Liêu Trai Chí Dị II
Quyển 5 - Chương 93: Bạch Vu Ngọc
Ngô Quân tự Thanh Am lúc trẻ đã nổi tiếng, quan Thái sử họ Cát đọc thấy văn bài thường khen ngợi, nhờ người quen mời tới nhà, thấy ngôn ngữ phong thái bèn nói "Chẳng lẽ có tài như Ngô sinh mà nghèo hèn mãi sao?". Nhân nhờ người đánh tiếng, nói "Nếu Thanh Am gắng sức thi đỗ thì ta gả con gái cho". Lúc ấy Thái sử có cô con gái tuyệt đẹp, sinh nghe thế cả mừng, rất tự tin sẽ thi đỗ. Kế thi hương bị đánh rớt, bèn nhờ người nói với Thái sử rằng nhất định sẽ được giàu sang, chỉ không biết sớm hay muộn thôi, xin chờ cho ba năm nữa, nếu mình không thành danh hãy gả chồng cho tiểu thư, từ đó càng ra sức học hành.
Một đêm sáng trăng có người Tú tài tới thăm, da trắng râu ngắn, vóc nhỏ móng tay dài. Hỏi từ đâu tới, khách tự xưng là họ Bạch, tự Vu Ngọc, cùng chuyện trò vài câu thấy hợp nên thích lắm, mời ngủ lại. Sáng ra Bạch sắp lên đường, sinh dặn có qua ngang tiện đường nhớ ghé chơi. Bạch cảm vì ân cần, xin lần sau cho ở nhờ, hẹn ngày tới rồi chia tay. Đến ngày hẹn, có một người đầy tớ đem các vật dụng nhà bếp tới trước, kế Bạch tới, cưỡi con ngựa thần thái như con rồng, sinh để một gian nhà riêng cho Bạch ở. Bạch sai đầy tớ dắt ngựa đi, còn mình ở lại sớm tối cùng sinh gần gũi, rất vui vẻ tương đắc.
Sinh thấy những sách Bạch đọc đều không phải loại thường thấy, cũng tuyệt nhiên không có loại sách văn chương khoa cử nên ngạc nhiên hỏi. Bạch cười đáp "Kẻ sĩ ai có chí người ấy, ta không phải là người trong trường công danh". Thường đêm, Bạch mời sinh qua uống rượu, đưa một quyển sách cho xem, đều là dạy thuật đạo dẫn dưỡng sinh, nhiều chỗ không hiểu nổi, sinh thấy viễn vông nên bỏ đó. Hôm khác Bạch nói "Quyển sách ta đưa hôm trước là con đường tu luyện, chiếc thang lên tiên đấy". Sinh cười nói "Việc gấp của ta không phải ở đó, vả lại muốn thành tiên ắt phải dứt hết lòng trần, bỏ hết ham muốn, nhưng ta có tật xấu nên chưa làm được" Bạch hỏi vì sao, sinh đáp phải lo có người nối dõi. Bạch hỏi "Vậy sao vẫn không lấy vợ?", sinh cười đáp “Quả nhân có tật xấu, quả nhân thích sắc đẹp". Bạch cũng cười nói "Xin nhà vua đừng thích cái sắc nhỏ, ông thích sắc đẹp ra sao?"*. Sinh kể lại việc Thái sử, Bạch ngờ rằng con gái Thái sử chưa chắc đã thật đẹp. Sinh nói "Chuyện đó thì xa gần đều biết, không phải tiểu sinh không có mắt đâu", Bạch cười khẽ rồi im lặng.
*Quả nhân... sắc nhỏ: nguyên văn là “Quả nhân hữu tật, quả nhân hiếu sắc", và "Vương thỉnh vô hiếu tiểu sắc", câu đầu là lời Tề Hoàn công thời Xuân thu nói với Quản Trọng, câu sau là nhại lời Mạnh Tử nói với Đằng Văn công "Vương hà tất viết lợi", đây hai nhân vật dùng để nói đùa với nhau.
Hôm sau chợt sắp hành lý chào đi, sinh buồn bã cùng trò chuyện, quyến luyến không dứt ra được, Bạch bèn sai tiểu đồng mang hành lý đi trước. Hai người còn đang bịn rịn, chợt thấy một con ve xanh sè sè đáp xuống bàn. Bạch chào nói “Ngựa xe đã tới, từ nay xin giã biệt. Nếu ông nhớ nhau thì cứ quét cái giường ta nằm mà ngủ". Sinh đang muốn hỏi lại thì trong chớp mắt Bạch đã chỉ còn nhỏ như ngón tay, nhảy lên cưỡi trên lưng con ve, e e bay lên biến mất trong mây. Sinh lúc ấy mới biết Bạch không phải là người thường, kinh ngạc than thở hồi lâu, buồn bực như mất của quý. Mấy hôm sau chợt trời mưa phùn, sinh càng nhớ Bạch, nhìn tới chỗ giường Bạch nằm thấy vết chân chuột chi chít, cảm khái quét dọn rồi trải chiếu lên nằm ngủ. Giây lát thấy đứa tiểu đồng của Bạch tới mời bèn vui vẻ đi theo.
Chợt có con phượng đáp xuống, tiểu đồng giục sinh "Đường tối khó đi, cưỡi nó đỡ chân cũng được". Sinh lo con chim nhỏ không chở nổi, tiểu đồng nói "Ông cứ cưỡi thử xem sao". Sinh theo lời thì thấy ngồi còn thừa chỗ, tiểu đồng cũng ngồi ghé trên đuôi, chim giương cánh soạt một tiếng bay thẳng lên không. Không bao lâu, thấy một cái cổng sơn son, tiểu đồng bước xuống trước rồi đỡ sinh cùng xuống. Sinh hỏi đây là nơi đâu, tiểu đồng đáp "Đây là cổng trời". Bên cửa có con cọp lớn ngồi chồm chổm, sinh sợ hãi, tiểu đồng bèn lấy mình che cho cùng vào, thấy phong cảnh khắp nơi đều khác hẳn thế gian.
Tiểu đồng dẫn vào cung Quảng Hàn, bên trong lấy thủy tinh làm bậc thềm, người đi lên như đang giữa tấm gương, có hai cây quế lớn vấn vít lấy nhau, mùi hương theo gió thơm tho không dứt, đình tạ cửa sổ đều sơn son. Lúc lúc lại có mỹ nhân ra vào, người nào cũng xinh đẹp lạ thường, thế gian không sao bì kịp. Tiểu đồng nói mỹ nhân ở cung Vương Mẫu còn xinh đẹp hơn nhưng sợ ông chủ đợi lâu, không thể thơ thẩn rồi dắt sinh đi mau ra. Giây lát thấy Bạch đứng chờ ngoài cửa, cầm tay sinh đưa vào thấy trước nhà suối trong cát trắng, tiếng chảy róc rách, thềm ngọc hiên son như cung điện vua chúa, vừa ngồi xuống đã có hai thị nữ trẻ bưng trà lên mời. Kế Bạch sai dọn rượu, có bốn mỹ nhân khép nép hầu hạ chung quanh, vừa thấy trong lưng hơi ngứa thì mỹ nhân đã lấy móng tay dài gãi giùm.
Sinh thấy tâm thần phiêu diêu, quên cả là mình đang ở đâu, lúc đã ngà ngà say không tự chủ được nữa, cười liếc mỹ nhân, kéo lại nói nhỏ, mỹ nhân mỉm cười né ra. Bạch sai đàn hát chuốc rượu, một nàng mặc áo hồng bưng ly rượu mời khách rồi đứng trước tiệc cất tiếng hát du dương, các nàng khác gõ sênh phách réo rắt họa theo. Kế tới một nàng mặc xiêm xanh cũng chuốc rượu rồi hát, còn một nàng mặc áo tía, một nàng mặc áo màu nguyệt bạch cứ cười khúc khích đùn đẩy nhau không chịu bước ra. Bạch sai mỗi nàng mời một chén hát một bài, nàng áo tía bèn bước lên rót rượu. Sinh mượn cớ đón ly rượu đùa nắm lấy cổ tay, nàng bật cười buột tay làm rơi ly rượu xuống đất Bạch trách mắng, nàng nhặt chén lên mỉm cười, cúi đầu nói khẽ "Da lạnh như tay ma mà cố nắm tay người ta?". Bạch cười lớn, phạt nàng phải múa hát một mình. Nàng múa xong, nàng áo nguyệt bạch lại mời một chén, sinh từ chối nói không uống nổi nữa. Cô gái bưng ly rượu có vẻ hổ thẹn, sinh bèn gượng uống. Nhìn kỹ bốn nàng thấy phong thái yêu kiều, người nào cũng xinh đẹp tuyệt thế, sinh nói với chủ nhân "Người đẹp trên đời, ta mong được một mà còn khó khăn, ông thì tụ họp bấy nhiêu giai nhân, có thể cho nhau hưởng thú tiêu hồn không?".
Bạch cười nói "Túc hạ trong lòng đã có giai nhân rồi, thế này đâu đã đủ lọt vào mắt?". Sinh nói "Nay ta mới biết kiến thức của mình còn hẹp hòi". Bạch gọi tất cả các cô gái tới cho chọn, sinh mê mệt không biết chọn ai. Bạch nghĩ nàng áo tía có cái duyên nắm tay, bèn sai lo giường nệm hầu khách. Kế cùng chung chăn chung gối, hết sức yêu thương, sinh đòi tặng một vật làm kỷ niệm, nàng tháo chiếc xuyến vàng ở cổ tay đưa cho. Chợt đứa tiểu đồng vào nói “Tiên phàm khác nhau, ông nên đi ngay", cô gái vội trỗi dậy đi ra. Sinh hỏi ông chủ, tiểu đồng nói "Ông chủ ta đi chầu Ngọc Hoàng, lúc đi có dặn ta tiễn khách về". Sinh buồn bã theo ra, lại theo lối cũ, gần tới cổng quay lại nhìn thì tiểu đồng đã đi đâu mất. Con cọp gầm thét chồm lên, sinh sợ hãi bỏ chạy, nhìn xuống dưới thấy mờ mịt nhưng chân đã lọt xuống, giật mình tỉnh dậy thì phía đông đã hừng sáng. Vừa giũ áo đứng lên thì có một vật rơi nhẹ xuống chiếu, nhìn lại thì là chiếc xuyến, càng lấy làm lạ.
Từ đó ý nghĩ lúc trước thành nguội lạnh, thường muốn tìm tiên học đạo nhưng còn lo về nỗi không có con nối dõi. Qua hơn mười tháng, một hôm sinh ngủ trưa mơ thấy nàng áo tía từ ngoài vào, bế một đứa nhỏ nói “Đây là xương máu của chàng, trên trời không giữ lại được nên xin đem tới trả chàng", rồi đặt đứa nhỏ trên giường, kéo vạt áo sinh đắp cho nó rồi vội vã định đi. Sinh ép cùng giao hoan, kế nàng nói “Lần trước là động phòng, lần này là vĩnh quyết, vợ chồng trăm năm đến đây là hết. Nếu chàng có chí, may ra còn có lúc gặp lại".
Sinh tỉnh giấc thấy đứa nhỏ nằm trong bọc tã trên giường, liền bế vào nói với mẹ. Mẹ mừng rỡ, thuê vú nuôi cháu, đặt tên là Mộng Tiên. Rồi đó sinh sai người báo cho Thái sử rằng mình sắp đi ở ẩn xin kén rể khác. Thái sử không chịu, sinh cố từ chối. Thái sử kể cho con gái, nàng nói "Xa gần chẳng ai không biết con đã hứa làm vợ Ngô lang, nay thay đổi hóa ra là hai chồng sao?", Thái sử đem lời ấy nói với sinh. Sinh nói "Ta chẳng những không có chí về việc công danh mà còn tuyệt tình về đường gia thất nữa, sở dĩ không vào núi ngay chỉ vì còn mẹ già đó thôi". Thái sử lại bàn với con gái, nàng nói "Ngô lang nghèo thì con cam phận rau cháo, Ngô lang đi thì con xin thờ mẹ chồng, quyết không theo người khác".
Sinh sai người qua lại hai ba lần cũng không xong, Thái sử bèn chọn ngày lành cho xe kiệu đưa con gái về nhà chồng. Sinh cảm là người hiền đức, rất mực kính yêu. Nàng thờ mẹ chồng rất có hiếu, chiều chuộng hầu hạ còn hơn con gái nhà nghèo. Qua hai năm mẹ chồng mất, nàng cầm bán tư trang lo liệu tang lễ rất tươm tất. Sinh nói "Được người vợ như nàng, ta còn lo gì. Nhưng nghĩ một người đắc đạo bỏ nhà lên tiên, ta sắp đi xa, việc nhà xin phó thác cho nàng". Nàng thản nhiên không hề giữ lại, sinh bèn ra đi.
Nàng ngoài lo mưu sinh, trong dạy con côi, đều có phép tắc. Mộng Tiên dần dần lớn lên, vô cùng thông minh, mười bốn tuổi thi khoa Thần đồng đỗ Cử nhân, mười lăm tuổi vào Hàn lâm viện, triều đình phong tặng nhưng không biết tên mẹ đẻ nên chỉ có bà Cát được phong tặng mà thôi. Đến ngày tế, Mộng Tiên hỏi cha ở đâu, bà Cát nói rõ, Mộng Tiên muốn từ quan đi tìm cha, bà nói “Cha con rời nhà đến nay đã hơn mười năm, chắc đã lên tiên rồi, biết đâu mà tìm".
Sau Mộng Tiên phụng chỉ ra tế ở Nam Nhạc, giữa đường gặp cướp, đang lúc nguy cấp có một đạo sĩ cầm gươm xông vào đánh, bọn cướp thua chạy tán loạn nên được giải vây. Mộng Tiên cảm ơn đạo sĩ, tặng tiền nhưng y không nhận, đưa ra một phong thư nói “Ta có người bạn cũ cùng làng với đại nhân, phiền đưa giùm lá thư thăm hỏi". Mộng Tiên hỏi họ tên người ấy, đạo sĩ đáp là Vương Lâm, nhưng nhớ lại trong thôn không có ai tên ấy, đạo sĩ nói “Người ấy con nhà hèn mọn nên ông không biết thôi". Lúc từ giã lại đưa ra một chiếc xuyến vàng, nói "Đây là vật dùng của đàn bà con gái, bần đạo nhặt được nhưng không dùng gì tới, xin biếu ông luôn".
Mộng Tiên thấy chiếc xuyến chạm trổ rất tinh xảo, đem về đưa phu nhân. Phu nhân thích lắm, sai thợ khéo theo đúng kiểu làm thêm chiếc nữa, nhưng không sao tinh xảo bằng được. Mộng Tiên hỏi khắp trong thôn thì không có ai tên Vương Lâm, bèn lén mở phong thư ra xem, thấy phía trên viết như sau:
Ba năm loan phượng
Chia cách đôi miền
Nuôi con chôn mẹ
Toàn cậy nàng hiền
Lấy gì báo đức?
Tặng thuốc một viên
Cắt ra mà uống
Có thể thành tiên
Dưới viết "Kính gửi Phu nhân Lâm nương". Mộng Tiên đọc xong không hiểu là gởi ai bèn cầm tới kể với mẹ. Bà Cát đọc xong khóc nói "Đây là thư của cha con gửi về nhà, Lâm là tiểu tự của ta", Mộng Tiên mới sực hiểu ra “Vương Lâm" là chiết tự chữ “Lâm“*, ân hận không thôi. Lại đưa chiếc xuyến cho mẹ xem, bà Cát nói "Đây là di vật của mẹ đẻ con, lúc cha con còn ở nhà vẫn đưa cho ta xem". Mộng Tiên thấy viên thuốc bằng hạt đậu lớn, vui mừng nói "Cha đã thành tiên, mẹ uống viên thuốc này ắt được trường sinh" nhưng bà Cát chưa muốn uống ngay, bèn nhận lấy cất đi.
*Vương Lâm"... chữ "Lâm": đây theo lối chiết tự trong chữ Hán. Chữ Lâm (ngọc lâm) đây gồm bộ ngọc và chữ lâm (rừng), nhưng bộ ngọc thường viết giảm một chấm nên thành chữ vương.
Gặp lúc Thái sử qua thăm cháu, bà đọc bức thư của Ngô lang cho ông nghe, nhân mang viên thuốc ra chúc thọ. Thái sử cắt làm đôi cho cha con cùng uống, trong giây lát thấy tinh thần phấn chấn hẳn lên. Năm ấy Thái sử đã bảy mươi tuổi, già nua yếu ớt lắm rồi mà chợt thấy sức lực cuồn cuộn dưới da thịt, lúc về bỏ kiệu xuống bộ đi rất nhanh, bọn gia nhân chạy theo mướt mồ hôi mới kịp. Năm sau đô thành có nạn cháy nhà, lửa bốc suốt ngày không tắt, mọi người đêm không dám ngủ, tụ tập ở sân. Thấy lửa cứ lan ra, dần dần tới lối xóm, cả nhà nhớn nhác không biết làm sao.
Bỗng chiếc xuyến vàng ở tay phu nhân soạt một tiếng thoát khỏi tay bay ra, nhìn theo thấy to mấy mẫu úp quanh trên nhà, hình dáng như vành trăng, chỗ mối nối hướng về phía đông nam, nhìn thấy rất rõ ràng, mọi người đều kinh ngạc. Giây lát ngọn lửa từ phía tây lan tới, tới gần cái vành thì tạt qua phía đông. Khi thế lửa đã dịu, phu nhân đang thầm nghĩ chắc mất chiếc xuyến rồi, không sao lấy lại được nữa chợt thấy ánh vàng vụt thu lại, chiếc xuyến rơi leng keng ngay dưới chân. Mấy vạn nhà dân trong thành đều cháy sạch, chung quanh đều ra tro, chỉ có nhà họ Ngô là không bị gì, duy có một ngôi lầu nhỏ ở phía đông nam bị cháy rụi, tức là nơi mối nối của chiếc xuyến để hở ra. Bà Cát hơn năm mươi tuổi mà có người gặp, thấy chỉ như ngoài hai mươi.
Một đêm sáng trăng có người Tú tài tới thăm, da trắng râu ngắn, vóc nhỏ móng tay dài. Hỏi từ đâu tới, khách tự xưng là họ Bạch, tự Vu Ngọc, cùng chuyện trò vài câu thấy hợp nên thích lắm, mời ngủ lại. Sáng ra Bạch sắp lên đường, sinh dặn có qua ngang tiện đường nhớ ghé chơi. Bạch cảm vì ân cần, xin lần sau cho ở nhờ, hẹn ngày tới rồi chia tay. Đến ngày hẹn, có một người đầy tớ đem các vật dụng nhà bếp tới trước, kế Bạch tới, cưỡi con ngựa thần thái như con rồng, sinh để một gian nhà riêng cho Bạch ở. Bạch sai đầy tớ dắt ngựa đi, còn mình ở lại sớm tối cùng sinh gần gũi, rất vui vẻ tương đắc.
Sinh thấy những sách Bạch đọc đều không phải loại thường thấy, cũng tuyệt nhiên không có loại sách văn chương khoa cử nên ngạc nhiên hỏi. Bạch cười đáp "Kẻ sĩ ai có chí người ấy, ta không phải là người trong trường công danh". Thường đêm, Bạch mời sinh qua uống rượu, đưa một quyển sách cho xem, đều là dạy thuật đạo dẫn dưỡng sinh, nhiều chỗ không hiểu nổi, sinh thấy viễn vông nên bỏ đó. Hôm khác Bạch nói "Quyển sách ta đưa hôm trước là con đường tu luyện, chiếc thang lên tiên đấy". Sinh cười nói "Việc gấp của ta không phải ở đó, vả lại muốn thành tiên ắt phải dứt hết lòng trần, bỏ hết ham muốn, nhưng ta có tật xấu nên chưa làm được" Bạch hỏi vì sao, sinh đáp phải lo có người nối dõi. Bạch hỏi "Vậy sao vẫn không lấy vợ?", sinh cười đáp “Quả nhân có tật xấu, quả nhân thích sắc đẹp". Bạch cũng cười nói "Xin nhà vua đừng thích cái sắc nhỏ, ông thích sắc đẹp ra sao?"*. Sinh kể lại việc Thái sử, Bạch ngờ rằng con gái Thái sử chưa chắc đã thật đẹp. Sinh nói "Chuyện đó thì xa gần đều biết, không phải tiểu sinh không có mắt đâu", Bạch cười khẽ rồi im lặng.
*Quả nhân... sắc nhỏ: nguyên văn là “Quả nhân hữu tật, quả nhân hiếu sắc", và "Vương thỉnh vô hiếu tiểu sắc", câu đầu là lời Tề Hoàn công thời Xuân thu nói với Quản Trọng, câu sau là nhại lời Mạnh Tử nói với Đằng Văn công "Vương hà tất viết lợi", đây hai nhân vật dùng để nói đùa với nhau.
Hôm sau chợt sắp hành lý chào đi, sinh buồn bã cùng trò chuyện, quyến luyến không dứt ra được, Bạch bèn sai tiểu đồng mang hành lý đi trước. Hai người còn đang bịn rịn, chợt thấy một con ve xanh sè sè đáp xuống bàn. Bạch chào nói “Ngựa xe đã tới, từ nay xin giã biệt. Nếu ông nhớ nhau thì cứ quét cái giường ta nằm mà ngủ". Sinh đang muốn hỏi lại thì trong chớp mắt Bạch đã chỉ còn nhỏ như ngón tay, nhảy lên cưỡi trên lưng con ve, e e bay lên biến mất trong mây. Sinh lúc ấy mới biết Bạch không phải là người thường, kinh ngạc than thở hồi lâu, buồn bực như mất của quý. Mấy hôm sau chợt trời mưa phùn, sinh càng nhớ Bạch, nhìn tới chỗ giường Bạch nằm thấy vết chân chuột chi chít, cảm khái quét dọn rồi trải chiếu lên nằm ngủ. Giây lát thấy đứa tiểu đồng của Bạch tới mời bèn vui vẻ đi theo.
Chợt có con phượng đáp xuống, tiểu đồng giục sinh "Đường tối khó đi, cưỡi nó đỡ chân cũng được". Sinh lo con chim nhỏ không chở nổi, tiểu đồng nói "Ông cứ cưỡi thử xem sao". Sinh theo lời thì thấy ngồi còn thừa chỗ, tiểu đồng cũng ngồi ghé trên đuôi, chim giương cánh soạt một tiếng bay thẳng lên không. Không bao lâu, thấy một cái cổng sơn son, tiểu đồng bước xuống trước rồi đỡ sinh cùng xuống. Sinh hỏi đây là nơi đâu, tiểu đồng đáp "Đây là cổng trời". Bên cửa có con cọp lớn ngồi chồm chổm, sinh sợ hãi, tiểu đồng bèn lấy mình che cho cùng vào, thấy phong cảnh khắp nơi đều khác hẳn thế gian.
Tiểu đồng dẫn vào cung Quảng Hàn, bên trong lấy thủy tinh làm bậc thềm, người đi lên như đang giữa tấm gương, có hai cây quế lớn vấn vít lấy nhau, mùi hương theo gió thơm tho không dứt, đình tạ cửa sổ đều sơn son. Lúc lúc lại có mỹ nhân ra vào, người nào cũng xinh đẹp lạ thường, thế gian không sao bì kịp. Tiểu đồng nói mỹ nhân ở cung Vương Mẫu còn xinh đẹp hơn nhưng sợ ông chủ đợi lâu, không thể thơ thẩn rồi dắt sinh đi mau ra. Giây lát thấy Bạch đứng chờ ngoài cửa, cầm tay sinh đưa vào thấy trước nhà suối trong cát trắng, tiếng chảy róc rách, thềm ngọc hiên son như cung điện vua chúa, vừa ngồi xuống đã có hai thị nữ trẻ bưng trà lên mời. Kế Bạch sai dọn rượu, có bốn mỹ nhân khép nép hầu hạ chung quanh, vừa thấy trong lưng hơi ngứa thì mỹ nhân đã lấy móng tay dài gãi giùm.
Sinh thấy tâm thần phiêu diêu, quên cả là mình đang ở đâu, lúc đã ngà ngà say không tự chủ được nữa, cười liếc mỹ nhân, kéo lại nói nhỏ, mỹ nhân mỉm cười né ra. Bạch sai đàn hát chuốc rượu, một nàng mặc áo hồng bưng ly rượu mời khách rồi đứng trước tiệc cất tiếng hát du dương, các nàng khác gõ sênh phách réo rắt họa theo. Kế tới một nàng mặc xiêm xanh cũng chuốc rượu rồi hát, còn một nàng mặc áo tía, một nàng mặc áo màu nguyệt bạch cứ cười khúc khích đùn đẩy nhau không chịu bước ra. Bạch sai mỗi nàng mời một chén hát một bài, nàng áo tía bèn bước lên rót rượu. Sinh mượn cớ đón ly rượu đùa nắm lấy cổ tay, nàng bật cười buột tay làm rơi ly rượu xuống đất Bạch trách mắng, nàng nhặt chén lên mỉm cười, cúi đầu nói khẽ "Da lạnh như tay ma mà cố nắm tay người ta?". Bạch cười lớn, phạt nàng phải múa hát một mình. Nàng múa xong, nàng áo nguyệt bạch lại mời một chén, sinh từ chối nói không uống nổi nữa. Cô gái bưng ly rượu có vẻ hổ thẹn, sinh bèn gượng uống. Nhìn kỹ bốn nàng thấy phong thái yêu kiều, người nào cũng xinh đẹp tuyệt thế, sinh nói với chủ nhân "Người đẹp trên đời, ta mong được một mà còn khó khăn, ông thì tụ họp bấy nhiêu giai nhân, có thể cho nhau hưởng thú tiêu hồn không?".
Bạch cười nói "Túc hạ trong lòng đã có giai nhân rồi, thế này đâu đã đủ lọt vào mắt?". Sinh nói "Nay ta mới biết kiến thức của mình còn hẹp hòi". Bạch gọi tất cả các cô gái tới cho chọn, sinh mê mệt không biết chọn ai. Bạch nghĩ nàng áo tía có cái duyên nắm tay, bèn sai lo giường nệm hầu khách. Kế cùng chung chăn chung gối, hết sức yêu thương, sinh đòi tặng một vật làm kỷ niệm, nàng tháo chiếc xuyến vàng ở cổ tay đưa cho. Chợt đứa tiểu đồng vào nói “Tiên phàm khác nhau, ông nên đi ngay", cô gái vội trỗi dậy đi ra. Sinh hỏi ông chủ, tiểu đồng nói "Ông chủ ta đi chầu Ngọc Hoàng, lúc đi có dặn ta tiễn khách về". Sinh buồn bã theo ra, lại theo lối cũ, gần tới cổng quay lại nhìn thì tiểu đồng đã đi đâu mất. Con cọp gầm thét chồm lên, sinh sợ hãi bỏ chạy, nhìn xuống dưới thấy mờ mịt nhưng chân đã lọt xuống, giật mình tỉnh dậy thì phía đông đã hừng sáng. Vừa giũ áo đứng lên thì có một vật rơi nhẹ xuống chiếu, nhìn lại thì là chiếc xuyến, càng lấy làm lạ.
Từ đó ý nghĩ lúc trước thành nguội lạnh, thường muốn tìm tiên học đạo nhưng còn lo về nỗi không có con nối dõi. Qua hơn mười tháng, một hôm sinh ngủ trưa mơ thấy nàng áo tía từ ngoài vào, bế một đứa nhỏ nói “Đây là xương máu của chàng, trên trời không giữ lại được nên xin đem tới trả chàng", rồi đặt đứa nhỏ trên giường, kéo vạt áo sinh đắp cho nó rồi vội vã định đi. Sinh ép cùng giao hoan, kế nàng nói “Lần trước là động phòng, lần này là vĩnh quyết, vợ chồng trăm năm đến đây là hết. Nếu chàng có chí, may ra còn có lúc gặp lại".
Sinh tỉnh giấc thấy đứa nhỏ nằm trong bọc tã trên giường, liền bế vào nói với mẹ. Mẹ mừng rỡ, thuê vú nuôi cháu, đặt tên là Mộng Tiên. Rồi đó sinh sai người báo cho Thái sử rằng mình sắp đi ở ẩn xin kén rể khác. Thái sử không chịu, sinh cố từ chối. Thái sử kể cho con gái, nàng nói "Xa gần chẳng ai không biết con đã hứa làm vợ Ngô lang, nay thay đổi hóa ra là hai chồng sao?", Thái sử đem lời ấy nói với sinh. Sinh nói "Ta chẳng những không có chí về việc công danh mà còn tuyệt tình về đường gia thất nữa, sở dĩ không vào núi ngay chỉ vì còn mẹ già đó thôi". Thái sử lại bàn với con gái, nàng nói "Ngô lang nghèo thì con cam phận rau cháo, Ngô lang đi thì con xin thờ mẹ chồng, quyết không theo người khác".
Sinh sai người qua lại hai ba lần cũng không xong, Thái sử bèn chọn ngày lành cho xe kiệu đưa con gái về nhà chồng. Sinh cảm là người hiền đức, rất mực kính yêu. Nàng thờ mẹ chồng rất có hiếu, chiều chuộng hầu hạ còn hơn con gái nhà nghèo. Qua hai năm mẹ chồng mất, nàng cầm bán tư trang lo liệu tang lễ rất tươm tất. Sinh nói "Được người vợ như nàng, ta còn lo gì. Nhưng nghĩ một người đắc đạo bỏ nhà lên tiên, ta sắp đi xa, việc nhà xin phó thác cho nàng". Nàng thản nhiên không hề giữ lại, sinh bèn ra đi.
Nàng ngoài lo mưu sinh, trong dạy con côi, đều có phép tắc. Mộng Tiên dần dần lớn lên, vô cùng thông minh, mười bốn tuổi thi khoa Thần đồng đỗ Cử nhân, mười lăm tuổi vào Hàn lâm viện, triều đình phong tặng nhưng không biết tên mẹ đẻ nên chỉ có bà Cát được phong tặng mà thôi. Đến ngày tế, Mộng Tiên hỏi cha ở đâu, bà Cát nói rõ, Mộng Tiên muốn từ quan đi tìm cha, bà nói “Cha con rời nhà đến nay đã hơn mười năm, chắc đã lên tiên rồi, biết đâu mà tìm".
Sau Mộng Tiên phụng chỉ ra tế ở Nam Nhạc, giữa đường gặp cướp, đang lúc nguy cấp có một đạo sĩ cầm gươm xông vào đánh, bọn cướp thua chạy tán loạn nên được giải vây. Mộng Tiên cảm ơn đạo sĩ, tặng tiền nhưng y không nhận, đưa ra một phong thư nói “Ta có người bạn cũ cùng làng với đại nhân, phiền đưa giùm lá thư thăm hỏi". Mộng Tiên hỏi họ tên người ấy, đạo sĩ đáp là Vương Lâm, nhưng nhớ lại trong thôn không có ai tên ấy, đạo sĩ nói “Người ấy con nhà hèn mọn nên ông không biết thôi". Lúc từ giã lại đưa ra một chiếc xuyến vàng, nói "Đây là vật dùng của đàn bà con gái, bần đạo nhặt được nhưng không dùng gì tới, xin biếu ông luôn".
Mộng Tiên thấy chiếc xuyến chạm trổ rất tinh xảo, đem về đưa phu nhân. Phu nhân thích lắm, sai thợ khéo theo đúng kiểu làm thêm chiếc nữa, nhưng không sao tinh xảo bằng được. Mộng Tiên hỏi khắp trong thôn thì không có ai tên Vương Lâm, bèn lén mở phong thư ra xem, thấy phía trên viết như sau:
Ba năm loan phượng
Chia cách đôi miền
Nuôi con chôn mẹ
Toàn cậy nàng hiền
Lấy gì báo đức?
Tặng thuốc một viên
Cắt ra mà uống
Có thể thành tiên
Dưới viết "Kính gửi Phu nhân Lâm nương". Mộng Tiên đọc xong không hiểu là gởi ai bèn cầm tới kể với mẹ. Bà Cát đọc xong khóc nói "Đây là thư của cha con gửi về nhà, Lâm là tiểu tự của ta", Mộng Tiên mới sực hiểu ra “Vương Lâm" là chiết tự chữ “Lâm“*, ân hận không thôi. Lại đưa chiếc xuyến cho mẹ xem, bà Cát nói "Đây là di vật của mẹ đẻ con, lúc cha con còn ở nhà vẫn đưa cho ta xem". Mộng Tiên thấy viên thuốc bằng hạt đậu lớn, vui mừng nói "Cha đã thành tiên, mẹ uống viên thuốc này ắt được trường sinh" nhưng bà Cát chưa muốn uống ngay, bèn nhận lấy cất đi.
*Vương Lâm"... chữ "Lâm": đây theo lối chiết tự trong chữ Hán. Chữ Lâm (ngọc lâm) đây gồm bộ ngọc và chữ lâm (rừng), nhưng bộ ngọc thường viết giảm một chấm nên thành chữ vương.
Gặp lúc Thái sử qua thăm cháu, bà đọc bức thư của Ngô lang cho ông nghe, nhân mang viên thuốc ra chúc thọ. Thái sử cắt làm đôi cho cha con cùng uống, trong giây lát thấy tinh thần phấn chấn hẳn lên. Năm ấy Thái sử đã bảy mươi tuổi, già nua yếu ớt lắm rồi mà chợt thấy sức lực cuồn cuộn dưới da thịt, lúc về bỏ kiệu xuống bộ đi rất nhanh, bọn gia nhân chạy theo mướt mồ hôi mới kịp. Năm sau đô thành có nạn cháy nhà, lửa bốc suốt ngày không tắt, mọi người đêm không dám ngủ, tụ tập ở sân. Thấy lửa cứ lan ra, dần dần tới lối xóm, cả nhà nhớn nhác không biết làm sao.
Bỗng chiếc xuyến vàng ở tay phu nhân soạt một tiếng thoát khỏi tay bay ra, nhìn theo thấy to mấy mẫu úp quanh trên nhà, hình dáng như vành trăng, chỗ mối nối hướng về phía đông nam, nhìn thấy rất rõ ràng, mọi người đều kinh ngạc. Giây lát ngọn lửa từ phía tây lan tới, tới gần cái vành thì tạt qua phía đông. Khi thế lửa đã dịu, phu nhân đang thầm nghĩ chắc mất chiếc xuyến rồi, không sao lấy lại được nữa chợt thấy ánh vàng vụt thu lại, chiếc xuyến rơi leng keng ngay dưới chân. Mấy vạn nhà dân trong thành đều cháy sạch, chung quanh đều ra tro, chỉ có nhà họ Ngô là không bị gì, duy có một ngôi lầu nhỏ ở phía đông nam bị cháy rụi, tức là nơi mối nối của chiếc xuyến để hở ra. Bà Cát hơn năm mươi tuổi mà có người gặp, thấy chỉ như ngoài hai mươi.
Tác giả :
Bồ Tùng Linh