Liêu Trai Chí Dị
Chương 105: Kiếm khách
( kiếm khách)
Đổng sinh, người Từ Châu ưa thích kiếm thuật thường hay khoe khoang tự phụ. Một hôm đi cùng đường với một người lạ. Sinh gợi chuyện làm quen tuôn ra toàn giọng an hùng quá đáng. Được biết người ấy họ Đổng ở đất Liêu Dương, Sinh hỏi ông ta đi đâu. Người ấy đáp:
- Tôi xa nhà lang bạc đã hai mươi năm nay, vừa từ hải ngoại về.
-Ông ngao du bốn bể, gặp người cũng nhiều, có thấy bậc dị nhân nào không?
- Dị nhân về mặt nào?
Đổng kể sở thích của mình và lấy làm tiếc không được bâc dị nhân nào truyền cho kiếm thuật. Người lại hỏi:
- Ở đâu mà chẳng có dị nhân. Song phải là tôi trung, con hiếu thì mới mong được dị nhân truyền cho.
Đổng hứng chí huênh hoang là mìn sẽ làm được như thế. Rồi rút gươm ra, vỗ vào gươm mà hát. Nhân đà hưng phấn, Đổng phạt một cây nhỏ bên đường để khoe kiếm sắc. Khách vuốt râu mỉm cười, tiện thể mượn gươm ngắm xem, Đổng đưa cho xem lấy lệ. Khác chê:
- Đây là thứ kiếm xoàng, thép đã non lại ám mồ hôi. Kẻ hèn này tuy chưa nghe về kiếm thuật nhưng cũng sẳn có một thanh dùng được.
Nói rồi ông rút trong áo ra một thanh đoản kiếm chừng một thước, lấy nó gọt gươm của Đổng ngọt như cạo khoai. Tiện tay lại phạt một ô đất chằn chặn như tiện. Đổng phát khiếp nằng nặc đòi xem, rồi lại ngứa ngáy nghề cầm lấy múa máy trông như phủi bụi. Rồi Đổng mời người nọ về nhà cố lưu lại một đêm, lân la hỏi han về kiếm pháp. Khách một mực tạ từ không biết. Đổng phải quỳ gối xin, lời lẽ vẫn hùng hồn trống rỗng. Khách chỉ kính cẩn lặng im ngồi nghe.
Đêm đã khuya. Bỗng ở nhà bên-nhà cha mẹ Đổng ở- có tiếng ồn ào mã bắt. Đổng sợ hãi không biết chuyện gì, vội chạy đến sát tườnội giámnghe. Có tiếng quát tháo:
- Gọi con mày ra chịu tội chết. Nếu không sẽ bắt mày.
Rồi tiếng đánh đập tới tấp. Tiếng rên rỉ không dứt. Đúng là tiếng cha của Đổng.
Đổng vớ lấy ngọn mác muốn xông sang. Khách ngăn lại:
- Ra khỏi đây, e anh khó thóat chết. Hãy nên xét kỹ được vẹn toàn.
Đổng đâm hoảng xin chỉ giáo cho, khách nói:
- Quân cướp tìm bắt anh là rắp tâm muốn giết anh. Anh không còn ai là cốt nhục ở đây, vậy nên dặn dò trối trăn lại vợ con đã. Tôi sẽ mở cửa giúp anh trị tội bọn ấy.
Đổng theo lời, vào nói với vợ. Vợ níu lấy áo khóc. Thế là bao “hùng khí" ở Đổng bỗng chốc xẹp hết. Anh ta theo khách lên lầu, tìm cung, tìm tên để đề phòng bọn cướp đánh sang. Anh ta còn hoảng hốt đã nghe tiếng khách trên mái lầu cười ha hả:
- May quá, cướp chạy rồi!
Đổng vội đốt đuốc lên, thì khách đã biến đâu mất, thập thò cổ ngó sang nhìn nhà bên thì Đổng ông đang ở hàng xóm uống rượu. Đốt đèn mời ông về nhà chỉ thấy trên sân đầy cỏ may và than bụi.
Mới biết ông khách lạ đó chính là dị nhân.
Trung hiếu là quý tính của người xưa. Xưa nay những kẻ là con không thể xả thân vì cha, lúc đầu há không có một chút toan cầm mác xông ra như Đổng ư? Cuối cùng chỉ cần trong nháy mắt lại nhầm lẫn u mê. Ngày xưa Giả Đại Thân và Phương Hiếu Nhu đã thề cùng nhau sống chết thế mà sau lại nuốt lời (1). Biết đâu khi về nhà lại nghe tiếng bạn cầu cứu ở đầu giường.
Làng ta có một anh lính thuộc loại vô lại. Một hôm đi đâu trở về, hắn bắt gặp một chàng trai trẻ từ trong buồng vợ mình ra. Ngờ vực, căn vặn vợ, vợ khăng khăng chối. Sau hắn bắt được tang chứng gã trai kia để lại ở đầu giường, vợ không chối được quỳ xuống khóc lóc xin tha tội. Hắn giận lắm, vứt cho cuộn dậy bắt phải thắt cổ chết. Vợ xin vào buồng trang điểm, hắn ngồi đợi ngoài, vừa rót rượu uống vừa chửi mắng thúc giục. Lát sau, cô vợ lộng lẫy trong y phục choáng lộn bước ra, nuốt lệ trách:
- Anh nhẫn tâm quá, nỡ bắt tấm thân xấu xa hèn mọn này chết thật ư?
Hắn vẫ làm vẻ tức giận, đùng đùng quát tháo ầm ĩ. Vợ không làm thế nào được đành trở vào buồng, vừa định tròng dây vào cổ thì chồng nâng ly rượu giật giọng gọi ra cười hềnh hệch:
- Thôi ra đây ta bảo: Một thằng khăn xanh (2) như ta lẽ nào bắt người khác chết được ư?
Rồi lại ăn ở với nhau khắn khít nồng nàn như thuở ban đầu.
Anh này cũng loại Đại Thân, Đổng Sinh. Đáng buồn cười vậy.
NGUYỄN VĂN HUYỀN dịch
(1) theo Minh sử: Giả Đại Thần thời Hồng Vũ (Minh Thái Tổ, từ năm 1368) kết nghĩa cùng với một số danh sĩ trong đó có Hiếu Nhu, thề sống chết hoạn nạn có nhau. Sau Hiếu Nhu bị phanh thây ngoài chợ, có vài người bạn chết theo, còn phần lớn nuốt lời làm ngơ.
(2) thời Xuân Thu, ở TQ có những kẻ chuyên buôn bán đổi chác vợ kiếm lời, gọi là “xuớng phu". Bọn này phải lấy khăn xanh bịt đầu để phân biệt với các loại người sang. Sau gọi chung những kẻ bịt đầu xanh (lục đầu cân) là loại ti tiện.
Đổng sinh, người Từ Châu ưa thích kiếm thuật thường hay khoe khoang tự phụ. Một hôm đi cùng đường với một người lạ. Sinh gợi chuyện làm quen tuôn ra toàn giọng an hùng quá đáng. Được biết người ấy họ Đổng ở đất Liêu Dương, Sinh hỏi ông ta đi đâu. Người ấy đáp:
- Tôi xa nhà lang bạc đã hai mươi năm nay, vừa từ hải ngoại về.
-Ông ngao du bốn bể, gặp người cũng nhiều, có thấy bậc dị nhân nào không?
- Dị nhân về mặt nào?
Đổng kể sở thích của mình và lấy làm tiếc không được bâc dị nhân nào truyền cho kiếm thuật. Người lại hỏi:
- Ở đâu mà chẳng có dị nhân. Song phải là tôi trung, con hiếu thì mới mong được dị nhân truyền cho.
Đổng hứng chí huênh hoang là mìn sẽ làm được như thế. Rồi rút gươm ra, vỗ vào gươm mà hát. Nhân đà hưng phấn, Đổng phạt một cây nhỏ bên đường để khoe kiếm sắc. Khách vuốt râu mỉm cười, tiện thể mượn gươm ngắm xem, Đổng đưa cho xem lấy lệ. Khác chê:
- Đây là thứ kiếm xoàng, thép đã non lại ám mồ hôi. Kẻ hèn này tuy chưa nghe về kiếm thuật nhưng cũng sẳn có một thanh dùng được.
Nói rồi ông rút trong áo ra một thanh đoản kiếm chừng một thước, lấy nó gọt gươm của Đổng ngọt như cạo khoai. Tiện tay lại phạt một ô đất chằn chặn như tiện. Đổng phát khiếp nằng nặc đòi xem, rồi lại ngứa ngáy nghề cầm lấy múa máy trông như phủi bụi. Rồi Đổng mời người nọ về nhà cố lưu lại một đêm, lân la hỏi han về kiếm pháp. Khách một mực tạ từ không biết. Đổng phải quỳ gối xin, lời lẽ vẫn hùng hồn trống rỗng. Khách chỉ kính cẩn lặng im ngồi nghe.
Đêm đã khuya. Bỗng ở nhà bên-nhà cha mẹ Đổng ở- có tiếng ồn ào mã bắt. Đổng sợ hãi không biết chuyện gì, vội chạy đến sát tườnội giámnghe. Có tiếng quát tháo:
- Gọi con mày ra chịu tội chết. Nếu không sẽ bắt mày.
Rồi tiếng đánh đập tới tấp. Tiếng rên rỉ không dứt. Đúng là tiếng cha của Đổng.
Đổng vớ lấy ngọn mác muốn xông sang. Khách ngăn lại:
- Ra khỏi đây, e anh khó thóat chết. Hãy nên xét kỹ được vẹn toàn.
Đổng đâm hoảng xin chỉ giáo cho, khách nói:
- Quân cướp tìm bắt anh là rắp tâm muốn giết anh. Anh không còn ai là cốt nhục ở đây, vậy nên dặn dò trối trăn lại vợ con đã. Tôi sẽ mở cửa giúp anh trị tội bọn ấy.
Đổng theo lời, vào nói với vợ. Vợ níu lấy áo khóc. Thế là bao “hùng khí" ở Đổng bỗng chốc xẹp hết. Anh ta theo khách lên lầu, tìm cung, tìm tên để đề phòng bọn cướp đánh sang. Anh ta còn hoảng hốt đã nghe tiếng khách trên mái lầu cười ha hả:
- May quá, cướp chạy rồi!
Đổng vội đốt đuốc lên, thì khách đã biến đâu mất, thập thò cổ ngó sang nhìn nhà bên thì Đổng ông đang ở hàng xóm uống rượu. Đốt đèn mời ông về nhà chỉ thấy trên sân đầy cỏ may và than bụi.
Mới biết ông khách lạ đó chính là dị nhân.
Trung hiếu là quý tính của người xưa. Xưa nay những kẻ là con không thể xả thân vì cha, lúc đầu há không có một chút toan cầm mác xông ra như Đổng ư? Cuối cùng chỉ cần trong nháy mắt lại nhầm lẫn u mê. Ngày xưa Giả Đại Thân và Phương Hiếu Nhu đã thề cùng nhau sống chết thế mà sau lại nuốt lời (1). Biết đâu khi về nhà lại nghe tiếng bạn cầu cứu ở đầu giường.
Làng ta có một anh lính thuộc loại vô lại. Một hôm đi đâu trở về, hắn bắt gặp một chàng trai trẻ từ trong buồng vợ mình ra. Ngờ vực, căn vặn vợ, vợ khăng khăng chối. Sau hắn bắt được tang chứng gã trai kia để lại ở đầu giường, vợ không chối được quỳ xuống khóc lóc xin tha tội. Hắn giận lắm, vứt cho cuộn dậy bắt phải thắt cổ chết. Vợ xin vào buồng trang điểm, hắn ngồi đợi ngoài, vừa rót rượu uống vừa chửi mắng thúc giục. Lát sau, cô vợ lộng lẫy trong y phục choáng lộn bước ra, nuốt lệ trách:
- Anh nhẫn tâm quá, nỡ bắt tấm thân xấu xa hèn mọn này chết thật ư?
Hắn vẫ làm vẻ tức giận, đùng đùng quát tháo ầm ĩ. Vợ không làm thế nào được đành trở vào buồng, vừa định tròng dây vào cổ thì chồng nâng ly rượu giật giọng gọi ra cười hềnh hệch:
- Thôi ra đây ta bảo: Một thằng khăn xanh (2) như ta lẽ nào bắt người khác chết được ư?
Rồi lại ăn ở với nhau khắn khít nồng nàn như thuở ban đầu.
Anh này cũng loại Đại Thân, Đổng Sinh. Đáng buồn cười vậy.
NGUYỄN VĂN HUYỀN dịch
(1) theo Minh sử: Giả Đại Thần thời Hồng Vũ (Minh Thái Tổ, từ năm 1368) kết nghĩa cùng với một số danh sĩ trong đó có Hiếu Nhu, thề sống chết hoạn nạn có nhau. Sau Hiếu Nhu bị phanh thây ngoài chợ, có vài người bạn chết theo, còn phần lớn nuốt lời làm ngơ.
(2) thời Xuân Thu, ở TQ có những kẻ chuyên buôn bán đổi chác vợ kiếm lời, gọi là “xuớng phu". Bọn này phải lấy khăn xanh bịt đầu để phân biệt với các loại người sang. Sau gọi chung những kẻ bịt đầu xanh (lục đầu cân) là loại ti tiện.
Tác giả :
Bồ Tùng Linh