Liêu Trai Chí Dị
Chương 140: Để của cho con
truyện LÝ BÁT CANG
A ông ngụ tạng tí hà trì.
Cánh đáo sơn cùng thủy tận thi.
Hồi thủ di lưu đương nhật ngữ.
Chấp niên khâm lẫm dĩ tiền tri.
Triều Tống, tỉnh Sơn Ðông có bốc sư họ Lý, tên Xích Vũ, nhà rất giàu. Ngoài ba ngôi nhà lớn, Lý ông còn chôn giấu rất nhiều vàng. Nghe đồn Lý ông có tới tám chum vàng nên người làng đặt cho Lý ông lộng danh là Lý Bát Cang (Lý Tám Chum)
Lý ông không có con gái, chỉ có hai trai là Xích Thành, lên 10, và Nguyệt Sinh, lên 8, theo học cùng một thày đồ.
Tính Xích Thành hiền lành, cần kiệm song vì không thích văn chương nên sau khi biết đọc văn tự, Xích Thành xin cha mẹ cho về quê trông nom gia nhân canh tác. Năm 20 tuổi, Xích Thành được cha mẹ cưới vợ cho rồi cho hai vợ chồng một ngôi nhà để ra ở riêng. Vợ Xích Thành họ Cốc. Cốc thị cũng hiền lành, cần kiệm như chồng nên chỉ ít năm sau, hai vợ chồng đã trở nên giàu có. Xích Thành có ba trai, ba gái.
Tính Nguyệt Sinh cũng đôn hậu nhưng ăn tiêu hoang phí. Vốn ưa thích văn chương, Nguyệt Sinh xin cha mẹ cho theo học tới khi đậu đại khoa. Mười năm sau, Nguyệt Sinh thi đậu thái học sinh (tiến sĩ) song vì không thích ra làm quan nên Nguyệt Sinh xin cha mẹ cho về quê ở chung. Năm 20 tuổi, Nguyệt sinh cũng được cha mẹ cưới vợ cho rồi cho hai vợ chồng một ngôi nhà để ra ở riêng. Vợ Nguyệt Sinh họ Xa, tính rất hiền lành và hay chiều chồng, chẳng bao giờ ngăn cản chồng mình điều chi. Nguyệt Sinh chỉ có hai trai.
Mười năm sau, Lý bà mất. Thấy mình đã già, Lý ông tự biết cũng chẳng còn sống được bao lâu. Bèn đào bảy chum vàng lên rồi cho gọi hai con tới nhà, nói:"Thân mẫu các con đã qua đời mà ta thì cũng chẳng còn sống được bao lâu nữa nên ta muốn chia cho mỗi đứa một phần của cải. Bây giờ ta có bảy chum vàng. Xích Thành đông con, ta cho sáu chum còn Nguyệt Sinh ít con, ta cho một chum. Tuy nhiên, sau khi ta chết thì ngôi nhà ta đang ở với mười mẫu ruộng ta đang cho người cấy sẽ thuộc về Nguyệt Sinh!" Nguyệt Sinh bất mãn nhưng vì sợ cha nên chẳng dám nói. Hai anh em nhận lãnh phần chia rồi tải về nhà.
Biết Nguyệt Sinh bất mãn, một hôm Lý ông cho gọi riêng tới nhà mà bảo:"Chẳng phải là ta thiên vị anh con, cho nó nhiều hơn con đâu. Ta còn một chum nữa, chôn riêng một chỗ, để dành cho con. Khi nào gia đình con vắng người thì ta mới bảo cho biết!"
Ít lâu sau, Lý ông bị bệnh nặng. Nguyệt Sinh sợ cha chết bất thần thì mình sẽ chẳng biết được chỗ chôn vàng, nên sang nhà cha, rình lúc vắng người, lẻn vào hỏi nhỏ:"Chum vàng thân phụ cho con, chôn ở chỗ nào?" Lý ông đáp:"Ta chưa thể nói cho con biết được! Ở đời, mỗi người đều có một phần số riêng, sướng khổ khác nhau. Bây giờ con đang được hưởng cái phước có vợ hiền thì hãy cứ hưởng đi đã! Con thì ăn tiêu hoang phí mà vợ con thì hiền lành thái quá, chẳng biết ngăn cản con. Nếu bây giờ ta có cho con nhiều tiền bạc thì chắc chắn là con cũng sẽ tiêu hết ngay!" Nguyệt Sinh không nghe, cứ năn nỉ xin được biết chỗ chôn vàng. Lý ông liền nổi giận, quát:"Mày thì ăn tiêu hoang phí, chẳng biết giữ của, mà con vợ mày thì chiều mày thái quá, chẳng biết ngăn cản mày. Số mày còn phải nghèo túng trên hai chục năm nữa rồi mới khá được! Bây giờ mà mày có tiền rừng bạc biển thì cũng sẽ hết ngay. Chừng nào mà mày chưa phải là nghèo rớt mùng tơi thì đừng có hy vọng được tao cho thêm!" Nguyệt Sinh sợ cha mà cũng có hiếu nên chẳng dám hỏi chi nữa, chỉ mong sao cho cha chóng khỏi bệnh để mình có dịp dò hỏi được chỗ chôn vàng.
Ba tháng sau, Lý ông trở bệnh nặng rồi mất, Nguyệt Sinh vô cùng thất vọng. Chum vàng cha cho đã đem trả nợ mất gần nửa nên thầm nghĩ bây giờ lại phải chung góp với anh để làm tang lễ cho cha thì sẽ chẳng còn được là bao. May sao, Xích Thành gọi riêng em ra một nơi mà bảo cho biết là mình sẽ đứng ra lo liệu hết tang lễ cho cha. Nguyệt Sinh mừng lắm.
Sau tang lễ, Nguyệt Sinh đưa vợ con tới cư ngụ ở ngôi nhà của cha để lại, còn ngôi nhà của mình thì cho thuê. Ðã ăn tiêu hoang phí, lại có tính hiếu khách, ngày nào Nguyệt Sinh cũng sai gia nhân đi mời khách về nhà ngâm vịnh, có ngày sai vợ làm tới bốn bữa cơm thịnh soạn để đãi khách. Ðã thế, thấy bạn bè nào than túng, Nguyệt Sinh cũng vào bảo vợ xuất tiền cho vay nên bị bọn vô lại trong làng rủ nhau tới nhà bòn của. Vốn không biết cách quản lý ruộng nương, Nguyệt Sinh chẳng thâu nhập được là bao. Càng ngày Nguyệt Sinh càng nghèo.
Mười năm sau, Nguyệt Sinh rơi vào cảnh túng thiếu. May được Xích Thành tốt bụng, thường lén vợ mà chu cấp cho em nên Nguyệt Sinh cũng chưa đến nỗi nào.
Năm năm sau, Xích Thành bị bệnh rồi mất. Từ đó, Nguyệt Sinh chẳng còn biết trông cậy vào ai. Mùa xuân, Nguyệt Sinh phải đi vay thóc về cho gia đình ăn. Mùa thu, thâu hoạch được chút nào thì lại phải đem đi trả nợ hết, cả vốn lẫn lời. Ít lâu sau, lại phải bán rẻ ngôi nhà cho thuê và mười mẫu ruộng cha để lại cho. Nhiều bữa trong nhà chẳng còn gạo ăn, Nguyệt Sinh phải đôn đáo chạy đi vay mượn. Gia nhân thấy chủ nghèo quá, bèn rủ nhau trốn hết. Ba năm sau, con trai lớn của Nguyệt Sinh bị bệnh mà chết. Vì thương con quá, Xa thị cũng bị bệnh mà chết theo con. Bấy giờ, trong nhà chỉ còn Nguyệt Sinh với đứa con trai nhỏ.
Năm sau, hết tang vợ, Nguyệt Sinh đem chút tiền còn lại đi cưới một cô vợ kế, họ Từ, trước kia là vợ của một người lái dê. Nguyệt Sinh hy vọng Từ thị sẽ giúp mình làm ăn khá giả hơn. Thế nhưng, hai năm sau, Nguyệt Sinh lại càng nghèo thêm. Tính Từ thị rất thô bạo, trái hẳn tính Xa thị thủa trước. Ngày nào hàng xóm cũng thấy Từ thị thóa mạ chồng, cấm chồng không được giao du với bè bạn.
Một đêm, Nguyệt Sinh nằm mộng thấy cha về, nói:"Tình cảnh của con bây giờ có thể nói là nghèo rớt mùng tơi rồi đó! Trước kia ta có hứa cho con một chum vàng, bây giờ có thể lấy lên mà chi tiêu" Nguyệt Sinh vội hỏi:"Chum vàng thân phụ cho con, chôn ở chỗ nào?"Ðáp: "Sáng mai ta sẽ chỉ chỗ cho!" Bỗng Nguyệt Sinh tỉnh giấc. Nghĩ lại giấc mộng, Nguyệt Sinh lấy làm lạ nhưng thầm nghĩ chắc mình nghèo quá, ngày nào cũng mơ tưởng tới tiền bạc nên mới sinh ra mộng mị vớ vẩn thế thôi. Vả lại, cha mất đã lâu rồi, chẳng cho mình biết chỗ chôn vàng thì làm sao mà mình có thể tìm thấy được? Vì thế, Nguyệt Sinh cũng chẳng buồn để ý tới giấc mộng nữa.
Sáng sau, đột nhiên bức tường rào ở vườn sau nhà Nguyệt Sinh bị đổ vì đã quá cũ. Từ thị bắt chồng phải ra cuốc đất đắp lại ngay. Sợ vợ, Nguyệt Sinh vội tuân lời. Khi cuốc đất đắp tường, cuốc phải một vật cứng, Nguyệt Sinh nhặt lên coi thì thấy là một mảnh nắp chum. Bèn thử cuốc sâu thêm chút nữa thì thấy lộ ra một chum vàng. Mừng quá, Nguyệt Sinh vội chạy vào nhà tìm vợ con, bảo ra vườn sau giúp mình khuân vàng vào nhà. Từ đó, gia đình Nguyệt Sinh lại trở nên khá giả.
Một hôm, nhớ tới câu nói của cha ngày trước:"Khi nào gia đình con vắng người thì ta mới bảo cho biết!" Nguyệt Sinh chợt nghĩ ra cái nghĩa của câu nói đó "Bây giờ vợ cả và con trai lớn của mình đã chết, gia nhân đã rủ nhau trốn hết, thì gia đình mình trở nên vắng người"
Nhờ chum vàng, Nguyệt Sinh được sống trong cảnh sung túc với Từ thị và đứa con trai cho tới hết cuộc đời.
A ông ngụ tạng tí hà trì.
Cánh đáo sơn cùng thủy tận thi.
Hồi thủ di lưu đương nhật ngữ.
Chấp niên khâm lẫm dĩ tiền tri.
Triều Tống, tỉnh Sơn Ðông có bốc sư họ Lý, tên Xích Vũ, nhà rất giàu. Ngoài ba ngôi nhà lớn, Lý ông còn chôn giấu rất nhiều vàng. Nghe đồn Lý ông có tới tám chum vàng nên người làng đặt cho Lý ông lộng danh là Lý Bát Cang (Lý Tám Chum)
Lý ông không có con gái, chỉ có hai trai là Xích Thành, lên 10, và Nguyệt Sinh, lên 8, theo học cùng một thày đồ.
Tính Xích Thành hiền lành, cần kiệm song vì không thích văn chương nên sau khi biết đọc văn tự, Xích Thành xin cha mẹ cho về quê trông nom gia nhân canh tác. Năm 20 tuổi, Xích Thành được cha mẹ cưới vợ cho rồi cho hai vợ chồng một ngôi nhà để ra ở riêng. Vợ Xích Thành họ Cốc. Cốc thị cũng hiền lành, cần kiệm như chồng nên chỉ ít năm sau, hai vợ chồng đã trở nên giàu có. Xích Thành có ba trai, ba gái.
Tính Nguyệt Sinh cũng đôn hậu nhưng ăn tiêu hoang phí. Vốn ưa thích văn chương, Nguyệt Sinh xin cha mẹ cho theo học tới khi đậu đại khoa. Mười năm sau, Nguyệt Sinh thi đậu thái học sinh (tiến sĩ) song vì không thích ra làm quan nên Nguyệt Sinh xin cha mẹ cho về quê ở chung. Năm 20 tuổi, Nguyệt sinh cũng được cha mẹ cưới vợ cho rồi cho hai vợ chồng một ngôi nhà để ra ở riêng. Vợ Nguyệt Sinh họ Xa, tính rất hiền lành và hay chiều chồng, chẳng bao giờ ngăn cản chồng mình điều chi. Nguyệt Sinh chỉ có hai trai.
Mười năm sau, Lý bà mất. Thấy mình đã già, Lý ông tự biết cũng chẳng còn sống được bao lâu. Bèn đào bảy chum vàng lên rồi cho gọi hai con tới nhà, nói:"Thân mẫu các con đã qua đời mà ta thì cũng chẳng còn sống được bao lâu nữa nên ta muốn chia cho mỗi đứa một phần của cải. Bây giờ ta có bảy chum vàng. Xích Thành đông con, ta cho sáu chum còn Nguyệt Sinh ít con, ta cho một chum. Tuy nhiên, sau khi ta chết thì ngôi nhà ta đang ở với mười mẫu ruộng ta đang cho người cấy sẽ thuộc về Nguyệt Sinh!" Nguyệt Sinh bất mãn nhưng vì sợ cha nên chẳng dám nói. Hai anh em nhận lãnh phần chia rồi tải về nhà.
Biết Nguyệt Sinh bất mãn, một hôm Lý ông cho gọi riêng tới nhà mà bảo:"Chẳng phải là ta thiên vị anh con, cho nó nhiều hơn con đâu. Ta còn một chum nữa, chôn riêng một chỗ, để dành cho con. Khi nào gia đình con vắng người thì ta mới bảo cho biết!"
Ít lâu sau, Lý ông bị bệnh nặng. Nguyệt Sinh sợ cha chết bất thần thì mình sẽ chẳng biết được chỗ chôn vàng, nên sang nhà cha, rình lúc vắng người, lẻn vào hỏi nhỏ:"Chum vàng thân phụ cho con, chôn ở chỗ nào?" Lý ông đáp:"Ta chưa thể nói cho con biết được! Ở đời, mỗi người đều có một phần số riêng, sướng khổ khác nhau. Bây giờ con đang được hưởng cái phước có vợ hiền thì hãy cứ hưởng đi đã! Con thì ăn tiêu hoang phí mà vợ con thì hiền lành thái quá, chẳng biết ngăn cản con. Nếu bây giờ ta có cho con nhiều tiền bạc thì chắc chắn là con cũng sẽ tiêu hết ngay!" Nguyệt Sinh không nghe, cứ năn nỉ xin được biết chỗ chôn vàng. Lý ông liền nổi giận, quát:"Mày thì ăn tiêu hoang phí, chẳng biết giữ của, mà con vợ mày thì chiều mày thái quá, chẳng biết ngăn cản mày. Số mày còn phải nghèo túng trên hai chục năm nữa rồi mới khá được! Bây giờ mà mày có tiền rừng bạc biển thì cũng sẽ hết ngay. Chừng nào mà mày chưa phải là nghèo rớt mùng tơi thì đừng có hy vọng được tao cho thêm!" Nguyệt Sinh sợ cha mà cũng có hiếu nên chẳng dám hỏi chi nữa, chỉ mong sao cho cha chóng khỏi bệnh để mình có dịp dò hỏi được chỗ chôn vàng.
Ba tháng sau, Lý ông trở bệnh nặng rồi mất, Nguyệt Sinh vô cùng thất vọng. Chum vàng cha cho đã đem trả nợ mất gần nửa nên thầm nghĩ bây giờ lại phải chung góp với anh để làm tang lễ cho cha thì sẽ chẳng còn được là bao. May sao, Xích Thành gọi riêng em ra một nơi mà bảo cho biết là mình sẽ đứng ra lo liệu hết tang lễ cho cha. Nguyệt Sinh mừng lắm.
Sau tang lễ, Nguyệt Sinh đưa vợ con tới cư ngụ ở ngôi nhà của cha để lại, còn ngôi nhà của mình thì cho thuê. Ðã ăn tiêu hoang phí, lại có tính hiếu khách, ngày nào Nguyệt Sinh cũng sai gia nhân đi mời khách về nhà ngâm vịnh, có ngày sai vợ làm tới bốn bữa cơm thịnh soạn để đãi khách. Ðã thế, thấy bạn bè nào than túng, Nguyệt Sinh cũng vào bảo vợ xuất tiền cho vay nên bị bọn vô lại trong làng rủ nhau tới nhà bòn của. Vốn không biết cách quản lý ruộng nương, Nguyệt Sinh chẳng thâu nhập được là bao. Càng ngày Nguyệt Sinh càng nghèo.
Mười năm sau, Nguyệt Sinh rơi vào cảnh túng thiếu. May được Xích Thành tốt bụng, thường lén vợ mà chu cấp cho em nên Nguyệt Sinh cũng chưa đến nỗi nào.
Năm năm sau, Xích Thành bị bệnh rồi mất. Từ đó, Nguyệt Sinh chẳng còn biết trông cậy vào ai. Mùa xuân, Nguyệt Sinh phải đi vay thóc về cho gia đình ăn. Mùa thu, thâu hoạch được chút nào thì lại phải đem đi trả nợ hết, cả vốn lẫn lời. Ít lâu sau, lại phải bán rẻ ngôi nhà cho thuê và mười mẫu ruộng cha để lại cho. Nhiều bữa trong nhà chẳng còn gạo ăn, Nguyệt Sinh phải đôn đáo chạy đi vay mượn. Gia nhân thấy chủ nghèo quá, bèn rủ nhau trốn hết. Ba năm sau, con trai lớn của Nguyệt Sinh bị bệnh mà chết. Vì thương con quá, Xa thị cũng bị bệnh mà chết theo con. Bấy giờ, trong nhà chỉ còn Nguyệt Sinh với đứa con trai nhỏ.
Năm sau, hết tang vợ, Nguyệt Sinh đem chút tiền còn lại đi cưới một cô vợ kế, họ Từ, trước kia là vợ của một người lái dê. Nguyệt Sinh hy vọng Từ thị sẽ giúp mình làm ăn khá giả hơn. Thế nhưng, hai năm sau, Nguyệt Sinh lại càng nghèo thêm. Tính Từ thị rất thô bạo, trái hẳn tính Xa thị thủa trước. Ngày nào hàng xóm cũng thấy Từ thị thóa mạ chồng, cấm chồng không được giao du với bè bạn.
Một đêm, Nguyệt Sinh nằm mộng thấy cha về, nói:"Tình cảnh của con bây giờ có thể nói là nghèo rớt mùng tơi rồi đó! Trước kia ta có hứa cho con một chum vàng, bây giờ có thể lấy lên mà chi tiêu" Nguyệt Sinh vội hỏi:"Chum vàng thân phụ cho con, chôn ở chỗ nào?"Ðáp: "Sáng mai ta sẽ chỉ chỗ cho!" Bỗng Nguyệt Sinh tỉnh giấc. Nghĩ lại giấc mộng, Nguyệt Sinh lấy làm lạ nhưng thầm nghĩ chắc mình nghèo quá, ngày nào cũng mơ tưởng tới tiền bạc nên mới sinh ra mộng mị vớ vẩn thế thôi. Vả lại, cha mất đã lâu rồi, chẳng cho mình biết chỗ chôn vàng thì làm sao mà mình có thể tìm thấy được? Vì thế, Nguyệt Sinh cũng chẳng buồn để ý tới giấc mộng nữa.
Sáng sau, đột nhiên bức tường rào ở vườn sau nhà Nguyệt Sinh bị đổ vì đã quá cũ. Từ thị bắt chồng phải ra cuốc đất đắp lại ngay. Sợ vợ, Nguyệt Sinh vội tuân lời. Khi cuốc đất đắp tường, cuốc phải một vật cứng, Nguyệt Sinh nhặt lên coi thì thấy là một mảnh nắp chum. Bèn thử cuốc sâu thêm chút nữa thì thấy lộ ra một chum vàng. Mừng quá, Nguyệt Sinh vội chạy vào nhà tìm vợ con, bảo ra vườn sau giúp mình khuân vàng vào nhà. Từ đó, gia đình Nguyệt Sinh lại trở nên khá giả.
Một hôm, nhớ tới câu nói của cha ngày trước:"Khi nào gia đình con vắng người thì ta mới bảo cho biết!" Nguyệt Sinh chợt nghĩ ra cái nghĩa của câu nói đó "Bây giờ vợ cả và con trai lớn của mình đã chết, gia nhân đã rủ nhau trốn hết, thì gia đình mình trở nên vắng người"
Nhờ chum vàng, Nguyệt Sinh được sống trong cảnh sung túc với Từ thị và đứa con trai cho tới hết cuộc đời.
Tác giả :
Bồ Tùng Linh