Liêu Trai Chí Dị II
Quyển 13 - Chương 275: Công Tử Họ Vi (Vi Công Tử)
Công tử họ Vi là con nhà thế gia ở huyện Hàm Dương (tỉnh Thiểm Tây), tính dâm dật buông thả. Có lần mang theo mấy ngàn đồng vàng đi chơi, định thưởng thức hết các kỹ nữ nổi tiếng trong thiên hạ, phàm những chỗ ăn chơi không đâu không tớì, không thích thì chỉ ngủ một đêm là đi ngay, vừa ý thì ở lại cả vài tháng. Chú ruột công tử là một vị quan nổi tiếng mới về hưu, nghe thấy hành vi của cháu giận lắm, bèn mời thầy giỏi dựng nhà riêng, bắt công tử cùng các con đóng cửa đọc sách, tối thì ngủ cùng phòng với thầy. Công tử chờ thầy ngủ rồi là trèo tường trốn về, gần sáng mới trở lại, cứ thế làm mãi. Một hôm bị trượt chân ngã gãy tay, thầy mới biết, báo cho chú. Ông liền đánh thêm cho một trận rồi mới thuốc thang chữa chạy cho. Được hơn một tháng thì khỏi, ông giao hẹn với công tử rằng nếu học vượt hẳn các em, văn hay chữ tốt, thì ra ngoài tùy thích, còn nếu lén lút chơi bời thì sẽ đánh đòn như trước. Nhưng công tử rất thông minh, học thường vượt mức, sau vài năm thi đỗ khoa thi hương, muốn bỏ lời giao hẹn cũ, nhưng chú vẫn còn kiềm chế.
Khi công tử lên kinh thi, ông sai một người lão bộc đi theo, giao cho một quyển sổ nhật ký, dặn phải ghi chép lời nói việc làm hàng ngày, nhờ vậy mấy năm liền công tử không làm việc gì sai trái. Về sau công tử thi đỗ Tiến sĩ, ông mới hơi nới lệnh cấm, nhưng công tử vẫn sợ chú biết, nên những khi đi chơi bời vẫn mạo xưng là họ Ngụy. Một hôm công tử qua Tây An, gặp một người con hát tên La Huệ Khanh, tuổi chừng mười sáu mười bảy, xinh đẹp như con gái, thích lắm giữ lại mấy ngày, định đem theo về. Hỏi tới gia đình, Khanh đáp “Mẹ mất sớm, chỉ còn cha. Ta vốn không phải họ La. Mẹ ta lúc trẻ hầu hạ trong nhà họ Vi ở Hàm Dương, bị bán cho nhà họ La, được bốn tháng thì sinh ra ta. Nếu được theo công tử về, may ra có thể hỏi thăm được gốc gác". Công tử kinh ngạc, hỏi họ của người mẹ, đáp là họ Lã. Công tử vô cùng kinh hãi, toàn thân đẫm mồ hôi, vì mẹ Khanh chính là tỳ nữ trong nhà mình lúc trước. Bèn im lặng không nói, sáng ra cho Huệ Khanh rất nhiều tiền, khuyên nên bỏ nghề. Kế nói thác rằng có việc phải đi, hẹn lúc nào trở lại sẽ gọi, rồi giã từ bỏ đi.
Sau công tử được bổ làm quan huyện nọ thuộc Tô Châu, gặp một ca kỹ tên Thẩm Vi Nương, xinh đẹp phong nhã tuyệt trần, công tử rất ưa thích, hỏi đùa rằng "Tiểu tự của nàng có phải lấy từ câu ‘Xuân phong nhất khúc Đỗ Vi nương’ (Gió xuân một khúc Đỗ Vi nương) không?". Nàng đáp “Không phải. Mẹ thiếp mười bảy tuổi đã là kỹ nữ nổi tiếng, có vị công tử ở Hàm Dương, cùng họ với ông, ở lại với mẹ thiếp ba ngày, hẹn chuyện cưới xin. Công tử đi rồi, tám tháng sau thì sinh ra thiếp, nên mới đặt tên là Vi, chứ thật ra đó là họ của thiếp. Lúc chia tay công tử có tặng mẹ đôi chim uyên ương bằng vàng, đến nay hãy còn. Nhưng công tử ra đi một lần là bặt tin luôn, mẹ thiếp vì thế phẫn uất buồn rầu mà chết. Thiếp lên ba tuổi thì được bà Thẩm nuôi nấng, nên lấy họ Thẩm". Công tử nghe nói, hối hận nhục nhã không sao chịu được. Im lặng một lúc, chợt nghĩ ra một kế, ngồi phắt dậy khêu đèn, gọi Vi Nương ra uống rượu, rồi ngầm bỏ thuốc độc vẫn mang theo người vào chén. Vi Nương vừa nuốt khỏi cổ đã vật vã rên xiết, mọi người đổ tới thì đã tắt thở. Công tử gọi bọn con hát tới, nhờ họ chôn cất, lại lót tay rất nhiều tiền để bịt miệng. Nhưng đám khách thân quen với Vi Nương toàn là con nhà thần thế, nghe chuyện không rõ vì sao nàng chết, thảy đều bất bình, bèn góp tiền cho bọn con hát, xúi họ kiện lên quan trên. Công tử hoảng sợ phải dốc túi dập chuyện đi, cuối cùng bị cách chức vì tội bừa bãi khinh suất. Công tử về nhà thì đã ba mươi tám tuổi, rất hối hận về những hành vi trước kia, mà thê thiếp năm sáu người đều không có con trai, bèn xin đứa cháu nội của chú làm con nối dõi. Ông chú lại nghĩ chàng vô hạnh, sợ trẻ nhiễm thói xấu, nên tuy ưng thuận song lại đợi khi nào công tử già rồi mới cho qua. Công tử phẫn uất, muốn qua gọi, ông chú nghe thế than "Thế thì sắp chết thật rồi". Bèn cho đứa con của người con trai thứ sang nhà công tử để sớm tối chăm sóc. Hơn một tháng, quả nhiên công tử chết.
Dị Sử thị nói: Thông dâm với tỳ nữ, chơi bời nơi kỹ viện là thói xấu thường thấy của người đời, nhưng ăn nằm với cả con ruột của mình thì những người làm cha trong đời nghe thấy cũng đều xấu hổ. Mà quỷ thần lại hý lộng run rủi tới như thế, nhưng vẫn không tự móc tim thắt cổ, mà lại đổ mồ hôi, bỏ thuốc độc, chẳng phải là kẻ mặt người dạ thú sao?
Khi công tử lên kinh thi, ông sai một người lão bộc đi theo, giao cho một quyển sổ nhật ký, dặn phải ghi chép lời nói việc làm hàng ngày, nhờ vậy mấy năm liền công tử không làm việc gì sai trái. Về sau công tử thi đỗ Tiến sĩ, ông mới hơi nới lệnh cấm, nhưng công tử vẫn sợ chú biết, nên những khi đi chơi bời vẫn mạo xưng là họ Ngụy. Một hôm công tử qua Tây An, gặp một người con hát tên La Huệ Khanh, tuổi chừng mười sáu mười bảy, xinh đẹp như con gái, thích lắm giữ lại mấy ngày, định đem theo về. Hỏi tới gia đình, Khanh đáp “Mẹ mất sớm, chỉ còn cha. Ta vốn không phải họ La. Mẹ ta lúc trẻ hầu hạ trong nhà họ Vi ở Hàm Dương, bị bán cho nhà họ La, được bốn tháng thì sinh ra ta. Nếu được theo công tử về, may ra có thể hỏi thăm được gốc gác". Công tử kinh ngạc, hỏi họ của người mẹ, đáp là họ Lã. Công tử vô cùng kinh hãi, toàn thân đẫm mồ hôi, vì mẹ Khanh chính là tỳ nữ trong nhà mình lúc trước. Bèn im lặng không nói, sáng ra cho Huệ Khanh rất nhiều tiền, khuyên nên bỏ nghề. Kế nói thác rằng có việc phải đi, hẹn lúc nào trở lại sẽ gọi, rồi giã từ bỏ đi.
Sau công tử được bổ làm quan huyện nọ thuộc Tô Châu, gặp một ca kỹ tên Thẩm Vi Nương, xinh đẹp phong nhã tuyệt trần, công tử rất ưa thích, hỏi đùa rằng "Tiểu tự của nàng có phải lấy từ câu ‘Xuân phong nhất khúc Đỗ Vi nương’ (Gió xuân một khúc Đỗ Vi nương) không?". Nàng đáp “Không phải. Mẹ thiếp mười bảy tuổi đã là kỹ nữ nổi tiếng, có vị công tử ở Hàm Dương, cùng họ với ông, ở lại với mẹ thiếp ba ngày, hẹn chuyện cưới xin. Công tử đi rồi, tám tháng sau thì sinh ra thiếp, nên mới đặt tên là Vi, chứ thật ra đó là họ của thiếp. Lúc chia tay công tử có tặng mẹ đôi chim uyên ương bằng vàng, đến nay hãy còn. Nhưng công tử ra đi một lần là bặt tin luôn, mẹ thiếp vì thế phẫn uất buồn rầu mà chết. Thiếp lên ba tuổi thì được bà Thẩm nuôi nấng, nên lấy họ Thẩm". Công tử nghe nói, hối hận nhục nhã không sao chịu được. Im lặng một lúc, chợt nghĩ ra một kế, ngồi phắt dậy khêu đèn, gọi Vi Nương ra uống rượu, rồi ngầm bỏ thuốc độc vẫn mang theo người vào chén. Vi Nương vừa nuốt khỏi cổ đã vật vã rên xiết, mọi người đổ tới thì đã tắt thở. Công tử gọi bọn con hát tới, nhờ họ chôn cất, lại lót tay rất nhiều tiền để bịt miệng. Nhưng đám khách thân quen với Vi Nương toàn là con nhà thần thế, nghe chuyện không rõ vì sao nàng chết, thảy đều bất bình, bèn góp tiền cho bọn con hát, xúi họ kiện lên quan trên. Công tử hoảng sợ phải dốc túi dập chuyện đi, cuối cùng bị cách chức vì tội bừa bãi khinh suất. Công tử về nhà thì đã ba mươi tám tuổi, rất hối hận về những hành vi trước kia, mà thê thiếp năm sáu người đều không có con trai, bèn xin đứa cháu nội của chú làm con nối dõi. Ông chú lại nghĩ chàng vô hạnh, sợ trẻ nhiễm thói xấu, nên tuy ưng thuận song lại đợi khi nào công tử già rồi mới cho qua. Công tử phẫn uất, muốn qua gọi, ông chú nghe thế than "Thế thì sắp chết thật rồi". Bèn cho đứa con của người con trai thứ sang nhà công tử để sớm tối chăm sóc. Hơn một tháng, quả nhiên công tử chết.
Dị Sử thị nói: Thông dâm với tỳ nữ, chơi bời nơi kỹ viện là thói xấu thường thấy của người đời, nhưng ăn nằm với cả con ruột của mình thì những người làm cha trong đời nghe thấy cũng đều xấu hổ. Mà quỷ thần lại hý lộng run rủi tới như thế, nhưng vẫn không tự móc tim thắt cổ, mà lại đổ mồ hôi, bỏ thuốc độc, chẳng phải là kẻ mặt người dạ thú sao?
Tác giả :
Bồ Tùng Linh