ chồng. Công tử đưa hai tay, dặn phải nhắm mắt đừng nhìn. Thế rồi vùn vụt bay trên không, bên tay chỉ nghe gió thổi. Chặp lâu công tử nói:
- Đến nơi rồi đây!
Chàng mở mắt ra trong thấy quê quán mình, bây giờ mới rõ công tử không phải là người. Đến nhà gõ cửa, bà mẹ không ngờ thấy con về, mừng rỡ khôn tả lại thấy con có vợ đẹp, càng mừng hơn nữa. Mẹ con hớn hở chuyện trò, chừng nghoảnh lại thì công tử đã biến đâu mất.
Tùng nương thờ phụng mẹ chồng rất hiếu thảo, đức hiền, sắc đẹp đồn dậy xa gần.
Sau khi chàng đậu tiến sĩ, được bổ chức Tự Lý ( coi việc hình án) ở quận Diên An, muốn đem cả gia quyến đi theo, nhưng bà mẹ ngại đường xa, ở nhà không đi.
Tùng nương sinh đứa con trai đặt tên là Tiểu Hoạn.
Chàng vì tính khí cương trực, trái ý quan khâm sai, nên bị bãi chức. Nhưng vì còn có chuyện ngăn trở, chưa tiện trở về quê nhà. Hôm đó ngẫu nhiên đi săn ngoài đồng, gặp một chàng thiếu niên đẹp trai cưỡi một con ngựa nhỏ, đôi ba phen đưa mắt nhòm chàng: Nhìn kỹ té ra là Hoàng Phủ công tử! Hai người cùng dừng ngựa buông cương, nói chuyện mừng mừng tủi tủi.
Công tử mời chàng đi tới một xóm cây um tùm không trông thấy mặt trời. Vào trong nhà, thì đâu đó thiếp vàng chạm nổi, rõ ràng là một đại gia quý tộc. Hỏi thăm cô em, thì cô em đã xuất giá, bá nhạc cũng đã qua đời, chàng rất động lòng thương tiếc.
Ngủ có một đêm rồi từ biệt ra về, hôm sau dắt vợ con cùng đến.
Kiều Na cũng tới, ẵm đứa con chàng nựng nịu hôn hít và nói bỡn:
- Bà chị làm loạn mát dòng giống nhà rồi!
Khổng sinh ta ơn Kiều Na đã cứu mạng ngày trước. Nàng cười và nói:
- Nay dượng sang trọng rồi. Vết thương đã hàn, có nhớ hồi đó đau rên như thế nào không?
Ngô lang là chồng nàng cũng đến thăm nhà vợ, ở một hai bữa rồi đi.
Một hôm công tử có sắc lo, hớt hải bảo chàng:
- Trời giáng tai họa, có cứu được nhau chăng?
Chàng không biết tai họa gì, nhưng cứ hăng hái nhận lời. Công tử chạy dẫn cả gia nhân cùng vào, quì lạy la liệt. Chàng kinh ngạc vội hỏi chuyện gì. Công tử nói:
- Thú thực chúng tôi là hồ tinh, chứ không phải là người. Hôm nay có số kiếp bị sét đánh, nếu anh chịu lấy thân ra cứu nạn, thì cả nhà tôi có trông được sanh toàn. Bằng không thì xin anh phải bồng con đi trước, đừng ở đây mà phải vạ lây!
Chàng kêu trời thề sống chết. Công tử bèn nhủ chàng cầm gươm đứng trấn ngoài cửa và căn dặn kỹ lưỡng:
- Sấm sét đùng đùng, anh đừng nhúc nhích!
Chàng y theo lời dặn quả thấy mây mù kéo tới, đen tối như mực, nghoảnh lại chỗ ở cũ, không còn thấy tòa ngang dãy dọc gì nữa, chỉ thấy đá cao lù lù, hang hốc thăm thẳm. Giữa cơn kinh ngạc, một tiếng sét đánh dữ dội, vang động núi non, mưa to gió lớn, đánh bậc cả những gốc cây đã già. Chàng hoa mắt choáng tai, nhưng cứ đứng nguyên, không hề cục cựa.
Bỗng trong đám mây đen gió thét hiện ra một con quỷ, mỏ dài nanh nhọn cắp một người từ trong hang ra, bay thẳng lên mây. Chàng trông thoáng áo giày giống hệt Kiều Na, vội vàng nhảy lên khỏi mặt đất, hươ kiếm đánh với theo. Người đó theo tay rớt xuống. Thế rồi núi non rung chuyển, sấm sét đùng đùng, chàng té rụi xuống đất chết giấc.
Một lát sau, trời quang mây tạnh, Kiều Na đã tự tỉnh hồn trông thấy chàng chết cạnh, cất tiếng khóc rống:
- Khổng lang vì ta mà chết, thì ta còn sống làm gì?
Lúc ấy Tùng nương vừa ra đến nơi. Chị em xúm lại vực chàng đem về nhà.
Kiều Na sai Tùng nương ôm đầu, thoạt tiên lấy cây trâm cạy hàm răng, dùng lưỡi đẩy viên hồng hoàn vào trong miệng, lại kề môi mà hà hơi vào. Hồn hoàn theo hơi thở vào cuống họng, nghe tiếng ừng ực.
Một lát chàng tỉnh dậy, trông thấy vợ con, người nhà đông đủ trước mặt, nghĩ như cơn mộng bừng tỉnh.
Bấy giờ hết sợ tới mừng, cả nhà sum họp. Chàng nghĩ nơi mồ mả âm u chẳng nên ở lâu, bèn đề nghị cùng về quê nhà mình.
Ai nấy cũng tán thành, chỉ có Kiều Na không vui. Chàng xin mời cả Ngô lang cùng về ở chung, nhưng lại lo ngại ông cụ không chịu xa lìa cô bé. Vì thế suốt ngày bàn soạn chưa biết nhất định thế nào?
Chợt thấy thằng nhỏ ở bên nhà họ Ngô, mồ hôi nhễ nhại hơi thở hổn hển, từ ngoài bước vào. Mọi người sửng sốt hỏi thăm nguyên do, thì ra cũng ngày hôm đó. Ngô gia bị số kiếp lôi đình, cả nhà chết ráo.
Kiều Na dậm chân gào khóc, nước mắt tuôn mãi không thôi. Ai nấy xúm lại an ủi khuyên lơn, rồi đó cái mưu toan tính cùng về mới được quyết định.
Chàng vào trong thành, mua bán, cách vài ngày sửa soạn hành lý lên đường. Về đến nơi, chàng để một khu vườn cất riêng cho công tử ở. Nhà thường khóa trái, lúc nào chàng và Tùng nương đến mới mở cửa ra.
Chàng với anh em công tử, ly rượu cuộc cờ, chuyện trò thân mật như người một nhà.
Tiểu Hoạn lớn lên, mặt mày xinh đẹp, hơi có vẻ chồn. Mỗi khi nó đi chơi phố phường, ai cũng biết là con chồn đẻ ra.
ĐÀO TRINH NHẤT dịch
Chú thích:(1) Nguyên văn:
Tằng kinh thương hải nan vi thủy
Trừ khước Vu Sơn bắt thị vân.
Thơ của một thi sĩ đời Đường khóc vợ, cực tả nỗi niềm thương nhớ, trên đời không có ai đáng cho mình yêu quý hơn nữa, cũng như đã ra biển cả mênh mông, thì nước sông nước hồ chẳng có nghĩa gì: đã lên tận Vu sơn trông thấy mây đẹp thì mây ở chỗ khác chỉ là đám khói chứ không phải mây.
Khổng sinh mượn hai câu thơ này ngâm nga cảm khái, muốn tỏ ra trước mắt mình không còn ai đẹp hơn Kiều Na và chỉ Kiều Na mới đáng để cho mình lấy làm vợ thôi!
Tác giả :
Bồ Tùng Linh