Liêu Trai Chí Dị II
Quyển 6 - Chương 105: Người Thiếp Hồ (Hồ Thiếp)
Lưu Động Cửu người huyện Lai Vu (tỉnh Sơn Đông) làm quan ở Phần Châu (tỉnh Sơn Tây), ngồi một mình trong dinh nghe ngoài sân có tiếng cười nói, dần tới gần rồi vào trong phòng. Nhìn ra thì là bốn cô gái, một nàng độ bốn mươi tuổi, một nàng khoảng ba mươi, một nàng chừng hai mươi tư hai mươi lăm, cuối cùng là một nàng còn để tóc xõa. Cả bốn đứng trước kỷ nhìn nhau cười, Lưu vốn biết trong dinh nhiều hồ nên không ngó tới. Giây lát, nàng để tóc xõa rút ra chiếc khăn hồng đùa ném lên mặt Lưu. Lưu nhặt lấy quăng lên cửa sổ, vẫn không thèm nhìn. Bốn nàng cười rồi đi.
Một hôm nàng lớn nhất tới nói với Lưu "Em gái ta có nhân duyên với ông, xin đừng chê là hèn hạ". Lưu ừ bừa, nàng ấy liền đi. Lát sau cùng một tỳ nữ dẫn nàng để tóc xõa tới, đặt ngồi sánh vai với Lưu rồi nói "Thật là đẹp đôi. Đêm nay động phòng hoa chúc, cố mà hầu hạ Lưu lang, ta về đây". Lưu nhìn kỹ thấy nàng xinh đẹp vô song, bèn cùng vui vầy. Hỏi tới lai lịch, nàng nói “Thiếp không phải là người, nhưng thật ra cũng là người. Thiếp là con gái quan tiền nhiệm ở đây, bị hồ làm chết, xác chôn trong vườn. Lũ hồ làm phép cho sống lại, cũng biến hóa như hồ vậy". Lưu thò tay sờ phía sau, nàng hiểu ý cười nói "Chàng định nói là hồ thì có đuôi chứ gì?", rồi quay người lạỉ nói "Thử sờ xem nào". Từ đó nàng ở lại luôn, đứng ngồi đều có đứa tỳ nữ ở bên, gia nhân đều tôn kính gọi là bà thứ, tôi tớ lên chào ra mắt đều được thưởng rất hậu.
Gặp dịp sinh nhật của Lưu, khách khứa đông đảo, tính ra tới ba chục mâm, phải có nhiều đầu bếp, đã sức gọi từ trước nhưng chỉ có một hai người tới, Lưu bực tức lắm. Cô gái biết được bèn nói "Đừng lo, số đầu bếp đã không đủ dùng thì cứ cho mấy người tới về luôn cho xong. Thiếp tuy kém cỏi nhưng nấu ba chục mâm cũng chẳng phải khó". Lưu mừng rỡ, sai mang cá thịt tỏi gừng vào tư thất, gia nhân chỉ nghe tiếng dao thớt khua ran không dứt. Cửa trong đặt một chiếc bàn, những người hầu để mâm lên đó, quay đi quay lại đã đầy thức ăn, bưng xong lại quay lại, hơn mười người đi lại liên tiếp mà lấy bao nhiêu cũng có. Sau cùng người hầu vào gọi lấy bánh canh, bên trong nói "ông chủ không dặn trước, gấp gáp thế này làm sao có được?". Kế lại nói "Không còn cách nào, đành phải mượn vậy". Giây lát gọi vào lấy bánh canh, nhìn lại thì thấy đã có hơn ba chục tô bánh canh bốc khói đặt trên bàn. Khách về rồi, nàng nói với Lưu "Phải đưa tiền trả tiền bánh canh cho nhà nọ". Lưu sai đem tiền tới nhà ấy thì họ mất bánh canh còn đang kinh ngạc, khi người nhà Lưu tới trả tiền mới hết ngờ vực.
Một hôm uống rượu đêm, Lưu chợt thèm rượu nếp đắng Sơn Đông, nàng xin đi lấy rồi ra cửa đi. Giây lát trở về nói "Được một vò ngoài cửa, đủ uống mấy ngày rồi". Lưu ra xem, quả có một vò, đúng là thứ rượu mới cất ở nhà. Qua vài hôm, phu nhân sai hai người đầy tớ tới Phần Châu, giữa đường một người nói "Nghe nói phu nhân chồn hồ thưởng rộng rãi, chuyến này mà được tiền thưởng ta sẽ mua một cái áo lông chiên". Nàng ở dinh đã biết cả, nói với Lưu “Người nhà ở quê sắp tới, đáng giận thằng đầy tớ vô lễ, phải trị mới được". Hôm sau người đầy tớ vừa vào trong thành, đầu đã đau nhức, tới dinh thì ôm đầu kêu gào, mọi người đều bàn đi tìm thầy thuốc. Lưu cười nói “Không cần chữa, đến lúc sẽ tự hết", mọi người ngờ là y phạm tội với bà thứ.
Người đầy tớ tự nghĩ mới tới đây chưa kịp cởi hành lý ra thì đã làm gì nên tội, nhưng không biết kêu van với ai đành phải bò tới năn nỉ. Trong rèm có tiếng nói "Ngươi gọi phu nhân là đủ rồi, sao còn nói chữ hồ?". Người đầy tớ sực nhớ ra, lạy lục không thôi. Trong rèm lại nói "Đã muốn có áo lông chiên sao lại vô lễ thế?", kế nói tiếp "Ngươi khỏi rồi đấy", dứt câu thì người đầy tớ thấy hết đau, lạy tạ định lui ra, chợt trong rèm ném ra một cái bọc, nói "Đây là một cái áo lông dê non, ngươi cầm đi", y mở ra xem thì thấy có năm đồng vàng. Lưu hỏi tin nhà, người đầy tớ thưa đều được vô sự chỉ có đang đêm bị mất một vò rượu, tính lại ngày giờ thì đúng vào đêm nàng đi lấy rượu. Mọi người kính sợ nàng có phép thần thông, gọi là Thánh tiên.
Lưu vẽ tranh nàng, lúc ấy Trương Đạo Nhất làm quan Đề học sứ nghe chuyện lạ liền lấy tình đồng hương tới thăm Lưu xin được gặp mặt một lần, nàng từ chối. Lưu đưa bức tranh cho xem, Trương giật lấy đem về treo cạnh chỗ ngồi, đêm ngày khấn khứa "Xinh đẹp như nàng muốn gì chẳng được, sao lại gởi thân cho lão già râu xồm? Hạ quan không thua kém gì Động Cửu, sao không chiếu cố cho nhau một lần". Nàng ở dinh chợt nói với Lưu "Trương công vô lễ phải trừng phạt một chút". Một hôm Trương đang khấn khứa thấy như có ai cầm thước đánh mạnh vào trán đau điếng, cả sợ cuốn bức tranh sai người đem trả. Lưu hỏi vì sao trả lại, người ấy giấu việc Trương bị đánh mà bịa chuyện trả lời, Lưu cười hỏi "Trán chủ ngươi có đau không?", người ấy không dám nói dối phải kể thật.
Không bao lâu sau, rể Lưu là Nguyên sinh tới thăm, xin được ra mắt nhưng nàng từ chối. Nguyên nài nỉ mãi, Lưu hỏi “Con rể nào phải người ngoài, sao cự tuyệt quá thế?". Nàng đáp "Con rể tới ra mắt ắt phải có gì tặng, nhưng y mong cầu quá lắm, ta tự thấy không làm vừa lòng y được nên không muốn gặp đó thôi". Kế Nguyên lại cố nài nỉ, nàng hứa mười ngày sẽ cho ra mắt. Đến ngày hẹn Nguyên vào, đứng ngoài rèm chắp tay vái rồi hỏi thăm sức khỏe, chỉ thấy loáng thoáng dung mạo nhưng không dám nhìn kỹ. Kế lui ra, đi được mấy bước cứ ngoảnh lại nhìn chằm chằm, chỉ nghe tiếng nàng nói "Con rể quay lại kìa", dứt lời cười lớn, lanh lảnh như tiếng cú rúc. Nguyên nghe thấy gân cốt nhũn cả ra, run rẫy tựa mất hồn.
Ra ngoài ngồi hồi lâu mới hơi định thần, bèn nói “Vừa nghe tiếng cười như nghe tiếng sét, thật không biết mình còn sống hay đã chết" Giây lát người tỳ nữ vâng lệnh nàng đem ra hai mươi lượng vàng tặng Nguyên, Nguyên nhận rồi nói "Thánh tiên hàng ngày ở với ông chồng, há lại không biết tính ta phung phí chứ không quen dùng món tiền nhỏ sao?" Nàng nghe thế nói "Ta vẫn biết là thế, nhưng vừa lúc hết tiền, mới rồi cùng bạn bè đi Biện Lương (tỉnh thành Hà Nam) thì thành bị Hà Bá chiếm cứ, kho tàng đều ngập dưới nước, lặn xuống lấy mỗi người chỉ được bấy nhiêu, làm sao đầy được túi tham không đáy của y. Vả lại nếu ta tặng cho thật hậu thì y phúc bạc cũng không thể hưởng được đâu".
Phàm mọi việc cô gái đều có thể biết trước nên có việc gì nghi ngờ cứ bàn với nàng là quyết được ngay. Một hôm đang cùng ngồi chuyện trò, chợt nàng ngữa mặt lên trời cả kinh nói “Đại nạn sắp tới, làm sao bây giờ". Lưu hoảng sợ hỏi người trong nhà lành dữ ra sao, nàng nói "Tất cả vô sự, chỉ có nhị công tử là đáng lo. Không bao lâu nơi đây sẽ thành chiến trường, chàng nên xin đi công cán nơi xa mới khỏi nạn". Lưu theo lời, xin quan trên cho đi áp tải lương tiền tới Vân Nam Quý Châu. Đường sá xa xôi, ai nghe cũng thương xót cho Lưu, duy có cô gái lấy làm vui mừng. Không bao lâu Khương Khôi làm phản*, Phần Châu bị giặc chiếm làm sào huyệt, con trai thứ hai của Lưu từ Sơn Đông tới thì vừa gặp loạn, bị giết chết. Thành bị hãm, quan lại đều bị hại, chỉ có Lưu đi công cán nơi xa được thoát, đến khi yên giặc mới trở về.
*Khương Khôi làm phản: Khương Khôi là người cuối thời Minh, giữ chức Tổng binh Đại Đồng, khi Lý Tự Thành đánh tới thì Khôi đem thành đầu hàng, theo Tự Thành chống nhà Minh.
Sau Lưu dính líu vào vụ án lớn bị bãi chức, nghèo túng tới mức ngày không lo đủ hai bữa cơm, quan lại còn đòi hỏi hạch sách rất nhiều nên cùng quẫn lo lắng muốn chết. Nàng nói "Đừng lo, dưới gầm giường có chôn ba ngàn đồng vàng, cũng đủ chi tiêu". Lưu mừng rỡ hỏi đánh cắp được ở đâu, nàng đáp "Của vô chủ trong thiên hạ muốn lấy bao nhiêu cũng có, cần gì phải trộm cắp?". Lưu dùng số tiền ấy lo lót được thoát tội về quê, cô gái cũng đi theo. Vài năm sau chợt bỏ đi, để lại cái túi giấy chứa mấy vật lại cho Lưu, trong có lá phướn nhỏ treo nhà đám ma dài độ hai tấc, mọi người đều cho là điềm bất tường, kế Lưu chết.
Một hôm nàng lớn nhất tới nói với Lưu "Em gái ta có nhân duyên với ông, xin đừng chê là hèn hạ". Lưu ừ bừa, nàng ấy liền đi. Lát sau cùng một tỳ nữ dẫn nàng để tóc xõa tới, đặt ngồi sánh vai với Lưu rồi nói "Thật là đẹp đôi. Đêm nay động phòng hoa chúc, cố mà hầu hạ Lưu lang, ta về đây". Lưu nhìn kỹ thấy nàng xinh đẹp vô song, bèn cùng vui vầy. Hỏi tới lai lịch, nàng nói “Thiếp không phải là người, nhưng thật ra cũng là người. Thiếp là con gái quan tiền nhiệm ở đây, bị hồ làm chết, xác chôn trong vườn. Lũ hồ làm phép cho sống lại, cũng biến hóa như hồ vậy". Lưu thò tay sờ phía sau, nàng hiểu ý cười nói "Chàng định nói là hồ thì có đuôi chứ gì?", rồi quay người lạỉ nói "Thử sờ xem nào". Từ đó nàng ở lại luôn, đứng ngồi đều có đứa tỳ nữ ở bên, gia nhân đều tôn kính gọi là bà thứ, tôi tớ lên chào ra mắt đều được thưởng rất hậu.
Gặp dịp sinh nhật của Lưu, khách khứa đông đảo, tính ra tới ba chục mâm, phải có nhiều đầu bếp, đã sức gọi từ trước nhưng chỉ có một hai người tới, Lưu bực tức lắm. Cô gái biết được bèn nói "Đừng lo, số đầu bếp đã không đủ dùng thì cứ cho mấy người tới về luôn cho xong. Thiếp tuy kém cỏi nhưng nấu ba chục mâm cũng chẳng phải khó". Lưu mừng rỡ, sai mang cá thịt tỏi gừng vào tư thất, gia nhân chỉ nghe tiếng dao thớt khua ran không dứt. Cửa trong đặt một chiếc bàn, những người hầu để mâm lên đó, quay đi quay lại đã đầy thức ăn, bưng xong lại quay lại, hơn mười người đi lại liên tiếp mà lấy bao nhiêu cũng có. Sau cùng người hầu vào gọi lấy bánh canh, bên trong nói "ông chủ không dặn trước, gấp gáp thế này làm sao có được?". Kế lại nói "Không còn cách nào, đành phải mượn vậy". Giây lát gọi vào lấy bánh canh, nhìn lại thì thấy đã có hơn ba chục tô bánh canh bốc khói đặt trên bàn. Khách về rồi, nàng nói với Lưu "Phải đưa tiền trả tiền bánh canh cho nhà nọ". Lưu sai đem tiền tới nhà ấy thì họ mất bánh canh còn đang kinh ngạc, khi người nhà Lưu tới trả tiền mới hết ngờ vực.
Một hôm uống rượu đêm, Lưu chợt thèm rượu nếp đắng Sơn Đông, nàng xin đi lấy rồi ra cửa đi. Giây lát trở về nói "Được một vò ngoài cửa, đủ uống mấy ngày rồi". Lưu ra xem, quả có một vò, đúng là thứ rượu mới cất ở nhà. Qua vài hôm, phu nhân sai hai người đầy tớ tới Phần Châu, giữa đường một người nói "Nghe nói phu nhân chồn hồ thưởng rộng rãi, chuyến này mà được tiền thưởng ta sẽ mua một cái áo lông chiên". Nàng ở dinh đã biết cả, nói với Lưu “Người nhà ở quê sắp tới, đáng giận thằng đầy tớ vô lễ, phải trị mới được". Hôm sau người đầy tớ vừa vào trong thành, đầu đã đau nhức, tới dinh thì ôm đầu kêu gào, mọi người đều bàn đi tìm thầy thuốc. Lưu cười nói “Không cần chữa, đến lúc sẽ tự hết", mọi người ngờ là y phạm tội với bà thứ.
Người đầy tớ tự nghĩ mới tới đây chưa kịp cởi hành lý ra thì đã làm gì nên tội, nhưng không biết kêu van với ai đành phải bò tới năn nỉ. Trong rèm có tiếng nói "Ngươi gọi phu nhân là đủ rồi, sao còn nói chữ hồ?". Người đầy tớ sực nhớ ra, lạy lục không thôi. Trong rèm lại nói "Đã muốn có áo lông chiên sao lại vô lễ thế?", kế nói tiếp "Ngươi khỏi rồi đấy", dứt câu thì người đầy tớ thấy hết đau, lạy tạ định lui ra, chợt trong rèm ném ra một cái bọc, nói "Đây là một cái áo lông dê non, ngươi cầm đi", y mở ra xem thì thấy có năm đồng vàng. Lưu hỏi tin nhà, người đầy tớ thưa đều được vô sự chỉ có đang đêm bị mất một vò rượu, tính lại ngày giờ thì đúng vào đêm nàng đi lấy rượu. Mọi người kính sợ nàng có phép thần thông, gọi là Thánh tiên.
Lưu vẽ tranh nàng, lúc ấy Trương Đạo Nhất làm quan Đề học sứ nghe chuyện lạ liền lấy tình đồng hương tới thăm Lưu xin được gặp mặt một lần, nàng từ chối. Lưu đưa bức tranh cho xem, Trương giật lấy đem về treo cạnh chỗ ngồi, đêm ngày khấn khứa "Xinh đẹp như nàng muốn gì chẳng được, sao lại gởi thân cho lão già râu xồm? Hạ quan không thua kém gì Động Cửu, sao không chiếu cố cho nhau một lần". Nàng ở dinh chợt nói với Lưu "Trương công vô lễ phải trừng phạt một chút". Một hôm Trương đang khấn khứa thấy như có ai cầm thước đánh mạnh vào trán đau điếng, cả sợ cuốn bức tranh sai người đem trả. Lưu hỏi vì sao trả lại, người ấy giấu việc Trương bị đánh mà bịa chuyện trả lời, Lưu cười hỏi "Trán chủ ngươi có đau không?", người ấy không dám nói dối phải kể thật.
Không bao lâu sau, rể Lưu là Nguyên sinh tới thăm, xin được ra mắt nhưng nàng từ chối. Nguyên nài nỉ mãi, Lưu hỏi “Con rể nào phải người ngoài, sao cự tuyệt quá thế?". Nàng đáp "Con rể tới ra mắt ắt phải có gì tặng, nhưng y mong cầu quá lắm, ta tự thấy không làm vừa lòng y được nên không muốn gặp đó thôi". Kế Nguyên lại cố nài nỉ, nàng hứa mười ngày sẽ cho ra mắt. Đến ngày hẹn Nguyên vào, đứng ngoài rèm chắp tay vái rồi hỏi thăm sức khỏe, chỉ thấy loáng thoáng dung mạo nhưng không dám nhìn kỹ. Kế lui ra, đi được mấy bước cứ ngoảnh lại nhìn chằm chằm, chỉ nghe tiếng nàng nói "Con rể quay lại kìa", dứt lời cười lớn, lanh lảnh như tiếng cú rúc. Nguyên nghe thấy gân cốt nhũn cả ra, run rẫy tựa mất hồn.
Ra ngoài ngồi hồi lâu mới hơi định thần, bèn nói “Vừa nghe tiếng cười như nghe tiếng sét, thật không biết mình còn sống hay đã chết" Giây lát người tỳ nữ vâng lệnh nàng đem ra hai mươi lượng vàng tặng Nguyên, Nguyên nhận rồi nói "Thánh tiên hàng ngày ở với ông chồng, há lại không biết tính ta phung phí chứ không quen dùng món tiền nhỏ sao?" Nàng nghe thế nói "Ta vẫn biết là thế, nhưng vừa lúc hết tiền, mới rồi cùng bạn bè đi Biện Lương (tỉnh thành Hà Nam) thì thành bị Hà Bá chiếm cứ, kho tàng đều ngập dưới nước, lặn xuống lấy mỗi người chỉ được bấy nhiêu, làm sao đầy được túi tham không đáy của y. Vả lại nếu ta tặng cho thật hậu thì y phúc bạc cũng không thể hưởng được đâu".
Phàm mọi việc cô gái đều có thể biết trước nên có việc gì nghi ngờ cứ bàn với nàng là quyết được ngay. Một hôm đang cùng ngồi chuyện trò, chợt nàng ngữa mặt lên trời cả kinh nói “Đại nạn sắp tới, làm sao bây giờ". Lưu hoảng sợ hỏi người trong nhà lành dữ ra sao, nàng nói "Tất cả vô sự, chỉ có nhị công tử là đáng lo. Không bao lâu nơi đây sẽ thành chiến trường, chàng nên xin đi công cán nơi xa mới khỏi nạn". Lưu theo lời, xin quan trên cho đi áp tải lương tiền tới Vân Nam Quý Châu. Đường sá xa xôi, ai nghe cũng thương xót cho Lưu, duy có cô gái lấy làm vui mừng. Không bao lâu Khương Khôi làm phản*, Phần Châu bị giặc chiếm làm sào huyệt, con trai thứ hai của Lưu từ Sơn Đông tới thì vừa gặp loạn, bị giết chết. Thành bị hãm, quan lại đều bị hại, chỉ có Lưu đi công cán nơi xa được thoát, đến khi yên giặc mới trở về.
*Khương Khôi làm phản: Khương Khôi là người cuối thời Minh, giữ chức Tổng binh Đại Đồng, khi Lý Tự Thành đánh tới thì Khôi đem thành đầu hàng, theo Tự Thành chống nhà Minh.
Sau Lưu dính líu vào vụ án lớn bị bãi chức, nghèo túng tới mức ngày không lo đủ hai bữa cơm, quan lại còn đòi hỏi hạch sách rất nhiều nên cùng quẫn lo lắng muốn chết. Nàng nói "Đừng lo, dưới gầm giường có chôn ba ngàn đồng vàng, cũng đủ chi tiêu". Lưu mừng rỡ hỏi đánh cắp được ở đâu, nàng đáp "Của vô chủ trong thiên hạ muốn lấy bao nhiêu cũng có, cần gì phải trộm cắp?". Lưu dùng số tiền ấy lo lót được thoát tội về quê, cô gái cũng đi theo. Vài năm sau chợt bỏ đi, để lại cái túi giấy chứa mấy vật lại cho Lưu, trong có lá phướn nhỏ treo nhà đám ma dài độ hai tấc, mọi người đều cho là điềm bất tường, kế Lưu chết.
Tác giả :
Bồ Tùng Linh